Thứ Hai, 13 tháng 5, 2019

CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 185/a

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Truy lùng sát thủ một mắt đâm chết góa phụ bán thịt bằng 14 nhát dao | Hành trình phá án | ANTV

Cuộc đọ súng định mệnh và cái chết bí ẩn của cô gái trẻ xinh đẹp (Kỳ 1)

Mùa xuân năm 1931, tại Upper West Side của New York đã diễn ra một cuộc đấu súng dữ dội.   

    Nghẹt thở, toát mồ hôi hột, một số vết thương do đạn bắn đang rỉ máu, Cody Jarrett chạy lên những bậc thang xoắn của một kho xăng cho tới khi lên tới đỉnh. Anh ta quan sát tình huống vô vọng khi nhìn xuống mặt đất. Rất nhiều khẩu súng của cảnh sát đang chĩa vào đầu của anh ta, anh ta liên tiếp xả hai khẩu súng trên tay vào những người đang tấn công mình phía dưới. Cảnh sát tìm nơi trú ẩn dưới cầu thang sắt và đằng sau những mê cung trong đường ống thép phía dưới.
     cuoc do sung dinh menh va cai chet bi an cua co gai tre xinh dep (ky 1) hinh anh 1
    Francis Crowley.
    “Hãy đến bắt tao đi bọn cớm”! Jarrett hét lên. Anh ta cười khúc khích trong lúc nã đạn vào đám đông phía dưới. Một cảnh sát đặc nhiệm vốn là một người bạn tâm giao trước đây của Jarrett có một khẩu súng bắn tỉa và bắn vào Jarrett. Người này bắn 1 viên đạn vào Jarrett, viên đạt trúng vào ngực khiến kẻ cướp điên cuồng phải ngã xuống sàn kim loại. Thế nhưng Jarrett lại đứng dậy trên đôi chân của mình và cười trên nỗi tuyệt vọng của chính anh ta.
    "Cái quái gì nâng anh ta dậy thế?” viên cảnh sát nói ngay trong khoảnh khắc đó. Viên cảnh sát nổ phát súng thứ hai và viên đạn thứ hai này một lần nữa làm Jarrett bị thương. Jarrett vẫn tiếp tục chạy nhưng anh ta nhận ra anh ta đã tới đường cùng, vì vậy anh ta bắn vào bể xăng ngay dưới chân mình. Hàng trăm cảnh sát vội vàng tìm đường tháo chạy khi nhìn thấy xăng tràn lên khỏi bề mặt sàn kim loại.
    “Coi chừng, nó sẽ nổ tung” một cảnh sát hét lên. Để trả thù cảnh sát, Jarrett tiến gần hơn vào nơi sắp nổ tung. Sau đó, các bồn chứa xăng phát nổ và ngọn lửa khổng lồ bùng lên, Jarrett chìm vào quên lãng cùng ngọn lửa còn James Cagney thì đi vào lịch sử điện ảnh.
    Đó cũng là cảnh cuối cùng tuyệt vời nhất của một trong những bộ phim gangster thú vị thời bấy giờ “White heat”). Bộ phim được sản xuất năm 1949 của đạo diễn Raoul Walsh. Chân dung người mẹ gắn bó với một kẻ tâm thần phạm tội vẫn đóng vai trò sống động trên màn ảnh nhỏ và thường xuyên xuất hiện trong những thập kỷ tiếp theo. Dù nhân vật Cody Jarrett trong bộ phim là hư cấu nhưng ít người biết được rằng của bộ phim dựa trên một sự cố có thực.
    Mùa xuân năm 1931, tại Upper West Side của New York đã diễn ra một cuộc đấu súng dữ dội. Vụ việc này liên quan tới hàng trăm cảnh sát, hàng chục máy bay cùng hơi cay, lựu đạn để tấn công một kẻ giết người còn quá trẻ. Khoảng 15.000 người đã chứng kiến cuộc đụng độ, hàng trăm viên đạn đã được dùng để bắn vào tầng 5 của một căn hộ trong lúc nghi phạm cố thủ và hét lên với cảnh sát: “Các người sẽ chẳng bao giờ bắt sống được tôi đâu!”. Tên của hắn là kẻ “hai súng” Francis Crowley. Cuộc đấu súng ở miền tây hoang dã này được nhớ với tên gọi cuộc bao vây bên đường 90.
    Hắn tức giận với cảnh sát và liên tục xả súng trên đường hắn đi nhằm thoát khỏi rắc rối với cảnh sát, điều khiến nhiều sĩ quan cảnh sát chỉ muốn bắn một viên đạn vào đầu hắn. Crowley chỉ cao khoảng 1.5m, nặng khoảng 49 kg. Cai ngục Lewis Lawes của nhà tù Sing Sing cho biết thêm, vào năm 1932, nhìn vào nước da và ngoại hình của Clowley thì người ta nghĩ rằng cậu ta giống như là cậu bé ở trong một dàn hợp xướng. Thế nhưng, hắn ta lại tàn phá ở bất cứ nơi nào hắn đi qua. Bắt đầu là trộm xe hơi, sau đó nhanh chóng tốt nghiệp để đi cướp ngân hàng, giết chóc, sát hại và nhiều hơn nữa, hắn đã tự mua vé tới địa ngục với những tội ác ghê rợn để cuối cùng nhận án tử hình trên ghế điện khi mới ở tuổi 19.
    Theo PV (Báo Công Lý)

    Cuộc đọ súng định mệnh và cái chết bí ẩn của cô gái trẻ xinh đẹp (Kỳ cuối)

    Nó bước vào phòng tử hình với nụ cười trên môi gửi tới người mẹ của mình, nó gần như là một cậu bé bắt đầu chuyến phiêu lưu...

     cuoc do sung dinh menh va cai chet bi an cua co gai tre xinh dep (ky cuoi) hinh anh 1
    Ảnh minh họa.
    “Kẻ hai súng” Crowley là một trong những tù nhân trẻ nhất chịu án tử hình ở Sing Sing. Nó mới 19 tuổi và trông nó giống với một cậu bé 16 tuổi. Lúc nó đến vào ngày 1.6.1931, Warden Lawes nói trông nó cũng vênh vang và tỏ ra không có một chút sợ hãi gì. Vào ngày đầu tiên Crowley bị lục soát, người ta đã tìm thấy một chiếc thìa bằng kim loại đã mài nhọn trong tất của nó. Khi người ta hỏi nó định sử dụng cho mục đích gì thì nó chỉ nói “hãy thử đoán đi!” Nó đã từ chối chấp nhận bất kỳ lời cáo buộc nào về tội sát hại Hirsch và khẳng định mình vô tội.
    Khi ở trong tù, nó nói với bảo vệ là nó chỉ tự vệ. Đó là tất cả những gì nó làm và giờ đây khiến nó phải chịu án.
    Crowley thường nhai kẹo cao su và khá lém lỉnh trong việc làm các thủ tục vào trại. Vóc dáng nhỏ bé của nó đối nghịch hoàn toàn với bản chất thù địch và thách thức của nó. Tất nhiên là nó được giữ ở một khoảng cách nhất định với các tù nhân khác đã vào đây trước nó. Số tù nhân của nó là # 178. Nhưng sau đó, nó ngay lập tức nó coi phòng giam của mình như bãi rác, nó phá hủy mọi thứ trong tầm nhìn. Nó phá hỏng đồ đạc và ném đồ dùng trên giường qua chấn song. Bằng cách nào đó, nó đã tạo một đám cháy. Nó nhét quần áo vào nhà vệ sinh để làm nước tràn lênh láng ra nhà. Cuối cùng thì nó đã bị biệt giam. Tất cả mọi thứ được đem ra khỏi phòng giam của nó, nó bị lột trần chuồng 24/24 giờ. Tấm nệm chỉ được ném vào cho nó vào buổi tối và sáng hôm sau sẽ bị dọn đi. Bữa ăn của nó được phục vụ cho mình nó. Nó không thể tiếp xúc được với một tù nhân nào khác.
    Thời kỳ giữa những năm 1920 và 1940 là thời kỳ "đỉnh cao" của hình phạt tử hình ở Mỹ. Tại Sing Sing, năm 1932 có tới 20 người đàn ông bị tử hình bằng ghế điện. Năm sau,18 người đàn ông khác chịu chung số phận như vậy. Trong thời gian Crowley ở tù từ tháng 6.1931 đến tháng Giêng năm 1932, nó đã được chứng kiến 30 tù nhân đi đến cái chết như thế nào. Nó đã quen thuộc với các thủ tục được thực hiện trên con đường đi đến cái chết, thỉnh thoảng nó cũng nói chuyện với các tù nhân khác, những người đang chờ đợi bị hành hình. Nó nói với họ về những mong đợi và thậm chí còn mô tả chi tiết những gì sẽ diễn ra trong phòng tử hình. Vào ngày 10.12.1931, Fat Duringer cũng phải nói lời vĩnh biệt trước khi bước vào buồng tử hình vì tội giết Virginia Brannen.
    Khi người đàn ông to béo lê bước xuống hành lang, Crowley nói: “Có một chàng trai tuyệt vời, một tay bắn súng cừ khôi và là bạn thân của tôi”! Robert G. Elliot, người hành hình nổi tiếng ở Sing Sing có giữ một cuốn nhật ký về tất cả những vụ hành hình mà ông đã thực hiện. Theo dữ liệu của ông ta thì Duringer là số #172, Elliot viết hắn là người đàn ông to lớn nhất ngồi trên ghế điện tử hình tại Sing Sing. Hắn hiên ngang bước vào phòng tử hình không hề nản chí.
    Khi ngày tử hình của mình tới gần, Crowley đã trở nên u sầu hơn, không còn giữ được sự can đảm nổi tiếng của nó trước đó. Nó bắt đầu vẽ hình ảnh của cây cầu và tòa nhà chọc trời trong thành phố New York và xây dựng các mô hình thu nhỏ của các tòa nhà. Nó cho người ta thấy có một chút năng khiếu vẽ. Phần lớn thời gian nó dùng để vẽ. Trong sáu tháng cuối cùng chờ chết trong tù, nó đã hoàn toàn hài lòng với chính mình. Khi nó ở gần những tù nhân khác thì nó biểu hiện mình đúng với bản chất của “Kẻ hai súng”, một nhân vật được mong đợi. Tuy nhiên, khi còn lại với chính mình, nó là một cậu bé rất ngoan, có hiếu và dễ thương. Trước khi đến ngày nó bị tử hình Lawes đã gửi cho nó một chút kem.
    Trong lúc đó, Helen Walsh vẫn chờ đợi được gặp bạn trai cũ vào ngày cuối tuần. Cô đến Sing Sing nhiều lần nhưng đều bị từ chối. Crowley luôn từ chối gặp gỡ hay nói chuyện với cô. Nó nói với báo chí là “cô ấy đã đi rồi, cô ta luôn loanh quanh bên cảnh sát, tôi không muốn nhìn mặt cô ta nữa”.
    Vào 11 giờ đêm 21.1.1932, Crowley đã được dẫn ra khỏi phòng giam và đưa đến buồng tử hình. Trên tay nó cầm một cây thánh giá 15- inch do một sỹ quan nhà tù Father McCaffrey đưa cho. Crowley đã chuẩn bị sẵn tinh thần. Nó ngồi xuống ghế điện trong khi một bảo vệ đang hồi hộp chuẩn bị sẵn mọi thứ.
    Nó nói với người giữ chính, “tôi không nghĩ rằng bên dưới đã đủ chặt”. Có một số nhân viên từ Ossining đã nhận ra Crowley. Sau đó một mặt nạ đen được đeo lên mặt của Crowley.
    Nó nghẹn ngào: “Điều ước cuối cùng của tôi là có thể gửi tình yêu tới mẹ”. Vài giây sau, nguồn điện được sập xuống và Crowley bị gí điện ở mức 2.000 Volt. Theo ghi chép lại, Francis Crowley có số tù nhân là # 178. Robert Elliot mô tả giây phút cuối cùng của “Kẻ hai súng” là … "Nó bước vào phòng tử hình với nụ cười trên môi gửi tới người mẹ của mình, nó gần như là một cậu bé bắt đầu chuyến phiêu lưu".
    Bên ngoài nhà tù, Anna Crowley, Helen Walsh và các thành viên khác trong gia đình của nó vẫn ở bên ngoài chờ đợi. Crowley sau đó được chôn cất tại nghĩa trang Calvary ở thành phố New York.
    Theo Giang Linh (Congly.vn)

    Cuộc đọ súng định mệnh và cái chết bí ẩn của cô gái trẻ xinh đẹp (Kỳ 2)

    Không ai biết chính xác có chuyện gì xảy ra ở hành lang nhưng Crowley và viên cảnh sát đã nổ súng khá nhiều lần trước khi họ ra đến sảnh tòa nhà.

      Một nhân viên cảnh sát của thành phố New York tên là Maurice Harlow, 27 tuổi, đang đi bộ một mình ở Đông Harlem đêm 15.1.1925. Anh ta mới kết hôn được 3 tuần. Khi vượt qua ngã tư đường ở số 104 Third Avenue, viên cảnh sát nhìn thấy một chiếc xe tắc xi đang được điều khiển xuống đường rất bất cẩn. Harlow ra lệnh yêu cầu tài xế dừng xe và yêu cầu xuất trình chứng minh thư. Lái xe đó là một người đàn ông sống ở địa phương này tên là John Crowley, 25 tuổi. Cảnh sát không còn lạ gì anh ta bởi anh ta có tới 11 tiền án tiền sự trong vòng 10 năm qua. Crowley đã từng bị truy tố trong vụ giết hại một cô gái 17 tuổi mà người ta tìm thấy thi thể ở cách số 100 Second Avenue một vài căn hộ. Nhưng cuối cùng anh ta được trắng án vì phiên xét xử vắng mặt một nhân chứng quan trọng.
      Khi Harlow yêu cầu xuất trình bằng lái xe thì Crowley đã chửi rủa viên cảnh sát trẻ. Harlow quyết định sẽ bắt giữ anh ta và một cuộc vật lộn nổ ra giữa 2 người. Crowley đã cầm gậy tuần đêm của Harlow và đánh Harlow, mọi người xúm đen xúm đỏ lại theo dõi cuộc ẩu đả này. Sau cuộc chiến khốc liệt, Harlow đã thắng thế và còng tay số 8 cho kẻ đang điên cuồng la hét là hắn sẽ trả thù.
      “Được rồi! Tao sẽ nhớ mày” Crowley hét lên. “Số của mày là 11181. Tao sẽ còn trở lại để thịt mày”. Ngay ngày hôm sau, John Crowley lại được thả tự do sau khi thanh toán đủ số tiền phạt là 5 đô la. Anh ta lại tự do tự tại nhưng vô cùng khao khát trả thù.
      Vào khoảng 10h ngày 21.2.1925, Crowley và vợ là Alice đã tham dự một bữa tiệc sinh nhật tại 1813 Third Avenue. Ngay trong buổi sáng bữa tiệc đã rất ồn ào nên hàng xóm gọi cảnh sát. Người tiếp nhận vụ việc lại là Maurice Harlow. Ngay khi Harlow vào tới cửa, Crowley đã nhận ra. Họ đã tranh cãi vài lời và Crowley rời bữa tiệc, người vợ cũng bị kéo theo. Một vài giây sau, khách trong bữa tiệc đã nghe thấy một những tiếng súng phát ra từ hành lang phía dưới.
      Không ai biết chính xác có chuyện gì xảy ra ở hành lang nhưng Crowley và viên cảnh sát đã nổ súng khá nhiều lần trước khi họ ra đến sảnh tòa nhà. Harlow đã bị bắn trúng đạn vào phía sau đầu, ngay sau tai phải. Anh ta còn cố gắng bắn thêm 1 viên đạn trước khi ngã xuống đất. Viên đạn này đã trúng bụng của Crowley. Cả hai người tiếp tục nổ súng ngay khi họ không thể đi trên đôi chân của mình. Trong chốc lát, khi cảnh sát khu vực nghe tiếng súng nổ họ đã đến hiện trường. Khi họ đến, Harlow đã bất tỉnh ngay trước địa chỉ 1810 Third Avenue và tay phải của anh vẫn nắm chặt khẩu súng lục. Cách đó vài ba mét cảnh sát tìm thấy một khẩu súng khác có vết máu trên tay cầm. Vết máu dẫn cảnh sát tới tiền sảnh số 1803 Third Avenue. Cảnh sát tới và tìm thấy John Crowley, hắn đã trúng đạn ở bụng và vợ hắn đang thổn thức ôm hắn trong vòng tay. Họ nguyền rủa cảnh sát mặc dù đang được những người cảnh sát giúp đỡ.
       cuoc do sung dinh menh va cai chet bi an cua co gai tre xinh dep (ky 2) hinh anh 2
      Mẩu tin nói về cái chết của John Crowley
      Harlow đã được nhanh chóng đưa tới bệnh viện Mt. Sinai nhưng anh đã ra đi vĩnh viễn. Trước khi xe cứu thương đưa anh ta đến phòng cấp cứu thì chàng cảnh sát trẻ đã ngừng thở. Crowley bị bắt và được đưa đến bệnh viện Bellevue trong tình trạng nguy kịch. Alice bị buộc đi theo để làm nhân chứng. Cô ta đã dựng chuyện chồng mình bị cảnh sát Harlow bắn trong khi cô kêu và chờ xe taxi. Tuy vậy, khi biết được rằng Crowley là một tù nhân đang được tha bổng bởi nhà tù bang Elmira thì đám đông đã náo động hẳn lên.
      Người đứng đầu nhà tù Elmira, tiến sĩ Frank L. Christian cho biết: “John Crowley là một kẻ tâm thần”. “Đó là lý do tại sao anh ta vẫn được tự do, không có quy định nào cho phép bắt giữ và chăm sóc một kẻ bị tâm thần phạm tội”. Mức án đã có những thay đổi khi tin được đưa lên báo chí, mọi người đã quay ngược lại buộc tội giết người cho Harlow. Vào ngày 10.3, mọi sự tranh cãi vẫn còn tiếp tục khi John Crowley đột nhiên qua đời vì vết đạn bắn. Nhưng câu chuyện rồi cũng dần dần trở nên cũ đi. Cái chết của hắn đã được đưa tin ở cuối trang 12 trên tờ thời báo New York chỉ với 7 dòng tin, tiêu đề là “chết vì bị cảnh sát bắn”. Câu chuyện dần đi vào quên lãng và người ta không còn nhớ tới nó đi khi những tin tức tội phạm gần như ngập tràn trên báo chí hàng ngày.
      John Crowley còn có một người em trai đó là Francis, thời điểm diễn ra cuộc đọ súng nó mới 13 tuổi. Nó là một cậu bé mảnh dẻ, nhạy cảm và nhỏ nhắn, nó chỉ cao không quá 1,5 m. Khi anh trai của mình chết đi, cậu bé đã rất đau buồn, chán nản nên sớm bỏ học. Nó sống mới một cuộc sống tẻ nhạt ở số 89 Street với mẹ nuôi của mình. Nó rất ít nói và giao lưu với những người sống quanh mình. Tuy vậy, trong lòng Francis luôn ôm hận và nuôi lòng căm thù sục sôi với cảnh sát, nó vẫn nghĩ rằng cảnh sát phải chịu trách nhiệm cho cái chết của người anh.
      Nó tự hứa với bản thân mình, một ngày nào đó nó sẽ đòi lại tất cả!
      Theo PV (Báo Công Lý)

      Cuộc đọ súng định mệnh và cái chết bí ẩn của cô gái trẻ xinh đẹp (Kỳ 3)

      13:08 06/03/2018

      Từ một chàng trai "ngoan", Francis đã bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu của người anh John Crowley.



      sung
      Ảnh minh họa
      Francis Crowley sinh ra đúng vào dịp Halloween năm 1911 ở New York. Mẹ của nó là một người Đức trẻ nhập cư, bà chỉ là một người giúp việc, ngay khi nó còn là thai nhi bà đã xin cho nó được vào ở nhà nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Thời điểm đó bà đang sống một mình và không có đủ tiền để nuôi dưỡng đứa trẻ.
      Bà tự bạch rằng bà không muốn phá vỡ hạnh phúc của mình chỉ vì đứa trẻ. Bà đã cưới một người đàn ông tốt nhưng ông ta lại là người sẵn sàng giết chết bà nếu như ông ta biết về quá khứ đó. Bà tên là Anne Crowley, dù thời điểm đó số tiền bà có được là rất ít ỏi nhưng bà luôn dành tất cả những gì có thể cho con trai của mình. Francis cũng đã được gửi đến trường học nhưng nó lại tỏ ra rất kém cỏi về mọi mặt. Cậu bé cũng là đứa nhỏ nhất trong lớp học, điều đó càng khiến cậu bé trở nên sống nội tâm và cô đơn hơn. Nó học quá kém nên chưa bao giờ vượt qua được kiến thức lớp 3.
      Khoảng 12 tuổi, Frank đã đi làm thường xuyên. Nó làm việc trong một nhà máy ở Manhattan và là một nhân viên thực hiện công việc tốt. Mỗi khi nhận được lương, cậu bé thường đem về cho mẹ. Do đó, Anna Crowley không chút mảy may nghi ngờ gì với con trai của mình. Hơn nữa, không giống như nhiều người thời bấy giờ, Frank rất ít khi uống rượu tới mức say xỉn hay hút quá nhiều thuốc.
      Tuy vậy, nó bắt đầu đi theo các băng nhóm xã hội đen để học cách trộm cắp. Anh trai của nó, John là một tên trộm xe hơi hoàn hảo, Frank muốn được giống như anh mình. Chính John đã dạy nó cách lái xe và nhanh chóng khiến đứa em của mình mê mẩn với việc lái xe tốc độ cao ngay khi nó còn chưa đủ tuổi. Ngay khi chưa thành niên, Frank đã từng bị bắt vì tội trộm cắp xe. Tuy vậy, nó cũng chưa bao giờ phải ngồi tù. Hàng xóm của nhà Crowley cho biết có lần bị bắt giữ, Frank đã bị cảnh sát đánh đập dã man, vì thế mà cậu bé trở nên căm giận cảnh sát.
      Sự thù hận ấy bùng nổ dữ dội hơn khi John bị giết chết trên đường phố Manhattan vào năm 1925. Tuy nhiên, thời gian đầu Frank vẫn tiếp tục trộm cắp ô tô và kiếm về nhiều tiền hơn cho các băng nhóm tội phạm ở Manhattan. Cho đến tháng 2/1931, Crowley đã tham gia vào một vụ đấu súng ngay trước câu lạc bộ Cựu chiến binh Mỹ ở Bronx khiến 3 người đàn ông bị thương nặng. Một thời gian ngắn sau đó, Crowley lại dùng súng bắn bị thương một thám tử đang cố gắng bắt giữ nó cũng ở Manhattan.
      Trong khi cảnh sát lo lắng tìm kiếm nó ở khắp mọi nơi thì Crowley đã xuất hiện tại một ngân hàng gần New Rochelle vào buổi trưa. Nó đã cố gắng để thoát khỏi sự truy đuổi của hàng chục cảnh sát. Đó cũng là khoảng thời gian mà Crowley xuất hiện nhiều trên đường phố và luôn mang theo 2 khẩu súng bên mình. Nó sẵn sàng sử dụng súng cho bất cứ tình huống phát sinh nào.
      (Kính mời độc giả đón đọc những tình tiết tiếp theo của vụ án vào 13h ngày mai trên Tin tức Việt Nam.)




      Cuộc đọ súng định mệnh và cái chết bí ẩn của cô gái trẻ xinh đẹp (Kỳ 4)

      Người giao hàng đã phát hiện một bàn tay thò ra từ trong bức tường...

        Khoảng 10 giờ ngày 27.4.1931, một nhân viên trẻ giao hàng thịt tại Yonkers lái xe xuống Valentine Street. Khi đi qua Viện thánh Giê-su, anh ta nhìn thấy có cái gì đó trông kỳ lạ nhô ra từ phía sau bức tường đá. Anh ta đậu xe và đi xuống nhìn gần hơn. Khi tiến lại gần thì anh ta nhìn thấy có một bàn tay người lồi ra trên tường nên vội đã báo cảnh sát.
        Khi cảnh sát đến, họ phát hiện ra đó là thi thể của một cô gái bị bắn vào tim. Cô ta mới chết cách đó khoảng 1 giờ hoặc có thể lâu hơn một chút. Các nhà điều tra cho rằng cô gái đã bị bắn chết ở một nơi khác sau đó kẻ giết người đã đem xác tới đây để. Họ cũng tìm thấy có vết lốp xe gần đó, các vệt máu đã dẫn dẫu vết tới nơi người ta tìm thấy thi thể của cô.
        Ngay trong hôm đó, các thám tử đã xác định được nạn nhân là Virginia Brannen, 28 tuổi, sống ở Bangor, Maine. Cô chuyển đến thành phố New York cách đây 10 ngày và đang làm việc tại một sàn nhảy tên là Primrose Club ở Manhattan. Các thám tử đến câu lạc bộ và xác định được 2 người đã cùng ở trên chiếc xe với Brannen trước lúc cô bị giết.
        Một nhân chứng tên là Robert LeClair khai báo với cảnh sát, anh ta đã ở Câu lạc bộ gần như cả đêm hôm đó để tiệc tùng cùng bạn bè trong đó có cả Virginia Brannen. Sau khi họ rời Primrose Club thì họ còn đi uống rượu tại nhiều quán bar và các câu lạc bộ khác nữa, trong đó có một câu lạc bộ ở Bronx. Một người bạn của anh là Rudolph Duringer đã có sự quan tâm lãng mạn tới Virginia nhưng Duringer có gì đó khó chịu nên rất ít nói. Một người bạn thân của Duringer tên là Frank là người duy nhất còn tỉnh táo nên anh ta là người lái xe cả đêm.
         cuoc do sung dinh menh va cai chet bi an cua co gai tre xinh dep (ky 4) hinh anh 3
        Cảnh sát xem xét hiện trường nơi phát hiện thi thể
        LeClair cho biết thêm anh ta đã ngủ thiếp đi một lúc, sau đó bị đánh thức bởi 2 tiếng súng nổ ngay sau đó. Ông nghe thấy Virginia kêu lên: “Chúa ơi! Hãy đưa tôi tới bệnh viện!” Khi LeClair quay lại thì thấy Duringer đang cầm khẩu súng lục trong tay còn Virginia thì đang bị chảy rất nhiều máu. Tuy nhiên, sau đó Frank đã mở cửa xe đẩy LeClair và bạn gái của anh ta ra đường sau đó lên xe phóng đi. Một lúc sau, Frank và Duringer cùng chiếc xe đã trở lại nhưng Virginia đã biến mất.
        Các thám tử đã tìm ra địa chỉ nhà của Duringer ở Ossining, một thị trấn nhỏ ở quận Westchester, nơi này không xa Yonkers. Khi cảnh sát vào nhà trọ của Duringer thì tên này đã bỏ đi. Tuy nhiên, qua tìm hiểu người dân xung quanh, cảnh sát biết rằng Frank đã đến thăm Duringer nhiều lần và thậm chí còn cất một chiếc xe của hắn ở đây cả mùa đông.
        Ngay sau đó, Frank đã được xác định thông qua các bức ảnh gốc cho những người ở Primrose và LeClair nhận dạng, hắn chính là kẻ "hai súng" Crowley. Cảnh sát Bronx còn tìm thấy chiếc xe ô tô mui kín của Duringer bị bỏ rơi ở số 155 phía đông Street có vết đạn bắn xước. Ở ghế sau thì có vết máu và 4 đầu đạn cỡ nòng 38 li...
        Theo PV (Báo Công Lý)

        Cuộc đọ súng định mệnh và cái chết bí ẩn của cô gái trẻ xinh đẹp (Kỳ 5)

        Frank Crowley đã không ngần ngại ra tay sát hại viên cảnh sát Fred Hirsch Jr, 28 tuổi.

          Vào đêm 6.5.1931, chỉ 10 ngày sau khi Brannen chết, cảnh sát tuần tra Fred Hirsch Jr, 28 tuổi, và đồng nghiệp là Peter Eudyce, 24 tuổi đang làm việc tại Quận Nassau, tuần tra quanh ngõ Black Shirt ở một hòn đảo phía Bắc Merrick. Họ đã nhìn thấy một chiếc xe Ford sedan màu đỏ đậu trong khu vực tối của đường phố nơi có rất nhiều cặp đôi thường lui tới.
          Họ quyết định kiểm tra người điều khiển xe. Khi họ dừng lại, Hirsch rời chiếc xe cảnh sát và tiếp cận phía bên trái của chiếc xe đang đỗ. Anh ta thấy người lái xe là một thanh niên, không quá 16 hoặc 17 tuổi. Hành khách là một cô gái khá trẻ tên là Helen Walsh, 16 tuổi, sống ở gần Roosevelt của đảo này. Hirsch không thể biết được rằng chiếc xe này đã được đánh cắp từ một nhà để xe Manhattan. Anh ta cũng không biết được rằng người lái xe là "Kẻ hai súng" Crowley.
          Hirsch hỏi người lái xe: “Anh đang làm gì ở đây?”
          Crowley thản nhiên trả lời: “Chỉ nói chuyện thôi”.
          Nhưng khi Hirsch yêu cầu kiểm tra bằng lái xe thì Crowley đột nhiên lôi ra một khẩu súng lục cỡ nòng 38 li và chĩa vào viên cảnh sát trẻ. Walsh cho biết cảnh sát đang ở trong xe khi Hirsch hỏi giấy phép lái xe của Crowley. Frank giả vờ lấy giấy tờ xe nhưng thay vào đó nó đã rút súng bắn cảnh sát. Hirsch bị bắn 4 lần và ngã gục xuống.
           cuoc do sung dinh menh va cai chet bi an cua co gai tre xinh dep (ky 5) hinh anh 3
          Viên cảnh sát xấu số Hirsch
          Tuy vậy, anh ta đã cố gắng ra khỏi xe và bắn 2 lần vào Crowley, Crowley nhanh chóng né xuống sàn xe để tránh. Crowley bắn thêm một lần nữa ra ngoài cửa sổ xe và viên đạn này đã trúng ngực viên cảnh sát. Eudyce nấp trong xe cảnh sát khi Crowley nhảy từ xe Ford sang giật lấy khẩu súng của Hirsch. Khi bắt đầu lái xe đi Crowley đã bắn thêm một lần nữa bằng chính khẩu súng của Hirsch.
          Sau đó, Crowley khai báo với cảnh sát là hắn đã đẩy viên cảnh sát ra để lái xe đi khi thấy anh ta vật vã trong đau đớn. Nó nhặt khẩu súng từ sàn nhà chĩa vào viên cảnh sát rồi bóp cò. Súng nổ và viên cảnh sát vẫn nằm đó. Crowley định nhấn ga lái xe đi trong khi Hirsch đang bị trọng thương nằm trên mặt đất, Helen Walsh sợ hãi gào thét trong xe và cố gắng nhảy ra khỏi cửa sổ. Eudyce bắn vào chiếc xe đang gầm rú trong khói mù mịt. Toàn bộ sự việc chỉ diễn ra trong khoảng 10s.
          Sau đó, khi cảnh sát tìm kiếm tư trang của Hirsch thì họ phát hiện một tấm áp phích truy nã “kẻ hai súng” Crowley được xếp gọn gàng trong túi áo ngực của viên cảnh sát này.
          Theo Giang Linh (Báo Công Lý)

          Cuộc đọ súng định mệnh và cái chết bí ẩn của cô gái trẻ xinh đẹp (Kỳ 6)

          Một cuộc tìm kiếm lớn đã được tiến hành để tìm ra kẻ đào tẩu...

             cuoc do sung dinh menh va cai chet bi an cua co gai tre xinh dep (ky 6) hinh anh 1
             Francis Crowley
            Ngày hôm sau, báo chí đã đưa tin về Francis Crowley với biệt danh “kẻ hai súng” đã được cảnh sát mô tả là một tội phạm nguy hiểm bậc nhất đang bị truy lùng ở thành phố. Bên cạnh đó, hình ảnh truy nã của Crowley và Duringer đã xuất hiện khắp thành phố và năm quận của Hạt Nassau. Cảnh sát lúc đầu cho rằng Helen Walsh đã bị giết bởi 2 người đàn ông này vì họ cho rằng chỉ có như vậy họ mới loại bỏ được nhân chứng duy nhất chứng kiến vụ sát hại viên cảnh sát. Niềm tin của cảnh sát được củng cố khi hôm sau họ tìm thấy chiếc Ford sedan bị đánh cắp trên một đường phố vắng vẻ ở Queens. Bên trong xe, họ tìm thấy 9 đầu đạn cỡ nòng 38 li. Phía sau xe có vết máu tươi, ghế sau có một vết đạn trên kính chắn gió. Dấu vân tay của Crowley có trên tay lái chiếc xe. Cảnh sát cũng phát hiện thêm hai viên đạn bắn vào các khung cửa.
            Thanh tra Harold King nói rằng: “Việc cô gái đã bị giết không còn gì phải nghi ngờ nữa”. Crowley phải làm như vậy để bảo vệ mình, cô ta là người duy nhất có thể khiến nó bị khép vào tội giết người cấp độ 1.
            Một cuộc tìm kiếm lớn đã được tiến hành để tìm ra kẻ đào tẩu. Hàng trăm cảnh sát tìm kiếm thi thể của Helen Walsh ở khu vực đầm lầy hay các bụi rậm ở Long Island. Cảnh sát cũng tiến hành điều tra tất cả những nơi mà Crowley hay lui tới ở Queens, Brooklyn và đặc biệt là ở Bronx, nơi nó đã bị bắt nhiều lần vì tội trộm cắp xe hơi. Luật sư Elvin Edwards của quận Nassau đã đưa ra thông cáo rộng rãi nhằm có được sự hỗ trợ của người dân để tìm kiếm kẻ đào tẩu. Riêng đối với cảnh sát, Crowley được cảnh báo là kẻ vô cùng tàn nhẫn và hắn sẽ sẵn sàng đấu súng nếu bị tìm ra.
            Trong khi đó, phòng thí nghiệm tội phạm của Thành phố New York cũng rất bận rộn trong công cuộc so sánh các bằng chứng đầu đạn mà bị nghi ngờ là của Crowley sử dụng. Mặc dù thời điểm đó các nhà điều tra pháp y còn phải sử dụng những công nghệ thiếu tiến bộ trong giám định tội phạm nhưng họ đã rất kiên trì. Ngày mùng 7.5, cảnh sát New York tên là Harry Butts đã đưa ra thông báo đầy kịch tính. Ngài cho hay, viên đạn giết chết Virginia Brannen, đạn được bắn ra ở nhiều khu vực trên nước Mỹ những tháng trước và một cuộc đọ súng ở Bronx đều được bắn từ súng Crowley. Thám tử John Sullivan cho biết thêm, Crowley không sử dụng ma túy như những kẻ giết người nguy hiểm khác, dường như anh ta chỉ bắn súng vì có cái gì đó thúc đẩy.
            Tuy nhiên, cảnh sát đã sai lầm ít nhất một vấn đề. Helen Walsh chưa bị giết. Cô ta là người mà Crowley yêu và họ đang cùng nhau chạy trốn. Sau khi sát hại viên cảnh sát Hirsh, đôi tình nhân trẻ sống cùng Duringer, Crowley đã kéo người tình vào vòng lao lý. Ba người cùng chạy trốn tới Queens nơi họ đã bỏ lại chiếc xe Ford đánh cắp được. Họ cố gắng tìm kiến bạn bè ở Laurelton nơi trước đây Crowley đã sống nhiều năm và cảnh sát ít để ý. Họ bắt taxi tới số nhà 90 West Street ở Manhattan. Ở đây, Crowley tìm kiếm cô bạn gái cũ tên là Vera "Billie" Dunn. Sau khi giới thiệu cô bạn tình mới với Billie, Crowley đã đuổi cô ra khỏi chính căn hộ của cô để cho Crowley, cô bạn gái mới và Duringer vào sống tại căn hộ này.
            Billie điên tiết với với cách đối xử tệ bạc của Crowley nên đã nhanh chóng nói với phóng viên về những chuyện xảy ra. Cô nói: “Anh ta đã đến căn hộ của tôi ngày hôm qua với vị phu nhân ngu ngốc, Helen Walsh và một kẻ to béo, Duringer. Anh ta còn ném tôi ra khỏi chính căn hộ của tôi nữa”.
            Nhà báo hỏi thêm cô gái về nơi ở hiện tại, cô cho biết thâm hiện tại cô sống tạm ở phòng 303 số nhà West Street. Cô gái hét lên với phóng viên “tống cổ họ ra khỏi căn hộc của tôi” nhưng anh phóng viên đã lờ đi và nhanh chóng đi đến căn hộ để tìm hiểu thực hư câu chuyện và viết bài phục vụ cho công việc của mình. Trên đường đi, anh ta gọi tới cho các thám tử ở địa phương và chỉ trong vòng vài phút cả chục cảnh sát đã sẵn sàng trên xe của họ...
            Theo Giang Linh (Báo Công Lý)

            Kỳ án ngoại tình chấn động thời Lê sơ

            "Đinh Tỵ (1437) tháng 8, Hàn lâm viện đãi chế Vũ Văn Phỉ thông dâm với mẹ vợ là Nguyễn Thị, chuyện bị phát giác"...

            Vụ án đầu tiên về quan hệ trai gái bất chính được chính sử ghi nhận thời Lê sơ là vào năm Ất Mão (1435) đời vua Lê Thái Tông: “Người đàn bà ở xã Thương Xá, lộ Quốc Oai (nay thuộc Hà Nội – người dẫn chú) là Nguyễn Thị Ngọc đã có 8 con với chồng. Chồng bị bệnh hủi, Nguyễn Thị Ngọc không cứu chữa nuôi nấng, mà còn lấy trộm tài sản của chồng, tư thông với khố giám là Nguyễn Chiếm để mưu lấy chồng khác” (Trích Đại Việt sử ký toàn thư).
             ky an ngoai tinh chan dong thoi le so hinh anh 1
            Ảnh minh họa.
             Với trường hợp này, Nguyễn Thị Ngọc sau đó đã bị “xử giảo”, tức là xử thắt cổ cho chết. Xem trong Hồng Đức thiện chính thư (Những chính sách tốt thời Hồng Đức), thì tội của Thị Ngọc ứng với tội “Thông dâm với chồng người”, trong đó “...người đàn bà bị phạt đánh 50 roi, điền sản trả lại cho người chồng”.
            Tuy nhiên, Thị Ngọc không chỉ phạm tội ngoại tình, mà còn hắt hủi người chồng bị bạo bệnh, lấy cắp tài sản của chồng, nên ứng với tội “Đàn bà ngoại tình”, tội này bị “xử giảo, phạt 80 roi, điền sản trả lại cho người chồng, theo luật thi hành không thể tha thứ”. Kết quả, Nguyễn Thị Ngọc phải đối mặt với dải lụa đào mà hồn lạc muôn kiếp.
            Hai năm sau, chính sử tiếp tục ghi nhận một trường hợp nặng hơn khi con rể thông dâm với mẹ vợ: “Đinh Tỵ (1437) tháng 8, Hàn lâm viện đãi chế Vũ Văn Phỉ thông dâm với mẹ vợ là Nguyễn Thị, chuyện bị phát giác” (Theo Đại Việt sử ký toàn thư). Với tội này, áp dụng chương Thông gian (ngoại tình có đi lại với nhau) trong Quốc triều hình luật, tội của viên quan Vũ Văn Phỉ ứng với Điều 1: “Gian dâm với vợ người khác thì xử tội lưu hay tội chết” và Điều 5: “Thông gian với vợ người thì bị xử phạt 60 trượng, biếm hai tư, bắt nộp tiền nhiều ít theo bậc cao thấp của người đàn bà, nếu sang hèn cách xa thì lại xử khác”, lại ứng với “Lệnh cấm đàn bà phản bội chồng, đàn ông gian dâm với vợ người khác” trong Thiên Nam dư hạ tập: “Gian dâm với vợ người thì xử lưu hoặc tử hình”. Nhưng cụ thể và rõ ràng nhất thì tội của Phỉ được áp vào Điều 11 của Hồng Đức thiện chính thư: “Con rể thông dâm với mẹ vợ là việc đồi bại làm tổn hại đến luân thường đạo lý, theo luật phải xử chém”.
             Tổng hợp lại những quy định ấy, tội của Vũ Văn Phỉ sau đó được tuyên là “phải xử tội chém”. Tuy nhiên, chính sử cho hay, Vũ Văn Phỉ “xin được chuộc tội, cuối cùng bị đày ra châu xa”.
            Đến năm Mậu Thìn (1448), khi vua Lê tổ chức thi Hội, rồi thi Đình chọn học vị Tam khôi, danh hiệu Trạng nguyên đã thuộc về Nguyễn Nghiêu Tư “Người làng Phù Lương, huyện Võ Giàng” (Theo Đại Việt Lịch triều đăng khoa lục, tức huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ngày nay). Điều đáng nói là Nghiêu Tư từng thông dâm với mẹ vợ. Việc ấy dân quê ông đều biết.
             Nhưng khi ông giành học vị cao nhất của khoa cử, thì thiên hạ ai ai cũng hay. Thế mới có chuyện nhiều người đã nhân đó mà báng bổ tân trạng nguyên họ Nguyễn. Có người ghi vào chuồng lợn là “Phường trạng nguyên”, có người hát ở đường cái rằng: “Trạng nguyên trư, Nguyễn Nghiêu Tư” để chế giễu.
            Tuy nhiên, trường hợp của vị Trạng Lợn Nghiêu Tư lại không thấy chính sử đề cập đến việc ông bị phạt chuộc tội hay bị xử tội chém mà được tha. Nhưng thiết nghĩ, tòa án lương tâm và miệng lưỡi thế gian còn ghê gớm gấp trăm nghìn lần cái án chém mà luật nước có thể xử ông.
             Luật xưa: Người có hành vi ngoại tình bị phạt tới 3 triệu đồng
            Luật xưa thật là nghiêm khắc, tội ngoại tình có thể bị xử chém đầu. Tuy nhiên, hành vi phạm tội ấy nếu chiếu theo pháp luật thời nay thì sẽ không phải chịu mức án như vậy.
             Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Trong đó, Điều 48 quy định sẽ xử phạt từ 1-3 triệu đồng với các hành vi: Đang có vợ (hoặc chồng) mà chung sống như vợ chồng với người khác; chưa có vợ (hoặc chồng) mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
             Quy định của pháp luật đưa ra cũng nhằm bảo vệ sự ổn định, bền vững của gia đình. Tuy nhiên, xử lý bằng hành chính thế này thì khó khả thi. Bởi ai sẽ là người đi phát hiện ngoại tình? Chẳng nhẽ cơ quan chức năng phải cử người đi phát hiện vợ hoặc chồng của một gia đình nào đó đi ngoại tình để xử phạt?
             Trường hợp có đủ chứng cứ chứng minh “tội ngoại tình”, thì “cấp độ” ngoại tình nào bị phạt 1 triệu đồng, “cấp độ” nào bị phạt 3 triệu đồng? Nếu “tái phạm” tội ngoại tình thì mức phạt ra sao? Trường hợp người vi phạm không chịu nộp phạt hoặc họ không có đủ thu nhập để nộp phạt thì chế tài xử lý thế nào? Những vấn đề này đều chưa được đề cập cụ thể trong Nghị định.
             Như vậy, chiếu theo quy định của pháp luật ngày nay thì những đối tượng trên sẽ không đến mức phải chịu hình phạt nghiêm khắc là xảo hoặc bị đi đày.                                               
            Theo PV (Nguoiduatin)

            Cái kết bi thương của "vua lợn", nổi tiếng háo sắc nhất lịch sử Việt Nam

            Lê Tương Dực, tên húy là Lê Oanh là vị hoàng đế thứ chín của nhà Lê Sơ trong lịch sử Việt Nam.

            Sau khi diệt trừ được Lê Uy Mục, Lê Oanh tự lập làm vua lấy niên hiệu là Hồng Thuận, tức là Vua Tương Dực. Ông lấy ngày sinh làm "Thiên Bảo thánh tiết", tự xưng là Nhân Hải Động chủ.
            Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: Tháng Giêng năm Quý Dậu (1513), chánh sứ nhà Minh là Trần Nhược Thuỷ và Phó sứ là Phạm Hy Tăng sang phong cho Tương Dực làm An Nam quốc vương và nhận xét: “Quốc vương An Nam mặt thì đẹp mà người lệch, tính thích dâm, là vua lợn, loạn vong sẽ không bao lâu...”
             cai ket bi thuong cua "vua lon", noi tieng hao sac nhat lich su viet nam hinh anh 1
            Chân dung Lê Tương Dực. (Ảnh minh họa)
            Đó cũng là nguồn gốc cái tên Vua Lợn mà dân chúng dùng để gọi ông.
            Lê Tương Dực ăn chơi xa xỉ, hoang dâm vô độ không kém gì Lê Uy Mục. Tháng 5 năm Giáp Tuất (1514), vua nghe lời tâu của Hiệu úy Hữu Vĩnh, giết chết 15 vương công. Với bản tính ham mê sắc dục, vua ngày đêm hoan lạc với phi tần mỹ nữ nhưng vẫn chưa thỏa mãn, vua còn bắt cung nhân của Lê Uy Mục và cung nhân của triều vua trước vào để thông dâm.
            Năm Bính Tý (1516), vua cho đắp thành mấy nghìn trượng, bao vây cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ, chùa Thiên Hoa chắn ngang sông Tô Lịch, rồi lại làm điện hơn trăm nóc, đóng thuyền chiến, sai bọn nữ sử cởi truồng chèo thuyền ở Hồ Tây cùng vua chơi đùa, lấy đó làm thú vui tiêu khiển.
             cai ket bi thuong cua "vua lon", noi tieng hao sac nhat lich su viet nam hinh anh 2
            Vua ngày đêm hoan lạc với phi tần mỹ nữ nhưng vẫn chưa thỏa mãn, vua còn bắt cung nhân của Lê Uy Mục và cung nhân của triều vua trước vào để thông dâm. (Ảnh minh họa)
            Tuy được đánh giá là người có công khi lật đổ Lê Uy Mục, sửa sang việc học, khôi phục văn miếu, xây dựng Cửu Trùng Đài làm rạng danh cơ nghiệp nhưng cũng vì vậy mà tài nguyên dần suy kiệt, người dân nghèo thất nghiệp, trộm cướp nổi lên, vua chơi bời vô độ tạo mầm mống để cho bọn loạn thần phiến loạn.
            Tại triều đình, nhiều đại thần thấy xã hội rối loạn, xã tắc ngả nghiêng mới dâng sớ can ngăn, trong số đó có Trịnh Duy Sản vì nhiều lần can ngăn trái ý vua, bị đánh bằng trượng. Mang tâm trạng bực tức, Trịnh Duy Sản mới mật bàn cùng với một số người là Lê Quảng Độ, Trình Chí Sâm mưu việc phế lập.
            Vào hồi canh hai đêm mồng 6.4 năm Bính Tý (1516), những người này đem hơn 3.000 người thuộc các vệ Kim ngô và Hộ vệ bất ngờ đánh vào cửa Bắc Thần. Vua Lê Tương Dực vội vã lên ngựa chạy khỏi cung, đến trước cửa nhà Thái Học (tức Quốc Tử Giám) thì bị chặn lại, Trịnh Duy Sản sai một võ sỹ tên là Hạnh cầm giáo đâm vua ngã ngựa rồi giết chết.
            Ông trị vì từ năm 1509 đến năm 1516, tổng cộng 7 năm.
            Theo LN (Khám Phá)

            Bộ 3 thái giám quyền lực, ai cũng phải kinh sợ trong lịch sử Việt

            Ba vị thái giám này đều là những nhà quân sự kiệt xuất, có tài thao lược lỗi lạc.

            Lý Thường Kiệt - Nguyên nhân tịnh thân vẫn là một ẩn số
            Lý Thường Kiệt là một trong những thái giám đời nhà Lý có công to lớn trong việc đánh bại hoàn toàn quân nhà Tống vào năm 1075-1077. Ông được cho là người đầu tiên viết ra tác phẩm Nam Quốc Sơn Hà. Ngày nay người Việt coi ông là một trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
            Tuy được rất nhiều người yêu mến và ngưỡng mộ tài năng và những công trạng mà ông lập được cho đất nước, nhưng cũng có không ít kẻ khinh thường chỉ vì nguyên nhân, ông là một thái giám.
             bo 3 thai giam quyen luc, ai cung phai kinh so trong lich su viet hinh anh 1
            Cho đến nay, nguyên nhân khiến Lý Thường Kiệt tịnh thân vẫn là một ẩn số.
            Sử sách cho biết, thời trẻ, Lý Thường Kiệt có một mối tình với Dương Hồng Hạc, tức hoàng hậu Thượng Dương sau này. Song, trước khi lấy Hồng Hạc, Thái tử Nhật Tôn đã được cảnh giác về việc họ Dương lộng quyền, có thể dẫn đến cướp ngôi vua, vì vậy Nhật Tôn không muốn gần gũi với Hồng Hạc vì lo sợ nếu có con sẽ trúng kế họ Dương.
            Do Dương Hồng Hạc không hề được chồng đoái hoài tới nên bà muốn nhờ người tình cũ là Lý Thường Kiệt giúp thái tử Nhật Tôn ở Đông cung, để được “ban hồng ân”. Có lẽ vì lo cho hậu vận nhà Lý, Thường Kiệt đã không nhận lời giúp đỡ Hồng Hạc. Đó có thể là lý do khiến ông bị Hồng Hạc và Hoàng hậu Thiên Cảm ra tay bức hại trong một đợt tịnh thân tuyển hoạn quan vào cung.
            Cho đến nay, nguyên nhân khiến Lý Thường Kiệt tịnh thân vẫn là một ẩn số chưa giải đáp hết. Nhưng dù sao đi nữa, ông vẫn là một nhà quân sự kiệt xuất, có tài thao lược lỗi lạc, phá Tống bình Chiêm, đánh đâu thắng đấy, luôn được triều đình tin tưởng và kính nể.
             bo 3 thai giam quyen luc, ai cung phai kinh so trong lich su viet hinh anh 2
            Lê Văn Duyệt - Thái giám bẩm sinh
            Sử cũ chép rằng, Lê Văn Duyệt được coi là hoạn quan nhưng ngay khi mới sinh ra, ông đã là người thuộc loại ái nam ái nữ, chứ không phải chịu hoạn...
            Lê Văn Duyệt có tổ tiên là người huyện Chương Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi; cha là Lê Văn Toại dời đến ở tỉnh Định Tường, sinh được 4 con trai. Duyệt là sinh ra là con trưởng nhưng bất hạnh thay, ông lại mang trong mình khiếm khuyết cơ thể, đó là bị thiếu bộ phận sinh dục.
            Cuộc đời của Lê Văn Duyệt gắn bó chặt chẽ với Nguyễn Ánh - Gia Long. Ông cũng chính là một trong những công thần số một đã có công theo phò Vua khởi nghiệp triều Nguyễn từ những ngày còn lánh nạn Tây Sơn đến khi thống nhất và điều hành giang sơn.
             bo 3 thai giam quyen luc, ai cung phai kinh so trong lich su viet hinh anh 3
            Ông đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ vùng đất phương Nam của Tổ quốc. Trong thời gian ở Gia Định, ông đã đề xuất với triều đình đào kênh Vĩnh Tế nhằm thoát nước, tiêu úng thay chua rửa phèn cho đồng ruộng. Công trình này có ý nghĩa to lớn về kinh tế, quốc phòng và hiệu quả mang lại rất lớn cho cho đất nước đến hôm nay.
            Thế nhưng tiếc rằng, sau khi ông mất, nhân vụ người con nuôi là Lê Văn Khôi khởi binh chống nhà Nguyễn, ông bị truy tội, mãi đến đời Tự Đức mới được phục hồi danh dự.
            Hoàng Ngũ Phúc - Tiến thân từ hoạn quan
            Lịch sử ghi nhận Hoàng Ngũ Phúc là võ tướng xuất thân từ hoạn quan, có tài kiêm văn võ và lập được nhiều chiến công hiển hách.
            Năm 1754, Hoàng Ngũ Phúc đem quân đánh Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chiếm Thuận Hóa và Quảng Nam, dùng mưu lược chấp nhận kế giảng hòa của Nguyễn Nhạc, giữ vùng đất phía Nam được yên. Không những thế, ông còn có công mở mang đất đai Bắc Hà xuống phía nam, lần đầu tiên đánh bật Chúa Nguyễn khỏi Thuận - Quảng, khôi phục lại cương thổ như thời Lê Sơ, chấm dứt giai đoạn phân tranh Nam - Bắc kéo dài hơn 200 năm.
             bo 3 thai giam quyen luc, ai cung phai kinh so trong lich su viet hinh anh 4
            Dù đã lập công với chúa Trịnh là đánh bại quân Tây Sơn, nhưng Hoàng Ngũ Phúc cũng khá thức thời. Vào tháng 7.1775, cùng lúc bệnh dịch hoành hành, lại nghe tin Nguyễn Huệ thắng quân Nguyễn chiếm lại Phú Yên. Ông biết Tây Sơn đã đủ thực lực đứng vững, quân Trịnh không thể diệt được, nhất là khi quân của ông đi xa nhà đã mệt mỏi và phát dịch bệnh, nên ông đã phong chức cho Nguyễn Huệ làm “Tây Sơn hiệu tiền tướng quân”.
            Biết mình không thể đương nổi việc quân nữa, tháng 9 năm đó ông bí mật bàn với các tướng rút quân về. Hai tướng văn là Nguyễn Nghiễm và Nguyễn Lệnh Tân bàn nên rút về Quảng Nam và đặt quan trông giữ phần lãnh thổ chiếm được.
            Vì bỗng dưng phát bệnh, Hoàng Ngũ Phúc giao lại thành Phú Xuân cho phó tướng Bùi Thế Đạt, còn mình dẫn đại quân về bắc, nhưng giữa đường ngả bệnh mà chết. Về điều này, các sử gia đương thời cho rằng, tiếc cho nhà Trịnh là Hoàng Ngũ Phúc chết khi đang thắng thế, nếu không... rất có thể ông ta đã làm lịch sử Việt Nam thay đổi không ít.
            Theo LN (Khám Phá)

            Không có nhận xét nào:

            Đăng nhận xét