BỘ MẶT CHIẾN TRANH 58
Thanh Thuy " mot mai gia tu vu khi " nhac truoc 1975
-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng rồi thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ có sự thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, sự thấu hiểu về tính bất hạnh, vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại mới có thể ngăn chặn được chiến tranh!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh.
best anti-war song ever written
------------------------------------------------------- (ĐC sưu tầm trên NET)
Cận cảnh chiến trường khốc liệt ở Syria, Iraq
Khoảnh khắc cận kề cái chết trong Chiến tranh Thế giới thứ hai
Khoảnh khắc sinh tử của những người lính trên chiến trường, được mô tả một cách chân thật qua những bức ảnh hiếm hoi về Chiến tranh Thế giới thứ 2
Khoảnh khắc đắt giá được ghi lại giữa pha
đối đầu của một lính Anh và một lính Đức. Trong khi người lính Đức đã nổ
súng khẩu súng trường của mình nhưng lệch mục tiêu thì người lính Anh
lại dùng... một cục gạch quăng về đối phương. Cả hai đều may mắn thoát
chết trong pha đối đầu cự ly gần này. Nguồn ảnh: Gif.
Lá cờ chiến thắng được lính Thuỷ quân Lục
chiến Mỹ dựng lên ở Iwo Jima trong khi phía Nhật vẫn đang nổ súng về
phía họ. Nguồn ảnh: Tube.
Quân y Mỹ đang nhiệt tình cứu chữa cho một
lính Lục quân bị thương sau khi giao tranh với phía Đức ở mặt trận phía
Tây. Nguồn ảnh: WWIIhistory.
Một lính Đức quốc xã vừa cầm xẻng vừa cầm
súng ngắn thất thần trở về hậu tuyến sau khi vừa xáp lá cà với quân Liên
Xô. Nguồn ảnh: WWIIhistory.
Lục quân Mỹ sử dụng khẩu cối 82mm dội hoả
lực áp chế đối phương. Trận địa cối được xem là một trong những mục tiêu
có giá trị và dễ tấn công nhất trên mặt trận vì nó được đặt ở rất gần
nơi xảy ra giao tranh. Nguồn ảnh: WWIIhistory.
Lính Mỹ tác chiến giữa những cụm đề kháng
của quân Nhật trên đảo Okinawa trong Chiến tranh Thế giới thứ hai- ở nơi
đây, quân Nhật đào những hố cá nhân đường kính chỉ 30cm và trốn trong
đó chờ lính Mỹ đi qua mới bắt đầu bắn tỉa. Nguồn ảnh: WWIIhistory.
Tàu sân bay Mỹ bị máy bay cảm tử
Kamikaze của Nhật tấn công và bốc cháy dữ dội. Các mục tiêu to và nặng
nề như tàu sân bay Mỹ luôn là lựa chọn đầu tiên trong các pha tấn công
cảm tử của Nhật. Nguồn ảnh: WWIIhistory.
Một toán điện đài Thuỷ quân Lục chiến Mỹ may mắn an toàn khi một quả đạn pháo của Nhật nổ ngay cạnh họ. Nguồn ảnh: WWIIhistory.
Lính Công binh Hoàng gia Anh bất lực chống
chọi lại các máy bay Đức bằng... súng trường trong khi chờ được di tản
trên bãi biển Dunkurk. Nguồn ảnh: WWIIhistory.
Lính Mỹ đứng nhìn thương binh Nhật và
người dân Nhật nhảy khỏi vực đá tự tử vì không muốn làm tù binh. Nhật
tuyên truyền rằng khi bị bắt làm tù binh, lính Mỹ sẽ "ăn gan, uống máu"
người dân Nhật. Nguồn ảnh: WWIIhistory.
Một "bãi chiến trường" đúng nghĩa trong
Chiến tranh Thế giới thứ hai, không một cây cỏ nào mọc nổi do bị bom đạn
cày xới. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Lính Liên Xô xung phong giữa hoả lực của
đối phương - một kiểu đánh rất tốn nhân mạng khi đối diện họ thường
là... súng máy của đối phương. Nguồn ảnh: WWIIhistory.
XEM THÊM:10 khẩu súng nổi danh nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới
Hồng Duy Thứ Tư, ngày 30/10/2019 20:31 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Sự ra đời của những khẩu súng hay đại bác làm thay đổi cách giết người trên chiến trường, biến những cuộc chiến tranh trở nên tàn khốc hơn.
4 khẩu súng đáng sợ nhất trong chiến tranh hiện đại
Khẩu súng được dùng để ám sát ông Kennedy có gì đặc biệt?
Mù lòa, tật nguyền, không có con nhưng vị Hoàng hậu này vẫn được sủng ái
Có cả 100 sủng nam, vì sao Võ Tắc Thiên đến chết vẫn không có con riêng?
30 năm chiến tranh ở Việt Nam dưới góc nhìn người cầm súng
Đại bác cầm
tay ra đời vào thế kỷ 13 ở Trung Quốc. Chúng được phát triển từ các loại
súng phun lửa và bắn pháo hoa trong thế kỷ 10. Dưới triều nhà Nguyên ở
thế kỷ 13, khẩu pháo được đúc bằng đồng, có khả năng bắn ra đạn sát
thương tầm gần. Tuy nhiên, khẩu súng khá thiếu chính xác nhưng tiếng nổ
và lượng khói nó tạo ra đủ đe dọa kẻ địch, theo Popular Mechanics.
Súng đa nòng
Gatling Gun là thành quả lao động của nhà phát minh Richard Gatling. Nó
ra đời năm 1862 ở Mỹ. Đây là khẩu súng máy đầu tiên trên thế giới với
khả năng bắn hàng trăm viên đạn mỗi phút. Khẩu súng 6 nòng bắt đầu xuất
hiện trong cuộc nội chiến Mỹ nhưng chỉ phát huy hiệu quả vượt trội trong
cuộc chiến Mỹ - Tây Ban Nha.
Súng lục ổ
quay Colt Peacemaker (Colt 45) ra đời năm 1873 và nhanh chóng trở thành
loại vũ khí yêu thích của cao bồi miền tây nước Mỹ. Nhu cầu lớn khiến
người ta sản xuất hàng loạt khẩu Colt 45. Thậm chí, phiên bản cải tiến
của khẩu súng bắn loại đạn lớn, giúp nó hợp với cả súng trường.
Maxim Gun là
súng máy hoàn toàn tự động ra đời năm 1883 bởi Hiram Maxim, một nhà phát
minh người Mỹ di trú sang châu Âu. Xạ thủ phải dùng tay quay để bắn
Gatling Gun trong khi người bắn Maxim Gun chỉ cần nhấn cò. Khẩu súng cho
thấy nó hiệu quả và đáng tin cậy hơn các vũ khí cùng loại. Người ta
dùng Maxim tới năm 1960.
Colt M1911 là
khẩu súng lục ra đời năm 1911 bởi nhà thiết kế John Browning. Khác với
những khẩu súng ổ quay, xạ thủ chỉ cần lên đạn cho Colt M1911 một lần
duy nhất. Thiết kế của khẩu súng sẽ kéo viên đạn tiếp theo trong băng
đạn lên nòng sau mỗi lượt bắn. Nó từng là vũ khí cận chiến lý tưởng của
quân đội Mỹ trong nhiều cuộc chiến.
M2 Browning là
súng máy hạng nặng ra đời năm 1933 tại Mỹ. Nó là khẩu súng huyền thoại
thứ 2 của nhà thiết kế John Browning. Không lâu sau khi ra đời, khẩu
súng nhanh chóng được quân đội Mỹ sử dụng trên mọi chiến trường và được
ưa chuộng khắp hành tinh. Đây cũng là khẩu súng thông dụng nhất thế giới
và đang được nhiều quốc gia đưa vào biên chế chiến đấu.
M1 Garand là
súng trường bán tự động đầu tiên trên thế giới do nhà thiết kế John
Garand người Canada phát triển năm 1936. Cơ chế bắn đặc biệt giúp khẩu
súng đạt độ chuẩn xác vượt trội so với các vũ khí cùng loại. Dù hộp đạn
chỉ chứa được 8 viên nhưng người ta chế tạo tới 4 triệu khẩu súng này
trong Thế chiến thứ II.
Uzi là súng
tiểu liên do quân đội Israel phát triển năm 1948. Nó sở hữu thiết kế nhỏ
gọn, trọng lượng nhẹ nhưng bắn nhanh và rất uy lực. Lợi thế kích thước
giúp nó được ưa chuộng trong các lực lượng tác chiến đặc biệt, đòi hỏi
phản ứng nhanh hoặc vũ khí phòng thân cho lính xe tăng và pháo binh
trong quân đội.
AK-47 là súng
trường tấn công nổi danh nhất hành tinh do nhà thiết kế Mikhail
Kalashnikov Liên Xô phát triển. Ra đời cuối thập niên 1940, AK-47 là
khẩu súng uy lực, hiệu quả, đáng tin cậy nhưng giá thành rẻ và rất dễ sử
dụng. Nó trở thành vũ khí phổ dụng nhất thế kỷ 20 và tiếp tục phát huy
ảnh hưởng trong thế kỷ 21.
XM-25 là súng
phóng lựu bán tự động do Mỹ và Đức hợp tác phát triển. Hệ thống ngắm
laser của khẩu súng cho phép nó xác định chính xác khoảng cách tới mục
tiêu. Lựu đạn có cơ chế nổ giữa đường giúp xạ thủ dễ dàng tiêu diệt kẻ
địch núp giữa hai bức tường. Nó được đưa vào thử nghiệm trên chiến
trương Afghanistan năm 2010 với kết quả rất đáng ngưỡng mộ. Nó có giá
30.000 USD mỗi khẩu.
Nhận xét
Đăng nhận xét