Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
HIỆN THỰC KỲ ẢO 114
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bí ẩn huyền bí về cái ao không ai có thể lặn tới đáy
Chuyện lạ về cái ao không ai có thể lặn tới đáy
Quang Chiến |
36
Ông Cử Xìa Ria - chỉ vị trí cô gái bị chết đuối trong câu chuyện cổ của người Mông.(Anh: Quang Chiến)
(Soha.vn) - Sau nhiều lần ngụp dưới ao tìm xác cô gái, đám thợ
lặn bó tay và bảo nhau: “Cái ao này rất lạ, lặn xuống bao nhiêu cũng
không tới đáy”.
Những câu chuyện huyền bí về ao "mắt rồng"
Ao "mắt rồng" thuộc địa phận thôn Chúng
Pả, xã Phố Cáo (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) gắn với những câu chuyện
nhuốm màu huyền bí của người dân vùng biên viễn. Nhiều người dân hiếu kỳ
từ các tỉnh thành trên cả nước đã vượt hàng trăm km đường xá hiểm trở
đến tìm hiểu về ao.
Theo chân anh cán bộ trẻ tên Cừ Mí Sính,
chúng tôi đã tìm đến để mục sở thị ao "mắt rồng”. Ao rộng chừng một
mẫu, ngự ngay dưới chân dãy núi đá sừng sững liên hoàn.
Trao đổi với chúng tôi quanh những câu
chuyện về ao "mắt rồng", cụ Cử Xìa Ria (80 tuổi, thôn Chúng Pả) nói: “
Cái ao này tiếng Mông gọi là Pà Rà. Ao có lâu lắm rồi, từ khi sinh ra
cho đến nay tôi chưa thấy ao này cạn nước bao giờ. Theo các cụ xưa
truyền lại thì đáy ao có long mạch thông ngầm vào trong lòng mấy dãy núi
phía trên nên không bao giờ cạn nước…”.
Hẳn vậy mà dù ngự ở địa hình có độ cao
gần 1.500m so mực nước biển này, với xung quanh toàn đá xù xì, ngay cả
giữa mùa khô khát, nứt nẻ…thì ao "mắt rồng” vẫn mênh mông nước.
Cũng theo cụ Cử Xìa Ria, gia phả của họ
tộc ông còn chép lại câu chuyện về vùng đất này như sau: Xưa kia, ngoài
con rồng ở làng Chúng Pả của xã Phố Cáo (hiện nay) thì còn 2 con rồng
khác, một ở xã Phố Bảng, một ở Lô Lô Chải và Thèn Tả (Lũng Cú, Đồng
Văn). Con rồng ở Phố Cáo và rồng Phố Bảng thì ở gần dậu, tính tình xung
khắc nên thường xuyên tranh giành thạch giới, không bên nào nhượng bên
nào. Kết quả của những trận quyết chiến liên miên, rồng ở làng Chúng Pả
bị đả trọng thương và rơi xuống chân dãy núi đầu làng. Vì thế nên hiện
nay phía trên vách núi gần đó vẫn còn in những hàng sọc ngang đều nhau
màu đỏ nhìn rất kì dị, đó là vết máu của rồng Chúng Pả.
Ông
Cử Mí Sùng (74 tuổi, thôn Chúng Pả) cũng kể cho chúng tôi lại nghe được
những xuất tích thú vị về ao "mắt rồng". Ngày nọ, có một cô gái trẻ ra
ao rửa ráy không may đã sảy chân, ngã xuống ao. Nhiều ngày sau vẫn không
ai tìm thấy xác cô gái, thương con tột độ, người nhà đã thuê đủ các tay
thợ lặn giỏi nhất vùng về ngụp lặn ngày đêm tìm kiếm. Cuối cùng, đám
thợ lặn đành bó tay ra về. Hỏi tại sao, họ chỉ bảo: Cái ao này rất lạ,
lặn xuống bao nhiêu cũng không tới đáy”. Sự việc này khiến dân làng
Chúng Pả hoang mang.
Sợ tai ương tiếp tục ập đến, người làng
đã họp bàn và mời hơn chục người Tày “cao tay” yểm bùa ở Yên Minh (Hà
Giang) lên trấn yểm. Đám người Tày bảo giữa ao có một cái hố rất sâu,
lặn xuống mấy cũng không chạm được đáy. Người lặn giỏi nhất sau một hồi
ngụp lặn thì phải chồi lên mặt nước gấp gáp, hai tai ù tê đi vì áp lực
của độ sâu. Sau cùng, họ đã phải dùng đến 9 cái chậu sắt rộng 3 - 4
thước để bịt cái hố ở đáy ao lại. Sau khi xong việc trở về, toán người
yểm bùa còn dặn dân làng xung quanh không được tắm giặt, hay dùng nước
ao để làm thịt súc vật, làm vậy bùa yểm sẽ bị phá, nước sẽ phun lên trào
ra xung quanh hại làng. Từ đó, câu chuyện ao "mắt rồng" được người đời
truyền miệng lại như truyền thuyết đầy màu huyền bí.
Ao là một bên mắt của rồng?
Từ bao đời nay ao "mắt rồng” không lúc
nào cạn. Chỉ cách chừng 100m về hướng nam của ao vẫn hiện diện một cái
ao nhỏ. Điều lạ lùng là về mùa khô cái ao nhỏ này cạn trơ đáy mặc dù nó
nằm ở vị trí thấp hơn so với ao "mắt rồng”. Chúng tôi đem thắc mắc này
hỏi, các cụ cao niên cho hay đó là bên mắt bị thương của rồng. Có lẽ sau
khi vận lộn, rống Chúng Pả đã bị mất đi một bên mắt, để lại bên mắt
lành như một chứng tích, với mênh mông nước và để lại câu chuyện thực hư
cho đời (?!).
Trao đổi với chúng tôi, bà Phạm Thị
Hiền, Chủ tịch xã Phố Cáo cho biết: “ Ao "mắt rồng" là một hiện tượng
độc đáo của tự nhiên ở địa phương chúng tôi từ lâu. Những câu chuyện hư
thực đồn đoán bên lề có thể chỉ là truyền miệng mang màu sắc li kì và
chưa có bằng chứng khoa học nào kiểm chứng được.
Bà Hiền cho biết thêm, hiện địa phương
đang có kế hoạnh xây dựng kè xung quanh để bảo vệ ao "mắt rồng” và có
thể qui hoạch nó thành một cái hồ làm nơi tham quan, ngắm cảnh, dự trữ
nước ngọt cho xã.
Cũng từ bao đời nay, ao "mắt rồng" là
kho chứa nước ngọt dồi dào của dân làng. Đồng bào còn mạnh dạn đem thả
cá, đặc biệt cá được thả vào ao không ai chăm sóc mà lớn như thổi, khi
bắt lên con nào con nấy béo mũm. Có con cá chép vàng ươm, dâu dài hàng
phân được bà con dâng lên tế thần linh, sau đó chia đều số cá bắt được
cho cả làng cùng ăn.
theo Trí Thức Trẻ
Những câu chuyện rùng rợn xung quanh mó nước “âm dương” xứ Mường
18/01/2014 09:24
Long Nhất
(Kênh 13) – Hễ bầy quạ nào bay đến đậu gần một mó nước
kêu thảm thiết thì tất sẽ có người bị ốm liệt giường rồi chết ngay sau
đó.
Đó là những chuyện kỳ lạ đang gây xôn xao ở bản Thường Sung, xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan (Ninh Bình). Chuyện tình vọng phu bên mó nước
Hai mó nước “âm dương” chảy ra từ trong khe đá ngay dưới chân núi
thuộc bản Thường Sung, xã Kỳ Phú. Những bí ẩn về mó nước này được gắn
với câu chuyện tình giữa một sơn nữ và vị tướng Cao Sơn ở thời Hùng
Vương thứ 18.
Cụ Quách Đức Thập kể lại câu chuyện
Cụ Bùi Công Đặng (82 tuổi), người bản Thường Sung cho biết: Theo các
cụ kể lại, ngày xưa vào thời Hùng vương, vua cho mở hội thi võ để chọn
người hiền tài đánh giặc giữ làng. Trong bản Thường Sung có một chàng
trai tên là Cao Sơn, người cao lớn và giỏi võ. Chàng đem lòng thương yêu
một sơn nữ sắc đẹp nghiêng trời tên là Ả Trắng. Trước khi đi thi võ
chàng đã cùng nàng thề non, hẹn biển chờ đến ngày trở lại mới kết duyên.
Sau một thời gian cô gái ở nhà nghe tin người yêu đỗ quan to được
phong thần. Tuy nhiên, khi nàng cứ chờ đợi hết năm lại đến năm mà vẫn
không thấy tin tức nào về chàng trai, nàng nghĩ chàng Cao Sơn đã phụ
tình không còn nhớ đến mình nữa. Vì buồn tủi, vô vọng nàng đã bỏ bản vào
rừng biệt tăm từ đó và cũng không ai biết nàng đi đâu. Dân bản nơi đây
cho rằng sơn nữ đã tự vẫn gần mó nước.
Miếu thờ thần Cao Sơn
Đỗ quan võ, Cao Sơn được phong tướng và nguyện ra biên ải giúp vua
dẹp giặc. Khi thắng giặc trở về bản, chàng trai tìm lại nàng Ả Trắng.
Nghe tin nàng đã vào rừng biệt tăm, không còn quay về nữa, Cao Sơn vội
lần theo gót chân cô gái men theo cánh rừng tìm. Khi đi đến mó nước phía
cuối bản thì bỗng nhiên xuất hiện một con quạ đen đậu trên cành cây sữa
kêu lên những tiếng rợn người. Chàng đã linh cảm điều không hay đã xảy
ra với người yêu mình. Để chứng minh sự chung thủy, chàng trai đã kết
liễu đời mình ngay tại đó.
Nhiều năm sau, dân bản phát hiện hai mó nước với một bên là nguồn
nước nóng ấm, mó bên cạnh nước lại mát lạnh. Người dân nơi đây cho rằng
họ đã hóa thành hai nguồn nước nóng, lạnh và đã ví hai mó nước này như
hai thái cực âm dương. Vì vậy, nguồn gốc tên gọi mó nước “âm dương” và
những câu chuyện lạ cũng xuất hiện từ đó.
Những câu chuyện rùng rợn
Cụ Quách Đức Thập (80 tuổi), một người dân sống tại đây kể rằng: “Bên
cạnh mó nước âm dương có một cây hoa sữa đã già cỗi, là chỗ trú ngụ của
bầy quạ và các loài chim khác. Cách đây đã gần hai chục năm, ông Riêu
người bản Thường Sung đã đập nát tổ quạ trên cành vì bực tức tiếng kêu
của chúng. Nhưng không may trong lúc trèo xuống, ông bỗng cảm nhận được
một luồng khí lạnh ập tới. Vì sợ hãi, bủn rủn chân tay nên ông bị ngã
xuống làm què cả hai chân. Không lâu sau ông ốm nặng, nằm liệt giường
rồi qua đời.
Cụ Thập đưa chúng tôi xem miếu thờ sơn nữ Hoa Trắng
Khoảng vài năm sau bản này lại xảy ra chuyện kỳ lạ, huyền bí có liên
quan đến bầy quạ và mó nước âm dương. Một hôm có con quạ đen ở đâu bay
đến bắt mất con vịt của nhà ông Quách Văn Kính, cha con họ đuổi theo thì
con quạ đó đậu ngay trên cành cây sữa cạnh miếu (nơi người dân thờ cúng
tướng Cao Sơn và nàng Ả Trắng). Khi giương nỏ bắn trúng con quạ rơi
xuống đất, cha con ông liền đem về nhà làm thịt ăn.
Tuy nhiên, được mấy hôm sau ông Kính đau bụng quằn quại. Vợ ông cuống
quýt đi tìm thầy lang xin thuốc chữa nhưng không khỏi. Vài hôm sau ông
qua đời. Còn đứa con ông Kính cũng trở nên điên dại, nói năng linh tinh.
Bỗng một hôm bà mẹ đi chợ ở nhà không có ai trông con, lúc bà trở về đã
thấy thằng con chết ở dưới ao trước nhà. Người dân cho rằng, cha con
ông Kính đã xúc phạm đến thần linh nên bị trừng phạt”.
Cụ Thập cho biết thêm, vào năm 1996 có quyết định thành lập Công ty
nước khoáng Cúc Phương thì xảy ra một sự kiện. Khi công nhân đưa máy
khoan vào giếng thì chẳng may xe chở máy khoan bị sa lầy. Công ty phải
đưa vào 4 xe tải để kéo nhưng vẫn không tài nào kéo chiếc máy lên bờ.
Chính tay ông Thập cùng một số công nhân đã bắt hai con gà trắng đưa vào
miếu để cúng thần Cao Sơn và nàng Ả Trắng, sau đó họ mới đưa được chiếc
máy khoan lên.
Ngay hôm sau, ông Trương Quang Xanh, đội trưởng thi công xây dựng ở
công ty đã cho người đào và di chuyển miếu ra chỗ khác. Ngay sáng hôm
sau, ông Xanh chết một cách đột ngột không rõ nguyên nhân. Dân làng thấy
vậy cho rằng, ông Xanh trước khi di dời miếu đã không dâng lễ cúng Cao
Sơn và nàng Ả Trắng nên bị trừng phạt. Giải mã bí ẩn
Từ khi có hai ngôi miếu thần, dân làng lấy đó làm nơi thờ cúng, sinh
hoạt tâm linh tín ngưỡng. Những năm nào dân làng bị hạn hán, người dân
lại tổ chức làm lễ cầu mưa, rước tượng Cao Sơn đi khắp các đồng ruộng
quanh bản. Lễ rước diễn ra từ 4 đến 5 ngày có khi cả tuần, đến khi mây
đen kéo về ùn ùn, sấm sét nổ vang cả bầu trời, nước trút xuống xối xả
thì mới kết thúc. Người dân cho rằng, vào những năm đó dân trong bản lại
trúng mùa lớn.
Chúng tôi đã tìm gặp anh Quách Công Thu, Phó chủ tịch xã Kỳ Phú để
hỏi những thắc mắc về chuyện này. Anh cho biết: “Chuyện hai mó nước nóng
và lạnh ở bản Thường Sung là có thật. Còn hai ngôi miếu thờ nàng Ả
Trắng và thần Cao Sơn đã có từ rất lâu. Truyền thuyết về câu chuyện này
tôi cũng đã được nghe qua, nhiều câu chuyện lắm nhưng cũng chỉ được
truyền miệng từ đời xưa. Còn những cái chết bí ẩn tôi cho rằng đó chỉ là
sự trùng hợp ngẫu nhiên”.
Dưới lớp bê tông là hai mó nước Âm, Dương, cạnh đấy là cây hoa sữa trước đây cô Trang đã treo cổ tự vẫn.
Để tìm hiểu thực hư về hai ngôi miếu thiêng chúng tôi cũng tìm đến
nhà anh Trưởng bản Quách Văn Đức. Anh Cho biết: “Thường Sung là một vùng
đất thiêng của làng xã. Mọi chuyện truyền tai nhau đều mang yếu tố tâm
linh. Hai mó nước cũng là một biểu tượng mang yếu tố văn hóa làng bản,
đến giờ hai mó nước đó không còn nữa, vì dân làng chúng tôi đã nhường
cho Công ty nước khoáng làm công trình xây dựng”.
(Trí Thức Trẻ)
Chuyện lạ có thật: Ngôi làng 60 năm "sạch bóng chó"
0
Ở xã Diễn Nguyên, đường làng, ngõ xóm không thấy dáng bóng một chú chó nào.
Người dân ở một xã của tỉnh Nghệ An đã đặt ra một “hương ước”
độc nhất vô nhị: “nói không với nuôi chó”. "Hương ước" này đã duy trì
được gần 60 năm.
Suốt 60 năm nay, người dân ở xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu, Nghệ An
nói không với việc nuôi chó. Không phải ngẫu nhiên mà người dân nơi đây
lại sợ con vật được xem là người bạn thân thiết nhất của với con người
đến vậy. Ám ảnh về bệnh dịch đáng sợ
Ông Nguyễn Văn Hồng (88 tuổi, ở xóm 7, xã Diễn Nguyên) bắt đầu câu
chuyện của mình bằng ánh mắt xa xăm hồi tưởng về quá khứ. “Những năm 60
của thế kỷ trước ở thôn Tân Châu, xã Diễn Nguyên (nay là xóm 7) người
dân vẫn nuôi chó bình thường. Thế nhưng vào một hôm, ông Đào Văn Tiến
không may bị chó dại cắn. Do không được chữa trị kịp thời nên ông Tiến
phát bệnh. Lúc ông ấy lên cơn, người thân bị ông ấy cắn và cũng bị bệnh
dại mà chết. Sau đó, cũng có mấy người trong làng bị chó dại cắn nên từ
đó người dân cứ thấy chó là sợ hãi”, ông Hồng kể.
Ông Cao Xuân Mai, Chủ tịch xã Diễn Nguyên khẳng định việc người dân toàn xã hơn 60 năm nay không nuôi chó là có thật.
Sau sự việc đó ai cũng sợ, thấy chó là tránh thật xa trong khi dịch chó
dại ngày càng lan rộng. Lo lắng cho tính mạng của mình, người dân đã
thống nhất tiêu diệt những con chó còn sống. Thậm chí việc giết chó còn
được đề ra thành khẩu hiệu để toàn dân thực hiện theo phong trào.
Sau khi trong làng “sạch bóng chó”, người dân ở đây đã đồng lòng đặt ra
“hương ước nói không với chó”. Từ đó trở về sau, người dân trong xã
không ai được nuôi chó nữa. Hễ hộ gia đình nào vi phạm sẽ bị làng kỷ
luật nghiêm khắc.
Bà Đào Thị Tuyết (85 tuổi), một vị cao niên khác trong làng cho biết:
“Lâu dần thành quen, từ đó đến nay đã khoảng 60 năm rồi mà cả làng cũng
không có gia đình nào nuôi lại. Hơn nữa, sự chết chóc từ đợt dịch chó
dại vẫn còn ám ảnh bà con nơi đây nên giờ cứ thấy chó là chúng tôi rất
sợ”.
Không chỉ không nuôi chó trong nhà, đến tận bây giờ người dân trong xã
còn coi chó như kẻ thù của họ. Con chó nào của làng khác, xã khác chạy
vào địa phận xã Diễn Nguyên đều bị đánh đuổi, thậm chí là giết chết. Họ
cho rằng những con chó đó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho bản
thân và gia đình.
Ông Hồng hào hứng nói: “Người ta bảo nuôi chó để giữ nhà, giữ của nhưng
dân làng tôi gần 60 năm nay không nuôi chó vẫn thấy có mất mát gì đâu.
Không những vậy, xóm làng lại sạch sẽ, vệ sinh và yên tĩnh. Trước đây
nhà nào cũng nuôi chó, ban đêm chúng sủa cũng đã mất trật tự lắm rồi”.
Đồng tình, anh Đào Xuân Tú, trưởng xóm 7 cho biết: “Đến nay người dân
không nuôi chó một phần là vì “hương ước”, một phần cũng vì vệ sinh làng
xóm. Đây là vùng đất sét nên hễ mưa là lầy lội. Chó mà “bậy” khắp nơi
thì đường bẩn không chịu được”. Chuyện nuôi chó nóng "nghị trường xã"
Gần 60 năm trôi qua, cuộc sống của người dân đã phát triển, các dịch vụ
y tế được nâng cao nên dịch chó dại không còn là nỗi lo lắng nữa. Một
số hộ dân cũng mong muốn được nuôi chó trở lại cho vui cửa, vui nhà.
Ngay lập tức, đề nghị này trở thành chủ đề tranh luận nóng tại “nghị
trường xã”. Lãnh đạo xã đã vô cùng bối rối trước những ý kiến trái chiều
của người dân.
Kết quả một lần lấy ý kiến nhân dân về việc nuôi chó trên địa bàn xã Diễn Nguyên.
Tháng 6.2011, UBND xã Diễn Nguyên đã thống nhất chủ trương giao cho Ủy
ban Mặt trận tổ quốc xã chỉ đạo các cơ sở xóm tổ chức đợt phát phiếu
thăm dò lấy kiến trong nhân dân về việc có nuôi chó trở lại hay không
trên toàn địa bàn xã.
Đợt đó, toàn xã Diễn Nguyên có 1.779 hộ dân thì có đến 80% hộ dồng ý
với việc không nuôi chó. Ông Nguyễn Văn Thắng (60 tuổi) nói: “Cũng vì
chuyện có nên nuôi chó trở lại hay không mà đợt đó các xóm đã phải tổ
chức họp đi họp lại toàn xóm để biểu quyết lấy ý kiến mãi. Cuối cùng, có
đến 80% người dân thuộc 7 xóm trong xã không đồng ý với việc nuôi chó
trở lại. Vậy nên đến nay Diễn Nguyễn vẫn không có con chó nào”.
Ông Cao Xuân Mai, Chủ tịch xã Diễn Nguyên khẳng định: “Việc xã chúng
tôi tồn tại “hương ước” hơn nửa thế kỷ nay về việc người dân không nuôi
chó là hoàn toàn có thật. Với người dân ở đây, khi nhắc về những con
chó, họ rất sợ hãi. Vì lẽ đó thời gian qua cũng có một số hộ dân muốn
nuôi trở lại nhưng lại gặp phải sự phản đối của hàng xóm láng giềng.
Hiện tại trên địa bàn toàn xã có khoảng 40 hộ dân đang nuôi chó. Và
những hộ dân này chúng tôi đã tổ chức các đoàn thể xuống vận động để họ
không nuôi nữa”.
Theo ông Mai, mặc dù không có những “cận vệ” về đêm nhưng an ninh ở xã
Diễn Nguyên vẫn rất tốt. Đời sống của người dân ngày được nâng cao, vấn
đề về vệ sinh môi trường và không gian yên tĩnh ở vùng quê này hoàn toàn
được đảm bảo.
Khi được hỏi 60 năm qua người dân ở đây có ăn thịt chó không, ông Thắng
cười lớn cho biết: “Có chứ, dân không nuôi chó, nhưng họ vẫn ăn thịt
chó và thịt thì phải mua ở chợ”.
theo Một thế giới
Kỳ bí 3 ngôi mộ cổ chôn người bị trói trong đại ngàn Cúc Phương
Hang Ma ấy, là nơi ma trú ngụ, rất linh thiêng, rất rùng rợn, nên chẳng ai dám bén mảng đến.
Cúc Phương (Ninh Bình), là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, với hệ sinh thái vô cùng phong phú, độc đáo, nguyên bản.
Giữa
đại ngàn hoang sơ diệu vợi, vạn năm nay vẫn thế, có một hang động tuyệt
đẹp ẩn trên vách đá vôi không cao lắm. Đó là ngôi nhà của người cổ xưa,
tổ tiên của người Việt ở vùng đất này, những người ăn lông ở lỗ.
Hang
đó, được gọi là Động Người Xưa. Cái tên đúng với nghĩa thực, bởi nó là
nơi người xưa cư trú. Phía bên kia dải núi, thuộc đất Thạch Thành (Thanh
Hóa), thuộc vùng rìa VQG Cúc Phương, có một hang động nữa, rất nổi
tiếng, là hàng Con Moong, cũng là di tích tiêu biểu của thời kỳ cuộc
sống khởi thủy và mông muội gần vạn năm trước.
Hang Con Moong ở bìa rừng Cúc Phương, thuộc địa phận xã Thành Yên (Thạch Thành, Thanh Hóa).
Có
thể nói, Động Người Xưa và Con Moong trong VQG Cúc Phương, là ngôi nhà
đặc trưng nhất của tổ tiên người Việt, với những câu chuyện vừa ly kỳ,
hấp dẫn, có phần rùng rợn, nhưng mang tính khảo cổ đặc sắc. Bằng các
cuộc khai quật, các nhà khoa học đã hiểu được gần như toàn bộ đời sống
vất chất, tinh thần, tập quán của tổ tiên thời còn ăn lông ở lỗ, lấy
hang đá làm nhà.
Ngày giữa tuần vắng khách. Thi
thoảng có vài cặp tây ba lô đạp xe trên con đường nhựa như dải lụa xuyên
rừng Cúc Phương, để tìm không gian thanh bình. Tôi trèo lên những bậc
đá xanh rêu tìm đến Động Người Xưa.
Cửa Động Người Xưa trong rừng Cúc Phương.
Chiều
xuống nhanh, không gian âm u, tĩnh mịch. Đang trèo những bậc đá, thì
gặp anh Thái, người Mường, nhà ở mãi xã Thành Yên, gùi bó dược liệu đi
qua.
Rủ vào hang đá, anh Thái lắc đầu từ chối.
Theo lời anh Thái, người Mường sống trong Cúc Phương không gọi hang đá
ấy là Động Người Xưa, mà gọi là Hang Ma.
Tôi đã
từng đến nhiều hang đá, nơi có mộ táng người xưa, cả táng chum, táng
đất, mộ treo, ở cả vùng người Mường và người Thái, thì họ đều gọi những
hang động đó là Hang Ma. Có thể, theo họ, nơi người chết trú ngụ, thì
đều gọi là Hang Ma.
Tổ tiên người Mường kể rằng, Hang Ma ấy, là nơi ma trú ngụ, rất linh thiêng, rất rùng rợn, nên chẳng ai dám bén mảng đến.
Anh
Thái còn khẳng định như đinh đóng cột rằng, có lần, trong buổi chiều
tà, khi đi lấy thuốc qua vách núi này, anh nghe thấy tiếng trai gái cười
khúc khích. Tưởng khách du lịch khám phá hang động, anh bò xuống xem.
Thế nhưng, anh thấy mấy cặp trai gái ăn mặc rất kỳ lạ, chỉ đắp vỏ cây
lên chỗ kín, cùng nhau đi xuống suối dưới chân núi.
Hai ngôi mộ cổ cạnh nhau trong Động Người Xưa
Anh
ngồi trên vách đá nhìn xem, thì lát sau thấy họ đi từ dưới suối lên,
vai gùi theo những ống bương đầy ắp nước. Họ đeo chiếc rìu đá ở hông.
Trai gái đều ngực trần. Mấy cô gái da ngăm, nhưng ngực tròn như quả
bưởi, rất đẹp.
Điều kỳ lạ, là khi nhóm trai gái
đi lấy nước, cười nói líu lo, đến vách đá, chỗ có hang động, thì họ biến
mất luôn. Anh Thái có cảm giác như họ chui tọt vào trong đá.
Về
nhà, hỏi các cụ già người Mường, thì các cụ bảo rằng, ở Động Người Xưa
và hang Con Moong đều có những hình ảnh ấy. Điều lạ nữa, là chỉ người
Mường thấy được, còn khách du lịch thì không bao giờ thấy được cảnh đó.
Người
Mường tin rằng, đó là hình ảnh tổ tiên của họ và tổ tiên chỉ cho con
cháu của họ thấy được mà thôi. Liệu những người mông muội sống trong
hang đá gần vạn năm trước, có phải là tổ tiên của những cư dân Mường
sống quanh Cúc Phương bây giờ?
Một ngôi mộ cổ quây bằng đá.
Ánh
sáng của chiếc đèn pin mà tôi mang theo dường như bị hút mất bởi bóng
đêm quá đậm đặc. Cảm giác lạnh lẽo, rờn rợn khi những ngôi mộ thấp lè tè
hiện ra dưới ánh sáng yếu ớt, với những chân hương vương vãi.
Tiếng đập cánh của những con dơi bay ra từ hang đá đi kiếm ăn phát ra từ không gian tĩnh mịch càng gợi lên vẻ u tịch, rợn người.
Ngoài
cái tên Hang Ma, thì người Mường còn gọi là hang Đăng Đắng, dịch ra là
Hang Dơi, bởi hang động này là nơi trú ngụ của rất nhiều loài dơi. Người
Mường thích ăn thịt dơi, hay săn dơi, nhưng họ không bao giờ dám bắt
dơi ở Động Người Xưa và hang Con Moong. Họ tin rằng, mỗi linh hồn hóa
thành một con dơi. Cả vạn con dơi trong động này, là cả vạn linh hồn tổ
tiên họ.
Các nhà khoa học đã xác định được tới
19 loài dơi cùng trú ngụ trong hang đá này. Dù không phải nơi có nhiều
cá thể dơi nhất, nhưng Động Người Xưa là nơi có nhiều loài dơi trú ngụ
nhất thế giới. Việc có tới 19 loài cùng trú ngụ hòa bình trong một hang
đá, thực sự là điều bí ẩn, mà các nhà khoa học cũng chưa giải mã được.
Động
Người Xưa là một hang đá bằng phẳng, rộng rãi, có vòm cao tới 45m, hun
hút bóng đêm. Vòm hang quay hướng đông nam, và miệng hang trông như
miệng con rồng khổng lồ. Bên trong lòng hang rất rộng, với nhiều ngóc
ngách thông ra nhiều hướng, với nhiều tầng hang. Ngôi nhà khổng lồ này
có thể chứa được cả ngàn người.
Cũng như nhiều
hang đá khác, vòm đá vôi tạo ra những nhũ đá nhiều màu sắc, nhưng điều
đặc biệt, là gõ vào những nhũ đá phát ra âm thanh lạ như tiếng cồng,
chiêng của người Mường.
Dù ít được biết đến,
nhưng thực tế, Động Người Xưa đã được các nhà khoa học của Viện Khảo cổ
phát hiện và khai quật từ năm 1966, cách nay nửa thế kỷ.
Kết
quả khai quật thu được rất nhiều hiện vật, với đủ các loại vỏ ốc suối,
ốc núi, các loại xương răng động vật, công cụ lao động, đồ gốm, ẩn trong
các tầng văn hóa rất dày.
Các hiện vật cho
thấy, nguồn sống của người xưa phụ thuộc hoàn toàn vào rừng. Họ săn bắn,
hái lượm để sống. Cuộc sống hoàn toàn hoang dại.
Người xưa bị trói trước khi chôn.
Đồ
dùng mới chỉ là đá cuội. Họ tạo những hòn đá, cuội thành rìu đá để chặt
cây, nạo vỏ cây, xẻ thịt da thú rừng. Cối và chày nghiền hạt cũng chỉ
là đá cuội.
Những hiện vật gần với cuộc sống
hiện đại hơn là đồ gốm. Tổ tiên của chúng ta dù ở trong hang, song cũng
đã biết làm ra đồ gốm, với những chiếc vò bằng đất sét nung.
Điều
đặc biệt nhất, thể hiện sự mông muội cổ xưa, đó là những mộ táng được
phát hiện trong hang đá này. Trong cuộc khai quật cách nay nửa thế kỷ,
các nhà khoa học đã kinh ngạc khi phát hiện 3 ngôi mộ cổ ở độ sâu 0,4m
và 1,4m, chôn theo tư thế nằm co ro. Dấu tích xương cốt vẫn còn rõ rệt.
Người
chết đã bị trói lại trong tư thế co ro. Người ta đào một cái hố, đặt
xác người bị trói lại theo tư thế nằm, rắc thổ hoàng, chia công cụ bằng
đá, trang sức vỏ nhuyễn thể, rồi lấp đất lại, và tiếp tục sinh hoạt bên
trên.
Các nhà khoa học lý giải rằng, sở dĩ người
xưa trói người chết trước khi chôn, bởi họ tin rằng, làm như thế, “con
ma” sẽ không trở về làm hại người sống.
Ba ngôi
mộ đều có kiến trúc độc đáo, xung quanh xếp đá hộc, đáy rải đá dăm. Bên
cạnh những ngôi mộ có dấu tích của bếp lửa, với những lớp than dày. Có
thể, người xưa muốn người chết luôn gần gũi với mình, nên mới chôn cạnh
bếp lửa như thế. Bởi, bếp lửa có vị trí rất quan trọng, linh thiêng, là
nơi quây quần của người cổ.
Các kết quả bằng
phóng xạ các bon cho thấy, người nguyên thủy đã sống ở hang đá này cách
nay gần 1 vạn năm, thuộc nền văn hóa Hòa Bình.
Những
ngôi mộ cổ trong Động Người Xưa, là những ngôi mộ đầu tiên của Văn hóa
Hòa Bình được phát hiện, đã làm sáng tỏ những ý niệm sơ khai về tín
ngưỡng tôn giáo nguyên thủy.
Khám phá Động Người Xưa, thắp nén nhang trong hang động này, cũng là sự tưởng nhớ đến tổ tiên của mình.
Theo VTC News
Vào nghĩa địa mộ đá bí ẩn của "ma trành" giữa rừng già
Thứ tư, 13/08/2014 | 22:08 GMT+7
Người ta gọi nghĩa địa Co Me là đồi ma. Cái tên đồi ma gợi nên sự sợ hãi với con người.
Địa
bàn xã Trung Thành xưa (giờ gồm 3 xã Trung Thành, Trung Sơn, Thành
Sơn), là doi đất tận cùng của tây Thanh Hóa, có khá nhiều nghĩa địa mộ
đá, nơi đồn đại chôn những người bị hổ vồ.
Theo
lời đồn, những người bị hổ ăn thịt, sẽ biến thành một loại ma, gọi là
ma trành. Loài ma này sẽ dụ người vào rừng cho hổ ăn thịt. Từ những lời
đồn ấy, mà ít người dám đi vào những nghĩa địa mộ đá cổ xưa, nơi được
cho là chôn người bị hổ vồ.
Trong số gần chục nghĩa địa mộ đá cổ ở vùng đất này, thì nghĩa địa Co Me chứa nhiều câu chuyện bí ẩn, rùng rợn nhất.
Trong
tiếng Thái, Co Me có nghĩa là Cây Me. Xưa kia, theo các cụ, giữa bản có
một cây me khổng lồ, đứng cách xa mấy thung lũng vẫn nhìn thấy. Dân bản
đi rừng, nếu lạc đường, cứ nhìn tán cây me mà tìm về.
Nghĩa địa này thuộc bản Co Me, xã Trung Sơn, nằm trong rừng già, thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu.
Hỏi thăm mãi, chúng tôi mới tìm thấy nhà ông Phạm Bá Tình, nguyên Bí
thư Đảng ủy xã Trung Sơn. Theo người dân, thì ngoài ông Tình, không ai
dám vào khu nghĩa địa Co Me.
Ông Phạm Bá Tình năm nay ngoài 73
tuổi, dáng gầy, nước da rám nắng lên màu đồng. Ông là cao thủ săn cá
chiên khủng trên sông Mã.
Ông Tình
bảo: “Anh có bỏ tiền ra thuê cũng không ai dám dẫn vào khu nghĩa địa ấy
đâu. Người dân coi khu nghĩa địa đó là nơi thần ở, ma ngự, nên chẳng dám
vào”.
Khu nghĩa địa Co Me nằm trên quả đồi Pọm Páng, nhưng cái
tên ấy ít người còn nhớ, mà người ta gọi là đồi ma. Cái tên đồi ma càng
gợi nên sự sợ hãi với con người.
Theo lời ông Tình, mấy chục
năm trước, khi một người dân ở bản vào rừng lấy củi, như có ma dẫn lối,
quỷ đưa đường, đã lạc bước vào nghĩa địa Co Ma. Trước mắt ông này, là
khung cảnh đào bới tan hoang, xương cốt, đầu lâu trắng lốp nằm lăn lóc
trên mặt đất, lẫn với bụi cỏ. Các dấu tích đào bới cho thấy có than củi
trong mộ.
Sợ hãi, ông này chạy về báo với dân bản. Các cụ già
mổ gà, cúng bái suốt một ngày, rồi mới dám tìm vào. Hóa ra, khu nghĩa
địa cổ đã bị đám trộm đào bới tung tóe.
Mộ bị đào bới.
Để
đào bới cả trăm ngôi mộ, bọn trộm phải rất đông và đào bới nhiều ngày.
Sau này, một số toán đào mộ mò đến mót lại, dân bản mới biết nhóm đào mộ
này đến từ Hòa Bình, nơi cũng có nhiều mộ đá.
Theo bọn đào mộ, dưới những ngôi mộ đá này có rất nhiều đồ cổ, thậm chí vàng bạc, nên ở đâu có mộ đá, là chúng đào trộm.
Theo chân ông Tình, chúng tôi xuống thuyền qua sông, tìm vào nghĩa địa
Co Me. Vừa chèo thuyền qua sông, ông Tình vừa kể những câu chuyện của
người Thái ở bản Co Me về nghĩa địa cổ bí ẩn, hơi khác một chút so với
bản Phai.
Các cụ kể rằng, những người được chôn trong nghĩa
địa này đều bị hổ tát tai. Loài hổ có thói quen kỳ lạ, ấy là khi vồ
người, nếu móng vuốt của nó làm rách tai nạn nhân, thì nó bỏ xác, mà
không thèm ăn.
Người dân phải gom những người bị hổ làm rách
tai để chôn chặt, rồi xếp đá, để các loài thú không moi lên ăn. Họ tin
rằng, nếu xác người bị thú ăn, thì hồn phách không siêu thoát được, cứ
lởn vởn ở khu rừng tìm cách hại người sống.
Là người từng vào
khu rừng ma Co Me nhiều lần, nên ông Tình nắm khá rõ vị trí từng ngôi mộ
đá. Rừng già rậm rạp, nên phải bới cỏ vạch cây mới tìm thấy.
Mặc dù khu mộ đã bị đào bới nham nhở, nhiều phiến đá lớn đổ ngang ngửa, nhưng vẫn thể hiện rõ đây là những ngôi mộ đá.
Những ngôi mộ lớn dài đến 7m, rộng vài chục mét vuông. Những tảng đá
dẹt, nhọn chôn sâu xuống đất, còn trồi lên đến 2m, quây thành hàng rào,
đứng vững nhiều trăm năm nay.
Các phiến đá cắm theo hình elip, hoặc hình tròn. Phiến đá đầu tiên lớn nhất, cắm ở đầu ngôi mộ.
Tôi đi một vòng quanh đồi Pọm Páng, cứ vài mét lại thấy dấu tích một
ngôi mộ đá. Theo ông Tình, chưa ai đếm có bao nhiêu mộ ở nghĩa địa này,
nhưng con số phải là hàng trăm, thậm chí cả ngàn.
Trung tâm
khu nghĩa địa, là một ngôi mộ được cho là lớn nhất. Phía đầu ngôi mộ cắm
một phiến đá có bề ngang tới 1m, dày 20cm. Trước kia, trên phiến đá có
chữ Nho, nhưng do con người phá, cộng với bề mặt bị phong hóa nặng, nên
những nét chữ không còn rõ nữa.
Bức ảnh mộ đá do bà Madeleine Colani chụp ở Quan.
Chẳng
có tài liệu nào chứng minh, nhưng người dân khẳng định ngôi mộ này là
của ông Tiều. Theo lời các cụ, thì ông Tiều là người đưa dân đến vùng
đất này sinh cư. Không ai biết tên ông là gì, nên gọi là ông Tiều (có
nghĩa là ông Cả).
Chuyện rằng, mấy trăm năm trước, ông Tiều dẫn
đoàn thuyền lớn, cùng con cháu ngược sông. Thấy địa thế núi non dáng
rồng cuộn, đất đai màu mỡ, nên ông Tiều dừng chân lập bản, đặt tên là
bản Chiềng.
Khi bản Chiềng đông đúc dân cư, thì người dân qua
sông lập bản Co Me, và nhiều bản khác ở vùng Trung Sơn, Trung Thành và
Thành Sơn.
Mặc dù nắm được nhiều chuyện huyễn hoặc, nhưng ông
Tình cũng không biết người xưa lấy đá ở đâu dựng mộ. Điều lạ là những
phiến đá dựng mộ đều không phải là đá ở khu vực này. Đường rừng rậm rạp,
núi non hiểm trở, nên không hiểu người xưa làm cách nào để di chuyển
những phiến đá nặng cả tấn lên đỉnh núi này để lập mộ.
Bà Trịnh
Thị Lan Anh (Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa), đã tìm đến khu mộ đá Co Me vào
năm 2000, trong một chyến điền dã, khảo sát nghiên cứu nền văn hóa cổ
truyền xứ Thanh.
Bà Lan khẳng định, chủ nhân khu mộ đó không
phải của người Thái, mà của cư dân cổ Việt – Mường, bởi mộ đá là hình
thức mai táng phổ biến thời xưa của người Việt – Mường cổ.
Từ
những những nghiên cứu bước đầu của bà Lan, thì: “Người chết được chôn
chính giữa và những khối đá xung quanh được sắp xếp một cách có chủ ý.
Mỗi người con trai sẽ đặt bên cạnh mộ cha mình một viên đá, con cả đặt
phần đầu, con út đặt phía chân, các con thứ sẽ đặt xung quanh. Nếu người
chết có bao nhiêu con trai thì bên mộ sẽ có bấy nhiên viên đá. Số đá
bên mộ không thể hiện số con gái của người quá cố”.
Như vậy,
nếu giả thiết của bà Lan đúng, thì vùng đất hoang sơ, rừng rú bạt ngàn
mà người Thái tìm đến khai hoang, định cư hàng trăm năm trước đã từng có
chủ nhân.
Nghĩa địa Co Me còn nhiều điều bí ẩn chờ các nhà
khoa học khám phá. Tiếc rằng, khu mộ gần như bỏ hoang, không được bảo
vệ, là miếng mồi ngon của bọn mộ tặc. Đó là chưa kể, vào một ngày không
xa, khi công trình thủy điện Trung Sơn đi vào hoạt động, rất có thể
nhiều ngôi mộ đá ven sông Mã sẽ bị nhấn chìm dưới lòng hồ.
PGS.TS
Trình Năng Chung (Trường phòng Khoa học, Viện Khảo cổ học Việt Nam)
khẳng định, Co Me là di tích văn hóa cự thạch (Megalithic culture) của
Việt Nam. Ông Chung biết về khu mộ đá cổ bên dòng sông Mã từ những tài
liệu của Viện Viễn Đông bác cổ, nhưng chưa có dịp đến thực địa.
Ông
cho chúng tôi xem những bức ảnh đen trắng nhòe ố do một nhà khảo cổ
người Pháp, bà Madeleine Colani (1866 – 1943) công bố năm 1935. Theo
những bức ảnh đó, thì cả hai bên bờ sông Mã, đoạn Trung Thành, Trung Sơn
( Quan Hóa) hiện nay điều có các di tích cự thạch.
Ngoài
ra, bà M.Colani cũng công bố hai bức ảnh chụp tại các khu mộ đá này.
Theo quan sát của chúng tôi, một bức ảnh được chụp tại rừng mộ đá Co Me
với những phiến đá hiện nay còn lưu giữ, có hai người đàn ông (có lẽ là
quan lang hay tạo mường gì đó) mặc bộ áo dài, đội mũ trắng đứng khoanh
tay bên những phiến đá lớn. Bức ảnh còn lại là chụp khu mộ ở bản Phai,
dưới chân mộ là một người dân bản địa đang ngồi, đi chân đất, đầu quấn
khăn.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét