Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2019

KIẾP GIANG HỒ 172

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
10 GIANG HỒ khét tiếng nhất Việt Nam hiện nay-KHÁ BẢNH,PHÚ LÊ...đều phải nể BỐ GIÀ ở SỐ 1

Bí ẩn vụ án người vợ chuyển tiền cho hung thủ giết chồng để chữa bệnh

Mặc dù được hung thủ thông báo mới giết chết chồng mình, nhưng người vợ ấy lại không báo với nhà chức trách mà còn che giấu và chuyển tiền cho hung thủ.  

     bi an vu an nguoi vo chuyen tien cho hung thu giet chong de chua benh hinh anh 1
    Bị cáo Nuôi tại phiên tòa.
    Theo hồ sơ vụ án, Lê Văn Nuôi (sinh năm 1958, quê ở Sóc Trăng) từng bị TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên phạt mức án chung thân về tội giết người và cướp tài sản. Sau 16 năm ăn cơm tù, nhờ sự ăn năn hối lỗi nên năm 1999, Nuôi được ân xá tha tù trước thời hạn.
    Sau khi ra tù, Nuôi lên huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu để làm thuê làm mướn kiếm sống. Suốt mười mấy năm sống lương thiện, Nuôi được nhiều ông, bà chủ rẫy nơi đây biết đến là một người làm công hiền lành, chăm chỉ.
    Gần chỗ Nuôi làm mướn có rẫy của ông Võ Văn Hồng (sinh năm 1958 ở xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc) nên ông Hồng thỉnh thoảng có qua lán của Nuôi để chơi. Cứ như thế nhiều năm trôi qua, giữa gia đình ông Hồng và Nuôi ngày một thân thiết hơn. Ông Hồng thường xuyên qua ngủ, tâm sự chuyện đời, chuyện người cũng như chia sẻ nhiều thứ khác trong cuộc sống với Nuôi.
    Trong những lần nói chuyện ấy, có vài lần ông Hồng kể cho Nuôi nghe về chuyện ông Hồng có vợ bé xinh đẹp vì người vợ chính thức là Lê Thị Minh Nguyệt sinh năm 1962 không sinh được. Do là chỗ thân thiết với nhau nên nhiều lần Nuôi ra sức khuyên can, cũng như được bà Nguyệt nhờ nói giúp với ông Hồng nhưng ông Hồng vẫn không chịu nghe.
    Chập tối ngày 29.5.2015, ông Hồng lại đến lán của Nuôi để chơi. Sau đó, Nuôl mượn xe máy của ông Hồng để đi uống cà phê, còn một mình ông Hồng ở lại rẫy. Đến 0h ngày 30.5, Nuôi trở về lán thì thấy ông Hồng đang nằm võng trước nhà nên cả hai đi vào nhà uống trà nói chuyện như bao lần khác.
    Thế nhưng trong lúc nói chuyện, hai bên xảy ra mâu thuẫn. Theo lời khai của Nuôi thì lúc đó đang uống trà thì ông Hồng nói đi châm nước, nhưng thực tế là đi vòng ra phía sau dùng bình trà đập nhiều phát vào đầu khiến Nuôi bị thương. Bực tức, Nuôi đứng lên chống trả thì ông Hồng chạy tới chỗ giường lấy con dao rồi lao vào chém nhưng Nuôi né kịp, chỉ trúng sượt vào mũi gây chảy máu.
    Sau đó Nuôi đánh rơi con dao trên tay của ông Hồng xuống đất. Sau một hồi giằng co thì Nuôi giành được con dao. Quá tức giận, không làm chủ được nên Nuôi chém bị hại nhiều nhát. Theo kết luận bị hại bị chém 33 nhát ở đầu, ngực, lưng… Khi thấy ông Hồng không còn cựa quậy thì bị cáo mới chịu dừng tay.
    Nhờ bạn tù đào hầm để trốn
     bi an vu an nguoi vo chuyen tien cho hung thu giet chong de chua benh hinh anh 2
    Người vợ giúp hung thủ giết chồng chữa bệnh.
    Giết người xong, Nuôi lấy luôn xe máy của nạn nhân để làm phương tiện bỏ trốn. Chạy đến ngã tư An Sương (thuộc quận 12, TPHCM), Nuôi vứt dao rồi về nhà mẹ ruột ở tỉnh Sóc Trăng nhờ em dâu băng bó vết thương, sau đó trốn khỏi địa phương. Trên đường trốn chạy, Nuôi tiếp tục liên lạc với một bạn tù để nhờ đưa sang Campuchia bỏ trốn.
    Trong quá trình bỏ trốn ở Campuchia, Nuôi liên hệ với một số người ở khu vực làm mướn và bà Nguyệt (vợ của nạn nhân Hồng) để thông báo đã chém chết ông Hồng. Nhận được thông tin trên, một số người đã lập tức trình báo cho nhà chức trách để tiến hành điều tra. Riêng bà Nguyệt không khai báo mà còn tìm cách che giấu cho hung thủ cao chạy xa bay. Thậm chí, khi biết Nuôi không có tiền chữa bệnh, người đàn bà này còn đưa tiền, nhờ người khác gửi cho Nuôi 5 triệu đồng vào tài khoản.
    Khoảng 10 ngày sau, Nuôi từ Campuchia về Việt Nam và thuê phòng trọ tại tỉnh Long An. Nuôi nhờ một bạn tù đến nhà mẹ ruột đào một căn hầm trong phòng ngủ để gã lẩn trốn. Tuy nhiên chỉ sau mấy ngày trốn ở đây, Nuôi bị nhà chức trách phát hiện, bắt giữ.
    Với hành vi đó, năm 2016, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tuyên phạt bị cáo Lê Văn Nuôi mức án chung thân về tội giết người, 3 năm về tội cướp tài sản. Riêng bị cáo Nguyệt bị tuyên 15 tháng tù về hành vi không tố giác tội phạm.
    Người vợ có khuất tất?
    Sau án sơ thẩm, các bị cáo không kháng cáo. Tuy nhiên xét thấy bản án có nhiều điều chưa rõ ràng, nghi ngờ người vợ có liên quan trong âm mưu giết chết anh trai mình nên đại diện người bị hại đã làm đơn kháng cáo đề nghị làm rõ.
    Sau nhiều lần hoãn để triệu tập thêm nhân chứng, TAND Cấp cao tại TPHCM đã đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Tại đây bị cáo Nuôi thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Bị cáo cho rằng, chỉ một mình bị cáo giết chết ông Hồng, chứ không liên quan tới ai. Bị cáo cũng thừa nhận trong thời gian lẫn trốn có gọi về cho vợ bị hại khoảng hơn 20 lần để thông báo cũng như nói một số vấn đề…
    Giải thích về việc có liên hệ, gặp gỡ bị cáo nhiều lần trước khi chồng bị giết, bị cáo Nguyệt cho rằng chỉ để nhờ anh Ba (bị cáo Nuôi) một số việc như làm rẫy, hay đôi khi nhờ anh ấy nói hộ đừng cho chồng qua ngủ chung nữa vì không tính gì vợ con cả…
    Riêng việc gửi tiền cho bị cáo chữa bệnh (mặc dù đã biết hung thủ giết chồng mình) thì người vợ này lấp liếm rằng: “Khi nghe ông Hạnh (người làm thuê cho gia đình bà Nguyệt) nói anh ba cần tiền chữa bệnh thì bị cáo cho ông Hạnh ứng 2 triệu, cộng với 3 triệu tiền công. Hôm đó anh ba có gọi điện cho bị cáo, đọc số tài khoản, bị cáo ghi lại rồi đưa cho ông Hạnh đi gửi. Bị cáo chỉ nghĩ đó là tiền của ông Hạnh thì mình trả cho ông ấy để ông ấy cho anh Ba mượn thôi…”.
    Nghe vậy, đại diện người bị hại tỏ ra bức xúc, họ nghi ngờ người đàn bà này có sự liên quan tới cái chết của ông Hồng. Họ đề nghị HĐXX phải làm rõ vấn đề khác thường này. “Anh trai tôi có gái gú bồ bịch thật. Nhưng chúng tôi không nghĩ lại đến cơ sự như thế này. Chúng tôi nghĩ trong vụ này có đồng phạm, vì tại hiện trường còn có cả kích điện tự chế. Trên người anh trai tôi cũng có một số vết điện gí, vậy một người thì có thể đồng thời dùng cả điện, lẫn dao hay không?...”, em trai nạn nhân đặt vấn đề.
    Xét thấy kháng cáo của đại diện người bị hại, cũng như đề nghị của đại diện VKS là có cơ sở nên HĐXX đã quyết định hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại từ đầu.
    Theo Hạ Lang (Tạp chí SHTT)

    Ly kỳ bà trùm Dung “Hà” giải cứu người tình tử tù

    Dung “Hà” tên thật là Vũ Thị Kim Dung, SN 1956, ở phố Trạng Trình, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng được coi là “bà trùm” đầu tiên trong “lịch sử tội phạm” đất Cảng. 

      Khi Dung đã chết bởi giang hồ thì ảnh hưởng của cô với lứa “giang hồ kế cận” xứ Cảng vẫn đậm chất liêu trai. Cuộc đời và quá trình phạm tội của người đàn bà giang hồ đã chết này, đến nay vẫn có những tranh cãi nhất định.
      Riêng chuyện tình cảm của thị thôi, cũng là chủ đề bàn tán trong một thời gian dài. Người đàn bà này đã yêu và cả gan giải cứu người tình trong trại tạm giam của công an TP Hải Phòng như thế nào? Sự thật ra sao?
       ly ky ba trum dung “ha” giai cuu nguoi tinh tu tu hinh anh 1
      Dung "Hà" luôn che tay trước ống kính của các nhà báo (ảnh chụp tại phiên toà năm 1995).
      Âm mưu giải cứu “qua mặt” được cán bộ trại giam?
      Thiếu tá Trần Thận Đại, người trực tiếp tham gia tích cực vào việc truy bắt những kẻ “nổi loạn” ở trại tạm giam công an TP Hải Phòng ngày 7.9.1989 khẳng định: “Có chuyện Dung “Hà” bày mưu, tính kế “giải cứu” người tình là Hùng “cốm” đang bị giam ở phòng riêng, dành cho kẻ tử tù.
      Ngày đó, trại tạm giam của đối tượng án tử tù, án chung thân là riêng rẽ, gần với khu vực bể nước để cho phạm nhân ra tắm. Hùng “cốm” ở phòng giam riêng. Bên cạnh phòng giam của Hùng là một tay anh chị khác, cũng khá nổi tiếng thời gian đó, tên là An Đông. Thế nhưng, An Đông chỉ bị án tù chung thân chứ không bị án tử hình.
      Hai tên tội phạm có hơi hướng giang hồ này khá thân và hiểu ý nhau. Chẳng hiểu, chúng tiếp xúc với nhau theo kiểu nào, mà Dung “Hà”, dù ở ngoài cũng kết nối được hai tên này với nhau để cùng bàn mưu cho cuộc đào tẩu ra khỏi trại tạm giam. Cả An Đông và Hùng “cốm” đều lựa theo sự sắp xếp của Dung “Hà”.
      Ông Đại khẳng định: “Dung “Hà” rất khéo léo trong quan hệ với cán bộ công an, cán bộ chính quyền. Gặp ai cũng rất lễ độ, nhã nhặn, chào cán bộ chứ không yêng hùng. Người đáng tuổi anh, thì chào anh, đáng tuổi cha, chú, thị chào cha chú, xưng con rất ngọt ngào. Cũng biết “chăm sóc” cán bộ mà thấy có lợi cho việc mình làm”.
      “Vậy cuộc giải cứu người tình Hùng “cốm” của cô, có sự “trợ giúp” của cán bộ trại giam?” - chúng tôi hỏi. Ông Đại bức xúc: “Người ta không dám thừa nhận là kém cỏi. Sự thật vẫn là sự thật. Tất nhiên, những năm 80 mà để xảy ra những chuyện đó ở công an một thành phố trực thuộc trung ương thì quả thật rất kinh khủng. Song, không phải vì ngại né tránh, mà không dám thừa nhận. Dung “Hà” nhận được sự trợ giúp của hai cán bộ quản lý buồng riêng của trại giam để tiến hành cuộc giải cứu người tình. Đó là cán bộ tên Điền và Sơn”.
      Theo ông Đại, hai người đàn ông này cũng vô tư thôi, không có ý gì nhưng bị lợi dụng. Ngoài giờ hành chính, trước ngày 7.9.1989 vài hôm, cụ thể trước khoảng 2-3h hôm xảy ra “nổi loạn” ở trại, cán bộ Điền và Sơn được Dung “Hà” mời đi uống bia, ăn nhậu. Nhậu xong, Dung “Hà” gửi quà vào cho Hùng “cốm” và An Đông, nhờ cán bộ Điền và Sơn cầm vào giúp.
      Đó là hai túi quà, trong đó có rất nhiều gói nhỏ khác nhau. Vì chuẩn bị cả ngày mùng một âm lịch, nên Dung gửi nhiều hơn để cho Hùng “cốm” thắp hương. Trong mỗi túi quà có một gói xôi còn nóng, hoa quả để ăn và lựu đạn”.
      Cuộc nổi loạn bất thành
      Vì được ở khu và phòng riêng biệt nên Hùng “cốm” đã tự làm một cái bàn thờ ở trên cao, khuất gần quá giang nhà để cán bộ trại không phát hiện ra. Ở chỗ cạnh bàn thờ, Hùng hay treo quần, áo nên giấu việc này được rất lâu. Sau khi được cán bộ Sơn và Điền mang quà của người tình vào cho, Hùng đặt tất cả lên bàn thờ, cúng. Cúng xong, Hùng mang xôi, hoa quả ra ăn và vẫn nhớ chia cho An Đông một nửa số quà. Riêng quả lựu đạn, Hùng vẫn để ở trên bàn thờ đến hôm hành sự thì mới mang xuống.
      Theo ông Đại, trong gói quà đó, Dung “Hà” đã có ám hiệu thống nhất với Hùng “cốm” và có người đúng chờ ở bên ngoài như thế nào? Lợi dụng việc được ra ngoài tắm, Hùng “cốm” đã đưa cho An Đông túi quà có quả lựu đạn. Thực tế, sau một ngày cán bộ Điền và Sơn chuyển quà của người tình vào cho, Hùng “cốm” và An Đông đến lịch đi tắm, chúng đã “trao đổi quà” với nhau.
      Ông Đại phân tích: “Có hai lý do “chính đáng” để Dung “Hà” chọn An Đông làm “đối tác” cùng với Hùng “cốm” vì, thứ nhất, hai tên ở sát cạnh phòng giam, cùng là giang hồ cộm cán, dễ hiểu ý nhau, cùng có mức án cao và đều cho rằng, không thể ở tù mãi được, dù ra ngoài rồi chết luôn còn hơn chết trong tù tội.
      Thứ hai, An Đông rất giỏi võ, tên này có thể hỗ trợ được cho Hùng “cốm” trong quá trình “nổi loạn”. Một mình An Đông có thể quật ngã được 5 thanh niên to, khỏe, lực lưỡng khác.
      Hùng “cốm” và An Đông liên lạc với nhau qua việc được đi tắm cùng nhau. Lợi dụng việc đi tắm, Hùng “cốm” ném lựu đạn ra sân trại, tiếng nổ làm náo loạn cả trại. Ngay lúc đó, An Đông chạy lên tầng hai của khu nhà bên cạnh để trợ giúp cho Hùng “cốm” trốn thoát ra ngoài. Thế nhưng, kế hoạch của chúng không thành. Vì sau tiếng nổ, mọi đường ra vào của trại bị bao quây".
      Đang trò chuyện, ông Đại trùng giọng. Trầm ngâm một lúc khá lâu, ông nói: “Hôm đó (tức ngày 7.9.1989) là một ngày không may nhưng cũng rất may. Tên Đông lên tầng 2, trên tầng 2 là kho súng. Tên này đi qua khu phòng để các loại vũ khí của trại. Nó biết trong đó có vũ khí, chắc chắn, thương vong và cuộc “nổi loạn” này để lại hậu quả khủng khiếp hơn rất nhiều”.
      Hồi kết
      Ông Đại vẫn tiếp mạch chuyện: “Ném lựu đạn nổ, không chạy được ra ngoài, Hùng “cốm” chạy về phòng giam của mình. Y bị bắt và không có hành động chống đối nào. An Đông nhảy từ tầng hai xuống đất. Trước khi phát hiện ra An Đông, tôi đã nghe tiếng rầm ở bên trong và ngay sau đó là chuông báo động. Tôi tiến sát đến chỗ An Đông, tên này rút lựu đạn ra. Tôi không thể nghĩ khác ngoài việc “mày có lựu đạn thì tao có súng”.
      Tôi được trang bị súng và bắn cũng khá tốt. Ngay khi An Đông nhảy xuống, giờ lựu đạn ra dọa tôi, bên kia đường của cổng giam, Dung “Hà” cùng các đệ tử đi trên 3 xe máy đứng chờ, xe máy vẫn nổ. Chỉ thấy Đông thôi, Dung “Hà” làm ngơ, tắt máy, dắt xe tiến lên phía trước. Đông cầm lựu đạn, quay người chạy vào trong ngõ.
      Tôi giơ súng bắn đúng vào ngực của Đông. Y bị thương và chạy vào ngõ cụt. Vừa chạy đuổi phạm. Tôi vừa hô hoán để người dân tránh xa. Bị dồn vào ngõ cụt, Đông rút chốt lựu đạn ra nhưng không nổ. Thấy tôi cầm súng, Đông chửi: “Mẹ mày sao không bắn?”. Ngay lúc đó, các đồng chí cũng đuổi đến và chứng kiến. Vì thấy Đông vẫn ngoan cố chống trả, đồng chí Nhung đã bắn Đông chết”.
      Biết Đông đã chết, Hùng “cốm” không phản ứng gì. Y vẫn bị giam ở phòng riêng. Sau đó một thời gian ngắn, Hùng “cốm” tự tử trong buồng giam bằng việc treo cổ mình lên với một can nước 10 lít.
      Chúng tôi thấy lạ, ông Đại giải thích: “Sau cuộc “nổi loạn” bất thành, Hùng “cốm” không được ra ngoài tắm, chỉ tắm ở trong phòng. Ngày xưa, điều kiện chưa như bây giờ, một số vật dụng, gia đình phạm nhân phải chuyển đến cho họ dùng. Can 10 lít là do gia đình gửi vào để y tích trữ nước tắm. Hùng đã lấy quần áo, bện thành dây, treo can nước lủng lẳng lên cột nhà rồi vòng vào cổ mình”.
      Theo PV (Báo Đời Sống & Pháp Luật)

      Tiếp tục “giương oai”, đàn em Năm Cam trả giá đắt

      Sỳ Vĩnh Sáng từng là đàn em của trùm giang hồ Trương Văn Cam (tức Năm Cam). Sau khi “tập đoàn tội phạm” Năm Cam bị bắt, Sáng phải đi cải tạo. Một ngày, Sáng nghe tin người nhà bị nhóm giang hồ đánh, Sáng “chỉ huy” đàn em vào tận bệnh viện truy sát đối thủ

       tiep tuc “giuong oai”, dan em nam cam tra gia dat hinh anh 1
      Các bị cáo tại tòa.
      Vào phòng cấp cứu, hành hung đối thủ
      TAND quận Bình Tân (TP HCM) đã xét xử Sỳ Vĩnh Sáng (56 tuổi, còn gọi là “hùm xám cây Da xà” - một trong những đàn em của trùm giang hồ Năm Cam) cùng 11 bị cáo là giang hồ, gây ra vụ hỗn chiến tại Bệnh viện Quốc Ánh (quận Bình Tân, TP HCM) vào tháng 6.2016.
      11 bị cáo cùng đưa ra xét xử với Sáng gồm: Nguyễn Hoài Phong (16 tuổi), Nguyễn Thanh Long, Võ Trung Hậu, Huỳnh Phú Sang (cùng 17 tuổi), Nguyễn Cao Kỳ,  Huỳnh Quốc Toàn, Ngô Trọng Nhân (cùng 18 tuổi), Lữ A Dũng (21 tuổi), Cổ Vũ Linh, Cổ Chí Linh (cùng 25 tuổi), Trần Minh Đương (29 tuổi), Sín Hỷ Phí (38 tuổi), Sín Nhộc Giễng (41 tuổi).
      Theo nội dung vụ án, khoảng 13h30 ngày 5.6.2016, Cổ Chí Linh và bạn là Nguyễn Minh Nhựt (17 tuổi) đi bơi tại hồ bơi chung cư Nhất Lan, thuộc P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, thì xảy ra mâu thuẫn, dẫn đến đánh nhau với hai thiếu niên khác. Do bị đánh, Chí Linh rất ấm ức nên chiều cùng ngày, Chí Linh lấy xe máy chạy đi tìm hai thiếu niên đã đánh mình để trả thù.
      Khi đến đường số 55, phường Tân Tạo, quận Bình Tân, Chí Linh thấy hai thiếu niên đánh mình nên xông đến. Thấy Chí Linh, 2 thiếu niên vội chạy vào một nhà gần đó để trốn. Không trả thù được, Chí Linh chạy về phòng trọ của anh ruột mình là Vũ Linh và kể chuyện cho anh nghe. Vũ Linh bàn với Chí Linh, Đương và Nhựt ra chợ mua 4 con dao để cùng đi trả thù cho em.
      Cả nhóm của Chí Linh đến căn nhà mà hai thiếu niên đã chạy vào (nhà này do Sỳ Vĩnh Sáng thuê) la hét và lấy vỏ chai bia trước cửa ném vào trong nhà. Người nhà của Sáng thấy nhóm người vô cớ đến gây sự thì cầm hung khí ra chống trả, đánh nhau với nhóm Chí Linh.
      Sau cuộc ẩu đả, Chí Linh bị gãy ngón tay, Đương bị thương và nhóm bên kia thì Sín Hỷ Phí (em vợ của Sáng) cũng bị chém vào tay, lưng nên được người nhà đưa đến Bệnh viện Quốc Ánh cấp cứu. Khoảng 15 phút sau, Đương và Chí Linh cũng được người nhà đưa vào cấp cứu tại bệnh viện này.
      Nghe tin Phí bị đánh trọng thương tại nhà Sáng, anh ruột của Phí là Sín Nhộc Giễng  chạy đến nhà Sáng, rồi cùng với Sáng và nhóm đàn em cùng kéo đến Bệnh viện Quốc Ánh để hỏi rõ sự việc.
      Đến nơi, nhóm Sáng phát hiện Linh và Đương cũng đang cấp cứu tại đây. Đương nghe tin nhóm Sáng đến thì sợ bị trả thù nên rời giường cấp cứu, chạy ra trốn xuống gầm bàn thu ngân nhưng bị nhóm Sáng phát hiện.
      Lúc này, Giễng đi vào quầy thu ngân kéo Đương ra bên ngoài và cùng một số đối tượng khác đánh Đương. Lúc Đương đang bị đánh ở ngoài, trong phòng cấp cứu, Chí Linh cũng bị nhóm Sáng xông đến. Sau đó, Sáng cùng đồng bọn đưa Phí đến Bệnh viện Triều An (quận Bình Tân) cấp cứu rồi bỏ trốn. Toàn bộ diễn biến của vụ việc đều được camera an ninh của Bệnh viện Quốc Ánh ghi hình lại.
      Kết quả giám định thương tật xác định Cổ Chí Linh bị thương tích 31%; Trần Minh Đương thương tích 20% và Sín Hỷ Phí bị thương tích 19%. Căn cứ vào kết quả giám định này, Công an quận Bình Tân bắt Sáng và 15 người (thuộc cả 2 băng nhóm) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.
      Được “đàn em” bảo vệ
      Tại phiên tòa, có 9 luật sư bào chữa cho các bị cáo. Do có liên quan đến các nhóm giang hồ nên hàng trăm cảnh sát, trong đó có đặc nhiệm hình sự mặc thường phục được điều động để bảo vệ nghiêm ngặt tại tòa. Có rất đông người thân của các bị cáo đến dự khán nhưng chỉ một số ít người được vào tòa để đảm bảo an toàn cho phiên tòa.
      Hồ sơ của cảnh sát thể hiện, Sáng từng là một giang hồ có số má, khá có tiếng trong giới giang hồ Sài Gòn xưa với biệt danh “hùm xám cây Da xà”. Với mác giang hồ của mình, Sáng quy tụ được nhiều đàn em dưới trướng làm việc cho Sáng. Cũng bởi có nhiều “thành tích” phạm tội, Sáng phải đi tù nhiều năm với nhiều tội danh khác nhau suốt từ năm 1976 -1999.
      Ngày Sáng được tự do cũng là lúc “tập đoàn tội phạm” Năm Cam bước vào những năm tháng “làm ăn” cực thịnh. Với chút tiếng tăm, lại vừa mang mác đi tù về, Sáng được Năm Cam chiêu mộ về làm việc cho Năm Cam. Khi Năm Cam sa lưới, Sáng phải cải tạo 2 năm rồi về địa phương sinh sống, thỉnh thoảng cũng quy tụ nhiều giang hồ.
      Theo lý lịch tư pháp. trước khi tham gia vụ truy sát này, Sáng từng bị TAND huyện Bình Chánh (TP HCM) xử phạt 8 tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Sau khi mãn hạn tù, Sáng mở sòng bạc và đứng ra thu xâu. Sáng bị phát hiện và bị bắt, bị truy tố về tội “Tổ chức đánh bạc”.
      Với tội danh này, Sáng bị hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm TANDTC tại TP HCM xử phạt 30 tháng tù. Ngoài ra, Sáng từng bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc về hành vi hiếp dâm và cố ý gây thương tích.
      Ra tòa, với vai trò là người cầm đầu nhóm giang hồ gây ra vụ hỗn chiến tại bệnh viện, nhưng Sáng không thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Theo Sáng, Sáng không tham gia gây thương tích và không hô hào, xúi giục đàn em gây ra vụ đánh nhau tại bệnh viện. Việc đánh nhau tại bệnh viện là do giang hồ có thù oán với nhau, gây gổ đánh nhau một cách tự phát.
      Để phần xét hỏi được khách quan, HĐXX đã tiến hành cách ly Sáng khi thẩm vấn các bị cáo còn lại. Nhiều tay giang hồ khai khi nghe bạn bị chém thì chạy đến bệnh viện để bênh vực bạn.
      Để bảo vệ cho “đại ca” của mình, nhiều đàn em của Sáng cho rằng việc đánh nhau không có ý định từ trước, không phải do Sáng tổ chức như cáo trạng của VKS.
      Theo Hoàng Anh (Phapluatplus)

      Đám tang đình đám một thời của bà trùm Dung “Hà”

      Xác của Dung "Hà"được chở bằng máy bay ra Hải Phòng. Đàn em của bà trùm mặc vest đen, cài hoa hồng trắng đứng dọc mấy tuyến phố.

        Tháng 8.2000, do hết cửa làm ăn ở miền Bắc, Dung “Hà” đành phải dẫn đàn em dạt vào TP HCM. Lúc này, đứng đằng sau Dung là Minh “Sứt”, một trùm buôn lậu ma túy. Chân ướt chân ráo vào Sài Gòn nhưng Dung “Hà” đã bộc lộ rõ bản chất của kẻ giang hồ, muốn chia phần lãnh địa với ông trùm Năm Cam. Sau những đòn quậy phá Năm Cam như rải phân người cho đến tổ chức chém nhau, ném mắm tôm, thả rắn tại sòng bạc... Dung đã được ông trùm nhượng bộ cho mở sòng bạc tại 17 Bùi Thị Xuân (TP HCM).
        Theo lời khai của Hải “Bánh”, đã được Năm Cam giúp đỡ nhiều nhưng Dung vẫn liên tục ra yêu sách, quậy phá việc làm ăn của ông trùm. Ngay cả Hải “Bánh” ngày trước từng đi theo Dung, vậy mà nay cũng bị Dung quậy vì Hải đã trở thành “đệ cứng” của Năm Cam. Không thể nhẫn nhịn với Dung nữa, Năm Cam tìm gặp Hải “Bánh” và ra lệnh: “Chú ở gần Dung “Hà” thì biết tính nó rồi, nó muốn làm gì là làm chứ có nể ai đâu. Điều đình không được thì chú tự tính... Anh không muốn thấy mặt nó nữa”.
        Ngày 29.9.2000, Hải gọi điện thoại triệu tập Nguyễn Việt Hưng và Nguyễn Xuân Trường đến kể chuyện bị Dung quậy phá và bàn cách trả thù. Khoảng 0h20 ngày 2.10, Hưng bắn chết Dung ngay tại trước số 17 Bùi Thị Xuân. Cái chết của Dung “Hà” khiến giới giang hồ khắp trong Nam ngoài Bắc choáng váng. Trong lúc nhiều đệ tử thân tín của bà trùm hạ quyết tâm trả thù. Một trong những chuyên án truy quét tội phạm xã hội đen lớn nhất trong lịch sử hình sự nước nhà cũng được cơ quan công an tiến hành.
        Dân giang hồ khắp cả nước, đặc biệt là Hải Phòng coi đêm Dung “Hà” bị bắn chết là một đêm lịch sử. Sau khi cô em chết, Minh “Sứt” đã chỉ đạo đàn em tắm gội sạch sẽ, sức nước hoa, mặc quần áo mới tinh tươm rồi mời thầy cúng đến khâm liệm cho Dung “Hà”. Đến nay, người dân ở thành phố Cảng vẫn cho rằng đám tang của bà trùm này là đám tang có một không hai về cả mức độ hoành tráng lẫn số người tham dự. Gần như không một đàn anh, đàn chị giang hồ có máu mặt nào ở miền Bắc vắng mặt trong đám tang đó.
         dam tang dinh dam mot thoi cua ba trum dung “ha” hinh anh 1
        Mộ Dung "Hà" vẫn thường xuyên có người viếng thăm.
        Minh “Sứt” chứng tỏ mình là một đàn anh đích thực khi vung tiền không tiếc tay thuê hẳn một chiếc máy bay chở xác Dung “Hà” về Hải Phòng. Tại sân bay Cát Bi (Hải Phòng), tất cả đàn em của bà trùm đều có mặt để đón linh cữu bọc quan tài kẽm của “chị cả”. Đám tang của Dung làm người ta liên tưởng đến đám tang trong tiểu thuyết của các bố già mafia trên thế giới. Rất nhiều nhà sư, thầy cúng được mời đến để cầu siêu cho Dung “Hà”. Quan tài của Dung được đắp hoa rực rỡ. Dọc con phố Trạng Trình vào nơi tổ chức đám tang tại nhà Dung, cánh đàn em đứng thành hai hàng dọc, mặc đồng phục đen.
        Đệ tử, người quen đến đưa tang cứ nối hàng kéo dài từ phố Trạng Trình tới tận Nhà hát Lớn TP Hải Phòng (khoảng 2km). Người đến đưa tang, ai nấy đều trong trang phục vest đen, cài hoa hồng trắng ở ngực áo, mắt đeo kính đen, đi trên xe ôtô cũng màu đen, chỉ vòng hoa là trắng.
        Trước giờ đưa bà trùm về nơi an nghỉ cuối cùng, Minh “Sứt” đã chỉ đạo đàn em đứng dọc các tuyến phố có xe tang đi qua. Quãng đường từ Cầu Rào tới nghĩa trang Ninh Hải cũng bị phong tỏa. Một đoàn xe hơi màu đen láng cóng xếp dài cả cây số trên phố chầm chậm đi sau xe quan. Phía sau là đoàn người dài kín phố.
        14 năm trôi qua, sau đám tang đình đám một thời, phần mộ của bà trùm khét tiếng một thời vẫn thường xuyên có người ghé thăm. Người quản trang cho biết: “Mộ cô Dung vẫn thường xuyên có nhiều người thăm viếng. Đặc biệt, ngày rằm mùng một thì không khi nào thiếu”.
        Khu vực có mộ của Dung “Hà” hiện là một bãi đất trống. “Trước đây, khu đó là nơi chôn cất trước khi cải táng. Người ta cải táng hết rồi, chỉ còn lại đúng 2 ngôi mộ. Một chôn năm 2005 và mộ cô Dung chôn từ năm 2000”, người quản trang cho biết.
        Đặc điểm nổi bật và dễ nhận biết nhất của ngôi mộ này chính là hai cây cau vua trồng hai bên. Theo lời người quản trang thì hai cây cau được trồng chỉ vài ngày sau đám tang của bà trùm, ngoài ra còn có một cây mai vàng được đệ tử của Dung mang đến trồng vào khoảng 6 năm trước.
        Trên tấm bia mộ có mái che, ghi tên "Vũ Hoàng Dung" và ngày mất. Bát hương cắm đầy chân hương và những loại thuốc lá đắt tiền... Hai bình hoa trước mộ hoa vẫn tươi, chứng tỏ có người mới đến.
        Sau ngày Dung được chôn cất, hàng ngày vẫn có rất đông đệ tử của “chị cả” tới thăm nom. “Về sau, số người tới viếng mộ có ít hơn nhưng thỉnh thoảng vẫn có tốp khi thì hai người, lúc thì ba người tìm đến. Toàn là những người xăm trổ, dáng vẻ hầm hố nên nhìn qua đã biết là dân giang hồ. Họ bao giờ cũng mang hoa tươi, hoa quả ngon và thường để lại luôn chứ không mang về”, một nhân viên của nghĩa trang cho biết.
        Ngoài những bạn hữu và đàn em năm xưa của Dung “Hà” thì người trong gia đình thường xuyên đến thăm mộ Dung chính là Vũ Hoàng Oanh (tức Oanh “Hà”, chị ruột của Dung). Oanh cũng là một “chị cả” sừng sỏ trong giới bài bạc.
        Lễ Thanh Minh năm vừa rồi, Oanh Hà có dẫn hai người con đến trước mộ em gái nói lời từ biệt để “đi xa”. Tháng 7 vừa qua, Oanh đã bị Công an tỉnh Lâm Đồng bắt khi đang tham gia đánh bạc (sóc đĩa) tại TP Đà Lạt.
        Khi bị công an bắt, Oanh vẫn tỏ ra rất bình tĩnh và cứng đầu. Lúc bị trinh sát dẫn giải đến khách sạn lưu trú để khám xét, Oanh luôn ngó nghiêng tìm cách trốn thoát nhưng bất thành. Khám xét người Oanh, công an tìm thấy giấy CMND đã cũ mang tên Vũ Hoàng Dung (tức Dung “Hà”).
        Oanh kể từ khi em gái bị bắn chết, cô ta giữ lại giấy CMND này và luôn mang trong người. Thấy cán bộ chưa trả lại, Oanh còn “hù”: “Cán bộ mà giữ lại, đêm đến Dung nó về đứng trước đầu giường nó làm thế này... thế này... (Oanh giơ tay giả làm ma hù dọa), khỏi ngủ nổi đó”.
        Oanh là người chăm nom tích cực nhất cho mộ phần của em. Ngoài việc thường xuyên đến thắp hương, Oanh cũng chi tiền hậu hĩnh cho lực lượng quản trang để luôn giữ cho cỏ trên mộ Dung được xanh tốt.
        Oanh từng tiết lộ, việc làm này là theo ý nguyện của Dung dặn lại trước ngày chết. Theo đó, bà trùm có trăng trối là phải giữ cho mộ của mình luôn được “xanh mồ tốt cỏ”. Ngoài ra, còn phải trồng hai cây cau ở hai bên. Đó là hai cây cau vua (hình dáng phình to giống như chai champagne) vừa sang trọng vừa lấy bóng râm. Phần mộ cũng không được xây mà trồng cỏ lên trên để cho âm dương điều hòa.
        Thông thường, với các phần mộ khác thì chỉ 3-5 năm sẽ được gia đình cải táng. Thế nhưng mộ của Dung vẫn nằm nguyên sau 14 năm. Lý giải về điều này, ông Trưởng ban quản lý nghĩa trang cho biết: “Lúc chôn cất, chúng tôi đã tháo quan tài kẽm ra, tuy nhiên do thi thể được tiêm phoóc môn để bảo quản nên thời gian chờ cải táng phải kéo dài hơn. Một lý do nữa là do không có người thân đến lo liệu làm thủ tục. Năm 2013, cô Oanh có đăng ký nhưng rồi lại lùi lại tới tháng 11 năm nay”.

        Dự kiến sau khi được cải táng, phần mộ của Dung “Hà” sẽ được gia đình đưa về quê ở huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng). Thế nhưng với việc Oanh “Hà” mới bị bắt giữ gần đây thì kế hoạch kia vẫn chưa biết đến khi nào mới được thực hiện.
        Trong quá trình hành tẩu giang hồ, Dung “Hà” đã gây thù chuốc oán với rất nhiều người. Lúc còn sống, Dung rất được đàn em nể phục vì bà trùm này sống rất có tình có nghĩa, chỉ thích “xé vé” kẻ mạnh mà không bao giờ hiếp đáp kẻ yếu. Có lẽ vì thế mà đến nay tên tuổi của Dung “Hà” vẫn được đặt trang trọng trong lòng của dân giang hồ đất Cảng.
        Một vị tướng công an, người có 10 năm giữ chức Giám đốc Công an TP Hải Phòng từng nói về bà trùm này: “Đó là người phụ nữ bản lĩnh, biết sống và chăm sóc, yêu thương người yếu thế hơn mình. Giá như đi đúng hướng, cuộc đời người phụ nữ này sẽ làm được nhiều việc có ích cho xã hội chứ không phải là bà trùm tai tiếng”.
        Theo PV (Pháp Luật Việt Nam)

        Dung Hà và những điều "tuyệt mật" chưa bao giờ được hé lộ

        14 năm đã trôi qua kể từ khi Dung Hà - nữ quái khét tiếng đất Hải Phòng giã từ cuộc sống bởi một viên đạn định mệnh bắn ở cự li gần, nhưng ký ức về "nữ đại ca" cũng như đám tang của ả vẫn còn đọng lại trong tâm trí một số đàn em.

          Hùng "mốc" - môt gã giang hồ thuộc dạng "tiểu yêu" thời đó, dù không có "số" nhưng lại rất gần gũi Dung Hà nhờ làm chân "phát hỏa" (chia bài) trong sòng Trạng Trình kể: "Cả đời anh chưa bao giờ thấy ai như chị Dung, kể cả lúc còn sống cũng như khi đã chết!"
          Dung Hà chỉ có một - đó không chỉ là khẳng định của một mình Hùng "mốc", mà còn của rất nhiều gã du đãng, từ tép riu cho tới cộm cán tại Hải Phòng cũng như các tỉnh thành lân cận. Thậm chí, cả cựu giám đốc công an thành phố Cảng hay vị trưởng phòng cảnh sát hình sự khét tiếng một thời Dương Tự Trọng cũng đôi khi nuối tiếc thay cho thị vì đã chọn nhầm đường. Cá tính, ý chí cũng như cách sống của Dung Hà có thể giúp ả vươn xa ở nhiều lĩnh vực khác nhau, chỉ tiếc rằng, nữ quái này lại chọn giang hồ để tiến thân.
          Lời tuyên thệ theo Dung Hà cả cuộc đời
          Cuộc đời Dung Hà gắn với vô số các giai thoại khác nhau và giai thoại nào cũng ly kỳ, hấp dẫn hệt như phim hành động. Có những giai thoại đúng, có những giai thoại được dựng lên nhờ sự thêu dệt của giang hồ, nhưng nó chỉ phản ánh được phần nào cuộc sống đầy bí hiểm của trùm giang hồ đất Cảng. Có những câu chuyện "tuyệt mật" về Dung Hà mà sau này, mãi tới khi ả chết đi 14 năm trời mới được phần nào hé lộ.
          Nói theo cách của dân giang hồ đất Cảng, thì Dung Hà thuộc loại thừa "bản lĩnh". Không giống như các ông trùm khác đi đâu cũng phải lăm lăm cận vệ, đàn em đi cùng thì Dung Hà chỉ thích "độc lai độc vãng". Chính sự tự tin, đôi khi là khinh địch ấy đã khiến ả phải trả giá bằng chính mạng sống của mình tại đất khách quê người. Nhưng, đó lại là một câu chuyện khác. Còn thói quen không thích đi đâu cũng tiền hô hậu ủng đã khiến Dung Hà che đậy được một bí mật suốt hàng chục năm trời, kể từ khi còn sống cho tới khi đã nằm xuống từ lâu.
          Hùng "mốc" lanh lẹ và tinh ranh hệt như phần lớn số tiểu yêu đất Cảng thời đó. Tuy nhiên, ở gã có thêm đức tính đáng quý: Trung thành và ít nói, không bao giờ lanh chanh hay bép xép việc người khác. Chính nhờ tính nết đó, gã được "đàn chị" hết sức yêu quý và thường xuyên sử dụng để làm "tài xế" chở Dung đi đây đó. Và cũng nhờ nhiệm vụ đặc biệt này, gã đã được chứng kiến lời tuyên thệ đặc biệt của Dung Hà trước mộ của Hùng "cốm" - tay giang hồ được biết tới như người yêu chính thức của Dung.
           dung ha va nhung dieu "tuyet mat" chua bao gio duoc he lo hinh anh 1
          Cuộc sống bí hiểm của nữ quái khét tiếng đất Cảng. Ảnh minh họa.
          Hùng "cốm" - người có ảnh hưởng lớn nhất tới cuộc đời Dung Hà.
          Nói chút ít về Hùng "cốm" - đó là một tay giang hồ "cứng" đúng nghĩa của đất Cảng. Khác với người yêu đầu tiên Hùng "chim chích" của Dung Hà - một gã nghiện oặt chuyên nghề ăn cắp vặt - Hùng "cốm" thuộc dạng dân anh chị có số má ở Hải Phòng.
          Giang hồ Hải Phòng xưa ưa kiểu quân tử Tàu, có thể sống mái với kẻ thù bất chấp nguy hiểm, nhưng hiếm khi đụng tới người lương thiện. Tính cách của Hùng "cốm" là đặc trưng của dạng giang hồ kể trên và chính hắn cũng đã ảnh hưởng rất nhiều tới tính nết của Dung Hà - giúp ả trở thành một trong những nữ quái có "uy" nhất trong lịch sử tội phạm Việt Nam.
          Khi Hùng "cốm" chuẩn bị nhận án tử hình vì hàng loạt trọng tội, Dung Hà đã quyết định lên kế hoạch giải cứu người yêu - hành động táo tợn bậc nhất từ trước tới nay tại trại giam Trần Phú, Hải Phòng. Tuồn được một quả lựu đạn vào để "chồng" uy hiếp quản giáo bên trong, bên ngoài Dung cho bố trí hàng chục đàn em nghi binh, cản đường và dọn sẵn một lối để Hùng "cốm" chạy thoát ra biển - nơi có con tàu đợi sẵn để đưa y sang tới Hồng Công. Nhưng trái lựu đạn không nổ, âm mưu của Hùng "cốm" và Dung thất bại nặng nề. Hùng "cốm" bị bắt trở lại và chỉ ít lâu sau, hắn đã phải trả giá trên trường bắn, để lại một vết thương không bao giờ lành trong tâm trí Dung Hà.
          Lời thề độc trước mộ người yêu.
          Ảnh hưởng của Hùng "cốm" đối với Dung Hà rất lớn và sâu sắc. Tính cách ngang tàng, lì lợm, không bao giờ chịu khuất phục, nhưng cũng mang chút hơi hướng giang hồ mã thượng của Hùng đã được truyền lại hoàn toàn cho Dung, khiến ả có những tố chất quan trọng có thể thu phục hàng chục đàn em đầu bò đầu bướu. Nhưng đó chỉ là một phần những gì Hùng "cốm" đã cho Dung trong cuộc đời ngắn ngủi của mình. Còn một điều đặc biệt khác mà Dung dành tặng lại cho Hùng "cốm", sau khi hắn đã phải trả giá tại pháp trường bằng cái chết: Một lời thề độc mà Dung luôn tuân thủ theo suốt cả cuộc đời.
          Người chứng kiến lời thề của Dung trước mộ Hùng "cốm" không ai khác chính là Hùng "mốc" - tay tiểu yêu được Dung chọn lựa làm "ong cầm tài". Hùng kể: "Anh vẫn nhớ hôm đó trời âm u lắm, chị Dung nói muốn ra thăm mộ anh Hùng, nói anh lấy xe chở chị đi. Tới nơi, chị Dung nói anh ở ngoài, để chị ở lại một mình với anh ấy một lát. Anh quen rồi nên túc tắc đi bộ ra phía ngoài, châm điếu thuốc hút chờ chị cúng.
          Được một lát, chị gọi giật anh lại, nhờ anh châm cho bó nhang vì gió lúc ấy tự dưng nổi lên to lắm. Anh phải che mãi mới nhóm được tí lửa để chị châm nhang. Châm xong, chị thắp mấy nén lên mộ anh rồi khấn: Có trời đất chứng giám cho em, đời này em chỉ có anh làm chồng, không một thằng đàn ông nào có thể đụng vào người em được nữa."
          Hùng "cốm" kể lại, y vẫn cảm thấy rợn gai ốc mỗi khi nhớ lại khung cảnh đặc biệt và lời thề quả quyết ấy của Dung trước mộ người tình. Y không thấy ngạc nhiên lắm, bởi theo Dung đã lâu, y thừa biết tính của Dung hễ nói là sẽ làm, chưa bao giờ sai cả. Và sau này, đúng như lời Dung tuyên thệ, cuộc đời còn lại của ả không dính dáng tới bất cứ người đàn ông nào khác và Dung tự biến mình thành "les", chứ không hề là người đồng tính bẩm sinh như người ta thường đồn đại.
          Hùng quả quyết, Dung là con gái chính hiệu, chứ không hề là "ô môi" như sau này người ta đồn thổi. Mãi tới sau khi Hùng "cốm" chết, Dung mới cắt tóc ngắn, cư xử và hành động hệt như đàn ông, còn trước kia nhìn Dung khá nữ tính, kể cả ngoại hình cũng như trong lời nói, hành động. Điều này cũng được rất nhiều tiểu thương tại khu Trạng Trình, hàng xóm nhà Dung xác nhận.
          Điềm gở trước mộ Hùng "cốm" trước khi Nam tiến?
          Ngôi mộ Hùng "cốm" luôn là một nơi đặc biệt đối với Dung Hà. Theo Hùng "mốc", cứ trước mỗi quyết định quan trọng, những phi vụ làm ăn lớn, Dung Hà nhất định sẽ tới mộ của người yêu cũ để thắp nhang khấn vái.
          Trước khi quyết định vào Nam lập nghiệp, Dung cùng với 2 người anh đặc biệt khác - một người trong đó là Cường "nghiện" - tay giang hồ khét tiếng Hải Phòng đã bị bắt tại Campuchia vì hàng loạt tội danh nghiêm trọng - có tới trước mộ Hùng để thắp nhang. Như thường lệ, Dung vừa thắp nhang, vừa xì xụp khấn vái, xin Hùng phù hộ cho chuyến Nam tiến sắp tới của mình thuận lợi. Nhưng khi Dung vừa cắm nén nhang lên bát hương, đột nhiên bát hương bốc cháy dữ dội, lụi cả vào chân nhang. Lúc nhang tắt, chiếc bát hương bị lửa đốt nóng, tách ra một đường nứt dài. Cả Cường "nghiện" lẫn Công "béo" - hai gã giang hồ đi cùng đều tái mặt, cho là điềm gở. Chỉ riêng Dung - không hiểu tại sao lúc đó lại đột ngột trở nên ngang bướng bất ngờ và tuyên bố: Chỉ là ngẫu nhiên. Chân nhang hóa là chuyện bình thường, có gì mà sợ sệt?
          Sau chuyến đi viếng mộ Hùng, Dung vẫn quyết định Nam tiến bởi sự nghiệp tại Hải Phòng đã mất, không còn cơ hội để phát triển. "Điềm gở" ở mộ Hùng "cốm" chỉ là một sự tình cờ, nhưng rốt cuộc, dấn thân vào chốn giang hồ, Dung đã phải bỏ lại mạng sống tại xứ người, chấm dứt cuộc đời đầy giai thoại của một nữ quái!
          Theo PV (doisongphapluat)

          Tin dùng Hải "bánh", Dung "Hà" chuốc họa... diệt vong

          Quy thuận Khánh “trắng”, quy phục Dung “Hà”, nhưng lại trở thành kẻ phản đồ khi làm tay chân của ông trùm Năm Cam. Hải “bánh” có phải là kẻ phản đồ như giang hồ gọi hay không?

          Bà trùm Dung “Hà” kéo quân… “Nam tiến”
          Tin từ giới giang hồ khẳng định, khoảng tháng 9.1998, ngay sau khi được tha tù, Dung “Hà” đã tập hợp các đàn em “chiến” nhất như Hải “hấp”, Quân “béo”, quân sư Minh “Sứt” để tổ chức lại các sòng bạc, “tái khởi động” việc thu phí bảo kê cho các tụ điểm ăn chơi tại Hải Phòng.
          Cũng trong thời điểm này, hàng loạt tay giang hồ cộm cán ở đất Cảng đã lần lượt bị “rớt đài”. Điển hình là Cu “Lý”, do nghiện ma túy quá nặng nên hắn không còn đủ uy lực để cầm quân và xông pha như trước nữa. Lâm “già” (đàn anh của Dung “Hà”) cũng vướng vào lao lý trong một vụ án “Hiếp dâm trẻ em”. Còn Cu “Nên”, kẻ thù không đội trời chung của Dung “Hà”, thì dính án tử hình vì tội “Giết người”.
          Trong bối cảnh đó, ngôi bá chủ miền đất Cảng lúc này đã được sắp sẵn “mâm” cho Dung “Hà”. Nhưng sự đời lắm cái oái oăm bởi đúng vào lúc này thì một biến động lớn đã xảy ra và khiến “người trong giang hồ” ở Hải Phòng gần như là hết đất sống.
          Chuyện là trước đây phong trào buôn bán xe và phụ tùng xe đã giúp nhiều người đất Cảng giàu lên trông thấy, vậy mà giờ đây nó lại bất ngờ “hết mốt”, kéo theo đó là hệ lụy hàng loạt gia đình rơi vào cảnh tán gia bại sản. Không có tiền, dân chơi thưa thớt đi, các tụ điểm cá độ, cờ bạc, ăn chơi cũng vì thế mà rơi vào cảnh “vắng tanh như chùa Bà Đanh”.
          Thế rồi như sự sắp đặt của số phận, đúng lúc này chị ruột của Năm Cam (trùm giang hồ Sài Gòn) qua đời. Coi đó như một cơ hội, Dung “Hà” liền dẫn theo hơn 20 đàn em vào dự tang lễ với mục đích kết mối giao hảo với Năm Cam. Và trên đất Sài Gòn, Dung “Hà” đã đánh tiếng với Năm Cam về việc mình muốn “Nam tiến”, đồng thời ngỏ lời nhờ ông trùm giúp đỡ nếu chuyện đó xảy ra.
          Là kẻ lọc lõi, Năm Cam đương nhiên “đọc vị” được ý đồ của Dung “Hà” nhưng vì bị đặt vào thế “có qua có lại” nên ông trùm buộc phải đáp lại “tấm thịnh tình” của bà trùm bằng cách nhận lời. Điều này đồng nghĩa với việc Dung “Hà” đã chính thức khơi thông được con đường “Nam tiến” của mình.
           tin dung hai "banh", dung "ha" chuoc hoa... diet vong hinh anh 1
          Hải "bánh" thời còn dưới trướng của bà trùm giang hồ đất Cảng.
          Thanh trừng giang hồ
          Khoảng giữa năm 1998, Dung “Hà” dẫn đàn em vào Sài Gòn. Bước đầu, Dung đến gặp Năm Cam để xin vài chục ngàn đô la nhằm mở quán karaoke lấy kế sinh nhai. Năm Cam không đáp ứng yêu cầu này nhưng lại giúp Dung mở sòng bạc trên phố Bùi Thị Xuân (phường Bến Thành, quận 1, TP.Hồ Chí Minh). Trong lần gia ơn này, Năm Cam muốn Dung “Hà” sẽ đền đáp bằng cách trừ khử cái gai trong mắt của mình là Lâm “chín ngón”, một tay giang hồ bấy lâu nay luôn chống đối ông trùm.
          Tuy nhiên, ông trùm không ngờ rằng sòng bạc này lại là “mỏ vàng” giúp Dung “Hà” thu lời mỗi ngày tới mấy chục triệu đồng, tạo tiền đề cho băng nhóm của bà trùm nhanh chóng “bén rễ” ở miền Nam.
          Tin về Hải “bánh”, cũng trong thời gian đó, gã được ra tù và trở lại Hải Phòng tuy nhiên đầu tư về cờ bạc bị thua lỗ nên Hải “bánh” bị giang hồ đất Cảng truy lùng ráo riết. Hải “bánh” trở lại Hà Nội đầu tư bảo kê vũ trường thì bị công an truy quét và các băng nhóm khác tìm cách tiêu diệt nên Hải “bánh” trở thành người “vô gia cư” theo đúng nghĩa.
          Nắm được tin tức bà trùm Dung “Hà” đang ở Sài Gòn nên Hải “bánh” cũng Nam tiến. Không ai có thể ngờ rằng, ban đầu Hải “bánh” được Dung “Hà” cài cắm vào ổ của Năm Cam sau này lại trở thành tay sai đắc lực của Năm Cam.
          Kẻ phản đồ... số 1?
          Báo chí thời ấy ghi lại chuyện giang hồ Hải “bánh” trên đất Sài Gòn đã gặp lại người yêu cũ giờ đã là vợ của một tay Việt kiều Mỹ, gã Việt kiều này là một tay tài phiệt có thứ hạng trong ngành kinh doanh xe hơi đất Sài Gòn.
          “Tình cũ không rủ cũng đến” và Giang đã quay lại với Hải “bánh”. Biết chuyện, gã Việt kiều giận sôi tiết, chi ra cả đống tiền “đặt hàng” đám Tài “Ba Lô” và Tuấn “Trắng” để trị Hải “bánh”.
          Trở lại chuyện Hải “bánh” khi về dưới trướng Năm Cam, chỉ mới nghe tin Hải “bánh” về đầu quân cho Năm Cam, đám đàn em của ông trùm tỏ rất nóng mắt và hằn học ra mặt. Trong một bữa tiệc tại nhà Luông “Điếc” nằm trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh), một số gã giang hồ cộm cán như Dũng “Liều”, Thuận “Mập” đã nhắn với vợ nhỏ của Năm Cam rằng: “Bọn tôi nghe nói có thằng Hải “bánh” ở Hà Nội mới vào với anh Năm, bà kêu nó có ngon thì chém chúng tôi đi, nếu không cầm được dao kiếm thì hãy biến khỏi Sài Gòn ngay tức thì!”.
          Giữ bộ mặt hình sự, Hải “bánh” tìm đến một quán bar trên đường Lê Lợi (quận 1). Bước vào quán, Hải “bánh” lẳng lặng tiến đến bàn của Dũng “Liều” rồi rút khẩu Cold 45 ra nói: “Tao không biết chém. Tao chỉ biết bắn. Thằng nào thách tao hôm trước? Đứng ra đây xem!”.
          Đáp lại, không một ai dám ho he nửa lời, chỉ nhìn nhau rồi lặng lẽ đánh bài chuồn. Sau vụ dằn mặt này, Hải “bánh” được đám “đầu trâu, mặt ngựa” ở Sài Gòn kiềng mặt vì sự liều lĩnh. Hai băng Tài “Ba Lô” và Tuấn “Trắng” cũng phải phá bỏ hợp đồng thanh trừ Hải “bánh”.
          Không chịu bỏ qua cho Hải “bánh”, gã chồng của Giang đã tìm đến nhờ vả Năm Cam. Ai dè Năm Cam đã một mặt thì khuyên giải hắn, mặt khác thì dọa cho hắn chết khiếp. Thật buồn cười, thế là vì quá sợ hãi mà hắn đã bán tống bán tháo tài sản rồi chạy một mạch ra nước ngoài sinh sống.
          Về sau, vì túng tiền nên có mấy bận Hải “bánh” cho đàn em quậy tưng bừng ở mấy nhà hàng, vũ trường của Năm Cam. Để yên chuyện, Năm Cam đành phải xuống nước, đưa tận tay cho Hải chục “vé” (mỗi “vé” là 100 đô la - PV).
          Nhưng vì Năm Cam chưa chịu giao việc nên Hải “bánh” vẫn cố tình gây ra vài cuộc ẩu đả với đám bảo kê nhà hàng, vũ trường. Lúc Năm Cam ra mặt để khuyên giải, Hải “bánh” đốp thẳng: “Anh Năm đã tin tưởng thằng em này thì phải giao việc, chứ em không thích cái kiểu chìa tay xin tiền người khác!”.
          Sau đó, Hải “bánh” đã có việc, có tiền. Có điều những đồng tiền của anh Năm cũng là cái “vòng kim cô” từng bước siết vào đầu Hải “bánh”. Và gã từng bước trở thành tay sai trung thành cho ông trùm lúc nào không hay nữa, những hợp đồng giang hồ đã biến Hải “bánh” thành một kẻ… “Lấy oán báo ân”.
          Theo PV (Người Đưa Tin)

          Lộ diện người mua bức tranh "Đấng Cứu thế" giá chục nghìn tỷ đồng

          Nhân vật bí ẩn mua kiệt tác "Đấng Cứu thế" của danh họa Leonardo da Vinci với giá 450,3 triệu USD (hơn 10 nghìn tỷ đồng) là một hoàng thân Ảrập ít người biết tiếng.

          Theo New York Times, hoàng thân Ảrập Xêút Bader bin Abdullah bin Mohammed bin Farhan al-Saud chính là người mua bức tranh trên tại một phiên đấu giá hồi tháng trước.
           lo dien nguoi mua buc tranh "dang cuu the" giá chục nghìn ty dong hinh anh 1
          Hoàng thân Bader (trái)
          Báo New York Times đã khẳng định thông tin trên, dựa vào các tài liệu mà họ đã xem xét kỹ trong bối cảnh có cuộc điều tra về tầng lớp quyền quý ở Ảrập Xêút. Hoàng thân Bader không phải là nhà sưu tầm tranh có tiếng và xuất thân từ một nhánh khá xa của hoàng gia Ảrập Xêút.
          Mức giá kỷ lục của bức tranh đã làm dấy lên những câu hỏi về người bị nhắm tới hoặc miễn tội trong cuộc triệt phá tham nhũng ở Ảrập Xêút. Trong vài tuần qua, một loạt các nhân vật hoàng gia bị giam giữ tại các khách sạn trong nước khi Thái tử Mohammed bin Salman tiến hành cuộc triệt phá tham nhũng.
           lo dien nguoi mua buc tranh "dang cuu the" giá chục nghìn ty dong hinh anh 2
          Hoàng thân Bader không phải là mục tiêu bị nhắm tới.
          Hoàng thân Bader cũng được cho là đã chi rất nhiều tiền để mua sắm, gồm cả nửa tỷ đô la cho mộc chiếc du thuyền. Ông hiện là Chủ tịch Nhóm Nghiên cứu và Tiếp thị Ảrập Xêút (SRMG), ArabNews đưa tin. SRMG là công ty xuất khẩu rất lớn, chuyên cung cấp sản phẩm và dịch vụ khắp khu vực Trung Đông lẫn toàn cầu.
          Theo Hoài Linh (Vietnamnet)

          Sát thủ “quốc tế” ra tay “khử” hụt bà trùm Dung “Hà” là ai?

          “2 sát thủ được Hải “bánh” điều từ Nga về bỗng điện thoại cho Hải với giọng hờn dỗi: “Đại ca giao nhiệm vụ cho bọn em mà thằng nào đã “thịt” nó rồi?”. “Thế thì bọn mày phắn ngay”, Hải “bánh” ra lệnh.

          Lửa hận tình thù
          “Chú gặp con Dung và bảo nó đừng quậy phá nữa. Phải điều đình với nó để mà sống”. Hải Bánh hỏi lại: “Nếu không điều đình được thì sao?”. Năm Cam gằn giọng: “Việc của chú là phải biết làm sao rồi, điều đình không được thì tự chú tính lấy!”.
          Khi việc điều đình chưa ra đâu vào đâu thì Dung “Hà” đã đưa 20 đàn em đến quậy phá Vũ trường Phi Thuyền khiến Năm Cam giận tím mặt. Có lẽ vì quá bực bội nên ông trùm đã gọi điện cho Hải “bánh” và nói: “Anh không muốn nhìn thấy mặt con cọp cái ấy trên đất Sài Gòn này nữa”.
          Nhận được tín hiệu của Năm Cam, Hải “bánh” nhận định nếu để đàn em trong nước ra tay thì sớm muộn gì cũng bị công an lần ra nên đã chủ động điều hai đàn em bay gấp từ Nga về Việt Nam để chuẩn bị đối phó với Dung “Hà” nếu cần.
          Nhưng trong lúc hai gã đàn em của Hải mới từ Nga về Việt Nam và chưa kịp vào Sài Gòn thì Năm Cam đã nôn nóng gọi Hải “bánh” và nói: “Chú đã nhận việc của anh rồi mà sao không thực hiện? Nếu có xảy ra chuyện gì dính dáng đến pháp luật, thì để anh thu xếp.
          Biết ông trùm không chờ được nữa, Hải “bánh” đành gọi điện cho Nguyễn Thế Phát, bảo Phát kêu Hưng “phi nhon” (tên khai sinh: Nguyễn Việt Hưng, ngụ 9A Lê Quý Đôn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Trường “xoăn” (tên khai sinh: Nguyễn Xuân Trường, ngụ Hàng Mành, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đến gặp. Sau đó, Hải nói cho Hưng và Trường biết rõ việc Dung quậy phá vũ trường Năm Cam và bàn cách trừ khử.
           sat thu “quoc te” ra tay “khu” hut ba trum dung “ha” la ai? hinh anh 3
          Dung “Hà” bị ông trùm Năm Cam ra lệnh trừ khử vì ngứa mắt?
          Ngay trong đêm đó, Long “Tây” (tên khai sinh: Lê Duy Long, ngụ quận Đống Đa, Hà Nội) đã lái xe chở tôi cùng Hưng “phi nhon” và Trường “xoăn” đi tìm Dung “Hà”. Trên xe, Hải “bánh” nói rõ đặc điểm nhận dạng của Dung cho Hưng, Trường biết. Hưng bảo: “Để đó em tính, “chơi” nó ở nhà mới xây cho tiện”. Nhưng đêm đó cả bọn không tìm được Dung.
          Hôm sau, Hưng và Trường lại gặp Hải “bánh” để bàn bạc thêm. Khoảng 8h tối hôm đó, Hải “bánh” gọi Hưng lên gác, đưa khẩu súng Rulo có 6 viên đạn, hướng dẫn cách sử dụng súng và cho nó xem hình của Dung thêm một lần nữa. Sau đó, cả bọn đến Vũ trường Phi Thuyền uống rượu. Hưng uống 1 ly thì ngủ gục xuống bàn.
          Khoảng hơn 11h đêm, Hải “bánh” gọi Hưng dậy, đưa điện thoại của Long “Tây” cho nó, lấy xe Spacy của Anh Thư đưa cho Trường để hai thằng đi “xử” Dung. Trước khi hai đứa đi, Hải “bánh” dặn: “Khi tìm thấy mụ Dung thì một đứa vào bắn, còn một đứa chờ ở ngoài vì xe Spacy của Anh Thư mang biển số thật, rất dễ bị lộ”.
          Cái kết bi thảm của bà trùm
          Hưng “phi nhon” và Trường “xoăn” đi từ Vũ trường Phi Thuyền về hướng ngã 6 Phù Đổng. Sau đó, chúng đi qua số nhà 17 Bùi Thị Xuân xem có Dung hay không. Không hiểu “ma xui quỷ khiến” thế nào, khi hai đứa vòng xe quay lại thì phát hiện Dung “Hà” đang ngồi uống nước cùng với 3 người khác ở trước cửa nhà.
          Trường nói: “Con Dung kìa” và cho xe chạy ra đường Cách Mạng Tháng Tám thì dừng lại bảo Hưng: “Mày đưa súng cho tao!”. Hưng trả lời: “Mày còn có vợ con, để tao”. Nói xong, Hưng đi bộ về phía Dung ngồi, súng để ở túi quần bên phải, khi tới sát chỗ Dung ngồi thì rút sung… Sau hai tiếng nổ, Dung “Hà” ngã vật ra đường.
          Về phần Hải “bánh”, khi chuông điện thoại reo, bên kia đầu dây, Trường nói: “Đại ca, em đã bắn con Dung rồi. Bọn em đang đứng ở đầu đường Trần Quốc Thảo đoạn nối với Lê Văn Sỹ, anh ra lấy xe và điện thoại”. Nghe nó nói vậy, bất giác Hải “bánh” run bắn người lên và không thể nhấc nổi chân để rời Vũ trường Phi Thuyền.
          Sau đó, Hải “bánh” gọi điện thoại nhờ Đằng “Tây” ra lấy xe và điện thoại của Hưng và Trường. Lúc đầu, Đằng “Tây” nói đang bị ốm, không đi được. Thế nên Hải đành nói thật cho nó biết việc Dung “Hà” vừa bị bắn chết. Nghe vậy, Đằng “Tây” liền chở một đứa nữa tên là Lâm đến Vũ trường Phi Thuyền gọi thêm thằng Long “Tây”, rồi cả ba cùng đi đến chỗ Trường “xoăn” hẹn.
          Sau khi gặp Trường, thằng Lâm đi xe máy về quán cà phê Ca Dao của Đằng “Tây” (38 Lý Tự Trọng). Long “Tây” lấy điện thoại của mình và đi về tiệm hớt tóc thanh nữ của Hải “bánh” ở Thủ Khoa Huân. Còn Đằng chở Trường về nhà trọ ở đường Nguyễn Thiện Thuật.
          Khi đó Hải “bánh” điện cho Năm Cam và nói rõ tình hình sự việc, nhưng ông trùm nhắn lại: “Chú đừng đến bệnh viện, ở đó công an rất đông”. Đến lúc này thì Hải “bánh” cũng nhận ra Năm Cam đang sợ. Không chỉ sợ công an mà còn sợ bị đàn em của Dung “Hà” trả thù. Sau khi Dung “Hà” bị sát hại, Thắng “Dừa”, Giới “Trâu” và nhiều dân giang hồ Hải Phòng đã ra tuyên bố sẽ lấy máu những kẻ dính dáng đến vụ ám sát này.
          Thực sự thì Hải “bánh” cũng đâu có muốn thanh toán Dung “Hà”. Nhưng đúng là trong thế giới ngầm xưa nay luôn có quy luật nghiệt ngã là “dù muốn dừng bước thì cũng không hề dễ dàng”, thế nên Hải “bánh” đành nhắm mắt, bước liều. Và rồi quả thật Hải “bánh” đã phải trả giá..
          Theo PV (Người Đưa Tin)

          Không có nhận xét nào:

          Đăng nhận xét