Thứ Hai, 13 tháng 5, 2019

CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 185/b

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Truy bắt kẻ giết bạn, cắt “của quý”, vứt xác trôi sông | Hành trình phá án 2018 | ANTV

Cuộc đọ súng định mệnh và cái chết bí ẩn của cô gái trẻ xinh đẹp (Kỳ 7)

Các thám tử chạy đua trên chặng đường tới số 90 West Street với tiếng còi báo động inh ỏi.

     cuoc do sung dinh menh va cai chet bi an cua co gai tre xinh dep (ky 7) hinh anh 1
    Francis Crowley.
    Họ biết thời gian không chờ đợi họ khi mà thông tin được Billie Dunn cung cấp đã trôi qua 24 giờ. Khi họ đến nơi, căn nhà nằm ở góc Avenue, tất cả mọi thứ dường như vẫn bình thường. Thám tử Dominick Caso và William Mara thận trọng bước vào sảnh và vội vã leo lên cầu thang của chung cư. Cho đến khi lên đến tầng 5, họ bất chợt nhìn thấy các phóng viên của tờ New York, trong đó cả cả nhiếp ảnh. Họ vừa mới gõ cửa phòng số 303 khi 2 thám tử này tới.
    Một giọng nói khá gắt gỏng từ phía sau cảnh cửa vang ra: “Ai đó”?
    Một trong các phóng viên trả lời: “Tôi là một phóng viên báo chí”. “Tôi muốn nói chuyện và chụp vài tấm ảnh với anh”.
    Có tiếng phía trong trả lời vọng ra: “Cút ngay”. Theo bản năng của mình, Caso nhanh chóng kéo các phóng viên ra khỏi cửa. Ngay lúc đó, cánh cửa mở toang và Crowley xuất hiện lăm lăm 2 khẩu súng trên tay. Các thám tử cũng rút vũ khí và bắn trả buộc Crowley phải trốn vào bên trong căn phòng. Crowley đóng sầm cửa lại và hét lên sau lưng cảnh sát.
    Crowley hét lên: “Đến bắt tao đi cảnh sát, tao đã sẵn sàng chờ bọn bay”.
    Trong lúc đó, dưới đường phố, cảnh sát đang rầm rập kéo đến từng phút. Tiếng súng nổ có thể được nghe thấy khi họ đứng ở vỉa hè và cảnh sát đang tiến hành bao vây. Rất nhiều cảnh sát được lệnh tới đây khi biết thông tin Crowley đang ở nơi này. Cảnh sát Mulrooney được lệnh kiểm soát tình hình ở đây, ông đến ngay vài phút sau đó. Trong lúc cảnh sát hết sức cố gắng để dẹp những người đi bộ cũng như những người hiếu kỳ thì Crowley bắt đầu xả đạn ra ngoài cửa sổ.
    Crowley tiếp tục hét lên: “Tao ở trên này! Tao đang chờ chúng mày”. Trong căn phòng nhỏ đó, Crowley và Duringer đang sẵn sàng cho trận chiến. Còn Helen Walsh đang vô cùng sợ hãi trong làn da xám ngoét, cô chui xuống gầm giường chỗ góc phòng và ẩn nấp ở đó suốt cuộc chiến. Ở dưới đường phố, cảnh sát ẩn nấp sau xe ô tô và bắn trả vào căn hộ. Súng máy cũng được đưa tới, những tay bắn súng thiện xạ bắn một loạt vào cửa sổ ngôi nhà số 90 Street. Trung tâm chỉ huy đã được thiết lập ở một góc phía tây End Avenue trong khi nhiều người khác tiếp tục tụ tập về đây. Mọi người đều muốn theo dõi những gì đang diễn ra. Cứ vài phút, “Kẻ hai súng” hoặc Duringer lại xuất hiện ở những cửa sổ khác nhau và xả đạn về phía cảnh sát. Ngược lại, cảnh sát cũng xả súng hai nòng vào tầng 5, bắn vỡ các mảnh bê tông và kính của tòa nhà.. Những mảnh vỡ rơi xuống con đường phía dưới khiến đám đông phải núp vào xe hơi hay các cửa tiệm. Thời báo New York gọi đó là “vùng đất không bóng người” và một “chiến trường”.
    Lực lượng đối phó các trường hợp khẩn cấp từ khắp nơi trên thành phố đã đến số 90 Street và nhanh chóng thiết lập các thiết bị của họ. Hàng trăm cảnh sát bao quanh căn hộ và nổ súng và cửa sổ của tòa nhà. Một giờ sau, đám đông tò mò đã lên đến 15.000 người, một số người nấp phía sau xe đang đậu để tránh bị trúng đạn lạc. Trên mái nhà của phòng 303, một vài nhân viên cảnh sát đi theo lối trên mái để đột nhập vào phòng Crowley đang ẩn nấp. Họ đục một lỗ thông qua trần nhà và ném một số hộp hơi cay vào phòng thông qua lỗ này. Crowley phát hiện và bắn vào những cảnh sát này nên họ lại phải bỏ chạy. Sau đó, Crowley nhặt các hộp đựng thuốc và ném chúng xuống đường. Tiếng súng vang vọng khắp các khu phố, đám cháy nhỏ xuất hiện khiến trận chiến trở nên dữ dội hơn. Crowley đã nã một cơn mưa đạn vào xe cảnh sát phía dưới, sau đó Crowley nguyền rủa và cười cho chính sự phá hoại của mình.
    Hắn hét lên: “Chúng mày sẽ không thể bắt nổi tao khi tao còn sống đâu, cảnh sát”...
    Theo Giang Linh (Báo Công Lý)

    Cuộc đọ súng định mệnh và cái chết bí ẩn của cô gái trẻ xinh đẹp (Kỳ 8)

    Duringer bắt đầu hoảng sợ khi đạn dược sắp cạn, hắn sợ hãi nên chui xuống gần giường với Walsh.

       cuoc do sung dinh menh va cai chet bi an cua co gai tre xinh dep (ky 8) hinh anh 1
      Ảnh minh họa.
      Crowley đi loanh quanh trong căn hộ để tránh các làn đạn đồng thời xả khí xuống đám đông phía dưới. Hàng trăm lỗ đạn in hằn rải rác lên các bức tường. Cửa sổ của căn phòng đã tan vỡ và trần nhà có nguy cơ sụp xuống bất cứ lúc nào. Mùi hơi cay nồng nặc và khói bụi mịt mờ khắp tầng 5. Cứ vài phút, Crowley lại nghe thấy có tiếng cảnh sát di chuyển trên trần nhà. Hắn xả súng lên trần nhà để buộc các cảnh sát phải di chuyển.
      Crowley hét lên với Duringer và Walsh ở dưới gầm giường: “Lũ hèn nhát”. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi của cuộc chiến, khi những luồng đạn tạm ngưng bắn, Crowley ngồi xuống giường và viết một lá thư để người khác có thể đọc được sau khi nó chết.
      “Khi tôi chết, hãy đặt một bông huệ trong tay tôi, để các chàng trai có thể biết họ trông sẽ như thế nào… Tôi đã không còn gì vương vấn với đời, đó là lý do tại sao tôi cứ loanh quanh gây sự với cảnh sát! … Hãy để tôi ở nơi mà không một cảnh sát nào bén mảng tới gần một tấc bởi vì ngay khi bạn quay đi bọn họ sẽ dùng dùi cui điện để khống chế và nói những lời đen tối với bạn… Tôi ở phía sau cánh cửa với 3 khẩu 38!”
      Walsh cũng quyết định ghi lại những suy nghĩ cuối cùng của mình cho hậu thế. Trong lúc Duringer vẫn co rúm ở dưới gầm giường để nạp lần cuối những loạt đạn còn sót lại thì Walsh đã bắt đầu viết những dòng thư của mình.
      “Nếu tôi chết và bạn còn có thể nhìn thấy khuôn mặt tôi, hãy làm tóc cho tôi để tôi trông thật lộng lẫy… Hãy sơn móng tay của tôi bằng màu hồng thật nhạt… Tôi luôn mong muốn mọi người được hạnh phúc và có khoảng thời gian thật tuyệt vời… Tôi đã có một vài thời điểm sống tốt với bản thân… Yêu tất cả mọi người nhưng tình yêu lớn nhất xin được dành cho người tôi yêu (Crowley)!”.
      Ngay khi Walsh vừa viết thư xong, một loạt hộp hơi cay mới lại được ném vào phòng qua cửa sổ. Cô ta gào thét lên trong lúc Crowley nhặt các hộp bom và ném trả lại phía cảnh sát. Một số cảnh sát nhìn thấy nó vứt các hộp đựng và họ dùng súng bắn vào những hộp này. Crowley đã trúng đạn và bị té xuống sàn nhà.
      Đám đông phía dưới bắt đầu trở nên quá khả năng kiểm soát và nơi đây tiềm ẩn mối nguy hiểm thực sự cho những người đứng trên vỉa hè bởi họ dễ bị trúng đạn khi cuộc chiến vẫn tiếp tục. Các cảnh sát bọc lót cho nhau thành đội hình, những cảnh sát dày dạn kinh nghiệm cùng nhau tiến lên tầng 5 căn hộ. Sau khi nghe ngóng tình hình một vài phút ngoài cửa, họ quyết định tấn công. Họ phá cửa và xông vào bên trong. Crowley đã bị bắt một cách bất ngờ, hắn giương 2 khẩu súng 38 li về phía cảnh sát và kéo cò nhưng không hề hấn gì. Hắn đã hết đạn. Cảnh sát hạ gục Crowley xuống sàn và chửi rủa. Nó đã 4 lần trúng đạn và đang bị chảy rất nhiều máu. Duringer và Walsh thì không bị thương. Cả hai đều gào thét trong lúc bị kéo ra khỏi căn hộ đang rực lửa. Sau đó, khi kiểm tra vũ khí của Crowley, họ phát hiện ra một khẩu súng nó đã sử dụng để bắn chết cảnh sát Fred Hirsch.
      Ở số 90 West Street lúc này đám đông tụ tập đã quá lớn, có nhiều cảnh sát được gọi tới hơn. Khi Crowley được đưa lên cáng và vẫn đang chảy máu thì trông nó vẫn đầy thách thức như mọi khi, đám đông vỗ tay khi nó đã bị bắt. Dù sao, nó đã được đưa lên xe cứu thương và bắt đầu tới bệnh viện Bellevue. Khi Crowley đã nằm trong cáng, cảnh sát tiếp tục tìm thấy hai khẩu súng ngắn tự động được gắn ở chân của hắn. Vũ khí thì được giấu trong tất và báng súng giấu ở bắp chân. “Kẻ hai súng” còn dự định sẽ dùng nó khi ở xe cứu thương nhằm tạo ra một cơ hội cho mình có thể trốn thoát.
      Theo Giang Linh (Congly.vn)

      Cuộc đọ súng định mệnh và cái chết bí ẩn của cô gái trẻ xinh đẹp (Kỳ 9)

      Sau khi Crowley bị bắt một ngày, Bồi thẩm đoàn phụ trách về mặt thủ tục bắt đầu với vụ án Hirsch bị sát hại.

         cuoc do sung dinh menh va cai chet bi an cua co gai tre xinh dep (ky 9) hinh anh 1
        Ảnh minh họa.
        Crowley đang bị giam giữ lại ở Bellevue nơi có rất nhiều bảo vệ đang canh giữ cẩn thận để đảm bảo nó vẫn ở trong phòng đồng thời bị trói chặt vào giường. Hình ảnh của Crowley xuất hiện nhiều lần trên báo chí New York và nó trở nên nổi tiếng khắp thành phố. Niềm vui thú trước đây của “Kẻ hai súng” khiến nó mang đầy tai tiếng và trở thành thằng bé xấu xí trong mắt người đọc. Các băng đảng ở thời kỳ này đôi khi là thần tượng của công chúng, có người còn được coi là anh hùng, tuy nhiên, Crowley lại không nằm trong số đó. Nó cũng có một số người hâm mộ nhưng đa phần đều là những người phụ nữ trẻ hay các bà mẹ. Trong thời gian nó còn nằm ở viện Bellevue, các bác sỹ đã nhận hàng tá cuộc điện thoại của những người phụ nữ quan tâm tới sức khỏe và muốn biết thông tin nếu như nó có thể hồi phục.
        Trong lúc Crowley vẫn nằm trên giường bệnh, các nhà điều tra đã tiến hành thẩm vấn nó, nó thể hiện thái độ chống đối với cảnh sát. Nó nói: “Tôi rất căm ghét cảnh sát vì họ luôn nghi ngờ tôi, và hơn nữa anh của tôi đã bị giết trong cuộc đấu với cảnh sát tuần tra!” Các thám tử ghi lại chi tiết những lời khai này trước khi Crowley bị chuyển tới Long Island sáng hôm sau, họ cũng đã có khá nhiều câu nói của Crowley có thể dùng làm bằng chứng chống lại nó khi ra tòa.
        Patrolman Fred Hirsch là cảnh sát thứ ba của Hạt Nassau bị thiệt mạng trong lúc làm nhiệm vụ. Vào lúc 11 giờ ngày 9.5.1931, thi thể của Hirsch đã được đưa tới nghĩa trang  Holy Rood ở Westbury, Long Island. Hàng ngàn người tới tham dự lễ tang, trong đó có hơn 600 thành viên của Sở cảnh sát Hạt Nassau. Trong khi đó, “Kẻ hai súng” thì bị đưa tới bệnh viện Nassau bằng xe bò và bị còng tay vào lan can thép của chiếc giường tầng 4. Hai nhân viên mặc đồng phục đi theo bảo vệ anh ta chặt chẽ. Luật sư Elvin N. Edwards và thẩm phán Lewis J. Smith đã luận tội Crowley trong phòng vào buổi trưa. Khi thẩm phán hỏi anh ta có yêu cầu gì hay không thì kẻ bị buộc tội giết người nói rất quả quyết: “Có tội”.
        Tuy nhiên, vị thẩm phán thông báo cho bị đơn là một lời biện hộ rằng có tội ở cấp độ giết người đầu tiên sẽ không được luật pháp chấp nhận. Vì vậy sẽ có một phiên tòa xét xử. Trả lời cậu thiếu niên, thẩm phán nói: “Bất cứ điều gì cậu nói ra!” "Tôi chỉ muốn giúp con gái tôi thoát khỏi những mắc kẹt của nó và vượt lên tất cả!”. Thẩm phán cũng hỏi Crowley về việc nó có khả năng thuê luật sư hay không. Khi câu trả lời của Crowley là nó hoàn toàn cháy túi thì vị thẩm phán đã quyết định bổ nhiệm luật sư bào chữa cho nó.
        Khi nó cố gắng ngồi dậy trên giường, nó thắc mắc là không lẽ chẳng có cách nào khác nữa hay sao. Crowley nói với các phóng viên: “À, chắc là tôi sẽ bị thiêu, mà tại sao lại có lắm người loanh quanh trong phiên tòa như vậy?” Với nó, phiên tòa chỉ cần một loạt các luật sư còn lại thì nên cuốn xéo hết.
        Trong lúc đó, Duringer bị giam giữ ở Bronx vì cái chết của Virginia Brannen. Các công tố viên xây dựng lại vụ án chống lại anh ta và Helen Walsh bị giữ lại ở một nơi bí mật để chuẩn bị làm nhân chứng. Có tin đồn cho rằng việc Brannen bị giết chết là do có một băng đảng nào đó đã thuê Crowley và Duringer làm với giá 300 đô la.

        Thanh tra Harold King, trinh sát trưởng của Hạt Nassau trả lời báo giới điều đó là không chính xác. “Vụ giết người đó liên quan đến việc quan hệ tình dục nhơ bẩn chứ không liên quan gì tới tiền nong”. Duringer đã thú nhận với các thám tử và cho họ biết lý do vì sao lại giết chết cô ấy. Hắn nói: “Cô ấy nói là sẽ kết hôn với người khác, tôi yêu cô ấy nên đã ra tay bắn chết”.
        Cũng trong thời gian này, chủ tòa nhà số 90 Street cũng đệ đơn lên thành phố về thiệt hại do cuộc vây hãm của cảnh sát gây ra bao gồm mất uy tín, mất khách thuê nhà, mất đồ đạc, bị xâm phạm và phá hoại có chủ ý do hàng nghìn viên đạn của cảnh sát gây ra. Con số thiệt hại được đưa ra là 2824 đô la.
        Theo PV (Báo Công Lý)

        Cuộc đọ súng định mệnh và cái chết bí ẩn của cô gái trẻ xinh đẹp (Kỳ 10)

        Crowley vẫn cố gắng bao biện cho tội ác của mình khi đứng trước tòa án.

          Vào thời điểm những năm 1930, bánh xe công lý quay nhanh hơn rất nhiều so với hiện nay. Cho đến ngày 25.5 nghĩa là chỉ sau 19 ngày kể từ thời điểm vụ án mạng của Hirsch xảy ra, các công tố viên đã sẵn sàng cho việc xét xử. Trong quá trình 2 ngày Hạt Nassau lựa chọn đoàn bồi thẩm thì Crowley ngồi trong phòng xử án và nhai kẹo cao su, hắn cười cợt những người có mặt trong bồi thẩm đoàn.
          Khi nhận xét mỗi người trong đoàn bồi thẩm nó đã nói những lời xúc phạm đủ lớn để cả phòng xử án có thể nghe thấy. Hắn nói người này là xấu xa còn người kia là kẻ dối trá. Có ba nhân viên cảnh sát luôn bảo vệ hắn nghiêm ngặt mọi lúc. Crowley muốn tự bào chữa và quát tháo lại những lời chỉ bảo của Charles Weeks. Hắn phàn nàn: “Tôi đã bị hủy hoại bởi những gã đàn ông trong bồi thẩm đoàn, nếu là điều cuối cùng họ làm thì họ sẽ buộc tội sát hại viên cảnh sát đó cho tôi”. Nhưng một bồi thẩm đoàn đã được cả hai bên chấp nhận và phiên xét xử sẽ bắt đầu vào ngày 26.5.
          Luật sư Edwards mở đầu bằng việc nói Crowley là một kẻ giết người tàn ác và đã không cho Hirsch một cơ hội nào sống sót. Anh ta nói Crowley đã mang trên mình "nghề" phạm tội vì vậy án tử hình là xứng đáng dù tuổi có còn nhỏ đi chăng nữa. Trong lúc Edwards tuyên bố bắt đầu phiên tòa như vậy thì Crowley vẫn cười toe toét và thường xuyên quay về phía sau để mỉm cười với các cô gái trẻ có mặt trong phòng xử án.
          Trước khi bước vào phòng xử án, Crowley luôn vuốt lên mái tóc và giữ cho mình chỉnh tề trước khi xuất hiện. Hắn muốn tạo ấn tượng tốt với những người hâm mộ mình và nó thường xuyên đùa với những người tham dự phiên tòa trong suốt quá trình xử án.
           cuoc do sung dinh menh va cai chet bi an cua co gai tre xinh dep (ky 10) hinh anh 1
          Tin tức về Crowley xuất hiện trên mặt báo
          Người đầu tiên được đưa ra làm chứng là Helen Walsh, cô vẫn còn cảm thấy bị khủng bố tinh thần do cuộc vây hãm ở số 90 West Street. Cô ta nói rằng cô ta có mặt trên xe của Crowley cùng với 3 thanh niên khác trước đêm xảy ra vụ án mạng. Cô hoàn toàn không biết đó là chiếc xe bị đánh cắp nhưng cũng nghi ngờ đó không phải là xe của Crowley. Khi Crowley đậu xe ở ngõ Black Shirt vào lúc nửa đêm 6.5 cô ta cũng cảm thấy hơi sợ hãi. Cùng lúc đó, cô nhìn thấy 2 cảnh sát tiếp cận chiếc xe từ phía sau và cô ta tiếp tục tả cuộc đấu súng tối hôm đó. Cô cũng khai là Crowley đã dỡ bỏ những tấm kính chắn gió bị đạn xuyên thủng và chuyển giấy phép lái xe trước khi lái xe và thành phố New York.
          Hai người khác trong xe hôm đó cũng được gọi tới làm chứng. Họ khai là Crowley thừa nhận đã bắn một thám tử của New York ở Manhattan trong lúc người này cố gắng bắt giữ cậu ta. Hắn cũng nói là nó sẵn sàng bắn bất cứ ai muốn động tới nó. Cảnh sát tuần tra Peter Eudyce cũng ra làm chứng việc Crowley trực tiếp xả súng vào Hirsch, thời điểm đó anh ta gần như đã trở lại chiếc xe cảnh sát. Khi vụ nổ súng bắt đầu anh ta đã bị trượt ngã xuống đất vì bãi cỏ quá trơn nhưng anh ta cũng cố gắng dùng khẩu súng lục của mình để bắn vào Crowley.
          Sau đó, Eudyce nói trong nước mắt, anh ta chỉ biết nhìn chiếc xe Ford màu đỏ lao đi một cách bất lực vì đồng nghiệp của mình đang nằm chờ chết ngay trước mắt.
          “Đó chính là hắn”, Eudyce vừa nói vừa chỉ vào Crowley, Crowley vẫn ngồi ở chỗ của mình. Eudyce nói tiếp: “Hắn chính là gã trai trẻ đã bắn Red Hirsch! Chính hắn”.
          Theo PV (Báo Công Lý)

          Cuộc đọ súng định mệnh và cái chết bí ẩn của cô gái trẻ xinh đẹp (Kỳ 11)

          Crowley đã không kiểm soát được hành động của mình và tấn công cảnh sát tại tòa án.
          Vào ngày 28.5, Crowley đứng để tả lại các sự kiện đã diễn ra, hắn không hề hối hận chút nào trong cái chết của Hirsch. Sự xuất hiện của hắn cứ như là để cho bồi thẩm đoàn bị thuyết phục rằng nó là một kẻ quá ngờ nghệch về đạo đức giống như luật sư đã nói khi mở đầu. Crowley nói với bồi thẩm đoàn là nó thậm chí còn chưa học hết trung học phổ thông, không biết đọc và không biết viết. Hắn nói: “Nghe này, tôi chỉ là một cậu bé và tôi đã bị bao vây xung quanh bởi rất nhiều người lớn hơn và dai sức hơn tôi. Tôi phát ốm vì nó!”.
          Hắn kể thêm, khi còn nhỏ hắn đã 2 lần vấp ngã, điều này khiến nó mất ý thức và có lẽ do vậy nó đã muốn giết cảnh sát. Hắn phạm tội lần đầu tiên vào năm 1929 bằng cách ăn cáp xe ô tô trong khu vực để được bạn bè giúp đỡ. Hắn cũng bắt đầu tham gia vào cuộc đấu súng tại câu lạc bộ Cựu chiến binh Mỹ ở Bronx vào năm trước và hắn cũng thích thú với sự kiện này. Sau đó hắn tới Philadelphia để mua 2 khẩu súng, 2 dùi cui điện, 2 đôi bao tay bằng đồng và đạn dược.
          Nó nói tiếp: “Khi đã có một khẩu súng trong tay thì tôi cũng to lớn như viên cảnh sát dũng mãnh nhất, thử đụng vào tôi xem? Và khi tôi đã có những thứ đó trong tay, tôi chẳng ngại ai hết. Thử nhìn mà xem?” Crowley vẫn không có chút hối hận nào trước cái chết của Hirsch. “Tôi đã bắn anh ta 3 lần, đẩy anh ta khỏi tay tôi và anh ta bắt đầu ngã xuống. Thế nhưng cánh tay và khẩu súng của anh ta vẫn ở trong xe của tôi sau đó tôi đã bắn thêm khoảng 5 lần nữa và lấy luôn khẩu súng của anh ta. Lúc đó tôi cảm thấy bực tức hơn!”.
          Các công tố viên chỉ ra rằng những lời khai của Crowley không khớp với những gì hắn khai với các thám tử lúc mới bị bắt giữ: “Anh ta đang nằm trên mặt đất và tôi không thể chịu đựng được khi nhìn thấy cảnh con quỷ tội nghiệp đang giãy dụa trong đau đớn! Do đó tôi đã bắn thêm 2 phát súng cho hắn chết nhanh hơn! Các người nên thấy là các cảnh sát khác đang chạy tới khi tôi bắt đầu bắn những viên đạn sau cùng”.
          Hai khẩu súng của Crowley
          Vào sáng 29.5, chỉ sau khi Hirsch chết 23 ngày, tòa án đã đưa ra bản án cho Crowley, hắn bị buộc tội giết người cấp độ 1. Tòa án đã cân nhắc trong khoảng 25 phút, sau đó họ quyết định sẽ tử hình theo luật của bang. Crowley chấp nhận bản án và không thốt nên lời nào. Nhưng trên đường rời khỏi phiên tòa, nó đã cố gắng dừng lại để tạm biệt người mẹ nuôi của mình đang ngồi ở hàng ghế đầu tiên. Bảo vệ giữ Crowley lại và hắn lập tức nổi điên lên. Nó tấn công cảnh sát và viên cai ngục.
          Những cảnh sát đứng ở cửa của phòng xử án đã nhanh chóng tham gia vào cuộc hỗn chiến trước con mắt của rất nhiều người có mặt trong phòng xử án. Mọi người hét lên và tìm chỗ ẩn nấp trong lúc Crowley dùng củ chỏ hất vào mặt cảnh sát và vung tay vào bảo vệ. Cảnh sát đã dùng dùi cui điện để khống chế hắn. Trong lúc hắn vẫn còn là hét thì cảnh sát đã kéo nó ra khỏi phòng xử án. Ở hành lang dẫn từ phòng xử án tới nhà tù, người ta có thể nhìn thấy các bảo vệ đã đánh Crowley trong lúc nó lớn tiếng nguyền rủa họ để những người khác có thể nghe thấy.
          Anna Crowley nói với báo chí: “Lại là những cảnh sát đó, họ luôn luôn như vậy. Họ sẽ không bao giờ cho tôi được hôn nó!” Ra khỏi phiên tòa, Crowley bị canh giữ cẩn mật trong khi nó vẫn đang xỏ xiên cảnh sát. Ngay sau khi phán quyết, chủ tịch bồi thẩm đoàn đã cảm ơn cảnh sát về những cảnh sát đã làm cho họ trong phiên tòa. Ông nói với báo giới: “Chúng tôi đánh giá cao các luật sư và nhân viên của mình và cảm ơn cảnh sát vì những gì họ đã làm với tù nhân kể từ khi tù nhân bị bắt”.

          Cuộc đọ súng định mệnh và cái chết bí ẩn của cô gái trẻ xinh đẹp (Kỳ cuối)

          Nó bước vào phòng tử hình với nụ cười trên môi gửi tới người mẹ của mình, nó gần như là một cậu bé bắt đầu chuyến phiêu lưu...

           cuoc do sung dinh menh va cai chet bi an cua co gai tre xinh dep (ky cuoi) hinh anh 1
          Ảnh minh họa.
          “Kẻ hai súng” Crowley là một trong những tù nhân trẻ nhất chịu án tử hình ở Sing Sing. Nó mới 19 tuổi và trông nó giống với một cậu bé 16 tuổi. Lúc nó đến vào ngày 1.6.1931, Warden Lawes nói trông nó cũng vênh vang và tỏ ra không có một chút sợ hãi gì. Vào ngày đầu tiên Crowley bị lục soát, người ta đã tìm thấy một chiếc thìa bằng kim loại đã mài nhọn trong tất của nó. Khi người ta hỏi nó định sử dụng cho mục đích gì thì nó chỉ nói “hãy thử đoán đi!” Nó đã từ chối chấp nhận bất kỳ lời cáo buộc nào về tội sát hại Hirsch và khẳng định mình vô tội.
          Khi ở trong tù, nó nói với bảo vệ là nó chỉ tự vệ. Đó là tất cả những gì nó làm và giờ đây khiến nó phải chịu án.
          Crowley thường nhai kẹo cao su và khá lém lỉnh trong việc làm các thủ tục vào trại. Vóc dáng nhỏ bé của nó đối nghịch hoàn toàn với bản chất thù địch và thách thức của nó. Tất nhiên là nó được giữ ở một khoảng cách nhất định với các tù nhân khác đã vào đây trước nó. Số tù nhân của nó là # 178. Nhưng sau đó, nó ngay lập tức nó coi phòng giam của mình như bãi rác, nó phá hủy mọi thứ trong tầm nhìn. Nó phá hỏng đồ đạc và ném đồ dùng trên giường qua chấn song. Bằng cách nào đó, nó đã tạo một đám cháy. Nó nhét quần áo vào nhà vệ sinh để làm nước tràn lênh láng ra nhà. Cuối cùng thì nó đã bị biệt giam. Tất cả mọi thứ được đem ra khỏi phòng giam của nó, nó bị lột trần chuồng 24/24 giờ. Tấm nệm chỉ được ném vào cho nó vào buổi tối và sáng hôm sau sẽ bị dọn đi. Bữa ăn của nó được phục vụ cho mình nó. Nó không thể tiếp xúc được với một tù nhân nào khác.
          Thời kỳ giữa những năm 1920 và 1940 là thời kỳ "đỉnh cao" của hình phạt tử hình ở Mỹ. Tại Sing Sing, năm 1932 có tới 20 người đàn ông bị tử hình bằng ghế điện. Năm sau,18 người đàn ông khác chịu chung số phận như vậy. Trong thời gian Crowley ở tù từ tháng 6.1931 đến tháng Giêng năm 1932, nó đã được chứng kiến 30 tù nhân đi đến cái chết như thế nào. Nó đã quen thuộc với các thủ tục được thực hiện trên con đường đi đến cái chết, thỉnh thoảng nó cũng nói chuyện với các tù nhân khác, những người đang chờ đợi bị hành hình. Nó nói với họ về những mong đợi và thậm chí còn mô tả chi tiết những gì sẽ diễn ra trong phòng tử hình. Vào ngày 10.12.1931, Fat Duringer cũng phải nói lời vĩnh biệt trước khi bước vào buồng tử hình vì tội giết Virginia Brannen.
          Khi người đàn ông to béo lê bước xuống hành lang, Crowley nói: “Có một chàng trai tuyệt vời, một tay bắn súng cừ khôi và là bạn thân của tôi”! Robert G. Elliot, người hành hình nổi tiếng ở Sing Sing có giữ một cuốn nhật ký về tất cả những vụ hành hình mà ông đã thực hiện. Theo dữ liệu của ông ta thì Duringer là số #172, Elliot viết hắn là người đàn ông to lớn nhất ngồi trên ghế điện tử hình tại Sing Sing. Hắn hiên ngang bước vào phòng tử hình không hề nản chí.
          Khi ngày tử hình của mình tới gần, Crowley đã trở nên u sầu hơn, không còn giữ được sự can đảm nổi tiếng của nó trước đó. Nó bắt đầu vẽ hình ảnh của cây cầu và tòa nhà chọc trời trong thành phố New York và xây dựng các mô hình thu nhỏ của các tòa nhà. Nó cho người ta thấy có một chút năng khiếu vẽ. Phần lớn thời gian nó dùng để vẽ. Trong sáu tháng cuối cùng chờ chết trong tù, nó đã hoàn toàn hài lòng với chính mình. Khi nó ở gần những tù nhân khác thì nó biểu hiện mình đúng với bản chất của “Kẻ hai súng”, một nhân vật được mong đợi. Tuy nhiên, khi còn lại với chính mình, nó là một cậu bé rất ngoan, có hiếu và dễ thương. Trước khi đến ngày nó bị tử hình Lawes đã gửi cho nó một chút kem.
          Trong lúc đó, Helen Walsh vẫn chờ đợi được gặp bạn trai cũ vào ngày cuối tuần. Cô đến Sing Sing nhiều lần nhưng đều bị từ chối. Crowley luôn từ chối gặp gỡ hay nói chuyện với cô. Nó nói với báo chí là “cô ấy đã đi rồi, cô ta luôn loanh quanh bên cảnh sát, tôi không muốn nhìn mặt cô ta nữa”.
          Vào 11 giờ đêm 21.1.1932, Crowley đã được dẫn ra khỏi phòng giam và đưa đến buồng tử hình. Trên tay nó cầm một cây thánh giá 15- inch do một sỹ quan nhà tù Father McCaffrey đưa cho. Crowley đã chuẩn bị sẵn tinh thần. Nó ngồi xuống ghế điện trong khi một bảo vệ đang hồi hộp chuẩn bị sẵn mọi thứ.
          Nó nói với người giữ chính, “tôi không nghĩ rằng bên dưới đã đủ chặt”. Có một số nhân viên từ Ossining đã nhận ra Crowley. Sau đó một mặt nạ đen được đeo lên mặt của Crowley.
          Nó nghẹn ngào: “Điều ước cuối cùng của tôi là có thể gửi tình yêu tới mẹ”. Vài giây sau, nguồn điện được sập xuống và Crowley bị gí điện ở mức 2.000 Volt. Theo ghi chép lại, Francis Crowley có số tù nhân là # 178. Robert Elliot mô tả giây phút cuối cùng của “Kẻ hai súng” là … "Nó bước vào phòng tử hình với nụ cười trên môi gửi tới người mẹ của mình, nó gần như là một cậu bé bắt đầu chuyến phiêu lưu".
          Bên ngoài nhà tù, Anna Crowley, Helen Walsh và các thành viên khác trong gia đình của nó vẫn ở bên ngoài chờ đợi. Crowley sau đó được chôn cất tại nghĩa trang Calvary ở thành phố New York.
          Theo Giang Linh (Congly.vn)

          Tạo dòng chữ bằng máu ở hiện trường để đánh lừa cảnh sát

          Cảnh sát Mỹ nhận định nạn nhân Karen bị đâm trúng tuỷ xương làm cho tê liệt nên không thể tự viết dòng chữ lên tường mà do kẻ khác làm.

          Karen Pannell là nhân viên chăm sóc khách hàng sống tại Tampa, Florida Mỹ. Vào  buổi sáng thứ bảy, ngày 11.10.2003, người yêu của cô là Tim Permenter khai với cảnh sát rằng sau khi không thể liên lạc được với Karen, anh lái xe đến nhà và phát hiện thi thể Karen với nhiều vết máu.
          Tại hiện trường, cảnh sát tìm thấy hộp bánh pizza đang để trên bàn. Hóa đơn cho thấy bánh được chuyển đến lúc 8h48 tối hôm trước. Ở bức tường gần thi thể Karen một dòng chữ được viết bằng máu: ROC. Vết máu được tìm thấy trên ngón trỏ tay phải của Karen bước đầu chứng minh rằng cô đã viết dòng chữ này.
           tao dong chu bang mau o hien truong de danh lua canh sat hinh anh 1
          Dòng chữ bằng máu ở hiện trường.
          Khám nghiệm tử thi cho thấy Karen đã bị đâm tổng cộng 17 nhát. Cách giết người đầy bạo lực cho thấy thủ phạm có thể có vấn đề tình cảm cá nhân với nạn nhân. Ba miếng trong hộp pizza đã biến mất. Tuy vậy khám nghiệm dạ dày của Karen không thấy có pizza. Điều này chứng tỏ Karen ở cùng với thủ phạm khi nhân viên mang chiếc pizza tới.
          Qua điều tra, cảnh sát phát hiện ra ROC chính là tên người bạn trai cũ trước kia đã sống cùng Karen. Hai người đã chia tay một năm trước do Roc bị nghiện nặng. Hiện trường vụ án không có nhiều xáo trộn, không có đồ vật gì bị mang đi thể hiện thủ phạm là người quen của nạn nhân.
          Roc cũng đã sống với Karen suốt một năm trước đó nên dấu vân tay của anh ta ở khắp mọi nơi tại hiện trường. Roc trở thành nghi phạm số một của vụ án. Tại trụ sở cảnh sát, Roc phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến cái chết của bạn gái cũ. Tuy nhiên anh ta khá ấp úng khi trả lời, thậm chí anh ta không thể nói ngay mình đã làm gì vào ngày hôm trước.
          Tuy nhiên, cảnh sát nghi ngờ về việc Karen đã viết chữ lên tường. Thứ nhất, trong 17 vết đâm có một vết đâm trúng tủy xương. Theo nhận định của các bác sĩ, vết đâm đã làm Karen tê liệt. Vì vậy việc cô tự lấy máu của mình để viết lên tường gần như là bất khả thi.
          Thứ hai, quan sát chữ viết trên tường, các điều tra viên nhận thấy chúng được viết đè lên các giọt máu khác. Điều đó chứng tỏ chữ được viết một thời gian đủ dài để các giọt máu bắn lên tường khô hoàn toàn sau khi nạn nhân bị đâm.
          Những suy luận trên đã khiến các cảnh sát nghĩ đến các nghi phạm khác. Một trong số đó là Tim Permenter – người yêu hiện tại và cũng là người đã phát hiện ra Karen. Tuy nhiên Tim lại có bằng chứng ngoại phạm. Tối hôm đó anh ta ở cùng với một người bạn cách đó hơn 40 km.
          Một nghi phạm nữa được nghĩ tới là chồng cũ của Karen: Jeff Payne. Sau khi ly hôn, Karen yêu cầu Jeff phải trợ cấp cho cô vì vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên Jeff cũng có bằng chứng ngoại phạm. Anh ta đang ở Miami cách hiện trường 300 dặm vào đêm xảy ra vụ án.
          Các nhà điều tra cũng phát hiện vào khoảng thời gian đó, Karen qua lại với rất nhiều người đàn ông. Người nhắn tin với nạn nhân trong khoảng thời gian gần nhất là một phi công người Anh. Trong tin nhắn, anh ta gọi Karen là “quả bom sex” và tỏ ý muốn gặp cô. Tuy vậy anh ta cũng có bằng chứng ngoại phạm khi đang ở nước ngoài vào thời điểm xảy ra án mạng.
           tao dong chu bang mau o hien truong de danh lua canh sat hinh anh 2
          Nạn nhân Karen Pannell.
          Khi kiểm tra tiền sử của các nghi phạm, cảnh sát phát hiện ra một sự thật bất ngờ. Đó là về Tim Permeter – người yêu hiện tại của Karen. Anh ta 36 tuổi, mới hẹn hò với Karen chỉ vài tháng trước đó. Hai người gặp nhau khi Karen đi mua xe ôtô và Tim chính là nhân viên bán hàng. Tim vừa ra tù được một năm và vẫn đang trong thời gian bị giám sát. Anh ta đã phạm rất nhiều tội liên quan đến bạo lực từ hồi đại học, trong đó có lần định dùng súng bắn chết người. Gần đây nhất, anh ta bị bắt vì điều hành một đường dây mại dâm bất hợp pháp.
          Karen đã phát hiện được sự thật về Tim chỉ vài ngày trước khi xảy ra vụ án. Cô đã chủ động chia tay và bắt đầu hẹn hò với những người khác. Theo lời bạn bè, cơn ghen của Tim đã lên đến đỉnh điểm khi anh ta lục thùng rác nhà Karen và phát hiện ra một chiếc bao cao su đã sử dụng.
          Khi tiếp tục bị thẩm vấn, Tim phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến cái chết của Karen. Anh ta cũng khẳng định một lần nữa rằng tối hôm đó, anh ta đã ở cùng một người đồng nghiệp cách đó khoảng 40 km. Cảnh sát đã truy xuất lịch sử cuộc gọi và phát hiện ra anh ta đã gọi người đồng nghiệp đó vào lúc 9h32 tại một địa điểm gần nhà Karen. Khi được hỏi về điều này, Tim đã không thể giải thích và chỉ trả lời rằng: “Tôi không biết vì sao lại như thế”.
          Các nhà điều tra xem xét kĩ hơn các bằng chứng tại hiện trường. Trong đó có hộp bánh pizza. Sau khi phun ninhydrin lên bề mặt hộp bánh, họ phát hiện ra vô số dấu vân tay để lại trên vỏ hộp. Kết quả giám định cho thấy một trong những dấu vân tay đó là của Tim, và không có dấu vân tay nào của Roc. Điều đó chứng tỏ Tim đã có mặt tại nhà của Karen khi hộp pizza được chuyển tới.
          Ngoài ra, cảnh sát cũng tìm được các mẫu tế bào bị cào xước trong móng tay của Karen. Xét nghiệm cho thấy mẫu ADN trùng khớp với Tim Permeter.
          Những bằng chứng phủ nhận chứng cứ ngoại phạm của Tim và cho thấy anh ta ở cùng Karen vào thời điểm cô bị sát hại, tòa án cáo buộc Tim Permenter tội giết người cấp độ 1. Hắn bị phạt tù chung thân không có cơ hội được ân xá. Sau đó Tim đã xin tòa án được chịu án tử hình vì hắn không muốn phải vào tù một lần nữa.
          Theo Đặng Hương (Vnexpress)

          Khắc tinh của những “con ma” trong giới y dược

          Luật sư Daniel Miles được mệnh danh là khắc tinh của giới dược sĩ dởm và những công ty chuyên gian lận tiền bán thuốc. Hàng chục công ty dược phẩm Mỹ đang phải chống đỡ với vị luật sư này.

          Sinh trưởng trong gia đình với truyền thống làm ngân hàng, Daniel Miles theo quyết định của cha mẹ để chọn học Khoa Kinh doanh, Đại học Alabama ở Mỹ.
          Sau khi tốt nghiệp, Miles không có đủ tiền tiếp tục đi học nhưng lại nung nấu ý định theo đuổi ngành luật nên ông chấp nhận xin làm một chân thanh tra nội bộ Ngân hàng AmSouth ở tiểu bang Alabama với mức lương cao.
          Công việc đã giúp ông có nguồn tài chính vững chắc, để rồi sau này ông thi đỗ vào Trường luật Cumberland và tốt nghiệp loại xuất sắc năm 1989. Cuối năm 1991, Daniel Miles sang làm tại hãng luật danh tiếng Beasley. Những vụ án đầu tiên ông thụ lý hầu hết tập trung vào hai lĩnh vực: gian lận bảo hiểm và thế chấp tín dụng. Miles nắm bắt nhanh các giao dịch "chìm bất thường", để từ đó phán đoán và giành chiến thắng về cho thân chủ.
          Tuy vậy, không phải lúc nào tên tuổi của Daniel Miles cũng được coi trọng. Đã có thời điểm dư luận tỏ ra hoài nghi về những phán xét có phần vội vã của ông. Trường hợp vụ kiện nhằm vào thịt bò của Hãng Taco Bell là một ví dụ.
          Tháng 1.2011, Daniel Miles nhận thay mặt cho một phụ nữ tên Amanda Obney ở California, tuyên bố sẽ khởi kiện hãng Taco Bell vì cho rằng thứ gọi là “bánh mì kẹp thịt bò kiểu Mexico" của hãng này chỉ chứa có 35% thịt bò, thấp hơn tiêu chuẩn của cơ quan quản lý thực phẩm. Ông cho rằng, cách thức quảng cáo và tiếp thị của Taco Bell gây ngộ nhận về chất lượng thịt bò trong bánh mì kẹp thịt.
          Hãng Taco Bell đã phản pháo bằng một chiến dịch quảng cáo tiêu tốn 4 triệu USD, đưa ra bằng chứng cho thấy Miles đã "bịa đặt" con số 35% để hạ thấp uy tín của hãng. Theo đó, nhân của món bánh mì kẹp thịt thực chất chứa đến 90% thịt bò, 10% phần còn lại là gia vị và rau.
          Trong một tuyên bố phát đi vào giữa tháng 4.2011, Daniel Miles nói rằng, do có sự thay đổi trong cách tiếp thị sản phẩm của Taco Bell nên vụ kiện bị hủy bỏ. Và hiển nhiên, luật sư này cũng yêu cầu thân chủ tự nguyện rút bỏ cáo buộc.
           khac tinh cua nhung “con ma” trong gioi y duoc hinh anh 1
          Daniel Miles và hãng luật Beasley tham gia đại diện cho 73 vụ kiện các công ty dược phẩm ở Mỹ.
          Dù vướng phải vụ ầm ĩ Taco Bell nhưng Daniel Miles vẫn được mệnh danh là khắc tinh của giới dược sĩ "rởm" và những công ty chuyên gian lận tiền bán thuốc. Vài chục công ty dược phẩm Mỹ đang phải chống đỡ với vị luật sư này trong các vụ kiện đòi bồi thường vì đã "thổi" giá bán thuốc cho chương trình y tế cộng đồng Medicaid của Chính phủ Mỹ dành cho các gia đình và cá nhân nghèo.
          Trong chiến thắng gần đây nhất, cuối tháng 10 vừa qua, Daniel Miles đã phản biện thành công tại tòa, khiến hãng Dược phẩm Watson bị cáo buộc đã nâng cao trái phép giá bán của một loạt các danh mục thuốc và dụng cụ y tế để vơ vét hàng triệu USD từ ngân sách y tế bang Mississippi. Hãng Watson đã phải bồi thường 12,4 triệu USD và công khai toàn bộ các hóa đơn chứng từ mờ ám đi kèm.
          Cách đây không lâu, cũng tại bang Mississippi, Daniel Miles đã phanh phui vụ gian dối công bố giá thuốc của công ty dược phẩm lớn nhất tiểu bang Mississippi, khiến công ty này phải mất một khoản đền bù lên tới gần 30 triệu USD, cộng thêm 4 triệu USD tiền phạt.
          Cho đến nay tiểu bang Mississippi đã nhận đền bù và thắng trong hai vụ kiện quan trọng nêu trên, tổng cộng 120 triệu USD từ các công ty dược phẩm liên quan tới việc nâng khống giá thuốc bán cho chương trình Medicaid của tiểu bang.
          Cho đến nay, Miles đã thay mặt cho 7 bang kiện hàng trăm công ty ra tòa về tội gian lận giá bán dược phẩm gây thiệt hại cho người nghèo, hy vọng sẽ đòi lại hàng tỉ USD ngân sách bị bòn rút.
          Ông bị coi là "kẻ thù" của hàng trăm công ty dược khi danh sách số lượng các công ty bị kiện ở từng bang ngày càng dài thêm: Mississippi - 86 công ty, Louisiana - 108, Nam Carolina - 18, Kansas - 33, Utah - 43, Hawaii - 44 và Alaska - 34. Miles gây xôn xao dư luận khi tiết lộ âm thầm tiến hành một cuộc điều tra dựa trên bảng giá do các công ty dược công bố. Kết quả cho thấy mức chênh lệch rất lớn giữa giá bán buôn trung bình dành cho các chương trình y tế cộng đồng Medicaid với giá thực dành cho các nhà phân phối truyền thống của họ.
          Một công bố khác của Daniel Miles cho biết nhiều bác sĩ, công ty dược phẩm, công ty cung cấp dụng cụ y tế đã và đang ăn cắp hàng tỉ USD qua ngả Medicaid bằng cách bịa ra những công ty ma, những bệnh nhân, bác sĩ "ma" và những cuộc giải phẫu chỉ có trên giấy tờ. Theo đó, tội gian trá của những "tay ma đầu" làm những chuyện giả mạo chứng từ rất dễ phát hiện. Chúng chế tạo ra khoảng 50.000 hồ sơ tính tiền, dùng tên của những vị y sĩ già đã qua đời từ hàng chục năm trước.
          Cuối tuần trước, Daniel Miles và các đồng nghiệp tại Beasley Allen cũng quyết định đại diện cho bang Alamaba trong 73 vụ kiện khác nhằm vào các công ty dược với cùng một tội: "Thổi" giá bán thuốc cho chương trình Medicaid của bang này. Kể từ năm 2008 đến nay, họ đã giành được thắng lợi ở một số trường hợp với tổng số tiền 352,4 triệu USD bồi thường cho ngân sách, chưa kể 123,15 triệu USD tiền bồi thường khác được dàn xếp trực tiếp bên ngoài tòa án với các công ty sản xuất dược bị kiện tại bang Alabama.
          Điều đáng tiếc là tệ nạn ăn cắp tiền của chương trình Medicaid diễn ra bừa bãi ở khắp mọi nơi. Những luật sư như Daniel Miles, dù tài năng đến mấy, cũng chẳng thể nào có đủ sức để theo dõi, phân tích toàn bộ hồ sơ trong cả một hệ thống y tế công.
          Chính Miles đã thất vọng thốt lên khi Hiệp hội Chống gian lận y tế Mỹ ước tính rằng có khoảng 60 tỷ USD bị thất thoát vì những vụ gian lận này…
          Theo PV (Cảnh sát toàn cầu)

          Vì sao Tần Thủy Hoàng đúc 12 tượng người bằng đồng khổng lồ?

          authorAn Hòa Chủ Nhật, ngày 17/12/2017 16:30 PM (GMT+7)

          (Dân Việt) Tần Thuỷ Hoàng là vị Hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Tần – vương triều thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa. Có rất nhiều những câu chuyện truyền kỳ liên quan đến Hoàng đế Tần Thuỷ Hoàng được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và cũng được ghi chép trong sử sách.

          Trong truyền thuyết, Tần Thuỷ Hoàng vừa là một đại anh hùng với công tích không thể phủ nhận, là niềm kiêu hãnh của dân tộc Trung Hoa, mặt khác ông dường như cũng trở thành một bạo quân tàn nhẫn. Để mãi hưởng dụng công tích chinh chiến của mình, Tần Thuỷ Hoàng đã tạo ra những hành động vĩ đại mà đến nay mọi người trên thế giới vẫn còn kinh ngạc, và cũng đã để lại cho người đời nhiều bí ẩn lịch sử mà đến nay chưa thể lí giải. Việc đúc 12 tượng “kim nhân” chính là một trong những bí ẩn đó.
           vi sao tan thuy hoang duc 12 tuong nguoi bang dong khong lo? hinh anh 1
          Tại đô thành Hàm Dương của nước Tần, phía trước cung A Bàng, đứng sừng sững 12 tượng người được đúc bằng đồng. Bởi vì đồng có màu vàng, nên cũng được gọi là “kim nhân”. 12 tượng nhân này mặc trang phục ngoại tộc, mỗi tượng nhân đều rất nặng và không thể xê dịch được. Trên thân của các tượng nhân này được khắc nhiều hoa văn tinh xảo, mỗi tượng nhân đều lộ ra vẻ uy võ, anh dũng vô song, ngày đêm canh giữ cung điện Tần Vương. Tượng người bằng đồng lớn và được chế tác tinh xảo như thế là điều cực hiếm thấy trong lịch sử. Về phương diện này, rất nhiều tư liệu lịch sử có ghi chép. Theo Sử ký – Tần Thuỷ Hoàng bản kỉ có ghi: “Nhị thập lục niên, thu thiên hạ binh, tụ chi Hàm Dương, tiêu dĩ vi chung cự kim nhân thập nhị, các trọng thiên thạch, trí đình cung trung.” tức là, năm thứ 26, thu gom binh khí trong thiên hạ, tập trung về Hàm Dương, tiêu huỷ đúc thành chuông, giá chuông cùng 12 tượng nhân, mỗi tượng nặng cả ngàn thạch, đặt trong cung.
          Lý do Tần Thủy Hoàng cho đúc 12 tượng kim nhân
           vi sao tan thuy hoang duc 12 tuong nguoi bang dong khong lo? hinh anh 2
          (Hình minh họa: Qua kknews.cc).
          Điều khiến người ta cảm thấy hứng thú và kỳ lạ, chính là vì sao Hoàng đế Tần Thủy Hoàng lại cho đúc 12 tượng người bằng đồng như vậy? Mục đích để làm gì? Tại sao lại hao phí một số lượng lớn kim loại dùng vào đúc tượng vừa nặng vừa không có tác dụng thực tế như thế? Xung quanh vấn đề này tồn tại 2 thuyết chủ yếu:
          Thuyết thứ nhất: Sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất toàn quốc, Tần vương Chính đã sáng lập tôn hiệu “hoàng đế”, tự xưng là Thuỷ Hoàng Đế. Nhưng do bởi Lã Bất Vi từng chuyên quyền và ngôi vị hoàng đế vô cùng gian khổ mới có được, và để thực hiện nguyện vọng to lớn bản thân lúc ban đầu “tuyên bố con cháu xưng Nhị thế, Tam thế, cho đến Vạn thế, nối đời nhau”, cho nên sau khi ngồi vững ngôi hoàng vị, Thuỷ Hoàng lo lắng suy nghĩ đến vấn đề làm thế nào để bảo vệ được sự thịnh trị lâu dài, giang sơn truyền đến muôn đời.
          Muốn ngồi vững ngôi hoàng vị, cần phải giải quyết một vấn đề, đó là thu gom và tiêu huỷ các loại binh khí  lưu tán trong dân gian. Chỉ có như thế mới có thể ngăn chận người khác dùng vũ lực đoạt quyền. Thế là, Thuỷ Hoàng luôn tìm cớ hợp lí để thu gom binh khí trong toàn quốc, cơ hội cuối cùng đã đến. Một ngày nọ, dưới sự hộ vệ của các đại thần, Tần Thuỷ Hoàng xem múa đèn lồng và tạp kĩ. Đương lúc cao hứng, bỗng thấy một đội võ sĩ đằng đằng sát khí, tay cầm đao kiếm lên đài biểu diễn. Thuỷ Hoàng sau khi nhìn thấy, xúc động đến tâm bệnh đã mắc phải bấy lâu nay. Lúc bấy giờ khéo trùng hợp, một nông dân ở Lâm Thao đưa tin đến, nói rằng nhìn thấy 12 người khổng lồ.
          Tần Thuỷ Hoàng nghe xong vô cùng vui mừng. Thế là ông giả thác điềm báo, cho đó là thuận ứng ý trời, hạ lệnh thu gom binh khí trong dân gian, tập trung về Hàm Dương đúc thành 12 tượng người. Trên thực tế, việc Tần Thuỷ Hoàng thu gom binh khí đúc tượng người hoàn toàn xuất phát từ việc muốn củng cố ngôi hoàng vị của mình.       
          Thuyết thứ hai: Một ngày nọ, Tần Thuỷ Hoàng đang nghỉ trong cung A Bàng, đột nhiên mơ thấy khí trời biến đổi, bầu trời u ám không có ánh sáng, đồng thời lại có yêu quỷ tác quái, Thuỷ Hoàng vô cùng sợ hãi. Đương lúc không biết làm thế nào, bỗng có một lão đạo sĩ tóc trắng râu dài đến trước mặt. Lão đạo sĩ này tinh thần quắc thước, thần thái mạnh mẽ, tay vẫy phất trần, chỉ giáo rằng: “Tạo ra 12 tượng người bằng đồng mới có thể ổn định thiên hạ.”
          Nói xong, lão đạo sĩ bay theo làn ánh sáng trước mặt mà biến mất. Tần Thuỷ Hoàng sau khi tỉnh mộng, tin là thật, lập tức hạ lệnh thu gom binh khí trong cả nước đưa về Hàm Dương, đúc thành 12 tượng người. Rất nhiều chuyên gia học giả đều cho rằng, Tần Thuỷ Hoàng một đời tin vào những lời của phương sĩ đạo nhân, lại thêm lòng lo lắng sau khi kiến quốc, nên thuyết này là đáng tin.
          12 tượng đồng hiện đang ở đâu
           vi sao tan thuy hoang duc 12 tuong nguoi bang dong khong lo? hinh anh 3
          (Hình ảnh: Qua kknews).
          Nhưng đáng tiếc chính là, ngày nay chúng ta không còn thấy tung tích của 12 tượng người bằng đồng này đâu nữa. Rốt cuộc những tượng người này đã đi đâu? Trước mắt, về vấn đề này có 3 suy đoán:
          Có người cho rằng, sau khi Sở Bá Vương Hạng Vũ đánh chiếm được đô thành Hàm Dương, từng nổi lửa đốt cung A Bàng. Khi thiêu đốt cung A Bàng, ngay cả 12 tượng đồng kiên cố cũng bị thiêu huỷ.
          Một số nhà sử học thì nhận định, 12 tượng đồng này bị huỷ bởi tay Đổng Trác, Phù Kiên. Cuối thời Đông Hán, Đổng Trác dẫn quân đánh vào Trường An, đem 10 tượng đồng đi tiêu huỷ đúc thành tiền đồng, 2 tượng còn lại cho dời đến cửa Thành Thanh ở Trường An. Đến thời Tam Quốc, Nguỵ Minh Đế Tào Duệ hạ lệnh chuyển 2 tượng đó đến Lạc Dương. Thợ thủ công được lệnh chuyển tượng đến Nịch Thành, nhưng do quá nặng nên không thể di chuyển được, đành phải đình chỉ lệnh. Đến thời Đông Tấn thập lục quốc, Thạch Quý Long nhà Hậu Triệu đưa 2 tượng đó đến Lang Thành. Về sau, Tần Vương Phù Kiên thống nhất phương bắc, lại đưa 2 tượng từ Nghiệp Thành đến Trường An tiêu huỷ. Đến lúc đó, 12 tượng người bằng đồng này đã tồn tại trên đời khoảng 600 năm và cuối cùng đã bị tiêu huỷ toàn bộ.
          Một thuyết khác căn cứ vào sử liệu khẳng định, 12 tượng người bằng đồng này hoàn toàn chưa bị tiêu huỷ. Bởi vì 12 tượng là vật mà Tần Thuỷ Hoàng lúc sinh thời vô cùng yêu thích nhất, cho nên sau khi xây dựng xong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng, 12 tượng đồng này cùng những báu vật đã được làm vật tuỳ táng đưa vào trong lăng mộ. Hiện tại, do nhiều nguyên nhân, việc khai quật lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng vẫn chưa thể tiến hành, do đó vấn đề tung tích của 12 tượng đồng đến nay vẫn là một bí ẩn lịch sử.

          Không có nhận xét nào:

          Đăng nhận xét