QUÁI KIỆT LÀNG CỜ 21

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Ván cờ thí quân TÀN BẠO kiểu tuyệt học Thất Thương Quyền

Học chơi cờ tướng với 72 bài học căn bản của Vịt ú


Học chơi cách chơi cờ tướng với 72 bài học cơ bản dành cho người mới, những ván cờ hay, đặc sắc dành cho những bạn chơi lâu năm được trình bày qua video youtube rất tiện lợi.
Mục lục

Kỳ thủ Trần Quốc Việt: Ông xích lô từng cầm hòa 3 đại kiện tướng thế giới

Trí Lâm |

Kỳ thủ Trần Quốc Việt: Ông xích lô từng cầm hòa 3 đại kiện tướng thế giới

Nói về cờ tướng, người Hoa luôn thống lĩnh kỳ đàn thế giới trong bất cứ cuộc chơi nào họ góp mặt. Tuy nhiên, trong lần tranh cúp Phương Trang IV - 2010 tại TP.HCM, cả 3 kỳ vương người Hoa từ Trung Quốc (đại lục), Đài Loan và Hồng Kông đã không thể nào đánh bại một anh xích lô người Việt Nam tên Trần Quốc Việt.

“Sát nhân vô ảnh”
Thoạt trông kỳ thủ Trần Quốc Việt già hơn tuổi 61 rất nhiều với mái tóc bạc sớm, cặp kính dày cộm ngang mắt. Tuy nhiên, kỳ thủ này vẫn giữ được nụ cười rất hóm và sự minh mẫn của tư duy như minh chứng chống lại sự lão hóa theo thời gian.
Ông bảo rằng, cuộc đời dẫn ông đến với cờ tướng, rồi từ cờ tướng ông hiểu thêm chính mình. Những tháng ngày đáng nhớ nhất của cuộc đời luôn gắn bó với quân cờ tướng, ngày nào không chơi là ông cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
Sinh ra tại đất Vũng Liêm, Vĩnh Long, từ năm 9 tuổi ông đã học chơi cờ từ người cha vốn là kỳ thủ nổi danh. Dù sinh ra trong gia đình khá giả, nhưng trong thời kỳ gian khó chung của đất nước, ông cũng sớm phải quen với sóng gió mưu sinh.
Trong thời gian đạp xích lô ngót 20 năm trời tại Sài Gòn, ông đem vốn liếng chơi cờ từ cha ra những bàn cờ vỉa hè thi thố và phát triển. Đả bại hầu hết các đối thủ, Trần Quốc Việt hay “Việt xích lô” nổi tiếng từ đó.

Kỳ thủ Trần Quốc Việt khoác áo Bình Dương trong giải đấu Tăng Giai Nguyên - ảnh nhân vật cung cấp.
Kỳ thủ Trần Quốc Việt khoác áo Bình Dương trong giải đấu Tăng Giai Nguyên - ảnh nhân vật cung cấp.
Cứ nghe ở đâu có cao thủ là ông Việt lân la tìm đến đọ tài, thử sức. Các cuộc đấu khép lại, thắng nhiều, bại cũng không ít. Tuy nhiên lần nào ông cũng học hỏi thêm được kiến thức về chơi cờ bởi những nước đi cứ ám ảnh ông đến từng giấc ngủ.
Cờ tướng phát triển, cờ độ vỉa hè theo đó mà lên cao, đem lại vinh quang cho nhiều người nhưng cũng lấy đi không ít gia sản của kỳ thủ. Mải mê với những ván cờ, nhiều lần ông Việt quên cả việc đạp xích lô.
Vào năm 1979, ông thua độ mất chiếc xe đạp Cửu Long có giá 180 đồng mà thời đó là tài sản rất giá trị, bằng gần 5 tháng lương y tá của vợ ông. Ông phải bịa ra lý do bị mất trộm để vợ khỏi trách, sau này thắng độ lại ông mới dám nói thật.
Tuy nhiên, bước ngoặt chỉ đến khi ông giành thứ hạng cao và được phong kiện tướng vào năm 1999 trong giải cờ tướng đồng đội toàn quốc tổ chức tại Hà Nội. Năm 2000, 2008, 2009… ông tiếp tục được phong kiện tướng.
Với 6 lần ở ngôi kiện tướng, ông đạp xích lô trở thành thần tượng của giới chơi cờ vỉa hè thời đó. Cũng dịp này, ông Việt gặp được “Võ lâm nhất sát” Lê Thiên Vị, người được coi là cao thủ trong giới cờ độ Sài Gòn.
Khi đó, ông Lê Thiên Vị đang là HLV trưởng đội cờ tướng TP.HCM. Chính ông Vị là người đưa ông Trần Quốc Việt ra biển lớn thi thố.
Biệt hiệu “Sát nhân vô ảnh” (Giết người không thấy hình bóng) cũng được ông Vị đặt cho ông trong thời gian này bởi ông Việt dùng nước Phản cung mã rất điêu luyện.
Biệt hiệu này ý nói sức cờ của ông vừa mạnh mẽ vừa linh hoạt, biến ảo khó lường, đặc biệt là tàn cuộc hay nghĩ ra những sát chiêu rất tuyệt diệu, bất ngờ. Ông Vị cũng là người đặt tên cho rất nhiều danh thủ Sài Gòn với những biệt danh như “Bạch mi ưng vương”, “Diệt tuyệt sư thái”…
Sau gần 10 năm khoác áo đội tuyển TP.HCM, Trần Quốc Việt chuyển sang đầu quân cho đội Bình Dương. Từ khi về khoác áo cho đội Bình Dương, kỳ thủ Trần Quốc Việt quyết định “treo” xe xích lô sau gần 20 năm trời nhọc nhằn mưu sinh.
Phần vì chế độ đãi ngộ ở Bình Dương đủ để ông yên tâm chuyên chú vào cờ tướng, phần vì ông muốn dành thời gian đi đây đi đó giao lưu với các cao thủ cờ.
Suốt một năm chuyên tâm mài giũa, khả năng chơi cờ của “Sát nhân vô ảnh” điêu luyện hơn nhiều và ông cũng rèn cho mình được sự chủ động trong tâm lý, tránh được “tâm lý chiến” của đối thủ.
Chính nhờ vậy, trong giải đấu Phương Trang IV, ông đã bức hòa “tam vương” của cờ tướng Trung Hoa.
Hòa với tam kỳ vương thế giới
Năm 2010, ông Trần Quốc Việt tham dự giải các danh thủ cờ tướng mở rộng - Cup Phương Trang lần IV được tổ chức tại TP.HCM với tư cách kiện tướng quốc gia.
Theo giới chuyên môn nhận đinh, cúp Phương Trang năm 2010 là một giải đấu chất lượng, quy tụ 26 kỳ thủ, trong đó có 6 danh thủ nước ngoài đến từ các nước mạnh nhất thế giới về cờ tướng. Tất cả đều đạt đẳng cấp Quốc tế Đại sư (tương đương kiện tướng quốc tế).
“Lúc đó, việc được so tài với những cao thủ cờ tướng đẳng cấp thế giới khiến tôi phấn chấn hẳn. Tiếng là thi đấu nhưng qua những ván cờ, mỗi kỳ thủ đều tích lũy được cho mình thêm nhiều kinh nghiệm quý báu và có sự quý trọng tài nghệ của nhau. Thi đấu cờ tướng không có chỗ cho sự háo thắng, cay cú hơn thua”, ông Việt chia sẻ.
Bước vào cuộc thi với tâm thế thoải mái, bình tĩnh, ngay vòng một, ông Việt chạm trán Vu Ấu Hoa – Kỳ vương Trung Hoa. Kỳ thủ này vô địch toàn Trung Hoa năm 2002, được giới phân tích đánh giá mạnh nhất giải.
Bắt đầu trận đấu, ông Việt đi trước, dùng trận “Phi tượng cục” (đây là cách chơi ngay ở nước đầu, bên đi trước lên tượng).
Theo ông Việt, ngày xưa người ta cho rằng điều này rất vô lý, vì người ta chưa công đã thủ. Tuy nhiên thời thế thay đổi, nhiều huyền cơ hé mở và các thế cờ cũng biến hóa đa dạng, khôn lường. Đối lại với “Phi tượng cục”, Vu Ấu Hoa dùng trận “Quá cung pháo”.
Ông Việt cũng cho hay, mỗi thế trận đều có thế đối tương ứng. “Quá Cung Pháo” là trận thức khởi đầu bằng việc di chuyển pháo sang ngang, dừng ở đầu Sĩ 6.
Trận thế này mang tính chính nhu, thủ trước công sau rất được các kỳ thủ ưa dùng. Tuy ngày nay có nhiều biến tấu nhưng công dụng không vì thế mà giảm đi.

Giải đấu Vô địch cờ tướng đấu thủ mạnh toàn quốc năm 2015 với sự góp mặt của kỳ thủ Trần Quốc Việt (bên phải) - ảnh nhân vật cung cấp.
Giải đấu Vô địch cờ tướng đấu thủ mạnh toàn quốc năm 2015 với sự góp mặt của kỳ thủ Trần Quốc Việt (bên phải) - ảnh nhân vật cung cấp.
Cứ như thế, hai kỳ thủ đắn đo từng nước đi, dàn trận, đưa nhau vào thế với nhiều biến hóa của chiến thuật, ứng biến lanh trí với sự đổi chiêu của đối phương.
Ông Việt công nhận sức cờ của Vu Ấu Hoa có phần nhỉnh hơn, luôn chiếm thế thượng phong so với mình. Tuy nhiên, để đánh bại thế cờ của ông Việt cũng không phải dễ. Vu Ấu Hoa tung đủ chiêu, đến tàn cuộc mà đối thủ vẫn giằng co với mình thì biết chiến thắng không dễ.
Bước vào tàn cuộc, bên Vu Ấu Hoa còn một Pháo, hai Tốt, bên ông Việt còn một Mã, một Tốt. Vu Ấu Hoa hơn hẳn một con Tốt nên tấn công dồn dập mong kết thúc trận đấu.
Thế nhưng, đến nước thứ 80, nhờ dùng quái chiêu độc đáo, ông Việt ăn được một con Tốt của Vu Ấu Hoa, không hổ danh “Sát nhân vô ảnh”.
Thế cờ hai bên thu về cân bằng và cuộc chơi khó khăn hơn rất nhiều. Suy nghĩ mãi không ra được nước đánh, Vu Ấu Hoa giơ hai ngón tay lên đan chéo vào nhau xin hòa.
Lúc này, Vu Ấu Hoa chỉ còn 2 phút, trong khi ông Việt còn 10 phút, nếu cứ đánh, ông Việt có thể sẽ thắng vì lợi thế thời gian. Tuy nhiên, ông Việt đã bằng lòng cho Vu Ấu Hoa hòa vì cho rằng thủ thắng nhờ hơn thời gian là không đẹp.
Ván cờ kết lại sau 82 nước đi, Kỳ vương Vu Ấu Hoa phải chia điểm trong thế thua trước Trần Quốc Việt.
Ván thứ hai, ông Việt đối đầu với Kỳ vương Đài Loan Ngô Quý Lâm. Đây là danh thủ 4 lần đoạt Quý quân thế giới, 1 lần Á quân. Vì lẽ đó, ông ta thống trị làng cờ Đài Loan mấy chục năm nay.
Đối đầu Trần Quốc Việt, một kỳ thủ thua kém về tầm vóc, lại được đi trước, Ngô Quý Lâm tự tin sử dụng thế pháo đầu rồi nhanh chóng biến thành trận “Ngũ lục pháo”.
Đáp lại, Trần Quốc Việt dùng “Khởi mã cục” (mã nhị tiến tam - Mã 2 tấn 3 ) rồi biến trận thành “Tả sĩ giác pháo”.
Hai bên ăn miếng trả miếng hơn 60 nước với sự ngang bằng. Đến tàn cuộc, Ngô Quý Lâm còn Xe - Pháo - Sĩ Tượng bền, Trần Quốc Việt còn Xe - Pháo - đơn Sĩ.
Lợi hơn đối tượng nhưng kỳ thủ xứ Đài không thể nào chiếu hết được Trần Quốc Việt. Như vậy, sau 74 nước đi, hai kỳ thủ hòa nhau trong sự bất ngờ của danh thủ tầm cỡ thế giới này.
Ván thứ ba, Trần Quốc Việt so cờ cùng Triệu Nhữ Quyền, Kỳ vương Hồng Kông. Triệu Nhữ Quyền là nhà vô địch giải Hồng Kông mở rộng năm 2006 và đạt đẳng cấp Đặc cấp Quốc tế Đại sư, ngồi chiếu trên trong làng cờ thế giới.
Lần đối đầu này, Triệu Nhữ Quyền sử dụng đòn “Tiên nhân chỉ lộ” (binh thất tiến nhất – Tốt 7 tấn 1 ) khai cuộc để thăm dò, tiếp đó mới sử dụng pháo đầu để công kích đối phương.
Về phần mình, Trần Quốc Việt cũng sử dụng “Tiên nhân chỉ lộ” như một hư chiêu, một phép thử rồi dùng phi tượng để lập thế. Ở cuộc đấu này, hai bên đấu ngang ngửa nhau,Trần Quốc Việt cũng không hề núng thế hay bị động.
Tàn cục, Triệu Nhữ Quyền còn một Xe, một Mã, một Tốt, bền Sĩ Tượng, Trần Quốc Việt còn một Xe, một Pháo, song Sĩ khuyết Tượng. Lại một lần nữa, Triệu Nhữ Quyền chia điểm với Trần Quốc Việt sau 76 nước đi.
Sau giải này, việc Trần Quốc Việt khiến cho 3 đối thủ sừng sỏ thế giới không thể chiến thắng đã khiến tên tuổi ông càng thêm lừng lẫy trong làng cờ. Tin này chấn động đối với làng cờ Việt Nam thời điểm đó cũng như gây sửng sốt cho 3 kỳ vương thế giới.

Kỳ Thủ Trần Quốc Việt giao lưu cờ tướng tại hội quán của mình.
Kỳ Thủ Trần Quốc Việt giao lưu cờ tướng tại hội quán của mình.
Chắc chắn rằng, nếu biết ông Việt xuất thân là một ông xích lô, mải mê với nghiệp mưu sinh mà không thể có điều kiện đào tạo và rèn luyện bài bản như mình, các danh thủ cờ thế giới còn khiếp hơn nữa.
Giải đó, ông Việt xếp thứ 4 và với việc thủ hòa trước các kỳ vương, ông Việt đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các đồng đội của mình xếp hạng cao hơn trong giải đấu.
“Phong độ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi. Một vài ván cờ thủ hòa cũng không nói lên được điều gì. So sánh thì trình độ cờ của chúng ta chưa thể ngang hàng với những kỳ thủ ở đẳng cấp thế giới được.
Hy vọng trong tương lai, cờ tướng Việt Nam có thể nổi danh, giành được vị trí cao trong làng cờ thế giới”, ông Việt cho hay.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, HLV trưởng đội cờ tướng Bình Dương, nhận xét ông Trần Quốc Việt là người già nhất đội khi nói về tuổi tác, thế nhưng ông Việt vẫn rất mực minh mẫn và liên tục thi đấu.
Ông Việt phát huy được sở trường trong những ván cờ tàn, không nóng vội, không nhanh chóng hơn thua. Do đó, những cao thủ muốn thắng được ông Trần Quốc Việt trong những cuộc chơi này rất khó.
Ngoài ra, ông Việt còn là người rất thẳng thắn, vui tính trong đời thường. Quán cà phê cờ tướng của ông là địa chỉ quen thuộc của giới chơi cờ đến giao lưu.
theo Một thế giới

> Giới thiệu sơ qua về kỳ vương Triệu Quốc Vinh, Mang mang gió tuyết,la đà mộng xuân!

Internazionale
post Sep 22 2008, 09:14 AM
Post #1





Cách đây chừng 50 năm về trước,tại vùng Hoa Bắc xa xôi,có 2 nhân vật chơi cờ xuất chúng được giới cờ ở đây tôn xưng ngoại hiệu là ”Bắc Phương Song Hổ” bao gồm Hắc Long Giang Vương Gia Lương và Liêu Ninh Mạnh Lập Quốc.Hai người này tài lược kiêu hùng,mỗi người hùng cứ một phương.Thuở đó,cả 2 đều đã từng đại diện cho tỉnh mình đem sức tài đi thi đấu khắp nơi và giành nhiều chiến tích lừng lẫy,uy danh chấn động khắp nơi.Mạnh Lập Quốc nổi danh với công phu Đối Pháo,lưỡng toàn Thuận,Liệt.Sau này danh thủ Trần Hiếu Khôn của Chiết Giang khi chứng kiến Mạnh lão tái xuất giang hồ,chém tướng đoạt thành đã phải thốt lên rằng rằng “Thuận Pháo đích danh,bảo đao bất lão”.Vương Gia Lương,bá chủ vùng Đông Bắc quan ngoại nổi danh với kỳ phong trấn áp,tấn công như vũ bão,hạ thủ liên hoàn đao,từng viết ra 3 bộ sách lớn có ảnh hưởng rất lớn về sau là Tượng kỳ tiền phong,Tượng kỳ trung phong và Tượng kỳ hậu vệ.Tuy nhiên trong buổi sơ hùng,vãn kiệt đó cả 2 người vẫn chưa thể nào bước lên ngôi cao nhất vì thời đó Trung Quốc vẫn còn có mặt 2 nhân vật kiệt xuất sắc nhất là Hoa Nam Dương Quan Lân (Ma kỳ) và Hoa Đông Hồ Vinh Hoa (Tiên kỳ).Vương,Mạnh 2 vị tiền bối đành ngậm đắng nuốt cay,ngậm ngùi thán cảnh.Cuối cùng vì tuổi già sức yếu cho nên sau đó nhiều năm không còn đủ kỳ kinh để tiếp tục tranh phong ở các giải toàn quốc,tự động gác kiếm bỏ đao,lui về ở ẩn.Và thế là cả 2 người đành dốc toàn tâm toàn sức tìm người kế tục với hy vọng sau này có ngày sẽ được chứng kiến đệ tử mình đăng quang,có được vinh quang mà trước kia mình còn chưa có.Âu cũng là 1 điều an ủi lớn ! .

Mạnh Lập Quốc lão tiền bối sau khi về Liêu Ninh thu nạp 1 số nhân tài nhỏ tuổi,ngày đêm dạy dỗ,cuối cùng kỳ nghệ thượng phong đã trở thành các danh thủ nổi tiếng trong nước như Bốc Phụng Ba,Thượng Uy,Quách Trường Thuận và Triệu Khánh Các.Trong số này nhất đại đệ tử Bốc Phụng Ba đã được phong đặc cấp đại sư cùng lúc với thầy mình,chính là giai thoại Sư đồ song song đặc cấp Vũ Long Môn của Liêu Ninh kỳ phái.Về phía mình,Vương Gia Lương ngao du khắp chốn Đông Bắc giá lạnh mà mãi chẳng tìm ra người ưng ý.Đến năm 1970,khi đã 44 tuổi,một lần tới thành phố Cáp Nhĩ Tân thủ phủ của Hắc Long Giang thuyết cờ mới gặp 1 chú bé 9 tuổi thông minh lanh lợi,tỏ ra rất thích nhận làm đệ tử truyền thụ chính tông công lực,nhất đại kỳ môn.Người đệ tử này sau đó 20 năm học hành và chinh chiến,cuối cùng đã đắc vị quán quân toàn quốc,thoả lòng mong ước của Vương lão lúc sinh thời,trở thành 1 trong Thập Kiệt của Trung Quốc ngày nay. Đó chính là “Tân Đông Bắc Hổ”, Đặc cấp quốc tế đại sư,Triệu Quốc Vinh,vua cờ tướng của miền Hoa Bắc.

Triệu Quốc Vinh sinh năm 1961,người Cáp Nhĩ Tân tỉnh Hắc Long Giang,từ nhỏ vốn đã thông minh đĩnh ngộ,rất có thiên tư về cờ tướng.Sau này khi theo học lão danh thủ Vương Gia Lương,lại tỏ ra chăm chỉ luyện tập nên được Vương lão vô cùng yêu mến,đến khi ở tuổi thiếu niên,kỳ phong xuất chúng,lại theo thầy bôn ba chinh chiến khắp nơi, đánh đông dẹp bắc ,tạo ra rất nhiều sóng gió trên kỳ đàn Trung Quốc thời bấy giờ.Triệu Quốc Vinh tiếp thu phong cách tấn công liên hoàn bảo đao của thày là Trung pháo Quá Hà Xa,lại am tường sâu sắc hậu thủ của Bình Phong Mã kinh điển,ngoài ra đã bỏ nhiều công sức ngày đêm nghiên cứu cuối cùng đã luyện thành công 2 môn công phu lớn là Tiên Nhân Chỉ Lộ và Sĩ Giác Pháo,cho nên sớm thành danh khắp vùng Hoa Bắc,trở thành 1 “quái thủ” của cờ tướng quan ngoại.Năm 20 tuổi bắt đầu tham chiến tại các giải đấu cá nhân toàn Trung Quốc.

Trong cuộc trường chinh kéo dài mười năm trời của thập niên 80 của thế kỷ trước,mặc dù Triệu tướng Hoa Bắc,chinh Nam chiến Bắc,công lực thượng thừa,sánh ngang với các bậc hào kiệt khác trong thiên hạ nhưng vẫn không tài nào bước lên ngôi cao nhất được vì rất nhiều nguyên nhân.Triệu Quốc Vinh trong thời kỳ này với vô số trận đánh lớn nhỏ khắp nơi,đã đánh nhiều trận đánh thật tưng bừng trước các cao thủ chính tông,ngoại phái từ kỳ tài nhất quốc cho đến các danh thủ lão làng ẩn dật,Triệu đều đã thử qua.Danh tiếng vang lừng,kỳ nghệ uy phong,khắp nơi nơi đều biết tiếng,danh xưng Kỳ đàn Triệu Tử Long bắt đầu xuất hiện từ đó.Tuy nhiên không hiểu tại sao,dường như ý trời không chịu chiều lòng người nên Triệu Quốc Vinh vẫn chưa thể nào một lần đắc vị đăng quang thoả lòng mơ ước.Giới cờ Hoa Bắc vẫn ngày đêm trông ngóng.Trăng tàn,nguyệt tận mà vẫn chưa thấy bóng mặt trời xuất hiện.Cuối cùng như hoa quý nở muộn phải đến tận năm 1990,tại thành phố Hàng Châu của tỉnh Chiết Giang,lần đầu tiên sau bao năm vất vả,Triệu Quốc Vinh với Tiên Nhân Chỉ Lộ cường công phá tan Tốt để Pháo của “Dương Thành thiếu soái” Lữ Khâm để lần đầu tiên bước lên ngôi vô địch,trở thành nhà quán quân thứ 8 trong lịch sử của cờ tướng Trung Quốc.Toàn thế làng cờ Trung Quốc cung nghênh “Tân Đông Bắc Hổ “ Triệu Quốc Vinh trở thành Bắc Phương giáo chủ của Trung Hoa kỳ nghệ.Năm đó Triệu Quốc Vinh đã 29 tuổi.

Và kể từ khi giành được chiến tích oai hùng đó,Triệu Quốc Vinh bắt đầu làm mưa làm gió trong giới cờ Trung Quốc.Liên tục trong nhiều năm trời nằm trong số những tay cờ mạnh nhất Trung Quốc.Các giải đấu lớn đều tham gia và có thành tích xuất sắc.Năm 1991,giải vô địch thế giới lần thứ 2 được tổ chức,Triệu Quốc Vinh được đại diện cho Trung Quốc thi tài với bạn bè bốn phương,trải qua 1 loạt các chiến thắng đã đoạt được ngôi vị quán quân trở thành người thứ 2 của Trung Quốc có được vinh dự này sau Lữ Khâm. Đến năm 1992,Triệu Quốc Vinh lại lần thứ 2 giành được chức vô địch toàn Trung Quốc,khẳng định được uy thế vốn có của mình.Sau đó 1 năm,vào năm 1993,lần thứ 2 được đại diện cho Trung Quốc tham gia giải thế giới và đoạt được ngôi vị Á quân sau Từ Thiên Hồng của Giang Tô.Năm 1995,lần thứ 3 trong sự nghiệp thi đấu đời mình ,Triệu Quốc Vinh giành được ngôi vị quán quân toàn quốc,được nhất trí bầu chọn là 1 trong Thập Kiệt của giới cờ Trung Hoa đương đại.

Phong cách đánh cờ của vua cờ tướng Hoa Bắc,Triệu Quốc Vinh không chỉ mang tính tư duy,khoa học rất cao mà còn đậm đà sâu sắc,đầy chất nghệ thuật và cống hiến.Lối đánh thiên về ứng biến linh hoạt,biến hoá đa đoan,không quá cầu kỳ,thực dụng,toàn cục coi trọng sự ổn định chắc chắn nhưng cũng không kém phần tinh tế,sâu xa.Triệu đại sư nổi tiếng là người chiến đấu vì nghệ thuật trong cờ tướng.Dù coi trọng chiến thắng nhưng không phải lúc nào ông cũng nhắm mắt quên đi cốt lõi của nghệ thuật cờ tướng.Đã có nhiều ván cờ chỉ cần đánh theo lối đánh thông thường là đủ để chiến thắng nhưng Triệu đại sư lại hoàn toàn làm ngược lại,khi dẹp bỏ qua 1 bên là danh lợi mà tự mình xuất cờ,biểu diễn các nước đi hết sức tài tình thú vị với những kiến giải độc đáo,sâu sắc biến ván cờ thực chiến nhàm chán thành các ván cờ thế kinh điển trong các quyển kỳ thư lưu truyền đã lâu làm cho không ít người hâm mộ cảm thấy thích thú và khoái trí.Do đó số lượng người hâm mộ kỳ nghệ của Triệu Quốc Vinh ở Trung Quốc không phải là nhỏ.Triệu Quốc Vinh với gần 30 năm chinh chiến ở kỳ đàn Trung Quốc, đã đúc rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu viết thành tôn chỉ dạy đánh cờ trên tạp chí Bắc Phương kỳ nghệ rất được bạn đọc hoan nghênh và đón nhận nồng nhiệt.

Hiện nay,sau nhiều cuộc chuyển biến,kỳ phong của Triệu Quốc Vinh vẫn còn rất mạnh và tương đối ổn định. Năm 2006,Triệu Quốc Vinh là HLV trưởng dẫn dắt đội tuyển Hắc Long Giang đạt thành tích rực rỡ tại giải cờ tướng Đại hội thể dục thể thao toàn quốc. Đến đầu năm 2007,tại cuộc chiến Ngũ Dương Bôi lần thứ 27 ở TP Quảng Châu tỉnh Quảng Đông,cá nhân mình Triệu Quốc Vinh chỉ chịu thua mỗi Hứa Ngân Xuyên đang có vị thế số 1 Trung Quốc sau 1 cuộc tỷ thí cờ nhanh,giành được ngôi vị Á quân toàn giải.Tháng 3 năm 2007,lại oai trấn giang hồ,kỳ nghệ thượng phong giành được ngôi vị quán quân giải các đại kiện tướng cúp Gia Chu Bôi lần thứ 6.Tháng 9 năm 2007,tại Nội Mông Cổ tham gia giải đấu cờ tướng cá nhân toàn Trung Quốc về đích ở vị trí thứ 3 sau Triệu Hâm Hâm và Lữ Khâm. Đến tháng 12,lại được cử làm đại diện Trung Quốc tham gia giải cá nhân Châu Á lần thứ 13 và đoạt được ngôi vị Á quân sau người đồng đội là Phan Chấn Ba của Hạ Môn.Sang đến năm 2008 nay,kỳ nghệ của Triệu Quốc Vinh vẫn chưa hề có dấu hiệu đi xuống bằng chứng là tại Sơn Đông vẫn đủ sức giành được ngôi vị Á quân giải Gia Chu Bôi lần thứ 7,trên bảng xếp hạng cá nhân toàn Trung Quốc với 2616 điểm đứng ở vị trí thứ 5.Ngoài ra, Triệu Quốc Vinh còn giữ trọng trách là Phó viện trưởng của kỳ viện Hắc Long Giang và là người có công lao rất lớn đối với sự nghiệp phát triển phong trào cờ tướng của tỉnh này khi đào tạo lên lớp kỳ thủ xuất sắc kế cận như Nhiếp Thiết Văn hay Vương Lâm Na chẳng hạn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)