Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 257/n
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Truyện tình báo Điệp viên giữa sa mạc lửa - P19
Truyện tình báo Điệp viên giữa sa mạc lửa - P20
Hoa Kỳ lo ngại đe dọa tình báo của Trung Quốc
28 tháng 4 2019
Bản quyền hình ảnhPolice handoutImage caption
Kevin Mallory
"Không có quốc gia
nào thể hiện đe dọa tình báo lớn hơn, nghiêm trọng hơn Trung Quốc,"
giám đốc FBI Chris Wray phát biểu hôm 26/4 tại Hội đồng Đối ngoại ở
Washington, DC.
"Nói thẳng, Trung Quốc có vẻ quyết tâm ăn cắp để đi lên bậc thang kinh tế gây hại cho chúng ta."
Thời gian gần đây Mỹ phát hiện nhiều vụ Trung Quốc mua chuộc nhân viên tình báo Mỹ để thu thập thông tin.
Năm
2015, xảy ra vụ ăn cắp 20 triệu hồ sơ nhân viên chính phủ Mỹ, bao gồm
thông tin nhân thân về họ. Mỹ nghi ngờ tin tặc Trung Quốc thực hiện,
trong khi Bắc Kinh phủ nhận.
Mới đây, cựu nhân viên CIA, Jerry Chun Shing Lee, bị truy tố sau khi bị phát hiện liên lạc với hai nhân viên an ninh Trung Quốc.
Công tố viên Mỹ cáo buộc Jerry đã bỏ hàng trăm ngàn đôla bí ẩn vào tài khoản của ông ta ở Hong Kong.
Ông Jerry Lee sinh ra ở Hong Kong, nhập tịch Mỹ sau này.
Nhưng hiện nay, Trung Quốc có vẻ còn tuyển mộ những người Mỹ không có gốc gác Trung Quốc.
Tuần
rồi, Candace Claiborne, 63 tuổi, cựu nhân viên bộ ngoại giao Mỹ, thừa
nhận tại tòa rằng bà ta nhận 20.000 đôla từ hai người Trung Quốc.
Trợ
lý bộ trưởng tư pháp Thomas Gillice nói với tòa rằng bà Claiborne,
người biết tiếng Hoa, đã che giấu liên lạc với hai người này.
Bà đã cho họ nhiều tài liệu, kể cả điện tín liên quan các cuộc gặp Mỹ - Trung sắp xảy ra.
Bản quyền hình ảnhAFP/GettyImage caption
CIA
Một cựu nhân viên tình báo Mỹ, Kevin Mallory, sẽ bị
tòa xử vào tháng Năm, sau khi bị kết tội năm ngoái là đã bán bí mật cho
Trung Quốc.
Ông này là nhân viên CIA thập niên 1990 và làm tình báo quốc phòng thập niên 2000.
Một nhân viên tình báo quốc phòng khác, Ron Hansen, tháng Ba đã nhận tội ở tòa liên bang tại Utah.
Ông ta thừa nhận gặp tình báo Trung Quốc suốt bốn năm, nhận 800.000 đôla.
Giới chức tại bộ tư pháp Mỹ nói rằng hơn 90% các vụ truy tố tình báo kinh tế của 10 năm qua liên quan Trung Quốc.
Trung
Quốc có vẻ kết hợp nghệ thuật tình báo truyền thống, thông qua mua
chuộc, cộng thêm chiến tranh mạng, để thu thập thông tin.
Cựu đặc vụ CIA nhận tội làm gián điệp cho Trung Quốc
Lee khai đã nhận tiền cùng lời hứa "chăm sóc trọn đời" từ hai đặc vụ Trung Quốc để chuyển cho họ thông tin tình báo mật.
Cựu đặc vụ CIA Jerry Chun Shing Lee. Ảnh: SCMP.
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 1/5 cho biết cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung
ương Mỹ (CIA) Jerry Chun Shing Lee , 54 tuổi, đã thừa nhận được hai sĩ
quan tình báo Trung Quốc tiếp cận hồi năm 2010 và đề nghị trả 100.000
USD để cung cấp những thông tin mật ông này thu được khi còn làm việc
tại cơ quan này.
Lee gia nhập CIA sau khi có bằng thạc sĩ về quản trị nhân lực tại Đại
học Thái Bình Dương Hawaii. Theo hồ sơ, Lee dường như từng hoạt động ở
Tokyo, Nhật Bản, từ năm 1999 đến năm 2002 dưới vỏ bọc một nhà ngoại giao
để thực hiện nhiệm vụ bí mật. Nhà chức trách Mỹ cho biết Lee cũng từng
làm việc cho Chi nhánh Đông Á tại trụ sở chính CIA và văn phòng CIA ở
Bắc Kinh trước khi thôi việc vào năm 2007 và đến Hong Kong.
Sau khi được các sĩ quan tình báo Trung Quốc hứa hẹn sẽ "chăm sóc trọn
đời" nếu đồng ý hợp tác, Lee đã sao chép các thông tin bí mật về hoạt
động của CIA cũng như địa điểm và khung thời gian của một chiến dịch
nhạy cảm vào USB. Trong giai đoạn 2010-2013, hàng trăm nghìn USD đã được
chuyển vào tài khoản ngân hàng của cựu đặc vụ CIA này.
Cuối năm 2010, thời điểm CIA nhận ra các gián điệp của mình liên tục biến mất, mọi nghi ngờ bắt đầu đổ dồn vào Lee.
Tháng 8/2012, FBI đã theo dõi Lee khi ông cùng gia đình trở về Mỹ. Các
đặc vụ bí mật đột nhập vào phòng khách sạn Lee thuê ở Hawaii và Virginia
và tìm thấy hai cuốn sổ nhỏ ghi những thông tin tuyệt mật, bao gồm danh
tính của các đặc vụ CIA ngầm.
Do sợ "đánh rắn động cỏ", giới chức Mỹ tiếp tục để Lee tự do và tiếp tục
theo dõi. Cựu đặc vụ CIA chỉ bị bắt vào ngày 15/1/2018 tại sân bay John
F. Kennedy ở New York, với cáo buộc nắm giữ thông tin quốc phòng trái
phép. Lee dự kiến bị xét xử vào ngày 23/8 và phải đối mặt với án tù
chung thân.
Nguyễn Hoàng (Theo Reuters)
Quá khứ mờ ám của cựu đặc vụ CIA bị nghi làm gián điệp cho Trung Quốc
Công ty thuốc lá mà Jerry Chun Shing Lee từng làm việc đã nghi ngờ ông này tiết lộ thông tin nội bộ cho chính phủ Trung Quốc.
Jerry Chun Shing Lee, người bị Mỹ bắt ngày 15/1. Ảnh: SCMP.
Cựu đặc vụ Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Jerry Chun Shing Lee, 53
tuổi ngày 15/1 bị bắt tại sân bay John F. Kennedy ở New York, với cáo
buộc nắm giữ thông tin quốc phòng trái phép. Lee bị nghi ngờ đã giúp
Trung Quốc loại bỏ mạng lưới gián điệp Mỹ ở nước này, theo SCMP.
Lee từng phục vụ trong quân đội Mỹ năm 1982 - 1986. Sau khi xuất ngũ,
Lee tốt nghiệp Đại học Hawaii Pacific năm 1992 với bằng cử nhân quản lý
kinh doanh quốc tế.
Lee từng là nhân viên CIA năm 1994 - 2007. Theo New York Times, một số nhà điều tra cho rằng Lee đã rời khỏi CIA với tâm trạng bất mãn và bắt đầu làm gián điệp cho Trung Quốc.
Cựu đặc vụ CIA đến Hong Kong định cư và làm việc cho công ty Thuốc lá
Quốc tế Nhật Bản. Ông làm việc trong nhóm điều tra của công ty, chuyên
tìm kiếm những kẻ buôn lậu và buôn thuốc lá giả.
Lee chỉ làm việc cho công ty này trong một, hai năm. Sau đó, "ông ta cãi
nhau với sếp mình và cuối cùng bị sa thải", một chuyên gia an ninh tại
Hong Kong cho biết.
"Chúng tôi nhận ra những điều khả nghi về Lee trong vòng một năm ông ấy
làm việc ở công ty", cựu giám đốc điều hành công ty thuốc lá nói. "Mặc
dù không có chứng cứ rõ ràng, chúng tôi nghi ngờ ông ta đã tiết lộ với
giới chức Trung Quốc đại lục thông tin về các vụ điều tra hàng giả và
hàng lậu của chúng tôi, bao gồm các hoạt động được tiến hành với sự hợp
tác của các cơ quan hành pháp phương Tây và nhắm vào các tổ chức tội
phạm hay Triều Tiên".
Theo cựu giám đốc công ty, sau khi Lee nắm được thông tin chi tiết của
một số vụ việc thì sẽ có những bước ngoặt bất ngờ. "Chúng tôi đặt mua
một số lô hàng giả để phục vụ điều tra nhưng những lô đó bị chính quyền
Trung Quốc tịch thu hoặc đột nhiên bốc hơi. Một trong những nhân viên
điều tra của chúng tôi đã bị bắt và bị bỏ tù ở Trung Quốc", ông cho hay.
Sau khi rời công ty thuốc lá, Lee làm việc cho David Reynolds, người
từng là nhân viên CIA năm 1988 - 2002 và một viên chức lãnh sự quán Mỹ
tại Quảng Châu trong hai năm tiếp theo. Ông này sau đó đầu tư khoảng
380.000 USD để thành lập một công ty ở Hong Kong, chuyên nhận các hợp
đồng điều tra việc buôn lậu thuốc lá.
Công ty này cuối cùng bị đóng cửa. "Một ngày nọ, ông ta biến mất. Tôi
nghĩ đó là khoảng năm 2012", chuyên gia an ninh tại Hong Kong cho biết.
Vào năm đó, Lee và gia đình về Mỹ, hành lý của ông ta bị FBI kiểm tra và
họ phát hiện Lee giữ hai cuốn sổ tay ghi tên các đặc vụ chìm của CIA và
các thông tin mật.
Vào thời điểm đó, chính phủ Trung Quốc được cho là đã làm tan rã mạng
lưới điệp viên mà CIA phải mất hai năm để xây dựng nhờ nguồn tin nội
gián. Vậy nên, chính quyền Mỹ đã tiến hành một chiến dịch săn lùng điệp
viên tay trong. Lee là nghi can hàng đầu dựa vào tài liệu nhạy cảm mà
ông ta nắm giữ.
Theo NYTimes, FBI khi đó không bắt Lee vì sợ "đánh rắn động
cỏ". Họ cho rằng nếu kiên nhẫn theo dõi, họ sẽ biết được bằng cách nào
Trung Quốc có thể phá vỡ mạng lưới tình báo của Mỹ và xác định rõ liệu
Lee có nhúng tay vào hay không.
Lee rời Mỹ để trở lại Hong Kong vào năm 2013. Trong hai năm gần đây, Lee làm việc cho công ty đấu giá Christie's. Với
tư cách là giám đốc an ninh của Christie's, Lee chịu trách nhiệm giữ
các lô hàng an toàn trong quá trình vận chuyển và khi chúng được trưng
bày trước công chúng. "Ông ấy phụ trách kiểm soát đám đông và bảo vệ các
đồ vật", nguồn tin trong công ty cho hay.
Người này kể rằng Lee rất dễ tính trong công việc, đôi khi có thể coi là
lỏng lẻo. "Giám đốc an ninh thường rất khắt khe nhưng ông ấy không như
vậy. Ông ấy không phải là người xét nét các chi tiết", ông nhận xét.
Lee bị bắt khi trở về Mỹ ngày 15/1 nhưng chỉ bị cáo buộc lưu trữ trái
phép thông tin mật. Ông này không bị cáo buộc làm gián điệp hay cung cấp
bí mật của Mỹ cho Trung Quốc.
Một người từng họp với Lee tại Hong Kong cho biết ông đã cảm thấy Lee khả nghi từ trước. "Ấn
tượng của tôi là ông ấy không quan tâm đến công việc ở công ty đấu giá
Christie's. Đó có thể chỉ là một vỏ bọc, không phải là công việc thực
sự", ông bình luận.
Canh bạc CIA giăng bẫy nghi can gián điệp Trung Quốc
CIA từng chủ ý để một nghi can gián điệp rời khỏi Mỹ cách đây 5 năm nhằm tìm cơ hội vạch trần toàn bộ mạng lưới đứng sau.
Cuối năm 2010, CIA nhận ra các đặc vụ của mình ở Trung Quốc liên tục
biến mất và họ nghi ngờ nguyên nhân là do có nội gián. Ảnh minh họa: New York Times.
Đối mặt với một cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) hồi năm
2013, các đặc vụ liên bang Mỹ đã quyết định chấp nhận mạo hiểm có tính
toán. Họ không tra hỏi ông ta về những tài liệu mật mà họ tìm thấy trước
đó trong cặp của người này. Và họ cũng không hỏi điều họ muốn biết
nhất: Liệu ông ta có phải một gián điệp làm việc cho Trung Quốc không.
Chính phủ Trung Quốc hồi năm 2010 được cho là đã làm tan rã mạng lưới
điệp viên mà CIA phải mất hai năm để xây dựng nhờ nguồn tin nội gián.
Vậy nên, chính quyền Mỹ tiến hành một chiến dịch săn lùng điệp viên tay
trong và cựu nhân viên CIA Jerry Chun Shing Lee là nghi can hàng đầu,
theo New York Times.
Canh bạc
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) có thể bắt Lee ngay lập tức dựa vào các
ghi chú, tài liệu nhạy cảm ông ta nắm giữ, nhưng nội bộ lực lượng bí mật
đặc biệt của chính phủ lại xảy ra tranh cãi. Các điều tra viên chưa
muốn hành động vì sợ "đánh rắn động cỏ". Nếu Lee là kẻ phản bội, bắt giữ
ông ta vì một cáo buộc không liên quan sẽ báo động phía Trung Quốc và
cho họ thêm thời gian đủ để xóa bỏ mọi dấu vết. Nếu Lee không phải nội
gián, một vụ bắt giữ sẽ giúp kẻ phản bội thật sự nhận ra tình thế nguy
hiểm và trốn thoát.
Vì thế, FBI đã để Lee trở về Hong Kong đoàn tụ với gia đình, theo tài
liệu tòa án. Các đặc vụ, làm việc tại một văn phòng ở bắc Virginia, đánh
cược rằng chỉ cần bình tĩnh, kiên nhẫn theo dõi, họ sẽ biết được bằng
cách nào Trung Quốc có thể phá vỡ mạng lưới tình báo của Mỹ và xác định
rõ liệu Lee có nhúng tay vào hay không.
Gần 5 năm sau, khi Lee bất ngờ trở về Mỹ hồi đầu tuần, FBI bắt đầu hành
động. Bước xuống khỏi phi cơ tại sân bay quốc tế Kennedy hôm 15/1, đi
qua khu vực hải quan, Lee được đặc vụ FBI Kellie O' Brien gọi tên. Lee
trả lời và ông bị bắt.
Tuy nhiên, ngoài một cáo buộc đối với Lee mà thực tế các nhà điều tra Mỹ
hoàn toàn có thể đưa ra cách đây nhiều năm, không có bất kỳ bước tiến
nào khác. Họ vẫn chưa biết Lee liên quan đến vụ việc như thế nào.
Một quan chức ở Washington cho hay hiện họ không có ý định buộc Lee tội
gián điệp, cung cấp bí mật của Mỹ cho Trung Quốc hay bất kỳ cáo buộc nào
khác. Lee chỉ bị kết tội lưu trữ trái phép thông tin mật. Câu hỏi bằng
cách nào Trung Quốc khám phá được mạng lưới thông tin của CIA vẫn còn bỏ
ngỏ.
New York Times đưa tin về việc mạng lưới CIA ở Trung Quốc bị
lật tẩy hồi năm ngoái, dẫn thông tin từ 10 quan chức chính phủ Mỹ, những
người không được phép chia sẻ công khai về cuộc điều tra. Một số nguồn
tin miêu tả Lee là nghi can chính.
Chân dung Jerry Chun Shing Lee. Ảnh: South China Morning Post.
Lee, 53 tuổi, từng có một sự nghiệp đáng chú ý ở CIA. Ông trở thành công
dân Mỹ và sau 4 năm phục vụ trong quân đội, Lee theo học ngành quản trị
kinh doanh quốc tế tại Đại học Thái Bình Dương Hawaii. Lee tốt nghiệp
năm 1992. Trải qua một năm, ông tiếp tục nhận tấm bằng thạc sĩ về quản
trị nguồn nhân lực.
Kể từ đây, Lee gia nhập CIA, mang vỏ bọc một nhà ngoại giao để thực hiện
nhiệm vụ bí mật. Theo hồ sơ lưu trú cũ, Lee dường như từng hoạt động ở
Tokyo, Nhật Bản, từ năm 1999 đến năm 2002. Nhà chức trách Mỹ cho biết
Lee cũng từng làm việc cho Chi nhánh Đông Á tại trụ sở chính CIA và văn
phòng CIA ở Bắc Kinh trước khi thôi việc vào năm 2007 và đến Hong Kong.
Cuối năm 2010, thời điểm CIA nhận ra các gián điệp của mình liên tục
biến mất, sự nghi ngờ chưa đổ dồn vào Lee. Khi mối lo lắng nội gián ngày
càng lớn dần lên, chính phủ đã thành lập một lực lượng đặc biệt bao gồm
các quan chức, đặc vụ từ cả CIA và FBI. Ông Charles McGonigal, đặc vụ
phản gián kỳ cựu của FBI, nhận trách nhiệm lãnh đạo đơn vị này.
Tình trạng các điệp viên biến mất tiếp tục diễn ra. Họ đa phần bị giết
hoặc bi bắt giữ ở Trung Quốc. Các chuyên gia phân tích kết luận Lee biết
danh tính rất nhiều người dù đã rời khỏi CIA nhiều năm. Không ai khác
ngoài Lee đã làm lộ những bí mật về ma trận mà chính phủ sử dụng để xác
định các mối đe dọa gián điệp tiềm tàng, một cựu quan chức Mỹ nhớ lại.
Nhưng những dấu hiệu cảnh báo có thể sai. Tại CIA, vụ bắt nhầm Brian J.
Kelly, một đặc vụ Mỹ song bị FBI nghi ngờ là gián điệp Nga, đến nay vẫn
bị xem là "nỗi xấu hổ" đối với hoạt động phản gián và họ không muốn lặp
lại. Mặt khác, những năm gần đây, nỗ lực lật tẩy điệp viên Trung Quốc ở
Mỹ của Bộ Tư pháp thường xuyên dẫn tới các cáo buộc đối với những người
Mỹ gốc Hoa, do đó họ cần thận trọng.
Trong vụ việc của Lee, vẫn tồn tại những cách giải thích khác. Một số
nhà điều tra tin rằng Trung Quốc đã xâm nhập vào hệ thống liên lạc giữa
CIA với những người cung cấp tin. Họ từng gặp vấn đề này ở những quốc
gia khác. Số khác nói công nghệ bảo mật thông tin liên lạc của CIA quá
lỏng lẻo đối với những chuyên gia máy tính Trung Quốc. Có người còn chỉ
trích các quan chức CIA ở Bắc Kinh quá sơ hở nên đã tự để lộ thân phận
trong những cuộc gặp với các nguồn tin.
Tháng 8/2012, FBI đã theo dõi Lee khi ông cùng gia đình trở về Mỹ. Các
đặc vụ bí mật đột nhập vào phòng khách sạn Lee thuê ở Hawaii và
Virginia. Họ tìm thấy hai cuốn sổ nhỏ ghi những thông tin tuyệt mật, bao
gồm danh tính của các đặc vụ CIA ngầm.
Thông tin trong các cuốn sổ còn bao gồm chi tiết những cuộc gặp giữa
người cung cấp tin cho CIA với đặc vụ ngầm cũng như tên thật và số điện
thoại của họ.
Các đặc vụ liên tục nói chuyện với Lee những tháng sau đó. Cả bộ trưởng
tư pháp và giám đốc FBI thời đó là ông Eric H. Holder Jr. và ông Robert
S. Mueller III đều được báo cáo đầy đủ về cuộc điều tra. Họ cam kết sẽ
cung cấp mọi nguồn lực cần thiết. Tuy nhiên, nhiều quan chức cấp cao cho
hay họ không nhớ chính quyền Mỹ khi ấy có bất kỳ động thái thúc giục
nào liên quan đến việc bắt giữ Lee hay cố cáo buộc Lee tội gián điệp.
Tháng 6/2013, FBI và CIA quyết định để Lee rời đi. Ít nhất một lần trong
khoảng vài năm trở lại đây, Lee đã về Mỹ nhưng FBI không chú ý tới.
Không rõ bằng cách nào và vì sao ông làm vậy.
Bộ Tư pháp Mỹ từng lên kế hoạch sẽ bắt Lee nếu ông về Mỹ vào cuối năm
nay để dự lễ tốt nghiệp đại học của con gái. Nhưng cuối cùng, Lee bắt
một chuyến bay về New York sớm hơn suy đoán. Các công tố viên Mỹ đã phải
chạy đua với thời gian để ra lệnh bắt Lee, việc làm mà họ đã phải chờ
nửa thập kỷ để thực hiện.
Ngày 2-6-2005, bà Melita Norwood – người được các phóng viên báo
chí Anh mệnh danh là “Bà cụ đỏ” hay “Bà cụ của tình báo Xô viết” – đã
lặng lẽ qua đời tại London ở độ tuổi 93.
Nhân vật đặc biệt này trong suốt 55 năm đã chuyển giao cho
KGB nhiều tài liệu mật đặc biệt quan trọng, theo đánh giá của các chuyên
gia, nhờ đó giúp cho Liên Xô thử nghiệm thành công bom hạt nhân trước 3
năm so với chính nước Anh. Điều đáng chú ý là Melita đã đồng ý hợp tác
với tình báo Xô viết hoàn toàn xuất phát từ lý tưởng cộng sản.
Công
bằng mà nói, câu chuyện của nữ điệp viên có mật danh là “Hola” này đã
tốn rất nhiều giấy mực của báo chí, cũng như khiến giới chức nước Anh
phải đau đầu. Người Anh đã dàn dựng cả một bộ phim dựa trên cuộc đời của
bà.
Có điều bộ phim có tên “Red Joan” của đạo diễn Trevor Nunn đã
ngụy tạo về động cơ hoạt động của bà: Melita hoạt động không phải vì
tiền bạc, tình yêu hòa bình hay nỗi kinh hoàng trước những vụ ném bom
nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki, mà đơn giản vì bà là một nữ đảng
viên cộng sản trung kiên.
Với động cơ đó, Melita không nhận một
đồng nào của KGB. “Tôi đơn giản chỉ là yêu quý Lênin” – nữ điệp viên kỳ
cựu về sau đã thừa nhận như vậy. Con gái chính trị gia lưu vong
Melita
Norwood sinh ngày 25-3-1912 tại Pokesdown, London; tức là chỉ 3 tuần
trước khi diễn ra thảm họa Titanic nổi tiếng trong lịch sử. Cũng vì lý
do này mà bà được ví như một tảng băng trôi thực sự mà cơ quan tình báo
Anh sau này sẽ đụng phải.
Cha của Melita – ông Alexander Sirnis –
nhập cư vào Anh từ thời nước Nga Sa hoàng vì những lý do chính trị. Cũng
giống như cha mẹ mình, Melita cũng có những quan điểm ủng hộ cho chủ
nghĩa xã hội.
Sau
cái chết của cha vào năm 1919, cả gia đình chuyển tới Southampton, là
nơi Melita tốt nghiệp phổ thông, vào đại học. Cuộc đại suy thoái nổ ra
vào đầu những năm 1930 đã buộc Melita phải bỏ dở sự nghiệp học hành tại
Trường đại học tổng hợp Southampton, đặt chân tới London để tìm kiếm cơ
hội có việc làm.
Là thành trì của tầng lớp nhân dân lao động trên
toàn thế giới, Liên Xô khi đó vẫn được coi là một cái gai cần nhổ bỏ
trong con mắt của cộng đồng các quốc gia tư bản. Họ đã làm ngơ để các
chính quyền phát xít lên nắm quyền tại Italy và sau đó là Đức, với hy
vọng sử dụng lực lượng này làm công cụ đối đầu và loại bỏ nhà nước XHCN
đầu tiên trên thế giới.
Nhưng Liên Xô khi đó cũng có không ít
người ủng hộ ngay tại châu Âu, vốn cho rằng quốc gia này có quyền để tồn
tại. Họ còn sẵn sàng giúp đỡ bằng mọi nỗ lực, nếu như quốc gia trên bị
lâm nguy.
Chính vì vậy, cơ quan tình báo Xô viết trong những năm
đó đã thu hút được rất nhiều điệp viên sẵn sàng hoạt động không phải vì
tiền bạc, mà vì những lý tưởng cộng sản mà họ luôn tôn sùng và ủng hộ.
Melita chính là một trong những con người như vậy. “Tôi luôn yêu quí
người Nga, nhưng cố gắng che giấu điều đó” – Melita tiết lộ trong một
lần trả lời phỏng vấn sau khi đã bị vạch trần.
Năm 1932, Melita
tìm được một công việc thư ký tại Hiệp hội nghiên cứu kim loại màu của
Anh. Đến năm 24 tuổi, Melita tình nguyện gia nhập Đảng cộng sản Anh.
Chồng của bà - Hilary Norwood – cũng là một đảng viên cộng sản và nhà
hoạt động công đoàn. Với môi trường như vậy, khi được các đồng chí đề
xuất về hoạt động giúp đỡ Liên Xô, Melita đã rất vui mừng nhận lời.
Cũng
mới chỉ hoạt động tình báo được một năm, Melita đã có nguy cơ bị bại
lộ. Trước đó, bà từng hợp tác với các điệp viên làm việc tại nhà máy
quân sự WoolwichArsenal. Vào năm 1938, ba người trong số này bị phát
hiện, bắt giữ với tội danh phản bội tổ quốc. Khi đó, cơ quan phản gián
Anh thu được một cuốn sổ tay quý giá với phần mật mã ghi danh sách các
điệp viên Xô viết tại Anh, trong đó có cả Melita.
Vấn đề là người
Anh đã không thể giải mã được dù chỉ là một phần của cuốn sổ tay này.
Tên tuổi của Melita do đó vẫn được giữ bí mật. Đảm nhiệm vai trò liên
lạc viên xuất sắc cho Melita là Ursula Burton (mật danh là Sonia), một
trong những điệp viên chủ chốt trong mạng lưới tình báo của Liên Xô tại
Anh vào thời điểm đó. Điệp viên Hola
Cơ quan nơi
Melita đang làm việc đảm trách việc phối hợp hoạt động trong lĩnh vực
nguyên cứu về hợp kim và công nghệ cao. Do những thông tin thuộc loại
trên đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học Xô viết, nên
Melita đã sao chép tất cả những tài liệu qua tay bà để chuyển tới cho
liên lạc viên của mình.
Sau
khi bị tiết lộ và khẳng định không hề hối tiếc với những gì đã làm,
Melita được báo chí Anh mệnh danh là “Bà cụ đỏ” của tình báo Xô viết.
Khi
đó, bản thân Melita không thể biết được, Moscow đã đánh giá cao như thế
nào về những tài liệu do điệp viên có mật danh “Hola” chuyển về. Melita
chính thức được xếp vào loại siêu điệp viên từ cuối những năm 1940, khi
Hiệp hội nghiên cứu kim loại màu của Anh trở thành một trong những cơ
quan chính tham gia vào dự án Tube Alloys nghiên cứu chế tạo bom nguyên
tử của Anh.
Từ đó, điệp viên “Hola” đã chuyển cho Liên Xô
những kết quả nghiên cứu đặc biệt quý giá của các nhà khoa học Anh trong
lĩnh vực vũ khí nguyên tử, giúp Moscow dù đi sau nhưng lại qua mặt cả
London.
Sau Đại chiến thế giới thứ hai, Melita vẫn tiếp tục cung
cấp nhiều tài liệu quan trọng về dự án hạt nhân của Anh. Cần nhớ là quả
bom nguyên tử đầu tiên được Liên Xô thử nghiệm thành công là vào tháng
8-1949, trong khi Anh mãi tới tháng 10-1952 mới đạt được dấu mốc này.
Hoạt
động của Melita chỉ tạm thời dừng lại một thời gian vào đầu năm 1950,
sau khi cơ quan phản gián MI-5 phát hiện và bắt giữ hai điệp viên quan
trọng khác của Liên Xô là Alan Nunn May và Klaus Fuchs. Chỉ hơn một năm
sau (tháng 11-1951), bà lại tiếp tục bắt liên lạc lại và chuyển giao
thông tin cho trung tâm.
Những tài liệu của Melita khai thác được
không chỉ liên quan đến hoạt động chế tạo bom nguyên tử, mà còn được ứng
dụng rất hiệu quả trong các ngành công nghiệp của Liên Xô. Cũng nhờ
những đóng góp vô giá trên, Melita được tặng thưởng huân chương Cờ đỏ
sau một sắc lệnh bí mật vào năm 1958. Bị lộ vì tên phản bội
Melita
hợp tác với tình báo Xô viết cho đến tận năm 1971. Nguyên nhân không
phải do bị lộ mà là bà đã tới tuổi nghỉ hưu, không còn có cơ hội để giúp
đỡ những người đồng chí có cùng lý tưởng nữa.
Vasili Mitrokhin.
Do
Melita không hề che giấu mình là một đảng viên cộng sản, thậm chí còn
là một thành viên hoạt động tích cực, cơ quan phản gián Anh đã đưa bà
vào tầm ngắm từ cuối những năm 1930. Đến giữa những năm 1960, họ gần như
đã khẳng định chắc chắn bà đang làm việc cho KGB. Vấn đề là London
không hề có được bằng chứng gì.
Người Anh chỉ thực sự có được bằng
chứng rõ ràng và thuyết phục từ Vasili Mitrokhin, một nhân viên ban lưu
trữ của Tổng cục I – KGB. Vốn là một sinh viên tốt nghiệp ngành luật,
Mitrokhin được mời vào KGB làm việc tại bộ phận tình báo đối ngoại từ
năm 1948.
Vì một số lý do không phù hợp với chuyên môn, Mitrokhin
đã không thể trở thành một điệp viên thực sự. Dù không bị sa thải, ông
ta được sắp xếp một vị trí nhân viên văn phòng tại bộ phận hồ sơ lưu
trữ.
Trong
thời gian di chuyển trụ sở của cơ quan tình báo đối ngoại sang khu vực
mới, Mitrokhin được giao nhiệm vụ vận chuyển các hồ sơ lưu trữ. Tận dụng
cơ hội trên, hắn bắt đầu sao chép tài liệu và bí mật giấu chúng tại nhà
của mình.
Dù rất muốn liên hệ bán số tài liệu quan trọng trên cho
người Mỹ để lấy tiền, nhưng Mitrokhin đã nằm im trong một thời gian
dài. Hắn hiểu rằng, mọi chuyện bị tiết lộ cũng đồng nghĩa với một bản án
tử hình dành cho mình. Chính vì vậy, hắn vẫn tiếp tục chờ thời cơ, ngay
cả khi đã nghỉ hưu vào năm 1984.
Cựu nhân viên KGB chỉ quyết định
mạo hiểm sau khi Liên Xô tan rã. Năm 1992, Mitrokhin tới Estonia, đặt
chân tới đại sứ quán Mỹ và đề nghị được bán những ghi chép trên.
Nhưng
do các tài liệu của Mitrokhin được hắn chép lại bằng tay, nên người Mỹ
không chấp nhận vì cho đó là giả mạo. Mitrokhin tiếp đó tới Latvia để
kết nối với người Anh. Lần này, hắn đã được tin tưởng. Mitrokhin và số
tài liệu nhanh chóng được chuyển tới London.
Phần thưởng cho sự
phản bội của Mitrokhi là quốc tịch nước Anh cùng một căn nhà. London ban
đầu đã không vội vàng công bố những thông tin trong kho lưu trữ của
Mitrokhin, vì có nhiều bằng chứng cho thấy họ đã bị qua mặt trong một
thời gian dài, trong đó có cả vụ của Melita. Tính ra, Mitrokhin đã trao
cho người Anh rất nhiều tài liệu quan trọng bao trùm các hoạt động tình
báo đối ngoại Xô viết trong giai đoạn từ 1930-1980. Không hối tiếc!
“Giờ
đây tôi vẫn tin tưởng rằng, mình đã không hành động chống lại và làm
tổn hại đến quyền lợi của đất nước. Tôi đã làm tất cả những gì có thể để
chủ nghĩa xã hội không bị lạc hậu so với phương Tây trong cuộc chạy đua
vũ trang và có thể tự bảo vệ mình – bà Melita đã bình tĩnh trả lời các
phóng viên tụ tập xung quanh nhà của mình như vậy, sau khi thông tin về
hoạt động tình báo của bà bị tiết lộ - Tôi không có gì phải tiếc nuối và
sẽ lại không hề dao động nếu được lựa chọn một lần nữa”.
Phóng viên Anh tụ tập quanh ngôi nhà của Melita với hy vọng được phỏng vấn bà.
Trước
tiết lộ trên, phe Bảo thủ tại quốc hội đã nổi cơn thịnh nộ đòi đưa bà
Melita ra tòa. Nhưng chính phủ Anh đã không hành động như vậy. Lý do thứ
nhất họ đưa ra là những tài liệu chép tay của Mitrokhin không thể là
bằng chứng thuyết phục tại tòa án. Thứ hai là do độ tuổi đã cao của bà
Melita.
Tuy nhiên cũng có những nguồn tin khẳng định, phiên
tòa xử Melita Norwood rất có thể trở thành một sân khấu để ca ngợi sự
kiên định về lý tưởng cộng sản của bà. London cuối cùng đã quyết định
không đưa vụ của Melita ra tòa.
Còn các nhà làm phim khi điện ảnh
hóa sự nghiệp của bà đã cố tình làm sai lệnh động cơ hoạt động của bà
chỉ xuất phát từ chuyện tiền bạc. Melita qua đời tại London vào năm
2005, vẫn sống lâu hơn kẻ phản bội đã bán đứng bà: Mitrokhin chết trước
đó một năm rưỡi vì bệnh viêm phổi.
theo Công an Nhân dân
Muốn gây bất ổn cho TQ thời Mao Trạch Đông, Liên Xô giăng lưới tình báo "sát sườn" Bắc Kinh
Thi Anh |
3
Ảnh minh họa: CNN
Các mạng lưới tình báo của KGB ở Bắc Kinh bị giải thể khi quan
hệ Nga - Trung xấu đi, vì vậy KGB cần một căn cứ không chính thức khác ở
châu Á.
Đường dây Line K của Liên Xô
Nằm
ở một vị trí đặc biệt sát sườn Trung Quốc, Hong Kong thời nằm dưới sự
cai quản của Anh đã trở thành trung tâm của hoạt động tình báo bí mật.
Tuy nhiên, không phải chỉ có mỗi phương Tây sử dụng vùng lãnh thổ này
làm căn cứ tình báo.
Trong thập niên 70, Hong Kong nổi tiếng là
vùng hoạt động sống còn cho cơ quan tình báo Liên Xô (KGB), chịu trách
nhiệm cho những hoạt động mà giới tình báo gọi là Line K (bài Trung
Quốc).
Sau khi Trung Quốc - Liên Xô chia tách vào cuối những năm
1950 do bất đồng về học thuyết chính trị, mục tiêu chính của KGB ở châu Á
là Trung Quốc. Các mạng lưới tình báo của KGB ở Bắc Kinh bị giải thể
khi quan hệ Nga - Trung xấu đi, vì vậy KGB cần một căn cứ không chính
thức khác ở châu Á.
"Bởi tình hình an ninh rất nghiêm ngặt ở
Trung Quốc nên Hong Kong trở thành một căn cứ quan trọng hơn Bắc Kinh
cho những chiến dịch Line K", tài liệu mới giải mật gần đây của tình báo
Mỹ đề ngày 20/4/1978 cho hay.
Đây là bối cảnh cho câu chuyện về
điệp viên Nga ở Hong Kong vào năm 1972, từng lên trang nhất của SCMP và
khiến Hong Kong rúng động.
Bài viết của Sinclair trên trang nhất tờ SCMP năm 1972. Ảnh: SCMP
Vào
ngày 25/8 năm đó, với bài viết "Cảnh sát triệt phá đường dây tình báo
của Liên Xô ở thuộc địa", Kevin Sinclair đã tiết lộ cách Liên Xô thiết
lập đường dây đặc vụ KGB ở Hong Kong từ năm 1969.
Trong vụ việc
này, 2 điệp viên Nga, Andrei Ivanovic Polikarov và Stepan Tsunaev đã bị
bắt giữ cùng 2 doanh nhân địa phương không rõ tên, với cáo buộc thiết
lập một đường dây tình báo để phá hoại Trung Quốc dưới thời của Mao
Trạch Đông.
Theo nguồn tin của Sinclair, các doanh nhân địa phương
đã được đặc vụ KGB Alexander Trusov, người vào vai quản lý đội tàu buôn
ở một trong những bến tàu của Hong Kong, huấn luyện.
Thông tin
do 2 doanh nhân thu thập được chuyển cho các đặc vụ ngầm của Nga, vốn
ngụy trang dưới vỏ bọc của thuyền trưởng, đầu bếp và thủy thủ trên những
con tàu Nga ghé thăm thành phố.
Sinclair đã gọi tổ chức này là
"James Bond di động của hạm đội thương nhân Nga" và viết rằng 2 doanh
nhân đã "sẵn sàng phản bội Hong Kong vì đồng rúp".
Khi tàu
chở khách treo cờ Liên Xô Khabarovsk, một trong khoảng 80 tàu buôn của
Nga tới Hong Kong mỗi năm, thả neo ở bến Ocean Terminal vào ngày
17/7/1972, cả Polikarov và Tsunaev đều có mặt trên tàu.
Tsunaev
được ghi danh trên bản kê của tàu là một người đốt lò, nhưng kỳ thực lại
là một chuyên gia tiếng Trung và là giảng viên từ một trường đại học
top đầu của Liên Xô.
Cảnh sát đã ập vào nhà của 1 doanh nhân
khi cuộc gặp giữa 2 điệp viên KGB và ông ta diễn ra. Khám người
Polikarov, họ tìm thấy một kế hoạch chiêu mộ nguồn tin cho KGB ở châu Á.
Hai điệp viên được dẫn quay trở lại tàu và sau đó, một cảnh báo
chính thức được gửi tới Vladivostok. Về phần các doanh nhân, 1 người trở
về Đài Loan và người còn lại sau đó cũng được thả vì thiếu chứng cứ.
London đã gửi công hàm ngoại giao tới Moscow, thể hiện sự bất ngờ và
không hài lòng.
Hong Kong những năm 1970. Ảnh: m20wc51/Flickr
Mức
độ chi tiết mà Sinclair có thể khai thác được từ nguồn tin của mình rất
đáng ngạc nhiên. Thậm chí ông còn lấy được những bức ảnh chụp 2 đặc vụ
KGB để đăng báo.
Điều thú vị về thời điểm của vụ việc này là chỉ 5
tháng trước đó, ngày 13/3/1972, Trung Quốc và Anh đã tái thiết lập quan
hệ ngoại giao toàn diện. Tiến triển này diễn ra vài tuần sau chuyến
thăm Bắc Kinh của Tổng thống Mỹ khi đó Richard Nixon.
Hong Kong
tiếp tục là nguồn ngoại tệ chủ yếu cho người láng giềng, lúc đó vẫn đang
chật vật phục hồi sau ảnh hưởng kinh tế tồi tệ từ cuộc Cách mạng Văn
hóa.
Vụ việc đã khiến mối quan hệ mong manh nhưng "giàu lợi
nhuận" với Trung Quốc trở nên thân mật hơn. Trước đó, các quan chức
Trung Quốc từng cảnh báo về những hoạt động ngày càng lan rộng của KGB ở
Hong Kong.
Theo SCMP, nhiều khả năng việc Sinclair đưa tin là
hành động được thiết kế để Hong Kong thuộc Anh đảm bảo với Trung Quốc về
nỗ lực đối phó với KGB và nhằm làm thân với Bắc Kinh.
Nếu chuyện
này là đúng thì Sinclair không phải là phóng viên Hong Kong duy nhất
đóng một vai trò chủ chốt trong một vụ phản gián. Mua ngân hàng để đánh cắp công nghệ
Năm
1974, doanh nhân Hong Kong Amos Dawe, một nhà kinh doanh gốc Singapore
có nhiều mối làm ăn ở Hong Kong, đã tiến hành một kế hoạch KGB táo bạo
nhằm mua rất nhiều ngân hàng ở Mỹ.
Theo các tài liệu từ tòa án,
kế hoạch của KGB do ngân hàng Moscow Narodny ở Singapore rót tiền. Ngân
hàng này đã cung cấp cho Dawe một hạn mức tín dụng lên tới 50 triệu USD.
Năm 1974, Dawe tìm cách mua các ngân hàng Mỹ có liên hệ mật
thiết tới các công ty công nghệ cao và các nhân viên của họ ở khu vực
California.
Logic của KGB vô cùng đơn giản: Vì sao phải chiêu mộ
gián điệp để đánh cắp những bí mật công nghiệp sống còn về cách mạng
công nghệ mới của Mỹ nếu anh có thể lấy được chúng từ những ngân hàng
đang cho các công ty này vay tiền?
Dawe mua thành công 2 ngân hàng
Mỹ vào tháng 6/1975 với 7,9 triệu USD, nhưng một đặc vụ CIA đã để ý
thấy khoản vay đáng ngờ này từ ngân hàng Nga. Hành động của Dawe thì
chẳng có gì bất hợp pháp nhưng khoản đầu tư nước ngoài này chắc chắn
không được chính quyền Mỹ chào đón.
"Tôi luôn luôn xem đó là một
hành động cố ý thâm nhập vào hệ thống ngân hàng Mỹ của KGB", Bartholomew
Lee, một luật sư San Francisco liên quan tới vụ việc ở Mỹ chia sẻ với
NYTimes.
Kế hoạch của KGB đã đứt gánh giữa đường vào tháng
10/1975 khi CIA tiến hành Chiến dịch Thung lũng Silicon, công khai chi
tiết kế hoạch cho nhà báo Hong Kong Raymonde Sacklyn.
Sacklyn
không tiết lộ nguồn tin của mình nhưng viết trong tập san tài chính của
mình, Target, ông đưa tin rằng ngân hàng Moscow Narodny đang tìm cách
gây bất ổn hệ thống ngân hàng của Mỹ.
Dawe vội vàng tẩu thoát,
trong khi bị CIA, KGB và những chủ nợ người Hong Kong truy lùng gắt gao.
Cuối cùng ông ta đồng ý tự giao nộp mình cho Mỹ.
Sau đó Dawe bị
dẫn độ tới Hong Kong, nơi ông ta phải ra tòa với 4 cáo buộc lừa đảo
nhưng đều trắng án vào tháng 11/1981. Phán quyết trắng án bị lật ngược
vào 1 năm sau đó và Dawe lãnh mức án 5 năm tù giam.
Dawe
không ra tòa nhận án mà lẩn trốn ở Thái Lan. Chính quyền Hong Kong đã
phát lệnh truy nã Interpol đối với trường hợp của ông ta. Chạy trốn suốt
2 năm, cuối cùng, Dawe bị bắt ở sân bay Heathrow (London) và bị trục
xuất về Hong Kong. Tại đó, ông ta thụ án 2 năm 8 tháng trong trại giam
Stanley.
Sau này, không ai biết số phận của ông trùm bí ẩn, từng
có thời được KGB tài trợ nhưng có tin rằng điểm dừng cuối cùng của Dawe
là ở Đài Loan.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét