Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 257/r
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Truyện tình báo Điệp viên giữa sa mạc lửa - P25
Tiểu thuyết do tác giả là Đại tá anh hùng tình báo Lê Hữu Thúy viết dưới
bút danh Nhị Hồ. Nhân vật chính được lấy nguyên mẫu từ chính hoạt động
tình báo của Lê Hữu Thúy.
Nga tăng cường gián điệp tới Mỹ sau khi ông Trump thắng cử
Ái Vi |
0
Nhiều mật vụ Nga đang được tung tới Mỹ hoạt động sau khi ông Trump thắng cử
Các gián điệp Nga tại Mỹ đang tăng cường hoạt động tình báo để
thu thập thông tin về Mỹ ngay sau khi cuộc bầu cử Tổng thống nước này
diễn ra, theo các quan chức tình báo Mỹ.
Các quan chức và cựu quan chức tình báo Mỹ cho rằng nhiều
nước thù địch với Washington đang gia tăng thu thập dữ liệu tình báo tại
Mỹ do chính quyền của ông Barack Obama và ông Donald Trump phản ứng quá
mềm yếu chống lại hành động này.
"Người Nga
đang thu thập thông tin từ Mỹ nhiều hơn và thành công của họ trong đợt
bầu cử không làm họ chùn tay", một cựu quan chức tình báo Mỹ nói với CNN.
Steve
Hall, cựu quan chức cấp cao của CIA cho biết là dường như người Nga
đang cố tìm kiếm thêm nhiều thông tin về chính quyền của ông Trump, điều
này là hoàn toàn mới và cho thấy sự khó đoán của Moscow.
"Khi nào
mà quan hệ giữa hai quốc gia chùng xuống - lực lượng gián điệp thu thập
thông tin sẽ trở nên quan trọng hơn khi họ cố gắng xác định kế hoạch và
ý định của chính phủ đối nghịch", ông Hall cho hay lý do việc Nga đang
gia tăng tình báo nhắm vào Mỹ.
Theo nhiều quan chức tình báo Mỹ nói với CNN thì
kể từ tháng 11 số lượng sĩ quan tình báo Nga đã liên tục gia tăng tại
Mỹ dưới vỏ bọc là đến Mỹ làm kinh doanh. Nhiều người cho biết hiện trong
tay lực lượng phản gián có tới 150 người bị nghi là làm điệp viên cho
Nga.
Nhiều quan chức tình báo Mỹ nói rằng người Nga đã bổ sung
lực lượng điệp viên mới còn nhiều hơn số người bị Mỹ trục xuất hồi cuối
năm ngoái là 35 người.
FBI, cơ quan chịu trách nhiệm về việc phản gián nội địa Mỹ hiện không bình luận về thông tin mà các quan chức CIA đưa ra.
Lực
lượng điệp viên Nga được cho là đang nhắm vào những người Mỹ biết thông
tin mật để moi thông tin. Ngoài ra điệp viên Nga còn bị cho là đang cố
"leo cao luồn sâu" vào bộ máy chính quyền Mỹ để thu thập thêm nhiều
thông tin tình báo hơn.
Các quan chức tình báo Mỹ cũng lo lắng hơn
khi Bộ Ngoại giao nước này dường như đang gia tăng cấp thị thực tạm
thời cho công dân Nga. Đáp lại phía Bộ Ngoại giao không từ chối cũng
không khẳng định cáo buộc nhưng nói rằng họ đang làm việc vì "lợi ích
Mỹ".
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao John Kirby thì cho biết họ
không thể từ chối visa cho một người hợp pháp chỉ vì mối nghi ngờ không
thể xác minh được và để "từ chối visa thì phải có những lý do cụ thể".
Ông Kirby thừa nhận là nhiều doanh nhân Nga có thể làm gián điệp, nhưng nhiều người đến Mỹ đơn thuần chỉ là kinh doanh.
Trong
trường hợp này, nếu FBI nghi ngờ ai làm điệp viên thì họ sẽ theo dõi
người này ngay từ khi họ vừa đặt chân đến Mỹ như là một biện pháp phản
gián. Đó là cách Mỹ dùng để chỉ đích danh 35 viên chức Ngoại giao Nga bị
trục xuất hồi năm ngoái.
theo Một thế giới
Nghệ thuật mật báo tin tức bậc thầy của điệp viên Trân Châu Cảng
Hoàng Tiến |
Tàu chiến Mỹ trúng bom của không quân Nhật Bản trong trận tấn công vào Trân Châu Cảng.
76 ngày sau vụ tấn công bi thảm nhằm vào căn cứ Hải quân Mỹ tại
Trân Châu Cảng, ngày 21-2-1942, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã bắt
giữ Bernard Julius Otto Kuehn với cáo buộc hoạt động gián điệp, sau đó
kết án tử hình.
Cho đến nay ít người biết được rằng, Otto Kuehn đã
góp phần quyết định cho chiến thắng của không quân Đế quốc Nhật chỉ bằng
phương pháp liên lạc hết sức thô sơ: Ngôn ngữ tín hiệu. Tuy nhiên ông
ta đã nâng cách thức liên lạc này lên tầm nghệ thuật bậc thầy.
Cả gia đình điệp viên Đức quốc xã xâm nhập nước Mỹ
Bernard
Julius Otto Kuehn còn được gọi là Kuhn, sinh năm 1895 ở miền Đông nước
Đức và là bạn thân của Joseph Goebbels, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền của Đệ
tam Đế chế Đức.
Năm 1933, khi Hietler thành lập Đảng
Quốc xã, Bernard Julius Otto Kuehn nhanh chóng gia nhập rồi được đào tạo
để trở thành sĩ quan tình báo thuộc Cơ quan Tình báo quân sự Đức Quốc
xã Abwehr.
Khi chuẩn bị châm ngòi cho Chiến tranh thế giới lần
thứ 2, Đức quốc xã hiểu rằng muốn xâm chiếm châu Âu cần phải dè chừng
Mỹ, nên đã nghiên cứu vị trí chiến lược của Trân Châu Cảng, vốn cực kỳ
quan trọng đối với toàn bộ vùng Bắc Thái Bình Dương.
Năm 1935, Joseph Goebbels giao nhiệm vụ cho Otto Kuehn đến Hawaii thu thập tin tức tình báo cho phía Nhật Bản.
Ngày
15-8-1935, Bernard Julius Otto Kuehn, 40 tuổi, dưới vỏ bọc của một
người không chấp nhận chủ nghĩa Quốc xã, dẫn gia đình gồm vợ là Friedel,
36 tuổi, con gái 17 tuổi là Susie Ruth, con trai 11 tuổi là Bernard
Joachim Kuehn và 2 người em cùng cha khác mẹ là Hans Joachim và
Eberhard, đến Honolulu, bang Hawaii, xin định cư.
Sau
nhiều ngày thẩm tra - mà thực tế là chẳng thẩm tra gì vì hồ sơ của gia
đình Otto Kuehn được Cơ quan Tình báo quân sự Đức Abwehr chuẩn bị rất
chu đáo - hơn nữa lúc ấy lại đang diễn ra một làn sóng người chạy trốn
khỏi nước Đức quốc xã - chủ yếu là người gốc Do Thái - đến định cư ở Mỹ
và các quốc gia châu Âu nên đơn xin của Kuehn được chính quyền Mỹ trên
đảo Hawaii chấp thuận.
Nửa năm trước ngày đến Honolulu, Otto Kuehn đã hướng dẫn vợ, con và 2 người em cùng cha khác mẹ các nghiệp vụ tình báo.
Cô
con gái Susie Ruth hẹn hò với nhân viên quân sự Mỹ và mở một tiệm làm
đẹp cung cấp các dịch vụ tốt nhất và rẻ nhất trong thành phố. Những
người vợ của các nhân viên quân sự cấp cao sẽ dành hàng giờ để tán gẫu
về việc sắp tới và kế hoạch đi lại của chồng và bạn trai.
Susie
Ruth sau này cho biết, tiệm làm đẹp là một mỏ tin. “Họ nói chuyện rất
nhiều, họ cảm thấy nhẹ nhõm khi họ rời khỏi nơi này sau khi nói hết mọi
chuyện”, Ruth nói.
Con
trai của Otto Kuehn, Bernard Kuehn chỉ mới 11 tuổi khi được huấn luyện
để đặt những câu hỏi chính xác về tàu chiến và tàu ngầm. Hans cũng được
huấn luyện để chú ý đến một số khu vực quan trọng trên những con tàu và
tàu ngầm đó.
Mỗi buổi sáng, Otto Kuehn cho Bernard ăn
mặc như một thủy thủ Hải quân Mỹ để thể hiện lòng yêu nước và dắt tay
cậu bé đi bộ dọc theo bờ sông. Các sĩ quan sẽ mời Hans vào tàu chiến
hoặc tàu ngầm và đó là lúc Hans bắt đầu thu thập tình báo.
Công
việc của vợ Otto Kuehn, bà Friedel là ghi lại tất cả thông tin tình báo
mà gia đình có được. Tất cả những tin tức tình báo thu thập được, Otto
Kuehn chuyển về Berlin qua một mạng lưới giao liên cực kỳ phức tạp để
Đức quốc xã báo cho Nhật Bản.
Đỉnh cao của phương thức liên lạc tín hiệu
Otto
Kuehn có một hệ thống tín hiệu phức tạp, tất cả đều được phát triển và
nâng tầm. Ánh sáng chiếu sáng từ cửa sổ nhỏ mái nhà của Otto trên bãi
biển Lanikai từ 9 giờ đến 10 giờ tối, có nghĩa là các tàu sân bay của Mỹ
đã di chuyển.
Một tấm vải treo trên dây phơi quần áo
tại nhà của anh ta từ 10 đến 11 giờ sáng có nghĩa là lực lượng hải quân
chiến đấu đã rời bến cảng.
Hai tấm vải trải giường màu
trắng phơi ngoài sân có nghĩa là 2 tàu sân bay đã rời Trân Châu Cảng;
hàng loạt quần áo trên dây phơi có nghĩa là 2 sân bay ở Honolulu hiện có
bao nhiêu máy bay; đèn pha xe hơi chỉ sáng một bên là 1 tàu khu trục
vừa vào cảng, quần dài tượng trưng cho máy bay ném bom, áo sơ mi là máy
bay tiêm kích...
Hồ
sơ của FBI cho thấy có 8 phương pháp được Otto Kuehn sử dụng để gửi
tin. Tất cả các phương pháp này được Otto Kuehn trao đổi kỹ với Takeo
Yoshikawa, nhân viên tình báo ngoại giao của Hải quân Nhật Bản gửi đến
Honolulu để nhận tin từ Otto Kuehn.
Một tháng trước khi
diễn ra vụ tấn công vào Trân Châu Cảng, Nhật Bản cần đánh giá lại toàn
bộ lực lượng Hải quân Mỹ. Ngày 21-11-1941, Cơ quan Tình báo Hải quân
Nhật Bản giao nhiệm vụ cho Yoshikawa thu thập tin tức tình báo qua hệ
thống 97 câu hỏi với yêu cầu trả lời trong vòng 24 giờ. Yoshikawa tìm
đến Otto Kuehn.
Yoshikawa gửi bản câu hỏi qua tín hiệu mã
hóa cho Otto Kuehn kèm theo một mật hiệu “Gặp ngay lập tức”. Trong buổi
gặp gỡ ấy, Yoshikawa đưa Kuehn 1 phong bì đựng 14.000USD cùng 97 câu
hỏi.
Nhiều năm sau - năm 1960 - Yoshikawa viết trên tờ
Ashahi Simbun: “Không cần phải suy nghĩ, Kuehn giải đáp ngay những câu
hỏi rồi đưa lại cho tôi cùng với các bản đồ, các bản phác thảo vị trí
neo đậu của tàu chiến Mỹ. Đây thật sự là một mỏ vàng cho Nhật Bản”.
Ngày
6-12-1941, tất cả những thông tin mà Kuehn cung cấp cho Yoshikawa được
chuyển về Tokyo. Sáng hôm sau, lúc 7 giờ 55 phút ngày 7-12-1941, 353 máy
bay xuất phát từ 6 tàu sân bay của Hải quân Nhật Bản lần lượt lao xuống
Trân Châu Cảng.
Trận tập kích bất ngờ đã đánh chìm 4
thiết giáp hạm và gây hư hỏng cho 4 chiếc khác, đánh chìm 3 tuần dương
hạm, 3 khu trục hạm và 1 tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, 2.402 lính Mỹ
chết, 1.282 người khác bị thương. Phía Nhật chỉ mất 29 máy bay, 4 tàu
ngầm mini, 65 người chết. Vài giờ sau đó, nước Mỹ chính thức tuyên chiến
với Nhật Bản.
Chân dung điệp viên Otto Kuehn và liên lạc viên cơ quan tình báo Nhật Bản Takeo Yoshikawa
Bị lộ từ ánh đèn lồng lập lòe bất thường
Ngay
khi trận tập kích đang diễn ra, Otto Kuehn vẫn tiếp tục truyền thông
tin cho Yoshikawa bằng chiếc đèn lồng treo ở cửa sổ căn phòng áp mái
nhưng một trung sĩ Mỹ làm nhiệm vụ trên một đài quan sát phòng không đã
nhìn thấy những chớp sáng lập lòe bất thường này. Xế chiều, lúc trận tập
kích kết thúc, anh ta báo cho Cơ quan An ninh quân đội Mỹ.
3
ngày sau, một nhóm điều tra của FBI đến Trân Châu Cảng. Nhưng cũng phải
mất đến gần 2 tháng, FBI mới thu thập đủ các bằng chứng, chứng minh
Kuehn là gián điệp hai mạng cho Đức quốc xã và Nhật Bản.
Cả
gia đình Kuehn chỉ có 1 tiệm uốn tóc, trang điểm nhưng họ sống rất
phong lưu. Ngoài căn nhà ở Honolulu, Kuehn còn có 1 căn nhà khác trên
một ngọn đồi, nhìn thẳng xuống Trân Châu Cảng, 1 chiếc xe hơi và 1
thuyền buồm. Trong tài khoản của vợ Kuehn ở Ngân hàng First America, có
gần 300.000USD.
Ngày 21-2-1942, cả gia đình Kuehn bị bắt
với tội danh gián điệp. Kuehn bị kết án tử hình nhưng sau khi xem xét
những lời khai của ông ta về mạng lưới tình báo Nhật Bản ở Hawaii, tòa
án Quân sự mặt trận Mỹ giảm án cho ông ta xuống còn 50 năm khổ sai.
Tuy
nhiên, tháng 3-1945, Kuehn được phóng thích để đổi lấy một nhà ngoại
giao Mỹ bị Nhật bắt làm tù binh. Vợ Kuehn cùng con gái, con trai và 2
người em cùng cha khác mẹ cũng được tha vài năm sau đó. Riêng với
Yoshikawa, vì anh ta là nhân viên lãnh sự quán nên được hưởng quyền miễn
trừ ngoại giao, chỉ bị trục xuất về Nhật.
Otto Kuehn
chết tại Nhật Bản năm 1976. Kuehn chưa bao giờ lên tiếng về vai trò của
mình trong vụ Trân Châu Cảng nhưng bài học mà Otto Kuehn mang lại cho
thế giới hoạt động ngầm này rằng, tin tức tình báo chính là chắt lọc
những gì ở xung quanh chúng ta.
Tiết lộ về nữ điệp viên một chân nguy hiểm nhất Thế chiến thứ II mang mật danh “Chó sói”
Phương Phương |
Phía sau cuộc chiến khốc liệt ở tiền tuyến, cống hiến lặng lẽ
của những siêu điệp viên tài năng đã góp phần làm nên chiến thắng của
quân Đồng minh trong Thế chiến thứ II.
Trong Thế chiến II, các quan chức Đức Quốc xã liên tục săn lùng những chiến binh kháng chiến và các điệp viên đồng minh trợ giúp họ.
Tuy
nhiên, có một người nước ngoài mà Phát xít Đức đặc biệt không chú ý
nhưng lại mang đến những mối nguy hiểm đáng kể cho chúng. Bà là Virginia
Hall - một phụ nữ chịu trách nhiệm trong nhiều vụ “bẻ khóa, phá hoại và
làm rò rỉ” các phong trào của quân Đức Quốc Xã nhiều hơn bất cứ gián
điệp nào ở Pháp.
Mật vụ Gestapo khét tiếng của Phát xít Đức cũng
phải thốt lên kinh ngạc rằng bà Hall là nữ điệp viên nguy hiểm và lợi
hại nhất trong Thế chiến II. Mặc dù vậy, vào lúc bấy giờ, tất cả những
gì mà các quan chức dưới quyền Hitle biết về nữ điệp viên này chỉ là:
“có một người phụ nữ chân khập khiễng”.
Bà Virginia Hall. Ảnh: Getty
Huyền thoại về nữ anh hùng chân gỗ
Virginia
Hall sinh ngày 6/4/1906 tại Baltimore, Maryland (nước Mỹ), trong một
gia đình giàu có, phóng khoáng. Khỏe mạnh, sắc sảo và hài hước, bà Hall
từng được bình chọn là cô gái tuyệt vời nhất trong lớp khi còn học trung
học.
Bà bắt đầu học đại học tại Barnard và
Radcliffe (Mỹ), nhưng kết thúc ở Paris (Pháp) và Vienna (Áo). Bà thông
thạo tiếng Pháp, Đức và Ý, cùng với một chút tiếng Nga.
Sau
khi tốt nghiệp, bà Hall nộp đơn cho Bộ Ngoại giao Mỹ, trình bày mong
muốn được khám phá thế giới thực và phục vụ cho đất nước của mình. Tuy
nhiên, bà đã bị sốc khi đọc thư từ chối: "Không tiếp nhận phụ nữ, điều
đó sẽ không xảy ra" - Judith Pearson, tác giả của cuốn tiểu sử về bà
Hall tiết lộ.
Không nghĩ đến việc từ bỏ, bà Hall quyết định con
đường chính trị của mình "qua cửa sau", bằng cách nhận một công việc thư
ký tại Đại sứ quán Mỹ ở Warsaw (Ba Lan), và sau đó chuyển đến Lãnh sự
quán Mỹ ở Smyrna (Thổ Nhĩ Kỳ).
Trong chuyến đi săn chim với những
người bạn Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1933, bà Hall leo qua hàng rào dây và
trong lúc loạng choạng, bà vô tình bắn khẩu súng ngắn vào chân trái của
chính mình. Tai nạn khiến bà phải cắt cụt phần phía dưới đầu gối ở chân
trái.
Từ đó, hai chân bà Hall khập khiễng rõ rệt và khiến bà phải mang một chiếc chân gỗ, được bà yêu thương đặt tên là Cuthbert.
Dù
gặp tai nạn phải sử dụng chân gỗ, song bà Hall vẫn giữ vững quyết tâm
cống hiến cho đất nước và nền hòa bình thế giới. Ảnh: Getty
Hồi
phục trở về nhà ở Maryland, bà Hall đã nộp đơn xin vào Bộ Ngoại giao Mỹ
một lần nữa, nhưng tiếp tục bị từ chối với lý do bà là người phụ nữ chỉ
có một chân.
Bà đã đến thủ đô Paris của nước Pháp như một dân
thường vào năm 1940 và làm công việc lái xe cứu thương cho quân đội
Pháp. Sau đó, bà chạy sang Anh khi Pháp đầu hàng Phát xít Đức, làm việc
tại Tùy viên Quân sự Mỹ ở Anh.
Tại
một bữa tiệc cocktail ở London, bà Hall đã nhận được danh thiếp của một
người lạ cùng với câu nói: "Nếu bạn thực sự quan tâm đến việc ngăn chặn
Hitler, hãy đến gặp tôi".
Người phụ nữ xa lạ đó không ai khác mà
chính là Vera Atkins - một siêu điệp viên người Anh chịu trách nhiệm
tuyển dụng gián điệp cho Cơ quan tình báo Anh (SOE) mới được thành lập.
SOE được cho là bị ấn tượng với kiến thức của bà Hall về vùng nông
thôn Pháp, khả năng sử dụng ngôn ngữ đa dạng, lưu loát và bản lĩnh, trí
tuệ của bà.
SOE là tổ chức lập ra nhằm đào tạo những điệp viên
có bản lĩnh và năng lực vượt trội để có thể xâm nhập vào sâu lòng địch.
Bà Hall đã nhanh chóng hoàn thành đợt huấn luyện và quay trở lại Pháp
hoạt động dưới vỏ bọc một phóng viên. Siêu điệp viên Virginia Hall
Năm
1941, bà Hall trở thành nữ điệp viên đầu tiên của SOE cư trú ở Pháp với
một cái tên giả mạo và danh tính như một phóng viên người Mỹ của tờ New
York Post. Sau đó, bà nhanh chóng tỏ ra là người có kỹ năng đặc biệt
trong việc gửi thông tin thu thập được về tổ chức, liên quan tới các
phong trào của Phát xít Đức và các quan chức quân sự của họ.
Ngoại ra, bà Hall đã tự mình tuyển mộ, xây dựng một mạng lưới điệp viên trung thành ở miền Trung nước Pháp.
Bà Virginia Hall được coi là nữ điệp viên huyền thoại trong Thế chiến thứ II. Ảnh: Getty
Nhiệm
vụ của SOE là phá hoại du kích và sử dụng chiến thuật để lật đổ lực
lượng Đức Quốc xã. Tuy nhiên, trong những năm 1940, nhiệm vụ gián điệp
vẫn sử dụng công cụ thủ công, thiếu công nghệ và sự tinh tế nhưng lại
thúc đẩy sự sáng tạo.
Vào lúc bấy giờ, BBC sẽ chèn các thông điệp
được mã hóa vào các chương trình phát sóng tin tức hàng đêm. Bà Hall sẽ
gửi những câu chuyện “tin tức” tới biên tập viên của bà ở New York, sau
đó, các tài liệu được mã hóa tiếp tục được chuyển về cho cấp trên của bà
tại SOE ở London, nước Anh.
Bà Hall tham gia các hoạt động ngầm
với hàng loạt mật danh khác nhau như Marie, Philomene, Le Contre,
Germaine nhưng điệp viên phát xít Gestapo khét tiếng của Đức đã có được
thông tin chỉ điểm về bà. Bà nhanh chóng rơi vào tầm ngắm của phe Phát
xít và nằm ở đầu danh sách truy nã, có cả một chiến dịch quy mô để lùng
bắt và lấy mạng bà như tuyên bố của Gestapo:
"Sẵn
sàng đổi mọi thứ để tóm được ‘con sói’ Virginia". Bà phải rất khó khăn
mới có thể thoát được sự truy lùng ở Pháp và về Anh. Sau đó, bà lại tiếp
tục vỏ bọc phóng viên để tới Tây Ban Nha hoạt động.
Bản lĩnh và
trí tuệ đã giúp bà Hall thoát khỏi sự truy lùng ráo riết ngay trong lòng
địch. Những đóng góp lặng lẽ trong việc nghiên cứu, xác định địa điểm
đổ bộ, vẽ bản đồ của bà đã giúp quân Đồng minh thuận lợi tổ chức tấn
công và giải phóng nước Pháp.
Ngoài ra, bà cũng từng tới Áo để
phá hủy đường dây liên lạc, giao thông của địch, cùng với các đồng
nghiệp, bà đã bắt sống và tiêu diệt hàng trăm tên địch.
Những đóng
góp ấy đã giúp bà Hall trở thành người phụ nữ duy nhất được phong tặng
danh hiệu chữ Thập trong Thế chiến thứ II. Sau khi cuộc chiến kết thúc
hoàn toàn, bà quay trở lại Mỹ, làm việc trong tổ chức tình báo CIG. Bà
qua đời vào ngày 8/7/1982, khoảng 10 năm sau khi nghỉ hưu.
Với
những đóng góp to lớn trong cuộc đời hoạt động tình báo, đặc biệt là
trong những năm tháng khói lửa diễn ra Thế chiến thứ II, bà Virginia
Hall đã nhận huân chương cao quý của chính phủ Pháp và Anh, được coi là
nữ anh hùng của phe Đồng minh.
theo Viettimes
2 "siêu điệp viên" khiến tình báo TQ ngỡ ngàng trong kỳ án gián điệp sau ngày lập quốc
Thủy Thu |
Xử lý ảnh: Thi Anh
Thực tế, hai "siêu điệp viên" liên quan tới vụ án gián điệp chấn động Trung Nam Hải lại là... hai chú chuột đồng.
Vật chứng đáng ngờ
Tháng 2/1967, một hành khách
quốc tịch Anh mang theo vali hành lý và chiếc lồng nhỏ chứa hai chú
chuột làm thủ tục xuất cảnh từ Quảng Châu sang Hồng Kông nghỉ dưỡng tại
Sân bay Quốc tế Bạch Vân, Quảng Châu.
Tuy nhiên do nhận thấy hai
chú chuột xuất hiện điểm đáng ngờ - không phải vật nuôi như chó, mèo hay
loại chuột bạch thí nghiệm - mà là chuột đồng chuyên phá hoại mùa màng
nên nhân viên hải quan đã báo cáo lên cấp trên.
Nhận được tin báo từ địa phương, Phó Bộ trưởng Công an Trung Quốc
Dương Kỳ Thanh đã cử trợ thủ đắc lực Trương Văn Kỳ là điều tra viên
thuộc Sở Công an Bắc Kinh, chuyên phụ trách các vụ án liên quan đến
người nước ngoài tới Quảng Châu điều tra.
Ngay lập tức, Trương Văn
Kỳ lệnh cho nhân viên hải quan dùng lý do kiểm tra bệnh dịch cho động
vật xuất nhập cảnh để đưa hai chú chuột tới phòng khám kiểm tra. Nhân
lúc này, Trương cho người bắt hai con chuột tương tự khác thế chỗ, trả
lại vị khách nước ngoài.
Tuy nhiên qua kiểm tra, nhân viên y tế
không phát hiện được vật đáng nghi như thuốc phiện, vi phim, vi phiếu
(một hình thức bảo quản tài liệu có tuổi thọ lên tới 500 năm) giấu trong
mình hai chú chuột như Trương Văn Kỳ dự đoán.
Nhưng sau đó,
Trương vẫn cử người thu thập tài liệu, điều tra về chủ nhân hai chú
chuột và phát hiện ra, ông này là George Watt, chuyên gia vận hành thiết bị hóa học tại Công ty hóa chất Lan Châu, Cam Túc. Trương Văn Kỳ tiến hành điều tra bước tiếp theo.
Trung Quốc hiện là một trong những nước sở hữu vũ khí hạt nhân. Ảnh: Asahi Shimbun/Gettty
Vén màn bí mật
Một thời gian sau, đợi George
Watt từ Hồng Kông trở về Cam Túc, Trương Văn Kỳ tìm cách tiếp cận ông
này. Nhằm tiếp cận Watt nhưng không khiến ông này nghi ngờ, Trương yêu
cầu Công ty xuất nhập khẩu Trung Quốc thành lập tổ khảo sát kỹ thuật tới
Công ty hóa chất Lan Châu học tập kinh nghiệm và Trương đóng giả làm
thành viên tổ khảo sát.
Theo Đài phát thanh
truyền hình Giang Tây (Trung Quốc), trong thời gian này, Trương Văn Kỳ
phát hiện ra một số biểu hiện bất thường của chuyên gia nước ngoài. Theo
đó, ngày thường thay vì dùng xe đưa đón nhân viên
của công ty, Watt thường tự đạp xe tới nơi làm việc. Đến cuối tuần, ông
này lại đạp xe ra ngoại ô.
Trùng hợp là thời điểm đó, một
cơ sở sản xuất công nghiệp hạt nhân - công trình tuyệt mật số một của
chính phủ Trung Quốc được xây dựng tại ngoại ô Lan Châu.
Truyền
thông Trung Quốc cho hay, vào những năm 60, việc nước này tuyên bố chế
tạo thành công đạn nguyên tử khiến một số nước lớn bất ngờ, lo sợ nên đã
cử điệp viên tới Trung Quốc thăm dò, thu thập thông tin tình báo về đạn
nguyên tử.
Tuy
nhiên đặc vụ nước ngoài rất khó để xâm nhập hệ thống thông tin liên
quan đến đạn nguyên tử Trung Quốc bởi hệ thống này được liệt vào hạng
mục cơ mật số một quốc gia, công tác đảm bảo an ninh được tiến hành vô
cùng chặt chẽ.
Nhận thấy hành tung của Watt
có liên quan tới cơ sở tuyệt mật số một tại Lan Châu, Trương Văn Kỳ phái
người đưa hai chú chuột vốn được hoán đổi ở sân bay của ông này tới cơ
quan chức năng chuyên môn kiểm tra chất phóng xạ.
Quả
nhiên, kết quả khám nghiệm cho thấy, hai chú chuột đều nhiễm lượng lớn
chất phóng xạ ở các mức độ khác nhau và dữ liệu phóng xạ này tương đồng
với dữ liệu phóng xạ tại cơ sở sản xuất hạt nhân ở ngoại ô Lan Châu.
Như
vậy, theo Đài phát thanh truyền hình Giang Tây, chỉ cần thông qua lượng
chất phóng xạ từ những chú chuột này, chuyên gia nước ngoài có thể phân
tích thu thập được lượng lớn dữ liệu quan trọng về đạn hạt nhân Trung
Quốc.
Khẳng định George Watt là gián điệp nước ngoài, Trương Văn Kỳ tiếp tục cử người âm thầm theo dõi nhằm tránh đánh rắn động cỏ. Phá án thành công
Thành
phố 404, nằm sâu trong sa mạc Gobi - nơi được cho là cơ sở chế tạo bom
hạt nhân đầu tiên tại Trung Quốc những năm 50. Ảnh: Kevin Taylor
Khoảng
cuối năm 1967, vợ của George Watt tới Trung Quốc. Ngày Watt ra sân bay
đón vợ, Trương Văn Kỳ cũng cải trang theo sát và phát hiện ra tình tiết
đặc biệt, vừa gặp nhau nhưng vợ chồng Watt chững lại vài giây sau đó mới
nói cười như cặp vợ chồng lâu ngày gặp lại. Từ chi tiết này, Trương khẳng định, đây là lần gặp mặt đầu tiên giữa Watt và "người vợ".
Trương
cử người theo dõi vợ chồng Watt cho đến tận ngày người vợ rời Trung
Quốc. Tại sân bay Bắc Kinh, người của Trương đóng giả làm nhân viên hải
quan tham gia công tác kiểm tra hành lý.
Trong hành lý của bà
Watt, người của Trương phát hiện ra một khung ảnh Mao Trạch Đông, gỡ tấm
ốp phía sau, họ phát hiện ra rất nhiều bản đồ và vi phim liên quan tới
vị trí cụ thể của cơ sở sản xuất công nghiệp hạt nhân Lan Châu hay địa
hình quân sự Lan Châu.
Tài liệu vụ án ngay lập tức được chuyển văn
phòng của Thủ tướng Chu Ân Lai ở Trung Nam Hải, Bắc Kinh. Theo chỉ thị
của Chu Ân Lai, Trương Văn Kỳ bí mật bắt giữ "hai vợ chồng" George Watt
điều tra, phát hiện ra nhóm điệp viên của Watt còn bao gồm hai đồng
nghiệp khác là Decatur và Linde - trưởng nhóm chuyên gia nước ngoài của Watt.
Qua
theo dõi, điều tra, Trương Văn Kỳ xác định Linde chính là chủ mưu. Được
sự đồng ý của Chu Ân Lai, một tổ chuyên án đặc biệt dưới sự chỉ đạo của
Trương được thành lập.
Ngày 12/12/1967, Linde bay từ Cam Túc tới
Bắc Kinh để về nước. Tuy nhiên, tại sân bay quốc tế Bắc Kinh, Linde đã
bị đội chuyên án của Trương bắt giữ. Kiểm tra hành lý, Trương phát hiện
vài bộ quần áo bẩn được gấp gọn gàng.
Kết quả xét nghiệm cho
thấy, số quần áo này cũng bị nhiễm chất phóng xạ hạt nhân như hai chú
chuột của Watt. Ngoài ra, trong vali của Linde, nhóm tình báo Trung Quốc
cũng tìm thấy một số tài liệu quan trọng khác.
Đài phát thanh
truyền hình Giang Tây cho biết, theo khai báo của Linde, sau khi thông
tin Trung Quốc tự sản xuất được đạn hạt nhân được công bố, "cơ quan tình
báo một nước phương Tây" đã cử nhóm của Linde đóng giả làm chuyên gia
vận hành thiết bị hóa học để tới Trung Quốc thăm dò, thu thập ông tin
tình báo.
Chuyên án tình báo đầu tiên của Trung Quốc
Cuộc đời truân chuyên của nữ điệp viên Trung Quốc 110 tuổi từng cứu mạng Chu Ân Lai
Lâm Oanh |
7
Nữ diễn viên Châu Tấn tái hiện hình ảnh Hoàng Mộ Lan trong tác phẩm điện ảnh Phong thanh (2009). Xử lý ảnh: Mạnh Quân
Đó chính là Hoàng Mộ Lan - nữ điệp viên Trung Quốc trải qua bốn "lần đò", bị giam 17 năm trong nhà tù Tần Thành.
Cuộc
hôn nhân đầu tiên của Hoàng Mộ Lan do gia đình sắp đặt với con trai một
người bằng hữu và nhanh chóng tan vỡ sau một năm do người này ăn chơi
vô độ.
Cuộc hôn nhân thứ hai diễn ra trong thời gian bà ở
Vũ Hán (năm 1927), người chồng lần này là Uyển Hy Nghiễm - Tổng biên
tập tờ Dân quốc nhật báo, đồng thời là Thư ký Ban cơ yếu quân ủy trung
ương đảng cộng sản Trung Quốc.
Hoàng Mộ Lan (1907 - 2017), xuất thân trong một gia đình danh giá ở Hồ Nam, Trung Quốc.
Ngày 2/2/2017, bà qua đời tại Chiết Giang, hưởng thọ 110 tuổi.
Hoàng Mộ Lan thời trẻ. Ảnh: Tư liệu
Đến
năm 1928, ba ngày sau khi con trai chào đời, Uyển Hy Nghiễm được điều
chuyển về Giang Tây lãnh đạo đấu tranh. Bốn tháng sau đó, Uyển hy sinh.
Tháng 12/1928, Hoàng Mộ Lan được bổ nhiệm vị trí Thư ký ban bí thư trung ương đảng tại Thượng Hải.
Sang
1929, được sự phê chuẩn của Thủ tướng Chu Ân Lai, Hoàng Mộ Lan kết hôn
với đồng sự tên Hạ Xương. Tháng 6 cùng năm, bà bị bắt giam 100 ngày do
tham gia bãi công công nhân đòi quyền lợi.
Đến năm 1935, ngay sau khi nhậm chức Phó Chủ nhiệm bộ tổng chính trị Hồng quân Trung Quốc, Hạ Xương lại hy sinh.
Đặc
biệt, trong thời gian tại Thượng Hải công tác, Hoàng Mộ Lan được Trần
Chí Cao theo đuổi. Trần là một nhân vật của Quốc dân đảng, cũng là người
mà cơ quan tình báo ĐCSTQ khi ấy đang quan tâm.
Nhận
được tin trên, trung ương liền yêu cầu bà (khi này đã theo kế hoạch giả
ra khỏi đảng) phải tận dụng bằng được thời cơ này để tạo vỏ bọc thân
phận kết hôn với Trần Chí Cao.
Tháng 5/1935,
đám cưới giữa Trần Chí Cao và Hoàng Mộ Lan được tổ chức rất long trọng
tại Thượng Hải. Cuộc hôn nhân này sau cũng tan vỡ do Trần rời khỏi Đại
lục sang Đài Loan vào năm 1950.
Cứu mạng Chu Ân Lai
Ảnh kết hôn của Hoàng Mộ Lan và Trần Chí Cao. Ảnh: Tư liệu
Đóng
góp lớn nhất của Hoàng Mộ Lan chính là việc từng cứu mạng Chu Ân Lai.
Chuyện xảy ra vào năm 1931 trong thời gian qua lại với Trần Chí Cao.
Một
chiều tháng 6/1931, khi Hoàng Mộ Lan đang cùng Trần Chí Cao trò chuyện
trong quán cà phê thì bắt gặp Tào Bính Sinh - học trò của Trần làm phiên
dịch tại khu tô giới Pháp.
Tào Bính Sinh nói với hai
người, phòng tuần bổ mới bắt được một nhân vật thuộc ĐCSTQ, người Hồ
Bắc, khoảng 50-60 tuổi chỉ có chín ngón tay. Hoàng Mộ Lan bất chợt giật
mình, vừa giả vờ uống cà phê vừa suy nghĩ về người mới bị bắt kia.
Sau hồi suy nghĩ, bà đoán ra đó là Chủ tịch Cục chính trị Hướng Trung Phát và lo sợ có thể Hướng sẽ làm phản. Điều này đồng nghĩa với tính mạng của Chu Ân Lai đang gặp nguy hiểm.
Nhận
thức được điều đó, Hoàng Mộ Lan mặc dù rất sốt ruột nhưng cố gắng trấn
tĩnh trước mặt Trần Chí Cao và yêu cầu về nghỉ sớm do đau đầu. Ngay sau
khi được Trần đưa về, bà đã báo cáo kịp thời lên cấp trên là Phó Bí thư
kiêm Phó Thị trưởng Thượng Hải Phan Hán Niên.
Nhận được tin báo, Chu Ân Lai lập tức chuyển nơi ở mới bảo toàn được tính mạng.
Sau sự việc, Chu Ân Lai đã gặp Hoàng Mộ lan, biểu dương sự cảnh giác nhanh trí của bà đồng thời yêu cầu bà bám sát Trần Chí Cao.
Mặc
dù có nhiều đóng góp, tuy nhiên, chính những năm tháng mai danh ẩn tích
của mình lại khiến cho Hoàng Mộ Lan chịu nhiều cay đắng sau này.
Bà Hoàng Mộ Lan về già. Ảnh tư liệu
Năm 1955, Phan Hán Niên bị Tòa án tối cao Trung Quốc đưa ra xét xử và kết án 15 năm tù vì tội làm “nội gián” cho Quốc dân đảng.
Do
từng làm việc với Phan Hán Niên nên Hoàng Mộ Lan bị liên đới, bị bắt
tại Thượng Hải tháng 6 cùng năm, đến đầu năm 1960 thì bị đưa vào giam
giữ tại nhà tù Tần Thành. Năm 1963 bà bị kết tội “phản bội, nội gián,
phản cách mạng” bị tuyên phạt quản thúc 3 năm.
Tháng
8/1966, khi Cách mạng văn hóa nổ ra, Hoàng Mộ Lan bị Hồng vệ binh bắt
cạo trọc đầu, ngủ ghế băng, bị đánh gãy xương sườn, trói tay diễu phố
thị chúng.
Thậm chí, bà còn bị Hồng Vệ binh giam giữ ở
nhà tù Tần Thành cho tới năm 1975. Thời gian bà phải ngồi trong nhà tù
Tần Thành 2 lần tổng cộng tới 17 năm.
Sau khi được thả,
Hoàng Mộ Lan nhiều lần khiếu nại nhưng không kết quả. Mãi đến năm 1980,
sau khi gặp được bà Đặng Dĩnh Siêu - vợ Thủ tướng Chu Ân Lai, bà mới
được minh oan, phục hồi danh dự. Đến tận năm 1991, Hoàng Mộ Lan cuối
cùng mới được xác nhận lại tư cách đảng viên.
theo Trí Thức Trẻ
Những điệp viên hàng đầu của tình báo Xô Viết tại Israel
Hồng Sơn |
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Israel luôn là một địa
bàn hoạt động quan trọng của tình báo Xô Viết, cho dù về mặt địa lý,
quốc gia này không phải là một đối thủ có tầm quan trọng chiến lược.
Trọng tâm các thông tin được khai thác tại đây chủ yếu tập trung vào
những bí mật về công nghiệp quốc phòng của Mỹ nằm trong các vũ khí hiện
đại trang bị cho Israel (vốn là một đồng minh thân cận nhất của
Washington trong khu vực).
Siêu điệp viên Liên Xô Gordon Lonsdale Điệp viên Liên Xô bị thất sủng Cha đẻ thuyết tương đối và mối tình với nữ điệp viên Liên Xô
Những
thông tin quan trọng còn lại thường được Moskva chuyển giao cho các
đồng minh Arab, giúp họ có thể đối đầu hiệu quả hơn với quốc gia Do thái
trong các cuộc chiến nổ ra tại khu vực. Trên thực tế, Liên Xô có 2 điệp
viên đáng chú ý nhất tại mặt trận này … Yisrael Bar – Điệp viên nổi tiếng nhất
Ông
ta là điệp viên duy nhất của Liên Xô có khả năng xâm nhập sâu vào hàng
ngũ giới lãnh đạo chính trị-quân sự của Israel: kết bạn với Thủ tướng
David Ben-Gurion, tiếp cận được các tài liệu bí mật của quốc gia này và
chỉ chút nữa đã trở thành phó tổng tham mưu trưởng quân đội. Ngay cả sau
khi đã nghỉ hưu, Bar vẫn được đánh giá là một chuyên gia và nhà nghiên
cứu sử học quân sự hàng đầu.
Các nhà nghiên cứu cho tới hiện nay
vẫn chưa thể thống nhất được về chân dung thực sự của Yisrael Bar, cho
dù đã trải qua cả nửa thế kỷ sau cái chết của ông trong tù.
Câu
trả lời chuẩn xác cho những nghi vấn trên có lẽ chỉ nằm trong những tài
liệu có dấu tuyệt mật trong kho lưu trữ của KGB. Những thông tin ban đầu
cho biết, vào cuối hè năm 1938, sau khi phát xít Đức thôn tính nước Áo
láng giềng, tại Jerusalem xuất hiện một chàng trai đeo kính đến từ
Vienna, tự xưng là George Bar.
Yisrael Bar.
Sau
khi đổi tên thành Yisrael, anh ta vào học tại Đại học Do thái, đồng
thời gia nhập tổ chức quân sự bí mật Haganah của người Do thái. Theo lời
kể của Bar với những đồng đội mới, anh ta là một cựu sĩ quan quân đội
Áo, từng tham gia cả cuộc nội chiến Tây Ban Nha và chỉ huy cả một tiểu
đoàn.
Rất nhanh chóng, những kiến thức khá rộng của Bar về lịch sử
quân sự, khả năng phân tích và tư duy mang tầm chiến lược của anh đã
thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều lãnh đạo cao cấp của quân
đội Israel về sau này – trong đó đáng chú ý có cả người sáng lập ra
Haganah là Eliyahu Golomb và hai chỉ huy cao cấp khác là Yaakov Dori và
Yigael Yadin, hai tổng tham mưu trưởng đầu tiên của Israel.
Cho
đến năm 1949, Bar đã là chỉ huy Ban kế hoạch tác chiến trong Bộ tổng
tham mưu quân đội Israel, đồng thời là trợ lý thân cận nhất của tướng
Yigael Yadin – nhà lãnh đạo trẻ tuổi thứ hai trong lịch sử tại cơ quan
quân sự trọng yếu này của Israel.
Dưới sự nâng đỡ của tướng Yadin,
Bar đã nỗ lực hết sức để hy vọng trở thành nhân vật phó của ông ta.
Việc bổ nhiệm đáng tiếc đã bị hủy bỏ vào đúng thời khắc cuối cùng vì một
số nguyên nhân chính trị.
Bar có mối quan hệ quá thân cận với
giới lãnh đạo của Đảng công nhân thống nhất Mapam theo đường lối cánh
tả. Hậu quả khiến cho Bar buộc phải rời khỏi quân đội, dù cả đến thập kỷ
sau (trước khi bị bại lộ vào đầu những năm 1960) ông vẫn được coi là
một nhân vật rất có ảnh hưởng trong giới chức tướng lĩnh quân sự.
Báo chí Israel đưa tin về vụ bắt giữ Yisrael Bar.
Vào
tháng 7 năm 1962, tức là sau khi Bar đã bị phát hiện, ra tòa và thú
nhận mọi chuyện, một tạp chí của Thụy Sĩ cho đăng tải một bài phỏng vấn
nhà văn người Anh Bernard Hutton, tác giả của nhiều cuốn sách có giá trị
về đề tài tình báo, đồng thời cũng là một cựu điệp viên Xôviết, người
khẳng định đã từng quen biết với Yisrael Bar.
Cụ thể theo lời
Hutton, cả hai vào năm 1934 từng sống trong một ký túc xá dành cho các
thành viên Quốc tế cộng sản tại Moskva. “Đồng chí Kurt”, tên gọi khi đó
của Bar không phải là người Do thái, mà là một đảng viên Đảng cộng sản
Áo. Kurt được giới lãnh đạo đánh giá khá cao, và được tuyển chọn đặc
biệt để đào tạo cho một sứ mạng bí mật.
Ngay từ đầu những năm
1930, sau hai năm được huấn luyện, Kurt được cử tới Vienna. Cho đến khi
Hutton gặp lại anh ta tại Vienna, Kurt đã trở thành một trong những điệp
viên hàng đầu của tình báo Liên Xô tại Áo.
Vài năm sau, Kurt được
gửi tới Tây Ban Nha, sau đó quay lại Vienna, đảm trách việc lãnh đạo
mạng lưới tình báo tại thủ đô nước Áo.
Hutton còn khẳng định,
Yisrael Bar trên thực tế là người Do thái, từng học tại Đại học tổng hợp
Berlin, vào năm 1938 đã chạy trốn tới Vienna trước nguy cơ thanh trừng
của phát xít Đức rồi mất tích. Kurt được cho là đã lấy danh tính của
chính nhân vật này.
Isser Harel, chỉ huy bộ phận an ninh của
Haganah (về sau trở thành giám đốc cơ quan tình báo Mossad) đã nghi ngờ
Bar từ giữa những năm 1950. Tuy nhiên vào thời điểm đó, Bar đã trở thành
một diễn giả khá nổi tiếng cả trong và ngoài nước, phụ trách nhiều
chuyên mục bình luận quân sự trên nhiều tờ báo khác nhau.
Bar còn
thử sức mình cả trong chính trị, trở thành ứng cử viên của đảng Mapam
trong cuộc bầu cử đầu tiên vào quốc hội Israel, dù không thể thắng cử.
Lên
nắm quyền điều hành Khoa lịch sử quân sự thuộc Trường đại học Tổng hợp
Tel-Aviv, Bar bắt đầu thiết lập được mối quan hệ khá chặt chẽ với giới
lãnh đạo quân đội Tây Đức, tìm mọi cách trở thành người điều phối hoạt
động hợp tác giữa các cơ quan mật vụ Israel và Tây Đức.
Dù bị nghi
ngờ từ lâu, nhưng nguyên nhân bại lộ của Bar bắt nguồn từ một sự việc
khá tình cờ. Sau khi phản gián Israel phát hiện một nhà thờ tại khu vực
Abu Kabir là một điểm gặp gỡ của các điệp viên KGB, họ bí mật tổ chức
theo dõi thường xuyên. Kết quả đã phát hiện Bí thư thứ hai của đại sứ
quán Liên Xô Vladimir Sokolov trao cặp tài liệu cho một người Israel nào
đó, được xác định sau đó chính là Bar.
Trong
quá trình thẩm vấn, ông ta chỉ thừa nhận được điệp viên Sergey Losevy,
dưới vỏ bọc phóng viên Hãng thông tấn TASS của Liên Xô, tuyển mộ từ năm
1956. Bar thú nhận đã chuyển giao cho Moskva nhiều tài liệu quan trọng,
chẳng hạn như thông tin chi tiết về căn cứ quân sự của Mỹ tại Thổ Nhĩ
Kỳ.
Tin tức về vụ bắt giữ Bar đã gây ra một cơn sốc thực sự tại
Israel. Tờ Maariv đã đặt tít bài viết là “Sét đánh ngang tai”, tạp chí
“HaOlam HaZeh” còn phát hành cả một số riêng về đề tài trên. Năm 1962,
Bar phải nhận bản án 10 năm tù.
Đơn kháng án của ông không những
không được chấp nhận mà còn khiến bản án tăng thêm 5 năm. Trong tù, Bar
còn kịp viết cuốn sách cuối cùng của mình với nhan đề “An ninh Israel:
hôm qua, hôm nay và ngày mai”. Điệp viên nổi tiếng hàng đầu của Liên Xô
tại Israel qua đời trong tù vào tháng 5 năm 1966 vì một cơn đột quỵ. Shabtai Kalmanovich – Điệp viên thành công nhất
Thua
kém Yisrael Bar về mức độ nổi tiếng trên chính trường Israel, nhưng
Shabtai Kalmanovich lại nổi trội hơn nhờ sự hiệu quả và cả… khả năng
kinh doanh.
Kalmanovich sinh năm 1947 tại Kaunas (Litva). Ông lọt
vào mắt xanh của KGB kể từ khi gia nhập Trường đại học Bách khoa Kaunas.
Rời khỏi ghế đại học, ông có một năm phục vụ trong quân đội, trước khi
được cử đi đào tạo tại trường tình báo của KGB.
Shabtai Kalmanovich (trái) và Berel Lazar - nhà lãnh đạo cộng đồng Do thái giáo tại Nga (ảnh chụp năm 2004).
Năm
1971, gia đình Kalmanovich hồi hương về Israel, trước khi ông tiếp tục
vào học tại Đại học Tổng hợp Jerusalem, đồng thời bắt đầu bước chân vào
kinh doanh.
Hoạt động tình báo vốn cần có không ít tiền, còn bản
thân tiền bạc cũng phải được hợp thức hóa. Kalmanovich khởi nghiệp tại
châu Phi và nhanh chóng kiếm được hàng triệu đôla. Ông quay trở về
Israel, đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao đang rất hứa hẹn vào lúc bấy
giờ.
Trong khi các công ty của Kalmanovich chế tạo và buôn bán đồ
điện tử, ông tiếp tục đầu tư vào ngành công nghệ sinh học của Israel.
Trong
suốt 12 năm hoạt động cho tình báo Xôviết (từ năm 1974 cho tới khi bị
bắt vào năm 1986), Kalmanovich đã chuyển cho Moskva rất nhiều thông tin
có giá trị về các công nghệ mới nhất của Israel. Vụ bắt giữ nhà triệu
phú này cũng là một thông tin gây bất ngờ lớn trong cộng đồng kinh doanh
và nghiên cứu khoa học tại Israel.
Hiện vẫn chưa xác định rõ
nguyên nhân nào đã dẫn tới việc Kalmanovich bị bắt giữ, khi cơ quan phản
gián Israel không tiết lộ bất cứ thông tin nào cho tới thời điểm này.
Các chuyên gia về cơ bản vẫn cho rằng, đó không phải là lỗi của bản thân
ông, mà rất có thể cuộc khủng hoảng sâu sắc của Liên Xô từ đầu những
năm 1980 đã dẫn tới kết cục này.
Một trong những giả thuyết cụ thể
là một điệp viên Xôviết nào đó đã tiết lộ về Kalmanovich. Nhân vật này
sắp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại đây, dù rất mong tiếp tục được sống
tại Israel. Kết quả là anh ta đã thỏa thuận với Cơ quan an ninh Shin
Bet, khai báo một điệp viên quan trọng của Liên Xô để đổi lấy quốc tịch
Israel.
Thi thể Shabtai Kalmanovich được đưa ra khỏi xe sau vụ ám sát ngay tại trung tâm Moskva vào năm 2009.
Năm
1987, Kalmanovich ra tòa và nhận bản án 9 năm tù vì tội hoạt động gián
điệp. Việc Tổng thống Gorbachev khi đó đã công khai đề nghị sự khoan
hồng từ phía Israel thậm chí được coi là có hại hơn đối với Kalmanovich.
Vấn
đề là ở chỗ, trong khi Moskva khẳng định rằng, điệp viên này chỉ chuyển
giao cho Liên Xô “một vài công nghệ không đáng kể”, sự can thiệp trực
tiếp của nguyên thủ quốc gia này đã gián tiếp nhấn mạnh tầm quan trọng
của Kalmanovich.
Đến
năm 1993, Kalmanovich được ân xá và trả tự do, nhiều khả năng do một
thỏa thuận nào đó giữa cơ quan mật vụ hai nước. Lo ngại về nguy cơ phải
hứng chịu những hằn thù đối với một cựu gián điệp, Kalmanovich quay về
nước Nga, tiếp tục hoạt động kinh doanh và cũng rất nhanh chóng thành
công.
Ngày 2-11-2009, Kalmanovich đã thiệt mạng một cách khá bi
thảm, khi chiếc xe hơi của ông bị chặn và hứng trọn hàng loạt đạn súng
tiểu liên ngay giữa trung tâm Moskva. Các nhà chức trách đã không thể
xác định được kẻ đặt hàng, cũng như những kẻ trực tiếp thực hiện tội ác
trên. Nguyên nhân được đánh giá nhiều khả năng là do những mâu thuẫn
trong kinh doanh từ trước đó.
Một chi tiết khá thú vị là trước khi
bị ám sát, Kalmanovich từng bày tỏ nguyện vọng được chôn cất tại Israel
sau khi chết. Thể theo di nguyện trên, tro cốt của ông giờ đây được an
táng tại một nghĩa trang tại thành phố Petah Tikva (Israel). Kalmanovich
cho tới giờ vẫn được đánh giá là điệp viên thành công nhất của tình báo
Xôviết tại Israel.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét