Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019

PHẢN DÂN HẠI NƯỚC 18 (Bè lũ tư sản đỏ)

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.

                                   

                                                           Vì Nhân dân quên mình
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng.
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. 
-Phải loại bỏ khỏi đội ngũ những kẻ mà lòng tham đã nhấn chìm hoàn toàn đức tính thiêng liêng nhất của một con người: lòng nhân ái, và lời thề số một của một đảng viên cộng sản: "Vì Nhân dân quên mình"! 


Tự Nguyện - Trọng Tấn

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Bắt 2 cựu chủ tịch xã vì liên quan đến sai phạm đất đai


Bắt 2 cựu chủ tịch xã vì liên quan đến sai phạm đất đai
(PLO)- Hai cựu chủ tịch UBND xã bị bắt vì có sai phạm trong việc giao đất cho thuê đất tại địa phương.
Ngày 25-4, Công an TP Hải Phòng cho biết Cơ quan CSĐT Công an TP đã khởi tố, bắt tạm giam đối với Nguyễn Hữu Quân, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) huyện Kiến Thuỵ và Nguyễn Đức Toàn, nguyên chủ tịch UBND xã Ngũ Phúc (huyện Kiến Thuỵ) để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ.
Bắt 2 cựu chủ tịch xã vì liên quan đến sai phạm đất đai - ảnh 1
Một trong những nhà máy xây dựng trái phép trên đất cho thuê tại xã Ngũ Phúc thời ông Toàn làm chủ tịch.
Ông Nguyễn Hữu Quân nguyên là chủ tịch UBND xã Ngũ Phúc giai đoạn 2005-2009, sau đó được bổ nhiệm làm Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kiến Thuỵ. Còn ông Nguyễn Đức Toàn, nguyên là Chủ tịch UBND xã Ngũ Phúc giai đoạn 2009-2018, năm 2018 đã bị cho thôi chức vì cho thuê đất trái pháp luật, buông lỏng quản lý để thuê đất xây dựng 3 nhà máy trái phép tại xã Ngũ Phúc.
Hai ông Nguyễn Hữu Quân và ông Nguyễn Đức Toàn bị bắt vì liên quan đến các sai phạm trong quản lý đất đai tại xã Ngũ Phúc. Theo đó, trong thời kỳ làm chủ tịch UBND xã Ngũ Phúc, hai ông Quân, Toàn đã có hành vi giao đất ở trái pháp luật cho nhiều người gây thiệt hại lợi ích của nhà nước.
Trước đó, ngày 28-2, Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng đã khởi tố vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cơ quan CSĐT đang tiếp tục điều tra xử lý những người có liên quan.
ĐỖ HOÀNG

Vụ cán bộ thanh tra nhận hối lộ: Khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ

Dân trí Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 4 tháng đối với 5 cán bộ Thanh tra tỉnh Thanh Hóa về tội nhận hối lộ.

Chiều 26/4, Trung tá  Nguyễn Hữu Mạnh, Phụ trách Phòng Tham mưu, kiêm người phát ngôn Công an tỉnh Thanh Hóa, cho biết, Cơ quan ANĐT đã có quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Lê Mạnh Hà (SN 1962), Trưởng đoàn Thanh tra; bà  Nguyễn Thị Cúc (SN 1964), Phó đoàn Thanh tra; ông  Nguyễn Hưng (SN 1976), Thanh tra viên; ông  Dương Văn Bằng (SN 1962), Thanh tra viên và ông Nguyễn Qúy Diễn (SN 1969), Thanh tra viên.

Vụ cán bộ thanh tra nhận hối lộ: Khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ - 1
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 5 cán bộ Thanh tra tỉnh Thanh Hóa.
Các bị can nêu trên bị khởi tố để tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi nhận hối lộ theo quy định của pháp luật.
Trước đó, như Dân trí đã thông tin, chiều ngày 18/4, từ nguồn tin tố giác tội phạm, Cơ quan ANĐT Công an Thanh Hóa đã bắt quả tang một thành viên trong Đoàn Thanh tra tỉnh Thanh Hóa khi đang nhận tiền từ đối tượng bị thanh tra trên địa bàn huyện Thiệu Hóa.
Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Thanh Hóa cũng đã tiến hành khám xét phòng làm việc và nhà riêng, thu giữ nhiều tài liệu của một số cán bộ của Thanh tra tỉnh Thanh Hóa.
Được biết, Đoàn Thanh tra tỉnh Thanh Hóa có nhiệm vụ thanh tra việc quản lý thu, chi ngân sách và đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Thiệu Hóa.Trong quá trình thi hành nhiệm vụ, thành viên của Đoàn thanh tra đã có hành vi đe dọa đơn vị bị thanh tra và ép buộc  phải đưa tiền để bỏ qua những sai phạm.
Do bức xúc trước hành vi vi phạm pháp luật của thành viên Đoàn thanh tra, phía đơn vị bị thanh tra đã tố cáo sự việc tới Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Thanh Hóa.
Sau khi nhận thông tin tố giác, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Thanh Hóa vào cuộc điều tra, xác minh. Đến chiều ngày 18/4, trong lúc đang nhận tiền của đơn vị  bị thanh tra, thì thành viên Đoàn thanh tra đã bị công an bắt quả tang.
Hiện Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.
Trần Lê

(NÓNG) Phó bí thư Thành ủy bị tố quan hệ bất chính: Chồng 'sốc' với sổ thai

authorD.V tổng hợp Thứ Sáu, ngày 26/04/2019 10:42 AM (GMT+7)

(Dân Việt) "Khi tôi phát hiện sổ khám thai này, thực sự tôi đã rất sốc bởi tôi với vợ đã không còn quan hệ vợ chồng với nhau kể từ khi tôi phát hiện cô ấy đang có mối quan hệ với ông Xem (ông Phạm Minh Xem, Phó Bí thư thường trực - Chủ tịch HĐND TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) từ tháng 4.2018", anh Trung cho biết.


   
Xung quanh việc tố Phó Bí thư thường trực - Chủ tịch HĐND TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum quan hệ bất chính, Anh Trung cho biết trên Đất Việt, tại buổi làm việc với UBKT tỉnh Kon Tum vào ngày 24.4, anh đã tung ra bằng chứng mấu chốt.
"Bằng chứng mấu chốt đó là sổ siêu âm thai của Phương (chị Trần Thị Lan Phương, 31 tuổi, vợ anh Trung) vào tháng 7.2018.
Khi tôi phát hiện sổ khám thai này, thực sự tôi đã rất sốc bởi tôi với Phương đã không còn quan hệ vợ chồng với nhau kể từ khi tôi phát hiện cô ấy đang có mối quan hệ với ông Xem (ông Phạm Minh Xem, Phó Bí thư thường trực - Chủ tịch HĐND TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) từ tháng 4.2018", anh Trung cho biết.
 (nong) pho bi thu thanh uy bi to quan he bat chinh: chong 'soc' voi so thai hinh anh 1
Sổ siêu âm chẩn đoán thai của chị Phương được anh Trung phát hiện vào tháng 7.2018.
Theo anh Trung, khi phát hiện sổ siêu âm thai của chị Phương ở trong phòng ngủ, anh có hỏi vợ và đến phòng khám siêu âm để hỏi lại thì các bác sĩ cho biết, cái thai 5 tuần rưỡi đó đã được chị Phương yêu cầu phá bỏ.
"Từ tháng 4.2018, khi phát hiện những tin nhắn xưng hô vợ-chồng của Phương với ông Xem, vợ chồng tôi đã sống như ly thân.
Khi cầm quyển sổ khám thai này, tôi muốn gặp ông Xem để hỏi cho rõ trắng đen nhưng ông này không gặp, chỉ đến khi tôi gọi điện ông mới nghe máy nhưng ông nói không liên quan.
Tôi là người làm đơn tố cáo sự việc, mọi thông tin tôi cung cấp tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật nhưng tôi cũng yêu cầu bên phía cơ quan chức năng phải làm rõ và xử lý nghiêm những người có liên quan", anh Trung cho biết thêm.
 (nong) pho bi thu thanh uy bi to quan he bat chinh: chong 'soc' voi so thai hinh anh 2
Hình ảnh thân thiết của vợ anh Trung và ông Xem được phát hiện lưu trong điện thoại.
Không những thế, theo anh Trung, tại buổi làm việc ngày 24.4 vừa qua, UBKT tỉnh Kon Tum có đưa cho anh xem một tờ giấy ly hôn được cho là của chị Phương gửi. Trong tờ giấy ly hôn được đánh máy đó có chữ ký của anh. Tuy nhiên theo anh Trung, đó không phải chữ ký của anh.
"Tờ giấy ly hôn đó được viết vào tháng 5.2017. Nếu thực sự giữa tôi và cô ấy đã ly hôn từ năm 2017 thì phải có dấu của tòa án, đằng này giấy tờ gốc cũng không có thì liệu tờ giấy ly hôn đó có giá trị hay không?", anh Trung bức xúc.
Theo đơn tố cáo của anh Trung, cuối tháng 4.2018, nghi ngờ vợ có mối quan hệ không trong sáng với người đàn ông khác, anh Trung đã âm thầm điều tra và phát hiện vợ mình có tình cảm với ông Xem.
Cụ thể, theo anh Trung, ông Xem đã nhắn tin tán tỉnh, nói chuyện yêu đương với chị P. rồi hẹn hò, đưa nhau đi nhà nghỉ, khách sạn, đi du lịch, chụp ảnh thể hiện tình cảm ở nhiều nơi như Hà Nội, Đà Nẵng…
Trước những chứng cứ này anh Trung đã yêu cầu 2 người chấm dứt mối quan hệ bất chính trên và ngày 29.04.2018, chị P. đã xin lỗi và mong được chồng bỏ qua, đồng thời hứa sẽ không qua lại, gặp gỡ ông Xem nữa.
“Nhưng ngày 8.11.2018, tôi lại phát hiện vợ mình và ông Xem tiếp tục có hành vi liên lạc nhắn tin tình cảm qua số điện thoại mới", anh Trung chia sẻ.
Nói về việc này trước đó, ông Xem cho biết, sau khi  nhận được đơn tố cáo của anh Trung, ông đã báo cáo hết sức trung thực với cấp ủy.
"Về nội dung đơn tố cáo, tôi thấy có nhiều vấn đề không đúng sự thật. Tình cảm giữa tôi với chị P. chưa có gì gọi là sâu sắc", ông Xem cho biết.

Cựu kế toán trưởng không được giảm án do nhận tiền của Oceanbank

Khi giữ chức kế toán trưởng VPI và Vinashin, Trần Đức Chính đều được Oceanbank "chăm sóc".


Ngày 8/5, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét đơn xin giảm nhẹ của Trần Đức Chính (cựu trưởng ban tài chính, Kế toán trưởng Viện Dầu khí Việt Nam - VPI) về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản và kháng nghị tăng hình phạt với bị cáo của VKSND Hà Nội.
Theo bản án sơ thẩm, ông Chính làm kế toán trưởng tại VPI từ tháng 4/2009 đến tháng 10/2010. Theo chỉ đạo của các sếp Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), VPI đã mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank).
Nguồn tiền VPI gửi được lấy từ kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ...
Cựu kế toán trưởng PVI Trần Đức Chính tại phiên tòa sơ thẩm.
Cựu kế toán trưởng VPI Trần Đức Chính tại phiên tòa sơ thẩm.
Trong thời gian từ tháng 4/2009 đến tháng 10/2010, VPI là khách hàng phát sinh gửi tiền tại OceanBank chi nhánh Thăng Long, trong đó tiền gửi có kỳ hạn 308 tỷ đồng, không kỳ hạn gần 93 tỷ đồng.
Từ ngày 15/8/2009 đến ngày 31/12/2010, Oceanbank có chủ trương chi tiền chăm sóc khách hàng. Thực hiện chủ trương này, Nguyễn Thị Minh Phương (Phó giám đốc chi nhánh Thăng Long) đã chuyển tổng cộng 97 triệu đồng vào tài khoản của Chính. Với hành vi trên, tháng 8/2018, TAND Hà Nội tuyên phạt Chính 18 tháng tù.
Tại phiên phúc thẩm, Chính cho rằng không biết 97 triệu đồng là tiền chăm sóc của Oceanbank. Bị cáo nhận tiền thụ động, không chủ động "gợi ý".
Tòa cho rằng, cấp sơ thẩm đã xem xét nhiều tình tiết giảm nhẹ để tuyên 18 tháng tù với bị cáo. Tại phiên phúc thẩm, bị cáo không có tình tiết mới nên tòa đã bác đơn và kháng nghị của VKSND Hà Nội.
Ngoài vụ án này, Chính còn là bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) cũng liên quan việc nhận lãi suất ngoài hợp đồng của Oceanbank.

Việt Dũng

Đề nghị truy tố 12 bị can trong vụ VN Pharma

RFA
2019-05-08
Ông Nguyễn Minh Hùng, cựu chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc VN Pharma.
Ông Nguyễn Minh Hùng, cựu chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc VN Pharma.
Courtesy of phunu
Bộ Công an chuyển hồ sơ đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao truy tố 12 bị can về tội “buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh" trong vụ án buôn bán thuốc ung thư giả xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma.
Tin trong nước cho biết đây là kết luận điều tra lại theo yêu cầu của Tòa án Nhân dân cấp cao TP. HCM hồi tháng 10 năm 2017. Kết quả điều tra lại cho thấy công ty cổ phần VN Pharma được thành lập từ tháng 10 năm 2011 do ông Nguyễn Minh Hùng làm chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc.
Công ty này nhập thuốc chữa ung thư là H-Capita 500mg từ Canada về VN từ năm 2012 và ông Hùng đã chỉ đạo nhân viên làm giả một số giấy tờ về tiêu chuẩn thuốc mà phía công ty ở Canada không cung cấp được.
Cũng theo kết quả điều tra lại thì ban giám đốc VN Pharma đã có chủ trương chi tiền cho trình dược viên để bán thuốc.
Trước đó vào tháng 7 năm 2017, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Nguyễn Minh Hùng 12 năm tù về tội buôn lậu; ông Võ Mạnh Cường, giám đốc CTy TNHH Thương Mại Hàng Hải Quốc Tế, người môi giới cho VN Pharma nhập lô thuốc trị ung thư không rõ nguồn gốc cũng bị tuyên 12 năm tù cùng tội danh nêu trên. Ngoài ra còn có 7 bị cáo khác bị kết án về tội buôn lậu và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Tháng 10 năm 2017, toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM đã cấp phúc thẩm tuyên hủy để điều tra lại và cơ quan điều tra đã khởi tố thêm 3 bị can, nâng tổng số bị can trong vụ án lên 12 người.
Liên quan tình trạng ung thư tại Việt Nam, thống kê mới nhất cho thấy hiện trong nước có hơn 300 ngàn người bệnh đang phải chiến đấu với ung thư.

Phú Yên: Phó Chủ tịch UBND TP Tuy Hòa bị kỷ luật cảnh cáo


(PLO)-Ngày 11-5, nguồn tin từ Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cho hay, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên đã kết luận về những sai phạm của ông Nguyễn Lương Sinh-Phó Chủ tịch UBND thành phố Tuy Hòa và ra quyết định kỷ luật cảnh cáo
Theo đó, ông Sinh được phân công làm Trưởng ban Quản lý dự án nạo vét cửa Đà Diễn, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về nạo vét thông luồng tạm thời cửa Đà Diễn vào năm 2017-2018. Tuy nhiên, ông Sinh không chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện đúng các quy trình, quy định trong lĩnh vực đầu tư - xây dựng để đề xuất phương án, nguồn vốn thực hiện việc nạo vét. Ông Sinh lại chỉ đạo tổ chức thi công bằng nguồn vốn xã hội hóa, chỉ đạo Ban quản lý Dự án nạo vét cửa Đà Diễn tiếp tục ký phụ lục hợp đồng thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký với Doanh nghiệp tư nhân Bảo Châu nạo vét, hút cát theo Dự án nạo vét cửa Đà Diễn, trái với chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh.
Ngoài ra, Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) tỉnh Phú Yên còn kết luận: ông Sinh Không thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về rà soát đánh giá sự cần thiết tiếp tục thực hiện Dự án nạo vét cửa Đà Diễn, chỉ đạo tiếp tục nạo vét đủ khối lượng cát theo hồ sơ thiết kế; ký hợp đồng kinh tế và các văn bản cho phép tiêu thụ nội địa khối lượng cát nhiễm mặn không đúng thẩm quyền.
Trong thời gian ông Sinh được Chủ tịch UBND thành phố Tuy Hòa phân công xử lý công việc (thay ông Lê Vĩnh Thành, Phó Chủ tịch UBND thành phố Tuy Hòa) đã thiếu kiểm tra hồ sơ, thủ tục, ký cấp 4 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trái quy định.
UBKT Tỉnh ủy Phú Yên cũng yêu cầu Ban Thường vụ Thành ủy Tuy Hòa chỉ đạo xem xét, xử lý kỷ luật đối với ông Phan Khánh- nguyên Trưởng phòng Kinh tế, nguyên Phó Trưởng ban quản lý Dự án nạo vét cửa Đà Diễn; xử lý theo quy định đối với các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp không đúng.
NGUYỄN ĐỨC 

Kỷ luật phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng

(PL)- Thông tin từ trang web Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương cho biết qua kiểm tra, khi có dấu hiệu vi phạm đối với một số lãnh đạo và cán bộ của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, UBKT Tỉnh ủy Lâm Đồng kết luận: 
Đồng chí Thái Văn Thịnh, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, cùng các đồng chí trong Đảng đoàn vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm quy chế làm việc của Đảng đoàn, buông lỏng lãnh đạo công tác kiểm tra, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản gây hậu quả nghiêm trọng.
Đồng chí Trịnh Thị Kim Duyên, Trưởng ban Tài chính và đồng chí Lê Thị Mỹ Hòa, chuyên viên Ban Tài chính LĐLĐ tỉnh, cùng chịu trách nhiệm tham mưu thực hiện các nội dung khuyết điểm, vi phạm của đồng chí Thái Văn Thịnh.
Căn cứ tính chất, mức độ, khuyết điểm, vi phạm và nguyên nhân khách quan, chủ quan và việc đã khắc phục được một phần khuyết điểm, vi phạm nên UBKT Tỉnh ủy Lâm Đồng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với các đồng chí: Thái Văn Thịnh, Trịnh Thị Kim Duyên và Lê Thị Mỹ Hòa.

PV

Công bố quyết định kỷ luật phó chủ tịch Thanh Hóa

Công bố quyết định kỷ luật phó chủ tịch Thanh Hóa
(PLO)- Trong 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng đối với ông Ngô Văn Tuấn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa sẽ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các bước tiếp theo.
 
Chiều 5-1 tại Thanh Hóa, đoàn công tác của trung ương do ông Nguyễn Văn Nhân, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, làm trưởng đoàn, đã công bố các quyết định về kỷ luật cán bộ đối với ông Ngô Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND  tỉnh Thanh Hóa.
Công bố quyết định kỷ luật phó chủ tịch Thanh Hóa - ảnh 1
Ông Ngô Văn Tuấn.
Đoàn công tác của trung ương đã công bố Thông báo 356-TB/UBKTTW ngày 22-12-2017 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về kết luận kiểm tra việc thi hành kỷ luật đảng của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ 2015-2020.
Đoàn công bố Quyết định 651-QĐ/TW ngày 26-12-2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc thi hành kỷ luật ông Ngô Văn Tuấn, Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa, bằng hình thức cách chức tất cả chức vụ trong Đảng.
Đoàn công tác cũng công bố Quyết định 683-QĐ/UBKTTW ngày 27-12-2017 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc thi hành kỷ luật ông Đào Vũ Việt, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa, bằng hình thức cảnh cáo.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa sẽ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ban cán sự đảng UBND tỉnh, các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện các bước tiếp theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Trước đó, chiều 16-12-2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã công bố các vi phạm, khuyết điểm của ông Ngô Văn Tuấn và đề nghị thi hành kỷ luật mức nghiêm khắc.
Ngày 17-12-2017, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật ông Ngô Văn Tuấn bằng hình thức cách chức tất cả chức vụ trong Đảng vì có các vi phạm liên quan.
Từ tháng 10-2010 đến tháng 11-2015, ông Ngô Văn Tuấn trên cương vị là bí thư Đảng ủy, giám đốc Sở Xây dựng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác tổ chức, cán bộ.
Kết luận của Ban Bí thư nêu cụ thể vi phạm của ông Tuấn là cố ý làm trái các quy định của Hội đồng thi tuyển công chức tỉnh Thanh Hóa năm 2011. Ban hành quyết định thành lập Hội đồng tuyển chọn cán bộ, công chức của Sở Xây dựng không đúng thẩm quyền; nâng đỡ tiếp nhận, điều động và bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh từ nhân viên lao động hợp đồng vào làm công chức chuyên môn.
Ban Bí thư cũng chỉ rõ ông Tuấn ban hành quyết định về tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ không đúng thẩm quyền, vi phạm tiêu chuẩn cán bộ do cấp có thẩm quyền quy định. Cụ thể là bổ nhiệm nhiều trưởng phòng, phó trưởng phòng chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trong đó điển hình là trường hợp bà Trần Vũ Quỳnh Anh. Ông Tuấn cũng quyết định thành lập mới một số đơn vị trực thuộc Sở Xây dựng trái thẩm quyền, vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước về cải cách hành chính, tinh giản tổ chức bộ máy, biên chế.
Ban Bí thư nêu rõ vi phạm, khuyết điểm của ông Ngô Văn Tuấn là rất nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần, có hệ thống, kéo theo một số tổ chức đảng và nhiều cán bộ đảng viên vi phạm, phải kiểm điểm xử lý kỷ luật. Ông Tuấn cũng chưa nghiêm túc tự phê bình, thiếu thành khẩn nhận khuyết điểm, vi phạm.
ĐẶNG TRUNG

“Tướng tá, cán bộ cấp cao còn làm việc gây hại đất nước cho thấy mức tha hoá con người”

Dân trí “Sự tha hoá con người bộc lộ rất rõ qua những vụ đại án vừa qua. Đến tướng tá công an, quân đội, đến lãnh đạo cấp cao trong Bộ Chính trị, Trung ương Đảng còn làm những việc nghiêm trọng, gây tổn hại đến đất nước như vậy… “ – GS.TS Hồ Sỹ Quý góp ý kiến với Thủ tướng để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn mới.




“Tướng tá, cán bộ cấp cao còn làm việc gây hại đất nước cho thấy mức tha hoá con người” - 1
Thủ tướng chủ trì hội nghị các nhà khoa học góp ý kiến cho Tiểu ban Kinh tế - Xã hội mà Thủ tướng là Trưởng tiểu ban
Chiều 13/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị các nhà khoa học đóng góp ý kiến cho Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, Đại hội Đảng XIII. Gợi ý hướng thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các nhà khoa học thẳng thắn chỉ rõ tình hình hiện tại của đất nước, làm rõ bối cảnh quốc tế hiện nay gắn với những dự báo tác động tới Việt Nam khi độ mở nền kinh tế đất nước hiện rất lớn.
“Tôi muốn nghe các nhà khoa học nói rõ về những nhiệm vụ, giải pháp đột phá cho 5 năm tới và tầm nhìn đến 2045 để đảm bảo mối quan hệ hài hoà, bền vững giữa kinh tế với xã hội, văn hoá. Đề nghị các nhà khoa học nêu quan điểm một cách cởi mở, thực chất, thẳng thắn khi nhiều vị hiện là thành viên Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đảng XIII” – Thủ tướng nói.
Thay đổi đột phá, duy trì mức tăng trưởng cao 
Lãnh đạo Tiểu ban Kinh tế - Xã hội chỉ ra một số điểm nghẽn hiện tại của nền kinh tế đất nước. Trước hết, tăng trưởng kinh tế tuy đạt kết quả cao hiện nay nhưng nếu so với mục tiêu đặt ra cho cả giai đoạn 10 năm 2011-2021 là 7-7,5%, 2 năm còn lại có giữ được mức tăng trưởng trên 7% đi nữa thì tính chung cả giai đoạn cũng chỉ đạt 6,3-6,4%. Vấn đề còn khó hơn đặt ra là làm sao giữ mức tăng trưởng cao cho giai đoạn tới. So với các nước lân cận có sức phát triển bứt phá giai đoạn vừa qua (Nhật đạt mức tăng trưởng tới 9,2% trong suốt giai đoạn 1952-1973, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… cũng đều đạt mức tăng trưởng 8-9% trong hơn 30 năm), thách thức đặt ra với Việt Nam rất lớn.
Đóng góp ý kiến, PGS.TS Bùi Quang Tuấn – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng điểm hạn chế lớn nhất là nguồn gốc tăng trưởng trong giai đoạn 2011-2018 chủ yếu vẫn dựa vào vốn, đóng góp của việc nghiên cứu và triển khai sáng tạo khoa học công nghệ (R&D) tính trên tổng thu ngân sách hay trên GDP đều còn rất thấp và lại có xu hướng giảm dần từ năm 2006-2016. Chỉ số này của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật bản… Chỉ số xếp hạng đổi mới sáng tạo của Việt Nam, theo đó, cũng đều đứng tốp cuối so với các nước lân cận. Điều đó cho thấy nguy cơ Việt Nam đang tụt hậu.
Viện trưởng Viện Kinh tế đề nghị xác định mục tiêu chiến lược cho giai đoạn tới cần tạo sự đột phá, bước nhảy vọt tập trung ở một số lĩnh vực nhất định chứ không thể đi theo tuần tự thông thường, trong đó cần chú trọng phát triển công nghệ mới.
Ông Tuấn kêu gọi đột phá trước hết về nhân lực để đáp ứng yêu cầu của tăng trưởng sáng tạo. “Mà muốn có sáng tạo thì phải có cảm hứng và được truyền cảm hứng. Việt Nam có cơ cấu dân số vàng, có lớp trẻ năng động nhưng việc truyền cảm hứng, được sáng tạo còn rất ít. Mong Chính phủ tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, khoa học có điều kiện để có cảm hứng sáng tạo” – TS.Tuấn kiến nghị.



“Tướng tá, cán bộ cấp cao còn làm việc gây hại đất nước cho thấy mức tha hoá con người” - 2
Chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược phát biểu tại hội nghị
Tán thành những vấn đề được nêu ra, gợi mở, chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược nhận xét thêm, đổi mới kinh tế đã thực hiện hơn 30 năm nhưng hệ thống chính trị chưa có sự đổi mới nào quan trọng, vẫn chủ yếu theo mô hình Xô Viết, cơ chế chủ yếu là xin-cho, quyền lực không được kiểm soát, tham nhũng tràn lan. Nếu không có cơ chế giải quyết những vấn đề đó thì “hổ không thể vươn mình”, ông Lược cảnh báo.
Câu hỏi vị chuyên gia kinh tế đưa là “tới đây có dám thay đổi đột phá?”. Ông đề nghị nghiên cứu quan điểm đa dạng hoá sở hữu tài liệu sản xuất, trong đó có đất đai, thay đổi quan điểm, xác định kinh tế tư nhân là động lực cơ bản cho phát triển, có chiến lược đặc biệt trọng dụng nhân tài.
“Một loạt những cán bộ cấp cao “dính án”, đi tù vừa qua đều là chủ những DNNN lớn. Đó là biểu hiện kinh tế quốc doanh vẫn giữ tỷ trọng quá lớn, tới 28% trong khi từ hồi Tổng Bí thư Đỗ Mười nắm quyền đã thấy một thực tế, không có một đất nước phát triển nào có tỷ trọng “lệch” như vậy. Đó là nơi phát sinh tham nhũng, xâu xé lợi ích” – vị chuyên gia kinh tế phân tích.
Chiến lược mới về văn hoá, con người 



“Tướng tá, cán bộ cấp cao còn làm việc gây hại đất nước cho thấy mức tha hoá con người” - 3
PGS.TS Hồ Sỹ Quý đề cập tới chiến lược phát huy các giá trị văn hoá, con người
GS.TS Hồ Sỹ Quý, nguyên Viện trưởng Viện thông tin khoa học xã hội thì cho rằng vấn đề văn hoá, con người cần được xác định là một đột phá chiến lược.
Ông Quý sử dụng một từ khá mạnh để khái quát về giai đoạn xã hội hiện nay, đó là “ung thư văn hoá”. Hiện tượng cụ thể bộc lộ của vấn nạn này là con người tha hoá, đạo đức xuống cấp, văn hoá giả dối, lệch lạc. Sự tha hoá của con người, theo GS.TS Quý, đã được Đảng chỉ ra bằng 27 biểu hiện.
“Sự tha hoá đó bộc lộ rất rõ qua những vụ đại án vừa qua. Đến tướng tá công an, quân đội, đến lãnh đạo cấp cao trong Bộ Chính trị, Trung ương Đảng mà còn làm những việc nghiêm trọng, gây tổn hại đến đất nước thì có thể thấy mức độ của vấn đề tới đâu” – nguyên Viện trưởng Hồ Sỹ Quý khái quát.
Biểu hiện của đạo đức xuống cấp thì bộc lộ ở việc những giá trị ảo giờ được đặt cao hơn, thay thế những giá trị thật trong xã hội. Còn về văn hoá, trong số những tính xấu của con người Việt Nam được đúc kết, đứng đầu là sự giả dối. Giả dối đã bộc lộ trong mọi mặt, mọi quan hệ xã hội.
“Bộ trưởng GD-ĐT từng khẳng định giáo dục đã qua giai đoạn khủng hoảng nhưng thực tế mọi vấn đề vẫn lòng vòng trong vòng khủng hoảng đó, bắt đầu từ sự giả đối trong quan hệ giữa thầy và trò. Y tế tưởng như đã “êm thuận” hơn 2 năm qua nhưng chuyện này chuyện khác xảy ra, bản chất vẫn là từ sự giả dối bộc lộ trong quan hệ giữa thầy thuốc và người bệnh. Những biểu hiện đó lộ ra trong quá trình người ta bỏ tiền ra để mua đủ loại dịch vụ. Rồi hiện tượng mê tín dị đoan, thỉnh vong, báo oán… cũng bộc lộ sự lừa dối về niềm tin…” – ông Quý nhận xét, đáng nói là mỗi lần vấp phải vấn đề lại thấy rõ sự bối rối, không biết “bấm nút” từ đâu trong xử lý của cơ quan quản lý nhà nước, ví dụ điển hình là việc xử lý hậu quả vụ gian lận thi cử.
Nguyên Viện trưởng Hồ Sỹ Quý kết lại: “Ước gì văn hoá được như ngày xưa – đó là tiếng nói từ diễn đàn Quốc hội trong kỳ họp gần đây. Đó là tiếng cảnh báo vang lên đầy bức xúc cho thấy những sự sai lệch đã tấn công mọi vấn đề văn hoá, con người cần được giải quyết trong chiến lược mới”.
P.Thảo

Cựu tổng giám đốc Công ty Tân Thuận - IPC bị bắt

Ông Tề Trí Dũng bị cáo buộc hành vi chiếm đoạt tiền của Nhà nước và hàng loạt sai phạm gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.


Tối 14/5, Công an TP HCM bắt giam ông Tề Trí Dũng (cựu tổng giám đốc Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC) về hành vi Tham ô tài sản Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.
Việc khám xét nhà ông Dũng tại quận 7 được cơ quan điều tra thực hiện ngay sau đó.
Ông Tề Trí Dũng trước lúc bị bắt. Ảnh: Hữu Khoa.
Ông Tề Trí Dũng trước lúc bị bắt. Ảnh: Hữu Khoa.
Trước đó, Thanh tra thành phố chỉ ra nhiều sai phạm tại IPC, trong đó có việc công ty này thực hiện theo chỉ đạo của ông Tất Thành Cang khi là Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM.
Cụ thể, IPC với tỷ lệ vốn sở hữu 44% không cần giảm thêm tỷ lệ sở hữu tại Công ty cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco), đặc biệt là trong bối cảnh công ty này đang có lợi nhuận rất cao. Tuy nhiên, tháng 5-6/2017, công ty đề nghị Chi cục Tài chính doanh nghiệp thành phố chấp thuận và trình UBND thành phố phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ và giảm tỷ lệ sở hữu của IPC tại Sadeco xuống 28,8% do "... Văn phòng Thành ủy có thông báo số 495 ngày 18/5/2017 (văn bản đính kèm) truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó bí thư Thường trực Thành ủy chấp thuận chủ trương phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại Sadeco...".
Ngày 16/6/2017, IPC báo cáo UBND thành phố "...Thường trực Thành ủy cũng đã chấp thuận chủ trương phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại Thông báo số 495 ngày 18/5/2017...". Tuy nhiên, theo Thanh tra thành phố, IPC nói "Thường trực Thành ủy đã chấp thuận chủ trương..." là không chính xác. Bởi văn bản số 495 chỉ truyền đạt ý kiến của cá nhân Phó bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang.
Nếu IPC phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu (thay vì cổ đông chiến lược) thì sẽ là phương án tối ưu hơn. Trường hợp IPC không muốn tiếp tục đầu tư vào Sadeco thì thực hiện chuyển nhượng quyền góp vốn cho tổ chức, cá nhân khác thông qua đấu giá để không làm thiệt hại cho IPC và nhà nước...
Việc này khiến cổ đông của doanh nghiệp không được đảm bảo lợi ích, gây thiệt hại cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng.
Tòa nhà trụ sở Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC). Ảnh: Hữu Khoa.
Tòa nhà trụ sở Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC). Ảnh: Hữu Khoa.
Quá trình thẩm định giá, IPC (thuê Công ty cổ phần Chứng khoán TP HCM và Công ty TNHH Thẩm định giá MHD) đã thực hiện không đúng quy định, không phù hợp giá thị trường, dẫn đến khả năng gây thiệt hại cho vốn Nhà nước. Công ty IPC cũng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, không đảm bảo lợi ích trong việc hợp tác với Công ty Hồng Lĩnh thực hiện dự án Khu dân cư Long Hậu.
Ngoài ra, IPC chỉ sử dụng một phần tòa nhà, còn lại cho 81 đơn vị thuê làm văn phòng (tổng doanh thu cho thuê trong 7 năm gần đây là hơn 295 tỷ đồng); kinh doanh có lợi nhuận nhưng lại đi vay ngân hàng để nộp lợi nhuận vào ngân sách, làm phát sinh khoản lãi vay hơn 8 tỷ đồng.
Năm 2016-2017, IPC tổ chức cho lãnh đạo công ty đi nước ngoài khi chưa được UBND thành phố cho phép; một số trường hợp đi nước ngoài vượt thời gian được cử đi... với tổng chi phí hơn 1,3 tỷ đồng.
IPC là doanh nghiệp được UBND TP HCM thành lập năm 1993, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án đầu tư hạ tầng cho các khu chế xuất, khu công nghiệp, các cụm dân cư, khu đô thị mới...
Hồi cuối tháng 10/2018, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu Công an thành phố điều tra các sai phạm xảy ra ở IPC, ông Dũng bị đình chỉ công tác. Ông này là đại biểu HĐND TP HCM và trong kỳ họp cuối năm hồi đầu tháng 12 đã vắng mặt.
Quốc Thắng
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét