Thứ Năm, 16 tháng 5, 2019

KIẾP GIANG HỒ`170/a

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cái giá phải trả của Tư Mùi "nữ tướng" hung ác cầm đầu băng cướp s.ọ người gây khiếp sợ dân miền Tây

Đại gia đình tướng cướp khét tiếng miền Đông (Kỳ 1): Thôn nữ xinh đẹp

Những năm sau giải phóng, hầu hết những băng cướp làm mưa làm gió tại Sài Gòn, Đồng Nai, Sông Bé… lần lượt sa lưới trước sự tấn công, truy quét quyết liệt của lực lượng CA. Thế nhưng, có một băng cướp phải mất 3 thập kỷ mới bị xóa sổ.

Thủ lĩnh của băng cướp này là một phụ nữ mà giới tội phạm thường mệnh danh là “nữ tướng cướp miền Đông”.
Vết trượt của thôn nữ xinh đẹp
Bà chính là Trần Thị Tép, SN 1933, tại xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, dân gian biết về bà với cái danh “tướng cướp miền Đông- Tám Lũy).
Tám Lũy là con gái đầu lòng của Mười Rốp, một cựu tướng cướp từng làm mưa làm gió giai đoạn 1943-1946 của thế kỷ trước. Mười Rốp chính là người khẩn hoang, khai phá mảnh đất đầm lầy mà bà Tám Lũy hiện nay đang ở.
Sau khi ông bị cảnh sát thời Pháp bắt bỏ tù, được tha về ông hoàn lương với nghề lương thiện rồi sinh con đẻ cái. Trong số những đứa con của ông thì Hai Tép nổi lên là một thiếu nữ xinh đẹp, ương bướng, chỉ có điều ít nhiều mang dòng máu của cha.
Ngoài biệt tài bơi lội như rái cá, Tép còn nổi tiếng mưu trí. Nhiều bậc cao niên vùng Nhơn Trạch kể lại rằng, vào một đêm đi lưới đáy trên sông thì Tép lọt vào “tầm ngắm” của toán lính quân đội Sài Gòn có vũ khí đang đi tuần tra gần bến sông Nhà Bè.
Dẫu biết rõ là ngư dân lương thiện nhưng chúng vẫn lớn tiếng yêu cầu dừng lại kiểm tra mục đích giở trò dơ bẩn.
Biết gặp phải “thú dữ” nhưng ghe đang ở giữa dòng, nước sông cuồn cuộn chảy xiết không thể lặn cũng không thể đua tốc độ với gần chục nòng súng và tàu tuần tiễu. Hai Tép nhanh trí cho ghe tiến chầm chậm vào bờ để nghi binh tỏ ý vâng lời.
Khi bọn chúng sáp lại gần, cô vẫn tươi cười nghe theo lệnh, ngoan ngoãn bước lên tàu cho mấy ảnh lục soát, thế rồi Tép tung cước. Mấy tên lính bị đá vào chỗ hiểm nằm lăn ra sàn tàu, nhân cơ hội đó Hai Tép nhảy ùm xuống sông mất hút.
 dai gia dinh tuong cuop khet tieng mien dong (ky 1): thon nu xinh dep hinh anh 1
Bà Tám Lũy ngày nay. Ảnh: Long Thiên
Năm 20 tuổi, Tép phải lòng một lính trẻ tên là Nguyễn Thanh Liêm đi lính cho Tây, đồn đóng gần nhà. Nghe tiếng cô Hai Tép xinh đẹp đã lâu nhưng không có cớ gì để sang gặp mặt.
Một hôm Liêm đánh liều sang nhà gặp Mười Rốp rồi lấy cớ làm quen Hai Tép. Kể từ ngày đó, mỗi lúc nhận lương, Liêm lại dành dụm mua tặng Tép một vài món quà, lúc thì chai dầu thơm, cục xà bông khi thì đôi ba cái kẹp tóc xinh xắn.
Lần đầu tiên có người quan tâm săn sóc, trái tim thiếu nữ bồi hồi xao xuyến. Năm 1953, một đám cưới nho nhỏ diễn ra ấm cúng, tràn ngập tiếng cười. Hai Tép chính thức đổi tên thành Tám Lũy.
Sau ngày cưới, Mười Rốp hồi môn cho 1.000 đồng để vợ chồng Tép tậu chiếc ghe làm ăn. Chàng rể mới cũng bỏ nghiệp lính cùng vợ chài lưới, đốn gỗ mưu sinh. Những lúc rảnh rỗi họ lại be bờ làm ruộng, tạo đầm trồng trọt chăn nuôi.
Nhờ có sức khỏe và siêng năng lao động, kinh tế gia đình được cải thiện dần, vợ chồng trẻ còn mua được mấy công đất, cất được căn nhà lá để chui ra chui vào. Từ ngày lấy chồng, Tám Lũy biến thành cái máy đẻ, sau 10 năm chung sống 6 đứa con lần lượt ra đời.
Thương vợ vất vả, một hôm anh chồng thủ thỉ với Tám Lũy: “Hồi này kinh tế gia đình cũng khấm khá, má nó đừng bươn nữa, ở nhà chăn nuôi đặng lo lắng cho sắp nhỏ nên người, mấy việc bên ngoài cứ để tui gánh”. Kể từ đó hai Tép ở nhà lo tề gia nội trợ.
Công việc nhà khá nhiều nhưng vốn là người xốc vác, nhanh nhẹn chỉ một loáng tất cả đã đâu vào đấy.
Mấy đứa con quen sống kiểu tự sinh tự diệt chẳng cần chăm sóc, đứa bé đi theo đứa lớn tự chơi, tự ăn ngủ không cần sự quản đốc của mẹ, Tám Lũy đâm ra rảnh rỗi.
“Nhàn cư vi bất thiện”- lời người xưa bảo quả không sai, nhất là với một người quen làm lụng như Tám Lũy thì sự nhàn nhã là một cực hình.
Để giết chết thời gian cô lân la tới các sòng bài xem thiên hạ sát phạt, trong lúc cao hứng Tám góp vui vài ván lấy may không ngờ thắng thật. Chỉ mấy chục đồng tiền vốn liếng ban đầu, ngồi chốc lát sau đã có trong tay đến mấy trăm bạc.
Thắng đâm ra ham, những ngày sau đó thiếu phụ bắt đầu sa lầy vào cờ bạc. Mấy đứa nhỏ chưa đầy 10 tuổi cũng được đưa hết sang sòng xóc đĩa chầu rìa buồn vui cùng mẹ.
Nhu cầu sưởi ấm vào mùa đông tăng cao, thu nhập của anh tiều phu Thanh Liêm cũng nhiều lên. Anh mừng thầm nhẩm tính chỉ cần cố gắng thêm mấy ngày nữa sang năm thể nào cũng đủ tiền sửa sang lại căn nhà cho khang trang sạch sẽ.
Thế nhưng dự tính ấy của anh đã tan tành mây khói. Vào một ngày giáp Tết, có tốp người lạ kéo đến nhà chửi bới, buộc anh Liêm phải trả hơn 10.000 đồng tiền (tương đương 4-5 lượng vàng). Hỏi ra mới biết trong lúc nhàn cư cô Tám đã vay nợ đánh bài.
Thế là công sức bao năm lao động đổ sông đổ biển, số tiền dành dụm phải vét hết ra để trả nợ.
Tưởng sau việc này vợ sẽ rút ra bài học nhớ đời, chừa thói cờ bạc, nào ngờ từ khi bị phát giác, bà Tám không cần giấu giếm mà công khai cầm cố tài sản, bán sạch lợn gà nướng hết vào chiếu bạc.
Bất lực, ông Tám để vợ tự ý tung hoành, tiền làm ra ông  giấu kỹ không cho bà biết.
 dai gia dinh tuong cuop khet tieng mien dong (ky 1): thon nu xinh dep hinh anh 11
Nhà bà Tám Lũy hiện đang sinh sống .
Tên trộm bí ẩn
Khi của nả trong nhà đội nón ra đi, Tám Lũy liền nghĩ ngay đến cách kiếm tiền mới tốn ít công sức lại vô cùng hiệu quả.
Xã Phú Hữu xưa nay vốn yên bình thì giữa những năm 1967 bỗng xuất hiện nạn trộm vặt, nào là bắt trộm gà, heo, tận thu luôn cả nồi, xoong, chảo. Ở hiện trường in toàn dấu giày của lính chế độ cũ.
Ban đầu người dân lôi mấy tên lính thường lảng vảng trong xóm ra chửi bóng chửi gió, nhưng người ta lại nghĩ mấy tên lính đâu thiếu tiền đến nỗi phải lấy cắp cả những đồ lặt vặt, vả lại nếu có cũng không ngu dại để lại dấu giày quá rõ ràng tại hiện trường.
Người ta âm thầm theo dõi truy tìm thủ phạm giấu mặt. Vào một đêm khuya vắng, bóng người mặc áo lính thoắt ẩn thoắt hiện từ nhà này sang nhà khác.
Chỉ một lát, bóng đen đã xuất hiện gần mép sông với chiếc bao tải căng tròn trên vai, nhanh như cắt cởi bỏ y phục, cởi đôi giày nhét tất cả vào bao tải, men theo mép nước và mất hút khi đến vàm sông nhà Tám Lũy.
Không còn nghi ngờ gì nữa, thủ phạm chính là vợ ông Tám lâu nay nổi tiếng nghiện bài.
Quá mệt mỏi với bà vợ tai quái, năm 1968 ông Tám nhất quyết xin li dị, chịu trách nhiệm chăm sóc đàn con thơ dại.
Rũ bỏ hết trách nhiệm, không bị ràng buộc, bà Tám như chim sổ lồng rồi  xuôi xuống Long Thành làm trong sở Mỹ, tiền bạc làm ra được bao nhiêu lại ném vào những con xúc xắc đỏ đen.
Chẳng biết ở sở Mỹ vận đen có còn đeo bám không mà đến 3 năm sau Tám Lũy mới quay về vùng sông nước hoang vắng gần cầu Cháy (xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch) khai khẩn gần 4.000m2 đất cần mẫn làm ăn.
Cách đó không xa là nhà ông Tám sống cùng những đứa con thơ dại. Nhớ con thi thoảng bà Tám Lũy lại tìm về khi thì nấu giúp bữa cơm, lúc dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo. Có bàn tay phụ nữ, đám trẻ nhỏ không còn lem luốc đói ăn đói ngủ.
Tình cảm vợ chồng tưởng đã chết bỗng nồng cháy trở lại, bà Tám tỏ ra ăn năn hối hận cả hai quyết định nối lại tình xưa.
Cuộc sống có sự chung sức của hai con người vừa khỏe mạnh lại chịu khó chẳng mấy chốc đã có được của ăn của để.
Nhưng lại một lần nữa, Tám Lũy đã phụ tấm chân tình của chồng sa vào cờ bạc, cầm cố hết tài sản trong nhà và lấy trộm luôn số tiền ông chắt chiu dành dụm để sửa sang nhà cửa.
Lần này ông Tám không khuyên can, cũng chẳng buồn li hôn mà âm thầm sống cuộc đời bần hàn bên bà vợ bài bạc cùng những đứa con sớm được mẹ dẫn dắt vào chốn giang hồ. Cứ như thế, vòng xoáy đỏ đen bám riết lấy bà Tám Lũy.
Hết chỗ bấu víu lại quay sang nghề trộm cắp để trang trải nợ nần. Cứ như thế chính tay bà Tám đã dẫn dắt những đứa con của mình bước vào guồng quay tội lỗi, với những tên tội phạm từng gây bao kinh hãi tại vùng Đồng Nai.
Theo PV (PL&XH)

Đại gia đình tướng cướp khét tiếng miền Đông (Kỳ 2): Lai lịch tướng cướp Trần Văn Rốp

Dân chúng vùng sông nước huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến nay vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện, lúc sinh thời dù là một tiều phu nhưng Mười Rốp là tay “đột vòm” lão luyện.

    Người đặt nền móng đầu tiên là anh tiều phu to con giỏi võ có tên Trần Văn Rốp, không ai nhớ năm sinh, ngày mất nhưng dân chúng thường gọi là Mười Rốp.
    Ngay từ hồi sống ở vùng sông nước Thủ Đức- Biên Hòa, Mười Rốp đã thành lập băng đảng, thực hiện những vụ trộm cướp.
    Thế nhưng, phần lớn Mười Rốp và toán quân đều nhằm vào gia đình quan chức quyền thế, đồn Tây, tàu buôn… của cải thu được chỉ giữ lại một phần, còn chia hết cho dân nghèo.
    Những người con của Mười Rốp ai nấy đều siêng năng, cần cù, làm ăn lương thiện, duy chỉ có cô Hai Tép (tức bà Tám Lũy hiện nay) mê mẩn bên chiếu bạc, tự biến mình thành nữ tướng cướp lúc nào không hay.
    Bà Tám Lũy năm nay đã bước vào tuổi 77, nhưng người ta biết đến bà là “nữ tướng cướp miền Đông” hơn là cái tên “cúng cơm” do cha mẹ đặt cho.
    Những năm sau giải phóng, bà nổi lên với vai trò chỉ huy, điều hành mọi hoạt động gồm hơn 20 tên cướp là con cháu và những tên “lục lâm thảo khấu” vùng sông nước miền Đông Nam Bộ.
    Tám Lũy sinh được 13 người con, nhưng gần như chừng ấy người (cả dâu, rể - PV) đều có tên trong “sổ đen” của CA các cấp. Người con đầu của bà Tám Lũy tức là Hai Cư “lé” từng bị bắt về tội tiêu thụ tài sản phi pháp nhưng nay đã tu chí làm ăn.
    Con trai thứ hai là Nguyễn Văn Tùng từng bắn chết một cán bộ CA xã Đại Phước vì dám cản trở việc “làm ăn” của hắn. Tiếp đó, y nổ súng bắn chết hai du kích xã Phú Hữu để giải cứu hai đứa em là Hoàng, Sanh (Khanh) khỏi một vụ trộm cắp.
    Năm 1984, Tùng bị bắt, trong lúc bị áp giải về trụ sở CA, tuy tay đã tra còng nhưng hắn đã vùng dậy nhảy xuống đường định tẩu thoát thì bị xe tải phía sau lao tới cán chết tại chỗ. Tùng chết, hai em Sanh, Hoàng nổi lên thay anh dẫn dắt băng cướp.
     dai gia dinh tuong cuop khet tieng mien dong (ky 2): lai lich tuong cuop tran van rop hinh anh 3
    Bà Tám Lũy chính là con đầu của ông Mười Rốp bây giờ.
    Dù là em nhưng Hoàng tỏ ra lấn lướt Sanh, mới 21 tuổi đã cầm đầu một băng cướp có súng AK, cac bin, M16, lựu đạn… gây ra hàng chục vụ cướp trên địa bàn sông nước vùng Nhơn Trạch.
    Hắn cũng là kẻ nã đạn vào nhóm dân quân tự vệ làm một người bị thương để tháo chạy trong một vụ cướp bất thành. Năm 1986, Hoàng bị kết án 20 năm tù, y trốn trại nhưng bị bắt vài ngày sau đó.
    Ngày 18.1.2006, chấp hành xong hình phạt, gã trở về địa phương trong mác người hoàn lương, sớm hôm cùng bà Tám lũy chăn nuôi lợn gà, chăm sóc điền trang rộng hàng ngàn m2.
    Không chỉ hàng xóm của gã bị lừa mà mẹ hắn, cựu tướng cướp Tám Lũy cũng đinh ninh con trai đã “cải tà quy chính”. Bà Tám vui mừng chờ ngày đón con dâu thì đột nhiên Hoàng bị bắt và bị tòa tuyên án tử về tội cướp của giết người.
    Trong lúc chờ thi hành án, hắn thắt cổ tự tử, kết thúc cuộc đời của kẻ chuyên gieo rắc tội lỗi.
    Trong số em trai Hoàng, đặc biệt nổi lên tên Nguyễn Văn Thâu (SN 1977, tự Thâu “ròm”) nổi tiếng lì lợm. Thâu có tiền sự, năm 1998 y bị đưa đi cưỡng bức 12 tháng tù.
    Ra trại, Thâu tiếp tục hành nghề trộm cắp xe máy, CQCA thống kê mỗi đêm y kiếm 2- 3 triệu bạc dễ như trở bàn tay. Tháng 7.1999, hắn cùng Sanh “đá nóng” thành công một chiếc Dream cáu cạnh dựng bên lề đường.
    Tuy nhiên, vài tuần sau khổ chủ vô tình phát hiện ra tài sản bị mất, liền bí mật báo cho CQCA tóm gọn cả hai tại một bãi xe ở quận Bình Thạnh (TP HCM). Lần này, Thâu “ròm” lãnh 6 năm bóc lịch.
    Thụ án xong, hắn trở lại quê nhà với vẻ mặt lạnh tanh, lầm lì ai nhìn cũng khiếp sợ. Không như Hoàng biết giấu mình, Thâu sống lông bông, ăn chơi trác táng, quan hệ tình cảm bừa bãi, sống như vợ chồng với hàng tá gái bia ôm.
     dai gia dinh tuong cuop khet tieng mien dong (ky 2): lai lich tuong cuop tran van rop hinh anh 7
    Vùng đất ông Mười Rốp khẩn hoang nay là nơi con cháu sinh sống.
    Nói về băng cướp Tám Lũy nếu không nhắc đến đám con gái, dâu rể thì quả là thiếu sót lớn. Trong số này, nổi bật nhất có vợ chồng cô Ba Phấn.
    Suốt hành trình trốn nã, những tên cướp lui về rừng ngập mặn Cần Giờ ẩn thân và chiếm luôn một cơ sở nuôi tôm ở vùng Tam Thôn Hiệp làm căn cứ hoạt động.
    Nhờ sự giúp đỡ  đặc biệt là vợ chồng Ba Phấn, đám cướp không chỉ nắm rõ tình hình lựa đường hành động, được ăn sung mặc sướng mà tất cả các chiến lợi phẩm thu đều được “hậu phương” rửa tiền một cách ngon lành.
    Khi Tùng chết, hắn đã kịp để lại hậu duệ là Nguyễn Văn An.
    Vào năm 1999, nghe tin công việc “làm ăn” của anh trai bị đám trai làng làm khó dễ, Sanh kéo theo hai cháu ruột có “số má” là An và Phạm Văn Tèo đi tới quán bida lôi những kẻ dám “vuốt râu hùm” đánh cho một trận “thừa sống thiếu chết”.
    Sợ bị bắt, Sanh bỏ trốn, vì còn nhỏ nên An, Tèo bị mời lên CA xã nhưng vì chưa đến tuổi nên chúng chỉ bị phạt hành chính.
    Trần Văn Rốp to con, nổi tiếng giỏi võ nghệ và có khí chất nghĩa hiệp của kẻ trượng phu. Thời trai trẻ, Rốp sống bằng nghề chài lưới trên sông, khi lập gia đình ông kiêm thêm nghề đốn củi.
    Những năm 1943-1945, nạn đói hoành hành, cả ngày đẫm mình dưới sông kéo lưới, gồng mình chặt củi cũng không kiếm đủ miếng cơm cho cả nhà. Bí thế, Mười Rốp đánh liều lẻn vào các thuyền buôn trộm mấy thứ đồ lặt vặt.
    Việc trộm cắp dễ dàng không tốn mấy công sức lại kiếm được nhiều tiền, dần dà ông thành lập hẳn một băng nhóm  trộm cướp chuyên nghiệp.
    Tuy nhiên, Rốp không trộm tài sản của người lương thiện mà chỉ nhằm vào nhà những tham quan, đồn Tây, quan Tây , tàu buôn để hành động… Khi thu được chiến lợi phẩm thì phân phát cho người nghèo.
    Năm 1945, Nhật đầu hàng đồng minh, Rốp nhanh chân tóm được ba tên lính Nhật rồi trói gô lại và thu súng ống bỏ hết lên xe bò kéo đi giao nộp cho cách mạng trong sự cổ vũ, reo hò của người dân.
    Cũng từ đó, danh tiếng Mười Rốp vượt ra ngoài khu vực, nhân cơ hội Mười Rốp chiếm luôn một số lãnh địa các băng nhóm lân cận mở rộng địa bàn hoạt động.
    Tiếng tăm càng lớn thì càng bị để ý, việc chỉ tập trung trộm cướp tài sản của tham quan khiến cho những kẻ quyền thế tức giận, lo lắng, buộc chính quyền thực dân Pháp phải tầm nã ráo riết. Năm 1947, Mười Rốp bị bắt đi tù, băng cướp tan rã.
    Bốn năm ngồi tù đã khiến Rốp “cải tà quy chính”, ngay khi mãn hạn ông đốt luôn chiếc chòi, đưa vợ con vượt sông Đồng Nai về vùng Phú Hữu - Nhơn Trạch sinh sống, mong đoạn tuyệt với quá khứ tội lỗi.
    Tại đây, vợ chồng con cái Mười Rốp dựng một cái chòi nhỏ ven sông, sắm một chiếc xuồng cũ hành nghề đốn củi, chăng lưới mưu sinh qua ngày.
    Gia cảnh nghèo khó cùng cuộc sống tách biệt hẳn với bên ngoài khiến những đứa con lớn lên chẳng biết mặt chữ, bù lại chúng đều là những thanh niên ngoan ngoãn, không ăn chơi đua đòi.
    Mấy cô con gái thì theo mẹ chài lưới trên sông, con trai theo cha vào rừng đốn củi đi bán. Cuộc sống tuy khó khăn nhưng êm đềm yên ả, ước mơ đoạn tuyệt với nghề cướp với Mười Rốp cuối cùng đã trở thành hiện thực.
    Theo PV (PL&XH)

    Đại gia đình tướng cướp khét tiếng miền Đông (Kỳ 3): Sự độc ác của kẻ nối ngôi tướng cướp

    Trong số những đứa con tướng cướp của bà Tám Lũy hung tàn nhất là Nguyễn Văn Tùng, SN 1961. Hắn được “đồng nghiệp” tặng cho hỗn danh “sát thủ” vì bản tính máu lạnh, sẵn sàng xả đạn vào người dân vô tội chỉ để dẹp đường, mặt không hề biến sắc. Trong một vụ cướp tàu bất thành, hắn đã gây thương vong cho hai chiến sỹ CA và dân quân tự vệ.

      Cuộc đụng độ trên bến đò Phú Hữu
      Lại nói về bà Tám Lũy, dẫu lần “ăn hàng” nào cũng trót lọt nhưng nghề trộm vặt chẳng kiếm đủ tiền cho mỗi lần sát phạt, nữ quái nghĩ ngay tới việc thay đổi phương thức làm ăn.
      Vào những năm 1979– 1980, Tám Lũy một mặt móc nối với một số đối tượng đầu trộm đuôi cướp trong dòng tộc tổ chức đưa người vượt biên nhằm cướp vàng bạc, mặt khác rong ruổi trên các con sông tìm tàu thuyền đưa người vượt biên dùng súng khống chế cướp tài sản.
      Với chiêu thức này, Tám Lũy không chỉ “sống khỏe” mà còn thả sức sát phạt thâu đêm suốt sáng.
      Khi Việc kiểm soát tình trạng vượt biên ngày càng được siết chặt. Đứng trước nguy cơ “chết đói”, Tám Lũy tính đến phương án làm ăn lâu dài, kiểu “ăn chắc mặc bền” đó là cướp tài sản của những người dân quanh vùng.
      Dẫu có chút nguy hiểm vì dễ bị nhận dạng nhưng nếu tuyển được tay chân trung thành thì có biết mười mươi nhưng không bắt được quả tang cũng khó định tội. Bà ta đã nghĩ tới việc đưa những đứa con mình đi cướp.
      Tám Lũy có 13 người con thì tất cả đều ít nhiều vướng vào cảnh tù tội, hung tàn nhất là Tùng “sát thủ”.
      Không được học hành, tuổi thơ của Tùng và các anh chị em là những ngày mắt tròn mắt dẹt nhìn những con xúc xắc đủ màu trên tay mẹ, nghe đủ tiếng chửi thề, thấy đủ các mánh khóe, và hàng trăm trò lừa gạt.
      Tất cả những thói hư tật xấu đều được lưu giữ trong trí nhớ non nớt trẻ thơ mà sau này chúng dùng làm “kim chỉ nam” cho cuộc sống. Dù còn nhỏ nhưng Tùng đã hăm hở thu gom súng đạn về “căn cứ địa” ở cầu Cháy cất giấu.
      Khi việc thu lợi từ những người vượt biên giảm sút, Tám Lũy tập hợp các con lại thành một băng cướp gia đình tính chuyện làm ăn lâu dài.
      Vào mùa thu hoạch lúa, ban ngày băng cướp chia ra làm nhiều nhóm rong ruổi trên sông rình sơ hở của người dân bốc trộm lúa, ban đêm đột nhập vào các thuyền buôn, lẻn vào nhà dùng súng không chế cướp tài sản.
      Khi các con đã thuần thục nghề, Tám Lũy  nhường vị trí chủ soái cho Tùng. Tùng chứng tỏ mình là kẻ vô cùng máu lạnh, sẵn sàng nhả đạn khi bị chống trả. Với kiểu giết người không chút biến sắc, hắn được đàn em tôn vinh là Tùng “sát thủ”.
      Không như mẹ chỉ tuyển dụng đàn em trong dòng tộc, Tùng “sát thủ” chiêu mộ thêm những tên tội phạm cộm cán bên ngoài như Út Xuân, Năm Chiến, Minh Đô… vào băng nhóm bổ sung sức mạnh cũng là để phô trương thanh thế.
      Với cách lãnh đạo trên, chỉ hai năm (1981-1982) hoạt động, hắn đã cùng đàn em thực hiện hàng loạt vụ án trên sông rạch thuộc các xã Đại Phước, Phú Hữu, Phước Khánh (huyện Long Thành thời đó).
      Sau một thời gian dài “làm mưa làm gió” cũng bị điểm mặt, bị lực lượng CA tỉnh trấn áp gắt gao. Thấy không thể làm ăn như trước, hắn gọi Sanh (em ruột Tùng) bàn tính chuyển lên bờ làm ăn.
      Đầu 1982, Tùng cùng đồng bọn vào một tiệm may nổi tiếng giàu có nhất nhì Đại Phước. Qua thăm dò chúng biết được K, con trai ông chủ tiệm may sắp làm đám cưới, hẳn trong nhà sẽ tích trữ không ít vàng bạc.
      Sau khi nghiên cứu địa hình, đúng vào đêm có đoàn hát ở TP về xã biểu diễn, người dân kéo đi nghe hát xóm làng vắng tanh. Tùng, Sanh cùng đồng bọn mới ra tay hành động.
      Sanh ôm khẩu M16 đứng ngoài cảnh giới, cho Tùng vào tiệm may gí khẩu AK vào đầu ông chủ tiệm ra lệnh: “Đưa hết tiền vàng ra đây, chậm tao bắn”. Nói dứt lời hắn chĩa súng vào K bóp cò.
      Tiếng súng làm lực lượng dân quân bảo vệ đoàn hát gần đó giật mình. Trong chốc lát hàng chục dân quân, cảnh sát đến bao vây băng cướp.
      Đứng cảnh giới bên ngoài, Sanh hét lên: “Anh Tư (Tùng) không xong rồi, chuồn thôi!”, cả bọn nhảy lên chiếc ghe chờ sẵn phía cửa sau tháo chạy...
      Vụ cướp bất thành, lại suýt chết hụt, Tùng gọi Hoàng “phổi”, đứa em hắn tâm đắc nhất lại nói: “Cướp trên cạn hóa ra chẳng dễ ăn, bị phát hiện là toi đời như chơi.
      Tư tính tụi mình nên cải thiện thủy lực cho tốt, làm ăn trên sông vẫn hơn”. Đêm hôm đó cặp đôi “sát thủ” này “chụm đầu” vạch kế hoạch cướp ghe, tàu.
      Đêm Phú Hữu một ngày đầu tháng 8.1982, trời mưa lất phất khiến không gian càng thêm vắng lặng.
      Trên bến đò anh Sài (CA xã) và anh Quân (du kích) vai mang súng vẫn chăm chú làm nhiệm vụ canh giữ hàng chục chiếc ghe, thuyền vượt biên trái phép bị thu hồi neo đậu gần bờ. Cách đó chừng 50m bốn bóng đen đang thầm thì lên kế hoạch gây án.
      Khoảng 5 phút sau, hai thanh niên khoác áo mưa che hai khẩu tiểu liên đầy ắp đạn trong người từ từ tiến lại nơi hai người đang làm nhiệm vụ. Tùng “sát thủ” giả vờ hỏi: “Anh chỉ giúp đường ra bến đò Phước Khánh?”.
      Người CA không chút nghi ngờ đưa tay chỉ đường. Chỉ trong tích tắc, Tùng rút ngay khẩu AK nhằm ngực anh bắn. Anh Sài hi sinh tại chỗ.
      Ngay lúc đó hắn và Hoàng lao về phía người du kích đang đứng trên mũi ghe nổ súng, bị trúng đạn anh ngã sấp xuống sàn ghe bị thương nặng.
      Loạt đạn đã đánh động lực lượng CA canh gác gần đó. Thấy bất lợi, chúng bỏ luôn việc cướp ghe, lẩn vào bóng đêm mất dạng.
      Sự trả thù hèn hạ
      Khi CA đang ráo riết điều tra truy tìm kẻ bắn súng kinh hoàng trên bến đò Phú Hữu thì Tùng “sát thủ” lại tiếp tục bắn chết một cán bộ thanh tra xã Đại Phước do nghi ngờ người này theo dõi, cản trở công việc làm ăn của hắn.
      CA tỉnh Đồng Nai tăng cường lực lượng trinh sát hỗ trợ CA địa phương phá án. Sau nhiều tháng theo chân những tên cướp nhà Tám Lũy và thu thập chứng cớ, trinh sát xác định chúng là thủ phạm gây ra những vụ án trên.
      Đêm 4.10.1982, hàng chục chiến sĩ trinh sát, CA, dân quân... ngâm mình dưới dòng nước lạnh giá, bí mật mai phục xung quanh khu Cầu Cháy, hang ổ của băng Tám Lũy.
      Trời mờ sáng, có tiếng động cơ từ phía sông Cầu Cháy vọng về. Ba phút sau một mũi thuyền nhẹ nhàng len lõi qua những bụi dừa nước tấp vào bờ. Trên xuồng, Tùng và Hoàng nhìn lưới, cùng hàng chục kg tôm cá thu được mặt đầy hả hê.
      Hoàng nhảy phóc lên bờ cột xuồng, Tùng đang lấy thế nhảy theo thì bị trinh sát từ bốn phía ập vào quật ngã. Chúng bị giải về CA huyện Long Thành điều tra nhưng chỉ 24h sau đã trốn thoát khỏi trại.
      Trong suốt thời gian trốn nã, cặp đôi này tiếp tục gây ra hàng loạt vụ cướp, giết khác.
       2 anh em tử tù Thâu, Hoàng
      Thời còn sống với cha (ấp Thị Cầu) Tùng hay chơi với anh Phạm Văn Tiếp ở nhà đối diện, nhưng lớn lên mỗi người một chí hướng.
      Trong khi anh Tiếp chịu khó rèn luyện, học hỏi trở thành chiến sĩ CA nhiệt huyết năng nổ thì Tùng lại ngập chìm trong bài bạc trộm cắp, trốn tránh đi nghĩa vụ quân sự. Bị chính người bạn gọi lên xử lý, truy bắt nhiều lần hắn đâm ra thù hận.
      Khi các anh chị em lần lượt bị xử lý, bắt giam và biết anh Tiếp tham gia vụ bắt hắn, hắn càng quyết tâm trả thù anh Tiếp.
      Ngày 28.2.1983, đang nằm ở nhà thì Hoàng “phổi” chạy vào cấp báo: “ Tiếp hết ca trực đang về nhà ăn cơm. Nghe nói chút nữa sẽ đi thị sát tình hình ở ấp Thị Cầu.
      Mặt còn ngái ngủ, nhưng nghe nói đến Tiếp, Tùng “sát thủ” tỉnh hẳn: “Việc này để tao, mày quay lại sòng bài để khỏi bị nghi ngờ”.
      Hắn chồm khỏi giường vớ ngay khẩu AK, rồi đi tắt đường ra trước cổng nhà thờ Đại Phước, nằm phục sẵn ở bờ ruộng cặp theo mé lộ chạy ngang nhà anh Tiếp. Trước khi đi hắn gọi Út Xuân, Minh Đô đi theo hỗ trợ.
      Nhà anh Tiếp ở trên dốc cao nên mọi cử động vào đều nằm trong tầm quan sát của Tùng. Sau khi ăn cơm, anh Tiếp dắt xe đạp ra cổng đi về hướng ngã ba Đại Phước. Cách đó không xa, tên Tùng tay lăm lăm khẩu AK.
      Khi khoảng cách giữa hắn và người CA chừng 5m, Tùng “sát thủ” nhảy ngay lên đường nhằm vào người anh nhả đạn. Cự li bắn quá gần, đột ngột 5 viên đạn xuyên thấu vào ngực, anh Tiếp hy sinh tại chỗ.
      Tùng và các đàn em rút xuống ghe máy tẩu thoát theo sông Ông Kèo.
      Tội ác của Tùng còn được nhân theo hàng loạt vụ cướp trong suốt 3 năm kế nghiệp mẹ. Nhưng kẻ gây ra tội ác cuối cùng cũng  phải trả giá.
      Lại nói về bà Tám Lũy, dẫu lần “ăn hàng” nào cũng trót lọt nhưng nghề trộm vặt chẳng kiếm đủ tiền cho mỗi lần sát phạt, nữ quái nghĩ ngay tới việc thay đổi phương thức làm ăn.
      Vào những năm 1979– 1980, Tám Lũy một mặt móc nối với một số đối tượng đầu trộm đuôi cướp trong dòng tộc tổ chức đưa người vượt biên nhằm cướp vàng bạc, mặt khác rong ruổi trên các con sông tìm tàu thuyền đưa người vượt biên dùng súng khống chế cướp tài sản.
      Với chiêu thức này, Tám Lũy không chỉ “sống khỏe” mà còn thả sức sát phạt thâu đêm suốt sáng.
      Khi Việc kiểm soát tình trạng vượt biên ngày càng được siết chặt. Đứng trước nguy cơ “chết đói”, Tám Lũy tính đến phương án làm ăn lâu dài, kiểu “ăn chắc mặc bền” đó là cướp tài sản của những người dân quanh vùng.
      Dẫu có chút nguy hiểm vì dễ bị nhận dạng nhưng nếu tuyển được tay chân trung thành thì có biết mười mươi nhưng không bắt được quả tang cũng khó định tội. Bà ta đã nghĩ tới việc đưa những đứa con mình đi cướp.
      Tám Lũy có 13 người con thì tất cả đều ít nhiều vướng vào cảnh tù tội, hung tàn nhất là Tùng “sát thủ”.
      Không được học hành, tuổi thơ của Tùng và các anh chị em là những ngày mắt tròn mắt dẹt nhìn những con xúc xắc đủ màu trên tay mẹ, nghe đủ tiếng chửi thề, thấy đủ các mánh khóe, và hàng trăm trò lừa gạt.
      Tất cả những thói hư tật xấu đều được lưu giữ trong trí nhớ non nớt trẻ thơ mà sau này chúng dùng làm “kim chỉ nam” cho cuộc sống. Dù còn nhỏ nhưng Tùng đã hăm hở thu gom súng đạn về “căn cứ địa” ở cầu Cháy cất giấu.
      Khi việc thu lợi từ những người vượt biên giảm sút, Tám Lũy tập hợp các con lại thành một băng cướp gia đình tính chuyện làm ăn lâu dài.
      Vào mùa thu hoạch lúa, ban ngày băng cướp chia ra làm nhiều nhóm rong ruổi trên sông rình sơ hở của người dân bốc trộm lúa, ban đêm đột nhập vào các thuyền buôn, lẻn vào nhà dùng súng không chế cướp tài sản.
      Khi các con đã thuần thục nghề, Tám Lũy  nhường vị trí chủ soái cho Tùng. Tùng chứng tỏ mình là kẻ vô cùng máu lạnh, sẵn sàng nhả đạn khi bị chống trả. Với kiểu giết người không chút biến sắc, hắn được đàn em tôn vinh là Tùng “sát thủ”.
      Không như mẹ chỉ tuyển dụng đàn em trong dòng tộc, Tùng “sát thủ” chiêu mộ thêm những tên tội phạm cộm cán bên ngoài như Út Xuân, Năm Chiến, Minh Đô… vào băng nhóm bổ sung sức mạnh cũng là để phô trương thanh thế.
      Với cách lãnh đạo trên, chỉ hai năm (1981-1982) hoạt động, hắn đã cùng đàn em thực hiện hàng loạt vụ án trên sông rạch thuộc các xã Đại Phước, Phú Hữu, Phước Khánh (huyện Long Thành thời đó).
      Sau một thời gian dài “làm mưa làm gió” cũng bị điểm mặt, bị lực lượng CA tỉnh trấn áp gắt gao. Thấy không thể làm ăn như trước, hắn gọi Sanh (em ruột Tùng) bàn tính chuyển lên bờ làm ăn.
      Đầu 1982, Tùng cùng đồng bọn vào một tiệm may nổi tiếng giàu có nhất nhì Đại Phước. Qua thăm dò chúng biết được K, con trai ông chủ tiệm may sắp làm đám cưới, hẳn trong nhà sẽ tích trữ không ít vàng bạc.
      Sau khi nghiên cứu địa hình, đúng vào đêm có đoàn hát ở TP về xã biểu diễn, người dân kéo đi nghe hát xóm làng vắng tanh. Tùng, Sanh cùng đồng bọn mới ra tay hành động.
      Sanh ôm khẩu M16 đứng ngoài cảnh giới, cho Tùng vào tiệm may gí khẩu AK vào đầu ông chủ tiệm ra lệnh: “Đưa hết tiền vàng ra đây, chậm tao bắn”. Nói dứt lời hắn chĩa súng vào K bóp cò.
      Tiếng súng làm lực lượng dân quân bảo vệ đoàn hát gần đó giật mình. Trong chốc lát hàng chục dân quân, cảnh sát đến bao vây băng cướp.
      Đứng cảnh giới bên ngoài, Sanh hét lên: “Anh Tư (Tùng) không xong rồi, chuồn thôi!”, cả bọn nhảy lên chiếc ghe chờ sẵn phía cửa sau tháo chạy...
      Vụ cướp bất thành, lại suýt chết hụt, Tùng gọi Hoàng “phổi”, đứa em hắn tâm đắc nhất lại nói: “Cướp trên cạn hóa ra chẳng dễ ăn, bị phát hiện là toi đời như chơi.
      Tư tính tụi mình nên cải thiện thủy lực cho tốt, làm ăn trên sông vẫn hơn”. Đêm hôm đó cặp đôi “sát thủ” này “chụm đầu” vạch kế hoạch cướp ghe, tàu.
      Đêm Phú Hữu một ngày đầu tháng 8.1982, trời mưa lất phất khiến không gian càng thêm vắng lặng.
      Trên bến đò anh Sài (CA xã) và anh Quân (du kích) vai mang súng vẫn chăm chú làm nhiệm vụ canh giữ hàng chục chiếc ghe, thuyền vượt biên trái phép bị thu hồi neo đậu gần bờ. Cách đó chừng 50m bốn bóng đen đang thầm thì lên kế hoạch gây án.
      Khoảng 5 phút sau, hai thanh niên khoác áo mưa che hai khẩu tiểu liên đầy ắp đạn trong người từ từ tiến lại nơi hai người đang làm nhiệm vụ. Tùng “sát thủ” giả vờ hỏi: “Anh chỉ giúp đường ra bến đò Phước Khánh?”.
      Người CA không chút nghi ngờ đưa tay chỉ đường. Chỉ trong tích tắc, Tùng rút ngay khẩu AK nhằm ngực anh bắn. Anh Sài hi sinh tại chỗ.
      Ngay lúc đó hắn và Hoàng lao về phía người du kích đang đứng trên mũi ghe nổ súng, bị trúng đạn anh ngã sấp xuống sàn ghe bị thương nặng.
      Loạt đạn đã đánh động lực lượng CA canh gác gần đó. Thấy bất lợi, chúng bỏ luôn việc cướp ghe, lẩn vào bóng đêm mất dạng.
       dai gia dinh tuong cuop khet tieng mien dong (ky 3): su doc ac cua ke noi ngoi tuong cuop hinh anh 12
      4 tên cướp tiệm vàng Kim Hồng đã bị sự trừng phạt thích đáng của pháp luật. Ảnh: TL
      Sự trả thù hèn hạ
      Khi CA đang ráo riết điều tra truy tìm kẻ bắn súng kinh hoàng trên bến đò Phú Hữu thì Tùng “sát thủ” lại tiếp tục bắn chết một cán bộ thanh tra xã Đại Phước do nghi ngờ người này theo dõi, cản trở công việc làm ăn của hắn.
      CA tỉnh Đồng Nai tăng cường lực lượng trinh sát hỗ trợ CA địa phương phá án. Sau nhiều tháng theo chân những tên cướp nhà Tám Lũy và thu thập chứng cớ, trinh sát xác định chúng là thủ phạm gây ra những vụ án trên.
      Đêm 4.10.1982, hàng chục chiến sĩ trinh sát, CA, dân quân... ngâm mình dưới dòng nước lạnh giá, bí mật mai phục xung quanh khu Cầu Cháy, hang ổ của băng Tám Lũy.
      Trời mờ sáng, có tiếng động cơ từ phía sông Cầu Cháy vọng về. Ba phút sau một mũi thuyền nhẹ nhàng len lõi qua những bụi dừa nước tấp vào bờ. Trên xuồng, Tùng và Hoàng nhìn lưới, cùng hàng chục kg tôm cá thu được mặt đầy hả hê.
      Hoàng nhảy phóc lên bờ cột xuồng, Tùng đang lấy thế nhảy theo thì bị trinh sát từ bốn phía ập vào quật ngã. Chúng bị giải về CA huyện Long Thành điều tra nhưng chỉ 24h sau đã trốn thoát khỏi trại.
      Trong suốt thời gian trốn nã, cặp đôi này tiếp tục gây ra hàng loạt vụ cướp, giết khác.
       dai gia dinh tuong cuop khet tieng mien dong (ky 3): su doc ac cua ke noi ngoi tuong cuop hinh anh 13
       2 anh em tử tù Thâu, Hoàng
      Thời còn sống với cha (ấp Thị Cầu) Tùng hay chơi với anh Phạm Văn Tiếp ở nhà đối diện, nhưng lớn lên mỗi người một chí hướng.
      Trong khi anh Tiếp chịu khó rèn luyện, học hỏi trở thành chiến sĩ CA nhiệt huyết năng nổ thì Tùng lại ngập chìm trong bài bạc trộm cắp, trốn tránh đi nghĩa vụ quân sự. Bị chính người bạn gọi lên xử lý, truy bắt nhiều lần hắn đâm ra thù hận.
      Khi các anh chị em lần lượt bị xử lý, bắt giam và biết anh Tiếp tham gia vụ bắt hắn, hắn càng quyết tâm trả thù anh Tiếp.
      Ngày 28.2.1983, đang nằm ở nhà thì Hoàng “phổi” chạy vào cấp báo: “ Tiếp hết ca trực đang về nhà ăn cơm. Nghe nói chút nữa sẽ đi thị sát tình hình ở ấp Thị Cầu.
      Mặt còn ngái ngủ, nhưng nghe nói đến Tiếp, Tùng “sát thủ” tỉnh hẳn: “Việc này để tao, mày quay lại sòng bài để khỏi bị nghi ngờ”.
      Hắn chồm khỏi giường vớ ngay khẩu AK, rồi đi tắt đường ra trước cổng nhà thờ Đại Phước, nằm phục sẵn ở bờ ruộng cặp theo mé lộ chạy ngang nhà anh Tiếp. Trước khi đi hắn gọi Út Xuân, Minh Đô đi theo hỗ trợ.
      Nhà anh Tiếp ở trên dốc cao nên mọi cử động vào đều nằm trong tầm quan sát của Tùng. Sau khi ăn cơm, anh Tiếp dắt xe đạp ra cổng đi về hướng ngã ba Đại Phước. Cách đó không xa, tên Tùng tay lăm lăm khẩu AK.
      Khi khoảng cách giữa hắn và người CA chừng 5m, Tùng “sát thủ” nhảy ngay lên đường nhằm vào người anh nhả đạn. Cự li bắn quá gần, đột ngột 5 viên đạn xuyên thấu vào ngực, anh Tiếp hy sinh tại chỗ.
      Tùng và các đàn em rút xuống ghe máy tẩu thoát theo sông Ông Kèo.
      Tội ác của Tùng còn được nhân theo hàng loạt vụ cướp trong suốt 3 năm kế nghiệp mẹ. Nhưng kẻ gây ra tội ác cuối cùng cũng  phải trả giá

      Chuyện ít biết về "đại ca" giang hồ ngáo đá Long "Ma"

      Đêm ngày 11.11.2016, Nguyễn Vinh Long (tức Long "Ma", 37 tuổi, trú tại Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) - kẻ đã cùng đồng bọn nã đạn vào nhà nghỉ Nam Cường 2 (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) khiến cho hai thanh niên thương vong - đã sa lưới pháp luật.

      Được biết, sau khi gây ra vụ nổ súng xôn xao dư luận, Long "Ma" đã cùng người tình (là một giáo viên mầm non) định cao chạy xa bay song không thoát.
      1. Gần 4 giờ sáng ngày 12.11.2016, Tổ công tác đặc biệt của Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52) Công an TP Hà Nội đã về đến đại bản doanh (phố Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Thượng tá Đào Anh Tuấn, Phó trưởng phòng PC52 cùng cán bộ chiến sỹ trong tổ công tác lúc này mới thở phào nhẹ nhõm.
      Người cán bộ kỳ cựu của phòng Cảnh sát hình sự (và sau này là Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm) cho chúng tôi biết: Thông qua nguồn tin từ quần chúng nhân dân, khoảng 20 giờ ngày 11.11, thượng tá Tuấn nhận được thông tin trùm giang hồ Long "Ma"  đang chuẩn bị từ Trung Quốc về Việt Nam qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Ban chỉ huy Phòng PC52 đã lập tức báo cáo, xin ý kiến Ban Giám đốc Công an TP Hà Nội lên kế hoạch truy bắt sát thủ nguy hiểm này.
       chuyen it biet ve "dai ca" giang ho ngao da long "ma" hinh anh 1
      Đối tượng Long "Ma" tại cơ quan Công an.
      Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó giám đốc Công an TP đã trực tiếp chỉ đạo Đội 2 PC52 phối hợp với Đội Cảnh sát Hình sự đặc nhiệm, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Hà Nội do Thượng tá Đào Anh Tuấn phụ trách nhanh chóng lên đường đi Lạng Sơn tổ chức "đón lõng" sát thủ ngay khi hắn xuất hiện.
      Khi đoàn xe đặc chủng của Công an Hà Nội chuyển bánh, Thượng tá Tuấn đã liên lạc với Công an tỉnh Lạng Sơn và Lực lượng Biên phòng Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) đề nghị phối hợp truy bắt đối tượng.
      Sau gần 2 giờ di chuyển hết sức khẩn trương, Tổ công tác đặc biệt của Công an Hà Nội đã có mặt tại Cửa khẩu Tân Thanh (Văn Lãng, Lạng Sơn).
      Được sự phối hợp chặt chẽ của lực lượng Cảnh sát truy nã tội phạm, Công an tỉnh Lạng Sơn và cán bộ chiến sĩ Trạm Kiểm soát biên phòng cửa khẩu Cốc Nam, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Tân Thanh, khoảng 23 giờ ngày 11.11, lực lượng truy bắt đã phát hiện và tóm gọn Long "Ma" khi hắn đang cùng người yêu từ bên kia biên giới về Việt Nam qua một con suối cạn. Tổ công tác đặc biệt cũng thu giữ trong người đối tượng 2 con dao sắc nhọn, hơn 100 triệu đồng và nhiều đồ trang sức có giá trị.
      2. Tại cơ quan Công an, ban đầu Long "Ma" khai nhận hắn cùng đồng bọn đã nổ 9 phát súng vào nhà nghỉ Nam Cường 2, khiến cho 1 nhân viên bị chết và 1 bị thương trong tình trạng "phê" ma túy. Trong suốt hành trình di lý Long "Ma" từ cửa khẩu cho đến lúc về đến Hà Nội, hắn vẫn trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh. Có lẽ chính vì thế mà giang hồ Hà Nội đặt cho hắn biệt danh là "đại ca ngáo đá" cũng không phải là quá.
       chuyen it biet ve "dai ca" giang ho ngao da long "ma" hinh anh 6
      Tang vật của vụ giết người trên phố Nguyễn Thị Định.
      Được biết, đại ca Long "Ma" vốn sinh ra trong một gia đình khá "cơ bản". Long có hai chị gái và một anh trai. Học hành dở dang trắc trở, Long sớm gia nhập vào đội quân "lính đánh thuê" cho nhiều tiệm cầm đồ, công ty tư vấn tài chính… ở khu vực quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Kiếm được bao nhiêu tiền, Long ném hết vào những cuộc "đập đá". Chính vì thế, dù đã có một cô con gái đang học THPT, Long vẫn không chịu nổi hắn và phải chia tay.
      Sau khi bỏ vợ, Long "Ma" đã cặp với khá nhiều cô gái. Và cơn say "đá" của hắn ngày càng tăng khi mỗi tuần Long tham gia hàng chục cuộc "bay" "lắc" các kiểu. Cũng bởi ma túy, Long trở nên côn đồ hung hãn, và chẳng mấy đã trở thành một trong những đại ca giang hồ có số có má tại Hà Nội. Qua các cuộc "giao lưu" cũng như giải quyết, thanh toán ân oán giang hô,ì Long "Ma" có thêm nhiều mối quan hệ với các đối tượng hình sự, ma túy cộm cán của Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh...
      Chính vì thế mà hắn có thêm nơi chốn để ẩn nấp sau mỗi vụ việc. Có một điểm yếu (và cũng là điểm mạnh!?) của Long "Ma" là thần kinh của hắn rất dễ hưng phấn. Chỉ cần một chút rượu hoặc ma túy, Long "Ma" lập tức biến ngay thành một sát thủ cực kỳ manh động, liều lĩnh.
      Năm 2015, Long "Ma" như "hổ mọc thêm cánh, cá được tiếp vây" khi hắn chắp mối được với một số đối tượng ở biên giới, "đánh" về được kha khá hàng "nóng". Từ đó trở đi, mỗi lần xảy ra mâu thuẫn là Long lại sẵn sàng sử dụng súng để áp chế đối thủ. Chỉ riêng trong năm 2016, Long "Ma" đã ba lần nổ súng khiến cho nhiều người bị chết và bị thương.
      Đầu tiên là vụ nổ súng tại một quán bar trên quận Hoàn Kiếm vào đầu tháng 5.2016. Tối ngày 1.5 có 3 nam thanh niên cùng một phụ nữ trẻ vào quán bar trên phố Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Do hết giờ hoạt động theo quy định, nhân viên quán yêu cầu nhóm này thanh toán tiền để đóng cửa. Long "Ma" đề nghị nhân viên tiếp tục mở cửa để cùng nhóm bạn uống nốt chai rượu, nhưng không được chấp thuận.
      Bực bội, Long từ tầng hai đi xuống, rút súng ngắn thủ sẵn trong túi quần bắn một phát đạn cắm vào tường. Ra ngoài quán gặp tổ tuần tra của phường sở tại, Long bắn thêm 2 phát đạn xuống đường trước cửa quán bar rồi tẩu thoát. Công an quận Hoàn Kiếm thu giữ tại hiện trường một vỏ đạn, 2 mảnh đầu đạn súng ngắn.
       chuyen it biet ve "dai ca" giang ho ngao da long "ma" hinh anh 11
      Cặp dao mà Long "Ma" luôn mang bên mình khi trốn truy nã.
      Ngày 12.5.2016, Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàn Kiếm đã ra quyết định số 13 truy nã đặc biệt đối tượng Nguyễn Vinh Long về một loạt các tội "Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí" ; "Chống người thi hành công vụ"…
       
      Khi đang bị truy nã đặc biệt thì Long "Ma" lại gây ra một vụ nổ súng tiếp theo. Ngày 21.10.2016 Long Ma xách súng tìm Nguyễn Ngọc Minh (tức Minh "Ngỗng", 30 tuổi trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) để thanh toán nợ nần, do trước đó Minh "Ngỗng" đã từng nện Long một chập.
      Xách theo một khẩu súng AK47, Long "Ma" hẹn giải quyết ân oán với Minh "Ngỗng" trên khu vực phố Thợ Nhuộm (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Không gặp được đối thủ, Long "Ma" đã bắn hai phát chỉ thiên "cảnh cáo" rồi trốn khỏi hiện trường.
      Biết đang bị cơ quan công an truy nã ráo riết, Long "Ma" sau khi gây ra vụ nổ súng ngày 21.10 thì mò lên khu vực biên giới Lạng Sơn để tìm đường trốn sang Trung Quốc. Tuy nhiên, khi đó đồng bọn của Long cho biết hiện khu vực đang "có biến" nên không cưu mang hắn được. Thất bại trong việc trốn ra nước ngoài, Long "Ma" quay trở về Hà Nội, tiếp tục trốn chui lủi tại nhiều quận huyện. Tuy nhiên, dù trốn nã song hắn vẫn không quên tối tối đi "đập đá" với đám choai choai.
      Đêm 27.10.2016, Long "Ma" nghe đàn em gọi điện nhờ trả thù một vụ đánh nhau, hắn lập tức rủ thêm nhiều đối tượng xách theo hai khẩu AK47 và súng ngắn lên  phố Nguyễn Thị Định và gây ra vụ án sát hại một nhân viên của nhà nghỉ Nam Cường 2.
      Trong hai ngày 29 và 30.10.2016, bốn đồng bọn của Long "Ma" gồm: Hoàng Quốc Hùng (41 tuổi, trú tại phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội, đối tượng có 4 tiền án); Nguyễn Văn Thắng (34 tuổi, trú tại Thịnh Quang, Đống Đa, có 3 tiền án, 3 tiền sự); Mai Vũ Long (45 tuổi, trú tại phường Đội Cấn, Ba Đình - đối tượng có 3 tiền án, 2 tiền sự) và Nguyễn Xuân Trường (28 tuổi, trú tại phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) lần lượt sa lưới pháp luật. Ngày 3.11 một đàn em khác của Long là Lê Tiến Đạt (31 tuổi trú tại Đống Đa, Hà Nội) cũng bị bắt giữ để điều tra về hành vi "Không tố giác tội phạm".
       chuyen it biet ve "dai ca" giang ho ngao da long "ma" hinh anh 17
      Đồng phạm của Long "Ma" sa lưới: Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Xuân Trường, Mai Vũ Long.
      Sau khi gây án, Long "Ma" cùng Tạ Thị Thanh T. (36 tuổi, trú tại Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) bỏ trốn sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. Hai đứa dắt díu nhau đến khu vực Cửa khẩu Lũng Vài (Quảng Tây, Trung Quốc) và "tá túc" tại khu trọ của người Việt Nam ở khu vực này, trong đó có một số bạn bè từng "vào sinh ra tử" với Long "Ma" trong các cuộc thanh toán mâu thuẫn ngoài xã hội trước đây.
      Trong gần 2 tuần sống chui lủi trốn tránh các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam ở bên kia biên giới, do nghiện ma túy nặng nên Long "Ma" thường xuyên trong tình trạng lơ mơ "ngáo đá" dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn với bạn bè ở đây và bỏ về Việt Nam với ý định sẽ cùng người yêu sống lang thang ở khu vực biên giới, chờ cơ hội bỏ trốn thật xa. Tuy nhiên cặp đôi này đã bị lực lượng Công an phát hiện tóm gọn.
      Được biết, Tạ Thị Thanh T. hiện cũng đang trục trặc với chồng và muốn ly thân. Gặp Long "Ma" trong một cuộc "đập đá", cả hai đã "bập" vào nhau. Tại cơ quan công an T. cũng khai cô ta hiện đang là giáo viên tại một trường mầm non tư thục. Ngày 28.10 được Long "Ma" rủ đi Lạng Sơn chơi nên cô ta đã xin nghỉ làm tại trường mầm non một thời gian.
      Hiện đối tượng Nguyễn Vinh Long đã được PC52 bàn giao cho Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
      Theo Hoa Sơn (An ninh thế giới)
      Theo PV (PL&XH)

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét