Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
THẾ CUỘC GIANG HỒ 24 (Trí tuệ dân gian)
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cầm kỳ thi họa xưa nay, Bốn môn nghệ thuật thật hay thật tài! CẦM đờn như thể tay ai... Khúc ca bi tráng thoáng qua tai người; KỲ phùng địch thủ chủ đài, Đấu cờ như đấu trí, tài với nhau! THI đua sáng tác thật mau, Văn chương thơ phú: đồng, thau biết liền... HỌA hình họa tượng liên miên, Vẽ tranh con cọp vẽ tiền được không? Vài câu lục bát chơi ngông... Mấy ông tiên đó có ông nào bằng?!
(By wakaeuro)
Độc giả lưu ý 4 chữ đầu các câu 6 trong bài chính là "Cầm kỳ thi họa".
Đó là 4 môn chơi của người xưa và nay cũng có thể như thế!?
Thơ rằng: (Cảm tác khi đọc bài "Bàn Cờ Tiên trên Bạch Vân Am" của tác giả bietdoimaucam) Bàn cờ Tiên-Bạch Vân Am! Côn Sơn, thắng cảnh danh lam đây mà... Bàn cờ Tiên hoặc bàn cờ ma? Dù sao đi nữa cũng ta với mình! Địa linh nhân kiệt: Chí Linh, Danh nhân Nguyễn Trãi từng kinh Bắc thành. Đánh cờ, uống rượu nổi danh Đế Thiên-Đế Thích bay nhanh về trời... Nhân gian lên núi mà chơi, Tham quan cảnh đẹp, xin mời đến ngay! Tiện tay giải thế cờ gay; So tài cao thấp biết ngay cao cờ!!!
(By wakaeuro)
Nhân đọc bài "Chiến thuật chơi cờ úp" của tác giả sasuke01: Cờ ơ cơ huyền cờ... U phờ up sắc úp... Cờ up cup sắc cúp... Cờ úp là cái Cúp! Mở cờ tiên quyết ra quân, Nhãn quan chiến thuật cầm quân biết liền! Tạo và phá thế đi tiên, Tấn công-phòng thủ điều nghiên thế cờ... Tùy thời tích cốc phòng cơ, Đến khi được thế mình phơ nó liền! Hơn thua chỉ một nước tiên, Có khi mất nước thì "điên cái đầu"... (By wakaeuro)
Cảm nhận về bài này:"Cờ tướng - cuộc cải cách phi thường - dấu ấn nghệ thuật đặc sắc của phương Đông" của tác giả win7
Bạn tôi quả thật có tài! Văn chương lai láng bi hài đầy vơi... Đọc xong cảm thấy như chơi: Đánh cờ ai biết nguồn khơi bàn cờ? Văn minh phương Bắc đầy thơ, Biến Vua thành Tướng quân cờ như nhau! Chia thành ba lớp trước sau: Thêm một đôi Pháo đánh mau lên Trời... Trắng đen biến mất trùng khơi, Trở thành đường kẻ vạch nơi chiến hào! Tăng thêm vị trí nhiều sao, Đường đi lối lại chỗ nào cũng thông... Bộ cờ gọn nhẹ như bông! Đi đây đi đó dễ không còn gì ? Thượng vàng hạ cám chẳng chi, Bình dân thiên hạ đều thi: đánh cờ./.
(By wakaeuro)
Hi airblade09! Người ta tức cảnh sinh tình! Riêng tôi thích chí xin bình bài thơ... Dù quen hay lạ. thân sơ, Đọc thơ tôi thấy sơ sơ thế nào? (By wakaeuro)
Thơ về "Đấu kỳ Trạng Nguyên" nhân đọc bài "Trạng Cờ Võ Huyên" của tác giả bietdoimaucam: Sứ Tàu tự đắc chơi ngông, Y đòi thách đấu với ông Vua mình! Sở trường Cờ tướng quá kinh, Một mình y đánh mười mình Quan ta... Mười Quan thua hết cả mười, Vua Nam khiếp đảm bèn mời Võ Huyên. Người làng Mộ Trạch-Hải Dương, Nước Nam nức tiếng là ông Vua cờ! Hẹn ngày giao đấu Ba Cơ (3 ván) Sân Rồng, giờ Ngọ, giữa Vua với Tàu! Sứ Tàu mặt mũi đỏ au, Vào sân thi đấu với màu áo xanh. Vua Nam bào đỏ lọng vàng, Trên đục lỗ thủng nắng vàng xuyên qua! Chiếu đâu đánh đó qua hà, Sứ Tàu liểng xiểng cả ba ván rồi... Vội vàng lạy lục Vua tôi, Tôn làm Sư phụ, mồ hôi dầm dề! Từ đây hết dám khinh chê, An Nam không có người mê đánh cờ. Vua bèn phong chức Võ Huyên: Nắng xuyên lỗ lọng "Trạng Nguyên Đấu Kỳ"./.
MẠC
ĐĨNH CHI (chữ Hán: 莫挺之), sinh ngày 06 tháng 7 năm Nhâm Thân, tức năm
1272; cha làm nghề dạy học, gọi là Lũng Động Tiên sinh, mẹ là Trần Thị,
ngụ tại hương Lũng Động, huyện Chí Linh, xứ Hải Dương (nay là thôn Long
Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) [1].
Cụ
Tổ 05 đời của Mạc Đĩnh Chi ở Long Động là Mạc Hiển Tích đã nổi tiếng từ
thời vua Lý Nhân Tông, đỗ Đệ nhất Giáp Tiến sĩ khoa Bính Dần (1086),
làm quan đến Thượng thư; em Cụ là Mạc Kiến Quan cũng đỗ Tiến sĩ, hai anh
em làm quan đồng triều.
Mạc
Đĩnh Chi mồ côi cha từ nhỏ, mẹ tần tảo nuôi con trong cảnh nghèo khó.
May có các môn sinh của cha giúp đỡ, nên mẹ con no đủ, có điều kiện học
hành. Mạc Đĩnh Chi thuở ấu thơ hay đau yếu, người nhỏ bé, còi cọc, nhưng
chăm chỉ, thông minh, nổi tiếng cả vùng. Bấy giờ Chiêu Quốc công Hoàng
Tử nhà Trần mở trường dạy học ở làng bên, nhận Mạc Đĩnh Chi vào học, nhờ
đó Ngài càng có cơ hội phát triển tài năng. Năm Giáp Thìn (1293), Mạc
Đĩnh Chi đi thi đậu Hội Nguyên, khi vào Đình đối, vua Trần Anh Tông thấy
Mạc Đĩnh Chi nhỏ bé, dị tướng, không muốn cho đỗ Trạng nguyên. Mạc Đĩnh
Chi bèn làm bài “Ngọc tỉnh liên phú”, tự ví mình như cây Sen trong
Giếng ngọc, dâng lên nhà vua. Vua xem xong, biết đây là người thông
minh, bản lĩnh, liền cho đậu Trạng nguyên, ban Cờ, Biển vinh quy bái tổ.
Năm ấy Ngài 21 tuổi… Sau lễ bái Tổ, bái môn Mạc Đĩnh Chi được Chiêu
Quốc công mở tiệc đón mừng và cho Trạng kết duyên cùng Lý Quận chúa, con
gái nuôi của Quốc công…
Hơn
một tháng sau, có Thánh chỉ triệu Trạng lai kinh cung chức. Trạng bái
từ ông bà Chiêu Quốc công, đưa mẹ và vợ vô Kinh. Vua Anh Tông vời vào bệ
kiến, hỏi chuyện trị quốc, an dân, bang giao, Trạng đều luận rõ mọi
điều, vua rất hài lòng, bổ dụng vào Viện Hàn Lâm; sau này Ngài được
phong chức Hàn lâm Đại học sĩ.
Ngài
nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực. Giữa năm vỡ đê, lũ lụt mất
mùa, vua định xây am Ngọc Vân, Ngài cương quyết khuyên can không xây
Am, mà đem tiền của đắp đê, cứu dân… Vua tức giận liền điều Ngài làm
quan trông coi đê điều, đi chống lụt. Ngài không từ nan, đi khắp các địa
phương nghiệm trị các quan lơ là việc dân, việc nước, khôi phục đê
điều, an dân, khuyến nông… Vua nghĩ lại, càng nể trọng Ngài, vời về kinh
thăng chức…
Năm
1314, vua Anh Tông mất, vua Minh Tông lên ngôi. Nghe đồn Mạc Đĩnh Chi
nổi tiếng thanh liêm; vua muốn thử xem sao, liền sai quan bí mật bỏ tiền
vàng vào nhà Ngài. Hôm sau Mạc Đĩnh Chi đem nguyên số tiền, vàng lạ vào
tâu vua và nộp cho ngân khố. Vua càng tin tưởng, thăng Ngài lên chức
Nhập nội Hành khiển, sau đó lên chức Đại liêu ban Tả bộc xạ (Tể tướng),
đứng đầu triều, cai quản nội trị.
Về
ngoại giao, năm 1308 vua Trần Anh Tông cử Mạc Đĩnh Chi đi sứ nhà
Nguyên, mừng vua Nguyên Vũ Tông mới lên ngôi. Đó là lúc 30 năm sau cuộc
xâm lược lần thứ 3 đại bại của quân Nguyên, “Thiên triều” vẫn chưa nguôi
hận. Mạc Đĩnh Chi mới 36 tuổi, đi sứ lúc này phải ứng phó với rất nhiều
cạm bẫy gian nguy. Cả chính sử và dã sử đã ghi lại nhiều câu chuyện Mạc
Đĩnh Chi xuất sắc vượt qua mọi thử thách, khiến vua quan nhà Nguyên nể
phục, phong Ngài là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.
Sứ
thần Cao Ly chứng kiến cách ứng xử tài giỏi của Mạc Đĩnh Chi, rất kính
phục, quý mến, liền mời Trạng sang thăm quý quốc và gả cháu gái cho Ngài
làm thiếp. Ngài ở đó chơi 6 tháng.
Năm
1324 Mạc Đĩnh Chi lại được vua Minh Tông cử đi sứ lần thứ 2 sang Trung
quốc. Sau khi hoàn thành sứ mệnh vua giao, Ngài lại qua Cao Ly thăm vợ
con. Trong Hợp biên Thế phả họ Mạc cho biết Ngài có 2 người con trai ở
Đại Việt và 2 người con trai ở Cao Ly.
Mạc
Đĩnh Chi làm quan đầu triều qua 3 đời vua: Trần Anh Tông (1293 – 1314),
Trần Minh Tông (1314 – 1329), Trần Hiến Tông (1329 – 1341). Sự nghiệp
phò vua, giúp nước, nội trị, ngoại giao, coi sóc đê điều, khuyến học,
khuyến nông, phát triển văn hóa, chăm lo an dân suốt 45 năm quả là không
nhỏ.
Năm
1339, ở tuổi 67, Ngài dâng sớ xin nghỉ, vua giữ không được, nhưng muốn
Ngài về nghỉ, vẫn ở Kinh đô để được gần gũi. Nhưng Ngài một mực về quê
Lũng Động, ở nếp nhà tranh cũ, mở trường dạy học, sống thanh đạm, gần
gũi với dân làng…Thời kỳ 8 năm ở quê hương, Ngài viết nhiều thơ phú,
nhưng rất tiếc không còn lưu lại được bao nhiêu.
Năm
1347, Ngài lâm bệnh, mất tại quê nhà, thọ 75 tuổi. Vua Trần Dụ Tông
(1341 – 1369) vô cùng thương tiếc, sai các quan về dự tế, phong Ngài làm
Phúc Thần, cấp 500 quan tiền cho dân sở tại dựng đền thờ; từ đó đến
nay, dân vẫn gọi là Đền Quan Trạng. Ngài cũng được sắc phong là Thành
Hoàng.
Năm
1527, cháu 7 đời của Ngài là Mạc Đăng Dung lên ngôi hoàng đế, truy tôn
Thủy tổ Trạng nguyên Mạc Hiển Tích là Hồng Phúc Đại Vương; truy tôn Ngài
là Kiến Thủy Khâm Minh Văn Hoàng đế và xây điện Sùng Đức tại nền nhà cũ
của Ngài để thờ Tổ tiên. (Rất tiếc Điện Sùng Đức, Đền và Lăng Cụ cũng
như các văn bản giấy hay bia ký của Cụ đã bị nhà Lê- Trịnh đốt, phá hết
vào năm 1593. Sau này Nhà nước phục dựng lại Đền và Lăng Cụ).
Ngày nay, khắp cả nước, dường như tỉnh nào cũng có đường phố Mạc Đĩnh Chi, có các trường học mang tên Mạc Đĩnh Chi.
Hàng năm, cứ vào ngày Giỗ Ngài, mồng 10 tháng 2 âm lịch, nhân dân địa
phương, con cháu họ Mạc khắp nơi và khách thập phương lại về Long Động
dâng hương, tưởng nhớ vị Lưỡng quốc Trạng nguyên tài năng kiệt xuất, đạo
đức thanh cao, làm vẻ vang cho quê hương, đất nước.
(Nhiều nguồn tài liệu khác nhau, nên lấy theo Hợp biên Thế phả họ Mạc, NXB Dân tộc 2001)
Mạc Đĩnh Chi đánh bại Trạng cờ Trung Hoa - giai thoại đấu trí khiến cả triều đình Phương Bắc nể sợ
giai thoại đấu trí khiến cả triều đình Phương Bắc nể sợ
Mạc Đĩnh Chi là một thần đồng thời Trần, dù ông không "chín sớm" như
Nguyễn Hiền, 12 tuổi đã đỗ Trạng nguyên, nhưng nếu Nguyễn Hiền là một
thiên tài mệnh yểu, 21 tuổi đã qua đời thì Đĩnh Chi lại được trời cho
chữ "thọ". Sống đến 74 tuổi, Mạc Đĩnh Chi “làm quan có phong độ, ngạnh
trực dám nói thẳng, có phong độ đại thần”, nên càng được hậu đãi. Ông
tham dự triều chính qua 3 đời vua Trần tiếp theo là Minh Tông, Hiến
Tông, Dụ Tông. , 2 lần đi sứ phương Bắc, một mình ông đấu trí với tất cả
vua quan phương Bắc, khiến họ từ tức tối chuyển sang thán phục. Tài
năng của ông khiến Nguyên Thành Tổ đã cảm khái phong cho ông là “lưỡng
quốc trạng nguyên”
Vì sao một đại kiện tướng lừng danh đột ngột “cởi giáp gác kiếm”?
Trên con đường từ Hà Nội tìm về quê hương của kỳ thủ hiếm
hoi, nếu không nói là duy nhất từng mang cúp khỏi cái nôi cờ tướng thế
giới - Trung Quốc, chúng tôi đã mường tượng về cuộc gặp gỡ với một người
không được bình thường cho lắm; nhất là khi hỏi thăm những người dân
của xã Trung Thành (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) quê anh, người nói anh
bị ngộ cờ, người khác lại bảo anh bị tai nạn rồi mất trí… Thế nhưng cuộc
hạnh ngộ với kỳ thủ Nguyễn Thành Bảo đã khiến chúng tôi không khỏi bất
ngờ.
Đang nổi như cồn, bỗng dưng biến mất khỏi làng cờ
Trên nhiều diễn đàn về cờ tướng, người ta miêu tả Nguyễn
Thành Bảo (SN 1978) là người có diện mạo của một hiệp khách, khí khái
xung trận ngang tàng, thống khoái và ngoại hình rất giống Hứa Văn Cường
trong bộ phim nổi tiếng “Bến Thượng Hải”.
Lâm trận tranh bá trong thời điểm cờ tướng Việt Nam đương lúc khó
khăn sau cái chết đột ngột vì bạo bệnh của kỳ thủ Nguyễn Vũ Quân
(1983-2009, người Việt đầu tiên giành được huy chương cá nhân tại Giải
vô địch cờ tướng thế giới, Vũ Quân và Thành Bảo được gọi là cặp “song
Nguyễn” trong làng cờ tướng Việt Nam), Nguyễn Thành Bảo một mình đơn
độc, bôn tẩu bước vào vũ đài cờ tướng thế giới, phất cờ nguyên soái mà
tranh tài với những kỳ thủ hàng đầu của Trung Quốc.
Skip in 2
Kỳ thủ Nguyễn Thành Bảo "vang bóng một thời" với thành tích thi đấu lừng danh. Ảnh: Ninh Vũ
Năm 2009, cái tên Nguyễn Thành Bảo trở nên nổi tiếng trong làng cờ
tướng thế giới, khi thắng “Thái Sơn Bắc Đẩu” của làng cờ Trung Quốc -
Triệu Hâm Hâm một mạch 4 ván liên tiếp. Ván thứ 5, Thành Bảo chỉ chịu
thua kém một điểm duy nhất trước kỳ thủ này. Đây cũng là lần đầu tiên cờ
tướng Việt Nam có thể tiệm cận được chức vô địch thế giới.
Ví mình như một lãng khách, Thành Bảo đi từ giải phong trào của làng
xã lên thi đấu chuyên nghiệp rồi thi đấu quốc tế. Nhưng năm 2011 là lần
cuối người ta thấy bóng dáng của Nguyễn Thành Bảo trong một giải vô địch
mang tầm cỡ quốc tế. Năm 2014, Nguyễn Thành Bảo bỗng dưng biến mất khỏi
làng cờ. Rất nhiều người hâm mộ bộ môn cờ tướng, cả những người trong
làng cờ cùng chung câu hỏi: “Nguyễn Thành Bảo đang ở đâu?”. Gác kiếm ở ẩn, “tu luyện”... với máy tính cá nhân
Từ Hà Nội, chúng tôi mang theo cả sự tò mò lẫn xót xa, vượt quãng
đường gần trăm cây số đi tìm Thành Bảo, cũng là tìm lời giải đáp cho câu
hỏi canh cánh trong lòng người hâm mô cờ tướng trên cả nước. Sau vài
lần hỏi thăm, chúng tôi đến xóm chợ Dần hỏi nhà Thành Bảo và được người
hàng xóm của anh miêu tả: Cái phòng hẹp trong ngõ ấy, “tay” này bị ngộ
cờ rồi bị tai nạn, giờ lẩn thẩn suốt ngày ở trong nhà, có giao tiếp với
ai đâu.
Rụt rè trước ngôi nhà cửa đóng kín mít và xót xa ái ngại hình dung ra
những cảnh, những câu chuyện bi hài, vậy mà không, Nguyễn Thành Bảo
tiếp chúng tôi trong gian nhà đơn sơ với vô số cúp và huy chương được
xếp đầy tủ, anh nói chuyện đầy thông minh và lịch lãm, không có bất cứ
dấu hiệu “ngộ”, “không bình thường” hay “lẩn thẩn” nào.
Anh tiếp chúng tôi với một sự chu đáo của người đàn ông lịch thiệp và
từng trải. Đôi mắt sâu và thâm trầm, tóc vuốt ngược ra phía sau gọn
ghẽ, anh cẩn thận bỏ từng lát nấm linh chi vào ấm điện để nấu nước mời
khách.
Bằng khen, huân chương, tất cả đều
"xếp xó", phủ bụi, còn Thành Bảo thì chỉ im lặng trước các câu hỏi: Vì
sao anh đột ngột biến mất khỏi làng cờ, ngay khi đang nổi như cồn?
Chúng tôi cùng ngồi lại, hồi tưởng quãng thời gian huy hoàng của
Nguyễn Thành Bảo nói riêng và làng cờ tướng Việt Nam nói chung. Ẩn sâu
trong đôi mắt đầy tâm tư của người đàn ông này vẫn là một tình cảm son
sắt dành cho cờ tướng, cho đội tuyển quốc gia, cho những vinh quang và
hào quang quá khứ. Mặc dù rút lui và ở ẩn đã lâu nhưng anh vẫn chăm chỉ
theo dõi những động thái, từng biến chuyển, hoạt động dù là nhỏ nhất của
làng cờ tướng Việt Nam và thế giới.
Chúng tôi hỏi: Vì sao anh lại quyết định về quê ở ẩn và gần như biến
mất hoàn toàn khỏi làng cờ tướng trong giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp?
Anh cười: “Tôi chơi cờ có chất lãng tử và cống hiến vô tư, hoàn toàn
vì lợi ích quốc gia. Đấy là một trong những điều mà người hâm mộ nhớ đến
tôi cũng giống như đá bóng người ta nhớ đến những bàn thắng đẹp và lối
chơi cống hiến, thì tôi cũng vậy.
Tôi đã cân nhắc mọi lẽ, mọi đường rồi mới đi đến quyết định rút lui
khỏi thi đấu giải quốc gia, quốc tế. Rút lui là không thi đấu cho đội
tuyển chứ tôi vẫn chơi cờ, vẫn giao lưu với anh em Nam Định và các tỉnh
khác chứ không phải nghỉ không chơi nữa. Tôi vẫn luyện cờ qua mạng
internet, chơi cờ giao lưu với mọi người khắp nơi. Còn về lý do vì sao
tôi quyết định không thi đấu cho tuyển thì xin phép không nói ra được vì
thú thực đó là câu chuyện khá nhạy cảm”.
Nghe anh nói về các giải đấu, các kỳ thủ tiềm năng hiện nay, phân
tích từng tính cách, thế cờ của họ mới thấy lòng đam mê, sự ái mộ môn cờ
tướng của Thành Bảo chưa bao giờ nguội lạnh. Chưa có ý định quay trở lại thi đấu đội tuyển
Từ khi rút lui khỏi đội tuyển quốc gia, Thành Bảo trở về quê giúp em
gái làm công việc kế toán, bây giờ anh kiêm thêm việc bán bảo hiểm. Thi
thoảng rảnh rỗi, anh luyện cờ tướng trên mạng và không bỏ sót bất cứ một
chuyển động nào của làng cờ Việt Nam, quốc tế.
Rồi những câu chuyện và giai thoại về Thành Bảo hiện ra vô cùng sinh
động. Từ chuyện anh đi đánh giải làng xã đến con đường trở thành một kỳ
thủ chuyên nghiệp mang về bao vinh quang cho làng cờ Việt Nam, rồi đến
con đường một mình một ngựa “vượt biên” sang Trung Quốc tìm đến cái nôi
cờ tướng mà khiêu chiến với các kỳ thủ nơi đây.
Rời các giải thi đấu quốc gia và quốc tế, nhưng anh vẫn miệt mài với
cờ, cuộc sống của gã lãng khách lang thang trên bản đồ cờ tướng của thế
giới dừng lại ở một căn phòng nhỏ với vô số huy chương, cúp, bằng khen
bám đầy màng nhện… Một cuộc sống anh cho là bình yên và thanh thản.
Bất giác, đôi mắt anh thoáng buồn khi chúng tôi chân thành hỏi những
tin đồn bủa vây xung quanh sự rút lui đột ngột của anh. Người nói anh bị
điên, người nói anh trở thành kẻ lang thang, kẻ ngộ cờ… Sau chút thoáng
buồn đó, Thành Bảo chỉ mỉm cười bí ẩn.
Tâm Am - Ninh Vũ
Chơi cờ trong sương trắng Sơn Trà
(TNO) “Phía
Đông liền biển, có một quả núi gọi là núi Sơn Trà, tục gọi là Hòn Nghê,
tương truyền trên núi có ngọc, đêm đêm ngọc chiếu sáng xuống biển.
Người dân ở đây kể rằng, tiên thường hay giáng xuống để tắm, chơi đùa
nên cũng gọi là núi Tiên Sa”. Lê Quý Đôn đã viết như thế trong “Phủ Biên
Tạp Lục”.
Sơn
Trà không chỉ nổi tiếng với giai thoại về các vị tiên nữ giáng trần mà
còn nổi tiếng về truyền thuyết ván cờ của Đế Thích: Có hai vị tiên ông
ngồi đánh cờ trên đỉnh núi, đánh mãi nhiều ngày mà vẫn bất phân thắng
bại. Cho đến một hôm, những tiên nữ bay xuống bãi biển, trong lúc lơ là
nhìn tiên nữ vui đùa, một trong hai vị tiên ông đã bị người còn lại đánh
bại.
Từ
truyền thuyết này, bấy lâu nay, người dân đã đặt một bức tượng Đế Thích
ngồi một mình bên tảng đá có hình bàn cờ, chính vì thế mà đỉnh này còn
có tên gọi là Bàn Cờ.
Mỗi
dịp cuối tuần, không có gì thú vị hơn là đến đây tận hưởng cảm giác
ngồi đánh cờ với Đế Thích trong khung cảnh sương giăng giữa núi non
chẳng khác gì chốn bồng lai tiên cảnh.
Trên đỉnh Bàn Cờ, du khách có thể "thử tài" với Đế Thích
Du khách trên đỉnh Sơn Trà
Thế
cờ được bày ra là một thế cờ độc đáo. Không biết các cao thủ làng cờ
tướng thế nào, riêng tôi, người có biết chút đỉnh, thử nhẩm 30 nước vẫn
bất phân thắng bại. Chắc phải chờ các nàng tiên xuống vui đùa ở bãi Tiên
Sa may ra mới có thể làm cho một trong hai người xao lãng!
Nếu
giai thoại về ván cờ của Đế Thích không hấp dẫn những du khách vốn dĩ
không biết chơi cờ thì bù lại họ sẽ bị cuốn hút bởi việc săn ảnh những
bầy voọc mặt đỏ thường xuyên xuất hiện.
Nhưng nhớ cẩn thận, nếu không du khách sẽ bị lũ khỉ giật túi đồ.
Phập phồng trong cảm giác đó cũng là một điều thú vị.
Bài và ảnh: Khôi Vũ
Học chơi cờ tướng với 72 bài học căn bản của Vịt ú
Học chơi cờ tướng với 72 bài học cơ bản dành cho người mới
chơi, những ván cờ hay, đặc sắc dành cho những bạn chơi lâu năm được
trình bày qua video youtube rất tiện lợi.
Mục lục
Giới thiệu về Vịt ú
Vịt Ú là ai?
Nếu bạn là một người chơi cờ và ham học hỏi sẽ biết, Vịt Ú là tên một
kênh Youtobe học chơi cờ tướng rất nổi tiếng và tốt cho những người mới
chơi hoặc cần cải thiện trình nghệ chơi cờ.
Bình thường mọi người hay gọi tác giả của kênh này là Vịt Ú hay Việt
Ú, mình cũng không muốn công bố tên thật của anh ở đây bởi anh thích
người yêu cờ biết mình với cái tên Vịt Ú hơn.
Bạn đã xem video của Vịt Ú sẽ thấy anh có chất giọng bình luận rất
hùng hồn, dõng dạc và phân tích tình thế và biến thể nước đi rất chi
tiết, cụ thể và vô cùng dễ hiểu cho những bạn học chơi cờ tướng.
Tổng quan về bài học
Kho kỳ phổ học chơi cờ tướng này bao gồm những ván cờ từ khai
cuộc thông dụng cho đến tàn cuộc sát pháp và cờ thế, cờ tàn. Mỗi bài học
sẽ là một kinh nghiệm giá trị, một tuyệt chiêu dễ nhớ và thực dụng. Sau khi học xong bạn sẽ có một nền tảng chơi cờ tướng vững chắc,
biến thể nước đi ảo diệu khó lường. Từ đây bạn có thể nghiên cứu, phát
triển kỳ nghệ tiến xa hơn nữa trong giới cờ tướng Việt Nam, Trung Quốc
hay thế giới.
Các bài học là các thế cờ tướng cơ bản, phân tích và bình luận chuyên sâu các ván cờ bởi tác giả Vịt ú.
Học chơi cờ tướng với 72 bài học
Bài 1 : Pháo Đầu phá Thuận Pháo chậm ra Xa
Pháo đầu là cách khai cuộc cờ tướng rất cơ bản, tuy nhiên vận dụng để đánh trong một trận thực chiến tương đối khó. Thuận pháo là cách khai cuộc mới trở lại thời hưng thịnh, với cách khai cuộc thuận pháo vương – Hồ Vinh Hoa.
Mỗi cách khai cuộc đều có những ưu thế và cạm bẫy riêng bởi vậy có
thể vận dụng những chiến thuật cụ thể vào trong trong mỗi tình huống
thực chiến.
Mời bạn tham khảo ván cờ Pháo Đầu phá Thuận Pháo chậm với bình luận ở video dưới:
Bài 2
Cũng nằm trong khai cuộc pháo đầu công, pháo đầu quá hà xa có sức
công phá khá mạnh tuy nhiên thường sẽ thua thiệt về triển khai lực lượng
chậm. Bù lại sức tấn công nhanh và mạnh, với sát lực cao.
Chi tiết trận đấu Pháo Đầu quá hà Xa phá Thuận pháo thực chiến hiện đại:
Bài 3
Thế gian có nhiều nghề để sinh sống, nhưng kiếm sống bằng cách lang
thang chơi cờ phủi khó có thể gọi là nghề. Vậy mà nhiều người lại xem đó
là “cần câu cơm”.Với cao thủ giang hồ, tối thiểu cũng phải nắm được
nghệ thuật đánh cờ chấp và cờ lừa.
Khác với chơi tại kỳ đài hay các giải đấu, đánh cờ độ, cờ chấp, yêu
cầu tối quan trọng là phải biết thủ dẻo, lạng khéo, đưa ván cờ đến chỗ
phức tạp để đối phương “chẳng biết đằng nào mà lần”. Khi đối phương sai
lầm là cơ hội của mình và phải nắm chắc rằng cũng là con xe, con pháo
nhưng con xe, con pháo ở trong tay mình phải mạnh hơn con xe con pháo
của họ…
Trong cờ tướng giang hồ
thường sử dụng các sát cuộc hay còn gọi là các phương pháp khai cuộc có
tính công sát cao. Thường cao thủ giang hồ thường thí quân nhằm tạo thế
sát cục, chỉ cần rơi vào bẫy là biết chắc chắn kết quả.
Mời bạn tham khảo ván cờ tướng giang hồ, hiểm pháp âm độc ở video dưới:
Bài 4
Bao nhiêu thế kỷ nay thì thế Bình phong mã không
bao giờ lỗi thời, thiên biến vạn hóa, công thủ toàn diện. Lấy thế công
của đối phương làm thế thủ cho mình, lấy thế thủ của mình ra đòn sấm sét
hạ gục đối phương….
Ai có tâm nhẫn nhịn, kiên nhẫn, luôn bao dung độ lượng luôn sử dụng
thế cờ này, luôn mang tính cầu toàn thân ái, hiểu người hiểu ta. Nếu các
bạn luyện tập thế cờ này các bạn sẽ thấy tại sao người xưa hay áp dụng.
Bạn có thể thấy sức mạnh của thế cờ này ở ván cờ Bình Phong Mã hiểm ác khó lường của Lương sư phụ:
Bài 5
Khai cuộc tốt, người chơi sẽ có cơ hội xuất quân thanh thoát, triển
khai nhanh công – thủ, tận dụng được các quân thuận và tránh được thế bí
khi vận dụng các thế tiếp theo. Khai cuộc cờ tướng là
bước đệm quan trọng để người chơi chiếm thế, đoạt quân trong trung cuộc
và tàn cuộc của trận đấu. Mỗi cách khai cuộc ẩn chứa cạm bẫy hiểm độc
riêng, chỉ cần sơ xuất giẫm phải, bạn sẽ phải trả giá tương xứng.
Dưới đây là màn khai cuộc đẳng cấp của lão sư trong làng cờ tướng
Trung Quốc, mời các bạn theo dõi diễn biến tuyệt chiêu khai cuộc cờ
tướng đỉnh cao với bình luận của Vịt Ú:
Bài 6
Thế trận Bình Phong Mã đối Ngũ Thất Pháo hiện đang được nhiều cao thủ
Trung Quốc nghiên cứu và thực chiến tại các giải đấu lớn, cụ thể như:
Ván cờ tại Ngũ dương Bôi lần 29/năm 2009 của Lữ Khâm sử dụng thực chiến và giành chức vô địch.
Tiếp đến, trận đoạt cup Mao Sơn Bôi tháng 5/2009, Hồng trí sử dụng thế trận Ngũ thất pháo đối bình phong mã của Hứa Ngân Xuyên, song thế trận có biến đổi khác và thế trận ngũ thất pháo thua cuộc (còn bàn tiếp về trung và tàn cuộc).
Ở đây, đề cập đến không phải những trận cờ của Trung Quốc mà là trận
đấu đỉnh cao của 2 cao thủ trong làng cờ Việt. Trận đấu giữa Đào Cao
Khoa và Trần Quyết Thắng, qua đây chúng ta sẽ hiểu sâu thêm về kỹ thuật
sử dụng hậu thủ Bình Phong Mã để chống trận Ngũ Thất Pháo của bên tiên,
vấn đề mà chúng ta đã từng bàn luận trong bài học thứ 4 .
Qua ván cờ: Bình phong mã đối ngũ thất pháo
Bài 7
Pháo đầu mã đội hay
còn gọi là giáp mã pháo, đây là cách chơi tương đối quen thuộc trong
làng cờ tướng Việt Nam. Từ xưa người ta đã có có câu “pháo đầu mã đội,
xe đâm thọc” ám chỉ các ra quân đầy khí thế tiến công.
Đây cũng là một trong những cách khai cục khá phổ biến và cơ bản mà
người mời chơi hoặc chưa tinh thông về cờ nên biết. Trải qua thời gian
và thông qua nhiều phương án cải tiến nâng cao. Thế trận pháo đầu mã đội
ngày càng khác xưa nhiều hơn.
Nếu ngày xưa bên đi tiên có thể áp đảo và gây tâm lý thụ động cho bên
đi hậu, thì ngày nay bên đi hậu cũng đã có đầy đủ vũ khí chống lại và
hóa giải các đòn tấn công hiểm hóc.
Trong bài học này chúng ta sẽ khảo sát những miếng đánh rất độc địa
của thế trận Pháo đầu tấn gấp trung binh đối Bình Phong Mã. Cách sử
dụng pháo đầu mã đội tốc chiến tốc thắng:
Bài 8
Trong bài học này chúng ta sẽ luyện Đòn Phi Đao Kịch Độc của danh thủ nổi tiếng Liễu Đại Hoa đã bại Tân Đông Bắc Hổ Triệu Quốc Vinh trong
giải vô địch cá nhân toàn Trung Quốc vào năm 1984, thông qua đó chúng
ta sẽ hiểu sâu thêm về các kỹ thuật sử dụng trận hậu thủ Bình Phong Mã để chống lại trận Pháo Đầu tấn gấp trung binh của bên đi tiên.
Tuyệt chiêu lên tượng phế Mã thượng thừa của Liễu Đại Hoa đã nhanh
chóng nhận được sự chú ý của đông đảo những người chơi cờ và được ghi
nhận như là phương án chống trả hay nhất của Hậu.
Mời các bạn tham khảo video Đòn Phi Đao Kịch Độc Của Một Bộ Óc Thiên Tài Cờ Tướng với bình luận cờ tướng vịt ú:
Bài 9
Đây là một ván cờ mà Uông Dương đã sử dụng sự kiềm chế của Mã Ngọa Tào cực
hay, liên tục tung ra những diệu thủ bắt quân khiến Tưởng Xuyên nhìn
hết quân này đến quân khác bị đối phương ăn mất mà chẳng làm gì được.
Bài 10
Đây một ván đấu phế quân rất đẹp mắt của Dương Quan Lân,
thể hiện một công phu chơi cờ ở trình độ không thể tưởng tượng được của
ông. Có những ván cờ các kỳ thủ đánh với mục đích kiếm được tấm huy
chương nhưng rồi sau đó cũng nhanh chóng bị lãng quên theo năm tháng.
Nhưng cũng có những ván cờ mặc dù đánh cách đây đã mấy chục năm,
nhưng mỗi lần giở ra xem lại, người ta lại phải xuýt xoa khen ngợi,
không ngừng vỗ đùi tán thưởng.
Ván cờ tuyệt phẩm này có thể là một trong số ít những ván cờ như vậy.
Người Trung Quốc vẫn có câu nói nổi tiếng là “Thi đàn Đỗ Lý- Kỳ quốc Hồ
Dương” ý chỉ về thơ phú thì không ai qua được Lý Bạch, Đỗ Phủ, còn hễ
nói về cờ tướng thì không thể không nhắc đến hai người là Hồ Vinh Hoa và
Dương Quan Lân. Nếu như không phải nhờ chân tài thực lực, thì dưới con
mắt của người Trung Quốc làm sao Dương Quan Lân được đặt ở địa vị cao
như vậy, đâu hoàn toàn không phải là điều ngẫu nhiên.
Mời các bạn theo dõi trận cờ đỉnh cao của cao thủ cờ tướng trung quốc Dương Quan Lân:
Bài 11
Trong thập niên 50 làng cờ Trung Quốc có hai cao thủ có công lực ghê
gớm nhất tách biệt hẳn so với phần còn lại là Dương Quan Lân và Vương
Gia Lương, một người thì hùng cứ phương Bắc, một người thì xưng bá
phương Nam, do đó trong giới cờ vẫn thường truyền tụng nhau câu nói là:
“Sở hà Hán giới giao tranh. Bắc thì Vương Á, nam thì Dương Quan”.
Hai đại tông sư cờ tướng này uy trấn giang hồ, được mọi người khen
ngợi gọi là “Nam Dương, Bắc Vương”. Trong thập niên 50 hai danh thủ này
đã cùng nhau tranh hùng nhiều phen, đại thể tương đương, ngang tài ngang
sức.
Đến những năm đầu thập kỷ 80, khi các danh thủ lớn tuổi khác đã rửa
tay gác kiếm thì hai vị lão tướng này vẫn còn lên ngựa bắn cung, chinh
chiến nơi sa trường mà sức cờ vẫn chưa suy.
Trong một giải đấu cờ vào năm 1982 tại Bắc Kinh, hai lão tướng này
lại đụng độ nhau trong một ván cờ nảy lửa, hai bên đánh nhau kịch liệt
hùng tâm chẳng khác gì lão tướng Hoàng Trung trong truyện Tam Quốc năm
xưa, quyết không chịu già nua. Đã cống hiến cho khán giả một màn đấu trí
so tài cực kỳ hấp dẫn. Ván đấu này xét cả khía cạnh chuyên môn lẫn nghệ
thuật đều có thể liệt vào hàng tuyệt phẩm.
Trong bài này chúng ta sẽ họ về đòn sát cục trong trận đấu thông qua video với bình luận của Vịt ú.
Mời các bạn theo dõi trận đấu Sát cục dựng tóc gáy – Đại Chiến Vương Dương 1982:
Bài 12
Trong tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa”
của nhà văn La Quán Trung có 1 đoạn truyền thuyết miêu tả về việc danh
tướng Quan Vũ của Lưu Bị, một đao chém bay đầu đại tướng Hoa Hùng của
Đổng Trác, mà chén rượu trong tay của Tào Tháo vẫn còn nóng. Thần dũng
vô địch thiên hạ của Quan Vũ gây chấn động 18 lộ chư hầu. Thực giả của
việc này thế nào, hậu thế chưa thể xác minh được.
Nhưng tại thập niên 70, chuyện Hồ Vinh Hoa tính toán sát lộ xong mà
bát canh vẫn còn nóng thì có không ít nhân sĩ trong giới cờ có thể làm
chứng. Nếu như các bạn không tin, thì có thể xem một trong những đoạn ký
thuật mắt thấy tai nghe của Bàng Tiểu Dư tiên sinh, để cùng nhau ôn lại
giai đoạn đỉnh cao của Hồ Tư Lệnh, làm nên giai thoại “Khoảng tiếu đàm.
Quân giặc tro tiêu khói diệt”.
Cùng học hỏi những nước cờ hay độc đáo qua Ván cờ kinh thiên động địa
Của Hồ Vinh Hoa qua bình luận của Vịt ú. Mời các bạn xem video:
Bài 13
Vào mùa thu năm 1952 một sự kiện lớn gây xôn xao giới cờ giang hồ khi
Kỳ Ma Dương Quan Lân cùng Quái kiệt Đổng Văn Uyên lần thứ ba đại chiến,
đây là trận chiến sống còn để giải quyết ân oán giữa hai cao thủ tuyệt
đỉnh này trong suốt nhiều năm trời. Đổng Văn Uyên là một siêu sao cờ
tướng của tỉnh Chiết giang, từ nhỏ đã nổi tiếng là một thần đồng có lối
đánh rất táo bạo.
Khi còn là một thiếu niên Đổng từng mở miệng thách đấu với cả Thất
tỉnh kỳ vương Chu Đức Dụ và đã hạ họ Chu với tỉ số cách biệt gây chấn
động làng cờ. Từ đó Đổng nổi như cồn. Khi Đổng chuyển sang Hương Cảng
sinh sống, lập dựng kỳ đài, bách chiến bách thắng trở thành vua cờ nơi
này. Giới cờ giang hồ nghe đến 3 chữ “Đổng Văn Uyên” thì như sấm nổ bên
tai, cảm thấy muôn phần khiếp sợ.
Đặt cho Đổng biệt hiệu là Độc Phiến Khách. Vào năm 1950 Kỳ Ma Dương
Quan Lân lúc đó là một kỳ thủ trẻ nhưng đã là tay cờ có số má hạng nhất
của đất Quảng Châu. Khi nghe bạn bè kể cho nghe nhiều câu chuyện huyền
thoại của Đổng Văn Uyên, Dương muốn trổ tài, lập tức đáp tàu xuống Hương
Cảng để thách đấu với Đổng, chẳng dè trình độ của Đổng quá mức cao
siêu, nằm ngoài dự đoán của Dương nên Dương thua thảm, Dương thua nhưng
không phục.
Một năm sau, Dương lại kiếm Đổng để tái chiến, hai bên giao hẹn đánh
với nhau 6 ván. Kết quả sau 3 ngày giao tranh ác liệt Dương tiếp tục ngã
ngựa dưới tay của “Độc Phiến hách” lần thứ hai với tỉ số 1 thắng 3 hoà 2
thua.
Sau thất bại đau đớn này, Dương về nhà bình tâm suy nghĩ, ngày đêm
nghiên cứu để đấu lại kĩ thuật đỉnh cao của Đổng Văn Uyên. Dương Quan
Lân với nền tảng cờ tàn cực mạnh đã suy nghĩ thấu đáo và ngộ ra sự huyền
diệu trong cờ tướng, để từ đó đã sáng tạo ra một món võ công rất lợi
hại gọi là “Toả tâm pháp”. Sau khi luyện thuần thục tuyệt chiêu mới này,
trình độ của Dương đã tiến tới một đẳng cấp hoàn toàn khác biệt so với
trước.
Dương lại kiếm Đổng để thách đấu lần thứ ba. Đổng Văn Uyên với lòng
tự tôn của một kiếm khách lừng lẫy dĩ nhiên chẳng sợ gì Dương Quan Lân.
Vậy là vào trung tuần tháng 9 năm 1952 hai cao thủ tuyệt đỉnh này lại so
đọ kiếm pháp trong 10 ván cờ chậm. Khác với hai lần trước, trong lần
đại chiến này Dương Quan Lân với tuyệt chiêu “Toả Tâm Pháp” đã khắc chế
cực tốt lối đánh công sát sở trường của Đổng Văn Uyên.
Sau 8 ván đấu Dương nắm giữ lợi thế với 3 thắng 3 hoà 2 thua tạm thời
dẫn trước. Hiện chỉ còn 2 ván đấu. Ván thứ 9 Đổng được cầm Đỏ đi trước
nên quyết tâm cao độ giành chiến thắng để san bằng tỉ số. Do câu chuyện
ly kỳ của trận chiến như vậy, nên mình xin được giới thiệu ván đấu thứ 9
rất lý thú này để các bạn cùng thưởng thức.
Bài 14
Vào mùa thu năm 1952 một sự kiện lớn gây xôn xao giới cờ giang hồ khi
Kỳ Ma Dương Quan Lân cùng Quái kiệt Đổng Văn Uyên lần thứ ba đại chiến,
đây là trận chiến sống còn để giải quyết ân oán giữa hai cao thủ tuyệt
đỉnh này trong suốt nhiều năm trời.
Đổng Văn Uyên là một siêu sao cờ tướng của tỉnh Chiết giang, từ nhỏ
đã nổi tiếng là một thần đồng có lối đánh rất táo bạo. Khi còn là một
thiếu niên Đổng từng mở miệng thách đấu với cả Thất tỉnh kỳ vương Chu
Đức Dụ và đã hạ họ Chu với tỉ số cách biệt gây chấn động làng cờ. Từ đó
Đổng nổi như cồn.
Vậy là vào trung tuần tháng 9 năm 1952 hai cao thủ tuyệt đỉnh này lại
so đọ kiếm pháp trong 10 ván cờ chậm. Khác với hai lần trước, trong lần
đại chiến này Dương Quan Lân với tuyệt chiêu “Toả Tâm Pháp” đã khắc chế
cực tốt lối đánh công sát sở trường của Đổng Văn Uyên. Sau 8 ván đấu
Dương nắm giữ lợi thế với 3 thắng 3 hoà 2 thua tạm thời dẫn trước. Hiện
chỉ còn 2 ván đấu. Ván thứ 9 Đổng được cầm Đỏ đi trước nên quyết tâm cao
độ giành chiến thắng để san bằng tỉ số.
Dưới đây là trận cờ thứ 9 đại Chiến Dương Quan Lâm vs Đổng Văn Uyên
với tuyệt chiêu tỏa tâm pháp. Ván cờ dưới sự bình luận của Vịt Ú:
Bài 15
Ván cờ này diễn ra vào năm 1959 tại Thượng Hải cũng chính là lần gặp
gỡ đầu tiên giữa hai huyền thoại cờ tướng lừng lẫy một thời này. Dương
Quan Lân thời điểm đó đang là đương kim quán quân cờ tướng Trung Quốc.
Với việc sở hữu nền tảng cờ tàn rất thâm hậu, lối chơi giang hồ, cộng
với kỹ thuật “Toả tâm pháp” đã luyện tới cảnh giới hoả hầu, Dương trở
thành một kỳ thủ gần như bất khả chiến bại và được xưng tôn là “thiên hạ
đệ nhất kỳ thủ” .
Trong khi đó Hồ Vinh Hoa là một siêu sao cờ tướng mới nổi, lúc này Hồ
chỉ mới 14 tuổi nhưng đã là thành viên chủ lực của đội cờ Thượng Hải.
Hồ có lối đánh rất mưu lược, quỷ kế đa đoan, đường cờ biến hoá như rồng,
từ khi xuất sơn đã khuấy đảo võ lâm.
Việc một cậu bé 14 tuổi liên tiếp tàn sát hàng loạt cao thủ hạng nhất
đã trở thành đề tài bàn tán nóng bỏng nhất trong làng cờ. Thành ra trận
thư hùng Dương-Hồ lần này đã thu hút sự chú ý của đông đảo người hâm mộ
khắp nơi.
Theo giao hẹn hai bên sẽ đánh với nhau phân tiên trong 4 ván. Trong
ván đấu đầu tiên Dương được đi trước, Dương thấy Hồ là một cậu bé 14
tuổi miệng còn hôi sữa nên nghĩ công lực chắc cũng chỉ có hạn nên hơi
xem thường vội vã lao lên tấn công, chẳng ngờ Hồ Vinh Hoa nhỏ nhưng có
võ.
Không biết luyện cờ từ lúc nào mà công lực mạnh kinh hoàng, trải qua
giai đoạn khai cuộc đã đánh bậc mọi thế tấn công của Dương để phản tiên
đoạt thế , sau đó Hồ lợi dụng ưu thế của trận hình sử dụng song mã như
thần long quấy phá ác liệt.
Đến tàn cuộc Hồ nhẹ nhàng dắt song chốt qua sông tạo thành thế “song
quỷ gõ cửa” rất ghê gớm, nhập cục cực hay khiến Dương phải đầu hàng
choáng váng. Sau thất bại ở ván 1, Dương Quan Lân với kinh nghiệm lão
luyện đã nhanh chóng xốc lại tinh thần.
Ở ván thứ 2 dù Dương bất lợi đi sau nhưng đã thể hiện đẳng cấp khi
liên tiếp sử dụng các xảo diệu chuyển quân rất giang hồ để giành một
chiến thắng rất đẹp qua đó gỡ hoà một đều. Đây là ván đấu thứ 3 của cuộc
đối đầu rất lý thú này.
Bài 16
Vào tháng 10 năm 1960 giải vô địch cá nhân toàn Trung Quốc diễn ra,
Hồ Vinh Hoa lúc đó vừa tròn 15 tuổi, cùng với sư phụ của ông là Hà Thuận
An (bạn nào đọc về phản cung mã sẽ biết đến ông) vác đao xuống núi quyết tranh hùng cùng thiên hạ.
Ở hai vòng đầu tiên Hồ đụng độ ngay hai danh tướng nổi tiếng là Mạnh
Lập Quốc và Lý Nghĩa Đình, nhưng Hồ Vinh Hoa «anh hùng xuất thiếu niên»
đã thể hiện thực lực khá tốt với 1 thắng 1 hòa tạo ra tiếng vang lớn.
Đến vòng thứ ba Hồ Vinh Hoa gặp lại Dương Quan Lân trong một trận đấu
long hổ tranh hùng siêu kinh điển mà về sau được giới chuyên môn đánh
giá là ván cờ hay nhất của mọi thời đại.
Mời các bạn theo dõi ván đấu qua video phía dưới:
Bài 17
Thần đồng trẻ tuổi Hồ Vinh Hoa sau thất bại đau đớn 1-2 trước kỳ ma
Dương Quan Lân vào năm 1959, đã về nhà đóng cửa luyện công quên ăn quên
ngủ, chờ dịp để đọ kiếm rửa thù. Lúc bấy giờ làng cờ Trung Quốc chia ra
hai trường phái Nam Bắc rất rõ ràng.
Trường phái phía Nam chủ trương chơi cờ một cách chậm rãi tiến thủ
từng bước chắc chắn, thường lấy sự an toàn làm chiến thuật chủ đạo mà
người có công lực ghê gớm nhất là kỳ ma Dương Quan Lân.
Trong khi đó người phương bắc thì thích lối chơi máu lửa, thường có
thói quen phế quân tấn công rất hung hãn mà điển hình nhất là danh thủ
Vương Gia Lương.
Hai đại tông sư cờ tướng này uy trấn giang hồ được mọi người khen
ngợi gọi là (Nam Dương Bắc Vương). Hồ Vinh Hoa khi học đánh cờ thì bái
danh thủ Hà Thuận An làm sư phụ.
Hà vốn là một cao thủ Nam Phái có lối chơi thiên về chắc chắn ổn
định, nhưng xét về phong cách chơi này thì ngay cả Hà sư phụ cũng không
thể so đọ được với Dương Quan Lân.
Hồ Vinh Hoa lực cờ chưa tinh thâm bằng sư phụ, mà sư phụ Hồ đụng
Dương còn thua thảm thì Hồ đánh với Dương thua là lẽ đương nhiên. Do đó
Hồ Vinh Hoa nhận thấy rằng muốn đánh bại Dương thì bắt buộc cậu phải “tầm sư học đạo” luyện thêm võ công của người phương Bắc.
Nhờ sự giới thiệu của một người bạn, Hồ lặn lội đường xa đến tìm gặp
Vương Gia Lương nhờ chỉ giáo. Vương thấy Hồ là một cậu bé có tư chất
khác thường, có phong cách chơi cờ thiên về công sát ác liệt rất phù hợp
tính cách chơi cờ của ông, tri kỷ gặp nhau vừa gặp đã mến ngay, nên
Vương không ngần ngại truyền hết võ công cho Hồ.
Hồ gặp được Vương như cá gặp nước, lực cờ tiến bộ cực nhanh, sau một
thời gian đã hấp thu hết tinh hoa của Vương, lại nhờ thiên tài hiếm có.
Hồ đã khéo léo dung hòa võ công học được của Hà sư phụ trước đây, với võ
công mới học được từ Vương Gia Lương.
Tổng hợp tinh hoa hai trường phái cờ Nam bắc lại thành một thể duy
nhất. Từ đó Hồ xây dựng cho bản thân một phong cách chơi cờ rất đặc
trưng, linh hoạt khó đoán như thần long thấy đầu không thấy đuôi, biến
hóa vô cùng vô tận.
Bài 18
Sau khi võ công đại thành Hồ Vinh Hoa đã tiến tới cảnh giới mà trong
suốt mấy trăm năm lịch sử chưa từng một ai đạt tới trình độ ghê gớm như
vậy. Vào tháng 10 năm 1960 giải vô địch cá nhân toàn Trung Quốc diễn ra,
Hồ Vinh Hoa lúc đó vừa tròn 15 tuổi, cùng với sư phụ vác đao xuống núi
quyết tranh hùng cùng thiên hạ.
Bài 19
Ván cờ đi về tàn cuộc
Ở hai vòng đầu tiên Hồ đụng độ ngay hai danh tướng nổi tiếng là Mạnh Lập Quốc và Lý Nghĩa Đình, nhưng Hồ Vinh Hoa “anh hùng xuất thiếu niên”
đã thể hiện thực lực khá tốt với 1 thắng 1 hòa tạo ra tiếng vang lớn.
Đến vòng thứ ba Hồ Vinh Hoa gặp lại Dương Quan Lân trong một trận đấu
long hổ tranh hùng siêu kinh điển mà về sau được giới chuyên môn đánh
giá là ván cờ hay nhất của mọi thời đại.
Bài 20: Sát Chiêu Kinh Hoàng Của Một Quái Kiệt Cờ Tướng 01
Ngày 29 tháng 10 năm 1960, Tại thành Bắc Kinh vòng 4 giải vô địch
quốc gia toàn trung quốc diễn ra, cậu bé nhỏ Hồ Vinh Hoa đã đến trước.
Cậu ngồi nhìn vào 32 quân cờ nằm bất động trên bàn, lặng lẽ suy tư trước
giây phút mở đầu trong cuộc thư hùng nhuốm đầy màu sắc truyền kỳ này.
Hàng loạt các ký giả và người hâm mộ đã có mặt từ sáng sớm,bao quanh
khu vực thi đấu cũng đang hồi hộp chờ đón giây phút 2 đại cao thủ hàng
đầu của họ sắp sửa rút kiếm so đọ trình độ với nhau. Đúng 13 giờ, Vương
Gia Lương mới xuất hiện.
Ông ngồi vào vị trí giành riêng cho mình, đối diện thẳng với Hồ Vinh
Hoa. Vẻ mặt đầy tự tin Vương nhẹ nhàng xoay bàn cờ hướng quân Đỏ về phía
đối thủ.
Bài 21:
Bài 22:
Bài 23: Bí Mật Đáng Sợ Trong Trận Thuận Pháo Lừng Danh
Bài 24: Võ công kinh hồn của Hà Thuận An sư phụ
Bài 25: Ván Cờ Chấn Động Thế Giới của Hồ Vinh Hoa 01
Bài 26: Ván Cờ Chấn Động Thế Giới của Hồ Vinh Hoa 02
Bài học vẫn tiếp tục cập nhật, mọi thắc mắc hoặc câu hỏi vui lòng để lại comment dưới bài viết!
Chúc các bạn học chơi cờ hiệu quả!
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét