Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 296
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Lần Đầu Hé Lộ Bí Ẩn Tổ Chức Tình Báo Huyền Thoại HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI
CIA đã từng táo tợn đánh cắp tàu vũ trụ của Liên Xô 70 năm trước
Thu Trà |
1
Hình minh họa
Một ngày cuối năm 1959 hoặc 1960, bốn đặc vụ xuất sắc của CIA
làm việc xuyên đêm để tháo rời con tàu vũ trụ Lunik bắt cóc được của
Liên Xô.
Họ chụp ảnh mọi thứ, ghi lại từng chi tiết cấu tạo,
trước khi lắp ghép lại con tàu một cách hoàn hảo và không hề để lại chút
dấu vết. Đó là phi vụ gián điệp táo tạo được thực hiện những năm đầu
của cuộc đua vào vũ trụ. Mục tiêu là nhằm cân bằng cuộc chơi giữa hai
siêu cường quốc, nhưng cũng chứa đựng nguy cơ biến chiến tranh lạnh
thành chiến tranh nóng.
Tàu Luna 1 của Liên Xô cuối cùng lại bay vòng quanh Mặt trời (ảnh: NASA)
Ngày
2/1/1959, Liên bang Xô Viết khởi động chương trình Luna, được truyền
thông phương Tây gọi là Lunik, bằng việc phóng tàu Luna 1. Luna 1 không
đến được Mặt trăng, nhưng chuyến tàu kế tiếp đã đến đích và trở thành
con tàu vũ trụ đầu tiên tiếp cận Mặt trăng vào tháng 9 năm đó.
Một tháng sau, ngày 7/10, Luna 3 gửi về những bức ảnh đầu tiên trong lịch sử chụp phía khuất của Mặt trăng.
Đó
là một năm huy hoàng của người Liên Xô trên Mặt trăng, trong khi thành
quả của Mỹ chỉ là vài lần phóng không thành công. Sự thực này không chỉ
giáng một đòn lên tinh thần dân tộc, mà còn ảnh hưởng ghê gớm đến tâm lý
người Mỹ.
Dù những người Mỹ có cảm thấy hào hứng trước
sứ mệnh ngoài không gian đến thế nào đi nữa, họ vẫn nhìn thấy thực tại
rằng đối thủ của họ đang sở hữu những tên lửa đẩy lớn hơn, các công nghệ
tối tân hơn.
Sự chênh lệch giữa trình độ công nghệ của
Mỹ và sức mạnh của Liên Xô là khởi nguồn cho một chương trình tình báo
được CIA thực hiện.
Bằng cách nghiên cứu tàu vũ trụ cùng
các chuyến bay vào không gian của Liên Xô, CIA kỳ vọng họ không chỉ dự
đoán trước được các đợt phóng tàu, tăng tầm ảnh hưởng lên công chúng, mà
còn có thể điều chỉnh kế hoạch phóng tàu của Mỹ nhằm giữ được nhịp độ
tốt hơn đối thủ.
Ngay cả những phỏng đoán bởi những
người có hiểu biết về kế hoạch của Liên Xô cũng có thể giúp Mỹ biết nên
tập trung nỗ lực vào đâu để vượt mặt quốc gia này trong lĩnh vực không
gian. Chiến dịch tình báo này cũng sẽ giúp các nhà lãnh đạo của Mỹ chuẩn
bị đối phó tốt hơn trước Liên Xô.
Phi vụ tình báo của
CIA tập trung vào những thông tin có thể tiếp cận từ xa. Đó chính là
tình báo điện tử, theo dõi và nghe lén các dữ liệu nhằm mục đích thu
thập đầy đủ thông tin về những chuyến bay vào vũ trụ của Liên Xô.
Nhưng
việc này không phải là không có thử thách. Các đặc vụ Mỹ phải dự đoán
chính xác thời điểm phóng tàu vũ trụ, phải sàng lọc, tìm kiếm thông tin
từ xa. Phân tích sau chuyến bay cũng là một bước quan trọng.
Sau
khi lấy được bộ dữ liệu đầy đủ nhất có thể về đỉnh độ cao tàu vũ trụ,
về hành tinh đích, điểm rơi của từng tầng tên lửa sau khi hoàn thành sứ
mệnh, các đặc vụ CIA sẽ thực hiện phép toán ngoại suy về kích thước, sức
mạnh của tên lửa đẩy.
Nhưng tất cả cũng mới chỉ là một
phần của bài toán, bởi các chuyến bay vào vũ trụ đều không giống nhau,
mỗi chuyến bay đều cần những nỗ lực phi thường để có thể hiểu về những
gì đang thực sự diễn ra. Khi đó, không có gì táo bạo hơn, siêu tưởng hơn
quyết định bắt cóc Lunik.
Bề mặt Mặt trăng được chụp từ Luna 3 (ảnh: NASA/ Trung tâm không gian Liên Xô)
Khoảng
từ cuối năm 1959 đến 1960, Liên Xô tổ chức hàng loạt triển lãm về các
thành tựu kinh tế, công nghiệp của mình tại nhiều quốc gia. Trong số các
vật trưng bày có tàu vũ trụ Sputnik và phần thân trên của Lunik đã được
sơn mới và trang bị thêm cửa sổ quan sát ngay mũi tàu.
Mới
đầu, nhiều đặc vụ CIA cho rằng chiếc Lunik trưng bày chỉ là mô hình,
tuy nhiên một số nhà phân tích tỏ ra nghi ngờ, họ nghĩ Liên Xô đủ tự hào
để mang một con tàu vũ trụ thật sự đến đây.
Nghi ngờ
này sau đó được xác nhận khi các đặc vụ tình báo CIA tìm cách tiếp cận
Lunik vào một buổi tối khi triển lãm đã đóng cửa. Đó không phải là mô
hình. Các đặc vụ khao khát được xem xét con tàu kỹ càng hơn. Họ mong mỏi
được khám phá bên trong Lunik.
Nhưng nói thì dễ, làm
được mới khó. Lunik được canh gác cẩn mật, bởi vậy để nghiên cứu về nó
trước hoặc sau khi triển lãm đóng cửa là việc bất khả thi. Nhưng Lunik
cũng di chuyển nhiều nơi, có nghĩa là có thể bị "mượn tạm" nếu có một
mắt xích yếu.
Và đúng là có sơ hở. Con tàu vũ trụ cùng
tất cả các vật trưng bày khác được đựng trong những chiếc thùng gỗ trước
khi được xe tải vận chuyển tới nhà ga, từ đó di chuyển bằng tàu hỏa đến
thành phố tiếp theo.
Tại
sân ga, một người bảo vệ ghi lại từng thùng đồ được chuyển đến. Thứ mà
người bảo vệ này thiếu là danh sách và thời gian đến dự kiến của mỗi
thùng hàng. CIA nhanh chóng lên kế hoạch nhằm ăn trộm Lunik trong một
đêm và sẽ trả lại con tàu về nhà ga trước khi trời sáng, kịp cho hành
trình đến thành phố tiếp theo.
Cuối cùng cũng đến lúc
thực hiện kế hoạch đã được vạch ra. CIA sắp xếp để chiếc thùng đựng
Lunik là kiện hàng cuối cùng được đưa ra khỏi khu vực triển lãm. Bước
đầu tiên hoàn thành. Theo sát chiếc xe chở Lunik là các đặc vụ CIA mặc
thường phục, cải trang thành người dân địa phương.
Các
đặc vụ chặn chuyến xe tại ngã rẽ cuối trước khi đến ga, áp giải người
tài xế đến một khách sạn, dùng vải phủ kín chiếc xe và lái đến một bãi
xe cũ gần đó, nơi có tường bao quanh cao 3 mét. Mọi việc diễn ra suôn
sẻ.
Sơ đồ phác thảo cấu tạo bên trong Lunik trong báo cáo của CIA năm 1961 (ảnh: CIA)
Trong
khi đó, tại nhà ga, người bảo vệ theo dõi sát việc dỡ những thùng hàng
được chuyển đến và về nhà khi nghĩ rằng đã hoàn thành nhiệm vụ với thùng
đồ cuối cùng. Một vài đặc vụ CIA theo sát người này suốt đêm để đảm bảo
ông không đi làm quá sớm vào hôm sau.
Quay trở lại
bãi xe cũ, các đặc vụ CIA lái xe qua một lối đi hẹp, đóng cổng rồi phong
tỏa khu vực. Họ hồi hộp chờ đợi trong nửa giờ để chắc chắn mình không
bị theo dõi. Khi đã cảm thấy yên tâm, cả nhóm chuyển sự tập trung sang
đối tượng chính của buổi tối hôm đó.
Trước đó, họ đã tìm
hiểu kỹ về chiếc thùng, biết rằng các cạnh bên được đóng chắc chắn từ
bên trong, đồng nghĩa với việc cách duy nhất để tiếp cận Lunik là từ
phía trên.
Hai đặc vụ được giao nhiệm vụ tìm cách mở nắp
chiếc thùng với điều kiện không để lại bất kỳ dấu vết nào trên những
thanh gỗ - rất may là trước đó chiếc thùng đã được mở đi mở lại nhiều
lần khiến những thanh gỗ trông cũng không còn mới – trong khi hai đặc vụ
còn lại chuẩn bị cho việc chụp ảnh.
Khi nắp hộp được
tháo rời, các đặc vụ nhận thấy Lunik chiếm gần hết không gian, đồng
nghĩa với việc họ không thể đi lại bên trong chiếc hộp. Vì thế, nhóm
được chia làm đôi, một nửa tập trung vào phần đầu trong khi nửa còn lại
tìm hiểu về phần đuôi con tàu vũ trụ. Các đặc vụ cởi giầy, dùng thang
dây leo xuống và bắt đầu khám phá Lunik.
Họ đã dùng hết
nguyên một cuộn phim chỉ để chụp phần ăng-ten rồi gửi đi xử lý. Họ muốn
chắc chắn rằng những chiếc máy ảnh vẫn đang hoạt động tốt. Thật may khi
thông tin trả về là những bức ảnh được chụp rõ ràng một cách hoàn hảo.
Hai
đặc vụ phụ trách phần đuôi tàu vũ trụ tháo rời phần đế để tìm hiểu về
động cơ bên trong. Dù động cơ không có ở đó, nhưng các khung lắp, bình
nhiên liệu và bể oxy hóa cũng đủ giúp các chuyên gia hình dung được kích
cỡ và sức mạnh của động cơ.
Phía mũi tàu, các đặc vụ
phát hiện một thanh cứng chạy dọc thân tàu, được cố định bằng ổ điện bốn
chiều có vẻ ngoài giống một con ốc vít.
Ổ điện được bọc
ngoài bằng một chi tiết bằng nhựa có gắn tem niêm phong. Đó là ‘cửa
ngõ' duy nhất để tìm hiểu phía trong con tàu, nhưng nếu tem niêm phong
bị mất những vệ sĩ Liên Xô sẽ biết rằng có ai đó đã chọc ngoáy vào con
tàu không gian của họ.
Không cam lòng từ bỏ chỉ vì một
mẩu nhựa, các đặc vụ trao đổi với đồng nghiệp của mình tại CIA về việc
liệu tem niêm phong có thể được nhân bản để kịp gắn lại con tàu hay
không.
Câu trả lời xác nhận từ các đồng nghiệp giúp họ
có thêm tự tin để cắt đôi miếng nhựa. Tem niêm phong sau đó được gửi đi
nhân bản trong khi các đặc vụ bắt đầu tìm hiểu về cấu tạo bên trong của
Lunik.
Các
đặc vụ làm việc xuyên đêm. Khi bình minh đến, cả nhóm lắp ráp lại
Lunik, cố gắng không để lại dấu vết. Họ gắn tem niêm phong, đậy nắp
thùng gỗ, và chuyển tất cả trở lại chiếc xe tải. Người tài xế được đưa
trở lại buồng lái lúc 5 giờ sáng, đến 7 giờ khi người bảo vệ bắt đầu ca
làm việc buổi sáng chiếc xe đã đợi sẵn tại sân ga.
Ông
chẳng mảy may nghi ngờ mà ngay lập tức thêm thùng đồ vào danh sách quản
lý của mình, còn Lunik tiếp tục chuyến hành trình đến thành phố tiếp
theo.
Lần bắt cóc Lunik này của CIA đóng vai trò tương
đối quan trọng. Nắm được trọng lượng khô và kích thước thực sự của Lunik
cho phép các chuyên gia xác định trọng lượng con tàu khi đã chất đầy
nhiên liệu.
Từ đó, phía Mỹ có thể tính toán được sức
mạnh thực sự của tên lửa đẩy, ước tính tiềm lực của Liên Xô, và quan
trọng hơn là xác định giới hạn khối chất nổ theo công nghệ hiện thời.
Bắt
cóc Lunik giúp Mỹ xác định được những việc Liên Xô không thể làm nếu
không có đột phá lớn về công nghệ. Đây là thông tin hữu ích để các nhà
lãnh đạo nước Mỹ, những người đứng đầu NASA đặt ra mục tiêu và khung
lịch trình hợp lý, nhằm bắt kịp và cuối cùng là qua mặt Liên Xô trong
lĩnh vực không gian.
theo VN Review
Điệp viên KGB chỉ rõ 2 sai lầm nghiêm trọng khiến Bức tường Berlin sụp đổ trong đêm đen
Trang Ly |
1
Nếu như Bức tường Berlin được xây dựng âm thầm trong đêm
ngày 13/8/1961, thì 28 năm sau, nó cũng lặng lẽ sụp đổ trong một đêm
mùa Đông năm 1989.
Gần 3 thập kỷ, thủ đô Berlin của Đức không chỉ bị chia rẽ bởi ý thức hệ mà còn bởi một hàng rào bê-tông xuyên qua thành phố - Bức tường Berlin, để trở thành một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của thời kỳ Chiến tranh Lạnh (1946-1991) xảy ra giữa Mỹ và Liên Xô; đồng thời là biểu tượng của việc chia cắt nước Đức.
Dựng lên một cách chóng vánh, Bức tường Berlin dài 43,7 km, được 'đắp' bằng tháp canh, dây thép gai, 55.000 quả mìn và chó đặc nhiệm cứ thế tồn tại từ năm 1961 đến năm 1989. Bối cảnh ra đời
Bức
tường Berlin có nguồn gốc từ cuối thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai
(1939-1945). Khi chiến tranh kết thúc, nước Đức bị chia thành 4 vùng
chiếm đóng do các nước Đồng Minh (Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô) quản lý theo
Hội nghị Yalta (1945). Thủ đô Berlin của Đức cũng bị chia cắt.
Năm
1949, (khi Chiến tranh Lạnh diễn ra được 3 năm), Cộng hòa Liên bang Đức
(còn gọi là Tây Đức, do Mỹ, Anh, Pháp kiểm soát) ra đời. Không lâu sau,
Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) cũng được thành lập dưới sự kiêm soát
của Liên Xô. Đi ngược lại hiệp định được ký kết, Đông Berlin và Tây
Berlin trở thành thủ đô lần lượt của Đông Đức và Tây Đức. Những số phận nghiệt ngã...
Nghèo
đói và các cuộc đình công lao động liên miên bủa vây lấy Đông Đức. Tình
trạng chảy máu chất xám và sự thiếu hụt công nhân (sang Tây Đức) đã
khiến cho Đông Đức đóng cửa biên giới với Tây Đức năm 1952.
Không
chịu được chế độ ở Đông Đức, người dân nơi này bắt đầu chạy trốn sang
Tây Đức bằng biên giới ngăn Tây và Đông Berlin. Ước tính, từ năm 1949
đến năm 1961, khoảng 3 triệu công dân Đông Đức đã chạy sang Tây Đức.
Ảnh: HESSE, ULLSTEIN BILD/GETTY
Để ngăn chặn tình trạng này, ngày 13/8/1961 lãnh đạo Đông Đức lúc bấy giờ là Walter Ulbricht (1893-1973) ban lệnh xây dựng một bức tường ngăn giữa Đông Đức - Tây Đức.
Kết
quả, bức tường bê-tông tại Berlin dài 43,7 km, cao 3,6 mét [trong tổng
156,4 km biên giới với Tây Đức] được bảo vệ bởi 'vết cứa tử thần' dài
hàng chục km của tháp canh, dây thép gai, bãi mìn ngầm, cảnh khuyển và
nhiều chướng ngại vật khác nhau.
Các binh sĩ Đông Đức canh gác
hàng rào 24/7, tiến hành giám sát ở Tây Berlin và nhận lệnh bắn tất cả
những ai có ý đồ vượt biên. Bức tường Berlin vì thế trở thành biểu tượng
chia cắt nổi tiếng nhất của nước Đức thế kỷ 20.
Dầu vậy, người
Đông Đức vẫn tìm mọi cách để vượt biên sang Tây Đức. Họ dùng đủ mọi cách
để trốn thoát, từ việc đi qua các đường hầm, khinh khí cầu đến trốn
trong các toa tàu hỏa.
Từ năm 1961 đến năm 1989, hơn 5.000 người đã trốn thoát thành công. Những người khác thì không may mắn như vậy; ít nhất 140 người đã thiệt mạng hoặc chết trong khi cố gắng vượt qua Bức tường Berlin từ năm 1916 đến 1989.
Hàng thập kỷ trôi qua, Bức tường Berlin trở thành biểu tượng nghiệt ngã của Chiến tranh Lạnh.
Nếu
như Bức tường Berlin được xây dựng âm thầm trong đêm ngày 13/8/1961,
thì 28 năm sau, nó cũng lặng lẽ sụp đổ trong một đêm mùa Đông năm 1989. Đêm ngày 9/11/1989,
thành viên của Bộ Chính trị Đông Đức Günter Schabowski thực hiện cuộc
họp báo (được truyền hình trực tiếp) thông báo kết quả của lần họp Ủy
ban Trung ương Đảng Đông Đức về cải cách du lịch giữa Đông Đức và Tây
Đức. Tuy nhiên, Günter Schabowski đã 'làm hỏng thông điệp' và khiến cho
người Đông Đức hiểu rằng biên giới đã được mở.
Hàng ngàn người dân
Đông Đức tràn về các cửa khẩu biên giới dọc theo Bức tường Berlin đã mở
cửa lúc ấy. Đón họ là hàng chục ngàn người Tây Berlin. Như chưa hề có
cuộc chia ly trong 28 năm ròng rã, người dân Đức chào đón nhau trong
nước mắt và sâm-panh, âm nhạc rộn ràng...
Ảnh: Getty Images
Họ
cùng nhau phá bỏ bức tường bằng búa tạ. Chưa đầy 1 tháng sau, bức tường
chia cắt Berlin và Đức sụp đổ hoàn toàn. Năm 1990, nước Đức thống nhất!
Không lâu sau đó, Liên Xô cũng sụp đổ, Chiến tranh Lạnh kết thúc năm
1991.
Lịch sử nhờ thế không còn phải chứng kiến những sự chia
cắt, những cuộc vượt biên khổ ải, hay những cuộc đối đầu căng thẳng giữa
Đông-Tây. PHẢN ỨNG CỦA LIÊN XÔ
Ngày 9/11/2019, tờ Russia Beyond (Nga) đăng tải bài viết nói về phản ứng của Liên Xô trước sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ, trong đó có đoạn:
Một
tuần trước sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ cách đây tròn 30 năm
(1989-2019), lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã gặp nhà lãnh đạo mới
(và cuối cùng) của Cộng hòa Dân chủ Đức - Đông Đức, Egon Krenz. Vào thời
điểm đó, Đông Đức đã gia tăng vũ khí, yêu cầu dân chủ hóa và mở biên
giới với Tây Đức.
Một chế độ xuyên biên giới nghiêm ngặt vẫn được áp dụng, nhưng người dân Đông Đức từ lâu vẫn quyết tâm vượt biên sang Tây Đức.
Mikhail
Gorbachev [một người có hệ tư tưởng bắt nguồn từ học thuyết Tư duy mới -
New Thinking] không có lý do gì chống lại mong muốn dân chủ hóa của
người Đông Đức nhưng ông không biết được rằng cái tên Đông Đức lại sớm
biến khỏi 'bản đồ' chính trị mãi mãi chóng vánh đến vậy.
Trong hồi ký của mình, Mikhail Gorbachev đã viết rằng: Suy nghĩ chung của chúng tôi với lãnh đạo Đông Đức Egon Krenz tại cuộc họp về sự thống nhất của nước Đức vẫn là 'không liên quan', không thực sự nằm trong chương trình nghị sự.
Và rồi một tuần sau, biên giới tượng trưng cho sự phân chia giữa hai nước đã sụp đổ...
Nói về sự việc 'làm hỏng thông điệp' của Günter Schabowski, điệp viên KGB Ivan Kuzmin
tại Đông Đức cho biết đó là bản thông báo như thường lệ, không có gì
khác thường. Vai trò duy nhất của Günter Schabowski là báo cáo kết quả
từ cuộc họp rằng Đông Đức đã thiết lập các quy định xuất cảnh mới tại
cửa khẩu biên giới hai nước.
Nhưng người này đã phạm phải 2 sai lầm nghiêm trọng: Thứ nhất, Günter Schabowski nhầm lẫn giữa biên giới nhà nước với biên giới giữa Đông và Tây Berlin. Sai lầm thứ hai
mà người này mắc phải là khi trả lời câu hỏi khi nào các quy định này
có hiệu lực, Günter Schabowski đã đưa ra sự nhầm lẫn nhất thời và nói
"Ngay lập tức".
Rồi mọi chuyện xảy ra theo sự nhầm lẫn đó, đám
đông khổng lồ từ Đông Berlin vui mừng khôn xiết và tìm đường đến Bức
tường Berlin, tràn sang Tây Đức gặp lại cố nhân.
Igor
Maksimychev, nhà ngoại giao Liên Xô hồi đó tin rằng, những người hùng
thực sự vào đêm ngày 9 - rạng sáng ngày 10/11/1989 khi đó là những người
lính biên phòng của Đông Đức, bởi họ đã không chọn cách nổ súng, chính
họ đã cứu được vô số người trong đêm lịch sử đó.
Ngày
10/11/1989, Bức tường Berlin đã bắt đầu bị dỡ bỏ, những khối đầu tiên
của nó bị tách ra thành những món quà lưu niệm về sau.
Mikhail
Gorbachev không lên kế hoạch cho một sự kiện như vậy, nhưng sẽ là quá
lời khi nói rằng lãnh đạo Liên Xô bị bất ngờ trước những diễn biến trong
đêm ngày 9/11. Ngày 10/11, Mikhail Gorbachev gửi một tin nhắn cho lãnh
đạo Đông Đức Egon Krenz nói rằng, chấp thuận việc mở cửa biên giới. "Tôi
nghĩ rằng đó là giấc mơ bí mật của Mikhail Gorbachev về một ngày nào đó
ông thức dậy và hay tin Bức tường Berlin đã biến mất." - Andrey
Grachev, tổng thư ký của lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev tin tưởng.
"Mikhail Gorbachev đã chống lại việc phân vùng của Đức rất nhiều lần
nhưng ông tránh mọi liên quan cá nhân đến vấn đề này. Cuối cùng, mọi
việc lại xảy ra như thế."
Về phần mình, Mikhail Gorbachev nhấn
mạnh rằng ông sẽ không can thiệp vào ý chí của người dân Đức và sử dụng
lực lượng quân đội Liên Xô tại biên giới Đông Đức. "Chúng tôi đã thực
hiện mọi bước có thể để đảm bảo tiến trình này diễn ra hòa bình, không
đi ngược lại lợi ích của đất nước chúng tôi hay đe dọa đến hòa bình châu
Âu dưới bất kỳ hình thức nào." - Mikhail Gorbachev nói.
Ngày
15/8/1961, hai ngày sau khi công trình Bức tường Berlin khởi công,
Conrad Schumann - người lính Đông Đức, 19 tuổi - khi đó đang làm nhiệm
vụ canh gác công trường xây dựng tại góc giao giữa hai đường Ruppiner
Strasse và đường Bernauer Strasse, đã có hành động mà nhiều năm về sau
anh phải tự tử để giải phóng cho chính mình.
4
giờ chiểu ngày 15/8/1961, những người cảnh sát Tây Đức hét lên "Komm
über!" (Đến đây đi!) với anh lính Conrad Schumann. Conrad Schumann lập
tức nhảy qua hàng rào thép gai và buông khẩu súng của mình, bước lên
chiếc xe cảnh sát Tây Đức đang chờ sẵn ở đó và di chuyển rất nhanh....
Người lính trẻ ra đi, để lại Đông Đức - nơi có cha mẹ, người thân và
đồng đội, mong tìm cuộc sống tốt đẹp hơn.
Khoảnh khắc này đã được nhiếp ảnh gia Peter Leibing của hãng thông tấn xã Mỹ AP 'bắt lại'. Với tựa đề "The Leap of Freedom" (tạm dịch: Bước đến Tự do), bức ảnh trở thành một trong những bức ảnh biểu tượng của Chiến tranh Lạnh và sự chia cắt nước Đức.
Hình
ảnh anh lính Đông Đức Conrad Schumann vượt hàng dây thép gai để chạy
sang Tây Đức do nhiếp ảnh gia hãng AP Peter Leibing chớp lại. Ảnh:
TIMES/100 photos.
Báo
chí phương Tây nhanh chóng 'đánh bóng' tên tuổi của người lính Đông Đức
Conrad Schumann, đưa anh trở thành người khát khao tự do và cuộc sống
tốt đẹp. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, cuộc đời anh những ngày về sau bị
giam cầm trong chính cái ngày anh tưởng mình tìm được tự do ấy. Năm 1989, Bức tường Berlin sụp đổ. Năm 1990, Đông Đức và Tây Đức hợp nhất.
Nhưng,
anh lính năm đó không dám trở lại quê xưa (ở Saxony). Bởi người Đông
Đức năm đó đã gọi anh là 'kẻ phản bội'. Anh trở thành 'tấm gương xấu',
khiến cho 2.000 sĩ quan Đông Đức cũng bỏ quê hương chạy sang Tây Đức.
Sự
ghẻ lạnh của những người ở quê nhà khiến anh chìm sâu vào sự dằn vặt và
hối hận. Ngày 20/6/1998, người ta tìm thấy anh chết trong tư thế treo
cổ trong một khu rừng gần nhà tại thị trấn Kipfenber, Bavaria. Lặng lẽ
và cô độc.
Bài viết sử dụng nguồn: National Geographic, Russian Beyond
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét