Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

ĐỊNH HƯỚNG XHCN? 1

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Dương Quang Thành Khai Ra Trần Tuấn Anh Mới Là Người Đứng Sau Việc Tăng Giá Điện
Vừa qua Bộ Công thương liên tục ban hành các Quyết định tăng giá xăng dầu và giá điện với tỉ lệ % tăng giá quá lớn, điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế đất nước, là nguyên nhân khiến lạm phát tăng nhanh, gây bao khó khăn với người dân và DNTN. Bởi vì Xăng dầu và điện là 2 mặt hàng thiết yếu, nó quyết định đến rất nhiều giá câc mặt hàng khác. Một điều thật trớ trêu là Bộ CT quản lý trực tiếp các DNNN, rồi cũng chính Bộ CT quyết định tăng giá các mặt hàng do chính mình quản lý, mô hình quản lý này chẳng khác gì kiểu VỪA ĐÁ BÓNG, VỪA THỔI CÒI. Điều này hết sức nguy hiểm, bởi tạo ra kiểu kinh doanh độc quyền, không lành mạnh, cuối cùng người thiệt thòi nhất là người tiêu dùng và mất mát lớn nhất là nền kinh tế đất nước.

Thanh tra Chính phủ sẽ làm rõ tăng giá điện là đúng hay sai

12 Thanh Niên

Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc điều chỉnh mức giá bán điện thời điểm ngày 20.3, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua...
Ngày 24.5, tại trụ sở Thanh tra Chính phủ (TTCP), Phó tổng TTCP Bùi Ngọc Lam chủ trì cuộc họp công bố quyết định của Tổng TTCP về kiểm tra, xác minh việc chấp hành quy định của pháp luật về giá điện theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Theo quyết định này, TTCP sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc điều chỉnh mức giá bán điện thời điểm ngày 20.3, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua; thời gian kiểm tra là 35 ngày làm việc thực tế tính từ ngày công bố.
Đoàn kiểm tra gồm 12 thành viên (trong đó có sự tham gia của một số thành viên Bộ Tài chính, Bộ Công thương), do ông Lê Quang Tiệp, thanh tra viên chính, Phó vụ trưởng Vụ I thuộc TTCP làm trưởng đoàn.
Trước đó, hồi tháng 3, Bộ Công thương công bố Quyết định số 648/QĐ-BCT về mức điều chỉnh giá điện. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân năm 2019 áp dụng từ ngày 20.3 được điều chỉnh với mức giá mới là 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 8,36% so với mức giá bán lẻ điện bình quân hiện hành (1.720,65 đồng/kWh). Tuy nhiên, trên thực tế hóa đơn tiền điện của nhiều hộ dân lại có mức tăng gấp rưỡi, gấp đôi so với các tháng trước, đã tạo ra sự tranh cãi về phương pháp tính giá điện.


Đầu tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu TTCP, Bộ Công thương, Bộ Tài chính kiểm tra việc điều chỉnh giá điện, phương pháp tính giá điện, báo cáo Thủ tướng trong tháng 6.

"Nếu cách tính giá điện của EVN sai, phải xin lỗi và khắc phục"

Dân trí Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 4 liên quan đến vấn đề tăng giá điện và yêu cầu của Thủ tướng về việc kiểm tra đúng sai trong cách tính giá điện theo bậc thang.

Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 4, trả lời câu hỏi của báo chí xung quanh vấn đề đang rất được dư luận quan tâm là việc tăng giá điện, cơ chế đánh giá tác động, việc kiểm tra đúng sai trong cách tính giá điện bậc thang... Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói Bộ này đang thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Nếu cách tính giá điện của EVN sai, phải xin lỗi và khắc phục - 1
Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng, người phát ngôn Bộ Công Thương
Ông Hải khẳng định, việc tăng giá điện của Bộ Công Thương căn cứ vào Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg về nguyên tắc điều chỉnh giá bán điện của Chính phủ và Quyết định số 34/25/7/2017, về điều chỉnh khung giá điện bán lẻ được Chính phủ ban hành, xét điều kiện thực tiễn của EVN, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ phương án tăng giá điện 8,36% vào ngày 20/3.
Đại điện Bộ Công Thương cho biết: Sau khi giá điện tăng khoảng 1 tháng, trên phương tiện thông tin đại chúng, hộ tiêu dùng điện tăng đột biến so với tháng trước đó. Các nguyên nhân đã được đưa ra và EVN đã có giải trình về hóa đơn tăng giá điện, cách tính giá điện theo bậc thang....
"Chúng tôi chia sẻ, thậm chí cảm thông trước bức xúc về hóa đơn tăng giá điện của người dân. Về phía Bộ Công Thương với chức năng quản lý Nhà nước, chúng tôi đã yêu cầu lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải tiếp nhận đầy đủ các kiến nghị của người dân, hộ tiêu dùng điện, có giải pháp xử lý thỏa đáng. Nếu cách tính giá điện bậc thang sai phạm, EVN phải xin lỗi, khắc phục ngay cho người dân", ông Hải khẳng định.
Thứ trưởng Hải cho biết, ngày 2/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ra quyết định thành lập 3 đoàn công tác nhằm đảm bảo việc tăng giá điện theo đúng quy định của Chính phủ.
Như chúng ta biết, ngày 3/5, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu lập đoàn thanh tra, do Thanh tra chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương sớm có kết luận đã thực hiện đúng chưa theo Quyết định 34/2017 của Chính phủ đã đúng hay chưa.
"Trước khi có Quyết định chính thức cho tăng giá điện, với yêu cầu của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Công Thương đã có đánh giá tác động tăng giá điện để trình lên Chính phủ, khi tăng giá điện đã tính đến tác động đến CPI, trong đó có sự tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
"Tổng cục Thống đã đánh giá việc tăng giá điện trong tháng 3 không làm tăng giá điện tháng 4 và đồng thời CPI sẽ đảm bảo được CPI dưới 4% như Chính phủ trình Quốc hội", ông Hải nói.
Nói thêm về thanh tra giá điện, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam khẳng định: "Đầu tuần tới (7/5), Thanh tra Chính phủ sẽ kiểm tra ngay việc này, tinh thần đảm bảo sao kết luận chính xác, khách quan, làm rõ đúng sai các nội dung điều chỉnh giá bán điện, phương pháp tính giá điện".
"Tinh thần sau khi có kết luận, đảm bảo sẽ công khai các kết luận thanh tra này", ông Lam khẳng định.
Nguyễn Tuyền
 
Kết quả thanh tra EVN chỉ rõ sự lừa lọc trắng trợn của ông chủ tịch Dương Quang Thành

Tăng giá điện và đổi mới thể chế

Nguyễn Quang Dy
Tăng giá điện và đổi mới thể chế tuy là 2 vấn đề khác nhau, nhưng gắn chặt với nhau như quan hệ nhân quả. Xét cho cùng, việc tăng giá điện (hay xăng) liên quan đến thể chế. Muốn chống tham nhũng phải kiểm soát quyền lực (bị các nhóm lợi ích thân hữu thao túng). Muốn kiểm soát quyền lực để phát triển bền vững, phải đổi mới thể chế (đã lỗi thời).
Gần đây, một số sự kiện trong và ngoài nước như dự luật về Ba Đặc khu, dự án đường Cao tốc Bắc-Nam, Trung Quốc cấm khai thác dầu khí và đánh cá tại Biển Đông (trong đường chín đoạn) càng làm cho dư luận bức xúc, đẩy tinh thần dân tộc tới điểm bùng phát (tipping point). Trong bối cảnh đó, quyết định tăng giá điện (hay xăng) quá đà vào lúc này có thể là “giọt nước làm tràn ly”, dẫn đến những hệ quả khó lường (unintended consequences).   
Việc điều chỉnh giá lên/xuống của mỗi ngành tuy là chuyện bình thường, nhưng tăng giá quá đà các loại nhu yếu phẩm vào đúng lúc này là bất bình thường, có thể gây ra phản ứng dây chuyền trong nền kinh tế (dễ bị tổn thương), dẫn đến khủng hoảng thể chế. Thật bất hạnh nếu những ai  điều hành quốc gia lúc này vô cảm, không thấy nguy cơ tiềm ẩn để tránh.  
Thứ nhất, dư luận rất bức xúc trước các biểu hiện lợi ích nhóm thân hữu và tham nhũng chính sách chưa được kiểm soát (tuy một loạt quan chức tham nhũng đã vào lò).
Thứ hai, dư luận rất nhạy cảm về năng lực quản trị/điều hành còn kém của “chính phủ kiến tạo và liêm chính” (qua các bê bối gây thua lỗ khủng của các “quả đấm thép”).
Thứ ba, tình hình quốc tế và chính trị trong nước hiện đang diễn biến khó lường, nên quyết định tăng giá điện quá đà và không đúng lúc có thể là “giọt nước làm tràn ly”.     
Bức tranh toàn cảnh về giá điện
Theo thống kê, giá điện của Việt Nam là $7,58 cent/kWh (2015), của Mỹ là $10,2 cent/kWh, của Trung quốc là $7,5-10,7 cent/kWh, của Pháp là $15,85cent/kWh, của Na Uy là $16,58cent/ kWh…Bộ Công thương và Điện lực hay dùng cách so sánh giá (tuyệt đối) làm cơ sở để tăng giá mà không tính đến điều kiện sản xuất (cụ thể) và giá thành (thực tế).
Theo các chuyên gia, đó là một cách tính “hồ đồ và phản khoa học”. Lẽ ra, họ phải dùng cách so sánh chi phí để tạo ra một đơn vị điện năng (của từng nước). Trên thực tế, giá thành điện của Việt Nam thấp hơn Mỹ khoảng 0,7 lần nhưng chi phí để làm ra 1 kWh điện của Việt Nam thấp hơn Mỹ hàng chục lần. Ví dụ, mức lương (trung bình) của kỹ sư điện Việt Nam là $800/tháng, trong khi mức lương (trung bình) của kỹ sư điện Mỹ là $7.000/tháng.
Nói cách khác, để sản xuất ra 1 kWh điện, các khoản chi phí của Việt Nam thấp hơn Mỹ nhiều lần, trong khi giá thành điện chỉ thấp hơn 0,7 lần. Vì vậy, giá điện của Việt Nam là siêu cao chứ không thấp như Bộ Công thương và Điện lực lý giải để đòi tăng giá. Họ chỉ lấy bảng giá điện của các nước để so sánh (tuyệt đối) mà không lấy chi phí (thực tế) của các nước và của Việt Nam làm cơ sở để so sánh, nên đây là “một cách làm hồ đồ và gian dối”.
Tập đoàn Điện lực (EVN) chỉ cần được chính phủ bật đèn xanh là vội vã tăng giá điện ngay để “bù giá vào dân”.  EVN được quyết tăng giá điện 2 lần/năm với mức từ 3%-5%, trong khi Bộ Công Thương được quyết tăng 5%-10%. Chính EVN đã gây ra thua lỗ khủng (30.000 tỷ VNĐ) khi đầu tư trái ngành vào bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm. Theo Delotte Việt Nam (kiểm toán cho EVN), tổng nợ của EVN là 487.000 tỷ VNĐ (khoảng 23 tỷ USD).
Thủy điện ở Việt Nam chiếm gần 35% tổng sản lượng điện, và giá thành của thủy điện ở Việt Nam chỉ bằng 15-20% giá thành của nhiệt điện. Gần đây, Việt Nam sử dụng khoảng 30- 35% nhiệt điện chạy bằng khí đốt từ nguồn khai thác tại chỗ, nên giảm giá thành điện. Về cơ sở vật chất của ngành điện lực (như đất đai, nhà xưởng, đường truyền tải điện) vẫn được nhà nước bao cấp nên EVN không mất tiền đầu tư. Vậy EVN đã làm gì để giá thành điện của Việt Nam cao gần bằng giá thành điện của Mỹ, mà vẫn tiếp tục đòi tăng giá điện?
Theo Karl Marx, một trong những cách “tiết kiệm thô thiển nhất” của Chủ nghĩa Tư bản là bóc lột nhân công. Nếu điều đó đúng với CNTB (hoang dã) thì còn đúng hơn với “kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Thực chất đó là mô hình để các nhóm lợi ích thân hữu (cronyism) thao túng vì họ được nhà nước bảo kê nên không kiểm soát được quyền lực. 
Trong khi ngành bưu chính viễn thông (VNPT) đã xóa bỏ độc quyền từ lâu, ngành điện và nước là hai con khủng long còn sót lại từ thời bao cấp, vẫn bám giữ độc quyền, làm đất nước trì trệ và người dân khổ sở. Không thể có chính phủ kiến tạo và liêm chính nếu vẫn kéo dài như vậy. Tuy điện, nước, xăng dầu là nhu yếu phẩm mà hàng ngày người dân phải dùng, nhưng không vì vậy mà bắt chẹt họ như những đàn cừu. Năm 2013, hàng vạn người Bulgaria đã xuống đường biểu tình phản đối tăng giá điện, làm Bulgaria lâm vào khủng hoảng chính trị. 
Nhiệt điện và ô nhiễm môi trường
Tập đoàn Điện lực (EVN) vận hành nhiều nhà máy nhiệt điện chạy bằng than (như Vĩnh Tân tại Bình Thuận). Nếu các dự án thủy điện có nguy cơ gây lũ lụt, thì các dự án nhiệt điện có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (nếu dùng công nghệ cũ và không tôn trọng các quy chuẩn bảo vệ môi trường). Theo các chuyên gia, nhiệt điện thải ra tro xỉ có nhiều độc tố, thậm chí có cả đồng vị phóng xạ. Những độc tố này rất mịn và thậm chí siêu mịn (nhỏ hơn 1/620 đường kính sợi tóc) có thể trực tiếp xuyên qua mao mạch đi vào mạch máu người và động vật.
Tiền xử lý tro xỉ mà các nhà máy nhiệt điện bắt buộc phải trả là 600.000 đồng/tấn. Tuy nhiên không một đơn vị nào được phép xử lý chất thải rắn (do Bộ Tài nguyên Môi trường cấp) lại thực sự xử lý tro xỉ theo quy định. Trước đây, họ thường chôn lấp tro xỉ một cách công khai và trái phép. Gần đây, họ dùng tro xỉ để san lấp công trình xây dựng và san lấp đường giao thông, hay “hoàn nguyên mỏ”.  Thực chất “hoàn nguyên mỏ” là một cách chơi chữ dối trá, vì đem tro xỉ đổ xuống các mỏ đất, mỏ đá đã khai thác không thể gọi là hoàn nguyên.
Một số đơn vị (rất hiếm) có năng lực xử lý được tro xỉ nhiệt điện ở mức an toàn theo chỉ tiêu xuất khẩu, đã bị EVN bắt chẹt bằng hợp đồng bán tro xỉ với “giá 0 đồng”. Nghĩa là người có khả năng xử lý chất thải bị “nẫng tay trên” 600.000 đồng/tấn, còn kẻ gây ô nhiễm thì vẫn nhởn nhơ đút túi khoản tiền xử lý tro xỉ ‘đúng quy trình” (mà không phải làm gì).
Không chỉ có Bộ Công thương (là chủ quản của ngành điện lực) mà các bộ khác cũng phải chịu trách nhiệm (liên đới). Bộ Tài nguyên-Môi trường phê duyệt đánh giá tác động môi trường (ĐTM) các dự án nhiệt điện, nhưng không công khai các ĐTM nhiệt điện để người dân giám sát. Trên thực tế, các điểm ô nhiễm môi trường do nhiệt điện gây ra thật khủng khiếp. Các dự án nhiệt điện Vĩnh Tân (tại Bình Thuận) chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.  
Bộ Xây dựng cho phép các doanh nghiệp đem tro xỉ nhiệt điện đi san lấp theo “tiêu chuẩn Việt Nam” về vật liệu xây dựng. Nhưng các chuyên gia về môi trường có thể chứng minh sự tồn tại của các độc tố và đồng vị phóng xạ trong tro xỉ từ nhiệt điện. Tiêu chuẩn mới của Việt Nam về việc sử dụng tro xỉ để san lấp hạ tầng vẫn còn thiếu nhiều chỉ số kiểm định.
Đây là một lỗ hổng của Bộ Khoa học-Công nghệ và Bộ Tài nguyên-Môi trường. Trong Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia (giai đoạn 2011 2020), EVN vẫn tiếp tục phát triển các dự án nhiệt điện (dù phải nhập nhiều than và gây ô nhiễm môi trường). Trong khi đó, EVN vẫn tìm cách gây khó dễ cho các dự án điện chạy bằng năng lượng gió và mặt trời. Có thể nói cách tiếp cận của EVN không phù hợp với tầm nhìn công nghệ 4.0 của chính phủ.
Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, tuy Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu EVN, nhưng người ta không thấy có bất cứ kế hoạch cải cách nào để xóa bỏ tình trạng độc quyền của EVN hiện nay. Dư luận cho rằng tiếp tục duy trì độc quyền là “nối giáo” cho ngành điện lực và xăng dầu để tiếp tục tăng giá phi mã, bất chấp phản ứng của dư luận.
Lý giải của Bộ Công thương và EVN  
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải lý giải sức khỏe tài chính của EVN hiện đang “rất nguy cấp”. Nếu không được tăng giá điện thì “EVN sẽ đứng trước nguy cơ phá sản vì các khoản nợ khủng”. Theo ông Hải, “nếu không tăng giá điện thì EVN rất khó vay vốn và việc thu hút đầu tư vào ngành điện sẽ vô cùng khó khăn”. Ông cho rằng “giá điện tăng mọi người đều được lợi”, tuy “những người dân thu nhập thấp nên dùng ít điện hơn”. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công thương, nói tại buổi tọa đàm với báo chí (21/3/2019), “giá điện Việt Nam thấp nhất thế giới”, cần tăng cho “bằng giá thị trường”. 
Nhưng theo các chuyên gia kinh tế, không thể so sánh giá điện của Việt Nam với giá điện của thế giới bằng cách quy giá VNĐ ra USD (theo tỷ giá hối đoái), vì ngay cả việc quy theo PPP để so sánh cũng không thể chính xác. Không có chuyên gia kinh tế nào lại làm cái việc so sánh một cách ngụy tạo thô thiển như vậy. Nói cách khác, nếu không kiểm soát được chi phí để tính giá thành điện, thì EVN biết lấy cái gì dể nói là giá cao hay giá thấp?
Không biết EVN đã mang bao nhiêu vốn của nhà nước đầu tư trái ngành bị thua lỗ, và có bao nhiêu khoản lỗ đã được tính vào giá thành điện? Có bao nhiêu đoàn cán bộ EVN đã ra nước ngoài tham quan giải trí, và bao nhiêu chi phí đó được tính vào giá điện? Có bao nhiêu trụ sở hoành tráng đã được EVN xây dựng để phục vụ cho ngành mình, rồi tính vào giá điện? Và trong tỷ lệ thất thoát điện có bao nhiêu phần trăm là do thiết bị lạc hậu?
Điện là sản phẩm độc quyền, do nhà nước áp đặt giá, nhưng nhà nước không kiểm soát được chi phí. Báo cáo tài chính cũng không được kiểm toán định kỳ như các công ty đại chúng, nên việc lời hay lỗ, lời ít hay lời nhiều, lỗ ít hay lỗ nhiều, chỉ có EVN biết. Các chuyên gia và nhà báo dựa vào đâu để nói rằng giá điện thấp nên không thu hút được vốn đầu tư?
EVN đã đầu tư trái ngành lên đến 121.000 tỷ VNĐ (vào các lĩnh vực nhiều rủi ro như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, và giáo dục) trong khi vốn điều lệ của EVN chỉ có 77.000 tỷ VNĐ. Số nợ khủng của EVN (tới 396.590 tỷ VNĐ) không phải ngẫu nhiên có, mà do tích lũy qua nhiều năm, từ hàng loạt sai phạm của tập đoàn này (chắc Thanh tra Chính phủ đã biết). Việc EVN đầu tư trái ngành hàng trăm ngàn tỷ VNĐ, vượt mức vốn điều lệ hơn 45.000 tỷ VNĐ, và thua lỗ đến 2.195 tỷ VNĐ, rõ ràng vi phạm quy định của Bộ Tài chính.  
Trên thực tế, EVN đã nhập khẩu điện từ Trung Quốc với giá cao gấp 2-3 lần giá mua trong nước (1.500 đến 1.600 VND cho mỗi KW), đồng thời ép giá mua điện của các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trong nước (chỉ từ 800 đến 900 đồng cho mỗi KW). Cách kinh doanh ngược đời này của EVN đã đẩy các nhà máy thủy điện trong nước vào cảnh “sống dở chết dở”, và người dân phải chịu đựng cảnh tăng giá điện để bù lỗ cho EVN nhập điện với giá cao.
Dư luận đã bức xúc đặt dấu hỏi về động cơ thực sự của EVN là gì? Phải chăng là do tiền “lại quả” mà phía Trung Quốc đã trả cho một số lãnh đạo EVN để ký những hợp đồng bất thường đó, khiến các vị này sẵn sàng bán đứng các doanh nghiệp trong nước và đẩy người dân vào cảnh cùng quẫn? Nếu đúng vậy thì đây là một nghịch lý không thể chấp nhận.  
Với đặc quyền kinh doanh “một mình một chợ” không bị cạnh tranh, EVN đã thao túng giá ở tất cả các khâu (như nguyên liệu, sản xuất và phân phối). Trong khi PVN (Tập đoàn Xăng dầu) phải giảm giá xăng, thì EVN vẫn giữ giá điện cao ngất ngưởng. Không những thế, EVN còn dọa sẽ tiếp tục tăng giá chứ không chịu giảm giá điện. Mục tiêu chính của việc leo thang tăng giá là để EVN bù vào số lỗ khủng mà họ đã bị mất trắng khi đầu tư trái ngành. 
Nhưng nhờ cách đi đêm trót lọt, thay vì tăng giá điện mỗi lần 7% và phải báo cáo chính phủ, gần đây EVN còn được trao quyền “tiền tăng hậu tấu” bằng cách xé lẻ giá điện ra thành 3% -5% để tăng làm nhiều lần. Việc EVN được trao quyền này đồng nghĩa với việc sắp tới họ sẽ tăng giá điện nhiều lần hơn so với trước (dù mỗi lần cách nhau ít nhất là 6 tháng).
Nhận xét của các chuyên gia và báo chí
EVN là một mô hình lãng phí công quỹ vì đầu tư sai (gây thua lỗ), quản trị/điều hành kém (gây thất thoát), sử dụng nhân sự thân hữu (là con cha cháu ông). EVN hội tụ đủ điều kiện cơ bản của một nhóm lợi ích thân hữu là doanh nghiệp nhà nước và kinh doanh độc quyền. Khi làm phương án tăng giá điện, EVN muốn đóng dấu “mật” để dư luận không biết được họ chi phí những gì. Tại sao EVN không dám công khai minh bạch cho người dân (là khách hàng) biết, mà phải giấu giếm bằng văn bản có dấu “mật” để lý giải giá điện Việt Nam “thấp”?
Theo PGS Ngô Trí Long, “Đối với 2 mặt hàng sát sườn với người dân là điện và xăng thì nên có sự công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát. Nếu đề xuất đóng dấu mật vào các tài liệu của hai ngành hàng này, sẽ gây ra sự bất bình trong nhân dân”. Theo quyết định số 34 (25/7/2017) về khung giá bán lẻ điện (giai đoạn 2016 – 2020), thủ tướng đã đóng dấu ‘MẬT’, trong đó duyệt mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 1.906,42 đồng/kWh.
Theo nhà báo Ngô Nguyệt Hữu, “EVN dọa thiếu điện, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gắt, ‘Để thiếu điện sẽ có đồng chí mất chức’. EVN chỉ chờ có vậy để thò ra văn bản xin tăng giá điện, nhưng văn bản xin tăng giá của EVN được công bố không có chi tiết tăng lũy kế. EVN đã đưa Chính phủ và nhân dân vào thế đã rồi. Đó chính là sự lừa đảo nhân dân.
Theo báo Lao Động, Bộ Công thương thông báo giá điện tăng 8,36%, nhưng sau khi cầm trên tay hoá đơn tiền điện, người dân mới ngỡ ngàng khi con số không chỉ 8,36% mà tới 50-70%. Theo VietNamNet, một nguyên nhân chính để EVN tăng giá là cách họ chia mức giá điện ra để dễ “móc túi” người dân. Đối với giá bán lẻ điện sinh hoạt, biểu giá điện vẫn chia thành 6 bậc, trong đó bậc thấp nhất là 0-50 kWh, bậc cao nhất là từ 401 kWh…
Theo báo Thanh Niên, giá điện chỉ bao gồm những chi phí vận hành và cung ứng điện. Nhưng có những khoản chi “trên trời” vẫn được đưa vào trong chi phí sản xuất kinh doanh điện. Đó là chi cho tuyên truyền tại các công ty điện lực, chi cho các đoàn của ngành điện lực đi tham quan nước ngoài. Các khoản lỗ (hàng chục ngàn tỉ đồng) do đầu tư trái ngành của EVN, đã bị Thanh tra Chính phủ phát hiện vẫn còn treo đó, nay được tính vào giá điện.
Theo báo Lao Động, EVN đã vay khoảng 374,825 ngàn tỷ VNĐ (dài hạn) và 22 ngàn tỷ VNĐ (ngắn hạn). Ngay cả với nguồn lực tài chính khủng của mình (như thông báo), nhưng EVN vẫn có kết quả thu thuần bị âm ngày càng lớn từ hoạt động tài chính. Dư luận đặt câu hỏi trước tình hình giá điện ngày càng tăng, nhưng chất lượng dịch vụ không tương xứng, liệu đã đến lúc phải xóa bỏ độc quyền của EVN (như VNPT hay Vietnam Airlines).  
Trong một nền kinh tế thị trường (thực sự) doanh nghiệp nào tùy tiện tăng giá là tự sát. Tuy “kinh tế thị trường định hướng XHCN” là một ngoại lệ (không giống ai), nhưng “định hướng XHCN” không có nghĩa là các doanh nghiệp nhà nước được tùy tiện tăng giá để phục vụ lợi ích nhóm. Làm như vậy chứng tỏ họ đang “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”. 
Đến nay, ngành điện lực vẫn chưa có cạnh tranh, vì Việt Nam vẫn theo mô hình “kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Tuy Việt Nam mang tiếng là “kinh tế thị trường” (và đòi thế giới công nhận), nhưng nhà nước vẫn kiểm soát và thao túng giá cả các mặt hàng chính yếu (như điện nước và xăng dầu). EVN vẫn giữ cái đuôi XHCN, nên không có đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, muốn chống tham nhũng, phải kiểm soát quyền lực và đổi mới thể chế.
EVN điển hình cho “ngạo mạn quốc doanh”, vì họ coi thường người dân (là khách hàng). Cách thức kinh doanh của EVN không khác gì cách phục vụ của những cửa hàng quốc doanh thời bao cấp, quen thói “xin-cho”.  Tại sao EVN lại muốn đóng dấu “mật” vào phương án tăng giá điện? Người dân bức xúc phản ứng không chỉ vì hóa đơn tiền điện tăng vọt, mà vì thái độ ngạo mạn của EVN (là “đầy tớ”) đã coi thường và qua mặt dân (là “thượng đế”). 
Thay lời kết
Không chỉ có EVN mà còn nhiều “quả đấm thép” khác như PVN (tập đoàn dầu khí), TKV (tập đoàn than-khoáng sản), cũng đều bê bối và lỗ khủng. Không hiểu chính phủ kiến tạo và liêm chính có xem xét và giám sát việc xử lý tập thể hay cá nhân nào đã gây ra thất thoát hàng ngàn tỷ VNĐ hay không. Nhưng đến nay, hầu hết những người trực tiếp điều hành các “quả đấm thép” gây ra lỗ khủng (như EVN) vẫn lên chức, hay hạ cánh an toàn.
Ông Đào Văn Hưng, cựu CEO/Chairman, EVN (1995-2000/2006-2012) là tác giả của mệnh đề “lỗ lũy kế” của ngành Điện lực. Dưới quyền ông, EVN thua lỗ nặng nề vì đầu tư trái ngành, xây nhiều biệt thự, chung cư, bể bơi, sân tennis, làm EVN phải trả lãi $1,5 triệu/ngày cho khoản vay 475.357 tỷ VNĐ. Nhưng ông Hưng đã được điều về Bộ Công thương (để hạ cánh an toàn), trong khi EVN vẫn áp dụng “lỗ luỹ kế” để tính vào giá điện cho người tiêu dùng.  
Để kỷ niệm “Ngày Quốc tế Hạnh phúc” (20/3/2019) tại Việt Nam, EVN và Bộ Công thương đã quyết định tăng giá điện thêm 8,36% (như “đánh úp” người dân). Trong khi thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đạo đức giả: “giá điện tăng làm mọi người đều có lợi”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Thành đã nói thẳng việc tổ chức tăng giá điện kiểu này là vô nguyên tắc, vô trách nhiệm, gây ra lộn xộn, “làm chúng ta mắc kẹt, như là con tin của EVN”.

Dư luận cho rằng đợt tăng giá điện lần này đã làm bộc lộ EVN-BCT là một nhóm lợi ích, “bên trình bên duyệt phối hợp nhịp nhàng, cùng bắt tay nhau làm xảo thuật để nâng giá điện”, thậm chí định qua mặt cả quyết định của Thủ tướng. Liệu Thanh tra Chính phủ có làm rõ đúng, sai việc tăng giá điện hay không vẫn còn để ngỏ, phụ thuộc vào việc họ có thực sự lắng nghe dự luận, để làm minh bạch những góc khuất trong vụ việc này hay không.
Việc EVN tăng giá điện không chỉ gây ra phản ứng dây chuyền ở các lĩnh vực khác của nền kinh tế, mà còn có thể dẫn đến khủng hoảng về thể chế. Người dân và doanh nghiệp không chỉ phản ứng về giá điện cao hay thấp, mà còn bức xúc trước việc EVN được Bộ Công thương bảo kê, vẫn tiếp tục tăng giá điện một cách thiếu minh bạch (như lừa gạt họ) bất chấp hệ quả khó lường như “giọt nước làm tràn ly”. Đã đến lúc phải xóa bỏ độc quyền của EVN (cũng như VNPT) thì mới hy vọng khắc phục được nguyên nhân cũng như hệ quả khó lường. 
NQD. 8/5/2019 
 Tác giả gửi cho viet-studies ngày 8-5-19

Giá điện tăng và “Lời vàng ý ngọc” của Phó TT Vương Đình Huệ





 BTV Tiếng Dân

23-5-2019

PTT Vương Đình Huệ. Ảnh: Báo Đà Nẵng
Báo Thanh Niên dẫn lời Phó thủ tướng: Có Chính phủ nào dự báo được hoa sữa sẽ nở trong tháng 5? Giải đáp thắc mắc việc tăng giá điện vào mùa hè khiến hóa đơn điện tăng mạnh, PTT Vương Đình Huệ cho rằng, có những biến động ngoài dự kiến mà không Chính phủ nào dự báo được, như chuyện hoa sữa nở trong tháng 5.
Ông Huệ nói: “Lạ thế. Hoa sữa lại nở vào tháng 5. Cái này dự báo không được. Chả có Chính phủ nào dự báo được hoa sữa sẽ nở vào tháng 5. Cái này phải thông cảm cho Chính phủ”.
Nhà báo Nguyễn Đức cho rằng, Phó Thủ tướng Huệ đánh tráo khái niệm. Ông Đức viết: “Anh từng là Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng kiểm toán nhà nước. Anh lại là ĐBQH- theo hiến pháp, anh đại diện cử tri cả nước. Anh thừa biết chỉ cần tăng nhẹ mấy trăm đồng/lít xăng hay nâng ‘nhẹ’ mấy trăm đồng giá điện là mọi thứ giá cả khác tăng vù vù theo.
Nắng mưa là chuyện của tự nhiên, con người bất khả can thiệp. Nhưng Anh thân là GSTS kinh tế, anh lấy hoa sữa nở trong tháng 5 (vốn do thời tiết) để đánh đồng với việc dân phản ứng giá điện tăng (do chính các anh liên bộ Công-Tài trình thủ tướng tăng giá) là so sánh rất khôi hài, ngụy biện“.
Nhân chuyện PTT Vương Đình Huệ so sánh giá điện tăng với hoa sữa nở tháng 5, nhà báo Nguyễn Tiến Tường làm mấy câu thơ: “Ai ngờ hoa nở tháng 5/ Nên nhà điện bắc bậc thang đón đầu/ Ai ngờ dân Việt u sầu/ Cho nên lãnh đạo bắc cầu vào thơ/ Thị trường diễn biến bất ngờ/ Cho nên phải có tí thơ tâm tình:/ Điện tăng là việc bất thình/ lình bà nội trợ thấu tình giúp cho...”
Ông Vương Đình Huệ còn bênh vực EVN: “Tổng thể lại, EVN chỉ tăng 8,36% giá điện”, theo VOV.  Ông Huệ phân tích, lợi nhuận của EVN chỉ là 3%, tương ứng với 20.000 tỉ đồng, “trong lúc khó khăn, EVN phải thắt lưng buộc bụng. Do đó tổng thể lại chỉ tăng 8,36% giá điện”.
Vấn đề điện tăng giá đến mức nào thì người dân đã phản ánh trên cả báo “lề đảng” và mạng xã hội, họ kể rất nhiều trường hợp hóa đơn điện tăng gấp rưỡi hoặc thậm chí 4,5 lần. Nay ông Huệ nói thế này thì không những không ngụy biện được cho EVN, mà còn công khai tuyên bố Chính phủ VN đứng về phía EVN để “móc túi” dân.
Báo Thanh Tra trích lời Phó Thủ tướng: Nói giá điện “gánh” lỗ đầu tư ngoài ngành của EVN là không chính xác. Vụ điện tăng giá đã bị nhiều người dân phanh phui là gánh lỗ đầu tư ngoài ngành của EVN, thì ông Huệ cũng ngụy biện: “Nói giá thành điện gánh lỗ đầu tư ngoài ngành của EVN là thông tin không chính xác. Hiện EVN đã thoái hết vốn đầu tư ngoài ngành, chỉ còn lại vốn tương đương 7,5% tại Công ty Tài chính điện lực, đang làm ăn có lãi”.
***
Báo Đấu Thầu viết: Khoản đầu tư ngoài ngành của EVN đang “bốc hơi” hàng chục tỉ đồng. Theo bài báo, nếu tính theo thị giá hiện tại của EVF (mã cổ phiếu của Công ty cổ phần Tài chính Điện lực – EVN Finance) EVN đang bị “bốc hơi” hàng chục tỉ đồng đối với khoản đầu tư còn lại tại doanh nghiệp này. Còn EVN thì tuyên bố đã thực hiện thoái toàn bộ vốn đầu tư ngoài ngành sản xuất kinh doanh điện với tổng giá trị là 2.214 tỉ đồng.
“Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” là hiện tượng đã không còn xa lạ trong bức tranh kinh tế – chính trị đang suy thoái của thể chế CSVN. Chính phủ, Bộ Công thương đứng về phía EVN để “móc túi” dân và tìm đủ cách đổi trắng thay đen, nhưng vẫn có một số tờ báo phanh phui sai phạm của ngành điện độc quyền ở VN, vì không ít người trong nội bộ đảng CSVN cũng không chấp nhận các thủ đoạn “tận thu” người dân nữa.
Sáng 22/5, Chủ tịch EVN giải trình việc tăng giá điện tại diễn đàn Quốc hội, trang An Ninh Thủ Đô đưa tin. Phát biểu về vấn đề điện tăng giá 8,36% trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại QHVN vào sáng 22/5, ông Dương Quang Thành, Chủ tịch EVN giải thích: “Toàn bộ điều chỉnh giá điện lên 8,36% chỉ đủ bù đắp cho sự thiếu hụt 20.000 tỷ đồng tăng thêm do chi phí đầu vào tăng”, quá trình công khai tăng giá điện đã được Chính phủ, Bộ Công thương thực hiện theo đúng quy định.
Báo Đất Việt có bài: ĐBQH tranh luận với Chủ tịch EVN về giá điện. Theo đó, có ĐBQH không đồng tình với các lý do tăng giá điện, có người hỏi thẳng liệu có thật sự vì “trời nóng” mà hóa đơn tiền điện của hàng vạn người có thể tăng lên bất thường như vậy, đồng thời chỉ ra, Chủ tịch EVN báo cáo, có 11 trường hợp kiến nghị về giá điện, nhưng trong báo cáo của Chính phủ có 14.541 kiến nghị của khách hàng.
Báo Sài Gòn Giải Phóng dẫn lời ĐBQH Mai Sĩ Diến: “Ngành điện đã thò túi của người này để bỏ vào túi người kia”. Ông Diến phân tích: “Quan điểm của ngành điện trong sử dụng giá bậc 3, 4, 5 để điều tiết, hỗ trợ cho bậc 1, 2, tức là ngành điện đã thò túi của người này để bỏ vào túi người kia, mà không được người bị lấy cắp trong túi đồng tình”. Còn ĐBQH Lê Thu Hà chỉ ra: “Thực chất mức tăng mới là 10%, 12,7%, 14,2%, 15%, khác với 8,33 – 8,4% trong đề xuất trình Chính phủ phê duyệt”.
______
Mời đọc thêm: Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc giá điện đột ngột tăng cao (MTG). – Màn đối đáp gay gắt của Chủ tịch tập đoàn EVN với ĐBQH về tăng giá điện (NĐT). – Tăng giá điện khiến dân bức xúc, ĐBQH đề nghị Kiểm toán vào cuộc (DV). – Đại biểu Quốc hội: Đề xuất kiểm toán toàn bộ báo cáo tài chính của EVN (DS). – Phó Thủ tướng: “Sẽ đề nghị Kiểm toán Nhà nước kiểm toán toàn bộ báo cáo tài chính của EVN” (TQ). – Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN lý giải về nguyên nhân tăng giá điện (HNM).
Bình Luận từ Facebook
Văn Hà
Có chính phủ nào dự báo được hoa sữa sẽ nở trong tháng 5?.
Ừ nhỉ, phó thủ tướng nói đúng quá. Có chính phủ nào dự báo được những Tập đoàn kinh tế, những quả đấm thép lại đi đấm vào...mặt nhân dân.
LikeReply42dEdited
Đại Định
Thực sự tôi không hiểu và không ngờ ông lại biện hộ như thế. Một thứ do thiên nhiên định, một thứ do con người chọn. Như thế là tôi và ông không cùng hệ quy chiếu nên không bàn được. Tôi được biết, ông này cũng từng nghiên cứu ở Slovania, sống ở ký túc xá Horky Pak, thủ đô Bratislava, nơi tôi cũng từng học và sông, nhưng sau tôi cả chục năm. Khi ông là Trưởng Ban Kinh tế, tạm ngồi ở trụ sở Văn phòng Trung ương, tôi có cuộc nói chuyện với ông. Tôi có chia sẻ đôi điều và nói về việc tôi viết vài cuốn sách liên quan đến những sự kiện kinh tế đã qua. Ông ngỏ ý khi viết xong cho ông đọc. Qua việc ông nói thế này, tôi càng thấy sự khác biệt về hệ quy chiếu của ông với tôi mà cũng khác với giới trí thức, nên không thể chia sẻ được. Tôi thất vọng.
LikeReply22d
ĐIỆN TĂNG GIÁ, DÂN LẠI THÊM KHỔ!
Điện là nguyên liệu đầu vào của cả nền kinh tế. Vì vậy, khi điện tăng giá, sẽ tác động trực tiếp đến sản xuất, và gia tăng chi phí sinh hoạt của người dân.
Báo VnExpress hôm 20/03/2019, cho biết Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tăng giá điện 8,36%. Theo đó, giá điện bán lẻ sẽ tăng từ 1.720 đồng lên khoảng 1.864,44 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT).
Đồng thời, giá bán lẻ điện sinh hoạt vẫn chia theo 6 bậc thang, thấp nhất 1.678 đồng một kWh và cao nhất 2.927 đồng/ kWh.
Cũng giống như những lần trước, "giá điện Việt Nam đang thấp hơn nhiều nước", luôn là lý do để EVN tăng giá bán điện.
Tuy nhiên, nhiều nghi vấn về sự khuất tất xung quanh việc điều hành, quản lý giá bán điện của dư luận thì EVN luôn phớt lờ. Cụ thể:
- EVN luôn rêu rao giá điện Việt Nam rẻ, nhưng không bao giờ tiết lộ là Lào - một nước ngay sát biên giới Việt Nam, có giá điện rẻ hơn nhiều. Trung bình, giá điện tại Lào thường rẻ hơn Việt Nam khoảng 20%.
- Giá điện tại Việt Nam rẻ hơn một số nước, nhưng chi phí sản xuất điện của Việt Nam cũng rẻ hơn nhiều. Do việc nguồn tài nguyên than đá, tiềm năng thủy điện lớn...
- Tốc độ tăng trưởng giá bán điện tại Việt Nam đang cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nghĩa là người dân đang ngày càng bỏ nhiều tiền hơn cho điện, trong khi kiếm tiền được ít đi.
- EVN quy định giá bán điện 1.864,44 đồng một kWh. Nhưng rất nhiều nhà máy thủy điện chỉ bán điện cho EVN với giá vài trăm đồng/kWh.
Theo Tập đoàn Hưng Hải, vào mùa thấp điểm là mùa mưa, giá bình quân thủy điện bán cho EVN luôn rẻ như bèo chỉ được khoảng 500 - 550 đồng/kWh. Trước đây, Bộ Công Thương quy định các nhà máy thủy điện nhỏ được bán cho EVN với giá 916 - 954,52 đồng/kWh. Nhưng đó chỉ là lý thuyết, chưa có một nhà máy thủy điện nhỏ nào bán cho EVN được giá này.
- EVN mua điện từ các nhà máy thủy điện nhỏ với giá rẻ mạt. Nhưng EVN mua của Trung Quốc với giá bình quân tới 1.300 đồng/kWh. Nói cách khác, EVN đang o ép các nhà máy thủy điện trong nước, và ưu tiên mua điện của Trung Quốc.
- EVN luôn luôn than lỗ, dù tăng giá điện cao đến đâu cũng kêu ca thua lỗ. Nhưng luôn giữ thế độc quyền, không bao giờ chịu để tư nhân tham gia quản lý, phân phối điện.
- EVN chưa bao giờ giải trình cơ sở của giá bán điện. Thực tế là chi phí giá than chỉ chiếm 20% trong sản xuất điện và nước cho thuỷ điện hiện nay cũng không thiếu. Vậy dựa vào cơ sở để EVN tăng giá điện?
Nhiều năm qua, EVN lỗ lớn vì đầu tư ngoài ngành như đầu tư chứng khoán, bất động sản, ... Để bù vào những thất thu đó, EVN giá thành bán điện cho người dân. Thậm chí, EVN còn tính cả chi phí xây biệt thự, sân tennis ... của tập đoàn này.
Tóm lại, có thể thấy cơ chế vận hành của EVN có quá nhiều vấn đề cần phải được minh bạch, giải trình. Vì vậy, sẽ không hợp lý nếu cứ lấy lý do "giá điện thấp hơn các nước khác" để tăng giá bán điện cho người dân.
Việc tăng giá điện có thể ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống người dân. Giá điện tăng kéo theo giá thành phẩm tăng, đặc biệt gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
[ S ] - FB Việt Tân.
Hình minh họa: Thứ trưởng Bộ công thương Đỗ Thắng Hải phát biểu về một lần tăng giá điện hồi năm 2017.
#tănggiáđiện, #EVN, #TậpdoànđiệnlựcViệtNam,
.

Chủ tịch EVN: “Đại biểu Hà tính toán sai về tăng giá điện“

17:01 22/05/2019

BizLIVE - Liên quan đến phát biểu “giá điện không tăng 8,36% như EVN thông báo” của đại biểu Lê Thu Hà (Lào Cai), chiều 22/5, Chủ tịch EVN Dương Quang Thành cho biết đại biểu Hà đã tính toán sai.

Chủ tịch EVN: “Đại biểu Hà tính toán sai về tăng giá điện“
Ông Dương Quang Thành, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
Trao đổi với phóng viên bên lề Quốc hội ngày 22/5, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Dương Quang Thành đã phản hồi ý kiến của đại biểu Lê Thu Hà.

Ông Thành cho biết, ông đã đọc được thông tin về tính toán của bà Hà, thậm chí một số đại biểu cũng gửi thông tin trên cho ông đề nghị làm rõ. Tuy nhiên, ông Dương Quang Thành khẳng định bà Hà đã tính toán sai và mức độ phần trăm mà EVN đưa ra hoàn toàn chính xác. Thực tế, giá điện tăng đã được Chính phủ thông qua không phải tính toán của riêng EVN.
"So sánh trước khi tăng giá và sau khi tăng giá với từng bậc thang một đưa ra chính xác, đồng thời, đều tăng từ 8,3 - 8,4%, không tăng mười mấy phần trăm như đại biểu nói", ông Thành nói.
Về một khái niệm được nhiều người thắc mắc là “giá điện cơ sở” 1.549 đồng mà đại biểu Hà đưa ra, Chủ tịch EVN cho biết không có con số này mà chỉ có giá bán điện bình quân hàng năm mà Chính phủ quy định.
"Khi so sánh các bậc, lấy cơ sở bậc 1, và từ bậc 2, 3, 4, 5, 6 tăng theo tỷ lệ. Còn khi so sánh các bậc với nhau phải so cùng một bậc trước và sau tăng giá. Tôi đơn cử, trong số liệu đại biểu đưa ra bậc 6 là “2.927 đồng cho 1 kWh, tăng đến 189% so với giá cơ sở (1.549 đồng), và tăng đến 15% so với bậc 6 (174%) trước khi chưa tăng giá - không phải là 8,37% như EVN đệ trình để Chính phủ thông qua cho bậc 6” là không đúng", ông Thành nói thêm.
Đối với câu hỏi, thông tin đại biểu đưa ra không chính xác, vậy EVN và cá nhân ông có gặp đại biểu để trao đổi rõ hay không, ông Thành cho biết, EVN đã yêu cầu điện lực các địa phương giải thích rõ cho các đại biểu Quốc hội trước khi các đoàn đi họp.
"Tôi sẽ kiểm tra lại thông tin này nếu điện lực chưa thông tin rõ cho các đoàn đại biểu Quốc hội, tôi sẽ yêu cầu làm rõ hơn và có bảng tính toán cụ thể để đại biểu hiểu hơn so sánh biểu giá điện trước và sau tăng giá", ông Thành trả lời.
Về ý kiến của đại biểu Quốc hội đưa ra là nên gộp bậc thang tính điện vào, ông Thành cho hay, đã trả lời và phải nghiên cứu từ cơ sở thực tế, tính toán.
"Tôi đang yêu cầu tập hợp lại các số lượng, tỷ lệ khách hàng cũng như giá trị chi phí khách hàng trả từng bậc thang để cân đối cụ thể. Chiều mai Cục điều tiết điện lực sẽ họp cùng EVN vấn đề này", Chủ tịch EVN cho biết thêm.
Chủ tịch EVN khẳng định, đang làm đúng theo lộ trình của Thủ tướng Chính phủ về tăng giá điện.
Về ý kiến một số đại biểu đề nghị Kiểm toán Nhà nước vào kiểm toán EVN, ông Dương Quang Thành cho biết năm 2017 Kiểm toán Nhà nước giá thành sản xuất và giá bán điện của EVN giai đoạn 2014 - 2016, đã có kết luận và EVN đã làm đúng theo các quy định.
Riêng việc Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Kiểm toán Nhà nước vào kiểm toán báo cáo tài chính của EVN cũng như việc điều hành giá điện, ông Thành cho biết EVN hoan nghênh. “Kiểm toán vào cũng là một việc tốt để người dân tin hơn vào tính minh bạch của giá điện”, Chủ tịch EVN nói.
NGUYỄN THẢO

Tăng giá điện 8,36%, tác động thế nào đến đời sống, sản xuất?

07:02 | 14/03/2019

Nhiều người dân lo ngại, không chỉ giá điện mà cả giá xăng tăng sẽ tạo cộng hưởng khiến giá hàng hóa “té nước theo mưa”.
Tăng giá điện 8,36%, tác động thế nào đến đời sống, sản xuất? - Ảnh 1.
Các chuyên gia cho rằng, nên có đơn vị độc lập đánh giá, xem xét khả năng bù đắp chi phí và lỗ lãi của ngành điện

Chưa đánh giá tác động đến đời sống người dân

Nếu tăng thêm 8,36%, giá bán lẻ điện sẽ tăng thêm 143,79 đồng/kWh lên 1.864,44 đồng/kWh. Nhiều người dân lo ngại, không chỉ giá điện mà cả giá xăng tăng sẽ tạo cộng hưởng khiến giá hàng hóa "té nước theo mưa".
Chị Nguyễn Thanh Hoa (trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, tháng 2 (tính từ 15/2-7/3) gia đình chị (4 người) tiêu thụ hết 322 số điện, phải thanh toán 756.094 đồng. Đây là tháng gia đình chị dùng rất tiết kiệm khi chỉ sử dụng các thiết bị cơ bản như tivi, nồi cơm điện, đèn chiếu sáng, bình nóng lạnh… Nếu giá điện tăng từ cuối tháng 3 thêm 8,36% theo đề xuất của Bộ Công thương, mỗi tháng gia đình sẽ chi trả thêm ít nhất 60 nghìn đồng nữa. Và khi vào hè, phải dùng điều hoà thường xuyên, số tiền điện tăng thêm theo cách tính mới có thể lên 100-150 nghìn đồng/ tháng.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) cho biết, khi đề xuất phương án tăng giá điện, Bộ Công thương đã phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá tác động của các phương án điều chỉnh đến CPI, GDP và PPI (chỉ số giá sản xuất). Cụ thể, các phương án điều chỉnh giá điện làm tăng CPI từ 0,26% - 0,31%, tăng PPI từ 0,15% - 0,19% và làm giảm GDP từ 0,22% - 0,25%. Tuy nhiên, Bộ Công thương vẫn chưa đưa ra đánh giá tác động đối với các hộ tiêu dùng điện lớn và đời sống người dân. Trước đó, đợt điều chỉnh giá điện gần nhất ngày 30/11/2017 (giá điện tăng 6,08%) tác động tới nhóm khách hàng kinh doanh dịch vụ 5-7%, khách hàng sản xuất 1,6-6% hay với nhóm khách hộ gia đình sinh hoạt tăng 3.200 - 34.800 đồng/tháng tùy lượng điện tiêu thụ.
Có một điểm đáng lưu ý, đợt điều chỉnh giá điện lần này với tỷ lệ cao hơn, cùng với giá xăng dầu vừa được điều chỉnh khá mạnh nên chắc chắn mức độ tác động sẽ lớn hơn so với hồi cuối năm 2017. Chính vì thế, anh Lương Xuân Trịnh (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) lo ngại, tiền điện tăng, giá xăng tăng sẽ khiến giá hàng hóa khác tăng theo. "Nên nếu tính tác động tới đời sống thì phải tính cả trực tiếp, gián tiếp và Nhà nước phải có chính sách kìm giá hàng hóa", anh Trịnh đề xuất.
Về nguyên lý thị trường, nếu càng tiêu dùng nhiều thì giá sẽ giảm. Nhưng điều này chỉ nên áp dụng đối với những nhóm hàng khuyến khích tiêu dùng. Còn với những mặt hàng không khuyến khích tiêu thụ nhưng gây tác động nhiều tới môi trường thì lại phải có chính sách hạn chế. Ở nước ta, sản xuất điện chủ yếu vẫn dựa vào thủy điện và nhiệt điện. Tuy nhiên, điện là ngành đầu vào của cả nền kinh tế. Do đó, một số chuyên gia cho rằng, không khuyến khích hoặc phải tính với mức giá cao hơn đối với những hộ tiêu dùng điện nhiều như luyện thép hay xi măng bởi bản thân những ngành này đã tác động tiêu cực trực tiếp đến môi trường, khi sử dụng quá nhiều điện lại thêm một tầng tác động gián tiếp nữa tới môi trường.

Giá điện chỉ tăng, không giảm?

Mỗi năm, sau mỗi lần báo cáo kinh doanh của EVN được kiểm toán, người dân lại lo lắng về việc tăng giá điện. Bởi việc công bố kết quả kinh doanh (điện) lỗ được dư luận cho là một bước "dọn đường" để EVN đề xuất tăng giá điện.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, chi phí đầu vào sản xuất tăng lên thì đương nhiên giá bán cũng phải tăng theo bởi không có ngân sách nào mang ra bù lỗ cho việc này. Thêm nữa, muốn kêu gọi đầu tư vào ngành điện thì phải nâng giá bán lẻ mới hấp dẫn các nguồn vốn.
Trước khi thông tin tăng giá điện được đưa ra, Bộ Công thương đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh của EVN đã được kiểm toán, kiểm tra liên ngành xem xét. Tuy nhiên, chuyên gia Ngô Trí Long vẫn cho rằng, cần có đơn vị độc lập đánh giá, xem xét tới cả khả năng bù đắp chi phí và lỗ lãi.
Cuối năm 2017, lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực cho biết, cho tới năm 2020 sẽ còn phải tăng giá điện bởi ngành kinh doanh chính luôn lỗ cũng như "quả bom" chênh lệch tỷ giá "treo" lơ lửng hàng năm. Khoản chênh lệch tỷ giá xuất phát do hầu hết nhà máy điện được xây dựng bằng vốn vay ngoại tệ. Ngoại tệ trong mấy năm qua đều theo chiều tăng giá nên hàng năm khoản vay này đều đặn tạo ra một khoản phải hạch toán là chênh lệch tỷ giá. Năm nào tỷ giá tăng cao, đồng nghĩa với việc khoản chênh lệch này sẽ tăng theo. Và tỷ giá những năm này chắc chắn sẽ không giảm bởi lộ trình tăng lãi suất của đồng USD. Chính vì vậy, đơn cử như năm 2016, khoản chênh lệch tỷ giá lên tới 9.000 tỷ đồng. Khi đưa ra phương án tăng giá điện cuối năm 2017, Bộ Công thương cũng đã "đánh tiếng" khoản chênh lệch này sẽ dần được phân bổ vào giá thành các năm cho tới năm 2020. Riêng năm 2018 không tăng giá điện nên việc phân bổ các khoản chênh lệch tỷ giá của 2016 còn lại, cộng với khoản chênh lệch của năm 2017 (mới được công bố), năm 2018 (chưa có báo cáo tài chính kiểm toán) sẽ vẫn còn "treo" lơ lửng để chờ phân bổ.
Ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam:
Tính toán mức tăng để thị trường có thể chấp nhận được
Ông Hồ Nghĩa Dũng
Tăng giá điện là hoạt động cần thiết nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia khi giá điện trong nước đang thấp hơn so với khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất lâu nay sử dụng nhiều điện cũng phải chia sẻ chứ không thể cứ kiếm lời mãi trên nền giá năng lượng rẻ. Tuy nhiên, trong bối cảnh xu hướng các nguyên liệu đầu vào ngành thép đều có dấu hiệu tăng giá giờ lại thêm giá điện tăng chắc chắn các doanh nghiệp nội địa sẽ phải đương đầu với tình cảnh khó khăn, thắt lưng buộc bụng, tiết kiệm chi phí tối đa mới có thể thích nghi và sống được. Đáng nói, giá thép nhập khẩu từ các nước, đặc biệt thép Trung Quốc vào nước ta đang hết sức cạnh tranh, nhiều loại còn rẻ hơn thép sản xuất trong nước. Do đó, tăng giá điện ảnh hưởng tới giá thành thép buộc các nhà sản xuất phải tăng giá bán. Song cũng phải tính toán thận trọng mức tăng sao cho thị trường có thể chấp nhận được.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long:
Phải có cơ quan độc lập đánh giá chi phí ngành điện
Ông Ngô Trí Long
Điện là lĩnh vực độc quyền. Nếu đã độc quyền thì Nhà nước kiểm soát, quản lý bằng cách định giá. Trong bối cảnh hiện nay, yếu tố đầu vào của ngành điện cơ bản đã tăng và đáng lý giá điện tăng cuối 2018 nhưng do kiểm soát lạm phát nên đã hoãn lại. Nay với lý lẽ giá thành sản xuất cao hơn giá bán, nếu không điều chỉnh thì chắc chắn ảnh hưởng tới hoạt động của ngành điện. Mà ngành điện cung cấp năng lượng đầu vào quan trọng của kinh tế nên khi xem xét tăng thì phải hết sức thận trọng, khách quan, phải có cơ quan độc lập kiểm tra, đánh giá chi phí, giá thành bao nhiêu để trên cơ sở đó xem yếu tố bù đắp chi phí hợp lý, lỗ lãi như thế nào.
Còn với câu chuyện mở cửa thị trường, tạo thị trường cạnh tranh thì hiện có ba khâu: Phát điện, truyền tải và phân phối. Trong ba khâu đó, Nhà nước đã từng bước thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh. Nhưng vấn đề bất cập ở đây là bên bán có nhiều đơn vị nhưng bên mua chỉ có một mình EVN. Khi chỉ có một người mua thì sẽ tạo độc quyền nhóm, gây bất lợi cho người bán và không khuyến khích sản xuất. Nên cần phải tạo điều kiện để có nhiều đơn vị tham gia mua điện. Thứ hai là truyền tải điện, không có nước nào đưa cạnh tranh được mà phải độc quyền và cũng không tư nhân nào đủ năng lực thực hiện khâu truyền tải. Còn khâu phân phối, hiện ngành điện cũng đang tiến hành thực hiện thị trường bán buôn cạnh tranh và chính thức vận hành từ năm 2019.
Trong ba khâu đó, hai khâu đang tiến tới thị trường cạnh tranh theo cách tương đối đầy đủ và tiến tới thực hiện cả thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, khi đó mới đảm bảo lợi ích người tiêu dùng, nhà sản xuất mới cố gắng nâng cao năng lực, nâng cao chất lượng.
Ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng:
Thị trường cùng điều chỉnh
Ông Nguyễn Quang Cung
Thực chất các DN trong ngành xi măng cũng đã có sự chuẩn bị từ trước khi biết giá điện trong năm nay chắc chắn sẽ tăng lên. Theo tính toán, giá điện tăng với mức 8,3% thì giá thành sản xuất 1 tấn xi măng sẽ tăng khoảng 14-15 nghìn đồng/tấn. Giá thành tăng thì chắc chắn các DN xi măng sẽ đồng loạt tăng giá bán. Một khi thị trường cùng điều chỉnh thì hoạt động sản xuất tại các DN cũng không đáng lo ngại.
Hoàng Ngân - Cao Sơn (Ghi)
Cao Sơn
Báo Giao thông

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét