Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
PHẢN DÂN HẠI NƯỚC 21 (Bè lũ tư sản đỏ)
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản -Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.
Vì Nhân dân quên mình -Thực
tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại
không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản
đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những
không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội
mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội
cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại. -Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui
hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách
mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ
phản động? -Tội
lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục
hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của
quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. -Điều
đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý
luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ
nghĩa cộng sản. -Muốn
thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở,
suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân. -Trong
khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến
lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ
dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ
Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng
lại lòng tin của quần chúng. -Phải
nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ"
làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. -Phải
loại bỏ khỏi đội ngũ những kẻ mà lòng tham đã nhấn chìm hoàn toàn đức
tính thiêng liêng nhất của một con người: lòng nhân ái, và lời thề số
một của một đảng viên cộng sản: "Vì Nhân dân quên mình"!
Tự Nguyện - Trọng Tấn
----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ba't Tề Trí Dũng để ba't Tất Thành Cang?-Tề Trí Dũng đã khai gì về Sáu Cang?
Ông Tất Thành Cang có chỉ đạo IPC 'bán rẻ' Sadeco?
Văn bản số 495 ngày 18.5.2017 chỉ truyền đạt ý kiến của cá nhân Phó bí thư thường trực Thành ủy Tất Thành Cang.
Tòa nhà trụ sở IPC ở Q.7 (TP.HCM)
Ảnh: Lam Ngọc
Như Thanh Niên đã thông tin, ông Tề Trí Dũng,
nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận
(IPC), vừa bị Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng.
Ông Tề Trí Dũng (38 tuổi) bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về
tội “tham ô tài sản” và “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước gây thất thoát lãng phí”.
Liên quan các sai phạm xảy ra tại IPC, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM
cũng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam 4
tháng đối với bà Hồ Thị Thanh Phúc, Tổng giám đốc Công ty CP phát triển
Nam Sài Gòn (Sadeco, công ty liên kết IPC) về tội “tham ô tài sản” và “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí”.
Là doanh nghiệp (DN) nhà nước do UBND TP.HCM sở hữu 100% vốn điều
lệ lên đến khoảng 2.900 tỉ đồng, IPC hoạt động theo mô hình công ty mẹ -
công ty con từ năm 2010. Được giao nhiều cơ sở đất đai, dự án “khủng”,
IPC có doanh thu và lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian
ngắn khi ông Tề Trí Dũng nắm quyền lực chi phối, hàng loạt sai phạm
nghiêm trọng liên tục xảy ra tại IPC, các công ty con, liên doanh, liên
kết IPC; đặc biệt là xem thường pháp luật, có dấu hiệu lợi ích nhóm,
lũng đoạn tài sản nhà nước thông qua “phù phép” tăng vốn điều lệ, chuyển
nhượng cổ phần, dự án, tài sản đất đai “giá bèo”...
Lũng đoạn tài sản nhà nước
Nghiêm trọng hơn, giai đoạn 2016 - 2017 khi làm Tổng giám đốc
IPC, ông Tề Trí Dũng làm trái chủ trương của UBND TP.HCM, bằng nhiều
“chiêu” khác nhau để chủ động giảm tỷ lệ sở hữu vốn, cho tư nhân thâu
tóm, “thao túng” tài sản nhà nước nhiều công ty liên doanh, liên kết mà
IPC trước đó có vai trò chi phối do sở hữu vốn điều lệ lớn.
Trong các phi vụ lũng đoạn tài sản nhà nước tại IPC và các công ty
con, thành viên, liên kết IPC, nghiêm trọng nhất là phi vụ tại Sadeco.
Đây là DN “đẻ trứng vàng” cho IPC. Trong một thời gian dài, Sadeco ngày
càng phát triển với quỹ đất dự án hàng trăm héc ta tại nhiều vị trí đắc
địa ở TP.HCM. Nhờ đó, năm 2016 lợi nhuận sau thuế lên tới hơn 153 tỉ
đồng, trong khi doanh thu thuần chỉ hơn 290 tỉ đồng; đến năm 2017 có
doanh thu hơn 265 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 111 tỉ đồng; và tỷ lệ
chia cổ tức hằng năm có lúc lên đến 40%.
Điều bất thường là vào thời điểm “đỉnh cao” lợi nhuận, cũng chính
là lúc tài sản nhà nước tại Sadeco bị lũng đoạn, tư nhân “thâu tóm” với
sự “can dự” trực tiếp của ông Tề Trí Dũng và nhiều lãnh đạo chủ chốt của
IPC, Sadeco...
Sáng 15.5, ông Trương Lâm Danh, Trưởng ban
Pháp chế HĐND TP.HCM, cho hay HĐND TP vào chiều 14.5 đã quyết định tạm
đình chỉ nhiệm vụ đại biểu HĐND TP.HCM (nhiệm kỳ 2016 - 2021) của ông Tề
Trí Dũng vì ông này bị khởi tố và bị bắt tạm giam. T.Hiếu
“Kịch bản” mà các cá nhân có sai phạm “vẽ” ra là tăng vốn điều lệ. Cụ
thể, ngày 29.6.2017, tại đại hội cổ đông Sadeco, đại diện vốn góp nhà
nước (do IPC cử) thời kỳ liên quan, gồm 4 thành viên: ông Tề Trí Dũng; ông Trần Đăng Linh, Phó tổng giám đốc IPC; bà Hồ Thị Thanh Phúc,
Tổng giám đốc Sadeco và ông Trần Mạnh Khôi, Phó trưởng ban Kiểm soát
Sadeco, biểu quyết đồng ý 100% phương án tăng vốn điều lệ theo hình thức
phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược là Công ty Nguyễn Kim. Tiếp
đó, ngày 19.10.2017, Công ty Nguyễn Kim chuyển thanh toán cho Sadeco 360
tỉ đồng.
Thanh tra TP.HCM khẳng định, bản chất vụ việc này là việc chỉ định
đối tác chiến lược (Công ty Nguyễn Kim) và chỉ định giá bán cổ phần
không được tổ chức thẩm định giá hợp pháp. Việc làm này là “trái quy
định pháp luật”, dẫn đến gây thiệt hại ít nhất 153 tỉ đồng (chỉ tính
chênh lệch giá cổ phiếu); nếu tính đầy đủ giá trị gia tăng tài sản của
Sadeco lúc thời điểm giá đất tăng cao, con số thiệt hại “sẽ rất lớn”.
Một phi vụ có sai phạm nghiêm trọng điển hình khác xảy ra tại Công
ty CP KCN Hiệp Phước (HIPC). HIPC có vốn điều lệ 300 tỉ đồng, trong đó
IPC sở hữu hơn 60%, tương đương hơn 182 tỉ đồng. Hoạt động của HIPC có
hiệu quả, cổ tức được chia hằng năm cao, cụ thể từ 2012 - 2015 cổ tức
nhận được hơn 140 tỉ đồng/vốn đầu tư hơn 182 tỉ đồng, và dự kiến thu
nhập tăng từ việc khai thác cho thuê hạ tầng KCN.
Tuy nhiên, với quyền lực chi phối của ông Tề Trí Dũng, IPC đã chỉ
đạo biểu quyết thống nhất phát hành 20 triệu cổ phiếu cho Công ty Tuấn
Lộc với giá 15.000 đồng/cổ phiếu vào thời điểm tháng 12.2016, làm giảm
tỷ lệ sở hữu của IPC từ hơn 60% xuống còn hơn 40%. Thanh tra TP.HCM
khẳng định quá trình chọn cổ đông chiến lược (Công ty Tuấn Lộc) không
được báo cáo đầy đủ, minh bạch; xây dựng tiêu chí đối với nhà đầu tư
chiến lược không có lợi cho HIPC; phương án phát hành cổ phần là “không
phù hợp, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cổ đông nhà nước...”. Các
sai phạm trong phi vụ có dấu hiệu nhóm lợi ích, vi phạm pháp luật hình
sự.
Theo Thanh tra TP.HCM, sự lũng đoạn này bước đầu được xác định
không chỉ gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng giá trị vốn nhà nước trong
định giá bán cổ phần trái quy định, mà còn làm tụt giảm nguồn thu ngân
sách nhà nước.
Ông Tất Thành Cang có chỉ đạo IPC “bán rẻ” Sadeco ?
Việc kinh doanh bất động sản của IPC cũng
xảy ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng ở rất nhiều dự án lớn. Một trong
những phi vụ điển hình là góp vốn hơn 473 tỉ đồng vào Sadeco thực hiện
dự án xây dựng khu định cư An Phú Tây, H.Bình Chánh (TP.HCM). Tuy nhiên,
ông Tề Trí Dũng đã tự ý ký 4 hợp đồng (vào năm 2016); ông Trần Đăng
Linh, Phó tổng giám đốc IPC, ký 2 hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất với tổng diện tích chuyển nhượng gần 25.000 m2, đơn giá từ 7 - 8,8 triệu đồng/m2, tổng số tiền thu được chỉ hơn 186 tỉ đồng, mà không thông qua đấu giá theo quy định.
Đối với tỷ lệ vốn nhà nước của IPC tại các công ty con, liên doanh, liên
kết, UBND TP.HCM khi phê duyệt đề án tái cơ cấu đã chỉ đạo IPC không
cần giảm thêm tỷ lệ sở hữu, đặc biệt là tại Sadeco bởi DN này đang hoạt
động lợi nhuận rất cao, mang lại cho IPC hàng trăm tỉ đồng lợi nhuận.
Tuy nhiên, vào tháng 6.2017, IPC đi ngược chủ trương của UBND TP.HCM, lại chỉ đạo biểu quyết tăng vốn điều lệ Sadeco
theo hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược là Công ty
Nguyễn Kim. Phi vụ bán chỉ định cổ phiếu này khiến Sadeco bị Công ty
Nguyễn Kim thâu tóm.
Cũng theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, có một điểm rất đáng
chú ý là nhóm cổ đông nhà nước từng chiếm 62,8% (trước khi “bán đứt”
quyền biểu quyết tại Sadeco cho Công ty Nguyễn Kim), có Văn phòng Thành
ủy TP.HCM và Công ty TNHH một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận
(thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM). Trong quá trình “phù phép” thực hiện
phi vụ “bán rẻ” Sadeco, IPC từng có văn bản “mượn danh” Thường trực
Thành ủy.
Cụ thể, văn bản ngày 31.5.2017 và 7.6.2017 của IPC đều nêu: “...
Văn phòng Thành ủy có Thông báo số 495 ngày 18.5.2017 (văn bản đính kèm)
truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó bí thư thường trực Thành ủy chấp
thuận chủ trương phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để
tăng vốn điều lệ tại Sadeco...”. Từ đó, IPC đề nghị Chi cục Tài chính DN
TP.HCM chấp thuận, trình UBND TP phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ
và giảm tỷ lệ sở hữu của IPC tại Sadeco xuống 28,8%.
Tiếp đó, tại văn bản ký ngày 16.6.2017, IPC báo cáo UBND TP.HCM, bổ
sung về vai trò, tác động của Sadeco đối với việc phát triển của Khu
Nam Sài Gòn, có nêu: “... Thường trực Thành ủy cũng đã chấp thuận chủ
trương phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn
điều lệ tại Thông báo số 495 ngày 18.5.2017...”.
Về vấn đề này và liên quan đến các sai phạm tại IPC, khi vào cuộc
thanh tra, Thanh tra TP.HCM khẳng định IPC báo cáo "Thường trực Thành ủy
đã chấp thuận chủ trương..." là không chính xác; bởi Văn bản số 495
ngày 18.5.2017 chỉ truyền đạt ý kiến của cá nhân Phó bí thư thường trực
Thành ủy Tất Thành Cang.
Tề Trí Dũng sai phạm gì khiến bị khởi tố, bắt giam?
Tề Trí Dũng, nguyên Tổng giám đốc Công ty
TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC), vừa bị khởi tố, bị bắt
tạm giam 4 tháng. Vì sao?
Gây ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng, ông Tề Trí Dũng, nguyên Tổng giám đốc IPC bị khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng
Ảnh: KIỀU PHONG
Vì sao ông Tề Trí Dũng
bị Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố, bị bắt tạm giam để điều tra về
tội "tham ô tài sản" và "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước gây thất thoát lãng phí"?
Là doanh nghiệp nhà nước do UBND TP.HCM sở hữu 100% vốn điều lệ lên
đến khoảng 2.900 tỉ đồng, IPC hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công
ty con từ năm 2010.
IPC có 9 công ty, trong đó có 1 công ty con là Công ty CP tiếp vận
Đông Sài Gòn (ESL); 4 công ty liên doanh gồm Công ty TNHH Sepzone Linh
Trung, Công ty TNHH phát triển Phú Mỹ Hưng, Công ty TNHH cảng container
trung tâm Sài Gòn (SPCT), Công ty CP thương mại - dịch vụ Hiệp Tân
(HTC); 4 công ty liên kết: Công ty CP Long Hậu (LHG), Công ty CP KCN
Hiệp Phước (HIPC), Công ty TNHH Tân Thuận (TTC) và Công ty CP phát triển
Nam Sài Gòn (Sadeco).
Ông Tề Trí Dũng từng tham gia chương trình đào tạo 300 thạc sĩ -
tiến sĩ của TP.HCM; từng làm Phó bí thư Đảng ủy, Thành viên Hội đồng
thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty Bến Thành. Đến tháng 5.2015, ông
này làm Phó bí thư Đảng ủy, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám
đốc IPC khi mới 34 tuổi.
Vào các năm 2016, 2017, ông Tề Trí Dũng còn được IPC cử làm đại diện vốn nhà nước tại 4 công ty con, liên doanh, liên kết IPC.
Tuy nhiên, điều đáng nói là chỉ trong một thời gian ngắn khi ông Tề Trí Dũng nắm quyền lực chi phối, hàng loạt sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại IPC
như xem thường pháp luật, kỷ luật, kỷ cương, có dấu hiệu lợi ích nhóm;
sai phạm trong những “phi vụ” ném tiền qua cửa sổ; lũng đoạn tài sản nhà
nước thông qua việc chuyển nhượng dự án, "phù phép" tăng vốn điều lệ…
Quy định pháp luật bị "vô hiệu hóa" dưới thời ông Tề Trí Dũng
Một trong các sai phạm nghiêm trọng điển hình xảy ra tại Công ty CP
KCN Hiệp Phước (HIPC). HIPC có vốn điều lệ 300 tỉ đồng, trong đó IPC sở
hữu hơn 60%, tương đương hơn 182 tỉ đồng. Với quyền lực chi phối của
ông Tề Trí Dũng, IPC đã chỉ đạo biểu quyết thống nhất phát hành 20 triệu
cổ phiếu cho Công ty Tuấn Lộc với giá 15.000 đồng/cổ phiếu vào thời
điểm tháng 12.2016, làm giảm tỷ lệ sở hữu của IPC từ hơn 60% xuống còn
hơn 40%.
Nghiêm trọng hơn, nhiều công ty liên doanh,
liên kết mà IPC có vai trò chi phối do sở hữu vốn điều lệ lớn, trong
nhiều năm liên tục “đẻ trứng vàng” với hàng trăm tỉ đồng lợi nhuận cho
IPC, đến giai đoạn 2016 - 2017 khi ông Tề Trí Dũng làm tổng giám đốc đã
làm trái chủ trương của UBND TP.HCM và bằng nhiều “chiêu thức” khác nhau
“phù phép” để chủ động giảm tỷ lệ sở hữu vốn, cho tư nhân vào “thao
túng” tài sản nhà nước.
Sự lũng đoạn này, bước đầu được xác định,
không chỉ gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng giá trị vốn nhà nước trong
định giá bán cổ phần trái quy định, mà còn làm tụt giảm nguồn thu ngân
sách nhà nước. Minh chứng là lợi nhuận thực hiện năm 2016 hơn 804 tỉ
đồng, nhưng qua năm 2017 còn khoảng 650 tỉ đồng.
Thanh tra TP.HCM khẳng định quá trình chọn cổ đông chiến lược (Công
ty Tuấn Lộc) không được báo cáo đầy đủ, minh bạch. Các sai phạm trong
phi vụ này có dấu hiệu nhóm lợi ích và có dấu hiệu vi phạm pháp luật
hình sự.
Tại IPC và các công ty con, liên doanh, liên kết IPC, nhiều quy
định về quản lý tài chính, tài sản, chế độ kế toán, đầu tư và chuyển
nhượng dự án… bị “vô hiệu hóa” dưới thời ông Tề Trí Dũng.
Cụ thể, khoản lợi nhuận sau phân phối các năm trước còn lại tại
thời điểm cuối năm 2017 có căn cứ để xác định lên đến hơn 684 tỉ đồng
được IPC đem “cất kho”. Khi Thanh tra TP.HCM vào cuộc và phát hiện, IPC
viện lý do “xin giữ lại để tăng vốn điều lệ của công ty”.
Trong khi đó, trong 2 năm 2016 và 2017, mặc dù IPC có sẵn hàng trăm
tỉ đồng lợi nhuận, nhưng lại chủ động ký hợp đồng vay vốn với 4 chi
nhánh ngân hàng thương mại với tổng tiền vay 400 tỉ đồng, lãi suất từ
5,2 - 6,2%, mục đích vay “để nộp lợi nhuận vào ngân sách nhà nước”, và
“tạo quan hệ tín dụng lần đầu”.
Với kiểu quản lý tài chính “ngược đời” này, Thanh tra TP.HCM khẳng định IPC vi phạm quy định pháp luật.
Sadeco
được xem là doanh nghiệp “đẻ trứng vàng” cho IPC. Thế nhưng, vào thời
điểm “đỉnh cao” lợi nhuận, cũng chính là lúc tài sản nhà nước tại Sadeco
bị lũng đoạn, tư nhân “thâu tóm” với sự “can dự” trực tiếp của ông Tề
Trí Dũng và nhiều lãnh đạo chủ chốt IPC, Sadeco...
ẢNH: KHẢ HÒA
Để tư nhân lũng đoạn tài sản nhà nước
Sau khi khởi tố, bắt giam Tề Trí Dũng
vào ngày 14.5, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cũng đã tống đạt quyết định
khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với bà Hồ Thị Thanh Phúc,
Tổng giám đốc Công ty CP phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco), để điều tra
về hành vi "tham ô tài sản" và "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài
sản nhà nước gây thất thoát
Một điểm rất đáng chú ý, nhóm cổ đông nhà
nước từng chiếm 62,8% (trước khi “bán đứt” quyền biểu quyết tại Sadeco
cho Công ty Nguyễn Kim), có Văn phòng Thành ủy TP.HCM (chiếm khoảng 2%),
Công ty TNHH một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận (thuộc Văn
phòng Thành ủy, chiếm khoảng 15%). Vào thời điểm 18.5.2017, Văn phòng
Thành ủy có Văn bản số 495 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó bí thư
thường trực Thành ủy Tất Thành Cang “chấp thuận chủ trương phương án
phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại
Sadeco”.
lãng phí".
Trong các phi vụ lũng đoạn tài sản nhà nước tại IPC và các công ty
con, thành viên, liên kết IPC, điển hình là phi vụ tại Sadeco.
Sadeco được xem là doanh nghiệp “đẻ trứng vàng” cho IPC.
Trong một thời gian dài, Sadeco ngày càng phát triển với quỹ đất dự án
hàng trăm héc ta tại nhiều vị trí đắc địa ở TP.HCM. Nhờ đó, năm 2016 lợi
nhuận sau thuế lên tới hơn 153 tỉ đồng, trong khi doanh thu thuần chỉ
hơn 290 tỉ đồng; đến năm 2017 có doanh thu hơn 265 tỉ đồng, lợi nhuận
sau thuế hơn 111 tỉ đồng; và có năm tỷ lệ chia cổ tức hằng năm có lúc
lên đến 40%.
Thế nhưng, vào thời điểm “đỉnh cao” lợi nhuận, cũng chính là lúc
tài sản nhà nước tại Sadeco bị lũng đoạn, tư nhân “thâu tóm” với sự “can
dự” trực tiếp của ông Tề Trí Dũng và nhiều lãnh đạo chủ chốt IPC,
Sadeco... “Kịch bản” mà các cá nhân có sai phạm “vẽ” ra là tăng vốn điều
lệ.
Cụ thể, ngày 29.6.2017, tại đại hội cổ đông Sadeco, đại diện vốn
góp nhà nước (do IPC cử) thời kỳ liên quan, gồm 4 thành viên: ông Tề Trí
Dũng; ông Trần Đăng Linh, Phó tổng giám đốc IPC; bà Hồ Thị Thanh Phúc,
Tổng giám đốc Sadeco và ông Trần Mạnh Khôi, Phó trưởng ban Kiểm soát
Sadeco, biểu quyết đồng ý 100% phương án tăng vốn điều lệ theo hình thức
phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược là Công ty Nguyễn Kim. Tiếp
đó, ngày 19.10.2017, Công ty Nguyễn Kim chuyển thanh toán cho Sadeco 360
tỉ đồng.
Thanh tra TP.HCM khẳng định, bản chất vụ việc này là việc chỉ định
đối tác chiến lược (Công ty Nguyễn Kim) và chỉ định giá bán cổ phần
không được tổ chức thẩm định giá hợp pháp. Việc làm này là “trái quy
định pháp luật”, dẫn đến gây thiệt hại ít nhất 153 tỉ đồng (chỉ tính
chênh lệch giá cổ phiếu); nếu tính đầy đủ giá trị gia tăng tài sản của
Sadeco lúc thời điểm giá đất tăng cao, con số thiệt hại “sẽ rất lớn”.
Việc kinh doanh bất động sản của IPC cũng xảy ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng
Một trong những phi vụ điển hình là góp vốn hơn 473 tỉ
đồng vào Công ty CP phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco, công ty liên kết với
IPC) thực hiện dự án xây dựng khu định cư An Phú Tây, H.Bình Chánh
(TP.HCM).
Ông Tề Trí Dũng đã tự ý ký 4 hợp đồng (vào năm 2016);
ông Trần Đăng Linh, Phó tổng giám đốc IPC, ký 2 hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất với tổng diện tích chuyển nhượng gần 25.000 m2, đơn giá từ 7 - 8,8 triệu đồng/m2, tổng số tiền thu được chỉ hơn 186 tỉ đồng, mà không thông qua đấu giá theo quy định.
Về các sai phạm, thiếu sót đã xảy ra tại IPC, Thanh tra
TP.HCM khẳng định trách nhiệm chính thuộc về HĐTV, chủ tịch HĐTV, tổng
giám đốc, các phó tổng giám đốc được phân công phụ trách lĩnh vực và
công việc có liên quan, kiểm soát viên, kế toán trưởng, nhóm đại diện
vốn nhà nước... tham mưu từng thời kỳ có liên quan đến vụ việc.
Điều đáng nói hơn, trong quá trình thanh tra, IPC và
công ty con, liên doanh, liên kết “có dấu hiệu đối phó, gây trở ngại cho
hoạt động thanh tra”.
Tân Thuận - IPC bị Tề Trí Dũng lũng đoạn thế nào
Từ doanh nghiệp được ví như "gà đẻ trứng vàng" cho TP HCM, IPC dính nhiều sai phạm gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
Ông Tề Trí Dũng (nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV phát triển công
nghiệp Tân Thuận - IPC) bị Công an TP HCM bắt giam tối 14/5 về hành vi Tham ô tài sản và Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí. Việc
khám xét căn biệt thự của gia đình bị can trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng
(quận 7) cũng được thực hiện trong đêm. Động thái này được đưa ra sau
gần một năm IPC lộ hàng loạt sai phạm gây thất thoát nghiêm trọng cho
ngân sách TP HCM.
Từng tham gia chương trình đào tạo 300 thạc sĩ – tiến sĩ của TP HCM, ông
Dũng về công tác tại Công ty Dầu khí thành phố, Tổng công ty Bến Thành
(giữ chức Tổng giám đốc). Từ tháng 5/2015, ông này được bổ nhiệm giữ
chức Tổng giám đốc IPC khi mới 34 tuổi.
Lúc này Tân Thuận - IPC đang là doanh nghiệp đầu đàn của TP HCM trong
việc nghiên cứu, phát triển và mời gọi hợp tác đầu tư vào cơ sở hạ tầng,
đặc biệt trong lĩnh vực Khu Chế xuất, Khu Công nghiệp và Đô thị. Doanh
nghiệp này cũng được xem là "gà đẻ trứng vàng" của UBND TP HCM với lợi
nhuận hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Ông Tề Trí Dũng phát biểu tại một cuộc họp vào năm 2017. Ảnh: Hữu Khoa.
Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp Tân Thuận hoạt động trên cơ sở ban đầu là Chương trình khu công nghiệp xuất khẩu Tân Thuận.
Đến tháng 9/1993, IPC được thành lập theo quyết định 183 của UBND TP
HCM và chuyển sang mô hình "công ty mẹ - công ty con" từ năm 2004. Từ
năm 2010, IPC được phép chuyển thành Công ty TNHH MTV - doanh nghiệp nhà
nước do UBND thành phố sở hữu 100% vốn điều lệ. Sau 5 lần đăng ký thay
đổi, vốn điều lệ của IPC vào năm 2015 là hơn 2.900 tỷ đồng.
IPC có 9 công ty thành viên gồm: Công ty TNHH Tân Thuận (TTC), Công ty
TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng (PMH), Công ty Cổ phần Phát triển Nam Sài
Gòn (Sadeco), Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Hiệp Phước (HIPC), Công ty
Cổ phần Long Hậu (LHC), Công ty Cảng Container Trung tâm Sài Gòn
(SPCT), Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Hiệp Tân (HTC), Công ty Cổ
phần Tiếp vận Đông Sài Gòn (ESL) và Công ty TNHH Sepzone - Linh Trung.
Công ty của UBND TP HCM thành lập Khu Chế xuất Tân Thuận với quy mô 300
ha - là khu chế xuất đầu tiên tại Việt Nam. Đây cũng là đơn vị liên kết
nước ngoài xây dựng khu đô thị "nhà giàu" Phú Mỹ Hưng (quận 7)... Với
những kết quả đạt được, IPC được định danh là doanh nghiệp nòng cốt của
thành phố.
Tuy nhiên, dưới sự điều hành của ông Tề Trí Dũng, chỉ trong hai năm IPC có hàng loạt sai phạm
như: xem thường kỷ cương, kỷ luật, có dấu hiệu lợi ích nhóm; lũng đoạn
tài sản nhà nước thông qua chuyển nhượng dự án, "phù phép" tăng vốn điều
lệ, phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược... khiến ngân sách thành
phố bị mất hàng trăm tỷ đồng.
Trong đó, Dũng có nhiều "động tác" giúp Công ty Nguyễn Kim thâu tóm
Sadeco với 54% cổ phần, IPC chỉ còn 28,8%. Thanh tra TP HCM xác định IPC
thực hiện việc này theo văn bản số 495 ngày 18/5/2017 truyền đạt ý kiến
của Phó bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang.
Trụ sở Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) ở quận 7. Ảnh: Vũ Mai.
Theo kết luận của Thanh tra TP HCM, tháng 3/2015, IPC bán đấu giá hơn
5,2 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco) cho
Công ty Exim với giá 26.100 đồng mỗi cổ phiếu. Việc này làm giảm tỷ lệ
vốn góp của IPC tại Sadeco từ 75% xuống 44%.
Tháng 9/2016, Exim bán toàn bộ cổ phiếu trên cho Công ty Nguyễn Kim với
giá 57.000 mỗi cổ phiếu. Cuối năm đó, Nguyễn Kim đề xuất mua thêm cổ
phần để trở thành cổ đông chiến lược của Sadeco và cam kết cùng phát
triển 2 dự án tại 79B Lý Thường Kiệt (quận Tân Bình) và Khu dân cư Rạch
Chiếc trên đường Xa lộ Hà Nội (quận Thủ Đức). Sadeco sau đó ra nghị
quyết tăng vốn điều lệ bằng phát hành cổ phiếu, chọn Nguyễn Kim làm đối
tác chiến lược, và được nhóm đại diện vốn của IPC tại Sadeco đồng ý.
Tháng 1/2017, Sadeco và Công ty Cổ phần Chứng khoán TP HCM (HSC) ký hợp
đồng xác định giá trị doanh nghiệp, xác định mỗi cổ phiếu là hơn 36.500
đồng. Đến tháng 6/2017, khi chưa trình UBND thành phố chủ trương tăng
vốn góp, Sadeco đã phát hành 9 triệu cổ phiếu và bán cho Nguyễn Kim với
giá 40.000 đồng mỗi cổ phiếu. Hành vi này của Sadeco được cho gây thiệt hại ít nhất 153 tỷ đồng ngân
sách Nhà nước - căn cứ từ việc Công ty Exim bán cổ phần cho Nguyễn Kim
hồi tháng 9/2016 (57.000 đồng). "Sang đầu năm 2017 nhà đất khu Nam Sài
Gòn ảnh hưởng cơn sốt đất, giá tăng rất nhiều nên thiệt hại trên thực tế
là rất lớn", cơ quan thanh tra nhận định.
Sau khi thành phố đã thanh kiểm tra, tháng 8/2018, Hội đồng quản trị
Công ty Sadeco tổ chức đại hội cổ đông bất thường thông qua việc thu hồi
cổ phần đã phát hành cho Công ty Nguyễn Kim. Động thái này của IPC và
Sadeco bị Thanh tra thành phố cho là "xem thường kỷ luật, kỷ cương, có
dấu hiệu đối phó, gây trở ngại cho hoạt động thanh tra...". Vì vậy,
tháng 10/2018 UBND TP HCM đã đình chỉ công tác đối với Dũng.
Công ty Sadeco tại huyện Bình Chánh, TP HCM. Ảnh: Thành Nguyễn.
Với "kịch bản" tương tự, IPC cũng phát hành cổ phiếu chiến lược tại Công ty cổ phần KCN Hiệp Phước
(công ty con) đang có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, IPC nắm hơn 60%. Theo kế
hoạch, Hiệp Phước bán 30 triệu cổ phiếu để tăng vốn gấp đôi. IPC thuê
Công ty MHD thẩm định giá là 15.000 đồng mỗi cổ phiếu.
Tháng 10/2016, Hiệp Phước chào bán số cổ phiếu phát hành, dành riêng cho
nhà đầu tư chiến lược là Công ty Tuấn Lộc 20 triệu cổ phiếu, số còn lại
bán cho các cổ đông hiện hữu. Sau thương vụ này, tỷ lệ sở hữu của IPC
tại Hiệp Phước chỉ còn 40,5%.
Theo Thanh tra thành phố, mỗi cổ phiếu của Hiệp Phước được định giá
15.000 đồng là thấp hơn giá trị sổ sách, chưa phản ánh đầy đủ giá trị
thực tế tài sản, tiềm năng phát triển của công ty; không đảm bảo lợi ích
cho công ty cũng như các cổ đông hiện hữu; gây thiệt hại cho ngân sách.
IPC chọn Tuấn Lộc làm nhà đầu tư chiến lược là không đúng tiêu chí do
đại hội cổ đông thông qua. Phương án phát hành cổ phiếu bán cho cổ đông
chiến lược để tăng vốn điều lệ cho Hiệp Phước không đảm bảo hiệu quả.
Tề Trí Dũng còn có hành vi bất thường khi chỉ đạo Công ty Tân Thuận vay
ngân hàng 400 tỷ đồng trong hai năm 2016-2017 để nộp lợi nhuận vào ngân
sách, dù lúc này IPC kinh doanh có lợi nhuận. Hậu quả làm phát sinh
khoản lãi phải trả là hơn 8 tỷ đồng. Giải trình vấn đề này, IPC cho rằng vay tiền là để "tạo quan hệ tài chính với ngân hàng".
Ngoài ra, năm 2016-2017, IPC tổ chức cho lãnh đạo công ty đi nước ngoài
khi chưa được UBND thành phố cho phép; một số trường hợp đi nước ngoài
vượt thời gian được cử đi, trong đó riêng ông Dũng trong 2 năm đi nước
ngoài 9 lần, tổng cộng 106 ngày...
Bà Hồ Thị Thanh Phúc (trái) và Tề Trí Dũng hồi năm 2017. Ảnh: Sadeco.
Thanh tra thành phố cũng chỉ ra nhiều sai phạm khác tại IPC như: chỉ sử
dụng một phần tòa nhà, còn lại cho 81 đơn vị thuê làm văn phòng (tổng
doanh thu cho thuê trong 7 năm gần đây là hơn 295 tỷ đồng)...
Với một loạt sai phạm nghiêm trọng, ngoài Tề Trí Dũng, bà Hồ Thị Thanh Phúc (Tổng giám đốc Sadeco) cũng bị bắt tạm giam.
Quá trình thanh tra toàn diện doanh nghiệp, Thanh tra thành phố còn phát
hiện sai phạm khác của IPC trong việc hợp tác với Công ty Hồng Lĩnh
thực hiện dự án Khu dân cư Long Hậu ở giai đoạn trước năm 2006. Công an TP HCM đã vào cuộc điều tra.
Năm 2002, IPC được tỉnh Long An chấp thuận làm chủ đầu tư dự án xây dựng
hạ tầng kỹ thuật khu dân cư này. Toàn bộ diện tích tái định cư được
duyệt là hơn 60.000 m2, trong đó tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng
bởi 2 dự án Khu công nghiệp Long Hậu (do Công ty cổ phần Long Hậu làm
chủ đầu tư) và Khu dân cư Long Hậu.
Năm 2006, IPC ký hợp đồng hợp tác với Công ty Hồng Lĩnh với nội dung
Hồng Lĩnh sẽ hoàn trả cho IPC toàn bộ chi phí bồi thường và chi phí đầu
tư ban đầu vào dự án. Đổi lại, Hồng Lĩnh tiếp tục thực hiện dự án và
toàn quyền khai thác kinh doanh, và IPC được mua lại nền tái định cư với
giá 630.000 đồng mỗi m2 cho toàn bộ hơn 60.000 m2 trên.
Thanh tra thành phố xác định, việc hợp tác trên thực chất là chuyển
nhượng dự án trái quy định. Hồng Lĩnh chưa giao đủ đất tái định cư cho
IPC, chưa hoàn thiện hạ tầng, và bán ra thị trường nhiều nền đất thương
mại giá từ 700.000 đồng đến 4,5 triệu đồng mỗi m2.
Việc hợp tác này cũng không đảm bảo quyền lợi cho IPC: IPC là chủ đầu tư
dự án lại phải mua nền từ Hồng Lĩnh để thực hiện tái định cư; đơn giá
IPC bán tái định cư thấp hơn đơn giá mua của Hồng Lĩnh (mua 630.000
đồng/m2, bán với giá chỉ từ 398.000 đồng/m2 đến 564.000 đồng/m2)...
Công ty Long Hậu là pháp nhân độc lập, lẽ ra IPC phải bán đất theo giá
thị trường. IPC thiếu trách nhiệm quản lý, kiểm soát để Long Hậu và Hồng
Lĩnh chiếm dụng vốn thời gian dài, dẫn đến thiệt hại cho IPC.
Trung Sơn
Ông Tất Thành Cang đã “chấp thuận chủ trương” vụ Sadeco, IPC như thế nào?
Thứ năm, 16/05/2019 | 14:59 GMT+7
Kết
quả của thanh tra TP.HCM và điều tra sơ bộ của Công an TP.HCM cho thấy,
trong sai phạm tại công ty Tân Thuận, công ty Sadeco ngoài trách nhiệm
của lãnh đạo các công ty này còn có sự đồng ý về chủ trương của ông Tất
Thành Cang.
Theo tin từ Tiền
phong, ngày 15/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã khởi tố
bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với bà Hồ Thị Thanh Phúc,
-Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (tên viết tắt là
Sadeco) để điều tra về tội “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về quản
lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Trụ sở Công ty IPC. Ảnh: Tri thức trực tuyến
Trước
đó vào tối 14/5, ông Tề Trí Dũng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát
triển Công nghiệp Tân Thuận (tên viết tắt là IPC) cũng bị khởi tố và bắt
tạm giam với cùng tội danh nói trên.
Cả
hai bị can nói trên liên quan đến thương vụ bán 9 triệu cổ phiếu của
Sadeco cho Công ty Nguyễn Kim với giá rẻ đột biến, gây thất thoát lớn
cho doanh nghiệp nhà nước.
Đựợc biết,
vào năm 1994, UBND TP.HCM thành lập công ty Sadeco để triển khai dự án
khu đô thị mới Nam Sài Gòn, từ đó đến nay doanh nghiệp này phát triển
lớn mạnh. Trước giai đoạn cổ phần hoá Sadeco (trước năm 2015) công ty
Tân Thuận chiếm đến 74% vốn góp Nhà nước. Khi duyệt đề án tái cơ cấu
Sadeco, UBND TP.HCM đã yêu cầu không được giảm vốn góp Nhà nước tại
Sadeco.
Tuy nhiên, những người đại
diện vốn Nhà nước tại Sadeco sau đó đã biểu quyết tăng vốn điều lệ tại
công ty theo hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược là Công
ty Nguyễn Kim. Từ đó dẫn đến hệ luỵ là công ty Nguyễn Kim đã chiếm 54%
vốn điều lệ, nắm quyền chi phối Sadeco.
Tháng
3/2015, IPC bán đấu giá hơn 5,2 triệu cổ phiếu tại Sadeco cho Công ty
Cổ phần Bất động sản Exim (Exim), giá hơn 26.000 đồng/cổ phiếu, giảm tỉ
lệ vốn góp của IPC tại Sadeco từ 74,8%, giảm còn 44%.
Đến
tháng 9/2016, Exim bán toàn bộ số cổ phiếu trên cho Công ty Nguyễn Kim
với giá 57.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó, Công ty Nguyễn Kim đề xuất mua
thêm cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược của Sadeco.
Tiếp
đó, Sadeco có nghị quyết tăng vốn điều lệ bằng phát hành cổ phiếu, chọn
Nguyễn Kim làm đối tác chiến lược và được nhóm đại diện vốn của IPC tại
Sadeco đồng ý.
Theo kết luận thanh
tra, IPC đã làm trái quy định khi cho Công ty Nguyễn Kim làm cổ đông
chiến lược của Công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco).
Tháng
6/2017, với chiêu bài nâng vốn, công ty IPC đã bán 9 triệu cổ phiếu cho
Nguyễn Kim với giá 40.000 đồng/cổ phiếu. Số tiền 360 tỉ đồng thu được
Sadeco đem gửi ngân hàng lấy lãi.
Kết luận thanh
tra chỉ ra việc bán cổ phiếu giá 40.000 đồng/cổ phiếu, nếu chỉ so sánh
giá cổ phiếu Exim bán cho Công ty Nguyễn Kim (tháng 6/2016 là 57.000
đồng/cổ phiếu) gây thiệt hại cho Sadeco 153 tỉ đồng.
Ban đầu, IPC
góp vốn và nắm quyền chi phối tại Sadeco. Sau phi vụ trên, công ty
Nguyễn Kim thâu tóm công ty Sadeco với tỷ lệ sở hữu vốn là 54%, còn IPC
chỉ còn sở hữu vốn hơn 28%.
Ông Tất Thành Cang. Ảnh: Tiền phong
Báo Zing.vn cũng thông tin, đánh giá về thương vụ chuyển nhượng này, Thanh tra TP.HCM cho rằng chỉ riêng phần thiệt hại về chênh lệch cổ phiếu đã lên tới 153 tỷ đồng.
Nếu tính cả việc đầu năm 2017, nhà đất khu Nam Sài Gòn ảnh hưởng cơn
sốt đất, giá tăng rất nhiều nên giá trị thiệt hại thực tế sẽ rất lớn.
Điều
đáng chú ý là trong văn bản giải trình, Công ty IPC cho rằng việc
chuyển nhượng đã được Thường trực Thành ủy Thành ủy chấp thuận chủ
trương nhưng bị Thanh tra TP.HCM bác bỏ.
Cụ
thể, trong văn bản số 675/IPC.17 ngày 31/5/2017, Công ty IPC viện dẫn
thông báo số 495-TB/VPTU truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó bí thư Thường
trực Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang, chấp thuận chủ trương phương án
phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại Công ty
Sadeco.
Từ đó, Công ty IPC đề nghị
Chi cục tài chính doanh nghiệp TP chấp thuận và trình UBND TP phê duyệt
phương án tăng vốn điều lệ, giảm tỷ lệ sở hữu của IPC tại Công ty
Sadeco.
Sau đó, Chi cục Tài chính
doanh nghiệp trình UBND TP.HCM kiến nghị giảm tỷ lệ vốn Nhà nước từ 44%
xuống còn 28,8% tại Công ty Sadeco.
Tại
văn bản số 732/TCDN-CN ngày 7/6/2017, Chi cục Tài Chính doanh nghiệp
cũng viện dẫn thông báo số 495, truyền đạt ý kiến của Phó bí thư Thường
trực Thành ủy nhưng chi tiết hơn. Cụ thể, Phó bí thư Thường trực Thành
ủy chấp thuận để Văn phòng Thành ủy được biểu quyết chấp thuận chủ
trương phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn
điều lệ tại Sadeco.
Thế nhưng, tại
văn bản số 730/IPC.17 ngày 16/6/2017, Công ty IPC báo cáo UBND TP.HCM
lại nêu: “Thường trực Thành ủy cũng đã chấp thuận chủ trương phương án
phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại thông
báo số 495".
Đối chiếu các văn bản
trên, Thanh tra TP.HCM phân tích văn bản số 730/IPC.17 của Công ty IPC
cho rằng “Thường trực Thành ủy cũng đã chấp thuận chủ trương” là không
đúng, vì thông báo số 495 là ý kiến chỉ đạo của mỗi Phó bí thư Thường
trực Thành ủy Tất Thành Cang.
Theo
báo Vietnamnet, trách nhiệm chính liên quan tới sai phạm của Công ty Tân
Thuận thuộc về Tổng giám đốc Tề Trí Dũng. Được biết, tháng 5/2015 khi
ông Dũng khi đang giữ chức Tổng giám đốc Tổng công ty Bến Thành được ông
Tất Thành Cang, khi đó là Phó Chủ tịch UBND TP.HCM ký quyết định điều
động về giữ chức Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận.
Với
các sai phạm nghiêm trọng, vừa qua ông Tất Thành Cang đã bị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng kỷ luật bằng hình thức cách các chức vụ: Ủy viên
Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban thường vụ
Thành ủy TPHCM.
Vũ Đậu(T/h)
Kinh doanh nhà đất của Tân Thuận ra sao trong nhiệm kỳ của Tề Trí Dũng?
Dân trí Thanh tra TPHCM nhận
thấy hàng loạt sai phạm trong việc kinh doanh bất động sản của Công ty
TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận. Việc góp vốn đầu tư, chủ
trương chuyển nhượng, việc thực hiện chuyển nhượng... đều "có vấn đề".
Theo kết luận của Thanh tra TPHCM, Công
ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) trong thời gian điều
hành của "thuyền trưởng" Tề Trí Dũng khá tẻ nhạt dù sở hữu tiềm lực, lợi
thế... "khủng". IPC bắt tay cùng Công ty Cổ phần phát triển Nam Sài Gòn
(Sadeco) thực hiện dự án xây dựng Khu định cư An Phú Tây (huyện Bình
Chánh, TPHCM)
IPC bắt tay cùng Công ty Cổ phần phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco) thực
hiện dự án xây dựng Khu định cư An Phú Tây (huyện Bình Chánh, TPHCM).
Trong dự án này, Sadeco làm chủ đầu tư, IPC góp vốn đầu tư bằng 3 hợp
đồng góp vốn với tổng số tiền 492 tỷ đồng. Đến thời điểm thanh tra vào
cuộc, IPC đã thanh toán cho Sadeco 473 tỷ đồng và còn nợ hơn 18 tỷ đồng.
Công ty IPC chuyển nhượng nền đất được nhận từ việc góp vốn với Công
ty Sadeco. Chủ trương chuyển nhượng của IPC được thực hiện theo từng lô
đất.
Đương cử: tại dự án Khu định cư An Phú Tây, IPC đã "góp đất" với diện
tích 25.066,3m2 và 1 chung cư R1 diện tích 17.932m2 (đã xây dựng xong
phần hầm và 2 tầng đế). IPC tiến hành hợp tác kinh doanh để chuyển
nhượng khi đủ điều kiện.
Song song đó, với diện tích 85.509,6m2 đất khác cũng nằm trong dự án
này đang được IPC lập thủ tục xin điều chỉnh từ chung cư sang đất nền để
"hoá phép" mục đích sử dụng từ tái định cư sang kinh doanh... Tuy
nhiên, đến thời điểm tháng 8/2018, đoàn thanh tra phát hiện diện tích
đất này chưa được chấp thuận chuyển mục đích kinh doanh và chưa được
chuyển từ chung cư sang đất nền như mong muốn của IPC.
Ngoài ra, bất chấp pháp lý dự án còn "mập mờ", IPC đã có thư mời hợp
tác đầu tư, kinh doanh dự án Khu định cư An Phú Tây và quảng cáo rầm rộ
trên các phương tiện thông tin đại chúng. Công an TPHCM đã thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở
của ông Tề Trí Dũng, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV phát triển
công nghiệp Tân Thuận (IPC) do liên quan đến các sai phạm tại Công ty
này
Với kiểu kinh doanh kỳ lạ và có phần bất chấp như trên, từ năm 2016 -
2018, Tề Trí Dũng, Tồng Giám đốc và "phó tướng" Trần Đăng Linh đã thay
mặt IPC ký 6 hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đơn giá khá "bèo"
từ 7.000.000 - 8.800.000 đồng/m2. Tổng diện tích chuyển nhượng
24.559,9m2 và tổng số tiền thu về từ "phi vụ" này là 186 tỷ đồng.
Qua kiểm tra bước đầu, Thanh tra TPHCM nhận thấy có dấu hiệu sai phạm
trong các thương vụ chuyển nhượng bất động sản này. Tuy nhiên, do thời
hạn thanh tra đã kết thúc nên Thanh tra TPHCM đề xuất thành lập đoàn
thanh tra để tiếp tục thanh tra, kiểm tra, kết luận đối với vụ việc này.
Công Quang
Bắt thêm một cán bộ địa chính trong vụ chiếm đoạt 830 triệu đồng tiền đền bù GPMB
Liên quan vụ cán bộ phòng tài nguyên lập khống hồ
sơ, chiếm đoạt tiền giải phóng mặt bằng dự án thủy điện Xuân Minh, xã
Xuân Cao, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), cơ quan công an đã bắt thêm một
cán bộ địa chính xã.
Đối tượng Lê Ngọc Thiên đã bị bắt trước đó
Thông
tin từ Công an huyện Thường Xuân cho biết, ngày 9/4, quá trình điều tra
mở rộng, CQĐT đã quyết định khởi tố bị can Hà Đình Duy (SN 1978), cán
bộ địa chính xã Xuân Cao, huyện Thường Xuân về hành vi đồng phạm trong
v.ụ á.n lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra
trong quá trình giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án thủy điện Xuân Minh.
Bắt tạm giam cán bộ chi cục thuế tham ô tài sản
XEM VIDEO CLIP: Đóng QC, Xem nhanh Youtube nhấn:
Như đã thông tin trước đó, ngày
11/6/2018, CQĐT Công an huyện Thường Xuân đã ra quyết định khởi tố v.ụ
á.n, khởi tố bị can đối với Lê Ngọc Thiên về tội Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong thi hành công vụ.
Phiên tòa xét xử vụ tham ô tài sản tại Trường THPT Võ Văn Kiệt
XEM VIDEO CLIP: Đóng QC, Xem nhanh Youtube nhấn:
Theo điều tra ban đầu, tháng 12/2016,
trong quá trình kiểm kê bồi thường phục vụ công tác GPMB cho Dự án Thủy
điện Xuân Minh tại thôn Xuân Minh 1, xã Xuân Cao, huyện Thường Xuân, Lê
Ngọc Thiên, khi đó là cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thường
Xuân, đồng thời là tổ trưởng tổ kiểm kê bồi thường đã lập khống hồ sơ,
số lượng bồi thường của nhiều hộ dân.
Sau khi các hộ dân nhận tiền bồi thường,
Lê Ngọc Thiên giao cho Nguyễn Đình Hưng là người thân của Thiên đến
từng nhà dân lấy đi một nửa số tiền. Tổng số tiền mà Nguyễn Đình Hưng đã
lấy của các hộ dân là 830 triệu đồng, trong đó Hưng đưa cho Thiên 690
triệu đồng, còn Hưng giữ lại 140 triệu đồng.
Quá trình điều tra mở rộng, cơ quan công an x.á.c định Hà Đình Duy, cán bộ địa chính xã Xuân Cao là đồng phạm trong v.ụ á.n.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét