NỖI NIỀM OAN KHUẤT* 46/b
(ĐC sưu tầm trên NET)
Châu Anh
Dự án nhà cho công an huyện Đông Anh chậm triển khai: An Thịnh nói không liên quan
(VTC News) - Theo đại diện chủ đầu tư dự án nhà cho cán bộ, chiến sĩ công an huyện Đông Anh (Hà Nội), dự án chậm triển khai là chính sách, không liên quan đến chủ đầu tư.
Ngày 11/11, nhiều cán bộ công an huyện Đông Anh về
hưu tập trung tại khu đất dự án nhà ở cán bộ, chiến sĩ công an huyện
Đông Anh để căng băng rôn, đòi quyền lợi chính đáng. Trong đơn kêu cứu
gửi Giám đốc Công an TP Hà Nội, ông Nguyễn Viết Bình (1955, nguyên
Thượng tá – Cán bộ công an huyện Đông Anh) cho biết, năm 2002, Ban chỉ
huy (BCH) công an huyện Đông Anh do ông Nguyễn Xuân Côn là Trưởng công
an huyện làm đơn xin cấp 2,2ha đất tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh (nay
thuộc tổ 4, thị trấn Đông Anh) để xây dựng nhà cho cán bộ, chiến sĩ.
Đại
diện cho nhiều cán bộ công an về hưu đã đóng tiền vào dự án cho biết,
sau khi được UBND TP Hà Nội đồng ý cấp đất, ban chỉ huy công an huyện
Đông Anh chỉ đạo thu của 198 người trong diện được cấp đất, mỗi người
khoảng 125 triệu đồng. Tổng số tiền thu được là hơn 20 tỷ đồng và được
giao cho Công ty đầu tư xây dựng An Thịnh – là doanh nghiệp thực hiện dự
án - mà không qua Kho bạc nhà nước. Tuy nhiên, dự án lại rơi vào tình
trạng “bất động” suốt 17 năm qua.
Liên quan đến vấn đề này, trả lời VTC News, đại diện Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng An Thịnh (Công ty An Thịnh) cho biết, dự án chậm tiến độ là do chính sách, cụ thể là do vấn đề về thuế.
“Việc
của công ty chúng tôi là việc nhỏ, không liên quan. Chậm tiến độ chủ
yếu là do chính sách, do thuế. Thuế là do Nhà nước quản lý. Vừa rồi đã
có thông báo nộp thuế rồi, bên tôi không có trách nhiệm trả lời vấn đề
này nữa, chị (PV) muốn hỏi thì liên hệ với công an Hà Nội hoặc Bộ Công
an”, vị đại diện này cho biết.
Cũng
theo vị này, tại buổi họp sáng nay (15/11) ở Đông Anh, Bộ trưởng Bộ
Công an giao Công an Hà Nội chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Trả
lời báo chí trước đó, đại diện công an huyện Đông Anh cũng cho biết,
một trong các vướng mắc khiến dự án bị kéo dài là cơ chế chính sách về
thuế thay đổi. "Chính sách nộp thuế ban đầu mức nộp thấp, sau đó
khoảng năm 2005 - 2006, chính sách nộp thuế mới thì mức nộp cao hơn. Dự
án lại thực hiện đúng vào thời kỳ ranh giới giữa hai thời điểm này, vì
thế việc xác định nộp thuế theo giá cũ hay giá mới mất rất nhiều thời
gian, phải xin rất nhiều cấp từ trên xuống. Cuối cùng, liên Bộ đề xuất
và UBND TP.Hà Nội được giao giải quyết", vị này cho biết.
Đồng
thời, vị này thông tin thêm, đến nay UBND TP.Hà Nội cơ bản xong giải
quyết. Hiện, dự án có thông báo nộp thuế, đã rõ mức thuế, số tiền phải
nộp, chỉ còn chờ chủ đầu tư nộp thuế cho Nhà nước rồi đến bước thực hiện
các thủ tục để Sở Tài nguyên - Môi trường bàn giao mốc giới dự án.
Cũng theo công an huyện Đông Anh, hôm nay công an huyện đang họp về vấn đề này và sẽ thông tin đến báo chí sau.
Nhóm người mặc sắc phục công an căng băng rôn đòi đất là cán bộ nghỉ hưu
Đại diện Công an thị trấn Đông Anh cho biết, những người mặc sắc phục ngành công an căng băng rôn đòi quyền lợi đất đai là cán bộ đã nghỉ hưu.
Đại diện Công an thị trấn Đông Anh cho biết, những người mặc sắc phục ngành công an căng băng rôn đòi quyền lợi đất đai là cán bộ đã nghỉ hưu.
Cận cảnh dự án nhà ở 18 năm chưa hoàn thành của công an huyện Đông Anh
Sau 18 năm triển khai, dự án nhà ở cho cán bộ, chiến sĩ công an huyện Đông Anh (Hà Nội) vẫn chưa hoàn thành, trong khi nhiều biệt thự lại mọc trên đất dự án.
Sau 18 năm triển khai, dự án nhà ở cho cán bộ, chiến sĩ công an huyện Đông Anh (Hà Nội) vẫn chưa hoàn thành, trong khi nhiều biệt thự lại mọc trên đất dự án.
Ai là chủ nhân biệt thự 'khủng' không phép tại dự án nhà của công an huyện Đông Anh?
(VTC News) - Chủ nhân của một trong những căn biệt thự xây không phép tại dự án nhà công an huyện Đông Anh (Hà Nội) là nguyên Trưởng Công an huyện Đông Anh.
Ngày 11/11, nhiều cán bộ công an huyện Đông Anh
về hưu tập trung tại khu đất dự án nhà ở cán bộ, chiến sĩ công an huyện
Đông Anh để căng băng rôn, đòi quyền lợi chính đáng. Trong đơn kêu cứu
gửi Giám đốc Công an TP Hà Nội, ông Nguyễn Viết Bình (1955, nguyên
Thượng tá – Cán bộ công an huyện Đông Anh) cho biết, năm 2002, Ban chỉ
huy (BCH) công an huyện Đông Anh do ông Nguyễn Xuân Côn là Trưởng công
an huyện làm đơn xin cấp 2,2ha đất tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh (nay
thuộc tổ 4, thị trấn Đông Anh) để xây dựng nhà cho cán bộ, chiến sĩ.
Đại
diện cho nhiều cán bộ công an về hưu đã đóng tiền vào dự án cho biết,
sau khi được UBND TP Hà Nội đồng ý cấp đất, ban chỉ huy công an huyện
Đông Anh chỉ đạo thu của 198 người trong diện được cấp đất, mỗi người
khoảng 125 triệu đồng. Tổng số tiền thu được là hơn 20 tỷ đồng và được
giao cho Công ty đầu tư xây dựng An Thịnh – là doanh nghiệp thực hiện dự
án - mà không qua Kho bạc nhà nước. Tuy nhiên, dự án lại rơi vào tình
trạng “bất động” suốt 17 năm qua.
Điều lạ là dù dự
án đến nay vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, chưa có mốc giới,
nhưng nhiều căn biệt thự “khủng” đã mọc bên trong dự án. Theo quan sát
của phóng viên VTC News, các căn biệt thự này đều hoàn thiện và có người
ở nhưng tấm tôn quây bên ngoài dự án vẫn chưa được dỡ bỏ.
Công
an Đông Anh ra công văn số 09/TB-CAĐA-TH ngày 26/3/2019 trả lời đơn của
hai cán bộ công an về hưu là ông Phạm Đắc Tráng và ông Nguyễn Viết Bình
tố cáo bà Nguyễn Thị Thanh Nga có hành vi chiếm đất, xây nhà trái luật
trên phần đất thuộc dự án nhà ở của cán bộ, chiến sĩ công an huyện Đông
Anh.
Theo công văn này, tại thời
điểm kiểm tra, bà Nga ở cùng bố mẹ chồng (là ông Nguyễn Xuân Côn, nguyên
Trưởng công an huyện Đông Anh) tại căn nhà số 22.BT01 thuộc dự án nhà ở
cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Đông Anh.
Căn nhà số 22.BT01 (cùng một số căn nhà khác trong khu BT1, BT2) là xây
dựng trái phép, do bố chồng bà Nga mượn của Công ty An Thịnh (chủ đầu
tư dự án - PV), hoàn thiện và cho gia đình bà Nga ở cùng bố mẹ chồng.
Cũng
theo văn bản này, trách nhiệm trong việc xây dựng, sinh hoạt tại căn
nhà khi chưa có phép thuộc về ông Nguyễn Xuân Côn. Việc thoả thuận giữa
ông Côn và công ty An Thịnh đang được cơ quan chức năng xác minh làm rõ.
Cũng
theo Công an huyện Đông Anh, đơn vị này yêu cầu gia đình ông Côn và
Công ty An Thịnh giữ nguyên hiện trạng, không được phát sinh xây dựng,
sửa chữa, sử dụng mới đến khi có quyết định cơ quan thẩm quyền.
Như
vậy, căn nhà của gia đình ông Côn hiện đang được xây khi chưa có phép.
Điều lạ là việc xây dựng căn nhà này được diễn ra tại một khu vực “đất
vàng”, ngay cạnh chợ trung tâm Đông Anh, khu vực đông dân cư, sầm uất,
nhưng dù chưa được cấp phép xây dựng, công trình vẫn ngang nhiên “mọc”
lên mà không có bất cứ sự xử lý nào của cơ quan chức năng.
Liên
quan đến việc chậm triển khai dự án, trả lời VTC News, đại diện Công ty
TNHH Đầu tư và Xây dựng An Thịnh (Công ty An Thịnh) cho biết, dự án
chậm tiến độ là do chính sách, cụ thể là do vấn đề về thuế.
“Việc
của công ty chúng tôi là việc nhỏ, không liên quan. Chậm tiến độ chủ
yếu là do chính sách, do thuế. Thuế là do Nhà nước quản lý”, vị đại diện này cho biết.
Cũng theo vị này, tại buổi họp sáng 15/11 ở Đông Anh, Bộ trưởng Bộ Công an giao Công an Hà Nội chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Cận cảnh dự án nhà ở 18 năm chưa hoàn thành của công an huyện Đông Anh
Sau 18 năm triển khai, dự án nhà ở cho cán bộ, chiến sĩ công an huyện Đông Anh (Hà Nội) vẫn chưa hoàn thành, trong khi nhiều biệt thự lại mọc trên đất dự án.
Sau 18 năm triển khai, dự án nhà ở cho cán bộ, chiến sĩ công an huyện Đông Anh (Hà Nội) vẫn chưa hoàn thành, trong khi nhiều biệt thự lại mọc trên đất dự án.
Dự án nhà cho công an huyện Đông Anh chậm triển khai: An Thịnh nói không liên quan
Theo đại diện chủ đầu tư dự án nhà cho cán bộ, chiến sĩ công an huyện Đông Anh (Hà Nội), dự án chậm triển khai là chính sách, không liên quan đến chủ đầu tư.
Liên quan đến nhiều căn biệt thự của cựu lãnh đạo Công an
huyện Đông Anh xây dựng trái pháp luật tại dự án nhà ở cho cán bộ,
chiến sỹ (CBCS) Công an huyện Đông Anh (TP Hà Nội), trong đó có nhà của
ông Nguyễn Xuân Côn, nguyên Trưởng Công an huyện Đông Anh, UBND xã Uy
Nỗ, huyện Đông Anh cho biết, đang chờ ý kiến chỉ đạo để có hướng xử lý.
“Những công trình này xây dựng trái phép nhưng đã hết thời hiệu nên phải thông qua hội nghị thì bộ phận chuyên môn mới tiến hành lập hồ sơ, còn hiện giờ thì mình chưa dám xuống đó làm gì ngoài đo đạc ở ngoài, vào trong cũng không vào được bởi những nhà này luôn cửa đóng, then cài”, ông Trương Văn Toản, Cán bộ Tổ Quản lý trật tự xây dựng xã Uy Nỗ cho hay.
Trước câu hỏi, vì sao 4 căn biệt thự “khủng” diện tích tổng thể cả nghìn mét vuông được xây dựng trái pháp luật như vậy nhưng UBND xã Uy Nỗ lại không phát hiện, vị cán bộ Tổ Quản lý trật tự xây dựng xã Uy Nỗ cho hay: “Báo cáo mới nhất của UBND xã Uy Nỗ gửi UBND huyện Đông Anh cho biết, năm 2004 – 2005, Công ty TNHH đầu tư xây dựng An Thịnh đã thực hiện giải phóng mặt bằng dự án. Quá trình triển khai thực hiện dự án cho đến nay, Công ty TNHH đầu tư An Thịnh chưa bàn giao hồ sơ về UBND xã Uy Nỗ để quản lý theo quy định. Hiện tại, không có hồ sơ lưu trữ tại phòng địa chính và Tổ Quản lý trật tự xây dựng”.
Để làm rõ vì sao lại có sự buông lỏng trật tự xây dựng tại dự án nhà ở cho CBCS Công An huyện Đông Anh như vậy, PV Báo Giao thông đã liên hệ với ông Tô Quang Thiện, Đội trưởng Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị huyện Đông Anh và được ông này cho biết: “Thời kỳ những căn nhà đó xây dựng, thì tôi chưa về Đội nên phải tìm lại hồ sơ đó xem như thế nào.”
Hiện tại, đã nhiều ngày, PV Báo Giao thông liên hệ với Công an huyện Đông Anh để tìm hiểu về dự án nhà ở cho CBCS Công an huyện Đông Anh, nhưng vẫn chưa được đơn vị này hồi âm.
Như đã phản ánh, năm 2002, Công an huyện Đông Anh có đơn xin cấp 2,2 ha đất thuộc Trung tâm Thương mại Đông Anh để tiến hành lập dự án này. Ban chỉ huy Công an huyện Đông Anh đã lập ra “Hội đồng phân phối nhà đất ở” (viết tắt là Hội đồng) và chọn ra được 198 CBCS đủ tiêu chuẩn được phân phối nhà đất ở.
Với lý do để lấy tiền hỗ trợ, chi trả tiền đền bù GPMB, nộp thuế cho Nhà nước, xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình trên đất thuộc dự án, Hội đồng ấn định thu của mỗi CBCS 125 triệu đồng. 198 CBCS đã bán nhà đất, vay mượn để có tiền đóng vào dự án. Tổng cộng số tiền thu được qua 6 đợt, từ năm 2002 - 2006 là hơn 24 tỷ đồng.
Các cựu CBCS Công an huyện Đông Anh cho biết, thời điểm đó, ông Nguyễn Xuân Côn, Trưởng Công an huyện Đông Anh là Chủ tịch Hội đồng đã trực tiếp ký thu tiền của các CBCS. Nhưng trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Côn cho biết, ông chỉ ký thu số tiền hơn 2 tỷ đồng của CBCS nộp cho dự án này, số còn lại là người khác thu.
Có mặt tại dự án nhà ở cho CBCS Công an huyện Đông Anh những ngày đầy tháng 11/2019, phóng viên ghi nhận có 4 căn nhà kiểu biệt thự nhà vườn (cao từ 3 - 4 tầng) và một nhà nghỉ. Theo phản ánh, trong số biệt thự này, có nhà của ông Nguyễn Xuân Côn và một số nguyên là lãnh đạo Công an huyện Đông Anh. Ông Côn cũng xác nhận với Báo Giao thông việc đã xây nhà trên dự án này năm 2010 và hiện đang sinh sống tại đây.
Việc ông Côn cùng nguyên một số lãnh đạo Công an huyện Đông Anh xây nhà trên đất dự án này là sai phép, bởi Công ty An Thịnh chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính nên chưa được Sở TN&MT TP Hà Nội bàn giao mốc giới và chưa được Sở Xây dựng cấp giấy phép cho dự án. Việc xây nhà trái phép này đã được Công an huyện Đông Anh khẳng định tại Văn bản số 09/TB-CAĐA-TH ban hành ngày 26/3/2019.
Điều đáng nói, gần 200 CBCS đang mòn mỏi chờ đợi được cấp đất tại dự án này, họ thậm chí phải "vác đơn" đến "gõ cửa" nhiều cơ quan nhưng gần 20 năm nay vẫn chưa có kết quả thì một số cựu lãnh đạo Công an huyện Đông Anh lại có "đặc ân" được cấp đất và xây biệt thự nguy nga tại đây.
Báo Giao thông sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.
Theo đại diện chủ đầu tư dự án nhà cho cán bộ, chiến sĩ công an huyện Đông Anh (Hà Nội), dự án chậm triển khai là chính sách, không liên quan đến chủ đầu tư.
Biệt thự trái phép của cựu Trưởng Công an huyện Đông Anh: Huyện, xã nói gì?
19/11/2019 08:42
UBND xã Uy Nỗ đang chờ chỉ đạo để có hướng xử
lý những căn biệt thự xây dựng trái phép tại dự án nhà ở cán bộ, chiến
sỹ Công an huyện Đông Anh.
“Những công trình này xây dựng trái phép nhưng đã hết thời hiệu nên phải thông qua hội nghị thì bộ phận chuyên môn mới tiến hành lập hồ sơ, còn hiện giờ thì mình chưa dám xuống đó làm gì ngoài đo đạc ở ngoài, vào trong cũng không vào được bởi những nhà này luôn cửa đóng, then cài”, ông Trương Văn Toản, Cán bộ Tổ Quản lý trật tự xây dựng xã Uy Nỗ cho hay.
Trước câu hỏi, vì sao 4 căn biệt thự “khủng” diện tích tổng thể cả nghìn mét vuông được xây dựng trái pháp luật như vậy nhưng UBND xã Uy Nỗ lại không phát hiện, vị cán bộ Tổ Quản lý trật tự xây dựng xã Uy Nỗ cho hay: “Báo cáo mới nhất của UBND xã Uy Nỗ gửi UBND huyện Đông Anh cho biết, năm 2004 – 2005, Công ty TNHH đầu tư xây dựng An Thịnh đã thực hiện giải phóng mặt bằng dự án. Quá trình triển khai thực hiện dự án cho đến nay, Công ty TNHH đầu tư An Thịnh chưa bàn giao hồ sơ về UBND xã Uy Nỗ để quản lý theo quy định. Hiện tại, không có hồ sơ lưu trữ tại phòng địa chính và Tổ Quản lý trật tự xây dựng”.
Để làm rõ vì sao lại có sự buông lỏng trật tự xây dựng tại dự án nhà ở cho CBCS Công An huyện Đông Anh như vậy, PV Báo Giao thông đã liên hệ với ông Tô Quang Thiện, Đội trưởng Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị huyện Đông Anh và được ông này cho biết: “Thời kỳ những căn nhà đó xây dựng, thì tôi chưa về Đội nên phải tìm lại hồ sơ đó xem như thế nào.”
Hiện tại, đã nhiều ngày, PV Báo Giao thông liên hệ với Công an huyện Đông Anh để tìm hiểu về dự án nhà ở cho CBCS Công an huyện Đông Anh, nhưng vẫn chưa được đơn vị này hồi âm.
Như đã phản ánh, năm 2002, Công an huyện Đông Anh có đơn xin cấp 2,2 ha đất thuộc Trung tâm Thương mại Đông Anh để tiến hành lập dự án này. Ban chỉ huy Công an huyện Đông Anh đã lập ra “Hội đồng phân phối nhà đất ở” (viết tắt là Hội đồng) và chọn ra được 198 CBCS đủ tiêu chuẩn được phân phối nhà đất ở.
Với lý do để lấy tiền hỗ trợ, chi trả tiền đền bù GPMB, nộp thuế cho Nhà nước, xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình trên đất thuộc dự án, Hội đồng ấn định thu của mỗi CBCS 125 triệu đồng. 198 CBCS đã bán nhà đất, vay mượn để có tiền đóng vào dự án. Tổng cộng số tiền thu được qua 6 đợt, từ năm 2002 - 2006 là hơn 24 tỷ đồng.
Các cựu CBCS Công an huyện Đông Anh cho biết, thời điểm đó, ông Nguyễn Xuân Côn, Trưởng Công an huyện Đông Anh là Chủ tịch Hội đồng đã trực tiếp ký thu tiền của các CBCS. Nhưng trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Côn cho biết, ông chỉ ký thu số tiền hơn 2 tỷ đồng của CBCS nộp cho dự án này, số còn lại là người khác thu.
Có mặt tại dự án nhà ở cho CBCS Công an huyện Đông Anh những ngày đầy tháng 11/2019, phóng viên ghi nhận có 4 căn nhà kiểu biệt thự nhà vườn (cao từ 3 - 4 tầng) và một nhà nghỉ. Theo phản ánh, trong số biệt thự này, có nhà của ông Nguyễn Xuân Côn và một số nguyên là lãnh đạo Công an huyện Đông Anh. Ông Côn cũng xác nhận với Báo Giao thông việc đã xây nhà trên dự án này năm 2010 và hiện đang sinh sống tại đây.
Việc ông Côn cùng nguyên một số lãnh đạo Công an huyện Đông Anh xây nhà trên đất dự án này là sai phép, bởi Công ty An Thịnh chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính nên chưa được Sở TN&MT TP Hà Nội bàn giao mốc giới và chưa được Sở Xây dựng cấp giấy phép cho dự án. Việc xây nhà trái phép này đã được Công an huyện Đông Anh khẳng định tại Văn bản số 09/TB-CAĐA-TH ban hành ngày 26/3/2019.
Điều đáng nói, gần 200 CBCS đang mòn mỏi chờ đợi được cấp đất tại dự án này, họ thậm chí phải "vác đơn" đến "gõ cửa" nhiều cơ quan nhưng gần 20 năm nay vẫn chưa có kết quả thì một số cựu lãnh đạo Công an huyện Đông Anh lại có "đặc ân" được cấp đất và xây biệt thự nguy nga tại đây.
Báo Giao thông sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.
Nhận xét
Đăng nhận xét