MIẾNG NGON NHỚ LÂU 08
(ĐC sưu tầm trên NET)
Riêng với tôi, bánh bao lại là món ăn thường được rao bán giữa đêm
khuya, món bánh với lớp vỏ mỏng, phần nhân đầy ắp thịt, nấm mèo và cà
rốt… Cảm giác thò đầu ra cửa sổ để mua chiếc bánh bao nóng hổi, vừa ăn
vừa xuýt xoa từng là niềm hạnh phúc của tôi và có thể là của cả những
đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn.
Có một dạo, khi chạy ngang trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn (19 Cộng Hòa,
phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM) tôi bắt gặp một xe bánh bao nằm khuất
sau gốc cây to trên vỉa hè.
Bánh bao ở đây được bán với giá 15.000 đồng/cái, vỏ bánh mỏng và có màu
trắng ngà, trên chóp bánh có trang trí thêm mấy lá ngò rất đẹp mắt. Nhân
bánh dù không có cà rốt nhưng vẫn đầy đủ thịt bằm, nấm mèo, hành... và 2
quả trứng cút. Nhiêu đó cũng đủ để tôi thấy mừng rơn khi được cầm trên
tay chiếc bánh bao tương tự trong ký ức.
Chú Son kể: “Bánh bao của tôi được làm theo công thức cha truyền con
nối, cũng hơn 40 năm rồi. Tôi với bà xã cùng làm bánh bao, từ nhào bột
đến làm nhân. Bột mì là bột của Pháp, thịt thì tôi mua trên chợ đầu mối,
chợ Hóc Môn, phải là thịt có đóng mộc đàng hoàng tôi mới mua. Về nhà vợ
chồng làm, con cái rảnh thì nó phụ, còn không có thì mình tự làm xong
rồi đi bán”.
Theo lời chú, hồi mới cưới, 2 vợ chồng được ba chú chỉ cách làm bánh bao
rồi cùng nhau đạp xe đi bán khắp các hang cùng ngõ hẻm ở Sài Gòn. “Ban
đầu cũng lỗ dữ lắm, tại người ta ăn quen cái vị cha mình làm rồi, giờ
mình làm thì nó lại hơi khác đi, ai ăn quen họ nhận ra ngay”, chú nhớ
lại.
Chú cho biết: “Công đoạn làm bánh bao cũng lắm công phu, bắt đầu từ 2 – 3
giờ sáng đến tận 10 giờ đêm. Nguyên liệu mua về thì tôi phải làm sạch,
sơ chế các kiểu rồi nêm nếm gia vị để làm phần nhân. Riêng khâu nhào bột
rất là cực, phải nhào với sức vừa phải trong một khoảng thời gian nhất
định chứ không phải nhào càng mạnh tay là bột càng mịn đâu”.
Dường như cái thú lùng sục món ngon dù cho quán có nằm tận cùng một con
hẻm nhỏ sẽ khiến món ăn càng thêm đậm đà hương vị, hoặc cũng có thể nó
làm cho người ta thỏa mãn sở thích khám phá, khi tìm được một nơi đặc biệt giữa chốn phồn hoa đô hội này.
“Phở bà già” nằm trong hẻm 165 Cống Quỳnh (P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.
HCM). Tôi phát hiện ra quán cũng nhờ một lần được bạn dẫn đi ăn. Chỉ với
vài bộ bàn ghế nhỏ cùng chiếc tủ kính đựng các loại thịt, bánh phở và
rau giá, bình dị vậy thôi nhưng bà Hạnh đã níu chân nhiều thực khách Sài
Gòn suốt hơn 44 năm qua.
Khi có khách gọi món, bà chủ liền ngắt một nhúm bánh phở và giá trụng sơ
qua nồi nước sôi rồi bỏ vào tô. Sau đó bà lần lượt xếp lên trên mấy
miếng thịt nạm, gân bò, thịt bò tái, chan vá nước lèo nóng hổi có lẫn bò
viên. Để tô phở được hoàn chỉnh, bà múc muỗng tương đen, tương đỏ thêm
vào, rắc ít tiêu và nhúm hành ngò rồi mang ra cho khách thưởng thức.
Một lưu ý đối với thực khách khi muốn đến ăn “phở bà già” là… quán không
có giờ mở và đóng cửa cố định. Bà chủ chuẩn bị mọi thứ xong lúc nào thì
bán lúc đó, bán đến khi hết phở thì nghỉ. Nhưng theo kinh nghiệm của người viết thì nên ghé đến sau 9 giờ sáng và trước 12 giờ trưa là chắc chắn nhất.
Phở Chí yết Kiêu - 3 thế hệ bán phở gà Hà Nội
Bánh Bao Khổng lồ 8 trứng giá 40k đắt nhất Sài Gòn khách tranh nhau mua ăn thử
Kỳ lạ xe bánh bao nhà làm 40 năm giữa Sài Gòn, chỉ bán đúng 100 cái/ngày
Suốt mấy chục năm qua, xe bánh bao nhà làm của gia đình
chú Son vẫn luôn đông khách. Với số lượng bán ra chỉ 100 bánh/ngày nên
khách đến mua đều cố gắng đi sớm vì nếu trễ sẽ không còn bánh nữa.
Với nhiều người, bánh bao là một món ăn sáng rất phổ biến. Người ta
có thể ghé vào các cửa hàng bánh để mua bánh bao với mức giá từ 5.000 –
20.000 đồng, thậm chí gần 100.000 đồng cho một chiếc bánh bao có thương
hiệu nổi tiếng.
Đã lâu lắm rồi tôi không tìm thấy nơi đâu bán chiếc bánh bao như
vậy, hầu hết đều là bánh bao vỏ dày, nhân chỉ có thịt nạc, trứng cứt và
trứng muối.
Bị ấn tượng bởi tấm biển treo trên cây với dòng chữ “Bánh bao nhà
làm”, tôi quyết định dừng lại để mua bánh ăn thử. Chủ xe bánh bao là một
người đàn ông ngoài 60 tuổi, tên Son, dáng người hơi khòm, trên mặt
luôn thường trực nụ cười và liên tục lấy bánh bán cho khách.
Đã
có những ngày đôi vợ chồng trẻ ngậm ngùi ăn bánh bao trừ cơm, cứ không
thành mẻ bánh này lại cố gắng làm thêm mẻ bánh khác. Từ sự góp ý của
nhiều người, chú Son lại ghi nhận và điều chỉnh để cho ra loại bánh ngon
nhất có thể và cũng tự nhủ với lòng, cứ kiên nhẫn ắt sẽ thành công.
Rồi đến ngày chú thành công thật, bánh bao của chú được nhiều người
yêu thích. Tiếng lành lại đồn xa, hơn 20 năm kể từ khi tự tay làm bánh
bao, bánh của chú nghiễm nhiên trở thành thương hiệu và là món ăn được
rất nhiều người “ghiền”.
Nhưng lạ là hầu như chỉ khách ở gần mới mua được, còn khách ở xa
muốn mua phải đến sớm vì chú bán rất nhanh hết và mỗi ngày chỉ bán… 100
bánh.
Chú giãi bày: “Hồi xưa mỗi ngày tôi làm tới mấy trăm bánh, nhưng giờ có tuổi rồi, sức khỏe
không được như trước nữa, mà bánh nhà mình thì mình đâu kêu ai khác về
làm dùm được nên mỗi ngày chỉ làm 100 bánh thôi. Cực thì có cực, nhưng
không làm không được, nhờ cái xe bánh bao này mà tôi nuôi hai đứa con ăn
học thành tài, nó cũng là niềm vui ở tuổi già cho 2 vợ chồng nữa”.
Nằm sâu trong hẻm, ‘phở bà già’ hơn 40 năm hào phóng 'nhất Sài Gòn'
Chỉ với vài bộ bàn ghế nhỏ nhưng
'phở bà già' vẫn 'kéo' khách vào tận hẻm hơn 44 năm qua. Bà chủ còn hào
phóng theo cái kiểu "rất Sài Gòn", khách xin thêm cái gì cũng cho.
Người ta nói, Sài Gòn là nơi hội tụ của những mảng màu văn hóa
và phong cách sống thú vị. Ngồi nhâm nhi một ly cà phê bệt, sáng sáng
ăn đĩa cơm tấm sườn bì chả hay gặm ổ bánh mì cũng là một phong cách sống
“rất Sài Gòn”.
Nhưng, trăm nghe không bằng một thấy, phải là người sống ở Sài Gòn mới biết nơi này còn có muôn vàn cách sống và cách tận hưởng cuộc sống
khác nhau. Với nhiều người Sài Gòn, họ chẳng ngại đi sâu vào những con
hẻm, ngồi ghế nhựa để được thưởng thức một tô phở nóng đúng vị.
Không kể sáng sớm hay đêm khuya, chỉ cần chui vào một con hẻm bất
kỳ tại một quận bất kỳ trong thành phố, rồi cứ thế đi mãi, thể nào ta
cũng bắt gặp những hàng quán nho nhỏ. Đôi khi là quán hủ tiếu gõ, là
quán bún riêu, là xe bánh cuốn… hay cũng có thể là hàng phở nhỏ của bà
Hạnh (66 tuổi), mà người ta vẫn hay gọi là “phở bà già”.
Bà Hạnh chia sẻ, ngày còn trẻ bà phụ ba bán phở trong chợ Thái Bình (Q.1). Sau này khi ba bà mất, vì muốn giữ lại cái nghề của gia đình mà bà quyết tâm học nấu phở rồi mở quán bán đến tận ngày nay.
Mỗi sáng bà đều dậy từ rất sớm để đi chợ mua đồ về sơ chế và nấu
nướng, phụ bà bán hàng còn có hai người em trai. Phở của bà Hạnh được
nấu theo đúng kiểu miền Nam, nước phở được hầm từ xương bò, thêm chút củ
gừng, thảo quả và một ít quế.
Sợi bánh phở ở đây là loại có bản nhỏ, hơi vuông và dày, theo bà
chủ nói là bánh phở Hòa Lâm, “giá cao nhưng ăn ngon hơn những loại bánh
phở thông thường”. Thịt bò mềm vừa phải, bò viên hơi nhỏ nhưng mùi vị
rất đậm đà. Riêng về phần nước phở, dù vị có hơi ngọt nhưng vẫn đủ sức
làm hài lòng thực khách suốt bao năm qua.
“Ui xời, có bao nhiêu đâu mà tính toán"
Chưa kể dù đã có tuổi, nhưng bà Hạnh vẫn rất nhanh nhẹn trong việc
phục vụ khách. Bà còn hào phóng theo cái kiểu "rất Sài Gòn", khách xin
thêm cái gì cũng cho nên "phở bà già" được mệnh danh là xe phở 'hào
phóng nhất Sài Gòn".
Bà giải thích: “Ui xời, có bao nhiêu đâu mà tính toán. Khách cũng
có người này người kia, người thích ăn thịt nhiều, người thì thích bánh
phở nhiều, có người ăn được bò viên, người khác lại không ăn… Cứ vậy
người này bù qua người kia, mình buôn bán có khách đến ăn và nhớ đã là
niềm vui rồi, lời lãi ai không ham, nhưng mình thoải mái thì khách người
ta cũng ưng cái bụng”.
Một thực khách tên Minh Tâm nhận xét: “Mình ăn phở ở đây từ hồi còn học Sân khấu điện ảnh,
tại gần, đi bộ chút xíu là tới rồi. Thêm nữa là quán phở của bà bán giá
rẻ, xưa là 25.000 - 30.000 đồng, giờ lên một tô 35.000 đồng nhưng đầy
ắp bánh phở, thịt rau… Thực lòng mình không hợp với khẩu vị món ăn miền
Nam, vì nó ngọt, nhưng ăn phở bà nấu thì lại thích cái ngọt ngọt của
phở. Ăn riết ghiền lúc nào không hay luôn”.
Ai đó còn thắc mắc “văn hóa ẩm thực
hẻm ở Sài Gòn" có lẽ nên thử ghé đến “phở bà già” để hiểu hơn về con
người, về phong cách sống. Chẳng có gì to tát. Đơn giản thôi, bạn sẽ bị
"đốn ngã" bởi sự hào phóng của chủ quán, bởi cái tâm của người nấu ra
những món ngon và bởi sự vui vẻ, thân tình của thực khách. Hẻm nhỏ nhưng
mang đậm dấu ấn bình dị của bao thế hệ người Sài Gòn.
Nhận xét
Đăng nhận xét