BÍ ẨN KHẢO CỔ 50
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tháng 9.1995, Zárate thuyết phục nhà khảo cổ người Mỹ Johan Reinhard quay trở lại ngọn núi sau vụ phun trào của núi lửa Sabancaya. Vụ phun trào làm tan tuyết trên đỉnh Ampato và phơi bày những bí mật hàng trăm năm,
Zárate tìm thấy một bức tượng và nhiều lễ vật trên đỉnh núi, nhưng không có thi thể. Nhóm thám hiểm phải lăn những tảng đá xuống sườn núi để tìm kiếm và đến lúc đó, xác ướp cô gái người Inca mới lộ diện.
Xác ướp cô gái đóng băng, ở độ tuổi khoảng 12-14, vẫn còn nguyên vẹn sau hơn 500 năm. Người Inca có tập tục hiến tế những đứa trẻ trên đỉnh núi để mong thần linh bảo vệ khỏi các hiện tượng thiên nhiên thảm khốc như núi lửa phun trào, lở đất hoặc khí hậu khắc nghiệt.
Phải mất vài ngày, xác ướp mới được đưa từ đỉnh núi xuống một ngôi làng ở Cabanaconde. Từ đây, xác ướp được chuyển đến Đại học Catholic. “Các chuyên gia rất kinh ngạc khi thấy xác ướp còn nguyên vẹn như thể mới qua đời cách đây vài tuần”, nhà khảo cổ Reinhard nói trong một cuộc phỏng vấn năm 1999.
Xác ướp cô gái Inca ngày nay được gọi là Juanita - The Ice Maiden (Thiếu nữ băng giá). Trong các nghiên cứu sau này, các nhà khoa học lấy mẫu tóc của Juanita để phân tích, tìm ra chế độ ăn uống trước lễ hiến tế.
Theo đó, Juanita đã được chọn làm vật hi sinh từ trước đó một năm. Cô vốn chỉ ăn khoai tây và rau quả, nhưng được ăn thức ăn giàu protein như thịt và được uống rượu, ăn lá coca trước khi bị đem hiến tế.
Người Inca thường cho vật hi sinh dùng lá coca và rượu để trở nên mê man, không cảm nhận được cái rét buốt giá. Nhưng kết quả giám định còn cho thấy Juanita chết do cú đánh mạnh vào đầu, làm tụ máu ở hộp sọ.
Ngoài xác ướp Juanita, các nhà khảo cổ sau này còn tìm thấy hàng loạt xác ướp trẻ em khác ở xung quanh đỉnh Ampato, được coi là bằng chứng sống về sự tồn tại của người Inca.
Ngày nay, xác ướp Juanita được trưng bày tại bảo tàng Museo Santuarios Andinos ở thành phố Arequipa, Peru.
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)
Với những đặc điểm như da dẻ mềm mại, tóc đen dày, các khớp tay chân vẫn có khả năng co duỗi bình thường, xác ướp này được đánh giá là thi thể được bảo quản tốt nhất từ trước tới giờ trong lịch sử.
Xin Zhui hay còn được biết đến dưới cái tên Phu nhân Đại, là vợ của một hầu tước dưới thời kỳ nhà Hán (206 trước Công nguyên – 220 sau Công nguyên). Bà được xác định qua đời vào năm 163 TCN.
Xác ướp của bà được tình cờ phát hiện vào năm 1971 khi các công nhân đào bới tại một khu vực thuộc ngoại thành thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
Bên trong hầm mộ có quy mô lớn của người phụ nữ có địa vị cao trong xã hội thời đó, các nhà khảo cổ còn phát hiện hơn 1.000 cổ vật quý giá, bao gồm nhiều tấm áo lụa, đồ trang điểm, đồ dùng vệ sinh, hàng trăm mảnh sơn mài và 162 hình chạm khắc bằng gỗ tượng trưng cho những người hầu từng phục vụ bà.
Một bữa ăn thậm chí còn được chuẩn bị cẩn thận để phục vụ cho cuộc sống ở thế giới bên kia của chủ nhân ngôi mộ.
Thi thể bà được quấn trong 20 lớp áo lụa, ngâm trong loại chất lỏng đặc biệt, đặt bên trong quan tài 4 lớp đóng kín, xen lẫn các lớp than củi và bịt kín bằng đất sét nhằm tránh vi khuẩn xâm nhập.
Khi được khai quật, làn da của phu nhân Đại vẫn mềm mại khi chạm vào với độ ẩm và độ đàn hồi nhất định. Mái tóc còn nguyên như lúc còn sống, cũng như lông mày và lông mi.
Khả năng bảo quản xác ướp cao đến mức, các nhà khảo cổ chỉ ra rằng cơ thể của phu nhân Đại sau hơn 2 thiên niên kỷ ở trong tình trạng tương tự với một người vừa mới qua đời.
Tuy nhiên, phần da của bà Xin Zhui ngay lập tức bị tổn thương khi lượng oxy trong không khí chạm vào cơ thể bà, tạo ra hiện tượng oxy hóa và làm xác ướp xấu đi so với ban đầu. Do đó, những hình ảnh hiện tại của bà mà người xem chiêm ngưỡng không còn giống với khi xác bà mới được khai quật.
Song nhờ giải phẫu học, giới chuyên môn đã phục dựng lại nhan sắc xinh đẹp khi còn trẻ của bà.
Những cục máu đông được tìm thấy trong tĩnh mạch cũng phần nào hé lộ nguyên nhân gây ra cái chết của bà Xin Zhui: một cơn đau tim.
Ngoài ra, người phụ nữ sống cách đây 2.000 năm cũng gặp một loạt các vấn đề về sức khỏe khác như sỏi mật, cholesterol cao, huyết áp cao và bệnh gan.
138 hạt dưa chưa tiêu cũng được tìm thấy trong dạ dày và ruột của xác ướp. Thông thường, những hạt dưa mất một giờ để tiêu hóa. Vì vậy, có thể coi đây là món ăn cuối cùng của vị phu nhân trước khi bà qua đời vì cơn đau tim đột ngột.
Một lớp đất dày được xác định là bột nhão lót sàn, toàn bộ đồ vật đều được bôi than hút ẩm và bịt kín bằng đất sét, có nhiệm vụ ngăn chặn oxy và vi khuẩn xâm nhập vào khu vực quan tài. Phần đỉnh ngôi mộ sau đó được niêm phong bằng lớp đất sét dày 1 mét, ngăn nước xâm nhập vào bên trong.
Các tài liệu chỉ ra phu nhân Đại là vợ của một quan chức cấp cao người Hán tên Li Cang. Bà qua đời khi mới ở ngưỡng tuổi 50. Nguyên nhân sâu xa gây ra cái chết của bà do cuộc sống sung túc, kẻ hầu người hạ, lười vận động, dẫn đến chứng béo phì.
Tuy nhiên, thi thể của bà vẫn được đánh giá cao là xác ướp được bảo quản tốt nhất trong lịch sử. Xác ướp của bà hiện được lưu giữ tại bảo tàng tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) và là đối tượng hàng đầu của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu kỹ năng bảo quản xác chết.
Theo My Lê - The Vintage News (Dân Việt)
Theo Express, xác ướp 3.400 năm tuổi được khai quật hồi năm ngoái tên
là Thuya, một quý tộc sống ở vương triều thứ 18, là mẹ của hoàng hậu
Tuye và là bà nội của Pharaoh Tutankhamun.
Cùng với chồng, Thuya được chôn cất tại Thung lũng của các vị vua. Ngày nay xác ướp Thuya được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Ai Cập ở Cairo. Trong bộ phim tài liệu mới công chiếu trên kênh Channel 5, nhà sử học Bettany Hughes đã có cơ hội tìm hiểu về xác ướp Thuya.
Hughes nói: “Tôi đã được báo trước về một sự kiện lớn sắp xảy ra. Chiều hôm ấy, một trong các quan tài chứa xác ướp sẽ được mở lần đầu tiên, hứa hẹn nhiều điều bí ẩn bên trong”.
“Đó chính là quan tài chứa xác ướp 3.400 năm tuổi, bà ấy tên là Thuya, bà nội của Pharaoh Tutankhamun”, Hughes nói thêm. “Ôi Chúa ơi, hãy nhìn bà ấy. Mọi thứ thật kì diệu”.
Nhà khảo cổ học Ai Cập Salima Ikram giải thích trên kênh Channel 5 về việc xác ướp Thuya là kho tàng quý giá giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về Ai Cập cổ đại. “Hãy nhìn bà ấy và các trang sức chôn cùng bà ấy. Đây là khuôn mặt được bảo quản kỹ lưỡng nhất. Bạn còn có thể nhìn thấy cả lông mày và xương gò má”.
Người Ai cập cổ xưa đã dùng loại nhựa tốt nhất để bảo quản xác ướp Thuya, Ikram nói.
Theo Đăng Nguyễn - Express (Dân Việt)
Usermaatre Ramses III là pharaoh thứ hai của triều đại thứ 20 thời kỳ
Ai Cập cổ đại, trị vì trong khoảng thời gian từ năm 1186 đến 1155 trước
Công nguyên.
Vị vua Ai Cập này được gắn với một giả thuyết mang tên "Âm mưu Harem" nói về cái chết bí ẩn của ông. Trước đây, nhiều người vẫn cho rằng Ramses III chết một cách tự nhiên nhưng quá trình chụp cắt lớp xác ướp 3.000 năm lại vén màn một bí mật thảm khốc.
"Ramses III là vị pharaoh có nhiều kẻ thù. Ông ấy phải chiến đấu chống lại những đội quân xâm lược từ Trung Đông để bảo vệ Ai Cập. Nhưng rắc rối thực sự lại đến từ nội bộ vương quốc. Hoàng hậu Tiye, vợ của pharaoh Ramses III, muốn con trai được nắm giữ ngai vàng nên đã lập mưu ám sát chồng", Bettany Hughes, nhà sử học Anh, tiết lộ chi tiết về "Âm mưu Harem" trong chương trình "Những kho báu lớn của Ai Cập".
Bà Hughes nói thêm rằng các nhà khảo cổ trước đây nghĩ rằng vua Ramses III chết bởi nguyên nhân tự nhiên.
"Các nhà nghiên cứu được biết rằng kế hoạch ám sát nhà vua thất bại, những kẻ chủ mưu bị bắt và xử tử. Nhưng điều gì thực sự xảy ra với vua Ramses?", nhà sử học Anh nói.
Mọi nghi vấn được làm sáng tỏ khi nhóm pháp y thực hiện chụp cắt lớp và phân tích xác ướp của pharaoh Ramses III.
"Chúng tôi nhận thấy phần băng gạc quấn quanh cổ xác ướp dày hơn những chỗ khác. Sau khi chụp cắt lớp, cả nhóm phát hiện vua Ramses III đã bị ám sát bằng cách cắt cổ. Nạn nhân chết sau vài phút quằn quại.
Sau khoảng 3.000 năm, chúng tôi đã vén màn bí mật về cách vị pharaoh này bị ám sát", Samir cho hay.
Theo Nguyễn Thái - Express (Dân Việt)
Theo Express, chiếc quan tài đen niên đại 2.000 năm tình cờ
được phát hiện bởi một đội xây dựng ở thành phố Alexandra, miền bắc Ai
Cập, hồi tháng 7/2018.
Ngay lập tức, chiếc quan tài đen bí ẩn tạo nên một làn sóng cảnh báo và hoảng loạn từ những người cho rằng đây là vật bị nguyền rủa. Một số người lo sợ, quan tài đen nặng 3 tấn chứa một loại bệnh dịch cổ xưa, trong khi số khác cho rằng việc kinh động đến thứ nằm bên trong quan tài sẽ dẫn đến "Ngày Tận Thế".
Tuy nhiên, những nghi ngại đó không ngăn được Bộ Cổ vật Ai Cập, chịu trách nhiệm xử lý cổ vật, mở nắp quan tài đen bí ẩn. Thứ bên trong khiến các nhà nghiên cứu không khỏi rùng mình: Xương người được bao quanh bởi chất lỏng màu đỏ như máu người.
Sau khi tiến hành kiểm tra, Bộ Cổ vật Ai Cập tiết lộ kết quả phân tích sơ bộ về 3 xác ướp bên trong quan tài đen và kết luận khá ghê người.
Điều gì xảy ra với xác ướp?
Người phụ nữ chừng 20 đến 25 tuổi, cao khoảng 1,6m, trong khi một trong hai người đàn ông cao khoảng 1,65m và khoảng 35 - 39 tuổi.
Ba thi thể xếp chồng lên nhau trong quan tài cho thấy chúng nhiều khả năng không được chôn cùng lúc.
"Phân tích cho thấy lỗ thủng này có thể là kết quả của kỹ thuật khoan sọ. Đây là kỹ thuật lâu đời nhất từng được biết tới nhưng hiếm khi được áp dụng ở Ai Cập", Zeinab Hashish, chuyên gia làm việc tại Bộ Cổ vật Ai Cập, cho biết.
Phần xương quanh lỗ thủng cho thấy vết thương đã lành trước khi người đàn ông này chết ở độ tuổi 40-44. Người đàn ông này cao nhất trong số 3 người với chiều cao khoảng 1,79 - 1,84m.
Khoan sọ là kỹ thuật phẫu thuật phổ biến ở thời cổ đại. Kỹ thuật này bao gồm việc chích thủng hoặc khoan vào hộp sọ của bệnh nhân để giải phóng áp lực, xua đuổi linh hồn ma quái (theo quan niệm của người xưa) hoặc chữa rối loạn tinh thần.
Dù mục đích của kỹ thuật này là gì, trên thực tế, nó vẫn gây đau đớn tột độ cho bệnh nhân.
Giải mã 3 bức vẽ bằng vàng bí ẩn trong quan tài đen
Live Science đã liên hệ với một số chuyên gia để giải đáp ý nghĩa về những hình vẽ kỳ quái này. Một trong số các chuyên gia là Jack Ogden, chủ tịch Hiệp hội Lịch sử Trang sức và người từng nghiên cứu kỹ về trang sức bằng vàng ở Ai Cập có niên đại khoảng 2.000 năm trước.
Theo ông Ogden, một trong các hình vẽ là con rắn không có phần mang. Đây là hình ảnh thường xuất hiện trên đồ trang sức Ai Cập.
"Rắn thường là loài kết nối với nữ thần Isis. Chúng tượng trưng cho sự tái sinh", Ogden giải thích.
Vị chủ tịch Hiệp hội Lịch sử Trang sức nói thêm: "Theo nguyên tắc thông thường, đồ trang sức có hình rắn ở Ai Cập thường thuộc về chủ nhân nữ. Tuy nhiên, tôi không chắc chắn bản vẽ hình rắn bằng vàng này thuộc về xác ướp nữ trong quan tài đen hay không?".
Một bức vẽ khác cho thấy một nhánh cọ hoặc bắp ngô, cả hai đều là họa tiết phổ biến liên quan đến khả năng sinh sản và sự tái sinh. Bản vẽ bí ẩn nhất cho thấy hình ảnh giống một cây thuốc phiện. Tuy nhiên, đây chỉ là phỏng đoán của Ogden.
"Thuốc phiện dường như khá phổ biến dưới thời Ai Cập và Hy Lạp - La Mã cổ đại phục vụ y học. Có thể có sự kết nối nào đó ở đây", Ogden chia sẻ.
Ngoài xác ướp và 3 bản vẽ bằng vàng, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy thêm một cổ vật nhỏ bằng vàng khác trong quan tài đen.
AI CẬP - Những Sự Thật Ghê Rợn Về Xác Ướp Khiến Bạn Khiếp Sợ - Tốp 5 Lạ Kỳ🔥🔥🔥
Xác ướp cô gái đóng băng 500 năm còn nguyên vẹn như mới qua đời
Thứ Hai, ngày 25/11/2019 15:00 PM (GMT+7)
Nhà leo núi Peru Miguel Zárate và các cộng sự đã phải mất nhiều năm mới tìm thấy xác ướp đóng băng của một cô gái người Inca, là vật tế thần trên đỉnh núi.
Xác ướp Juanita còn nguyên vẹn như vừa mới qua đời.
Năm 1992, nhà leo núi Peru Miguel Zárate dẫn một đoàn thám hiểm núi
Ampato (cao 6.288 m) thì tìm thấy những mảnh gỗ kỳ lạ trên đỉnh núi băng
giá. Ông nghi ngờ đây là địa điểm chôn cất một người nào đó, theo
mLonely Planet.Tháng 9.1995, Zárate thuyết phục nhà khảo cổ người Mỹ Johan Reinhard quay trở lại ngọn núi sau vụ phun trào của núi lửa Sabancaya. Vụ phun trào làm tan tuyết trên đỉnh Ampato và phơi bày những bí mật hàng trăm năm,
Zárate tìm thấy một bức tượng và nhiều lễ vật trên đỉnh núi, nhưng không có thi thể. Nhóm thám hiểm phải lăn những tảng đá xuống sườn núi để tìm kiếm và đến lúc đó, xác ướp cô gái người Inca mới lộ diện.
Xác ướp cô gái đóng băng, ở độ tuổi khoảng 12-14, vẫn còn nguyên vẹn sau hơn 500 năm. Người Inca có tập tục hiến tế những đứa trẻ trên đỉnh núi để mong thần linh bảo vệ khỏi các hiện tượng thiên nhiên thảm khốc như núi lửa phun trào, lở đất hoặc khí hậu khắc nghiệt.
Phải mất vài ngày, xác ướp mới được đưa từ đỉnh núi xuống một ngôi làng ở Cabanaconde. Từ đây, xác ướp được chuyển đến Đại học Catholic. “Các chuyên gia rất kinh ngạc khi thấy xác ướp còn nguyên vẹn như thể mới qua đời cách đây vài tuần”, nhà khảo cổ Reinhard nói trong một cuộc phỏng vấn năm 1999.
Xác ướp giúp tìm hiểu thêm về nền văn minh Inca.
Theo các chuyên gia, không khí loãng và điều kiện lạnh giá trên đỉnh
núi đã giúp xác ướp còn nguyên vẹn, với mái tóc đen dày, làn da lộ ra
những sợi lông tơ.Xác ướp cô gái Inca ngày nay được gọi là Juanita - The Ice Maiden (Thiếu nữ băng giá). Trong các nghiên cứu sau này, các nhà khoa học lấy mẫu tóc của Juanita để phân tích, tìm ra chế độ ăn uống trước lễ hiến tế.
Theo đó, Juanita đã được chọn làm vật hi sinh từ trước đó một năm. Cô vốn chỉ ăn khoai tây và rau quả, nhưng được ăn thức ăn giàu protein như thịt và được uống rượu, ăn lá coca trước khi bị đem hiến tế.
Người Inca thường cho vật hi sinh dùng lá coca và rượu để trở nên mê man, không cảm nhận được cái rét buốt giá. Nhưng kết quả giám định còn cho thấy Juanita chết do cú đánh mạnh vào đầu, làm tụ máu ở hộp sọ.
Ngoài xác ướp Juanita, các nhà khảo cổ sau này còn tìm thấy hàng loạt xác ướp trẻ em khác ở xung quanh đỉnh Ampato, được coi là bằng chứng sống về sự tồn tại của người Inca.
Ngày nay, xác ướp Juanita được trưng bày tại bảo tàng Museo Santuarios Andinos ở thành phố Arequipa, Peru.
Nguồn: http://danviet.vn/the-gioi/xac-uop-co-gai-dong-bang-500-nam-con-nguyen-ven-nhu-moi-qua-doi-10353...
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)
Kinh ngạc xác ướp 2.000 năm tuổi mà như mới qua đời
Thứ Bảy, ngày 11/05/2019 00:30 AM (GMT+7)
Nằm sâu trong lòng đất 2.000 năm, xác ướp một phụ nữ ở Trung Quốc gây kinh ngạc vì ở trong tình trạng da mềm mại, vẫn còn nguyên tóc và máu trong tĩnh mạch.
Xác ướp của bà Xin Zhui, hay còn được gọi dưới cái tên phu nhân Đại được coi là xác ướp được bảo quản tốt nhất thế giới đến thời điểm hiện tại.
Xác ướp có tuổi đời 2.000 năm của người phụ nữ tên Xin Zhui thuộc
giai đoạn Trung Hoa cổ đại từng gây kinh ngạc lớn với giới khoa học và
nghiên cứu lịch sử.Với những đặc điểm như da dẻ mềm mại, tóc đen dày, các khớp tay chân vẫn có khả năng co duỗi bình thường, xác ướp này được đánh giá là thi thể được bảo quản tốt nhất từ trước tới giờ trong lịch sử.
Xin Zhui hay còn được biết đến dưới cái tên Phu nhân Đại, là vợ của một hầu tước dưới thời kỳ nhà Hán (206 trước Công nguyên – 220 sau Công nguyên). Bà được xác định qua đời vào năm 163 TCN.
Xác ướp của bà được tình cờ phát hiện vào năm 1971 khi các công nhân đào bới tại một khu vực thuộc ngoại thành thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
Bên trong hầm mộ có quy mô lớn của người phụ nữ có địa vị cao trong xã hội thời đó, các nhà khảo cổ còn phát hiện hơn 1.000 cổ vật quý giá, bao gồm nhiều tấm áo lụa, đồ trang điểm, đồ dùng vệ sinh, hàng trăm mảnh sơn mài và 162 hình chạm khắc bằng gỗ tượng trưng cho những người hầu từng phục vụ bà.
Một bữa ăn thậm chí còn được chuẩn bị cẩn thận để phục vụ cho cuộc sống ở thế giới bên kia của chủ nhân ngôi mộ.
Chiếc quan tài với những đường nét chạm khắc tinh xảo – nơi đặt thi thể của bà Xin Zhui.
Bên cạnh cấu trúc ấn tượng cũng như tình trạng hầu như nguyên vẹn sau
gần 2.000 năm tồn tại của ngôi mộ, điều gây sửng sốt nhất với các nhà
khoa học là tình trạng vật lý của xác ướp.Thi thể bà được quấn trong 20 lớp áo lụa, ngâm trong loại chất lỏng đặc biệt, đặt bên trong quan tài 4 lớp đóng kín, xen lẫn các lớp than củi và bịt kín bằng đất sét nhằm tránh vi khuẩn xâm nhập.
Khi được khai quật, làn da của phu nhân Đại vẫn mềm mại khi chạm vào với độ ẩm và độ đàn hồi nhất định. Mái tóc còn nguyên như lúc còn sống, cũng như lông mày và lông mi.
Khả năng bảo quản xác ướp cao đến mức, các nhà khảo cổ chỉ ra rằng cơ thể của phu nhân Đại sau hơn 2 thiên niên kỷ ở trong tình trạng tương tự với một người vừa mới qua đời.
Tuy nhiên, phần da của bà Xin Zhui ngay lập tức bị tổn thương khi lượng oxy trong không khí chạm vào cơ thể bà, tạo ra hiện tượng oxy hóa và làm xác ướp xấu đi so với ban đầu. Do đó, những hình ảnh hiện tại của bà mà người xem chiêm ngưỡng không còn giống với khi xác bà mới được khai quật.
Song nhờ giải phẫu học, giới chuyên môn đã phục dựng lại nhan sắc xinh đẹp khi còn trẻ của bà.
Nhan sắc thời trẻ của phu nhân Đại sau khi các nhà khoa học phục dựng.
Khám nghiệm sâu hơn, các nhà nghiên cứu còn ngạc nhiên hơn khi phát
hiện tất cả các cơ quan bên trong của thi thể đều còn nguyên vẹn, các
tĩnh mạch vẫn chứa máu. Nhờ đó, các nhà phân tích xác định vị phu nhân
cao quý này có nhóm máu A.Những cục máu đông được tìm thấy trong tĩnh mạch cũng phần nào hé lộ nguyên nhân gây ra cái chết của bà Xin Zhui: một cơn đau tim.
Ngoài ra, người phụ nữ sống cách đây 2.000 năm cũng gặp một loạt các vấn đề về sức khỏe khác như sỏi mật, cholesterol cao, huyết áp cao và bệnh gan.
138 hạt dưa chưa tiêu cũng được tìm thấy trong dạ dày và ruột của xác ướp. Thông thường, những hạt dưa mất một giờ để tiêu hóa. Vì vậy, có thể coi đây là món ăn cuối cùng của vị phu nhân trước khi bà qua đời vì cơn đau tim đột ngột.
Dù nằm
dưới lòng đất 2.000 năm, các cơ quan trong cơ thể của xác ướp vẫn ở
trong tình trạng tốt. Thậm chí, máu vẫn nằm dưới các tĩnh mạch.
Nằm sâu hơn 12 mét dưới lòng đất, ngôi mộ của bà Xin Zhui phần nào
thể hiện vị trí cao quý của bà trong xã hội. Thi thể bà được đặt bên
trong chiếc nhỏ nhất trong bốn chiếc quan tài, mỗi chiếc nằm trong một
cái lớn hơn.Một lớp đất dày được xác định là bột nhão lót sàn, toàn bộ đồ vật đều được bôi than hút ẩm và bịt kín bằng đất sét, có nhiệm vụ ngăn chặn oxy và vi khuẩn xâm nhập vào khu vực quan tài. Phần đỉnh ngôi mộ sau đó được niêm phong bằng lớp đất sét dày 1 mét, ngăn nước xâm nhập vào bên trong.
Mô phỏng cấu trúc hầm mộ của vị phu nhân sống ở thời kỳ nhà Hán thuộc Trung Hoa cổ đại.
Đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học mới tìm ra rất ít chi tiết về cuộc sống trước đây của xác ướp bí ẩn này.Các tài liệu chỉ ra phu nhân Đại là vợ của một quan chức cấp cao người Hán tên Li Cang. Bà qua đời khi mới ở ngưỡng tuổi 50. Nguyên nhân sâu xa gây ra cái chết của bà do cuộc sống sung túc, kẻ hầu người hạ, lười vận động, dẫn đến chứng béo phì.
Tuy nhiên, thi thể của bà vẫn được đánh giá cao là xác ướp được bảo quản tốt nhất trong lịch sử. Xác ướp của bà hiện được lưu giữ tại bảo tàng tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) và là đối tượng hàng đầu của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu kỹ năng bảo quản xác chết.
Xác ướp được phát hiện trong một quan tài ở Luxor, bên bờ sông Nile.
Theo My Lê - The Vintage News (Dân Việt)
Ai Cập: Mở quan tài chứa xác ướp 3.400 năm tuổi, nhận thấy điều kinh ngạc
Thứ Ba, ngày 09/07/2019 18:00 PM (GMT+7)
Các nhà khảo cổ và sử học Ai Cập đã hoàn toàn bất ngờ khi mở quan tài chứa xác ướp một quý tộc là bà nội của Pharaoh Tutankhamun.
Cùng với chồng, Thuya được chôn cất tại Thung lũng của các vị vua. Ngày nay xác ướp Thuya được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Ai Cập ở Cairo. Trong bộ phim tài liệu mới công chiếu trên kênh Channel 5, nhà sử học Bettany Hughes đã có cơ hội tìm hiểu về xác ướp Thuya.
Hughes nói: “Tôi đã được báo trước về một sự kiện lớn sắp xảy ra. Chiều hôm ấy, một trong các quan tài chứa xác ướp sẽ được mở lần đầu tiên, hứa hẹn nhiều điều bí ẩn bên trong”.
“Đó chính là quan tài chứa xác ướp 3.400 năm tuổi, bà ấy tên là Thuya, bà nội của Pharaoh Tutankhamun”, Hughes nói thêm. “Ôi Chúa ơi, hãy nhìn bà ấy. Mọi thứ thật kì diệu”.
Xác ướp có khuôn mặt nguyên vẹn nhất từ trước đến nay.
“Xác ướp gần như hoàn hảo. Bà ấy có mái tóc vàng xoăn rất đẹp”,
Hughes nói trên Channel 5. “Ở thời điểm Thuya được ướp xác, người Ai Cập
đã hoàn thiện kỹ thuật này sau 1.200 năm, nên xác ướp đặc biệt nguyên
vẹn. Quá trình ướp xác kéo dài suốt hai tháng”.Nhà khảo cổ học Ai Cập Salima Ikram giải thích trên kênh Channel 5 về việc xác ướp Thuya là kho tàng quý giá giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về Ai Cập cổ đại. “Hãy nhìn bà ấy và các trang sức chôn cùng bà ấy. Đây là khuôn mặt được bảo quản kỹ lưỡng nhất. Bạn còn có thể nhìn thấy cả lông mày và xương gò má”.
Người Ai cập cổ xưa đã dùng loại nhựa tốt nhất để bảo quản xác ướp Thuya, Ikram nói.
Theo Đăng Nguyễn - Express (Dân Việt)
Chụp cắt lớp xác ướp pharaoh Ai Cập 3.000 tuổi, phát hiện bí mật choáng váng
Chủ Nhật, ngày 25/08/2019 11:00 AM (GMT+7)
Các nhà khảo cổ đều cho rằng vị pharaoh trị vì cách đây 3.000 năm chết bởi nguyên nhân tự nhiên nhưng tất cả đã lầm.
Vị vua Ai Cập này được gắn với một giả thuyết mang tên "Âm mưu Harem" nói về cái chết bí ẩn của ông. Trước đây, nhiều người vẫn cho rằng Ramses III chết một cách tự nhiên nhưng quá trình chụp cắt lớp xác ướp 3.000 năm lại vén màn một bí mật thảm khốc.
"Ramses III là vị pharaoh có nhiều kẻ thù. Ông ấy phải chiến đấu chống lại những đội quân xâm lược từ Trung Đông để bảo vệ Ai Cập. Nhưng rắc rối thực sự lại đến từ nội bộ vương quốc. Hoàng hậu Tiye, vợ của pharaoh Ramses III, muốn con trai được nắm giữ ngai vàng nên đã lập mưu ám sát chồng", Bettany Hughes, nhà sử học Anh, tiết lộ chi tiết về "Âm mưu Harem" trong chương trình "Những kho báu lớn của Ai Cập".
Nhiều người lầm tưởng vua Ramses III chết bởi nguyên nhân tự nhiên
"Các nhà nghiên cứu được biết rằng kế hoạch ám sát nhà vua thất bại, những kẻ chủ mưu bị bắt và xử tử. Nhưng điều gì thực sự xảy ra với vua Ramses?", nhà sử học Anh nói.
Mọi nghi vấn được làm sáng tỏ khi nhóm pháp y thực hiện chụp cắt lớp và phân tích xác ướp của pharaoh Ramses III.
Vua Ramses III chết bởi vết cắt ở cổ
Ahmed Samir, một người phụ trách bảo tàng Ai Cập có mặt trong nhóm pháp y, choáng váng bởi phát hiện."Chúng tôi nhận thấy phần băng gạc quấn quanh cổ xác ướp dày hơn những chỗ khác. Sau khi chụp cắt lớp, cả nhóm phát hiện vua Ramses III đã bị ám sát bằng cách cắt cổ. Nạn nhân chết sau vài phút quằn quại.
Sau khoảng 3.000 năm, chúng tôi đã vén màn bí mật về cách vị pharaoh này bị ám sát", Samir cho hay.
Theo Nguyễn Thái - Express (Dân Việt)
Điều kinh hoàng gì xảy ra với xác ướp bên trong quan tài đen ở Ai Cập?
Thứ Bảy, ngày 27/07/2019 19:00 PM (GMT+7)
Khi mở chiếc quan tài đen bí hiểm, các nhà khảo cổ Ai Cập phát hiện phần còn lại của 3 xác ướp bên trong. Đặc biệt, một trong số chúng liên quan đến cách thức phẫu thuật lâu đời và đau đớn nhất lịch sử nhân loại.
Chiếc quan tài đá đen được phát hện ở thành phố Alexandra, miền bắc Ai Cập năm 2018
Xác ướp Ai Cập luôn là đề tài thu hút được sự chú ý không chỉ của giới khảo cổ học mà còn cả những người tò mò và yêu khám phá. Sức hút ấy được tạo nên từ sự bí ẩn hàng nghìn năm và những câu chuyện "có một không hai". Loạt bài này sẽ mang tới cho độc giả những câu chuyện ly kỳ và bí ẩn nhất ẩn sau các xác ướp Ai Cập. |
Ngay lập tức, chiếc quan tài đen bí ẩn tạo nên một làn sóng cảnh báo và hoảng loạn từ những người cho rằng đây là vật bị nguyền rủa. Một số người lo sợ, quan tài đen nặng 3 tấn chứa một loại bệnh dịch cổ xưa, trong khi số khác cho rằng việc kinh động đến thứ nằm bên trong quan tài sẽ dẫn đến "Ngày Tận Thế".
Tuy nhiên, những nghi ngại đó không ngăn được Bộ Cổ vật Ai Cập, chịu trách nhiệm xử lý cổ vật, mở nắp quan tài đen bí ẩn. Thứ bên trong khiến các nhà nghiên cứu không khỏi rùng mình: Xương người được bao quanh bởi chất lỏng màu đỏ như máu người.
Sau khi tiến hành kiểm tra, Bộ Cổ vật Ai Cập tiết lộ kết quả phân tích sơ bộ về 3 xác ướp bên trong quan tài đen và kết luận khá ghê người.
Các nhà khoa học mở quan tài đen và phát hiện bất ngờ về 3 xác ướp bên trong
Bằng việc phân tích xương chậu và xương sọ của các xác ướp bên trong
quan tài đen, nhóm khảo cổ kết luận 3 xác ướp gồm hai nam và một nữ. Tất
cả đều chết khi còn trẻ.Người phụ nữ chừng 20 đến 25 tuổi, cao khoảng 1,6m, trong khi một trong hai người đàn ông cao khoảng 1,65m và khoảng 35 - 39 tuổi.
Ba thi thể xếp chồng lên nhau trong quan tài cho thấy chúng nhiều khả năng không được chôn cùng lúc.
Các xác ướp được xếp chồng lên nhau và một xác ướp có vết thủng trên đầu
Nhưng thông tin lạnh người nhất liên quan đến vết thủng lớn ở mặt sau
hộp sọ của người đàn ông còn lại. Ban đầu, các nhà khảo cổ cho rằng vết
thương do mũi tên gây ra. Tuy nhiên, khi kiểm tra kỹ hơn, họ phát hiện
đây là kết quả của một phương thức phẫu thuật não lâu đời và gây đau đớn
nhất trong lịch sử."Phân tích cho thấy lỗ thủng này có thể là kết quả của kỹ thuật khoan sọ. Đây là kỹ thuật lâu đời nhất từng được biết tới nhưng hiếm khi được áp dụng ở Ai Cập", Zeinab Hashish, chuyên gia làm việc tại Bộ Cổ vật Ai Cập, cho biết.
Phần xương quanh lỗ thủng cho thấy vết thương đã lành trước khi người đàn ông này chết ở độ tuổi 40-44. Người đàn ông này cao nhất trong số 3 người với chiều cao khoảng 1,79 - 1,84m.
Khoan sọ là kỹ thuật phẫu thuật phổ biến ở thời cổ đại. Kỹ thuật này bao gồm việc chích thủng hoặc khoan vào hộp sọ của bệnh nhân để giải phóng áp lực, xua đuổi linh hồn ma quái (theo quan niệm của người xưa) hoặc chữa rối loạn tinh thần.
Dù mục đích của kỹ thuật này là gì, trên thực tế, nó vẫn gây đau đớn tột độ cho bệnh nhân.
Chất lòng màu nâu đỏ được phát hiện bên trong quan tài đen
Lý giải về chất lỏng màu nâu đỏ như máu, Bộ Cổ vật Ai Cập cho biết
nó dường như là kết quả của việc nước giếng ngấm vào quan tài đen pha
trộn với phần còn lại của xác ướp trong suốt thời gian dài. Khi các nhà
khảo cổ mở nắp quan tài, mùi hôi thối nồng nặc bốc lên khiến không ai
dám tới gần nó trong một tiếng.Giải mã 3 bức vẽ bằng vàng bí ẩn trong quan tài đen
Những hình vẽ bí ẩn khắc trên vàng và một cổ vật bằng vàng cũng được tìm thấy trong quan tài đen
Ngoài 3 xác ướp, các nhà nghiên cứu còn phát hiện 3 hình vẽ bí ẩn khắc trên vàng.Live Science đã liên hệ với một số chuyên gia để giải đáp ý nghĩa về những hình vẽ kỳ quái này. Một trong số các chuyên gia là Jack Ogden, chủ tịch Hiệp hội Lịch sử Trang sức và người từng nghiên cứu kỹ về trang sức bằng vàng ở Ai Cập có niên đại khoảng 2.000 năm trước.
Theo ông Ogden, một trong các hình vẽ là con rắn không có phần mang. Đây là hình ảnh thường xuất hiện trên đồ trang sức Ai Cập.
"Rắn thường là loài kết nối với nữ thần Isis. Chúng tượng trưng cho sự tái sinh", Ogden giải thích.
Vị chủ tịch Hiệp hội Lịch sử Trang sức nói thêm: "Theo nguyên tắc thông thường, đồ trang sức có hình rắn ở Ai Cập thường thuộc về chủ nhân nữ. Tuy nhiên, tôi không chắc chắn bản vẽ hình rắn bằng vàng này thuộc về xác ướp nữ trong quan tài đen hay không?".
Một bức vẽ khác cho thấy một nhánh cọ hoặc bắp ngô, cả hai đều là họa tiết phổ biến liên quan đến khả năng sinh sản và sự tái sinh. Bản vẽ bí ẩn nhất cho thấy hình ảnh giống một cây thuốc phiện. Tuy nhiên, đây chỉ là phỏng đoán của Ogden.
"Thuốc phiện dường như khá phổ biến dưới thời Ai Cập và Hy Lạp - La Mã cổ đại phục vụ y học. Có thể có sự kết nối nào đó ở đây", Ogden chia sẻ.
Ngoài xác ướp và 3 bản vẽ bằng vàng, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy thêm một cổ vật nhỏ bằng vàng khác trong quan tài đen.
-----------------------
Khi vào trong lăng mộ các chiến binh bí ẩn ở Deir el Bahari, địa
danh lịch sử nằm ở bờ tây sông Nile, Ai Cập, các nhà khảo cổ phát hiện
60 xác ướp "bị nhốt" chung. Đáng sợ hơn là bí mật ẩn sau 60 xác ướp này.
Bài dài kỳ tiếp theo sẽ tiết lộ bí mật đáng sợ ấy.
Nhận xét
Đăng nhận xét