XEM PHIM: "Cá Mập Thời Tiền Sử Trối Dậy"
(ĐC sưu tầm trên NET)
Dậy
Trong The Meg, kẻ thù của con người không phải là những chú cá mập trắng "thông thường" nữa mà là siêu quái vật Megalodon
từ thời tiền sử với kích thước cơ thể lên đến 40 mét. Con quái vật
thoát ra từ khe vực sâu nhất trái đất và bơi vào một bãi biển đông nghẹt
khách du lịch không khác gì tới... tiệm sushi vậy.
Chàng thủy thủ Jonas Taylor (Jason Statham)
buộc phải chiến đấu với con quái vật khổng lồ và hung tợn để bảo vệ mọi
người. Cuộc chiến giữa "người vận chuyển" và Megalodon hứa hẹn là bom
tấn đáng xem nhất mùa hè 2018 với hàng loạt lời khen ngợi từ giới phê
bình.
The Meg sẽ công chiếu trên toàn quốc từ ngày 09/08/2018.

Megalodon, như chúng ta biết, là một quái vật khổng lồ.
Bảng so sánh kích thích các loại cá mập.

Megalodon thì khổng lồ và cần "khẩu phần ăn" từ các loài vật lớn.

Năm 1938, một mẫu vật tìm thấy tại Nam Phi đã chứng minh cá vây tay cổ không hề tuyệt chủng trong kỷ Phấn trắng cùng với khủng long. Thậm chí con cá vây tay bằng da bằng thịt này có thể thở. Mới đây, người ta cũng tìm thấy cá vây tay tại Indonesia vào năm 1999.

Cá tầm cũng sống từ khoảng đầu kỷ Jura. Con cá tầm lớn nhất có thể dài tới 6 mét, to như cá mập trắng lớn. Cá tầm ăn các loại động vật nhỏ dưới đáy biển, đặc biệt chúng lại không gây nguy hiểm trừ khi bị khiêu khích.

Đây là loài cá cổ nhất còn sống tới ngày nay ở vùng Nam nước Mỹ, phía Bắc và Đông Mexico và được cho rằng tồn tại từ kỷ Phấn trắng. Cá sấu mõm dài (cá sấu hỏa tiễn) có thể phát triển dài 4 mét và nặng 200kg. Chúng có cái mõm rất dài với hàm răng cực kì sắc nhọn, rất giỏi phục kích con mồi và đã từng cắn người.

Cá rồng thuộc nhóm cá cổ xưa Osteoglossids, tồn tại từ kỷ Jura. Ngày nay, chúng được tìm thấy ở Amazon, một vài nơi ở châu Phi, châu Á và Úc. Cá rồng là loài săn mồi phàm ăn, có thể ăn bất kỳ động vật nhỏ nào mà chúng bắt được bao gồm cả chim và dơi trong những lần nhảy lên khỏi mặt nước.

Cá mút đá Myxini đã tồn tại hơn 300 triệu năm sống ở vùng biển tương đối sâu. Chúng là loài động vật rất kỳ lạ, có một hộp sọ, 2 não và có nhiều cột sống. Loài cá này sản xuất chất nhầy để phá hủy mang của các loài cá săn mồi khác nên hầu như chúng không có kẻ thù tự nhiên.

Cá mập nhăn là một “di tích sống” có từ kỷ Phấn Trắng, khi khủng long thống trị hành tinh. Một con cá mập nhăn cái có thể phát triển tới 2 mét, con đực có thể lớn hơn. Chúng sống ở vùng nước rất sâu và thức ăn chủ yếu là loài mực. Loài cá mập nhăn hầu như không tấn công người.

Cá hải tượng có thể phát triển lên đến 4,5 mét, nhưng hầu hết chiều dài trung bình là 2 mét. Loài cá này cần phải thở bằng oxy lấy từ không khí, giống như cá voi để tồn tại. Chúng di chuyển khá chậm và thường ăn các loại cá nhỏ, động vật giáp xác hay bất kỳ loài động vật nhỏ nào có thể vừa với miệng nó. Hiện nay loài cá này rất khan hiếm.

Cá đao sống sót từ kỷ Phấn trắng và chúng có thể được tìm thấy trong các vùng nước mặn hay ở các con sông, kênh, rạch. Chúng có chiều dài 7 mét, với những chiếc “cưa” của chúng vừa là vũ khí vừa là cơ quan cảm giác giúp chúng cảm nhận được con mồi. Cá đao có thể trở nên cực kỳ nguy hiểm nếu bị khiêu khích.

Loài cá châu Phi Polypterus Senegalus này được gọi là “Cá chình khủng long” bởi vây lưng có răng cưa và ngoại hình giống loài khủng long. Chúng có khả năng sống không cần nước trong một thời gian cho đến khi vảy của chúng không còn ẩm nữa, điều này giúp chúng sau khi thoát ra khỏi biển có cơ hội tìm tới vùng nước tự do.
(Dân việt) Cá mập quái vật khổng lồ megalodon, thường xuất hiện trong
phim tài liệu, sách báo, phim bom tấn, có thể đã tuyệt chủng từ hàng
triệu năm trước so với dự đoán ban đầu.
© danviet.vn
Siêu cá mập megalodon nặng gấp 5 lần xe buýt.
Theo Independent, nghiên cứu trước đây ước tính siêu cá
mập megalodon diệt vong cách đây 2,6 triệu năm bởi vụ nổ siêu tân tinh.
Bức xạ trong tia vũ trụ chiếu tới Trái đất có thể khiến tỷ lệ ung thư
tăng vọt ở động vật, bao gồm cả cá mập khổng lồ megalodon.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới của các nhà khoa học chỉ ra rằng cá mập megalodon dài tới 18 mét, nặng gấp 5 lần xe buýt có thể chết cách đây 3,6 triệu năm bởi sự xuất hiện của loài cá mập trắng nhỏ bé hơn.
Nhóm nghiên cứu do nhà cổ sinh vật học động vật có xương sống Robert Boessenecker ở Đại học Charleston tại South Carolina dẫn đầu, phát hiện nhiều vấn đề về dữ liệu hóa thạch trong nghiên cứu ước tính thời điểm megalodon tuyệt chủng.
Họ nhận thấy hóa thạch siêu cá mập được tìm thấy nhiều nhất cách đây 3,6 triệu năm. Kể từ sau đó, các hóa thạch được tìm thấy không rõ ràng hoăc không chính xác về thời điểm.
© danviet.vn
Chiếc răng hóa thạch của cá mập khổng lồ megalodon.
Megalodon có thể đã tuyệt chủng từ lâu trước khi các
loài hải cẩu, hải mã, bò biển, cá heo, và cá voi cổ đại diệt vong cách
đây khoảng 1-2,5 triệu năm. Các nhà nghiên cứu cũng kết luận việc cạnh
tranh với cá mập trắng chính là nguyên nhân khiến megalodon biến mất
trên Trái đất. Loài cá mập trắng ngày nay vẫn tiếp tục sinh tồn dù số
lượng giảm sút do con người khai thác quá mức.
“Chúng tôi cho rằng khoảng 3,6-4 triệu năm trước, cá mập trắng đã phân bố rộng rãi trên toàn thế giới và cạnh tranh thành công với megalodon. Đó là nguyên nhân khiến siêu cá mập tuyệt chủng", tiến sĩ Boessenecker nói.
Dậy
|
Cá Mập Trỗi DậySharkansas Womens Prison Massacre (2016) |
Cá Mập Thời Tiền Sử Trối Dậy
8 lần khoe nanh của lũ cá mập trên màn ảnh khiến người xem lạnh cả gáy
Dù là cá mập cổ đại khổng lồ hay phiên bản hoạt hình, những sinh vật này luôn để lại dấu ấn khó phai trong lòng khán giả bởi bản năng săn mồi và sức mạnh kinh hoàng xứng danh bá chủ đại dương.
Từ xưa đến nay, đại dương sâu thẳm luôn khiến loài người bé nhỏ tò mò
nhưng đồng thời cũng mang đến nỗi sợ khó tả. Phía dưới mặt nước tưởng
chừng êm ả kia chính là những kẻ săn mồi tối thượng, đứng đầu chuỗi thức
ăn. Nắm bắt được tâm lý đó, Hollywood đã cho ra đời vô số chàng cá mập trên màn ảnh rộng, từ dễ thương cho tới đáng sợ và thậm chí là "dị cá".
Bộ phim đã thành công khi khai thác nỗi sợ đại dương sâu thẳm trong lòng khán giả lúc bấy giờ. Đặc biệt, mô hình như thật của chú cá mập trong cảnh nhấn chìm tàu và ăn thịt tay thợ săn Quint (Robert Shaw) đã gây ám ảnh trong một khoảng thời gian dài. Với kinh phí chỉ vỏn vẹn 7 triệu USD, Jaws đã mang về doanh thu gần nửa tỷ USD cùng 3 giải Oscar.
Họ vừa phải chạy đua với thời gian để không bị chìm dưới hàng nghìn tấn nước biển, vừa phải canh chừng những hàm răng sắt nhọn có thể trồi lên bất cứ lúc nào. Bộ phim không được đánh giá cao ở yếu tố kịch tính nhưng lại ghi điểm nhờ những màn cắn xé vô cùng đẫm máu.
Thời gian ngày một cạn dần khi thủy triều lên cao trong khi vết thương của cô nàng thì chẳng hề thuyên giảm. Với kinh phí chỉ 25 triệu USD, tác phẩm của "bà xã Deadpool" hội đủ các yếu tố kinh dị, kịch tính và nghẹt thở kết hợp cùng nỗi sợ đến từ mặt nước mênh mông xanh biêng biếc.
Thay vì ăn thịt, bộ ba lại lập lời thề xem hai vị khách kia như những người bạn thân. Song, chỉ một giọt máu nhỏ cũng khiến bản năng sát thủ của chúng trỗi dậy. Dù mang bộ răng sắc nhọn nhưng tính cách và tạo hình của mấy chàng cá mập lại khá dễ thương.
Dĩ nhiên, người xem chỉ muốn chứng kiến những màn tấn công thoắt ẩn thoắt hiện đến nghẹt thở và cắn xé đẫm máu khi xem một tác phẩm về cá mập mà thôi. Việc gắn thêm cốt truyện dài dòng và cả nhãn PG-13 khiến Shark Night chẳng được ưa chuộng cho lắm. Tuy nhiên, hàm răng sắt nhọn cận cảnh của chàng cá mập bò vẫn gây ám ảnh cho những ai yếu bóng vía đấy nhé!
Chẳng hiểu sao một ý tưởng phi logic cùng kỹ xảo "ảo diệu" như thế lại khiến người xem mê mệt suốt một khoảng thời gian dài. Hiện "cơn lốc xoáy cá mập" này đã ra đến phần thứ 6 mang tên The Last Sharknado: It’s About Time (2018). Mong rằng đây sẽ đúng là lần cuối cùng như tựa đề của tác phẩm.
Song, tai nạn xảy ra khiến Lisa và em gái mắc kẹt ở độ sâu 47 mét dưới mực nước biển. Dưỡng khí thì cạn dần còn xung quanh họ là những con cá mập khát máu và đói ăn. Mọi sự giúp đỡ gần như bất khả thi. Giống với những bộ phim xuất sắc cùng thể loại, 47 Meters Down khiến người xem nín thở theo dõi từng bước di chuyển của hai chị em xấu số, đồng thời căng thẳng khi thời gian ngày một cạn dần.
1. Jaws (Hàm cá mập, 1975)
Tác phẩm ra mắt năm 1975 của đạo diễn Steven Spielberg được xem là "ông tổ" của dòng phim cá mập trên màn ảnh rộng. Nội dung Jaws kể về hàng loạt vụ tấn công du khách của một con cá mập trắng khổng lồ ở bãi biển New England, Mỹ.Bộ phim đã thành công khi khai thác nỗi sợ đại dương sâu thẳm trong lòng khán giả lúc bấy giờ. Đặc biệt, mô hình như thật của chú cá mập trong cảnh nhấn chìm tàu và ăn thịt tay thợ săn Quint (Robert Shaw) đã gây ám ảnh trong một khoảng thời gian dài. Với kinh phí chỉ vỏn vẹn 7 triệu USD, Jaws đã mang về doanh thu gần nửa tỷ USD cùng 3 giải Oscar.
2. Deep Blue Sea (Biển xanh sâu thẳm, 1999)
Sẽ ra sao nếu những con quái vật vừa nhanh, vừa khỏe vừa khát máu kia lại có trí thông minh như con người? Deep Blue Sea đưa các nhà khoa học tại trung tâm nghiên cứu ngoài biển vào một tình huống ngặt nghèo khi 3 chú cá mập trắng nhân trời bão đã trốn thoát ra ngoài.Họ vừa phải chạy đua với thời gian để không bị chìm dưới hàng nghìn tấn nước biển, vừa phải canh chừng những hàm răng sắt nhọn có thể trồi lên bất cứ lúc nào. Bộ phim không được đánh giá cao ở yếu tố kịch tính nhưng lại ghi điểm nhờ những màn cắn xé vô cùng đẫm máu.
3. The Shallows (Vùng nước tử thần, 2016)
Ngay khi dòng phim cá mập bắt đầu thoái trào thì The Shallows xuất hiện và đưa nó trở về thời kỳ hoàng kim. Bộ phim có nội dung và bối cảnh khá đơn giản khi Nancy (Blake Lively) bị mắc cạn cách bờ 200 mét trong khi một "soái" mập trắng lượn lờ xung quanh.Thời gian ngày một cạn dần khi thủy triều lên cao trong khi vết thương của cô nàng thì chẳng hề thuyên giảm. Với kinh phí chỉ 25 triệu USD, tác phẩm của "bà xã Deadpool" hội đủ các yếu tố kinh dị, kịch tính và nghẹt thở kết hợp cùng nỗi sợ đến từ mặt nước mênh mông xanh biêng biếc.
4. Finding Nemo (Đi tìm Nemo, 2003)
Dù chỉ xuất hiện vài phút nhưng 3 chàng cá mập "ăn chay" trong Finding Nemo cũng đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả. Trong chuyến hành trình đi tìm con trai, Marlin (Albert Brooks) và cô bạn Dory (Ellen DeGeneres) vô tình đụng trúng nhóm cá mập Bruce (Barry Humphries), Anchor (Eric Bana) và Chum (Bill Hunter).Thay vì ăn thịt, bộ ba lại lập lời thề xem hai vị khách kia như những người bạn thân. Song, chỉ một giọt máu nhỏ cũng khiến bản năng sát thủ của chúng trỗi dậy. Dù mang bộ răng sắc nhọn nhưng tính cách và tạo hình của mấy chàng cá mập lại khá dễ thương.
5. Shark Night (Đêm cá mập, 2011)
Shark Night xoay quanh một chuyến du lịch về miền quê sông nước của một nhóm sinh viên nọ. Những tưởng bơi ở hồ là an toàn, cả nhóm bất ngờ bị tấn công bởi hàng chục con cá mập đủ loại đủ kích cỡ. Từ đây, một âm mưu đen tối và tàn bạo dần được hé lộ.Dĩ nhiên, người xem chỉ muốn chứng kiến những màn tấn công thoắt ẩn thoắt hiện đến nghẹt thở và cắn xé đẫm máu khi xem một tác phẩm về cá mập mà thôi. Việc gắn thêm cốt truyện dài dòng và cả nhãn PG-13 khiến Shark Night chẳng được ưa chuộng cho lắm. Tuy nhiên, hàm răng sắt nhọn cận cảnh của chàng cá mập bò vẫn gây ám ảnh cho những ai yếu bóng vía đấy nhé!
6. Sharknado (2013)
Trong khi những ông lớn tại Hollywood bắt đầu cạn ý tưởng thì sức sáng tạo của các nhà làm phim hạng B luôn bay cao như uống Fristy. Sharknado xoay quanh một cơn bão lốc xoáy khiến hàng trăm con cá mập khát máu rơi xuống thành phố Los Angles.Chẳng hiểu sao một ý tưởng phi logic cùng kỹ xảo "ảo diệu" như thế lại khiến người xem mê mệt suốt một khoảng thời gian dài. Hiện "cơn lốc xoáy cá mập" này đã ra đến phần thứ 6 mang tên The Last Sharknado: It’s About Time (2018). Mong rằng đây sẽ đúng là lần cuối cùng như tựa đề của tác phẩm.
7. 47 Meters Down (Hung thần đại dương, 2017)
Sau The Shallows, 47 Meters Down là một tác phẩm kinh phí thấp ấn tượng khác của dòng phim cá mập. Chuyện phim xoay quanh hai chị em Lisa (Mandy Moore) và Kate (Claire Holt) trong chuyến du lịch tại Mexico. Vì buồn tình, cả hai quyết định "mạo hiểm" bằng cách thử đi lồng cá mập.Song, tai nạn xảy ra khiến Lisa và em gái mắc kẹt ở độ sâu 47 mét dưới mực nước biển. Dưỡng khí thì cạn dần còn xung quanh họ là những con cá mập khát máu và đói ăn. Mọi sự giúp đỡ gần như bất khả thi. Giống với những bộ phim xuất sắc cùng thể loại, 47 Meters Down khiến người xem nín thở theo dõi từng bước di chuyển của hai chị em xấu số, đồng thời căng thẳng khi thời gian ngày một cạn dần.
8. The Meg (Cá mập siêu bạo chúa, 2018)
Trailer phim "The Meg"
gif
.
The Meg sẽ công chiếu trên toàn quốc từ ngày 09/08/2018.
Nhân dịp bộ phim The Meg (Cá Mập Siêu Bạo Chúa)
được khởi chiếu tại Việt Nam, hãng phát hành dành tặng cho kenh14 8 vé
họp báo phim (4 vé HN và 4 vé TP HCM) diễn ra vào ngày thứ tư 8/8/2018.
Hãy chia sẻ bộ phim bạn yêu thích về hình tượng cá mập và gửi về hòm thư
kenh14.cinegame@gmail.com kèm thông tin cá nhân chi tiết. Chúc bạn may
mắn!
Cá mập khổng lồ Megalodon vẫn còn sống dưới biển sâu?
Cá mập megalodon (C.
megalodon) được coi là loài cá mập lớn nhất từng sống trên Trái đất và
là một trong những loài săn mồi có xương sống lớn nhất trong lịch sử tự
nhiên. Những con Megalodon tung hoành ở các đại dương từ khoảng
28 triệu năm cho đến tầm 1,6 triệu năm trước, cho đến khi chúng biến
mất hoàn toàn trong sự kiện tuyệt chủng ở kỷ Pleistocene.
Megalodon, như chúng ta biết, là một
quái vật khổng lồ. Một số răng được phát hiện từ hóa thạch của loài săn
mồi lớn này đạt tới chiều dài hơn 17cm (7 inch), nhưng đa số dài từ 3
đến 5 inch (vẫn lớn). Mô hình tái tạo thông qua hàm và các hóa thạch sót
lại giúp cho ta đưa giả thuyết chiều dài tối đa của chúng có khả năng
đạt tới 54 feet (16,5m), gấp khoảng 3 lần cá mập trắng lớn (C.
carcharias). Khi so sánh với nhau, khủng long bạo chúa T-rex thật sự “chưa đủ tuổi”.
Sự phân bố rộng rãi của các hóa thạch,
cụ thể là răng, cho thấy chúng là một loài có phân bố rộng ở nhiều môi
trường biển, các vùng nước ấm và nước nông ôn đới. Megalodon nằm trên
đỉnh của chuỗi thức ăn và ăn những con mồi lớn như Cetacean (tổ tiên của
cá voi và cá heo ngày nay).

Megalodon, như chúng ta biết, là một quái vật khổng lồ.
Như đã nói, Megalodon đã tuyệt chủng
khoảng 1,6 triệu năm trước. Nhưng có vài cá nhân không đồng ý với kết
luận này, tin rằng chúng vẫn tồn tại. Không may là một vài tài liệu (có
sử dụng cảnh quay giả) đã thuyết phục nhiều người tin rằng Megalodon lẩn
trốn trong đại dương. Vậy nên ta hãy cùng nhìn các lập luận thường thấy
và hi vọng có thể đạt được một kết luận hợp lý.
Đầu tiên, không có bằng chứng trực tiếp
nào cho thấy Megalodon còn sống. Sau đó, chúng ta đều biết: không có
bằng chứng không có nghĩa là bằng chứng không có. Dẫn tới lập luận như
sau: không tìm được bằng chứng cho thấy Megalodon còn sống nhưng không
có nghĩa là bằng chứng không có (không có nghĩa là chúng không tồn tại).
Hãy nhìn theo khía cạnh khác, rất là khó
để chứng minh thứ gì đó không tồn tại, tuy nhiên điều đó không có nghĩa
rằng Megalodon vẫn luẩn quẩn đâu đó ngoài đại dương.
Có rất nhiều nhân chứng, mô tả về những
con cá mập khổng lồ trong lịch sử, thậm chí cả hình ảnh. Một trong những
bức ảnh đặc biệt gây nhiều tranh cãi là hỉnh ảnh chiếu trong bộ phim tư
liệu của kênh Discovery Channel (thật chất là hư cấu) cho thấy khoảng
cách từ vây lưng và vây đuôi của một con cá mập bên cạnh một chiếc tàu
ngầm, trải dài tới tận 64 feet. Hình ảnh này là giả. Tư liệu này thật sự
chỉ là “mockumentary” - phim tài liệu viễn tưởng, điều đó được
đính chính tại mục từ chối trách nhiệm nhỏ lúc hết phim. Thêm nữa, 64
feet (gần 20m) là hoàn toàn lớn hơn chiều dài toàn thân được ước lượng
của Megalodon! Mà đây chỉ là từ vây lưng tới vây đuôi thôi đấy! Những “nhà khoa học” xuất hiện trong tư liệu mang tên “Megalodon – Cá mập khổng lồ còn sống”, cũng chỉ là diễn viên. Thật đáng tiếc.

Phác thảo của cá mập khổng lồ trôi dạt
vào bờ biển nhiều năm trước hầu như là của cá mập trắng lớn và cá nhám
lớn/cá mập tắm nắng (barking shark) được thổi phồng lên quá mức mà thôi.
Không thể nào xem bản phác họa như là một bằng chứng được, khoa học
không phải giải quyết vấn đề như vậy. Bản thân các nhân chứng cũng không
đáng tin cậy, nhất là khi họ thấy động vật đang thối rữa, phân hủy. Với
một người thiếu kinh nghiệm, không được đào tạo thì cá mập voi hay
barking shark nhìn giống như một con cá mập lớn màu trắng. Đây là một
sai lầm thường gặp.
Một số phát hiện khoa học bất ngờ đã làm
tăng lên niềm tin rằng Megalodon vẫn tồn tại; cá vây tay (coelacanths)
và cá mập miệng rộng (megamouth shark). Cá vây tay là loài cá cổ đại
được cho đã tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng (Cretaceous), khoảng 65
triệu năm trước. Tuy nhiên, đáng mừng cho cộng đồng khoa học là chúng
được phát hiện vào năm 1938 và 1952. Từ đó trở đi, chúng được tìm thấy ở
nhiều nơi trên thế giới. Cá vây tay thực chất cũng khó bắt gặp, vì
chúng sống dưới độ sâu lớn, hầu hết thời gian chúng sống trong các hang
động. Chỉ do chúng ta đã sai về cá vây tay, không có nghĩa là Megalodon
còn sống.
Cá mập miệng rộng được phát hiện vào năm
1976. Đây là ăn động vật phù du, đạt chiều lên tới 15 feet (4,5m), khá
to. Đúng là điều này cho thấy các loài cá mập lớn có thể lẩn tránh được
tầm quét của radar và không bị chú ý trong nhiều năm, nhưng một lần nữa
không có nghĩa là megalodon còn sống. Cá mập miệng rộng là loài ăn phù
du và bơi dưới các tầng nước sâu trong lúc mặt trời chưa lặn, việc này
làm chúng khó bị tìm thấy.
Cá mập thường rụng răng, nhưng chúng ta chưa tìm tìm cái răng nào của Megalodon cho thấy chúng vừa rụng.
Một ý kiến khác thỉnh thoảng xuất hiện,
liệu megalodon đang ẩn náu dưới đáy biển sâu thẳm, thoát khỏi tầm phát
hiện của chúng ta? Chắc là không rồi. Bằng chứng hóa thạch của chúng
giúp ta biết chúng thích vùng nước nông, ấm và sống ở khu vực có nhiều
con mồi lớn để duy trì dân số. Chúng cũng dùng các bãi biển để sinh sản.
Hơn nữa, có giả thuyết nghĩ rằng một trong những yếu tố làm Megalodon
tuyệt chủng là sự di cư của con mồi xuống tầng nước lạnh hơn, dẫn đến
hạn chế thức ăn. Chúng không thể thích nghi với cuộc sống ở tầng nước
sâu (độ sâu thực sự sâu làm chúng ta không tìm được chúng).

Megalodon thì khổng lồ và cần "khẩu phần ăn" từ các loài vật lớn.
Và, con người chỉ mới khám phá được phần
rất nhỏ của các đại dương. Đó là sự thật. Nhưng SỐ LƯỢNG RẤT LỚN sự
sống dưới biển gần như ở vài trăm mét đầu tiên, nơi mà ánh sáng có thể
chiếu tới. Dưới khoảng đó, sự sống trở nên cực kì khắc nghiệt và động
vật kích thước lớn rất hiếm. Megalodon thì khổng lồ và cần “khẩu phần ăn”
từ các loài vật lớn. Vậy thì có thể Megalodon không tuyệt chủng mà tiến
hóa theo dạng nhỏ hơn, phù hợp với cuộc sống dưới đáy sâu? Và đó không
phải là Megalodon nữa rồi.
Thậm chí nếu bằng cách nào đó, chúng ẩn náu dưới đáy biển sâu như loài mực khổng lồ
- chúng ta có tư liệu bằng chứng về mực khổng lồ. Xúc tu và xác mực
trôi dạt vào bờ biển nhiều năm, và phim về chúng được quay lại trong
nhiều năm trở lại đây. Tôi muốn lặp lại một lần nữa, Megalodon là quái
vật khổng lồ! Chúng ta sẽ tìm thấy nếu chúng thật sự còn sống. Chúng sẽ
cắn phập, xé xác cá mập lớn và cá voi. Ta sẽ thấy vết răng, vết sẹo lớn
trên cá voi do bị tấn công mà lớn hơn bất cứ loài cá mập nào từng được
biết. Sẽ là một cảnh tượng ngoạn mục, nhưng thật không may, sẽ không ai
thấy được điều đó.
Chúng tôi tin, hầu hết mọi người tin
rằng Megalodon đã tuyệt chủng, nhưng với số ít còn lại vẫn tin loài này
vẫn còn sống – chúng tôi hi vọng bài viết này đủ sức thuyết phục các bạn
là khoa học chứng minh điều ngược lại.
Các loài cá tiền sử khổng lồ vẫn sống đến nay
Những loài cá từng
sống trong thời kỳ khủng long hàng chục triệu năm trước tưởng chừng đã
tuyệt chủng vẫn đang tồn tại giữa tự nhiên.

Năm 1938, một mẫu vật tìm thấy tại Nam Phi đã chứng minh cá vây tay cổ không hề tuyệt chủng trong kỷ Phấn trắng cùng với khủng long. Thậm chí con cá vây tay bằng da bằng thịt này có thể thở. Mới đây, người ta cũng tìm thấy cá vây tay tại Indonesia vào năm 1999.

Cá tầm cũng sống từ khoảng đầu kỷ Jura. Con cá tầm lớn nhất có thể dài tới 6 mét, to như cá mập trắng lớn. Cá tầm ăn các loại động vật nhỏ dưới đáy biển, đặc biệt chúng lại không gây nguy hiểm trừ khi bị khiêu khích.

Đây là loài cá cổ nhất còn sống tới ngày nay ở vùng Nam nước Mỹ, phía Bắc và Đông Mexico và được cho rằng tồn tại từ kỷ Phấn trắng. Cá sấu mõm dài (cá sấu hỏa tiễn) có thể phát triển dài 4 mét và nặng 200kg. Chúng có cái mõm rất dài với hàm răng cực kì sắc nhọn, rất giỏi phục kích con mồi và đã từng cắn người.

Cá rồng thuộc nhóm cá cổ xưa Osteoglossids, tồn tại từ kỷ Jura. Ngày nay, chúng được tìm thấy ở Amazon, một vài nơi ở châu Phi, châu Á và Úc. Cá rồng là loài săn mồi phàm ăn, có thể ăn bất kỳ động vật nhỏ nào mà chúng bắt được bao gồm cả chim và dơi trong những lần nhảy lên khỏi mặt nước.

Cá mút đá Myxini đã tồn tại hơn 300 triệu năm sống ở vùng biển tương đối sâu. Chúng là loài động vật rất kỳ lạ, có một hộp sọ, 2 não và có nhiều cột sống. Loài cá này sản xuất chất nhầy để phá hủy mang của các loài cá săn mồi khác nên hầu như chúng không có kẻ thù tự nhiên.

Cá mập nhăn là một “di tích sống” có từ kỷ Phấn Trắng, khi khủng long thống trị hành tinh. Một con cá mập nhăn cái có thể phát triển tới 2 mét, con đực có thể lớn hơn. Chúng sống ở vùng nước rất sâu và thức ăn chủ yếu là loài mực. Loài cá mập nhăn hầu như không tấn công người.

Cá hải tượng có thể phát triển lên đến 4,5 mét, nhưng hầu hết chiều dài trung bình là 2 mét. Loài cá này cần phải thở bằng oxy lấy từ không khí, giống như cá voi để tồn tại. Chúng di chuyển khá chậm và thường ăn các loại cá nhỏ, động vật giáp xác hay bất kỳ loài động vật nhỏ nào có thể vừa với miệng nó. Hiện nay loài cá này rất khan hiếm.

Cá đao sống sót từ kỷ Phấn trắng và chúng có thể được tìm thấy trong các vùng nước mặn hay ở các con sông, kênh, rạch. Chúng có chiều dài 7 mét, với những chiếc “cưa” của chúng vừa là vũ khí vừa là cơ quan cảm giác giúp chúng cảm nhận được con mồi. Cá đao có thể trở nên cực kỳ nguy hiểm nếu bị khiêu khích.

Loài cá châu Phi Polypterus Senegalus này được gọi là “Cá chình khủng long” bởi vây lưng có răng cưa và ngoại hình giống loài khủng long. Chúng có khả năng sống không cần nước trong một thời gian cho đến khi vảy của chúng không còn ẩm nữa, điều này giúp chúng sau khi thoát ra khỏi biển có cơ hội tìm tới vùng nước tự do.
Nguyên nhân cá mập quái vật thời tiền sử nặng gấp 5 xe buýt tuyệt chủng
Tuy nhiên, nghiên cứu mới của các nhà khoa học chỉ ra rằng cá mập megalodon dài tới 18 mét, nặng gấp 5 lần xe buýt có thể chết cách đây 3,6 triệu năm bởi sự xuất hiện của loài cá mập trắng nhỏ bé hơn.
Nhóm nghiên cứu do nhà cổ sinh vật học động vật có xương sống Robert Boessenecker ở Đại học Charleston tại South Carolina dẫn đầu, phát hiện nhiều vấn đề về dữ liệu hóa thạch trong nghiên cứu ước tính thời điểm megalodon tuyệt chủng.
Họ nhận thấy hóa thạch siêu cá mập được tìm thấy nhiều nhất cách đây 3,6 triệu năm. Kể từ sau đó, các hóa thạch được tìm thấy không rõ ràng hoăc không chính xác về thời điểm.
“Chúng tôi cho rằng khoảng 3,6-4 triệu năm trước, cá mập trắng đã phân bố rộng rãi trên toàn thế giới và cạnh tranh thành công với megalodon. Đó là nguyên nhân khiến siêu cá mập tuyệt chủng", tiến sĩ Boessenecker nói.
Nhận xét
Đăng nhận xét