Chuyển đến nội dung chính

ĐÂU LÀ SỰ THẬT 12

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Vợ chồng 90 tuổi nhặt ve chai rạng ngời, gặp ai cũng khoe vừa sắm được vàng

Cặp vợ chồng già đi đòi tiền mua lúa suốt 43 năm, Sở Tài chính Bạc Liêu nói gì?

Dân trí Liên quan đến vụ vợ chồng ông Quang, bà Cam (ngụ tỉnh Bạc Liêu) nhiều năm qua đi đòi tiền bán lúa cho UBND tỉnh Bạc Liêu từ năm 1975 đến nay vẫn chưa được trả đủ, Sở Tài chính tỉnh Bạc Liêu cho rằng, vụ việc không có cơ sở giải quyết.

Tại buổi họp báo mới đây của Ban Tuyên giáo tỉnh Bạc Liêu, ông Trần Văn Sỹ- Phó Giám đốc phụ trách Sở Tài chính tỉnh Bạc Liêu, đã có thông tin về vụ việc đòi tiền bán lúa của vợ chồng ông Lâm Minh Quang (SN 1926) và bà Huỳnh Thị Cam (SN 1938, ngụ TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu).
Nội dung vụ việc: Vào tháng 7/1975, Ban thu mua lương thực tỉnh Bạc Liêu đã đến nhà máy Tân Ngọc Thành của gia đình ông Quang, bà Cam để lập biên bản thu mua 2.579,551 tấn lúa nhưng đến nay chưa thanh toán đủ.
Từ đó, vợ chồng ông Quang có khiếu nại đến UBND tỉnh Bạc Liêu và cơ quan Trung ương về việc này từ nhiều năm qua.


Cặp vợ chồng già đi đòi tiền mua lúa suốt 43 năm, Sở Tài chính Bạc Liêu nói gì? - 1
Ông Trần Văn Sỹ- Phó Giám đốc phụ trách Sở Tài chính tỉnh Bạc Liêu nói về vụ khiếu nại tiền bán lúa của vợ chồng ông Quang, bà Cam.
Theo ông Trần Văn Sỹ, vào năm 1998, sau khi tách tỉnh Minh Hải (nay là Bạc Liêu và Cà Mau), UBND tỉnh Bạc Liêu đã có giải quyết bác đơn yêu cầu của gia đình bà Cam. Tuy nhiên, gia đình bà Cam không đồng ý, khiếu nại đến Trung ương.
Sau đó, Thanh tra Chính phủ có thành lập đoàn đến tỉnh Bạc Liêu để thanh tra vụ việc này.
Ông Sỹ cho biết, ngày 31/7/2006, đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ có kết luận số 1425, với nội dung: Vụ việc gia đình bà Cam yêu cầu thanh toán toàn bộ 2.579,59 tấn lúa, thì theo biên bản kiểm kê ngày 15/7/1975 là không có cơ sở. Vì trong số lúa này, Nhà nước đã thanh toán cho 52 hộ gửi với tổng số 1.987,383 tấn lúa, chỉ còn 592,176 tấn.
Từ kết luận 1425, Thanh tra Chính phủ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết khiếu nại theo hướng thanh toán trả lại cho gia đình bà Cam 590,217 tấn lúa, 30,6 tấn gạo, 15,3 tấn tấm, 2.172 bao bì, 108,6 tấn cám. Nếu sau này xảy ra tranh chấp số tài sản trên thì gia đình bà Cam chịu trách nhiệm thanh toán.
“Tức là trong số lúa, gạo, tấm, cám này, Thanh tra Chính phủ giải quyết là tại thời điểm đó có 102 hộ gửi lúa gạo. Khi Thanh tra Chính phủ kết luận, để chỉ đạo tỉnh giải quyết, thì đã trả cho 52 hộ rồi, chỉ còn lại 50 hộ”, ông Sỹ lý giải.
Trên cơ sở đề xuất của Thanh tra Chính phủ trong kết luận 1425, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Thủ tướng) đã có ý kiến chỉ đạo đồng ý giải quyết cho gia đình bà Cam theo kết luận 1425, với số tiền quy ra là 3,366 tỷ đồng. Đồng thời, chỉ đạo chấm dứt xem xét đối với vụ việc khiếu nại của gia đình bà Cam.


Cặp vợ chồng già đi đòi tiền mua lúa suốt 43 năm, Sở Tài chính Bạc Liêu nói gì? - 2
Quyết định chi trả tiền đã trưng mua lúa, gạo của gia đình bà Huỳnh Thị Cam mà lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu từng ban hành
Theo ông Sỹ, căn cứ vào các ý kiến của lãnh đạo Chính phủ, UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành Quyết định số 4133 ngày 29/12/2011, để giải quyết chi trả cho gia đình bà Cam số tiền nói trên.
“Nay gia đình bà Cam đòi tiếp 1.897 tấn, cái này không có cơ sở để giải quyết, vì Thanh tra Chính phủ đã kết luận rồi. Nếu bà Cam không đồng ý thì khiếu nại lên Thanh tra Chính phủ hoặc cao hơn. Khi Thanh tra Chính phủ hoặc cấp cao hơn đề nghị tỉnh Bạc Liêu trả hết thì tỉnh mới trả được”, ông Sỹ nói.
Huỳnh Hải

Một cán bộ Thanh tra Chính phủ vét sạch tiền của mẹ liệt sĩ

Thứ Tư, 13.03.2019, 14:15
Thấy mẹ liệt sĩ già yếu (sinh năm 1928) bị người khác tranh chấp đất, cán bộ Thanh tra Chính phủ yêu gia đình mẹ phải nộp rất nhiều tiền để giúp đỡ. Sau khi gia đình mẹ chi hơn 400 triệu đồng cho cán bộ thì tòa đưa vụ án ra xét xử. Điều bất ngờ là mảnh đất mẹ sử dụng đã 60 năm bị tòa xử giao cho một đại gia chưa từng canh tác trên đất.
Theo hồ sơ, khoảng năm 1957, vợ chồng bà Lê Thị Tích khai hoang một miếng đất ở Hồ Tràm (xã Phước Thuận, Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu) để trồng trọt, chăn nuôi. Chồng bà Tích mất sớm, con trai của bà tham gia cách mạng và hy sinh trước 1975.
Thấy gia đình người hàng xóm là bà Huỳnh Thị Ý quá khó khăn nên bà Tích và các con gái viết giấy cho mượn một phần đất để trồng lúa và khoai sống qua ngày. Đến năm 1984 thì bà Ý qua đời, ông Trần Tấn Định là cháu bà Ý tiếp tục canh tác.
Mẹ Lê Thị Tích bên mảnh đất gia đình ở ổn định 60 năm nay.
Năm 1992, ông Định viết giấy tay bán đất cho một người tên Tuyết. Bà Tuyết tiếp tục sang tay cho ông Tăng Minh Hòa (ông Hòa sinh năm 1965, khi bà Tích khai hoang thì ông chỉ mới 2 tuổi).
Phát hiện đất bị sang tay, gia đình bà Tích đòi lại. Năm 1994, chính quyền địa phương yêu cầu các bên chờ chính quyền giải quyết. Đến năm 1998, khi đất vẫn đang tranh chấp thì UBND huyện Xuyên Mộc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) cho ông Hòa.
Trong khi Giấy chứng nhận QSDĐ thuộc về ông Hòa thì toàn bộ diện tích đất (khoảng 1,4 ha) vẫn do gia đình mẹ Tích canh tác và cất nhiều nhà ở. Mẹ đội đơn khiếu nại khắp nơi, Trung ương nhiều lần chỉ đạo giải quyết nhưng về đến địa phương thì Giấy chứng nhận QSDĐ vẫn của ông Hòa còn đất thì của gia đình mẹ.
Khiếu nại tận Hà Nội, bà Tích được giới thiệu một cán bộ Thanh tra Chính phủ tên Hoàng Đức Cần. Đầu năm 2016, ông Hoàng Đức Cần yêu cầu gia đình bà Tích nộp 15.000USD. Anh Nguyễn Xuân An (cháu ngoại bà Tích) ra trụ sở Thanh tra Chính phủ và vào phòng làm việc để nộp. Quá trình nộp tiền, anh An có quay phim, ghi âm lại.
Đến ngày 2/2/2016 (cận Tết nguyên đán) ông Cần đưa số tài khoản ở ngân hàng BIDV và yêu cầu gia đình bà Tích phải nộp 50 triệu đồng. Đến ngày 6/7/2016, ông Cần lại yêu cầu nộp tiếp 30 triệu đồng.
Một trong nhiều giấy chuyển tiền cho một cán bộ Thanh tra Chính phủ
Ngày 14/12/2017 TAND huyện Xuyên Mộc đưa vụ án ra xét xử. Và cả gia đình bà Tích bất ngờ khi tòa tuyên cả gia đình bà phải dở hết nhà cửa giao đất cho ông Tăng Minh Hòa, rồi đi đâu thì đi. Quá đau khổ, gia đình bà Tích gọi cho cán bộ Hoàng Đức Cần thì ông này tránh né.
Trao đổi với phóng viên, bà Tích chỉ biết trào nước mắt và nói, năm nay mẹ đã hơn 90 tuổi, không biết phải đi tìm công lý ở phương trời nào khi mà toàn bộ đất đai ở ổn định 60 năm nay bị buộc giao cho người khác, còn toàn bộ tài sản của con cháu thì đã bán hết và nộp cho cán bộ Thanh tra Chính phủ.
Theo Làng mới

Những thương vụ mờ ám 'hô biến' đất công thành tài sản cá nhân

Giữa năm 2017, thời điểm TP.HCM trống vị trí Bí thư thành uỷ do ông Đinh La Thăng bị bắt, ông Tất Thành Cang - Phó Bí thư thường trực điều hành. Lúc này, ông Cang đồng ý bán rẻ 32ha đất công ở Phước Kiển, huyện Nhà Bè được giao cho Công ty Tân Thuận thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM quản lý, cho công ty Quốc Cường Gia Lai, gây thất thoát ngân sách hàng trăm tỷ đồng.
Việc chuyển nhượng đất công cho Quốc Cường Gia Lai bắt đầu từ Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận Trần Công Thiện. Ông này có tờ trình lên Hội đồng thành viên công ty phương án chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại Dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai.
Sau đó, Công ty Tân Thuận có văn bản gửi Văn phòng Thành ủy xin chủ trương về phương án chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại dự án này.
Một tuần sau, Văn phòng Thành ủy truyền đạt ý kiến chỉ đạo của ông Tất Thành Cang - Phó Bí thư thường trực Thành ủy, chấp thuận chủ trương cho Công ty Tân Thuận được chuyển nhượng. Từ chỉ đạo của ông Tất Thành Cang, Quốc Cường Gia Lai và Công ty Tân Thuận đã ký kết hợp đồng việc chuyển nhượng 32 ha đất với giá 419 tỷ đồng.
 Khu đất vàng 8-12 Lê Duẩn. (Ảnh: L.N)© Được VTC News cung cấp  Khu đất vàng 8-12 Lê Duẩn. (Ảnh: L.N) Mới đây, Thanh tra TP.HCM đã chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra làm rõ dấu hiệu vi phạm của công ty Tân Thuận khi bán hơn 12 ha đất ở phường Tân Phong, quận 7, có liên quan đến ông Tất Thành Cang. Dự án khu dân cư ven sông có diện tích khoảng 25 ha nằm trong khu chức năng số 4 của khu đô thị mới Nam TP.HCM tọa lạc phường Tân Phong được giao cho Công ty Tân Thuận làm chủ đầu tư.
Cuối năm 2000, Công ty Tân Thuận cùng Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn thực hiện giải phóng mặt bằng. Giai đoạn này dự án phân thành 4 khu, trong đó khu 4 có diện tích hơn 25.000m2. Đến năm 2017, khu 4 hoàn tất giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, đến tháng 4/2017, một phần đất thuộc khu 4, có diện tích 11.967m2 cấp phép cho Công ty Tân Thuận xây dựng dự án khu chung cư kết hợp thương mại, nhưng được bán cho Công ty Quốc Cường Gia Lai.
Sau khi được cấp phép dự án, Công ty Tân Thuận xin chuyển nhượng dự án và ông Tất Thành Cang- Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM tự ý ký duyệt mà không báo cáo thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy. Đến tháng 10/2017, Công ty Tân Thuận chuyển nhượng luôn phần đất 11.967m2 cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với số tiền hơn 293 tỷ đồng.
Còn ai “dính” đến đất vàng?
Giữa tháng 5/2018, Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm liên quan đến việc “xâu xé” gần 5.000m2 ở số 8-12 đường Lê Duẩn - Quận 1, TP.HCM. Liên quan vụ việc, ông Nguyễn Thành Tài - cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM bị bắt để điều tra, TP.HCM phải ký quyết định thu hồi lại khu đất này từ Công ty CP đầu tư Lavenue.
Theo Thanh tra Chính phủ, việc để khu đất gần 5.000m2 lọt vào tay các đơn vị tư nhân là sai nguyên tắc, vi phạm luật đầu tư và luật quản lý tài sản nhà nước khi UBND TP.HCM không tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá tài sản trên đất tại khu đất này. Sai phạm nữa được Thanh tra chỉ ra là khu đất 8-12 Lê Duẩn được giao và cho thuê không đúng đối tượng.
Doanh nghiệp thực hiện dự án được giao, Công ty Hoa Tháng Năm không đủ năng lực tài chính. Tháng 4/2010, Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm được thành lập và 4 tháng sau, công ty này đã có văn bản gửi Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP.HCM do bà Nguyễn Thị Thu Thủy làm giám đốc, đề nghị được hợp tác đầu tư thực hiện dự án 8-12 Lê Duẩn.
Chỉ 5 ngày sau, bà Thuỷ đã ký công văn đề xuất UBND TP.HCM cho Hoa Tháng Năm được hợp tác với 30% vốn góp trong phần 50% của Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP mà bà Thủy làm giám đốc. Sau đó ông Nguyễn Thành Tài đã đồng ý việc này dù công ty Hoa Tháng Năm không đủ năng lực. Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ trách nhiệm chung của vụ việc này thuộc về UBND TP.HCM. Trách nhiệm trực tiếp thuộc về cá nhân ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2011-2015.
“Ông Tài là người đã ký nhiều, ký nhanh các văn bản chấp thuận cho Công ty Hoa Tháng Năm tham gia dự án. Ngoài ra, còn có trách nhiệm của Sở Kế hoạch Đầu tư; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài chính; Sở Quy hoạch - kiến trúc TP.HCM; Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TP.HCM; 4 công ty thuộc Bộ Công Thương”- kết luận nêu.
Đến nay, ngoài ông Đào Anh Kiệt- nguyên giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường bị bắt, các cựu giám đốc các sở khác như Kế hoạch Đầu tư, Quy hoạch- Kiến trúc và bà Nguyễn Thị Thu Thủy- giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TP.HCM chưa bị xử lý về trách nhiệm liên quan.
TP.HCM hủy quyết định thu hồi khu đất “vàng” gần 5000m2
Chiều 18/12, UBND TP.HCM đã ra quyết định thu hồi lại quyết định số 5671/QÐ-UBND vừa ban hành ngày 10/12. Theo đó, UBND TP.HCM hủy quyết định thu hồi gần 5000m2 đất vàng ở số 8-12 Lê Duẩn, quận 1.
Ðộng thái này theo UBND TP.HCM là do cơ quan điều tra - Bộ Công An đề nghị vì vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí liên quan đến ông Nguyễn Thành Tài- cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM và đồng phạm đang được điều tra, trong khi khu đất là vật chứng. Theo quy định, phải đến lúc có phán quyết của toà bằng bản án có hiệu lực mới xử lý được khu đất này.
Trước đó ngày 10/12, UBND TP.HCM đã ra quyết định thu hồi khu đất 8-12 Lê Duẩn sau khi xác định khu đất “vàng” này được giao, cho thuê không đúng đối tượng. Theo quyết định thu hồi của UBND TP.HCM khu đất số 8 Lê Duẩn với diện tích gần 3.460m2 và mặt bằng số 12 Lê Duẩn, rộng hơn 1.430m2 do Công ty Cổ phần Ðầu tư Lavenue thuê đất, giao đất vào tháng 5/2016. Tuy nhiên, sau khi xác định việc giao và cho thuê này không đúng đối tượng, TP.HCM quyết định thu hồi để thực hiện các thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất.
Trước đó, vào tháng 5/2018, kết luận của Thanh tra Chính phủ đã xác định những sai phạm trong việc thực hiện chuyển nhượng khu đất 8-12 Lê Duẩn với diện tích gần 5000m2. Sau đó, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình có ý kiến kết luận tại Thông báo 249 ngày 18/7/2018 của Văn phòng Chính phủ yêu cầu TP.HCM thu hồi theo Khoản 1, Ðiều 64 Luật Ðất đai.
Tại quyết định thu hồi ngày 10/12, UBND TP.HCM yêu cầu Chủ tịch UBND phường Bến Nghé giao quyết định thu hồi đất cho Công ty Cổ phần đầu tư Lavenue. Ngoài ra, Trung tâm Phát triển Quỹ đất của TP.HCM được giao tiếp nhận, quản lý chặt chẽ khu đất đã thu hồi, chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật, đồng thời giao Sở Tài nguyên - Môi trường phối hợp Sở Tài chính và các sở - ngành liên quan tham mưu, trình UBND TP.HCM phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất.
UBND TP.HCM cũng giao Sở TN-MT cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính; thu hồi giấy chứng nhận đã cấp cho Công ty Cổ phần đầu tư Lavenue. Trường hợp đã cấp cho Công ty Lavenue không nộp lại giấy thì ra thông báo giấy chứng nhận đã cấp cho Công ty Cổ phần đầu tư Lavenue không còn giá trị pháp lý.
Quyết định cũng yêu cầu Công ty Lavenue bàn giao khu đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ pháp lý khác có liên quan đến quyền sử dụng đất cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất của TP.HCM quản lý theo quy định pháp luật.
Khu đất gần 5000m2 này nằm ở 3 mặt tiền đường của trung tâm quận 1 là Hai Bà Trưng, Lê Duẩn và Nguyễn Văn Chiêm - đối diện UBND quận 1 và Nhà thờ Ðức Bà, có giá hiện tại hơn 400 triệu đồng/m2. Nếu thực hiện đấu giá khu đất này sẽ mang về cho ngân sách trên 2.000 tỷ đồng.

Cán bộ 'xẻ' nhiều đất công ở TP.HCM cho thuê với giá rẻ bèo

(VTC News) - Xây công viên để phục vụ nhu cầu vui chơi của người dân, nhưng nhiều cán bộ quản lý ở TP.HCM đã "xẻ" ra cho doanh nghiệp thuê với giả rẻ bèo.

Mới đây, trong quá trình thực hiện kế hoạch thanh tra về việc quản lý đất công do Chủ tịch UBND TP.HCM phê duyệt, Thanh tra TP.HCM đã phát hiện hàng trăm mặt bằng sai phạm trên địa bàn.
Theo đó, quá trình kiểm tra, Thanh tra TP.HCM phát hiện, UBND các quận và đơn vị hành chính có 5 mặt bằng sai phạm, 65 mặt bằng của tổng công ty và các đơn vị trực thuộc. Sử dụng không đúng mục đích, sai quy định 17 mặt bằng; cho thuê trái phép 32 mặt bằng; không quản lý, bỏ trống gây lãng phí 26 mặt bằng; để xảy ra lấn chiếm 3 mặt bằng…
Ngoài ra, có nhiều trường hợp sai phạm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng; trái quy hoạch xây dựng; trái quy hoạch sử dụng đất.
Điển hình, là 2 Công viên Phú Lâm và Bình Phú (quận 6) có 8 công trình xây dựng không đúng quy hoạch, 2 công trình tư nhân xây dựng không phép, lấn chiếm sử dụng chung để kinh doanh nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Can bo 'xe' nhieu dat cong o TP.HCM cho thue voi gia re beo hinh anh 1
Trung tâm Hội nghị Sun Palace bên trong Công viên Phú Lâm. 
Cụ thể, tại Công viên Phú Lâm (phường 12, quận 6), với tổng diện tích hơn 61.000 m2, công viên được xây dựng nhằm làm điểm phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân ở quận 6. Thế nhưng, nhiều năm qua, một phần diện tích khoảng 1.900m2 của công viên này bị nhà hàng Sun Palace "biến" thành trung tâm tiệc cưới với quy mô rất hoành tráng tên Sun Palace.
Đáng nói, với vị trí mặt tiền của đường Kinh Dương Vương và với tổng diện tích "khủng" như thế, nhưng số tiền thuê chỉ 20 triệu đồng/tháng.
Tương tự, Công viên Bình Phú (phường 10, quận 6) cũng là nơi vui chơi, giải trí của người dân địa phương. Tuy nhiên, nhiều năm nay công viên này cho một số doanh nghiệp thuê đất kinh doanh, trong đó nổi bật nhất là nhà hàng - cà phê 7 Kỳ Quan ở số 12, đường 26 được giới thiệu có tổng diện tích xây dựng tới 4.000 m2 và tổng sức chứa lên tới 1.200 khách. 
Cuối năm 2017, UBND TP.HCM đã có văn bản yêu cầu phải di dời toàn bộ các công trình, trụ sở, quán ăn... ra khỏi công viên để trả lại mặt bằngcho ng ười dân theo đúng quy định. Thế nhưng, đến nay chỉ đạo của người đứng đầu TP.HCM vẫn bị phớt lờ.
Trong đợt này, Thanh tra đã kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với 11 tập thể và 34 cá nhân. Thời điểm hiện tại đã thu hồi được hơn 7.000 tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước. Việc kiến nghị thu hồi 2.498 m2 đất hiện đang trong quá trình tổ chức thực hiện.
Được biết, nguyên nhân dẫn đến sai phạm trong việc sử dụng đất công chủ yếu xuất phát từ việc quản lý lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm của các đơn vị được giao đất. Một số đơn vị, doanh nghiệp vì lợi ích cục bộ lợi dụng hình thức kêu gọi đầu tư, hợp tác liên doanh liên kết để cho thuê đất hoặc tự bố trí cán bộ, công nhân viên làm nhà ở.
Thy Huệ

Đất công trung tâm TP.HCM cho thuê với giá...nửa bát phở

57 địa chỉ nhà, đất công nằm ở vị trí đắc địa, trung tâm thành phố được Sở Văn hoá Thể thao (TP. HCM) cho bên thứ ba thuê với giá nửa tô phở mỗi m2.

Sở Văn hoá Thể thao (TP. HCM) hiện tại đang quản lý, sử dụng 57 địa chỉ nhà, đất công có vị trí đắc địa nằm rải rác ở các quận Bình Thanh, Quận 5, Quận 1 và 11... Tuy nhiên, thay vì sử dụng vào các hoạt động văn hoá, thể thao, sở này lại cho thuê và liên doanh liên kết với bên ngoài với giá rẻ mạt.
Video: Đất công giữa Sài Gòn cho thuê với giá.. nửa bát phở
Trong 16 hợp đồng hợp tác kinh doanh có 7 hợp đồng với ổng diện tích 4.345 m2 không gắn với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Huấn luyện và TĐTDTT, không đúng mục đích sử dụng đất được giao.
Đơn cử hợp đồng HTKD số 18 ký ngày 11/4/2016 giữa Trung tâm với Công ty TNHH MTV TM-DV Giải trí thể thao FC Phú Thọ chuyên bán quán cà phê, căn-tin, CLB bi-da trên diện tích 1.015 m2 ở mặt tiền đường Lê Đại Hành, nhưng cho thuê chỉ với giá 45 triệu đồng/tháng, tướng đương gần 45 nghìn đồng/m2/tháng.
Còn hợp đồng HTKD số 63 ngày 28/10/2016 giữa Trung tâm với Công ty TNHH Cây Đào Đỏ để mở quán kem với diện tích 160 m2, cũng nằm mặt tiền đường với giá 30 triệu đồng/tháng , tương đương 187.500 đồng/m2/tháng. 

Khai man lý lịch vẫn tại vị 2 nhiệm kỳ phó bí thư phường

Thứ Ba, ngày 10/07/2018 08:55 AM (GMT+7)

Dù không có bằng THPT nhưng ông Hoàng Đăng Giảng vẫn đăng ký theo học ở một trường ĐH, được “ưu ái” bổ nhiệm chức Phó bí thư Đảng ủy phường Bàng La, Đồ Sơn, Hải Phòng 2 nhiệm kỳ (2010-2015 và 2015-2020).

Khai man lý lịch vẫn tại vị 2 nhiệm kỳ phó bí thư phường - 1
Trụ sở Đảng ủy, UBND phường Bàng La
Khai man lý lịch
Ngày 9/7, đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Quận ủy Đồ Sơn cho biết đã có báo cáo gửi Quận ủy Đồ Sơn và Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hải Phòng về nội dung kiểm tra đối với đơn tố cáo ông Hoàng Đăng Giảng (còn có tên gọi khác là Hoàng Đăng Bằng), Phó bí thư Thường trực Đảng ủy phường Bàng La khai man lý lịch. Kết quả kiểm tra khẳng định nội dung tố cáo là đúng. Ông Giảng đã không trung thực trong việc khai lý lịch, không có bằng cấp 3, bằng đại học nhưng vẫn kê khai vào lý lịch đảng viên để được ứng cử vào vị trí Phó bí thư Đảng ủy phường Bàng La 2 nhiệm kỳ liền.
Trước đó, đơn tố cáo ông Giảng được bà V.T.H. (SN 1979, trú tại quận Đồ Sơn) gửi tới các cơ quan chức năng quận Đồ Sơn và TP Hải Phòng. Ngoài ra, ông Giảng còn bị tố cáo xây dựng nhà trái phép, vi phạm trong việc sử dụng đất đai…
Một cán bộ Ủy ban Kiểm tra Quận ủy Đồ Sơn cho biết, xác định vấn đề nội dung tố cáo liên quan đến uy tín, danh dự của một cán bộ, đảng viên nên Ủy ban Kiểm tra Quận ủy phải tiến hành làm việc rất thận trọng. “Để tiến hành kiểm tra về bằng cấp của ông Giảng, chúng tôi đã nhiều lần làm việc với các cơ quan chức năng liên quan như Sở GD&ĐT Hải Phòng để xác minh bằng cấp 3 và trường ĐH Hải Phòng nơi ông Giảng khai đã học”, vị cán bộ này cho biết.
Ủy ban Kiểm tra Quận ủy đã cung cấp cho Sở GD&ĐT Hải Phòng hồ sơ của ông Giảng (sinh ngày 3/10/1962), kèm theo đề nghị cấp bản sao bằng tốt nghiệp bổ túc THPT. Tuy nhiên, trong sổ gốc lưu, tốt nghiệp bổ túc THPT tại Sở khoá thi ngày 24/5/1985 không có ai tên Hoàng Đăng Bằng và Hoàng Đăng Giảng.
Dù không có bằng cấp 3 nhưng ông Giảng vẫn đăng ký thi và trúng tuyển vào Khoa Quản trị kinh doanh trường ĐH Hải Phòng một cách khó hiểu. Quá trình kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Quận ủy Đồ Sơn phát hiện hồ sơ của ông Giảng thiếu bằng tốt nghiệp THPT. Liên quan đến vụ việc này, đã có 2 cán bộ của trường ĐH Hải Phòng bị kỷ luật. Trường cũng đã ra thông báo nếu ông Giảng không cung cấp được bằng tốt nghiệp THPT sẽ xóa tên khỏi danh sách học viên tại trường.
Có sự ưu ái trong bổ nhiệm?
Đáng chú ý là với hồ sơ lý lịch được khai man nói trên, ông Giảng vẫn lần lượt trúng cử 2 nhiệm kỳ (2010-2015 và 2015-2020) làm Phó bí thư Đảng ủy phường Bàng La từ năm 2010 đến nay. Từ năm 2016, người dân đã có kiến nghị gửi các cơ quan chức năng về việc này. Khi đó, trao đổi với báo chí, ông Hoàng Xuân Bắc, Trưởng ban Tổ chức Quận ủy Đồ Sơn xác nhận lãnh đạo Quận ủy Đồ Sơn đã “ưu ái”, tạo điều kiện khi để ông Giảng giữ cương vị trên liên tiếp 2 nhiệm kỳ. Vụ việc bị “chìm xuồng” từ đó tới nay, khi người dân tiếp tục kiến nghị.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Quận ủy Đồ Sơn nhấn mạnh, ông Giảng đã vi phạm trong việc kê khai không đúng văn bằng để được bầu vào chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý; không thực hiện nghiêm túc các quyết định thông báo của UBND quận, các cơ quan chức năng có thẩm quyền quận Đồ Sơn và UBND phường Bàng La đối với công trình xây dựng không phép do ông Giảng làm chủ đầu tư tại tổ dân phố Bàng Đông.
Hiện, các cơ quan chức năng đang xem xét hình thức xử lý vụ việc. Tuy vậy, việc ông Giảng không có bằng cấp nhưng vẫn vượt qua được rất nhiều vòng kiểm tra hồ sơ lý lịch của Đảng bộ quận Đồ Sơn để liên tiếp trúng cử 2 khóa vào Đảng bộ phường Bàng La khiến dư luận không khỏi hoài nghi về công tác quản lý nhân sự của địa phương này.
Nguyên Phó phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện bị tố khai man lý lịch
Có 1 người bác tham gia chế độ cũ, nhưng ông Hưng không khai, dẫn đến việc bị “tố” khai man lý lịch.
Theo Việt Hòa (Báo Giao thông)

Sóc Trăng: Chủ tịch huyện Thạnh Trị khai bằng cấp không trung thực

LSVNO - Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sóc Trăng đã thông báo với ông Nguyễn Hoàng Quý về việc tố cáo Chủ tịch UBND huyện Thạnh Trị - Mai Thanh Ngon khai bằng cấp không trung thực là đúng. Tuy nhiên, việc xử lý chưa nghiêm minh nên ông Quý khiếu nại.
140518a1-5afa25f389815
Ông Nguyễn Hoàng Quý (đeo kính) trao đổi sự việc với phóng viên.
Không trung thực
Buổi làm việc với ông Quý do Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sóc Trăng - Võ Văn Thiên chủ trì, đọc Thông báo số 57/TB-UBKTTU ký ngày 27/3/2018. Thông báo cho biết, sau khi nhận đơn tố cáo của ông Quý về Chủ tịch UBND huyện Thanh Trị Mai Thanh Ngon khai bằng cấp không trung thực, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tích cực xác minh và các nghi vấn đã được làm rõ.
Theo đơn tố cáo của ông Qúy, Chủ tịch Ngon không có bằng tốt nghiệp đại học, không có bằng cao cấp chính trị nhưng khai có để đủ tiêu chuẩn được bầu giữ chức Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thạnh Trị. Thông báo số 57/TB-UBKTTU là kết luận giải quyết đơn tố cáo. “Qua xác minh xem xét, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thấy nội dung tố cáo đồng chí Mai Thanh Ngon không có bằng tốt nghiệp đại học chuyên môn và bằng cao cấp chính trị là đúng”, Phó chủ nhiệm Thiên nói.
Chủ tịch Mai Thanh Ngon sinh năm 1962, từ tháng 3/2010 đến tháng 8/2015 là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự huyện Thạnh Trị; từ tháng 9/2015, chuyển ngành giữ chức vụ Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thạnh Trị. Trong hồ sơ lý lịch, ông Ngon khai trình độ chuyên môn là đại học chuyên ngành quân sự, trình độ lý luận chính trị là cao cấp.
Tài liệu chứng cứ kèm đơn tố cáo, Chủ tịch Ngon có 2 giấy chứng nhận đào tạo sĩ quan chỉ huy ngắn hạn và 1 giấy chứng nhận trình độ cao cấp lý luận chính trị. Giấy chứng nhận đào tạo sĩ quan ngắn hạn thứ nhất ký ngày 16/01/2009, cho biết ông Ngon “đã tốt nghiệp khóa đào tạo sĩ quan Chỉ huy – Tham mưu quân sự địa phương cấp huyện”, từ ngày 16/9/2008 đến 16/01/2009. Giấy chứng nhận đào tạo sĩ quan chỉ huy ngắn hạn thứ hai ký ngày 05/02/2010, cho biết ông Ngon “đã tốt nghiệp khóa đào tạo hoàn thiện sĩ quan Chỉ huy – Tham mưu quân sự địa phương cấp huyện”, từ ngày 15/9/2009 đến 05/02/2010. Hai giấy này do Giám đốc Học viện Lục quân ký.
 Còn “Giấy chứng nhận trình độ cao cấp lý luận chính trị” cho ông Ngon, do Chính ủy Học viện Lục quân ký ngày 05/02/2010. Nội dung cho biết, ông Ngon “đã tốt nghiệp đào tạo hoàn thiện sĩ quan Chỉ huy-Tham mưu quân sự địa phương cấp huyện (quận), chuyên ngành Chiến thuật-Chiến dịch, hệ chính quy, khóa 2009-2010”.
Có thể thấy, thời gian đào tạo để được chứng nhận trình độ cao cấp chính trị trùng với hơn 4 tháng của “khóa đào tạo hoàn thiện sĩ quan”. Tóm lại, chỉ hơn 8 tháng của hai khóa đào tạo ngắn hạn ở trường quân sự mà ông Ngon khai đã đạt trình độ đại học chuyên ngành quân sự và cao cấp chính trị.
Tại buổi làm việc, Phó chủ nhiệm Thiên sau khi đọc Thông báo kết luận “đồng chí Mai Thanh Ngon không có bằng tốt nghiệp đại học chuyên môn và bằng cao cấp chính trị là đúng”, đã nêu hướng xử lý. Theo đó, sẽ kiểm điểm rút kinh nghiệm với ông Ngon, cho ông Ngon đi học đại học để đủ tiêu chuẩn hoặc chuyển công tác khác. Bên cạnh, vụ việc còn có khuyết điểm của Ban Tổ chức Huyện ủy Thạnh Trị vì là cơ quan làm nhân sự nhưng thiếu thẩm định bằng cấp của ông Ngon mà chỉ nghe ông Ngon trình bày. “Như vậy là sai quy trình công tác cán bộ, cần kiểm điểm rút kinh nghiệm”, ông Thiên nói.
Đề nghị xử lý nghiêm minh
Ngày 14/5, ông Quý tiếp tục gửi đơn đến nhiều cơ quan, yêu cầu xử lý nghiêm minh hành vi khai khống của Chủ tịch Ngon và những người liên quan. Trước tiên, về buổi làm việc của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sóc Trăng, chỉ đọc Thông báo mà không giao văn bản nên đơn của ông Quý viết: “Tôi tố cáo có ghi họ tên, địa chỉ rõ ràng nhưng Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sóc Trăng trả lời tôi chỉ đọc mà không giao văn bản Thông báo cho tôi. Như thế là không đúng quy định của Luật Khiếu nại tố cáo”.
Cũng đơn của ông Quý, theo Thông báo số 57/TB-UBKTTU ngày 27/3/2018 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sóc Trăng thì việc thẩm định hồ sơ lúc đưa ông Ngon ra ứng cử Chủ tịch, có khuyết điểm của Ban Tổ chức Huyện ủy Thạnh Trị nhưng “cụ thể là trách nhiệm của ai?”. Hơn nữa, khi ông Quý có đơn tố cáo thì ông Đỗ Tiến Sỹ là Phó Chính ủy Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng viết giấy xác nhận cho ông Ngon có trình độ tương đương đại học. “Nay ông Sỹ từ Phó Chính ủy đã lên làm Chính ủy, như vậy việc xác nhận của ông Sỹ là đúng hay sai mà lại được lên chức?”, đơn của ông Quý đặt câu hỏi.
Cuối cùng, đơn của ông Quý cho rằng, theo các quy định hiện hành, chức danh chủ tịch UBND huyện phải có trình độ đại học, chính trị cao cấp; khi không có mà khai có là khai man lý lịch, không thể chấp nhận. Hành vi gian dối cần xử lý nghiêm minh, “chứ không thể kiểm điểm rút kinh nghiệm, rồi tìm cách cho ông Ngon học lại đại học để trả nợ là xong. Cá nhân hoặc cơ quan nào bố trí quy hoạch không đúng tiêu chuẩn cán bộ thì phải xử lý như thế nào cho đúng với quy định của điều lệ Đảng”.
Trao đổi với phóng viên Luật sư Việt Nam Online, ông Quý cho biết thêm: “Sau khi Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sóc Trăng trả lời cho tôi chưa thỏa đáng, tôi đã gửi đơn đến Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng để khiếu nại nhưng đến nay chưa nhận được kết quả giải quyết. Tôi đang là cán bộ ở Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Thạnh Trị, gia đình sinh sống ở thị trấn huyện, không mâu thuẫn gì với Chủ tịch Ngon. Chỉ vì nghe dư luận xôn xao bàn tán việc khai man của Chủ tịch Ngon, thấy ảnh hưởng đến huyện nên mạnh dạn làm đơn gửi các cơ quan chức năng xử lý để giữ truyền thống quê hương cách mạng”.
Sáu Nghệ

Gần 670 người bị cắt chế độ thương binh vì khai man

16:43 01/08/2018

Từ ngày 1/8, cơ quan chức năng sẽ cắt trợ cấp với những trường hợp trên. Ngoài tạm đình chỉ chế độ trợ cấp thương binh, số người nói trên sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận thương binh.

Gần 670 người bị cắt chế độ thương binh vì khai man
Có 569 hồ sơ thương binh khai man bị tạm đình chỉ trợ cấp. Ảnh: Hùng Tiến.
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã có kết luận về việc 569 người khai man, giả mạo giấy tờ hoặc không có tên trong danh sách quân nhân bị thương (bản gốc) lưu tại đơn vị nhưng thời gian qua vẫn hưởng chế độ thương binh.
Theo đó, có người bị thương ở đơn vị này nhưng lại khai và lấy giấy chứng thương ở đơn vị khác. Vì thế, từ ngày 1/8, cơ quan chức năng sẽ cắt trợ cấp với những trường hợp trên.
Ngoài việc tạm đình chỉ chế độ trợ cấp thương binh, số người nói trên sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận thương binh.
Đối với những người làm sai hồ sơ hoặc khai man hồ sơ để hưởng chế độ, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đã thông báo đến từng cá nhân. Nếu những người bị tạm đình chỉ chế độ thương binh chưa đồng tình có thể khiếu nại.
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An sẽ đối thoại trực tiếp với những người này để giải thích rõ về sai phạm của hồ sơ.
Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An và các cơ quan chức năng thực hiện thu hồi số tiền mọi người đã hưởng sai chế độ. Số tiền phải truy thu là hơn 100 tỷ đồng.
Theo cán bộ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An, việc truy thu tiền không dễ dàng bởi đa số những người đã nhận có gia cảnh khó khăn, có người mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đã qua đời. Trong khi đó, pháp luật chưa có chế tài cụ thể xử lý những trường hợp này.
Theo Zing News

Khai man thành tích để được nhận Huân chương kháng chiến

TPO - Theo kết luận của cơ quan chức năng, ông Dậu không tham gia giúp đỡ gì nhiều cho cách mạng, nhưng ông đã khai man hồ sơ để Nhà nước trao tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Ba và hưởng chế độ người có công.
Kết luận của UBND huyện Hoài Nhơn liên quan đến nội dung tố cáo ông Nguyễn Dậu khai man thành tích để Nhà nước tặng thưởng Huân chương.
Kết luận của UBND huyện Hoài Nhơn liên quan đến nội dung tố cáo ông Nguyễn Dậu khai man thành tích để Nhà nước tặng thưởng Huân chương.
Ngày 24/8, UBND huyện Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) cho biết, đã có kết luận nội dung tố cáo liên quan đến một trường hợp khai man thành tích khen thưởng Huân chương kháng chiến để hưởng chế độ người có công với cách mạng trên địa bàn.
Theo đó, ông Nguyễn Dậu (trú thôn Phụng Du 1, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn) được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Ba (theo Quyết định số 1222/QĐ-CTN ngày 16/7/2013) của Chủ tịch nước và được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng từ ngày 1/1/2018 (theo Quyết định số 368/QĐ-SLĐXH ngày 29/1/2018 về việc trợ cấp hàng tháng người có công giúp đỡ cách mạng) của Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Định.
Qua kiểm tra, Tổ xác minh phát hiện ông Dậu đã làm giả hồ sơ, chữ ký, khai man thành tích.
Ông Nguyễn Nhẫn (nhân chứng xác nhận thành tích trong hồ sơ đề nghị khen thưởng), khẳng định nội dung và chữ kỹ trong Giấy xác nhận thành tích của ông Nguyễn Dậu (đề ngày 5/8/2011) không phải do ông ký và ông chưa bao giờ xác nhận thành tích cho ông Nguyễn Dậu.
Một nhân chứng khác là ông Hồ Văn Khánh, trình bày: Chữ ký trong Giấy xác nhận giao nhiệm vụ (đề ngày 7/8/2011) cho ông Nguyễn Dậu là chữ ký của ông, tuy nhiên ông không biết ông Nguyễn Dậu là ai? Nguyên nhân là khi có chủ trương làm hồ sơ khen thưởng kháng chiến đợt cuối có người đến nhờ ông ký khống vào một tờ giấy xác nhận làm khen thưởng nhưng không ghi nội dung xác nhận. Sau đó, họ ghi nội dung gì và cho ai thì ông không biết. Ông Khánh cũng xin rút lại chữ ký, nội dung và giấy xác nhận trên.
Cơ quan chức năng đã làm việc với ông Võ Khắc Trung, người đã viết giúp ông Dậu Bản khai nhân dân về thành tích giúp đỡ cách mạng (ngày 19/8/2011), giấy xác nhận giao nhiệm vụ của ông Hồ Văn Khánh (ngày 7/8/2011) và giấy xác nhận thành tích của ông Huỳnh Hữu Thiện (ngày 4/8/2011). Ông Võ Khắc Trung trình bày, các giấy xác nhận nêu trên là do ông Võ Khắc Học (thôn Phụng Du 1, xã Hoài Hảo) đưa cho ông viết. Ông Học chuẩn bị trước nội dung và bảo ông viết y như nội dung trên, rồi ký tên người viết giúp và đưa hồ sơ lại cho ông Học. sau đó, ông Học làm gì với những hồ sơ này thì ông không biết (hiện nay ông Võ Khắc Học đã chết).
Trong khi đó, qua kiểm tra biên bản cuộc họp UBND xã Hoài Hảo, ngày 19/8/2011, Tổ xác minh không thấy có cuộc họp Hội đồng thi đua khen thưởng xã. Kiểm tra toàn bộ sổ biên bản cũng không có cuộc họp nào khác để xét đề nghị khen thưởng cho ông Dậu như biên bản trích kèm hồ sơ khen thưởng.
Theo đó, UBND huyện Hoài Nhơn giao Chủ tịch UBND xã Hoài Hảo tiến hành kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các tập thể và cá nhân có liên quan về hành vi lập hồ sơ trái quy định để đề nghị Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Ba cho ông Dậu.
Cùng ngày, UBND huyện Hoài Nhơn cho biết, đã giao Phòng Nội vụ tham mưu nội dung để trình UBND tỉnh Bình Định đề nghị Chủ tịch nước thu hồi Huân chương Kháng chiến hạng Ba của ông Nguyễn Dậu do khai man thành tích có công với cách mạng.

Cán bộ huyện khai man hồ sơ “ăn chặn” tiền tuất của người thân

A-A A+ ‹Đọc›
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
Khi làm Phó chủ tịch 1 huyện ở Thanh Hóa, ông Lò Văn Lến (nay là cán bộ thuộc Sở NN-PTNT Thanh Hóa) đã khai man hồ sơ “ăn chặn” tiền tuất của người thân hơn 120 triệu đồng.
 Tời khai gian dối của ông Lò Văn Lến để hưởng tiền tuất trái quy định
Tời khai gian dối của ông Lò Văn Lến để hưởng tiền tuất trái quy định
Ngày 1-10, thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Thanh Hóa cho biết đã qua hạn chót là ngày 30-8 theo chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, nhưng đến nay ông Lò Văn Lến, hiện là Phó chánh Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Thanh Hóa (nguyên là Phó chủ tịch UBND huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa) vẫn không nộp lại số tiền hưởng sai quy định hơn 120 triệu đồng để BHXH chi trả cho người được hưởng.

Sở NN-PTNT Thanh Hóa, nơi ông Lò Văn Lến đang công tác
Trước đó, BHXH tỉnh Thanh Hóa nhận được đơn thư phản ánh của ông Hà Văn Pếu (SN 1936) và vợ là bà Hà Thị Kếm (SN 1934, ngụ xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa) đề nghị giải quyết hưởng trợ cấp tiền tuất theo quy định vì khi con gái ông bà mất năm 2011 số tiền tuất đã bị ông Lò Văn Lến (đang là Phó chủ tịch UBND huyện Bá Thước) đã hưởng toàn bộ.
Vào cuộc xác minh, làm rõ, BHXH Thanh Hóa ngày 30-11-2015 đã có văn bản trả lời ông Hà Văn Pếu. Theo đó, hồ sơ giải quyết chế độ tử tuất một lần đối với thân nhân bà Hà Thị Dụ (con gái ông Pếu, bà Kếm; là hưu trí trú tại thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước), chết ngày 16-6-2011 được cấp 1 lần cho ông Lò Văn Lến, là chồng bà Dụ, thay mặt cho các thân nhân nhận tiền trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất một lần tổng số tiền là 120.972.200 đồng.
Tuy nhiên, sau khi chi trả số tiền trên cho Phó chủ tịch UBND huyện Bá Thước, ông Hà Văn Pếu (bố đẻ bà Dụ) có đơn kiến nghị nên BHXH đã vào cuộc xác minh và nhận thấy rằng ông Lến kê khai không đúng sự thật. Bởi, bản thân ông Lến là Phó chủ tịch UBND huyện Bá Thước, nhưng đã khai man hồ sơ, kê khai phần thân nhân người chết không đúng sự thật. Tuy bố mẹ vợ và bố đẻ ông Lến còn sống nhưng ông chỉ kê khai mình cá nhân ông để qua mặt cơ quan chức năng.
Theo luật định, khi bà Dụ chết, bố mẹ đẻ và bố chồng còn sống phải là những người được hưởng tiền trợ cấp tuất hàng tháng.
Sai phạm đã rõ, cơ quan chức năng đã nhiều lần có văn bản yêu cầu ông Lò Văn Lến nộp lại số tiền hưởng sai nhưng nhiều năm ông Lến vẫn không thực hiện.

Văn bản được chính ông Phạm Đăng Quyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký chỉ đạo cơ quan chức năng yêu cầu ông Lến trả lại số tiền 120 triệu nhưng ông Lến vẫn "cù nhầy" không trả
Gần đây nhất, ngày 18-7, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản gửi và yêu cầu đích danh Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa, Giám đốc BHXH Thanh Hóa có biện pháp buộc ông Lò Văn Lến nộp lại số tiền hơn 120 triệu đồng chậm nhất vào ngày 30-8.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, ông Lò Văn Lến, Phó chánh Vănb phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa vẫn không trả lại số tiền khai man hồ sơ để “ăn chặn” của người thân là bố mẹ vợ và bố đẻ của mình.
đăng bởi: n.l.d...c.o.m...v.n.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MIỀN TÂY HOANG DẠI

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/153

VẪN THẾ MÀ!