Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 3

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Các nhóm lợi ích tàn phá Đất Nước , đày ải Nhân Dân?
 Kênh chém gió chính thức của Tiến Sĩ Hớt Tóc vỉa hè tại Hòa Bình Việt Nam . Là tiến sĩ tự phong( từng học nói láo và ăn cắp tại học viện cao cấp ) Khuyến cáo mọi người nghe với thái độ dè dặt và thận trọng cần thiết.

Trước Bùi Quang Huy, những kẻ bỏ trốn có kết cục thế nào?

23/05/2019 11:34


Trước Bùi Quang Huy, những nhân vật đình đám như Dương Chí Dũng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ “nhôm” đều từng bỏ trốn, họ đã nhận án thế nào?


Keyword đầu tiên có dấu
Bị cáo Dương Chí Dũng (trái) tại phiên xử ngày 13/12/2013.
Ngày 19/5, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an ra quyết định truy nã đối với Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường - đối tượng đang bị điều tra vi buôn lậu và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cơ quan điều tra nhận định Bùi Quang Huy đã bỏ trốn ngày 9/5/2019.
Trước cuộc đào tẩu của Tổng giám đốc Nhật Cường, đã có không ít những nhân vật đình đám tìm đường trốn ra nước ngoài để tránh ra tòa lĩnh án. Tuy nhiên kết cục của họ đã khác những gì họ dự tính rất nhiều.
Cuộc trốn chạy nửa vòng trái đất của Dương Chí Dũng
Ngày 17/5/2012, Dương Chí Dũng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam về tội Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Dương Chí Dũng báo cho em trai là Dương Tự Trọng (khi đó là Phó giám đốc Công an Hải Phòng) và được hướng dẫn trốn tại nhà bạn gái của ông ta là Hoàng Kim Nhung.
Trọng sau đó gọi Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an Hải Phòng và một cán bộ Công an Hải Phòng bàn kế hoạch tổ chức cho anh trai trốn đi nước ngoài..
Trưa 19/5, chân tay của Trọng thống nhất sẽ tổ chức cho Dương Chí Dũng vào TP.HCM, qua đường tiểu ngạch qua cửa khẩu biên giới Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) trốn sang Campuchia, rồi đi sang Mỹ.
Sáng 20/5/2012, Dương Tự Trọng yêu cầu 2 người đón anh trai đi đường bộ vào TP.HCM. Chiều cùng ngày, Trọng cũng đi máy bay vào TP.HCM.
Trưa 23/5/2012, các thuộc cấp của Phó giám đốc Công an Hải Phòng đặt phòng cho Dương Chí Dũng ở khách sạn, chờ hôm sau bay qua Singapore, rồi nhập cảnh vào Mỹ.
Do không được nhập cảnh vào Mỹ, ngày 27/5/2012, Dương Chí Dũng buộc phải quay lại Campuchia. Trước tình thế đó, Dương Tự Trọng tiếp tục triệu tập đàn em yêu cầu bố trí chỗ để Dương Chí Dũng ăn ở an toàn. Trước khi chia tay, Dương Tự Trọng gửi 30.000 USD cho anh trai.
Sau thời gian truy tìm Dương Chí Dũng ở trong nước không có kết quả, cơ quan điều tra đã liên hệ với Interpol phát lệnh truy nã quốc tế.
Ngày 4/9/2012, Dương Chí Dũng bị cơ quan chức năng Campuchia và Việt Nam bắt giữ.
Ngày 5/4/2014, phiên phúc thẩm đã tuyên bố y án tử hình Dương Chí Dũng do tham ô và cố ý làm trái tại Vinalines, yêu cầu bồi thường 110 tỷ đồng.
Gần một năm trốn truy nã của Trịnh Xuân Thanh ở nước ngoài

Keyword đầu tiên có dấu
Sau khi xác định Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định truy nã quốc tế.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương và tài liệu điều tra xác định, Trịnh Xuân Thanh và nhóm cán bộ chủ chốt của PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát và làm trái các quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013).
Năm 2011, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và một số đơn vị thành viên, qua đó phát hiện PVC đã tham gia liên kết, liên doanh với nhiều doanh nghiệp bên ngoài gây thua lỗ và thất thoát vốn của Nhà nước.
Đến tháng 7/2016, Bộ Công an vào cuộc điều tra vụ thua lỗ ở PVC thời Trịnh Xuân Thanh làm lãnh đạo. Hai tháng sau, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố Trịnh Xuân Thanh tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Do không liên lạc được qua điện thoại với ông Thanh, Tỉnh ủy Hậu Giang đã cử cán bộ ra Hà Nội tìm nhưng không có kết quả. Cơ quan điều tra xác định Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn nên đã quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế hồi tháng 9/2016.
Sau gần 10 tháng bị truy nã quốc tế, ngày 31/7/2017, thông tin từ Bộ Công an cho biết bị can Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú.
Ra tòa, Trịnh Xuân Thanh nhận 2 mức án chung thân vì tội tham ô tại vụ án PVP land và PVC.
14 ngày bỏ trốn của Vũ "nhôm", nhiều hộ chiếu cầm tay

Keyword đầu tiên có dấu
Hình ảnh Vũ "nhôm" trước tòa
Tối 21/12/2017, lực lượng của Bộ Công an khám xét nhà riêng của Phan Văn Anh tức Vũ "nhôm" tại số 82 Trần Quốc Toản (quận Hải Châu, Đà Nẵng). Tuy nhiên, khi xe của Bộ Công an đi ra từ tầng hầm khu nhà, không hề có Vũ "nhôm" ngồi trên xe. Người này đã đột nhiên mất tích.
Tối 22/12/2017, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) phối hợp với Công an Đà Nẵng đã công bố Quyết định khởi tố bị can ngày 20/12 đối với Phan Văn Anh Vũ do có hành vi cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước. Ở thời điểm này, cơ quan điều tra xác nhận việc Vũ nhôm sở hữu ít nhất 2 hộ chiếu với hai tên khác nhau.
Xác định bị can không có mặt tại nơi cư trú ở số 82 Trần Quốc Toản (Đà Nẵng) và không biết bị can đang ở đâu, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã ra Quyết định truy nã.
Sau 7 ngày mất tích, chiều ngày 2/1/2018, Cơ quan Xuất nhập cảnh và cửa khẩu Singapore (ICA) xác nhận tạm giữ người tên "Phan Van Anh Vu" vào ngày 28/12/2017 vì vi phạm quy định Luật Xuất nhập cảnh.
Hãng Reuters ngày 4/1 đưa tin Cục Xuất nhập cảnh Singapore (ICA) đã thông báo lệnh trục xuất Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, người bị cơ quan chức năng Việt Nam khởi tố và phát lệnh truy nã.
Sau 14 ngày bỏ trốn, Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") đã bị Bộ Công an bắt giữ vào chiều 4/1/2018.
Năm 2018, Phan Văn Anh Vũ ra tòa nhận 8 năm tù về tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”; 17 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” trong vụ án ngân hàng Đông Á (Phiên tòa phúc thẩm vụ án này vừa bị hoãn vì một số lý do).
Ngày 30/1/2019, TAND TP Hà Nội tuyên phạt Phan Văn Anh Vũ 15 năm tù trong vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng cục V Bộ Công an.

Hanh Vũ (TH)

Phó ban Dân nguyện: "Liệu có "tay trong" giúp ông chủ Nhật Cường bỏ trốn?"

20/05/2019 10:44


Theo ông Lưu Bình Nhưỡng, cử tri cho rằng có sự khuất tất trong việc ông chủ Nhật Cường Mobile Bùi Quang Huy bỏ trốn sau khi có lệnh khởi tố.


Keyword đầu tiên có dấu
Công an khám xét trụ sở Công ty Nhật Cường trên phố Lý Quốc Sư
Bộ Công an vừa ra quyết định truy nã đối với Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (Nhật Cường Mobile). Ông chủ Nhật Cường Mobile được xác định bỏ trốn vào ngày 9/5.
Trao đổi với PV bên hành lang Quốc hội sáng 20/5, Phó trưởng ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng đặt vấn đề: “Cử tri cho rằng chuyện ông chủ Nhật Cường bỏ trốn không phải là ngẫu nhiên. Nhiều người trong ngành họ nói đây là chuyên án, mà đã là chuyên án thì cơ quan điều tra phải có sự theo dõi thường xuyên liên tục. Tại sao bắt hàng thì được mà bắt người thì không? Rõ ràng ở đây có sự khuất tất, liệu có "tay trong" tiếp tay cho Huy bỏ trốn hay không?”.
Trước nghi vấn có “sân sau” hỗ trợ ông chủ Nhật Cường Mobile, ông Nhưỡng cho biết: “Rất nhiều ý kiến từng phát biểu về vấn đề này. Ở đây chắc chắn phải có "sân sau", nếu không làm sao một công ty bình thường lại có thể phát triển như vũ bão, trong thời gian ngắn có thể chiếm lĩnh toàn bộ thị phần hoạt động các dự án quan trọng của cơ quan công quyền? Ngoài tầm quan trong các dự án mà Nhật Cường trúng thầu, người ta cũng bàn tới lợi ích có thể được từ những dự án này”.
Liên quan tới câu chuyện cán bộ chức vụ lợi dụng vị trí, tầm ảnh hưởng của mình để tham nhũng, vị đại biểu tỉnh Bến Tre nhấn mạnh: “Trước kỳ họp, tôi nhận được hàng trăm tin nhắn của cử tri bày tỏ mong muốn Đảng và Nhà nước quyết tâm hơn nữa trong việc chống tham nhũng, xóa bỏ vùng cấm, càng cấp chức to càng phải xử lý nghiêm. Không thể chấp nhận người dân ăn cắp 1 con gà phải đi tù nhưng quan chức tham nhũng cả nghìn tỷ lại có chuyện xuề xòa bỏ qua, hoặc viện lý do sức khỏe để “hạ cánh an toàn”.
Trước đó, ngày 9/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đồng loạt khám xét khẩn cấp 9 địa điểm liên quan đến Công ty Nhật Cường tại Hà Nội, thu giữ hàng ngàn điện thoại di động, Ipad, phụ kiện các loại... để phục vụ điều tra.
Đến ngày 14/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án buôn lậu và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường, Hà Nội.
Cơ quan CSĐT đã ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam, khám xét đối với Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc cùng 8 đồng phạm về tội "Buôn lậu", quy định tại khoản 4 điều 188 Bộ luật hình sự và tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại khoản 3 điều 221 Bộ luật hình sự.
Bước đầu, cơ quan công an xác định Bùi Quang Huy và các đồng phạm đã thực hiện hành vi phạm tội buôn lậu có tổ chức, xuyên quốc gia, đã lập và sử dụng hai hệ thống sổ sách kế toán tài chính, để ngoài sổ sách hàng nghìn tỉ đồng doanh thu trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, sau khi ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Bùi Quang Huy, cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định đối tượng này đã bỏ trốn nên đã ra quyết định truy nã trên phạm vi toàn quốc.

Hoàng Ngân

Nhiều lãnh đạo xã ở Hà Tĩnh sử dụng bằng giả

Không có bằng tốt nghiệp THPT, bốn cán bộ xã Cẩm Dương (Cẩm Xuyên) đã mượn của người thân rồi sửa tên để hợp thức hóa hồ sơ.

Ngày 23/5, UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết, Hội đồng kỷ luật của huyện đang thực hiện quy trình để kỷ luật bốn lãnh đạo xã Cẩm Dương gồm: ông Đặng Trọng Thạch (Phó chủ tịch), Chu Trọng Hòa (Trưởng công an), Phan Ngọc Dượng (Chủ tịch Hội cựu chiến binh), Chu Thị Hiền (Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc) do gian lận bằng cấp.
Cuối năm 2018, từ tố cáo của người dân, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Cẩm Xuyên tổ chức thanh tra, xác định ông Thạch và ông Hòa sử dụng bằng tốt nghiệp THPT của người thân rồi sửa tên, lập hồ sơ đi học cử nhân Luật để được bầu giữ chức Phó chủ tịch và Trưởng công an xã.
Bà Hiền và ông Dượng sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả, kê khai lý lịch, lập hồ sơ đi học lớp Trung cấp lý luận Chính trị, Đại học Luật để được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ xã, giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Chủ tịch Hội cựu chiến binh.
Nhà chức trách đánh giá những vi phạm trên là nghiêm trọng, làm mất uy tín của cá nhân và tổ chức Đảng, gây dư luận xấu trong cán bộ.
"Sau khi kỷ luật về mặt Đảng, UBND huyện sẽ xử lý về mặt chính quyền đối với 4 cán bộ trên. Nguyên tắc sai đến đâu xử đến đó, không bao che", Trưởng phòng Nội vụ huyện Cẩm Xuyên Nguyễn Trọng Thụ nói.
Đức Hùng

Phan Thiết tự sửa bản đồ giúp đại gia mua bán đất


Phan Thiết tự sửa bản đồ giúp đại gia mua bán đất

Sakura Park
(PL)- Từ tự sửa bản đồ, sửa quy hoạch dẫn đến vị trí đất, đất ruộng biến thành đất ở đã giúp đại gia đất kiếm lời, còn ngân sách thì… mất.
Ngày 23-5, UBND tỉnh Bình Thuận cho biết đã kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước về đất đai, quy hoạch đô thị tại TP Phan Thiết giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 9-2018.
Từ đó, UBND tỉnh đề nghị Thanh tra tỉnh chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan CSĐT cùng cấp để điều tra dấu hiệu vi phạm các quy định về quản lý đất đai; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Tùy tiện lập quy hoạch, tự sửa bản đồ
Theo Kết luận thanh tra số 1696/KL-UBND của UBND tỉnh Bình Thuận, từ đầu năm 2016 đến tháng 9-2018, UBND TP Phan Thiết có biểu hiện tùy tiện trong việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất hằng năm không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Việc UBND TP Phan Thiết tùy tiện lập, phê duyệt quy hoạch, không xin ý kiến tỉnh được thể hiện qua dấu hiệu sửa chữa bản đồ. Cụ thể, đối chiếu giữa bản đồ số trên máy tính đã được UBND tỉnh phê duyệt với bản đồ được UBND TP Phan Thiết phê duyệt quy hoạch sử dụng đất của các xã Thiện Nghiệp, Tiến Lợi và Phong Nẫm thì nhiều vị trí, khu vực có sự sai lệch về diện tích, màu sắc mục đích sử dụng đất.
Bản kết luận nêu rõ: Từ tùy tiện trong lập, phê duyệt quy hoạch và tự chỉnh sửa bản đồ, UBND TP Phan Thiết đã cố ý, tùy tiện trong việc xác định khu vực, vị trí thửa đất, mục đích sử dụng đất trước khi chuyển mục đích không đúng thực tế, không đúng quy định (xác định vị trí thửa đất trước khi chuyển mục đích, thay đổi, điều chỉnh thông tin bất thường, luôn xác định thấp hơn quy định) gây thất thoát cho ngân sách nhà nước…
Sở TN&MT cũng dính sai phạm
Bản kết luận nêu: Đối với Sở TN&MT, khi cho tách thửa đất ở nông thôn (đối với ba xã: Tiến Lợi, Thiện Nghiệp và Phong Nẫm) đã không kiểm tra việc cho chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở, dẫn đến việc để cho UBND TP Phan Thiết tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật. Điều này khiến nhiều cá nhân lợi dụng kẽ hở xin chuyển mục đích sử dụng đất để phân nền, chia lô bán đất thương phẩm trái pháp luật tràn lan ở ba xã trên. “Từ đó, các cá nhân chuyển nhượng đất ở nộp tiền sử dụng đất thấp hơn so với quy định, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước” - bản kết luận nêu.
Phần cuối bản kết luận nêu rõ những việc làm sai phạm trên của UBND TP Phan Thiết, Sở TN&MT đã tạo điều kiện, giúp sức cho một số cá nhân tách thửa đất, hợp thửa hình thành điểm dân cư tạo mới, phân lô, bán nền đất, thu lợi bất chính số tiền lớn, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước, gây bức xúc trong dư luận.
Phan Thiết tự sửa bản đồ giúp đại gia mua bán đất - ảnh 1
Các xã giáp biển của TP Phan Thiết đang nóng lên vì cơn sốt đất. Ảnh: CTV
Ai giúp sức cho đại gia?
Kết luận thanh tra đã chỉ ra hàng loạt cơ quan, cá nhân đã làm trái, giúp các đại gia thâu tóm đất.
Cụ thể, qua kiểm tra ngẫu nhiên 65/160 hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở trên địa bàn các xã Tiến Lợi, Phong Nẫm và Thiện Nghiệp thì toàn bộ 65 hồ sơ đều được Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Phan Thiết ghi thiếu thông tin vị trí đất. Tiếp theo, Chi cục Thuế Phan Thiết không chuyển trả lại để bổ sung thông tin theo quy định mà vẫn tính tiền sử dụng đất và ra thông báo nộp tiền sử dụng đất với các mức thấp hơn quy định. Có nhiều hồ sơ đóng tiền rất ít, thậm chí là 0 đồng.
Đáng chú ý, trong hàng loạt hồ sơ có dính sai phạm trên đều do ông Nguyễn Hữu Hoành, Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Phan Thiết, ký duyệt. Đáng chú ý, các hồ sơ trước và sau khi tính lại, giá trị tiền phải nộp với mức chênh lệch đến hơn 3,3 tỉ đồng của ông Mai Văn Triệu (giám đốc một công ty xuất nhập khẩu tại TP.HCM) là do ông Nguyễn Hữu Hoành ký.
Một cái tên khác là ông Đỗ Ngọc Điệp, giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 9-2018 làm chủ tịch UBND TP Phan Thiết, nay là phó bí thư thường trực Thành ủy. Trong giai đoạn trên, UBND TP Phan Thiết đã có quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất đối với 139 thửa đất, tổng diện tích 176.815 m2 đất trồng cây sang đất ở không đúng các quy định của pháp luật.
Các đối tượng nằm trong “tầm ngắm”
Theo bản kết luận, những hạn chế, sai phạm về đất đai ở Phan Thiết trách nhiệm thuộc về Sở TN&MT, UBND TP Phan Thiết, Phòng TN&MT TP Phan Thiết, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Phan Thiết, Chi cục Thuế TP Phan Thiết, UBND các xã Thiện Nghiệp, Phong Nẫm, Tiến Lợi và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo một cán bộ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận, sau khi tiếp nhận hồ sơ từ Thanh tra tỉnh chuyển sang, cơ quan này sẽ lần lượt làm việc với các cá nhân, cơ quan trên để làm rõ hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. “Cạnh đó, cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ hành vi làm giả tài liệu của cơ quan nhà nước từ dấu hiệu tự sửa bản đồ, bản quy hoạch ở TP Phan Thiết” - vị cán bộ nói.
Một ngày và một tháng
Ngày 12-2-2018, UBND TP Phan Thiết có văn bản xác định vị trí của một khu đất thuộc xã Thiện Nghiệp nằm trong diện không được tách thửa, chuyển đổi mục đích. Nhưng chỉ một ngày sau, ngày 13-2-2018, Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận vẫn ký văn bản cho tách thửa khu đất này thành 11 thửa với diện tích lên đến 9.783 m2. Một tháng sau, tức tháng 3-2018, Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận lại tiếp tục ký cho tách 11 thửa trên thành 90 lô đất và cho chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở. Ngay sau đó, 90 lô đất ở này được đại gia sang nhượng, thu lợi bất chính.
PHƯƠNG NAM

3 chiêu 'phù phép' đất giúp đại gia ở Phan Thiết


3 chiêu 'phù phép' đất giúp đại gia ở Phan Thiết

(PL)- Quá trình chuyển mục đích sử dụng đất, tách, hợp thửa rồi phân lô, bán nền có sự “giúp sức” của cán bộ địa chính, thuế…
Ngày 22-5, nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM cho biết liên quan đến việc phù phép chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở rồi phân lô, bán nền thu lợi tiền tỉ ở TP Phan Thiết, Bình Thuận dính líu đến rất nhiều cán bộ.
Cụ thể có hơn 60 cán bộ đang công tác tại Sở TN&MT, UBND TP Phan Thiết, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) TP Phan Thiết, Chi cục Thuế TP Phan Thiết, UBND các xã Phong Nẫm, Tiến Lợi, Thiện Nghiệp thuộc TP Phan Thiết đã “giúp sức” cho các đại gia phù phép đất ở đây dưới ba chiêu sau.
Đất ruộng “ôm lưng” đất ở
Bước đầu qua kiểm tra, UBND tỉnh Bình Thuận đã phát hiện đường dây này sử dụng thủ đoạn đất ruộng “ôm lưng” đất ở rồi được biến hóa.
Cụ thể một số hộ có ít đất ở với diện tích nhỏ nằm giáp đường nhưng đứng tên người khác. Song song các hộ này cũng có các lô đất khác là đất nông nghiệp nằm giáp lưng hoặc gần kề các lô đất ở, giáp đường trên.
Bước 1, các hộ này xin chuyển mục đích đất ruộng phía trong, xa đường sang đất ở để chỉ phải đóng tiền chuyển mục đích sử dụng thấp (có vị trí, khu vực là 0 đồng).
Bước 2, xin tách thửa diện tích đất ruộng vừa chuyển sang đất ở trên.
Bước 3, hợp thửa toàn bộ số diện tích vừa tách vào số diện tích (nhỏ) nằm ở mặt tiền đường hoặc gần đường. Từ ba bước này tổng diện tích đất ở mặt tiền hoặc gần đường đã có “bước đại nhảy vọt” ngoạn mục.
Bước 4, bắt đầu phân lô, bán nền số đất ở đã được “phù phép” thành đất mặt tiền, gần đường.
Chiêu đất ruộng “ôm lưng” đất ở này được dân “làm đất” ở Phan Thiết diễn nôm là khắc nhập, khắc xuất.
3 chiêu 'phù phép' đất giúp đại gia ở Phan Thiết - ảnh 1

Cố tình bỏ lọt thông tin vị trí đất
Theo nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM có ít nhất 65 hồ sơ đất thực hiện nghĩa vụ tài chính khi thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn trên địa bàn các xã Tiến Lợi, Phong Nẫm và Thiện Nghiệp. Toàn bộ số hồ sơ này do Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ TP Phan Thiết thụ lý và ghi thiếu thông tin vị trí đất nông nghiệp trước khi chuyển mục đích.
Thế nhưng số hồ sơ này khi “đến tay” Chi cục Thuế TP Phan Thiết đã không có yêu cầu hoặc trả lại để Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ bổ sung vị trí đất mà vẫn tính tiền sử dụng đất và ra thông báo nộp tiền sử dụng đất.
Vụ việc vỡ lở khi các trinh sát của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận thấy bất thường nên tiến hành thu thập hồ sơ. Theo các tài liệu, có vụ số tiền sử dụng đất lúc bị bỏ lọt thông tin vị trí mà “đại gia” phải nộp chỉ khoảng 600-780 triệu đồng. Nhưng khi cơ quan điều tra nắm được thông tin thì Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ TP Phan Thiết và Chi cục Thuế “phối hợp” ra thông báo thu về số tiền chênh lệch (mà “đại gia” phải nộp) là hơn 3,3 tỉ đồng.
“Đảo” số vị trí
Năm 2017, bà Tr. được UBND TP Phan Thiết cho chuyển mục đích sử dụng (từ đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn) một thửa đất tại địa bàn xã Thiện Nghiệp với tổng diện tích hơn 8.700 m2. Văn phòng ĐKĐĐ TP Phan Thiết có phiếu chuyển thông tin địa chính đối với thửa đất trên đến Chi cục Thuế với thông tin chung chung: thửa đất đó ở khu vực 3, vị trí 3. Từ đây, Chi cục Thuế TP Phan Thiết ra thông báo số tiền bà Tr. phải nộp là hơn 170 triệu đồng.
Thế nhưng đến tháng 12-2017, Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ có công văn gửi Chi cục Thuế thông báo thay đổi vị trí đất ở từ khu vực 3, vị trí 3 thành khu vực 3, vị trí 5. Căn cứ thay đổi trên, Chi cục Thuế TP Phan Thiết có thông báo lại số tiền phải nộp là 0 đồng.
Đến tháng 11-2018, từ phát hiện của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận, Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ có công văn gửi Chi cục Thuế để tính lại tiền sử dụng đất và thông báo lại số tiền chênh lệch mà bà Tr. phải nộp đối với thửa đất trên là gần 1 tỉ đồng!
Tỉnh đã biết
Chỉ thị số 10/CT-UBND do ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, ký ngày 17-5 cho thấy công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh này đang “nóng”. Cụ thể: Một số địa phương tùy tiện, buông lỏng quản lý dẫn đến tình trạng một số cá nhân chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở với diện tích lớn nhưng không thẩm định điều kiện, nhu cầu sử dụng đất; không căn cứ theo kế hoạch sử dụng đất hằng năm.
Việc lập thủ tục hợp thửa, tách thửa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền diễn ra phức tạp. Xây dựng hạ tầng hình thành các khu dân cư mới không theo quy định và đảm bảo quy chuẩn xây dựng. “Đặc biệt có nhiều trường hợp được xác định vị trí đất nông nghiệp trước khi chuyển mục đích để thu tiền sử dụng đất không đúng quy định, làm thất thu ngân sách nhà nước!” - bản chỉ thị trên viết.
PHƯƠNG NAM

Chuyển cơ quan điều tra những sai phạm trong quản lý đất đai tại Phan Thiết

Dân trí Khi làm hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, các cơ quan quản lý tại TP Phan Thiết (Bình Thuận) không ghi vị trí mảnh đất dẫn đến việc tính thuế sai, gây thất thoát ngân sách nhiều tỷ đồng.

UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Kết luận thanh tra Công tác quản lý Nhà nước về quản lý đất đai, quy hoạch đô thị tại địa bàn TP Phan Thiết giai đoạn 2016 đến tháng 9/2018.
Theo đó, cơ quan thanh tra phát hiện hàng loạt sai phạm trong thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn đối với hộ gia đình, cá nhân; thực hiện hợp thửa, tách thửa, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân và việc thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất…
Cụ thể, trong giai đoạn từ đầu năm 2016 đến tháng 9/2018, UBND TP Phan Thiết cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn của 160 thửa đất với tổng diện tích gần 191.000 m2 không phù hợp quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt. Đặc biệt, trong đó có 139 thửa đất với tổng diện tích gần 177.000 m2 không đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm (2016, 2017, 2018) đã được UBND tỉnh phê duyệt.




Chuyển cơ quan điều tra những sai phạm trong quản lý đất đai tại Phan Thiết - 1
Sai phạm trong quản lý đất đai ở Phan Thiết là có hệ thống
Kiểm tra ngẫu nhiên 65/160 hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính khi thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn trên địa bàn các xã Tiến Lợi, Phong Nẫm và Thiện Nghiệp thì cả 65 hồ sơ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Phan Thiết ghi thiếu thông tin vị trí đất nông nghiệp trước khi chuyển mục đích. Dù vậy, Chi cục Thuế TP Phan Thiết không chuyển trả lại để Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Phan Thiết bổ sung thông tin gây thất thoát số tiền lớn cho ngân sách nhà nước.
Sau khi Đoàn Thanh tra cùng với đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Phan Thiết và đại diện UBND xã Thiện Nghiệp tiến hành kiểm tra thực địa xác định lại vị trí các thửa đất thì số tiền phải nộp khi thực hiện chuyển đổi mục đích thay đổi lớn so với ban đầu. Có những trường hợp số tiền nghĩa vụ tài chính ban đầu chỉ là “không đồng”, nhưng sau khi xác định lại vị trí thửa đất thì nghĩa vụ tài chính phải nộp đối với thửa đất là hơn 900 triệu đồng.
Chỉ với 5 cá nhân có diện tích chuyển đổi lớn sau khi điều chỉnh thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, Chi cục Thuế TP Phan Thiết tính lại nộp tiền sử dụng đất với số tiền chênh lệch phải nộp là hơn 5,7 tỷ đồng.
Các sai phạm trọng việc quản lý đất đai xảy ra tại TP Phan Thiết mà thanh tra tỉnh vừa làm rõ được UBND tỉnh Bình Thuận đánh giá là sai phạm có hệ thống của các cơ quan có liên quan, trong việc tham mưu cho chuyển mục đích sử dụng đất, xác định vị trí thửa đất, phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, tính nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất; tách thửa đất ở nông thôn…
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã giao Thanh tra tỉnh chuyển hồ sơ vụ việc sang Cơ quan cảnh sát Điều tra Công an tỉnh tiếp tục điều tra dấu hiệu về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai và “tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, làm trái các quy định của nhà nước…
Hiện vụ việc đang được Công an tỉnh Bình Thuận điều tra, xác định trách nhiệm của cá nhân và các cơ quan liên quan.
Trúc Hà

Ông Quách Duy bị phạt vì vu khống PCT UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến trên Facebook

12 Thanh Niên Online

Chuyên viên Văn phòng UBND TP.HCM Quách Duy bị phạt 7,5 triệu đồng vì đăng nội dung 'vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín' của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến.
Sáng 24.5, ông Nguyễn Đức Thọ, Chánh thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM, xác nhận với PV Thanh Niên về việc Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có quyết định xử phạt hành chính đối với ông Quách Duy, 37 tuổi, hiện là chuyên viên văn phòng UBND TP.HCM.
Ông Quách Duy bị xử phạt 7,5 triệu đồng vì "đăng thông tin thất thiệt" lên mạng xã hội Facebook.
Theo nội dung quyết định xử phạt, ngày 9.4, trên tài khoản Facebook "Duy Quách" của ông Quách Duy có truyền đưa thông tin đề cập việc giao đất, cho thuê đất tại dự án 76 Tôn Thất Thuyết, Q.4, TP.HCM, trong đó có nêu "Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra vụ giao 'đất vàng' giá rẻ liên quan đến Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến..."
Cũng theo nội dung quyết định xử phạt, các thông tin trên là "vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín của cá nhân khác".
Việc xử lý được quy định tại Điều 66 Nghị định 174/2013 của Chính phủ, hình thức xử phạt là phạt tiền 7,5 triệu đồng. Quyết định có hiệu lực ngày 23.5.
Nội dung quyết định xử phạt yêu cầu ông Quách Duy phải nộp tiền phạt tại Kho bạc nhà nước TP.HCM hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Sở Tài chính TP.HCM. Việc nộp phạt thực hiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.


8 thí sinh được Phó Giám đốc sở GD-ĐT Sơn La nâng điểm là con những ai?

Thứ Bảy, ngày 25/05/2019 19:00 PM (GMT+7)

Theo lời khai của bị can Trần Xuân Yến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La, chính ông Hoàng Tiến Đức, giám đốc sở này đã đưa thông tin của 8 thí sinh để nhờ rút bài sửa nâng điểm. Vậy những thí sinh được nâng điểm này là con ai?

8 thí sinh được Phó Giám đốc sở GD-ĐT Sơn La nâng điểm là con những ai? - 1
Đại diện cơ quan điều tra đọc lệnh khởi tố ông Trần Xuân Yến - Ảnh do công an cung cấp
Công an tỉnh Sơn La vừa chuyển hồ sơ liên quan đến vụ án gian lận thi cử THPT quốc gia 2018 sang VKSND cùng cấp, đề nghị truy tố 8 bị can liên quan về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Theo kết quả điều tra, ông Trần Xuân Yến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La, đã nâng điểm cho 13 thí sinh, đây đều là những trường hợp do cấp trên, do đồng nghiệp và người quen nhờ vả. Đáng chú ý, trong số 13 thí sinh này có 8 trường hợp do chính giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La "gửi gắm".
Theo ông Yến, ngày 28-6-2018, ông Hoàng Tiến Đức, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La, gọi ông Yến đến phòng làm việc của ông Đức. Tại đây, ông Đức đưa cho ông Yến hai tờ giấy ghi thông tin cá nhân của 8 thí sinh nhờ nâng điểm kèm theo "đặt hàng".
Sau đó ông Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng Phòng giáo dục trung học Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La, đã gặp ông Yến tại phòng làm việc và đưa thông tin của 4 thí sinh để nhờ nâng điểm. Danh sách này có 2 trường hợp trùng với những thí sinh được giám đốc sở nhờ nâng điểm trước đó.
Danh sách các thí sinh được nâng điểm là:
Thí sinh N.Đ.A., số báo danh 14001279. Điểm thật của thí sinh này chỉ được toán 4,8, lý 6, tiếng Anh 5 nhưng đã nhờ nâng lên thành toán 9,2, lý 9, ngoại ngữ 9,6 để đạt 27,8 điểm. Thí sinh này có bố công tác tại Cục Thuế Sơn La, mẹ làm việc tại Văn phòng Tỉnh uỷ Sơn La.
Thí sinh có số báo danh 14001545 là B.T.N. có điểm thật là toán 5,2, sử 7,5 và ngữ văn là 8. Thí sinh này được nâng điểm thành toán 9,6, sử 9,5 và văn vẫn giữ nguyên 8 điểm. Bố của thí sinh này là Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Mai Sơn, Sơn La.
Thí sinh T.T.M.A., số báo danh 14001293 có điểm thật  là toán 7 (được nâng lên thành 9,6), ngoại ngữ 7,2 (được nâng lên thành 9,6). Thí sinh này có bố là Phó Chánh thanh tra tỉnh Sơn La.
Thí sinh P.M.H., số báo danh 14001415, điểm thật môn toán là 6,8, vật lý 7,5, hoá học 7,5 nhưng được nâng lên thành 9 điểm mỗi môn để đạt tổng điểm 27. Thí sinh này là con của Chánh thanh tra sở GD-ĐT Sơn La.
Thí sinh N.Y.K., số báo danh 14001479 có điểm thực môn toán là 9, được nâng lên thành 9,6. Môn ngoại ngữ của thí sinh này là 7,4, được nâng lên thành 9,6. Thí sinh này có bố là Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT Sơn La.
Thí sinh số báo danh 14001394 là D.T.T.H. có điểm toán là 6,6, được nâng thành 8,4. Môn ngoại ngữ đạt 6,8, được nâng thành 9. Bố của thí sinh này là Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Sơn La.
Thí sinh Đ.T.N.K., số báo danh 14001480 có điểm thật môn toán là 7,4, nhờ nâng lên 8,6. Môn lý là 8,5, nhờ nâng thành 9,5 và môn hoá 6,5 nâng lên thành 8,75. Thí sinh này có bố là Phó Chủ tịch UBND TP Sơn La.
Thí sinh N.H.P., số báo danh 14000619. Thí sinh này có điểm công bố lần đầu là toám 9,6, sử 9,5 và văn 8, tổng 27,1 điểm. Điểm thực tế của thí sinh tự do này chỉ là toán 3, sử 3,25 và văn được 5,25.
Vụ gian lận điểm thi ở Sơn La: Đề nghị truy tố 8 bị can
Đây chỉ là giai đoạn 1 của vụ án, các bị can bị đề nghị truy tố tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi...

Theo Yến Anh (Người lao động)

Viện KSND Sơn La nói gì về thông tin nâng điểm 1 tỷ đồng/thí sinh?

25/05/2019 10:57 AM | Thời sự

Ngày 25/5, trao đổi với Tiền Phong, lãnh đạo Viện KSND tỉnh Sơn La cho rằng, thông tin về giá nâng điểm 1 tỷ đồng cho một thí sinh là không chính xác. Đây chỉ là lời khai của bị can, chưa đủ căn cứ khởi tố tội danh này, nguồn tin nói.

    Viện KSND Sơn La nói gì về thông tin nâng điểm 1 tỷ đồng/thí sinh?
    Cũng theo nguồn tin của Tiền Phong, bị can Trần Xuân Yến - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La khai được "cấp trên" tại Sở GD&ĐT nhờ “xem điểm” của 8/13 thí sinh. Và cả 8 trường hợp này đều được nâng điểm là:
    - Thí sinh số báo danh 1400.1279 nhờ nâng điểm toán, vật lý, tiếng Anh để đạt tổng 27 điểm.
    - Thí sinh số báo danh 1400.1545 nhờ nâng điểm toán, ngữ văn, lịch sử để đạt tổng 27 điểm.
    - Thí sinh số báo danh 1400.1293 nhờ nâng điểm toán, ngữ văn, tiếng Anh để đạt tổng 27 điểm.
    - Thí sinh số báo danh 1400.1415 nhờ nâng điểm toán, ngữ văn, tiếng Anh để đạt tổng 24 điểm.
    - Thí sinh số báo danh 1400.1479 nhờ nâng điểm toán, ngữ văn, tiếng Anh để đạt tổng 27 điểm.
    - Thí sinh số báo danh 1400.1394 nhờ nâng điểm toán, ngữ văn, tiếng Anh để đạt tổng 24 điểm.
    - Thí sinh số báo danh 1400.1480 nhờ nâng điểm toán, vật lý, hóa học để đạt tổng 24 điểm.
    - Thí sinh số báo danh 1400.0619 nhờ nâng điểm toán, ngữ văn, lịch sử để đạt tổng số 27 điểm.
    Nói về số tiền, trung bình nâng điểm cho 1 thí sinh là 1 tỷ đồng, nguồn tin cho rằng, đây mới là lời khai chưa đủ căn cứ để buộc tội. Nguồn tin cho biết, nhận định, các đối tượng trong vụ án này liên tục thay đổi lời khai, một số chứng cứ đã bị tiêu huỷ, gây không ít khó khăn cho cơ quan điều tra.
    Trước đó, ngày 24/5, Cơ quan ANĐT - Công an tỉnh Sơn La vừa hoàn tất điều tra, đề nghị Viện KSND cùng cấp truy tố 8 bị can là cán bộ Sở GD&ĐT và công an tỉnh về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015.
    Vụ án này liên quan tới việc gian lận điểm thi Tốt nghiệp THPT 2018 tại tỉnh Sơn La. Cơ quan ANĐT – Công an tỉnh Sơn La cũng đề nghị Viện KSND tỉnh Sơn La truy tố 8 bị can cùng về tội danh nêu trên.
    Trong số này, có 6 bị can thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La gồm: Trần Xuân Yến, nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT; Lò Văn Huynh, Trưởng Phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục (KT&QLCLGD); Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Phó trưởng Phòng KT&QLCLGD; Nguyễn Thị Hồng Nga, chuyên viên Phòng KT&QLCLGD; Cầm Thị Bun Sọn, Phó trưởng Phòng chính trị tư tưởng; ông Đặng Văn Thủy, Phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu, TP Sơn La.
    Hai bị can là cán bộ thuộc Công an tỉnh Sơn La gồm: cựu trung tá Đỗ Khắc Hưng và thiếu tá Đinh Hải Sơn, nguyên cán bộ Phòng an ninh chính trị nội bộ.
    Theo Minh Đức
    Tiền phong

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét