Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Đọc truyện đêm khuya VOV | Chuyện về người nữ tướng tình báo - Mường giống
Những cuộc đối đầu mới của Cơ quan tình báo Mossad
Hồng Sơn |
Từng nổi danh trên toàn thế giới bởi sự táo bạo, Cơ quan tình
báo Mossad của Israel đã trải qua hàng loạt những thử thách chỉ trong
vòng vài năm gần đây bao gồm những thất bại, sự thiếu tin cậy và thậm
chí cả xung đột với thủ tướng…
Nhưng từ khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu bổ nhiệm Yossi
Cohen, một trong những chiến hữu thân cận nhất của mình vào chiếc ghế
Giám đốc Mossad, cơ quan này được cho là được chính thức bật đèn xanh để
có thể tự do tiến hành một cuộc chiến bí mật bằng mọi giá chống lại
Iran, được coi là kẻ thù hàng đầu của nhà nước Do thái tại Trung Đông…
“Mọi
chuyện đều diễn ra rất thuận lợi đối với chúng tôi kể từ khi Tổng thống
Trump lên nắm quyền. Ông ấy phân định rõ ràng ai là người tốt, ai là
người xấu” - Yossi Cohen đã không ngần ngại tuyên bố như vậy khi được
mời tới một hội nghị của các bộ trưởng tài chính tại Jerusalem, trái
ngược với thái độ của những người tiền nhiệm luôn tuân thủ nguyên tắc
kín tiếng trước tiên.
Đương kim giám đốc Mossad - Yossi Cohen.
Người
đứng đầu cơ quan tình báo Mossad từ năm 2016 còn ca ngợi những công lao
của Tổng thống Mỹ, người trước đó đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với
Iran và công khai gọi nước này là một quốc gia khủng bố.
Cũng hòa
theo quan điểm trên, Cohen cũng chẳng ngại che giấu về cuộc chiến bằng
mọi giá chống lại Iran của cơ quan do mình đứng đầu: “Một người bạn Mỹ
mới đây đã hỏi tôi rằng, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi chiến thắng
Iran. Tôi trả lời rằng, nếu thắng Iran, tôi sẽ bị… thất nghiệp. Nhưng
nếu không thể thắng được Iran, nhiều khả năng tôi còn không có cả nhà để
ở!”. Chiến hữu thân cận của thủ tướng Netanyahu
Thái
độ công khai và tự tin của Cohen cho thấy, ông ta đang có được sự tín
nhiệm hoàn toàn từ phía Thủ tướng Benjamin Netanyahu, người đã bổ nhiệm
ông ta vào vị trí trên sau nhiều năm khó khăn và mâu thuẫn giữa những
người đứng đầu Mossad với các đời Thủ tướng Israel.
Cohen có thể coi là một quan chức tình báo kỳ cựu của Mossad, leo lên được cương vị cao nhất tại đây sau 30 năm phấn đấu.
Ông
đã từng được ông Netanyahu bổ nhiệm làm cố vấn an ninh quốc gia vào năm
2013 trước khi trở thành Giám đốc Mossad. Chính trị gia 50 tuổi này (có
thể nói thành thạo tiếng Pháp và Arab) có biệt danh là “người mẫu” vì
có bề ngoài trông giống một tay chơi thứ thiệt. Tuy nhiên, ông ta trên
thực tế lại là người đặc biệt sùng đạo và quan điểm “diều hâu” thực sự.
Chuyên
gia phân tích David Elkaim từ Trung tâm nghiên cứu tình báo của Pháp
nhận định, chính sự gần gũi của Cohen với Netanyahu đã giúp tạo điều
kiện cho ông ấy rất nhiều. “Cohen có một lý lịch xuất sắc, phù hợp với
ván cờ mà chúng tôi đang đấu với Iran” – một chuyên gia khác của Israel
nhận xét.
Với việc Cohen lên nắm quyền, Mossad dường như đã khôi
phục lại chính sách nhằm triển khai những chiến dịch táo bạo nhất. Điển
hình là chiến dịch tại Malaysia nhằm ám sát nhà khoa học Palestine và là
thành viên của Hamas vào tháng 4-2018, cũng như giúp đỡ người Ai Cập
chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) tại khu vực bán đảo Sinai trong nhiều
tháng liền. Những thăng trầm
Nếu nhìn lại lịch sử,
Mossad trong mọi giai đoạn thăng trầm của mình cũng không bao giờ từ bỏ
những chiến dịch bí mật của mình. Sau khi thành lập vào năm 1949, Mossad
đã có không ít vụ việc gây tiếng vang, giúp tạo dựng hình ảnh của họ
như là một trong những cơ quan tình báo hiệu quả và nguy hiểm nhất thế
giới.
Cụ thể là sau vụ truy tìm và bắt giữ cựu lãnh đạo phát xít
Adolf Eichmann tại Argentina vào năm 1960, cũng như săn lùng thủ phạm
sát hại các vận động viên Israel tại Olympic Munich 1972, Mossad đã nổi
danh là một tổ chức có phương thức hành động cực kỳ táo bạo và tàn nhẫn.
Những điệp viên Mossad bị nhận mặt trong thất bại đáng nhớ của tổ chức này tại Dubai.
Tuy
nhiên theo lời của chính một cựu sĩ quan Mossad, hình tượng trên về một
mức độ nào đó đã bị thổi phồng, do cơ quan này cũng gặp phải không ít
những thất bại bị ém nhẹm hoặc không biết rõ ràng.
Điển hình trong
20 năm gần đây, một số hành động của Mossad được đánh giá là đầy mâu
thuẫn, thậm chí là vụng về. Tháng 9-1997, hai điệp viên của họ bị bắt
giữ tại Jordan sau âm mưu đầu độc Khaled Mashal, một thủ lĩnh lưu vong
của phong trào Hamas. Vụ việc còn gây ra cả một cuộc khủng hoảng về
ngoại giao giữa Israel và Jordan.
Thủ tướng Israel (khi đó cũng
chính là Benjamin Netanyahu) đã phải khẩn cấp gửi tới Amman một liều
thuốc giải độc để cứu Mashal, nhằm xoa dịu cơn giận dữ của nhà vua
Hussein.
Thất bại này đã khiến cho người đứng đầu Mossad khi đó là
tướng Danny Yatom phải từ chức. Chưa hết, người kế nhiệm sau đó là
Efraim Halevy cũng bị chỉ đạo phải “nằm im thở khẽ” một thời gian để
tránh sự chú ý của công luận.
Sự xuất hiện của viên tướng quân đội
Meir Dagan trên cương vị đứng đầu Mossad vào năm 2002 đã đưa cơ quan
này ra khỏi trạng thái “ngủ đông”. Thủ tướng Ariel Sharon khi đó rất cần
một cơ quan mật vụ “trang bị vũ khí tới tận răng”, khi người Israel
đang phải đương đầu với rất nhiều vụ khủng bố của những kẻ đánh bom cảm
tử.
“Dagan
là người ủng hộ cho những đòn triệt hạ chính xác và tấn công phủ đầu” –
đánh giá của Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tình báo Pháp Eric Denece.
Tuy nhiên, vị trí của ông ta đã lung lay sau một thất bại nghiêm trọng
vào tháng 2-2010.
Một nhóm hơn 20 điệp viên đã đặt chân tới Dubai
bằng giấy tờ giả trong một phi vụ nhằm ám sát Mahmoud al-Mabhouh, một
thành viên cao cấp của Hamas tại khách sạn.
Các điệp viên đã bị
camera quan sát của khách sạn ghi lại. Cảnh sát Dubai cuối cùng đã cho
công bố những đoạn băng trên và buộc tội Mossad về vụ ám sát, khiến cơ
quan này phải hứng chịu một làn sóng chỉ trích dữ dội.
Chưa kể mối
quan hệ về sau giữa Giám đốc Mossad và Thủ tướng Netanyahu đã ngày một
xấu đi. Khi người đứng đầu chính phủ Israel tuyên bố đang cân nhắc
nghiêm túc về khả năng triển khai một chiến dịch nhằm tấn công phủ đầu
vào các địa điểm hạt nhân của Iran, Meir Dagan đã bày tỏ sự phản đối.
Về
sau, ngay cả khi đã phải từ chức vì căn bệnh ung thư, Dagan vẫn công
khai chỉ trích các kế hoạch của Netanyahu liên quan đến Iran, gọi đó là
hành động nguy hiểm đối với cả khu vực. “Đó là kế hoạch ngớ ngẩn nhất mà
tôi từng được nghe thấy” – cựu Giám đốc Mossad đã thẳng thừng mỉa mai
Thủ tướng Netanyahu như vậy.
Thay thế Dagan từ năm 2011 là Tamir
Pardo cũng có xu hướng đi theo con đường của người tiền nhiệm. Cho dù
Mossad rất tích cực chống lại các dự án hạt nhân của Iran, nhưng Pardo
cũng phản đối việc khởi xướng chiến tranh, vì theo ông ta rất có thể sẽ
khiến tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát.
Hơn nữa, Pardo cho rằng
cuộc xung đột không chính thức với người Palestine là mối nguy cơ nghiêm
trọng hơn đối với Israel nếu so với Iran. Đó cũng là lý do chính khiến
Netanyahu cách chức Pardo vào năm 2015 để đưa nhân vật tin cậy Yossi
Cohen lên thay thế. Cuộc chiến không tuyên bố với Iran
Thủ
tướng Netanyahu đã có tính toán khi đưa ông Cohen lên điều hành cuộc
chiến chống Iran. Ngay từ năm 2002, Cohan đã trực tiếp điều hành nhiều
chiến dịch bí mật của Mossad chống lại Tehran.
Thủ tướng Sharon
khi đó đã giao cho Mossad phải làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn
hay trì hoãn tối đa việc hiện thực hóa chương trình hạt nhân của Iran,
quốc gia đã không ít lần đe dọa sẽ xóa sổ Israel trên bản đồ thế giới.
Dù
đã sở hữu tiềm lực vũ khí hạt nhân từ những năm 1960, nhưng giới lãnh
đạo Israel không cho phép một quốc gia nào trong khu vực có thể tiếp cận
được loại vũ khí hủy diệt này. Nhờ những thông tin do Mossad khai thác
được, Israel đã từng phá hủy nhà máy điện Tammuz của Iraq vào tháng
6-1981, cũng như ném bom lò phản ứng Al-Kibar tại Syria vào tháng
9-2007.
Liên quan đến đối thủ chính Iran, Mossad đã không từ bất
cứ thủ đoạn nào: lôi kéo tuyển mộ điệp viên, giúp các nhà khoa học và
quân nhân chạy trốn, liên minh với các quốc gia Arab để chống lại
Tehran, phá hoại các trang bị vũ khí, nghe trộm…
Cohen trong quá
khứ cũng từng rất thành công trong việc tuyển mộ các nguồn tin, giúp cho
ông ta thu được nhiều thông tin quí giá từ giới lãnh đạo Hezbollah và
lực lượng vệ binh cách mạng tại Tehran.
Năm 2004, ông Cohen được
bổ nhiệm làm chỉ huy các chiến dịch của Mossad chống lại Iran trong
khuôn khổ cái gọi là “Kế hoạch Daniel”.
Lực lượng của ông còn có
sự bổ sung của đơn vị quân đội mang mật danh 8200 bao gồm các chuyên gia
hàng đầu về thu thập thông tin và tác chiến trên không gian mạng, giúp
họ có thể giải mã nhiều thông điệp quan trọng của chính phủ Iran.
Theo
nhiều nguồn tin, với sự giúp đỡ của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA),
họ đã tạo ra một loại virus máy tính nguy hiểm có tên Stuxnet lây nhiễm
trên các máy tính điều khiển các thiết bị ly tâm tại nhà máy hạt nhân
Natanz, làm cho chương trình hạt nhân của Iran bị chậm tiến độ mất một
vài năm.
Ngoài vũ khí điều khiển học, một trò ưa thích nữa của
Mossad chính là tiến hành các vụ ám sát. Theo nhà báo Ronen Bergman
trong cuốn sách “Rise and Kill First: The Secret History of Israels
Targeted Assassinations”, Israel đã tiêu diệt một số lượng người nhiều
hơn bất kỳ một quốc gia phương Tây nào tính từ năm 1945 tới nay.
Điển
hình như vào tháng 2-2008, Mossad với sự hỗ trợ của CIA đã tiêu diệt
được Imad Mugniyeh, người đứng đầu phe quân sự của Hezbollah, cũng là
một trong những đồng minh hàng đầu của Iran.
Vài tháng sau, một
tay súng bắn tỉa Israel từ trên tàu đã thành công trong việc bắn hạ viên
tướng Syria Suleiman, người khi đó đang điều hành chương trình hạt nhân
của nước này, khi ông ta ăn tối với khách trên căn nhà sát biển của
mình.
Từ
năm 2009, Mossad đã lập một danh sách hơn chục các nhà khoa học và
chuyên gia trong chương trình hạt nhân của Iran cần phải tiêu diệt.
Nhiều nhân vật trong danh sách này đã lần lượt bị ám sát không lâu sau
đó.
Ngày 12-1-2010, nhà vật lý nổi tiếng Masoud Ali Muhammadi thiệt mạng tại Tehran sau vụ nổ của một chiếc xe mô tô bị gài bom.
Vài
tháng sau, một số kẻ lạ mặt đi mô tô đã gắn bom nam châm lên xe của hai
chuyên gia Iran. Một trong số này, giáo sư Fereydun Abbasi đã may mắn
sống sót. Tiếp đó là một loạt các nhà khoa học và quan chức quân đội đã
bị ám sát trong giai đoạn từ 2011 đến 2013.
Chưa kể một số kỹ sư
Nga bị thiệt mạng trong một tai nạn hàng không đáng ngờ vào tháng
6-2011, khi họ có kế hoạch tới Natanz để sửa chữa các thiết bị ly tâm
tại đây. Mossad chỉ thực sự tạm dừng các hoạt động ám sát, sau khi cộng
đồng quốc tế ký kết với Iran một thỏa thuận hạn chế các hoạt động hạt
nhân của họ để đổi lấy việc gỡ bỏ một phần các biện pháp cấm vận.
Cho
tới thời gian gần đây, những chiến dịch bí mật của Mossad có vẻ lại gia
tăng cường độ. Vào một đêm lạnh giá tháng giêng năm 2018, một số bóng
đen đã lẻn vào một nhà kho ở phía nam Tehran, phá các két sắt, chất lên
một chiếc xe hòm hàng chục kiện hàng rồi chạy về phía biên giới
Azerbaijan.
Đó chính là một chiến dịch của Mossad nhằm lấy cắp tại
Iran hơn 50 ngàn trang tài liệu và 200 đĩa chứa dữ liệu mật về chương
trình hạt nhân của nước này.
Không hề che giấu sự tự hào về thành
công của chiến dịch đã được chuẩn bị trong suốt 2 năm, Benjamin
Netanyahu vào ngày 30-4-2018 đã công khai giới thiệu trên truyền hình về
những tài liệu lấy cắp trên, nhằm thuyết phục công luận quốc tế về việc
Tehran vẫn chưa từ bỏ âm mưu tiếp tục chương trình hạt nhân của mình.
“Sô diễn” đặc biệt trên diễn ra không lâu trước quyết định của Donald
Trump rút khỏi thỏa thuận quốc tế với Iran.
Về phần mình, người
Iran tất nhiên cũng không ngồi yên chịu trận trong cuộc chiến trên. Các
cơ quan mật vụ của nước này từ nhiều năm đã theo dõi khá chặt chẽ các
điệp viên của Mossad và những nguồn tin của họ.
Năm 2007, họ bắt
giữ tay kỹ sư Ali Ashtari bị Mossad tuyển mộ và treo cổ anh ta chỉ một
năm sau đó. Mật vụ Iran tìm cách tuyển mộ các thương gia tại Israel,
cũng như tổ chức ám sát trả đũa một số nhà ngoại giao Israel tại Ấn Độ
và Thái Lan.
theo An Ninh Thế giới
Hồ sơ mật về minh tinh Đức Quốc Xã hé lộ vỏ bọc hoàn hảo của mạng lưới điệp viên Liên Xô
Quang Huy |
5
Marika Rökk. (Ảnh: Ullstein Bild/Getty Images)
Marika Rökk sinh năm 1913 tại Cairo, Ai Cập là một minh tinh màn bạc sáng chói nhất của nước Đức vào thời kỳ Quốc Xã.
Theo tư liệu từ trang Gli Occhi Della Guerra
(Italy), sự thành công của Rökk gắn liền với sự phát triển thăng hoa của
chủ nghĩa phát xít (năm 1933).
Trong năm này, công ty
Universum Film AG (UFA) đã ký với bà một bản hợp đồng mà nhờ đó bà nhanh
chóng trở thành ngôi sao thực sự của các vở nhạc kịch, sánh ngang với
những sản phẩm đến từ Hollywood.
Tất cả những bộ phim
này đều là sản phẩm tuyên truyền của phát xít Đức, do Bộ trưởng tuyên
truyền Joseph Goebbels, một chuyên gia và người hâm mộ điện ảnh, trực
tiếp chỉ đạo. Chúng không bao giờ được trình chiếu ở nước ngoài.
Nổi tiếng sau khi tham gia bộ phim Leichte Kavallerie (Khinh kỵ) năm 1935, Rökk trở thành một trong những ngôi sao sáng giá nhất thời kỳ này. Bà
là nữ nghệ sĩ đầu tiên tham gia bộ phim màu của Đức "Những người phụ nữ
vẫn là những nhà ngoại giao giỏi" năm 1941 cặp đôi với nam tài tử Willy
Fritsch.
Bà gặt hái được thành công lớn nhờ bộ phim "Cô gái ước mơ của tôi" (năm 1944) do chồng của mình, ông Georg Jacoby, biên kịch.
Trong
số những bộ phim thú vị nhất của Rökk phải kể đến vai diễn Nastasya
Petrovna trong phim "Giữa vũ hội ồn ào" (năm 1939) của Carl Froelich.
Marika Rökk, thành danh trong thời kỳ Quốc Xã, đã diễn xuất trong gần 40 tác phẩm điện ảnh (Ảnh: Ronald Grant)
Nữ điệp viên KGB
Marika
Rökk trút hơi thở cuối cùng tại thành phố Baden của Áo vào năm 2004,
hưởng thọ 91 tuổi. 13 năm sau đó, một phát hiện gây sốc về cuộc đời nữ
minh tinh nổi tiếng được hé lộ.
Tài
liệu tối mật hàng đầu của tình báo Anh được giải mã, mà tờ Guardian
(Anh) công bố vào tháng 2/2017, xác nhận Rökk từng là nữ điệp viên của
Liên Xô.
"Nhiều khả năng bà đã trở
thành điệp viên của Ủy ban an ninh quốc gia Liên Xô (KGB) nhờ viên quản
lý của mình, ông Heinz Hoffmeister, người cũng hợp tác với cơ quan tình
báo Liên Xô. Hiện vẫn chưa rõ ràng vai trò của Rökk, và điều quan trọng
là bà đã chuyển những thông tin tình báo nào", tờ báo của Anh viết.
Krona
là tên mạng lưới mà bà tham gia. Qua hệ thống này, những thông tin quân
sự tối mật được chuyển cho tình báo Liên Xô, bao gồm cả các kế hoạch
của Đức liên quan tới chiến dịch "Barbarossa" và trận đánh Kursk.
Mạng lưới được dẫn dắt bởi điệp viên Liên Xô huyền thoại
Yan Chernyak, nổi tiếng với biệt danh "người không bóng". Chính
Chernyak cũng được tình báo quân đội Liên Xô chiêu mộ khi ông học tập ở
Berlin thập niên 1940.
Mạng lưới
của Chernyak gồm khoảng 35 điệp viên, bao gồm các chủ nhà băng, các quan
chức quân sự và thư ký, cũng như những nghệ sĩ như Olga Chekhova, Guardian cho hay.
Bị tình báo Đức theo dõi
Cuộc
sống hai mang của Rökk đã bị cơ quan tình báo Tây Đức, đặt tên theo nhà
sáng lập Reinhard Gehlen (nay là BND), phát hiện vào năm 1951.
Trong
tài liệu từ tháng 11/1951, được tạp chí Bild (Đức) công bố mới đây, các
cơ quan mật vụ đã đề cập tới "những mối quan hệ của nữ nghệ sĩ với tình
báo Liên Xô".
Trong năm đó, nữ minh tinh màn bạc
tuyên bố giải nghệ sau 16 năm hoạt động trên sân khấu. Các tờ báo viết
rằng Rökk muốn giành thời gian cho cửa hàng của mình ở Dusseldorf. Nhưng
các chứng cứ của những cơ mật vụ Đức cho thấy đó là cái cớ hợp lý để bà
tiếp tục làm việc cho KGB.
Theo Guardian, hồ sơ
được giải mã không tiết lộ liệu Marika Rökk có biết chuyện bà bị tình
báo Đức nghi ngờ làm gián điệp cho Nga hay không, cũng như chưa rõ có
bất kỳ hành động nào từ Berlin để ngăn cản bà.
Lệnh cấm
mà Rökk bị áp đặt trong giai đoạn cuối Thế chiến II bởi "có mối quan hệ
gần gũi với ban lãnh đạo Quốc Xã" đã giúp bà giữ được vỏ bọc trong nhiều
năm sau đó.
Heinz
Hoffmeister (ghế trước bên trái), người đã tuyển mộ Rökk, được nhìn
thấy ngồi chung xe với Maria Callas, giọng nữ cao Opera nổi tiếng thế
giới của thế kỷ XX, năm 1959. (Ảnh: Ullstein Bild/Getty Images)
"Thần tượng" của Hitler và người tình của Goebbels?
Nhiều
sự lựa chọn đã được dành cho nữ diễn viên, vũ công tài ba từng lớn lên
tại Budapest, khi điện ảnh Đức cố gắng đuổi kịp nền điện ảnh phát triển ở
Mỹ.
Người ta cho rằng Marika Rökk là một trong những nữ
diễn viên yêu thích nhất của Adolf Hitler, cũng như có mối quan hệ tình
nhân với Bộ trưởng Goebbels.
Bà thường xuyên tham gia
cùng với Johannes Heesters trong những bộ phim tuyên truyền. Người ta
hâm mộ Rökk không chỉ về tài năng diễn xuất mà còn vì chất giọng đậm
chất Hungary mà nhờ đó bà trở thành người đẹp ngoại lai trong mắt những
người Đức.
Tấm thiệp năm 1940, mà trong đó nữ minh tinh
Rökk bày tỏ sự cảm ơn Quốc trưởng Hitler tặng hoa cho mình, hiện nay
đang được trưng bày tại Bảo tàng điện ảnh ở Berlin.
theo Trí Thức Trẻ
Sự thật về nữ điệp viên tài sắc vẹn toàn trong "Sắc, Giới"
Thiên Hà |
5
Nữ diễn viên Thang Duy tái hiện hình ảnh Trịnh Bình Như trong "Sắc, Giới". (Ảnh sưu tầm)
Không phản bội tổ chức như nhân vật Vương Giai Chi trong "Sắc,
Giới", nguyên mẫu ngoài đời thực của nữ điệp viên này có cái kết đáng
buồn hơn gấp nhiều lần.
Tháng 7/1937,
hình ảnh cô người mẫu xuất hiện trên ảnh bìa tạp chí Lương Hữu - tạp chí
nổi tiếng và có sức ảnh hưởng lớn tại Trung Quốc thời điểm đó - đã
khiến hàng vạn nam giới Thượng Hải chết mê chết mệt.
Tuy nhiên, hầu hết không ai biết rằng, đằng sau hình ảnh trang nhã, yêu kiều là thân phận của một nữ điệp viên ưu tú - Trịnh Bình Như.
Câu chuyện của bà sau này được tái hiện qua hình ảnh nữ điệp viên Vương Giai Chi trong tác phẩm điện ảnh "Sắc, Giới" năm 2007 của đạo diễn Lý An.
Cuộc gặp gỡ định mệnh
Điệp
viên kỳ cựu của Quốc dân đảng, Trần Bảo Hoa (1907 - 1975), đi tham dự
buổi dạ hội vào một tối mùa thu năm 1937. Trong bữa tiệc, ông bất ngờ
nhận ra Bình Như - mỹ nữ xinh đẹp đã xuất hiện trên ảnh bìa tạp chí
Lương Hữu trước đó không lâu.
Trịnh Bình Như. (Ảnh: Baidu)
Sau
khi bắt chuyện, Trần phát hiện Bình Như vẫn đang là sinh viên của Học
viện Pháp chính Thượng Hải và chiêu mộ bà tham gia Trung Thống, tức Cục
điều tra thống kê thuộc Ban chấp hành trung ương Quốc dân đảng Trung
Quốc, một cơ quan tình báo quan trọng của Quốc dân đảng.
Trịnh
Bình Như (1918 - 1940), xuất thân trong gia đình danh giá ở Chiết
Giang, với vẻ đẹp sắc sảo, thông minh, là người đẹp nổi tiếng Thượng Hải
lúc bấy giờ.
Cha là Trịnh Việt, từng du học ở Nhật Bản. Sau này, ông theo đuổi học thuyết cách mạng của Tôn Trung Sơn (1866 -1925), gia nhập Đồng Minh hội và có địa vị cao trong Quốc Dân Đảng.
Mẹ
là Hanako Kimura, tiểu thư của một dòng họ nổi tiếng tại Nhật Bản. Sau
khi kết hôn, bà đã theo chồng về Trung Quốc và đổi tên là Trịnh Hoa
Quân.
Đồng minh hội,
tên gọi đầy đủ là Trung Quốc cách mạng đồng minh hội. Đây là chính đảng
cách mạng của giai cấp tư sản do Tôn Trung Sơn sáng lập và lãnh đạo từ
năm 1905, sau đó sáp nhập cùng 4 đảng phái khác thành Quốc dân đảng vào
năm 1912.
Cái gật đồng ý của Bình Như cũng nhận được sự đồng tình từ cha mẹ, những thành viên của Đồng minh hội.
Dưới sự đích thân chỉ dạy của Trần Bảo Hoa, Bình Như nhanh chóng trở thành nữ điệp viên xuất sắc.
Với
các mối quan hệ từ cha mẹ và tinh thông tiếng Nhật, bà xâm nhập vào
hàng ngũ cao cấp quan chức Nhật Bản ở Thượng Hải và lấy được nhiều thông
tin cơ mật.
Trong đó, quan
trọng nhất khi bà đã hai lần dò la được thông tin tình báo Uông Tinh Vệ
(1883 - 1944), "có động thái bất thường".
Uông ban đầu
là thành viên quan trọng trong chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của Tôn
Trung Sơn, sau chuyển sang kết giao với người Nhật, thành lập chính
quyền Uông Tinh Vệ (1940) nên bị coi là Hán gian.
Bình Như đã báo cáo thông tin về Uông cho tổ chức nhưng đáng tiếc khi đó không được chú ý.
Chỉ đến khi Uông Tinh Vệ rời Trùng Khánh đầu quân cho Nhật thì tổ chức bắt đầu xem trọng bà.
Sau đó, họ giao nhiệm vụ ám sát Đinh Mặc Thôn cho bà.
Mỹ nhân kế - hai lần ám sát hụt "siêu đặc vụ"
Đinh
Mặc Thôn, từng gia nhập đảng Cộng sản Trung Quốc, sau đó chuyển sang cơ
quan tình báo Trung Thống của Quốc dân đảng - cùng tổ chức với Uông
Tinh Vệ.
Sau
khi Uông rời Quốc dân đảng sang đầu quân cho Nhật vào năm 1938, Đinh
cũng bị lôi kéo bán thông tin tình báo của tổ chức này cho Nhật.
Sau đó, Đinh trở thành Chủ nhiệm Tổng bộ đặc công số 76, nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Uông Tinh Vệ và trở thành mục tiêu ám sát của Trung Thống.
Tuy nhiên, do nắm vững hoạt động của Trung Thống, lại nhanh nhạy và đa nghi nên ông ta nhiều lần thoát nạn.
Ảnh trong phim "Sắc, Giới".
Biết Đinh Mặc Thôn có tính háo sắc, Trần Bảo Hoa đã nhanh chóng sắp xếp cho Bình Như tiếp cận và tìm cơ hội thuận lợi ra tay.
Lợi dụng sắc đẹp và mối quan hệ "thầy trò cũ", Bình Như trở thành thư ký riêng, từng bước khiến Đinh "cắn câu".
Lần
đầu hành động, bà mời Đinh đến nhà làm khách. Một đội mật vụ đánh úp
được Trung Thống cử đến bao vây phía căn nhà. Tuy nhiên, do đa nghi nên
khi xe đến gần nhà bà, Đinh Mặc Thôn bất ngờ đổi ý, quay xe bỏ đi. Kế
hoạch ám sát lần đầu thất bại.
Đinh Mặc Thôn (1901 - 1947), người Hồ Nam, Trung Quốc.
Đinh và Bình Như được biết đến với quan hệ thầy trò.
Khi
làm Hiệu trưởng trường Trung học Dân Quang (Thượng Hải) nơi Bình Như
theo học, Đinh đã mến mộ tài sắc và thành tích học tập của bà.
Trung Thống tiếp tục ra quyết định cho Bình Như tìm thời cơ, tiến hành ám sát Đinh lần hai.
Ngày 21/12/1939, Đinh mời bà đến ăn cơm ở nhà một người bạn ở khu Hộ Tây, Thượng Hải.
Sau bữa tối, hai người ngồi cùng xe về, khi xe chạy qua cửa hàng đồ da Siberia trên đường Gordon (nay là Giang Ninh), Bình Như lấy lý do muốn mua quà Giáng sinh nên nài nỉ Đinh vào chọn áo khoác giúp bà.
Theo
phản ứng nghề nghiệp, Đinh thấy đây không phải là địa điểm hẹn trước
nên chỉ đồng ý dừng lại khoảng nửa tiếng vào cửa hàng với bà.
Trong
lúc, bà đang chọn áo, Đinh Mặc Thôn đột nhiên phát hiện bên ngoài cửa
kính có hai người khả nghi đang theo dõi. Linh tính chuyện chẳng lành,
đặc vụ lão luyện này rút từ trong túi ra một nắm tiền đưa cho bà và nói:
"Em tự chọn nhé, anh đi trước đây".
Nói xong, Đinh chạy vội ra ngoài, chui thẳng vào xe chống đạn đang mở cửa chờ sẵn.
Các điệp viên Trung Thống quá bất ngờ trước việc Đinh bỏ chạy nên không kịp trở tay.
Khi tiếng súng vang lên, Đinh Mặc Thôn đã an toàn trong xe và thoát thân. Kế hoạch ám sát lần hai lại thất bại.
Để con mồi vuột ngay trước mắt, Bình Như vừa không cam lòng nên quyết định một mình "vào hang cọp bắt cọp".
Mấy
ngày sau, bà mang theo một khẩu súng lục giấu kỹ trong người và tự lái
xe đến văn phòng gặp Đinh tại số 76 đường Jessfield (nay là đường Vạn
Hàng Độ). Tuy nhiên, ngay tại đây, khi chưa kịp ra tay, bà đã bị bắt và
giam giữ.
Bức ảnh được cho là gia đình nữ điệp viên Trịnh Bình Như chụp năm 1924. (Ảnh sưu tầm)
Cái chết "hơn trên chiến trường"
Trong
quá trình thẩm vấn, Bình Như phủ nhận quan hệ với Trung Thống, chỉ thừa
nhận việc ám sát Đinh do muốn trả thù việc mình bị lừa gạt tình cảm.
Tuy
rất tức giận vì bị người tình ám sát nhưng do quá say mê sắc đẹp của bà
nên Đinh không muốn giết mà chỉ muốn giam cầm bà một thời gian rồi thả
ra.
Trong thời gian bị giam giữ, Trần Bích Quân - vợ của Uông Tinh Vệ khuyên bà nên đầu quân cho Uông nhưng bà không đồng ý.
Sau
này, họ dùng bà làm con tin và ép cha bà nhận làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp
của chính phủ Uông để đổi lại mạng sống của bà nhưng ông kiên quyết từ
chối dù rất thương con.
Phía Uông Tinh Vệ đã rất tức giận nên kiên quyết hạ lệnh giết bà. Tháng 2/1940, bà bị bí mật đưa đi hành quyết.
Vào
buổi chiều tối tháng Giêng, người của Uông nói sẽ đưa bà đi "xem phim".
Theo thói quen, bà đã trang điểm và ăn mặc rất đẹp. Khi xe tù dừng lại
trước bãi đất hoang, bà hiểu ra nhưng vẫn nhẹ nhàng bước xuống, quay
đầu nói người lính: "Sạch sẽ một chút, đừng để ta nhem nhuốc".
Tiếng súng vang lên, Bình Như trúng liền ba phát. Bà qua đời ở tuổi 22.
Nội dung trong tiểu thuyết "Sắc Giới"
xuất bản năm 1950 của nữ nhà văn Trương Ái Linh (1920 - 1995) và tác
phẩm điện ảnh cùng tên của đạo diễn Lý An đều dựa trên câu chuyện của
Trịnh Bình Như.
Tuy nhiên, hành động
ám sát Đinh Mặc Thôn của bà lại bị biến thành việc bà dùng sắc đẹp quyến
rũ, sau lại động lòng thật với Đinh, phản bội lại tổ chức. Do đó, trong
một thời gian dài Bình Như đã bị chỉ trích là "tình nhân của Hán gian".
Không
chỉ văn học, điện ảnh mà báo chí Trung Quốc sau này cũng có nhiều bài
viết trái chiều về bà. Việc này đã bị em gái bà là Trịnh Thiên Như (hay
còn gọi Trịnh Tĩnh Chi) phủ nhận và chỉ trích là "bôi nhọ danh dự".
theo Trí Thức Trẻ
Tưởng lấy được tài liệu mật, gián điệp kinh tế Trung Quốc sa bẫy Mỹ, gặp ngay cảnh sát
Minh Khôi |
32
Mỹ cáo buộc các gián điệp kinh tế Trung Quốc đang cố gắng đánh cắp các bí mật thương mại. Ảnh: BBC.
Tháng 4/ 2018, Xu Yanjun, quốc tịch Trung Quốc, có mặt
tại Bỉ để bắt đầu kỳ nghỉ châu Âu. Tuy nhiên các nhà chức trách Mỹ chắc
chắn rằng, người này không phải là khách du lịch.
Gián điệp kinh tế sa lưới
Xu được
cho là đã đến để gặp một một chuyên gia về thiết kế động cơ máy bay của
hãng GE Aviation. GE, chuyên cung cấp động cơ cho cả máy bay thương mại
và quân đội, là công ty đã dành hàng thập kỷ và hàng triệu USD để phát
triển vật liệu tổng hợp cho phép tăng độ bền của cánh quạt động cơ với
trọng lượng và giá thành thấp.
Xu, đang mong đợi người Mỹ trao các bí kíp, bị cáo buộc là thuộc Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc (MSS).
Xu Yanjun bị cáo buộc là gián điệp kinh tế. Ảnh: BBC.
Diễn
biến sự việc chắc hẳn đã làm Xu không khỏi bất ngờ. Thay vì là chuyên
gia người Mỹ, cảnh sát Bỉ đã đến cuộc hẹn gặp Xu với một lệnh bắt giữ
quốc tế do FBI ban hành.
Theo cáo buộc, hoạt động đánh cắp thông
tin của Xu đã manh nha từ tháng 3/2017, khi nhân viên người Mỹ của GE
Aviation bắt đầu nhận được email từ một người nào đó từ Đại học Hàng
không và Thiên văn học Nam Kinh (NUAA).
Vào tháng 5/2017, lời đề
nghị về báo cáo kỹ thuật cao cấp của loại vật liệu mới cho động cơ của
GE đã được người này đưa ra, cùng với lời mời chuyên gia người Mỹ tới
Trung Quốc để nói chuyện vào ngày 2/6.
Đó là lúc nhân viên người
Mỹ gặp mặt chủ nhân các email - Xu Yanjun - tự xưng là kỹ sư tên Qu Hui,
đang làm việc tại một tổ chức quảng bá khoa học và công nghệ, nhưng
thực chất lại là nhân viên MSS tỉnh Giang Tô.
Theo cáo trạng, Xu
đã chi trả mọi chi phí ăn, ở của kỹ sư người Mỹ và một khoản phí 3.500
USD cho cuộc nói chuyện giữa hai người. Hai người sau đó vẫn tiếp tục
giữ liên lạc với nhiều tài liệu đã được gửi qua.
Dường
như ngày càng rõ ràng rằng chuyên gia người Mỹ được yêu cầu cung cấp
những thông tin nhạy cảm của công ty mình. Vào tháng 2/2018, kỹ sư người
Mỹ đã gửi cho Xu một bản thuyết trình mà trang đầu tiên có logo công ty
và lời cảnh báo rằng đây là nội dung được bảo mật thuộc về GE.
Xu
sau đó vẫn tiếp tục gửi các yêu cầu khác, thậm chí đề nghị thảo luận
trực tiếp về cả các bí mật thương mại, đồng thời khuyên người kỹ sư nên
tạo một thư mục sao chép dữ liệu từ máy tính của công ty mình.
"Nếu chúng ta đồng ý hợp tác với nhau thì đây chắc không phải là lần cuối đâu", Xu nói với đối tác người Mỹ.
Tuy
nhiên tập tin đó đã được chỉnh sửa để loại bỏ các thông tin quan trọng
bởi lúc này, GE Aviation đã phát hiện ra sự việc. Thực tế, chuyên gia
người Mỹ - người sau này không bị truy tố - đã hợp tác với GE và cơ quan
thực thi pháp luật. Xu hẳn nhiên không biết những hành động liên lạc đã
trở thành bằng chứng chống lại mình.
Cuối cùng, Xu sa lưới tại Bỉ vào ngày 1/4/2018. Chiến dịch lớn của Washington
Mỹ
tuyên bố nhiệm vụ của Xu Yanjun là lấy cắp thông tin kỹ thuật từ các
công ty hàng không và hàng không vũ trụ ở Mỹ và châu Âu. Theo cáo trạng,
kể từ năm 2013, tên này đã làm việc với các trường đại học và tổ chức
Trung Quốc để xác định và lựa chọn mục tiêu là các kỹ sư cụ thể đang nắm
giữ những bí mật mà Trung Quốc cần, sau đó truyền dữ liệu cho chính
phủ, học viện và các công ty Trung Quốc.
Luật sư người Mỹ của Xu
từ chối bình luận, nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì tuyên bố vụ việc
này đơn thuần chỉ là một sự bịa đặt.
Xu
đã trải qua 6 tháng giam giữ trước khi bị dẫn độ về Mỹ, trong khi các
phiên xét xử có thể diễn ra vào năm 2019. Công dân Trung Quốc vẫn một
mực phủ nhận tội danh âm mưu và cố gắng thực hiện hành vi gián điệp kinh
tế và trộm cắp bí mật thương mại.
Trường
hợp của Xu là một động thái chưa từng có tiền lệ nhưng được xem như là
một phần trong chiến dịch gia tăng của Washington trong việc đối đầu với
mạng lưới gián điệp Trung Quốc.
Chính quyền Trump đã quyết tâm
đẩy lùi hoạt động gián điệp của Trung Quốc bằng cách theo đuổi một chiến
lược truy tố liên tiếp các cá nhân Trung Quốc, như Xu, trong các tháng
gần đây, khi các cáo trạng khác nhau đã vạch trần những âm mưu đánh cắp
công nghệ liên quan đến chip bán dẫn, vật liệu nhẹ và thậm chí là cả gạo
biến đổi gen.
Mỹ nói rằng Xu Yanjun chính là một điển hình trong
kế hoạch của Trung Quốc, khi đào tạo các quan chức tình báo làm việc
trực tiếp với các công ty Trung Quốc để đánh cắp các bí mật kỹ thuật từ
phương Tây và sau đó sử dụng chúng để thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. Trung Quốc đứng đầu các mối đe dọa an ninh quốc gia Mỹ
Cựu
quan chức FBI, hiện là giám đốc của Trung tâm phản gián và an ninh quốc
gia Mỹ Bill Evanina khẳng định: "Đối với quan điểm về các mối đe dọa
nền an ninh quốc gia của người Mỹ, Trung Quốc đến nay vẫn là số một".
Xu
không phải là người duy nhất bị cáo buộc thực hiện các hành vi gián
điệp liên quan đến hàng không. Trong một vụ việc khác từ tháng 11/2013,
một điệp viên Trung Quốc được cho là đã gặp nhân viên Trung Quốc thuộc
một công ty hàng không vũ trụ Pháp có văn phòng tại Tô Châu. Theo cáo
trạng chi tiết của Mỹ thì hai người này sắp xếp rằng họ sẽ giả vờ va vào
nhau tại một nhà hàng, mà món hàng được trao là "con ngựa".
"Con
ngựa" được nhắc đến chính là phần mềm mã độc Ngựa Trojan, được lên kế
hoạch là nhằm lây nhiễm virus cho máy tính của toàn công ty Pháp nói
trên. Người nhân viên gốc Hoa đã cắm chiếc USB chứa mã độc vào máy tính
tại công ty mình vào ngày 25/1/2014 và tối đó anh ta đã nhắn tin cho
nhân viên tình báo Trung Quốc.
Một tháng sau, các máy tính của
công ty đều cho thấy dấu hiệu hiệu liên hệ với một tên miền do tin tặc
Trung Quốc kiểm soát. Điều này thu hút sự chú ý của Mỹ, khiến nước này
thông báo cho tình báo Pháp.
Họ đã liên lạc với công ty nói trên
để tiến hành điều tra ngay sau đó. Tuy nhiên các tin tặc đã nhận được
mật báo và tên miền đã bị xóa ngay lập tức hòng che đậy dấu vết.
Mỹ
cáo buộc rằng từ năm 2010 - 2015, nhóm tin tặc này - do một sĩ quan
tình báo Trung Quốc lãnh đạo - đã làm việc với các nhân viên ở Trung
Quốc để đánh cắp nhiều dữ liệu mật liên quan đến động cơ phản lực được
sử dụng trong máy bay thương mại.
Tuy
nhiên, không bị cáo nào bị đưa ra xét xử. Bản cáo trạng chỉ được xem
như là một phần trong chiến lược của Washington nhằm cảnh báo công khai
về hoạt động phạm pháp của Trung Quốc, đồng thời phần nào gây áp lực đối
với Bắc Kinh.
Theo các quan chức Mỹ, đã có rất nhiều hình thức
tấn công mạng của Trung Quốc được ghi nhận nhưng tựu chung thì mối đe
dọa trong nội bộ thường nguy hiểm hơn nhiều so với hoạt động hack từ xa.
Theo
ông Evanina, tình báo Trung Quốc còn nhắm mục tiêu vào các thành viên
của những trang truyền thông xã hội như Linkedin. Nếu nhìn từ góc độ của
cơ quan tình báo, sẽ là một tính toán mang lại khả năng cao và rủi ro
thấp nếu gửi đi 30.000 - 40.000 email và nhận được lại được câu trả lời
của khoảng 20 - 40 người rằng: "Tôi biết công nghệ đó và tôi có thể
thuyết trình về nó". Đó thực sự là một thành công lớn.
Một năm
trước, dịch vụ an ninh Đức đã cảnh báo rằng 10.000 người Đức đã liên lạc
với các hồ sơ giả được ngụy trang thành những nhà tuyển dụng, chuyên
gia tư vấn, nhà tư tưởng hay các học giả nhưng thực chất lại là các nhân
viên tình báo Trung Quốc.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét