Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

PHẢN DÂN HẠI NƯỚC 19 (Bè lũ tư sản đỏ)

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.

                                   

                                                           Vì Nhân dân quên mình
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng.
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. 
-Phải loại bỏ khỏi đội ngũ những kẻ mà lòng tham đã nhấn chìm hoàn toàn đức tính thiêng liêng nhất của một con người: lòng nhân ái, và lời thề số một của một đảng viên cộng sản: "Vì Nhân dân quên mình"! 


Tự Nguyện - Trọng Tấn

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Bắt Phạm Nhật Vũ để bắt tiếp con gái cựu Thủ tướng Dũng?



Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Vì sao khơi lại vụ ‘MobiFone mua AVG’?
Vụ ‘MobiFone mua AVG’ tưởng như đã chính thức đóng hồ sơ vào cuối năm 2018, khi Hội nghị trung ương 9 đã chỉ ‘cách hết chức vụ’ đối với cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son nhưng lại không đụng chạm gì đến người đồng chí cùng chiến hào và cùng chức vụ với Son là Trương Minh Tuấn. Thậm chí sau hội nghị này, Tuấn vẫn giữ nguyên được cái ghế Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương như một lá bùa hộ mệnh.
Trước đó, những cái tên quan chức bị ‘đóng hòm’ chỉ là giới lãnh đạo của MobiFone như Cao Duy Hải, Lê Nam Trà, Phương Anh và quan chức quản lý Phạm Đình Trọng, nhưng không hề hiện ra cái tên Phạm Nhật Vũ - lãnh đạo Công ty AVG và là em trai của tỷ phú đô la số một Việt Nam là Phạm Nhật Vượng.
Về phần mình, Phạm Nhật Vượng có vẻ đã làm những gì có thể cho em trai mình: gần 8.000 tỷ đồng cả ‘gốc’ lẫn tiền lãi đã được nộp lại cho đảng như một cách ‘khắc phục hậu quả’. Ngân sách rốt cuộc đã thu hồi tiền và chẳng mất mát gì. Theo lẽ thường tình của bộ máy pháp đình xã hội chủ nghĩa, vụ việc hay vụ án chỉ dừng ở đó và chỉ mang tính cảnh cáo răn đe là chính, chứ không phải là một cuộc truy đuổi hình sự rốt ráo như cái cách mà Bộ Công an mới khởi tố và tống giam Phạm Nhật Vũ vào trung tuần tháng 4 năm 2019.
Trong bối cảnh ấy, tội danh ‘đưa hối lộ’ được quy về Phạm Nhật Vũ, rất đồng pha với việc hai cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị khởi tố thêm tội danh ‘nhận hối lộ’, là một động thái tố tụng hình sự mới tinh và khiến cho nhiều người ngạc nhiên, tuy đa số dư luận vẫn ủng hộ phương án ‘Tổng tịch’ phải xử lý nghiêm vụ ‘MobiFone mua AVG’ bằng tòa án chứ không phải các cuộc họp chi bộ chỉ để ‘kiểm điểm’.
Vì sao vụ ‘MobiFone mua AVG’ được khơi lại, mà lại khởi theo cái cách ‘dám’ bắt cả em trai của một tỷ phú đang sở hữu một tập đoàn kinh tế tư nhân không chỉ có thể khuynh đảo nền kinh tế Việt Nam mà còn được xem là chỗ dựa của nhiều quan chức cao cấp?
Phạm Nhật Vũ có phải là nhân vật cuối cùng bị bắt trong vụ ‘MobiFone mua AVG’, hay còn những nhân vật khác và ‘chúa’ hơn sẽ tiếp nối?
Phải chăng cái đích trong vụ ‘MobiFone mua AVG’ mà Nguyễn Phú Trọng nhắm tới phải là ‘sâu chúa’, còn những Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Phạm Đình Trọng chỉ là loại làm thuê?
Hãy nhìn lại một nhân vật mà từ đầu đến cuối được xem là ‘tổng đạo diễn’ vụ ‘MobiFone mua AVG’: Nguyễn Thanh Phượng.
“Công chúa” nắm vai trò gì?
Theo một số thông tin xuất hiện rải rác trên mạng xã hội bắt đầu từ năm 2015 và đặc biệt nổi bật vào đầu năm 2018 khi Thanh tra chính phủ chính thức công bố kết luận thanh tra vụ ‘MobiFone mua AVG’, Nguyễn Thanh Phượng (nguyên chủ tịch ngân hàng Bản Việt) đã đưa Lê Nam Trà lên ghế Chủ tịch Mobifone để cùng Phạm Nhật Vũ tính kế vụ AVG, chỉ đạo bốn công ty định giá trong việc nhào nặn số liệu để đưa AVG lên mức giá cao hơn 9 lần giá trị thực. Khi bị khởi tố bắt giam, chắc chắn Phạm Nhật Vũ sẽ khai ra danh sách các quan chức nhận tiền lại quả của vụ AVG (người ít thì nhận vài chục tỷ, người nhiều thì nhận đến gần nghìn tỷ)…
Có 4 đơn vị tư vấn thẩm định giá “thương vụ mafia” AVG là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) thẩm định là 24.548 tỷ đồng, Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thẩm định 33.299 tỷ đồng; Hà Nội Value thẩm định 18.519 tỷ đồng. Còn Công ty Tư vấn Đầu tư và thẩm định giá AMAX đưa ra con số thẩm định là 16.565 tỷ đồng, trong đó, giá trị tài sản hữu hình là 3.117 tỷ đồng, giá trị tài sản vô hình ngoài bảng cân đối kế toán là 13.448 tỷ đồng.
Sau đó, kết quả định giá của AMAX được Mobifone sử dụng để đàm phán mua 95% cổ phần AVG với số tiền 8.889 tỷ đồng.
Trong khi AASC và VCBS đều là những thương hiệu lớn, thì Hanoi Value và AMAX đều là công ty rất nhỏ, vốn điều lệ của Hanoi Value chỉ là 1 tỷ đồng và của AMAX chỉ là 3,8 tỷ đồng. Với khả năng tài chính như vậy, việc Hanoi Value và AMAX được tham gia tư vấn cho một dự án lớn tính bằng trăm triệu đô đến tỷ đô như vậy là kỳ quái.
Chỉ một năm sau khi thương vụ thẩm định giá trên hoàn thành, Hanoi Value đã chuyển thành công ty mỹ viện, chuyên chăm sóc sắc đẹp. Còn AMAX vẫn là một công ty nhỏ với vốn điều lệ giữ nguyên 3,8 tỷ và gần như không có gì nổi bật sau khi được nhận một thương vụ rất lớn như thế. Người đại diện pháp lý và là Tổng giám đốc là Võ Văn Mạnh, một Thạc sỹ giảng dạy tại Fulbright.
Ngay sau khi kết luận thanh tra vụ “Mobifone mua AVG” của Thanh tra Chính phủ nhận được sự chấp thuận của Chính phủ để chuyển sang cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an, một hiện tượng đáng chú ý là một số tờ báo nhà nước đã xoáy vào trách nhiệm của công ty tư vấn thẩm định giá vụ AVG, đặc biệt đặt dấu hỏi “AMAX là công ty nào?”, trong khi không quan tâm lắm đến vai trò của các công ty tư vấn lớn hơn nhiều là AASC và VCBS.
Một luồng dư luận cho rằng “Manh mối nằm ở đây. AMAX chính là công ty của Phượng, dù Phượng không hề đứng tên hay sở hữu chút cổ phẩn nào ở đó. Và 3 đơn vị kia chỉ là chân gỗ được sắp xếp vào và cố tình hét giá cao nhất để AMAX được nhận làm kết quả… Điểm cuối của những bài điều tra chắc chắn sẽ là AMAX, nói đúng hơn, là tìm đến công chúa Nguyễn Thanh Phượng”.
Nguyễn Thanh Phượng lại là con gái ruột của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
‘Sâu chúa’ là những ai?
Vào năm 2015 và ngay trước đại hội 12 của đảng cầm quyền, trên mạng xã hội xuất hiện một bản giải trình 12 điểm được cho là của ông Nguyễn Tấn Dũng - khi đó còn là thủ tướng - gửi Tổng bí thư và Bộ Chính trị, trong đó có nội dung giải trình về tài sản của “cháu Nguyễn Thanh Phượng” và việc bà Phượng lấy chồng là con trai của một quan chức thuộc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Nhưng việc bà Nguyễn Thanh Phượng không có tên trong kết luận thanh tra của Thanh tra chính phủ vào tháng 3 năm 2019 cho thấy một khả năng: không chỉ bà Nguyễn Thanh Phượng có thể “thoát” vụ “Mobifone mua AVG”, mà cả cha con Nguyễn Tấn Dũng vẫn tạm thời an toàn.
Từ “tạm thời” có lẽ là hợp lý nhất trong một chính trường luôn xáo trộn, nơi mà những hứa hẹn, cam kết luôn đầy sắc thái ma mị và có thể bị hủy bỏ, lộn ngược vào bất kỳ lúc nào.
Nhưng giờ đây, thời thế đang lộ ra sự lộn ngược của nó khi một lý lẽ như đinh đóng cột đang dần hiện ra: đã bắt Tuấn và Vũ, không thể không bắt Phượng.
Bởi theo logic vốn phải thế, một khi Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đã khai ra nhận hối lộ từ Phạm Nhật Vũ, sẽ đến lượt Vũ và hai nhân vật của AMAX vừa bị bắt cùng Phạm Nhật Vũ là Giám đốc AMAX Võ Văn Mạnh và nhân viên - phải khai ra ai là ‘tổng đạo diễn’ vụ ‘MobiFone mua AVG’.
Trước đó, dường như Nguyễn Phú Trọng đã không có được những lời khai đắt giá ấy từ hai phiên tòa xử Đinh La Thăng vào đầu năm 2018 và cả từ đại gia ngân hàng Trần Bắc Hà - kẻ được xem là thũ hạ tin cẩn của Nguyễn Tấn Dũng.
Cũng bởi thế, 2018 là năm mà ông Trọng loay hoay với những vụ án lớn, nhưng chỉ lớn và kéo dài đến nửa đoạn đường dẫn đến cửa nhà cựu thủ tướng Dũng. Cái còn thiếu là bằng chứng theo nguyên tắc ‘án tại hồ sơ’.
Vụ ‘MobiFone mua AVG’ là sự tiếp nối của vụ Junin 2 (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có nhiều dấu hiệu hối lộ đến 584 triệu USD cho các quan chức Venezuela để nhận được quyền khai thác dầu khí tại mỏ Junin 2) - cả hai đều phảng phất bóng dáng Nguyễn Tấn Dũng.
Dấu hỏi còn lại: Nguyễn Thanh Phượng có phải là ‘sâu chúa’ mà Trọng muốn bắt? Hay còn ai nữa?
Logic là thế, nhưng thực tế diễn biến ra sao lại phải chờ ‘Tổng tịch’ có qua được cơn hiểm nghèo ‘tai biến’ vừa xảy ra với ông ta tại Kiên Giang - nơi được xem là căn cứ địa cách mạng của gia độc Nguyễn Tấn’ - vào ngày 14/4/2019 hay không.

Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'.

Bốn vị nguyên lãnh đạo Vinashin bị truy tố

RFA
2019-04-17
Văn phòng Vinashin ở Hà Nội chụp hôm 19/7/2010
Văn phòng Vinashin ở Hà Nội chụp hôm 19/7/2010
AFP
Viện kiểm sát nhân dân Tối cao hoàn tất cáo trạng truy tố bốn bị can là cựu lãnh đạo của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam- Vinashin về tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Báo trong nước đưa tin hôm 17/4/2019
Bốn bị can bao gồm các ông Nguyễn Ngọc Sự, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin; Trần Đức Chính, nguyên Kế toán trưởng, kiêm Trưởng ban Tài chính Vinashin; Trương Văn Tuyến, nguyên Tổng Giám đốc Vinashin và Phạm Thanh Sơn, nguyên Phó Tổng Giám đốc Vinashin.
Theo cáo trạng được báo trong nước trích dẫn thì năm 2010 Vinashin nhận được 2.200 tỷ đồng từ Tập đoàn Dầu khí để tái cơ cấu và 4.190 tỷ đồng vốn từ chính phủ để sản xuất kinh doanh.
Ông Nguyễn Ngọc Sự với tư cách là Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin đã đưa ra chủ trương gửi tiền vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank) để lấy thêm số tiền ngân hàng chi ngoài lãi suất tiền gửi theo hợp đồng.
Từ tháng 3/2011 đến tháng 8/2014 ông Trần Đức Chính đã nhận hơn 105 tỷ đồng tiền ngoài lãi suất từ Oceanbank. Ông Sự quyết định giao cho Trần Đức Chính tiếp nhận, quản lý và chi tiêu, sử dụng số tiền này. Bản thân ông Sự đã trực tiếp ký 12 hợp đồng, giao dịch gửi tiền vào OceanBank và chiếm hưởng cá nhân 8 tỷ đồng.
Với vai trò là Tổng Giám đốc, đại diện theo pháp luật của Vinashin, ông Trương Văn Tuyến cũng đề xuất chủ trương và chỉ đạo việc gửi tiền có kỳ hạn vào OceanBank; ký ủy quyền cho Phạm Thanh Sơn và Trần Đức Chính thực hiện gửi tiền vào OceanBank khi chưa được sự đồng ý của Chính phủ.
Ông Tuyến đã trực tiếp ký 2 hợp đồng, chiếm hưởng cá nhân số tiền 3,5 tỷ đồng.
Hiện, ông Nguyễn Ngọc Sự đã nộp lại 5,3 tỷ đồng; Trương Văn Tuyến nộp lại 3,5 tỷ đồng.

Nhóm lợi ích Phạm Nhật Vũ, Trương Minh Tuấn và Nguyễn Bắc Son trong thương vụ Mobifone AVG

authorL.T Thứ Sáu, ngày 19/04/2019 08:00 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Theo PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu giá cả (Bộ Tài Chính), cho rằng trong thương vụ mua bán giữa AVG và Mobifone không có lỗ hổng nào trong việc định giá AVG mà thực chất vấn đề nằm ở câu chuyện lợi ích nhóm. Nhóm lợi ích ở đây bao gồm: Lãnh đạo AVG là ông Phạm Nhật Vũ, Cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và các lãnh đạo MobiFone có liên quan.

Theo Bộ Công an, ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch HĐTV Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG), vừa bị bắt về tội đưa hối lộ. Cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và hai lãnh đạo Công ty MobiFone bị khởi tố tội nhận hối lộ.
Trong khi đó, ông Võ Văn Mạnh, nguyên giám đốc và ông Hoàng Duy Quang, nhân viên Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX, doanh nghiệp được MobiFone thuê thẩm định giá trị AVG, cũng bị khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 220 Bộ luật Hình sự năm 2015, vai trò đồng phạm.
 nhom loi ich pham nhat vu, truong minh tuan va nguyen bac son trong thuong vu mobifone avg hinh anh 1 
Bị can Phạm Nhật Vũ cùng tám bị can trong thương vụ AVG đã bị khởi tố. (Ảnh do Bộ Công An cung cấp)
Trong thương vụ này, những người có liên quan đã thổi giá AVG từ 629 tỷ đồng (theo sổ sách kế toán) lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng và cuối cùng giá chốt gần 8.900 tỷ đồng.
Như vậy, giá AVG đã được thổi lên 14 lần. Vì sao lại có thể làm được như vậy?
Rủi ro từ thực thi chính sách
Liên quan đến vấn đề này, TS. Ngô Trí Long cho rằng, trong thương vụ mua bán giữa AVG và Mobifone không có lỗ hổng nào trong việc định giá AVG mà thực chất vấn đề nằm ở câu chuyện lợi ích nhóm. Nhóm lợi ích ở đây bao gồm: Lãnh đạo AVG là ông Phạm Nhật Vũ, Cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và các lãnh đạo Công ty MobiFone có liên quan. Thậm chí, lãnh đạo công ty định giá cũng nằm trong nhóm lợi ích này.
Nhìn nhận về lợi ích nhóm, ông Long phân tích, “Trong thương vụ mua bán giữa AVG và Mobifone, bên bán là phía ông chủ AVG Phạm Nhật Vũ liên kết với những cá nhân, tổ chức có liên quan cố tình nâng giá trị của AVG cao hơn gấp 10 lần, thậm chí là 14 lần so với giá trị thực để thu lợi. Điều này đồng nghĩa với việc, Mobifone hay nói trực tiếp là chủ sở hữu của Mobifone hiện này là Nhà nước phải mua AVG với đắt hơn cả chục lần để phục vụ cho lợi ích của 1 nhóm cá nhân.”
Vị chuyên gia này cho rằng, cơ chế chính sách về định giá của chúng ta đã đầy đủ. Theo ông Long, không có phương pháp định giá nào là phương pháp định giá có lợi ích nhóm nhưng quan trọng vẫn là vấn đề thực thi như thế nào? Bởi từ trước đến nay, việc thực thi chính sách luôn là yếu điểm của Việt Nam và đó chính là rủi ro mà Việt Nam đang phải đối mặt”.
 
“Đối với cơ quan định giá, nguyên tắc là ảnh hưởng thu nhập từ dịch vụ anh làm. Có nghĩa rằng, tôi thuê anh 5 tỷ anh định giá doanh nghiệp này cho tôi. Thế nhưng, ở đây thay vì chỉ là mức 5 tỷ, tôi đưa anh 20 tỷ và yêu cầu anh phải định giá doanh nghiệp này với cái giá mà tôi đưa ra. Kiểu như một phương pháp hợp thức hóa con số.
Bên mua là Mobifone có biết rằng giá trị của AVG có bị nâng khống lên hay không? Các cựu Bộ trưởng có biết hay không? Họ biết nhưng họ vẫn làm vì họ đã nhận hối lộ từ chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ. Chính vì thế, nên khi ông Phạm Nhật Vũ bị bắt về tối hối lộ thì 2 cựu Bộ trưởng là Nguyễn Bắc Sơn và Trương Minh Tuấn cũng bị khởi tố thêm tội nhận hối lộ”, ông Ngô Trí Long phân tích.
“Tất cả đã có ý đồ với nhau, không có chuyện là không biết nhưng vì lợi ích cá nhân mà hy sinh lợi ích quốc gia”, ông Long khẳng định thêm.
Chiêu bài quân xanh, quân đỏ.
Trên thực tế, nếu xét về nguyên tắc, để mua bán tài sản của Nhà nước từ 100 triệu trở lên là các doanh nghiệp buộc phải thông qua đấu giá, đấu thầu.
Nắm được luật và tạo niềm tin cũng như sự minh bạch cho thương vụ này, trong quá trình mua bán cổ phần ở AVG, có tới 4 đơn vị tham gia tư vấn và thẩm định giá trị AVG. Theo đó, Mobifone thuê Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) làm đơn vị tư vấn và thuê Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Thẩm định giá AMAX (AMAX) làm đơn vị thẩm định giá AVG.
Sau đó, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) thuê Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC (AASC) và Công ty TNHH Định giá Hà Nội - TP Hồ Chí Minh (Hanoi Value) xác định giá trị AVG theo dữ liệu đầu vào do AVG cung cấp.
Theo đó, kết quả định giá của các đơn vị trên có sự chênh lệch rất lớn, từ 16.565 - 33.299,48 tỷ đồng.
 nhom loi ich pham nhat vu, truong minh tuan va nguyen bac son trong thuong vu mobifone avg hinh anh 3
Ông Phạm Nhật Vũ, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) bi khởi tố về tội “Đưa hối lộ”. (Ảnh: Internet)
Đáng chú ý là năm 2015, AVG báo lỗ 2.644 tỷ đồng, năm 2016 tiếp tục lỗ 113 tỷ đồng, nhưng năm 2017, AVG đặt kế hoạch lãi 271 tỷ đồng, đến năm 2018 đặt kế hoạch lãi tới 1.389 tỷ đồng. Các năm 2019, 2020, kế hoạch lợi nhuận của AVG lần lượt là 3.091 tỷ đồng và 5.396 tỷ đồng. Các số liệu lãi khủng được dự kiến cho các năm tiếp theo đã đẩy kết quả tính toán theo phương pháp chiết khấu dòng tiền lên tới hơn 33.000 tỷ đồng.
Thấp hơn so với kết quả định giá của 2 doanh nghiệp trên, AMAX chỉ định giá AVG trên 16.000 tỷ đồng; trong đó riêng giá trị tài sản vô hình được xác định là hơn 13.000 tỷ đồng. Mobifone đã lấy kết quả định giá của AMAX làm kết quả chính thức, có điều chỉnh, để đi đàm phán với AVG.
“Có tới 3 công ty định giá, nhưng AVG đã được bán cho Mobifone dựa trên giá thẩm định của AMAX, đó cũng là mức giá thấp nhất trong 3 mức giá các công ty thẩm định đưa ra. Như vậy, thương vụ này nếu xét về mặt hình thức là hoàn toàn phù hợp. Tôi có chọn lọc, tôi có đấu thầu, tôi có cạnh tranh nhưng thực chất đó chỉ là cách làm trò với nhau. Các công ty định giá đưa ra để làm bình phong cho các cá nhân này thực hiện việc bòn rút tiền từ ngân sách Nhà nước. Trong đó, 2 công ty định giá do VCBS thuê chỉ là quân xanh, quân đỏ”, TS. Ngô Trí Long nhìn nhận.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm trong thương vụ này?
Ông Ngô Trí Long cho rằng, cơ quan định giá không có tính pháp lý nhưng cơ quan này sẽ phải chịu trách nhiệm trước kết quả định giá của mình nếu như kết quả đó gây hậu quả không chỉ cho Nhà nước mà cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào.
 
Đối với thương vụ mua bán AVG và Mobifone, giá trị của AVG chỉ khoảng 2.000 tỷ, trong khi đó AVG còn đang âm vốn. Giá trị thực của tài sản chỉ vài trăm tỷ nhưng công ty định giá lại có thể đưa ra những con số lên tới hàng chục nghìn tỷ, theo ông Long như thế hoàn toàn phi lý. Rõ ràng, doanh nghiệp định giá có sai trái trong nghiệp vụ của mình.
“Anh định giá sai, anh phải chịu trách nhiệm. Bây giờ, cần làm rõ xem việc định giá sai đó là do đâu, có chịu tác động của bên nào hay không? Ngoài những cá nhân đã bị khởi tố, đằng sau thương vụ này có ai khác chống lưng hay giật dây hay không? Khi làm rõ được tất cả những vấn đề đó thì mới có thể quy tội được”, ông Long cho hay.
“Cũng không thể loại trừ vai trò, trách nhiệm của người môi giới trong thương vụ AVG và Mobifone. Tôi lấy ví dụ, ai môi giới cho Mobifone thuê AMAX định giá? Ngoài tiền giới thiệu (nếu có), trong gần 9.000 tỷ kia, người môi giới có được hưởng % hay không. Nếu chứng minh được người môi giới hưởng lợi từ số tiền đó thì người môi giới cũng phải đi tù”, vị này nhận định.
Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh thêm, ngoài trách nhiệm của Phạm Nhật Vũ, dàn lãnh đạo Mobifone, cựu Bộ trưởng Trần Bắc Son và Trương Minh Tuấn còn có sự “đồng lõa” của các cơ quan chức năng có liên quan.
“Đáng lẽ ra khi Mobifone quyết định mua AVG với giá 8.900 tỷ, cơ quan chức năng có liên quan phải xác định xem Mobifone mua AVG với giá như thế này có hợp lý hay không? Cơ quan chức năng phải xem tất cả các căn cứ để có mức giá đó. Nếu nghi ngờ, cơ quan này phải cho một doanh nghiệp định giá khác vào thực hiện. Đằng này, mức giá khống lên tới hơn chục lần mà ông bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hay văn phòng Chính phủ đều đồng ý. Chúng ta đóng thuế rồi để cho những đối tượng này làm ăn phi pháp là không thể chấp nhận được”, ông Long bức xúc.

Bắt cựu chủ tịch Tổng công ty thép Việt Nam Mai Văn Tinh

authorĐình Dương Thứ Bảy, ngày 20/04/2019 11:49 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang khẩn trương tiến hành điều tra xác minh 04 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên (Công ty TISCO).

Căn cứ tài liệu điều tra xác minh thu thập được, ngày 18.4.2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty TISCO.
Đồng thời ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét người, nơi ở, nơi làm việc đối với 05 đối tượng, gồm:
 bat cuu chu tich tong cong ty thep viet nam mai van tinh hinh anh 1
Ảnh minh họa
1. Bị can Mai Văn Tinh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Thép Việt Nam về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 224 Bộ luật Hình sự năm 2015.
2. Bị can Đậu Văn Hùng, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 224 Bộ luật Hình sự năm 2015.
3. Bị can Trần Trọng Mừng, nguyên Tổng Giám đốc Công ty TISCO về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 224 Bộ luật Hình sự năm 2015 và tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.
4. Bị can Trần Văn Khâm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty TISCO về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 224 Bộ luật Hình sự năm 2015 và tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.
5. Bị can Ngô Sỹ Hán, nguyên Phó Tổng Giám đốc, Trưởng ban Quản lý Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty TISCO về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 224 Bộ luật Hình sự năm 2015 và tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ngày 19.4.2019, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã phê chuẩn các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với các bị can. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định, Lệnh nêu trên đối với các bị can đảm bảo an toàn, đúng quy định pháp luật. Quá trình khám xét đã tiến hành thu giữ một số hồ sơ tài liệu quan trọng có liên quan đến vụ án.
Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung lực lượng, tiến hành điều tra mở rộng vụ án và xác minh thu hồi tài sản bị thiệt hại.

Cận cảnh biệt thự của cựu TGĐ Gang thép Thái Nguyên vừa bị bắt giam

Thứ Bảy, ngày 20/04/2019 17:17 PM (GMT+7)

Thời điểm Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Gang thép Thái Nguyên (TISCO) nợ nần chồng chất, hàng nghìn tấn vật liệu bỏ hoang thì ông Trần Văn Khâm - Chủ tịch HĐQT, kiêm tổng giám đốc xây căn biệt thự được cho là to đẹp nhất vùng ở TP Thái Nguyên.

Cận cảnh biệt thự của cựu TGĐ Gang thép Thái Nguyên vừa bị bắt giam - 1
Ngày 20/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) – Bộ Công an thông tin, đơn vị này đang điều tra 4 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên (Công ty TISCO). Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, xảy ra tại Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty TISCO.
Cận cảnh biệt thự của cựu TGĐ Gang thép Thái Nguyên vừa bị bắt giam - 2
Đồng thời, cơ quan CSĐT khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét người, nơi ở, nơi làm việc đối với 5 đối tượng. Trong đó, hai bị can gồm: Mai Văn Tinh - nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Thép Việt Nam; Đậu Văn Hùng - nguyên Tổng Gíam đốc Tổng Cty Thép Việt Nam về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 224 Bộ luật Hình sự năm 2015. Ba bị can: Trần Trọng Mừng - nguyên Tổng Giám đốc Cty TISCO; Trần Văn Khâm - nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty TISCO và  Ngô Sỹ Hán - nguyên Phó Tổng Giám đốc, Trưởng ban Quản lý Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty TISCO cùng về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 224 Bộ luật Hình sự năm 2015 và tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cận cảnh biệt thự của cựu TGĐ Gang thép Thái Nguyên vừa bị bắt giam - 3
Trước đó, Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ ra hàng loạt vi phạm trong việc triển khai Dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (TISCO), có nguy cơ gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty gang thép Thái Nguyên ban đầu có tổng mức đầu tư 3.843 tỷ đồng, sau đó điều chỉnh lên hơn 8.100 tỷ đồng, nhưng đã “đắp chiếu” nhiều năm qua. Hàng nghìn tấn trang thiết bị gỉ sét, hạ tầng đầu tư đã xuống cấp nghiêm trọng…
Cận cảnh biệt thự của cựu TGĐ Gang thép Thái Nguyên vừa bị bắt giam - 4
Theo ghi nhận của phóng viên, Dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 trên diện tích hàng trăm héc ta tại phường Cam Giá, TP Thái Nguyên (tỉnh Thải Nguyên) không hoạt động. 
Cận cảnh biệt thự của cựu TGĐ Gang thép Thái Nguyên vừa bị bắt giam - 5
Một góc khuôn viên các phân xưởng là nơi để vật liệu, thiết bị đã hư hỏng hoàn toàn. Thậm chí, có khu vực tập kết thiết bị do cỏ dại mọc um tùm được nhân viên bảo vệ... chăn thả dê.
Cận cảnh biệt thự của cựu TGĐ Gang thép Thái Nguyên vừa bị bắt giam - 6
Hàng nghìn tấn vật liệu, thiết bị đã lắp đặt và được vận chuyển về trước đó vẫn đắp chiếu. Nhiều thiết bị hoen gỉ, hư hỏng, nằm giữa khuôn viên cỏ mọc um tùm. 
Cận cảnh biệt thự của cựu TGĐ Gang thép Thái Nguyên vừa bị bắt giam - 7
Theo ông Hoàng Ngọc Diệp - Tổng Giám đốc TISCO cho biết, báo cáo tình hình triển khai dự án (giai đoạn 2013-2018) cho thấy, tỷ trọng nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu cao (3,5 lần), khả năng thanh toán thấp. Với cơ cấu vốn tài sản trên thì việc sử dụng nguồn vốn của TISCO chưa hiệu quả, nguồn vốn dài hạn không đủ bù đắp cho dòng tài sản dài hạn đã thực hiện khiến TISCO bị mất cân đối nguồn tiền. Năm 2013, thiếu hụt 1.006 tỷ đồng, đến năm 2014 thiếu hụt 957 tỷ đồng. Dù giai đoạn 2015-2016 đã khắc phục được tình trạng mất cân đối nguồn vốn và sản xuất có lãi nhưng đến qúy II/2017 TISCO lại rơi tình trạng mất cân đối nguồn vốn 744 tỷ đồng.
Cận cảnh biệt thự của cựu TGĐ Gang thép Thái Nguyên vừa bị bắt giam - 8
Trong khi Nhà máy Gang thép Thái Nguyên đang nợ nần chồng chất, ông Trần Văn Khâm, lãnh đạo chủ chốt của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (từ năm 2009) lại xây biệt thự hoàng tráng to nhất vùng. Căn biệt thự đồ sộ, cao 5 tầng, được người dân xem là "to nhất vùng" ở thành phố Thái Nguyên của ông Trần Văn Khâm - Bí thư Đảng ủy Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên xây từ năm 2013, bị yêu cầu dỡ bỏ phần sai phép nhưng đến nay vẫn sừng sững tồn tại. 

Theo MINH ĐỨC - NGUYỄN HOÀN (Tiền Phong)

Công nhân lên chủ tịch dự án 8.000 tỷ: 'Người đặc biệt' trong biệt thự hoành tráng

 Trong số 5 cựu lãnh đạo Tổng công ty thép Việt Nam và Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) bị khởi tố, bắt giam ngày 20/4 thì cựu Chủ tịch TISCO Trần Văn Khâm có “lý lịch” khá đặc biệt.

Bị cách chức vẫn làm bí thư Đảng ủy
Ông Trần Văn Khâm sinh năm 1961. Ông này gắn bó với gang thép Thái Nguyên từ 4/1983 với xuất phát điểm là công nhân tiện - Phân xưởng cơ khí - Xưởng Cơ khí - Công ty Gang thép Thái Nguyên.
Sau đó, ông Khâm lần lượt trải qua nhiều vị trí khác nhau của Gang thép Thái Nguyên như Phó Tổng giám đốc TISCO, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc TISCO, Bí thư đảng ủy TISCO.
Giai đoạn ông Khâm làm Phó Tổng giám đốc TISCO là từ tháng 11/2007 đến tháng 6/2009. Đây là giai đoạn dự án gang thép Thái Nguyên mở rộng giai đoạn 2 bắt đầu được khởi công xây dựng. Hiện đây là 1 trong 12 dự án kém hiệu quả ngành Công Thương.
Công nhân lên chủ tịch dự án 8.000 tỷ: 'Người đặc biệt' trong biệt thự hoành tráng
Ông Trần Văn Khâm.
Đến tháng 7 năm 2009, ông Khâm lên làm tổng giám đốc và kiêm luôn chức vụ chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp này cho đến năm 2013. Đây cũng là giai đoạn dự án này đội vốn khủng, lâm cảnh đắp chiếu, dở dang không lối thoát.
Cụ thể, từ tháng 6/2012 do thiếu vốn, các nhà thầu đã dừng thi công, rút người ra khỏi hiện trường và công trình ngưng trệ từ đó tới nay.
Tháng 5/2013 ông Trần Văn Khâm đã bị miễn nhiệm tư cách thành viên Hội đồng quản trị, rời khỏi ghế chủ tịch Hội đồng quản trị. Thay thế ông Khâm là ông Vũ Bá Ổn (khi đó đang giữ chức Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam).
Tiếp đó, hơn hai tháng sau, Hội đồng quản trị TISCO đã ban hành nghị quyết thông qua chủ trương miễn nhiệm chức danh tổng giám đốc nhiệm kỳ 2014-2019 đối với ông Trần Văn Khâm. Thay thế ông Khâm là ông Hoàng Ngọc Diệp.
Thế nhưng, dù mất 2 chức, ông Trần Văn Khâm vẫn được giữ chức Bí thư Đảng ủy TISCO - đứng đầu một Đảng bộ trực thuộc quản lý của Tỉnh ủy Thái Nguyên. 
Thời gian ông Khâm còn giữ trọng trách ở TISCO, báo chí nhiều lần đưa tin, ngôi biệt thự nhà ông Khâm được UBND TP Thái Nguyên cấp giấy phép xây dựng công trình "nhà ở riêng lẻ" ngày 24/4/2012. Giấy phép chỉ rõ tổng diện tích sàn xây dựng: 420m2, chiều cao công trình: 7m, số tầng được phép xây dựng: 2 tầng.
Tuy nhiên, đến ngày 6/9/2013, UBND phường Trung Thành kiểm tra và phát hiện công trình thi công sai với giấy phép.
Cụ thể, ngôi biệt thự được xây cao 5 tầng với chiều cao 17,1m, tức vượt 3 tầng, cao hơn 10,1m so với giấy phép được cấp. Ngoài ra, một phần công trình còn vi phạm lộ giới đường quy hoạch.
UBND phường Trung Thành lập biên bản vi phạm hành chính, yêu cầu gia đình ông này dừng ngay việc thi công và khắc phục kịp thời các vi phạm, đồng thời tháo dỡ toàn phần diện tích xây dựng sai.
Tuy nhiên, tính từ thời điểm đó đến nay hơn 4 năm trôi qua.
Dự án đắp chiếu
Dự án mở rộng gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 khởi công vào năm 2007 đã khiến TISCO rẽ sang con đường gập ghềnh khác. Tổng thầu dự án là Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC). Tổng vốn đầu tư khi đó chỉ là 3.800 tỷ đồng.
Nhưng năm 2007, thời điểm triển khai dự án, cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 nổ ra. Giá cả vật tư leo thang, lương tối thiểu tăng nhanh, dự án phải tạm dừng. Đến năm 2009, dự án tái khởi động thì số vốn đầu tư “đội” hơn 2 lần, lên con số 8.100 tỷ đồng.
Sau đó, dự án không tiến triển. Đến 2012 dự án bị dừng lại, dở dang nằm đắp chiếu đến tận bây giờ.
Khi dự án còn đang loay hoay kiếm tiền đầu tư thêm, thì hàng loạt dự án sản xuất thép của các tập đoàn tư nhân trong nước đã đi vào hoạt động, phôi thép nhập khẩu giá rẻ tràn vào. Khó khăn chồng chất khó khăn. Trong khi ấy, dự án giai đoạn 1 ngày càng tỏ ra “hụt hơi” trong cuộc cạnh tranh khốc liệt.
Trước năm 2013, thị phần thép TISCO chiếm khoảng 13-15%, dẫn đầu thị phần cả nước. Nhưng từ năm 2013, gió bắt đầu đổi chiều. Những nhà sản xuất thép như Hòa Phát, Pomina, Posco SS, Vina Kyoei,...  áp dụng “công nghệ mới, hiện đại, chi phí thấp” đã khiến áp lực cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.
Hệ quả là “cánh chim đầu đàn” dần mỏi cánh. Thị phần thép TISCO liên tục bị thu hẹp và giảm từ 15% xuống chỉ còn xấp xỉ 8%, rơi xuống thứ 5 trong toàn ngành thép.
Hà Duy

Đưa và nhận hối lộ của Phạm Nhật Vũ, Trương Minh Tuấn nhằm bòn rút ngân sách

authorHoàng Nhật (Thực hiện) Thứ Năm, ngày 18/04/2019 08:00 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Tại thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG, giá thị thương hiệu được đẩy lên mức rất cao nhằm bòn rút ngân sách. Một trong những nguyên nhân khiến cho Mobifone chi ra số tiền khủng để mua cổ phần AVG là do hành vi đưa hối lộ của Phạm Nhật Vũ và nhận hối lộ của Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son.

 dua va nhan hoi lo cua pham nhat vu, truong minh tuan nham bon rut ngan sach hinh anh 1
Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội
Xung quanh thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG, ông Phạm Nhật Vũ, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), đã bị khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội “Đưa hối lộ”. Còn các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải cũng bị khởi tố bổ sung về tội “Nhận hối lộ”. Trong khi đó, ông Võ Văn Mạnh, nguyên giám đốc và ông Hoàng Duy Quang, nhân viên Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX, doanh nghiệp được MobiFone thuê thẩm định giá trị AVG, cũng bị khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 220 Bộ luật Hình sự năm 2015, vai trò đồng phạm.
Về vấn đề này, Góc nhìn chuyên gia của Dân Việt đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội.
Mù mờ định giá AVG
Thưa ông, sau khi 2 cựu lãnh đạo Bộ TTTT là ông Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son, cùng các cựu lãnh đạo MobiFone như ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải bị khởi tố bị can, bắt tạm giam vì liên quan tới sai phạm trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG và mới nhất, ông Phạm Nhật Vũ, nguyên Chủ tịch AVG, bị khởi tố vì tội "đưa hối lộ". Những động thái này nói lên đều gì?
Khi cơ quan cảnh sát điều tra quyết định khởi tố khởi bị can đối với ông Phạm Nhật Vũ về tội “Đưa hối lộ”, đồng thời, bổ sung Quyết định khởi tố bị can đối với các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải về tội “Nhận hối lộ” cho thấy, các cơ quan thi hành tố tụng đang làm việc hết sức quyết liệt nhằm xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG. Từ đó, xử lý đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật.
 dua va nhan hoi lo cua pham nhat vu, truong minh tuan nham bon rut ngan sach hinh anh 2
Ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn bị khởi tố bổ sung vì tội "nhận hối lộ"
Tôi đánh giá rất cao hành động vừa nêu của các cơ quan thi hành tố tụng ở khía cạnh không bỏ lọt tội phạm. Bởi trong quá trình điều tra, làm án các vụ án liên quan tới chức vụ, quyền hạn. Thông thường, họ sẽ đưa ra xử lý tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiệm trọng, sử dụng nguồn vốn Nhà nước sai quy định hoặc một số tội danh mang tính chất chung nhiều hơn, ít khi đi vào hành vi cụ thể. Trong khi hành vi cụ thể thường thấy đối với nhóm tội phạm này lại liên quan tới đưa và nhận hối lộ, vì rõ ràng phải nhận được một lợi ích nào đó mới dẫn tới tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” hoặc “Cố ý làm trái”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi”…
Việc khởi tố bị can đối với một số cá nhân trong thương vụ MobiFone-AVG liên quan tới tội danh “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ” là một trong những động thái có thấy hệ thống tư pháp đang làm rất tốt.                                
Theo kết luận của cơ quan thanh tra, ngay từ lúc bắt đầu, thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG đã không đảm bảo bất kỳ tiêu chuẩn nào theo quy định pháp lý. Còn dấu hiệu vi phạm xuất hiện ở nhiều giai đoạn từ lập dự án, báo cáo, thẩm định, đấu thầu, sử dụng nguồn vốn ngân sách trong kinh doanh. Vì sao thương vụ vẫn diễn ra?
"Tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư công, sử dụng nguồn vốn NSNN đang là thực trạng điều nhức nhối tồn tại trong khu vực kinh tế Nhà nước. Hàng nghìn tỷ đồng dễ dàng chui tọt qua lỗ kim, để rồi các cá nhân, tổ chức liên quan, thậm chí cả các Bộ, ngành bị ảnh hưởng cho thấy chúng ta đang thiếu một cơ chế giám sát độc lập, minh bạch".
Điều này cho thấy hoạt động công vụ tại một số cơ quan quản lý Nhà nước đang có vấn đề. Việc chấn chỉnh các hoạt động công vụ được Tổng Bí thư thực hiện rất quyết liệt trong những năm vừa qua. Nhiều vụ án liên quan đến hoạt động công vụ trong việc quản lý, vận hành, sử dụng các đầu mối của NSNN đã được đưa ra ánh sáng.
Tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư công, sử dụng nguồn vốn NSNN đang là thực trạng điều nhức nhối tồn tại trong khu vực kinh tế Nhà nước. Hàng nghìn tỷ đồng dễ dàng chui tọt qua lỗ kim, để rồi các cá nhân, tổ chức liên quan, thậm chí cả các Bộ, ngành bị ảnh hưởng cho thấy chúng ta đang thiếu một cơ chế giám sát độc lập, minh bạch.
Cơ chế giám sát độc lập sẽ bảo đảm hạn chế thực trạng tuỳ tiện, nhũng nhiễu trong hệ thống. Quan trọng hơn là hạn chế tham nhũng. Rõ ràng, pháp luật của chúng ta đã có đầy đủ quy định, hệ thống giám sát của chúng ta có Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp. Nhưng những tiếng nói giám sát đó được đánh giá tới đâu, được quan tâm như thế nào? Dường như chúng ta chưa có một cơ chế bắt buộc các cơ quan chức năng phải nghe, tiếp thu và đưa ý kiến giám sát vào bản báo cáo cuối cùng. Những người quyết định cuối cùng phải được nghe ý kiến từ tất cả các bên, từ đơn vị lập dự án, đơn vị khảo sát tới đơn vị phản biện. Một vấn đề luôn có 2 mặt, song trong thương vụ này, chúng ta có lẽ chỉ nghe những gì có lợi cho mục tiêu công việc mà quên đi việc phải lắng nghe những ý kiến phản biện.
Từ việc không lắng nghe những ý kiến phản biện đã dẫn tới sai phạm nối tiếp sai phạm. Bởi người có trách nhiệm quản lý chỉ nghe ý kiến một chiều, nghe “một bên tai”, qua đó, tự tước đi quyền năng của mình. Họ có quyền được lắng nghe và phản biện, ký hoặc không ký, phê duyệt hoặc không phê duyệt. Tuy nhiên, trong thương vụ MobiFone-AVG, có rất nhiều mối quan hệ và luồng thông tin đưa tới cho người vạch quyết sách không được đầy đủ.
Phải chăng, bản chất sở hữu Nhà nước, sở hữu toàn dân của khu vực kinh tế Nhà nước khiến những người đại diện chủ sở hữu sẵn sàng mua đắt – bán rẻ làm thiệt hại tài sản Nhà nước nhưng lại đem lại lợi ích lớn cho họ trong khi trách nhiệm lại không rõ ràng, quy định thiếu chặt chẽ?
Vấn đề này liên quan tới hệ tư duy. Sau hàng chục năm phát triển khu vực kinh tế Nhà nước, đến lúc buộc phải thay đổi theo cơ chế thị trường, theo xu thế chung. Nhưng những người được quyền ra quyết sách lại lớn lên trong môi trường Nhà nước, hệ tư duy của họ vẫn mang quan điểm các DNNN đang phải chịu rất nhiều chế tài về chính trị; quy định công chức, viên chức; xã hội;… Họ tin rằng những chế tài nêu trên là sự đảm bảo chắc chắn về mặt pháp lý. Tuy nhiên, trên thực tế, quy định thì có, chế tài hầu như không được thực thi.
Tiếp đó, khi khu vực kinh tế Nhà nước buộc phải chuyển đổi, đưa kinh tế thị trường vào trong DNNN thông qua cổ phần hoá, sẽ có một số đối tượng tranh thủ hệ tư duy để trục lợi. Dễ thấy rất nhiều các DNNN khi tiến hành cổ phần hoá, việc định giá doanh nghiệp bỏ quên rất nhiều giá trị mang tính chất thặng dư. Họ chỉ quan tâm tới giá trị tài sản hiện hữu, mà nhiều khi đối tượng tài sản này cũng không được đánh giá đúng mức.
Chẳng hạn, một DNNN sở hữu hệ thống dây sản xuất chuyền tốt, tạo ra nhiều sản phẩm có ích cho xã hội. Nếu tiến hành cổ phần hoá, hệ thống dây sản xuất có tuổi đời sẽ bị đưa xuống giá trị rất thấp. Nhưng các DN tư nhân vẫn quan tâm tới cổ phần của DNNN, chủ yếu bởi khối bất động sản DNNN đang sở hữu.
 
Một diễn biến ngược trong thương vụ MobiFone-AVG, đó là giá trị cổ phần AVG được định giá rất cao so với giá trị thực tế. Trong đó, giá trị thương hiệu AVG được xác định ở mức rất lớn. Giá trị thương hiệu là loại hình giá trị mới xuất hiện trong tư duy nhà quản lý, nhà kinh doanh Việt Nam những năm gần đây khi phát hiện ra các tài sản cố định, bất động sản chỉ mang lại giá trị sử dụng rất cao, chứ không mang lại giá trị thặng dư về mặt lợi ích kinh tế như giá trị thương hiệu.
Tại thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG, giá thị thương hiệu được đẩy lên mức rất cao nhằm bòn rút ngân sách. Số tiền định giá cho AVG chênh lệch rất lớn so với thực tế, và số chênh lệch được đưa vào một yếu tố khá trừu tượng với đa phần công chúng, các nhà kinh tế và các cán bộ, công chức có trách nhiệm. Rất khó để chúng ta định giá thương hiệu một cách chính xác, bởi giá trị của thương hiệu được phản ánh với chính thị trường thương hiệu đó xuất hiện. Một thương hiệu có giá trị ở thị trường Việt Nam nhưng chưa chắc đã có giá trị tại thị trường quốc tế. Ngược lại, có những thương hiệu có giá trị với quốc tế nhưng khi về thị trường Việt Nam lại được định giá rất bình thường. Lợi dụng cái khó và trừu tượng trong việc định giá thương hiệu, một số cá nhân, tổ chức đã đưa giá trị AVG lên cao thông qua các yếu tố lợi thế kinh doanh, giá trị thương hiệu.
Thậm chí, họ còn đưa những yếu tố hành chính vào việc định giá thương hiệu AVG như giấy phép kết nối vệ tinh nhằm thực hiện việc thu-phát sóng các kênh truyền hình của AVG. Thực tế đây chỉ là một thủ tục hành chính, nhưng để thông qua thủ tục hành chính này, doanh nghiệp phải đáp ứng rát nhiều điều kiện, một trong số đó là họ phải có quan hệ và tiền. Vậy nên, một phần giá trị của AVG đã được chuyển đổi từ một loại giấy phép hành chính sang một dạng giá thị vật chất. Điều này không sai, nhưng trong một số trường hợp đã bị lạm dụng bởi các mối quan hệ thân hữu và các yếu tố không thể định lượng, chỉ có thể định tính.
Việc AVG chủ động hủy bỏ hợp đồng với MobiFone trước khi Thanh tra Chính phủ công khai kết luận, nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là biện pháp nhằm khắc phục hậu quả và có thể được coi là tình tiết giảm nhẹ khi xem xét trách nhiệm của những người liên quan. Đặc biệt trong bối cảnh việc khắc phục này chỉ diễn ra sau khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thanh tra và Ban Bí thư có thông báo chỉ đạo phải làm rõ, còn các hành vi sai phạm đã hoàn thành từ rất lâu. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Ngay từ khi xuất hiện thông tin MobiFone và các cổ đông chuyển nhượng đã đi tới thống nhất hủy bỏ thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần mua bán AVG sau cuộc họp giữa hai bên, nhiều người cho rằng họ đang cố gắng đưa câu chuyện từ vấn đề vi phạm trong quản lý NSNN sang vấn đề quan hệ dân sự, thương mại giữa 2 đơn vị kinh tế. Song họ đã quên rằng MobiFone là DNNN, dưới quyền quản lý của Bộ Thông tin & Truyền thông (TTTT), mỗi một đồng tiền được quyết toán, xử lý bằng ngân sách được sử dụng đều phải tuân theo trình tự, thủ tục, quy định pháp luật nhằm tránh thất. Đây là tải sản của nhân dân, giao cho một nhóm người quản lý. Nhóm người này phải tuân thủ đầy đủ quy trình quản lý NSNN. Song nhóm người này đã không tuân thủ quy định quản lý NSNN, thể hiện qua việc mua AVG với giá trị rất lớn.
 
Việc AVG chủ động hủy bỏ hợp đồng với MobiFone về mặt khoa học pháp lý được coi là hành vi khắc phục hậu quả chứ không có nghĩa hai bên thoả thuận trao trả nhau tất cả những gì đã giao dịch là quan hệ dân sự hay kinh doanh thương mại. Trong khoa học pháp lý, câu chuyện này cần được minh thị rõ ràng rằng, việc thỏa thuận hoàn trả cho nhau những gì đã trao chính là nội dung của “hợp đồng vô hiệu” bởi những điều cấm của luật, hay xét dưới góc độ cấu thành tội phạm “nếu có” thì hành vi trao trả lại chỉ được coi là “tình tiết giảm nhẹ” khi đã có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Tức là, dù anh không có thỏa thuận trả lại cho nhau những gì đã trao thì chính những chế tài trong pháp lý cũng buộc anh phải trả lại. Còn hành vi “cố ý làm trái” đã hoàn thành.
Vậy nên, việc các bên có ký biên bản thỏa thuận rằng sẽ trả lại cho nhau nhằm giảm lỗi đã gây ra, những gì đã trao trong đó có hướng đến các ý như “không gây thiệt hại” hay việc gây sức ép lên chính các cơ quan tiến hành xử lý vụ việc với cách đánh tráo khái niệm từ vi phạm pháp luật hình sự sang giao dịch thương mại nhằm tránh phải chịu hệ quả pháp lý ngày hôm nay. Song pháp luật chỉ có một, cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son, cựu lãnh đạo MobiFone, và ông Phạm Nhật Vũ đã bị khởi tố.
Không chỉ vậy, bản thân nhiều Bộ, ngành đưa ra ý kiến phê duyệt dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG đều phải chịu trách nhiệm vì hành vi của mình.
Luật vốn phức tạp nhưng không phải tự thân điều luật, mà xuất phát từ chính những người áp dụng và sử dụng pháp luật. Việc “lách luật” bằng cách đánh tráo khái niệm hay các quy định pháp luật khác luôn phải được hiểu chính là hành vi vi phạm pháp luật. Rõ ràng, doanh nghiệp có quyền làm gì pháp luật không cấm nhưng cũng không có nghĩa được quyền xâm phạm đến tính nghiêm minh của pháp luật, không được xâm hại đến tính thượng tôn của pháp luật.
Quan hệ thân hữu và doanh nghiệp sân sau
Việc ông Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son, Phạm  Nhật Vũ bị khởi tố vì tội "nhận hối lộ" và "đưa hối lộ" đã chỉ ra mối quan hệ không minh bạch giữa những cá nhân giữ chức vụ cao trong chính quyền và các công ty thân hữu, gồm cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Vậy việc mua bán này có ảnh hưởng như thế nào đối với và lòng tin của phần đông doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường?
Cái mất lớn nhất mà tất cả đang lo lắng là mất niềm tin. Nếu để trình trạng này diễn ra, rõ ràng mức độ tham nhũng đang phát triển ở mức cao. Trước đây, đa phần các giao dịch là bán tài sản công sang phía tư nhân với mức giá rất rẻ. Đã xuất hiện những dấu hiệu của vi phạm, tham nhũng trong các thương vụ này.
Song lần này, tài sản công lại được sử dụng để mua cổ phần của một doanh nghiệp với giá rất đắt, với giá trị cao hơn hàng chục lần so với giá trị thật. Đang tồn tại một câu chuyện là những cá nhân bên trong khu vực Nhà nước tìm cách “móc” thật nhiều tiền ngân sách nhất, chuyển ra cho các cá nhân, tổ chức bên ngoài khu vực Nhà nước và cho những người chịu trách nhiệm.
Trong một nền kinh tế thị trường, các nhà đầu tư, doanh nghiệp đều muốn phát triển lành mạnh, trong sạch. Chúng ta phải tạo cho họ niềm tin về công lý, về việc họ không phải bỏ thêm các chi phí đen, chi phí bôi trơn, chi phí không chính thức. Hơn nữa, các doanh nghiệp dù của người Việt Nam hay nước ngoài đều mong muốn được đối xử công bằng. Nếu tồn tại một vài nhóm doanh nghiệp dù không có năng lực vượt trội, nhưng vẫn dễ dàng thu về một con số lợi nhuận lớn nhờ các mối quan hệ thân hữu thì rõ ràng sự bất công trong môi trường kinh doanh đã hiện hữu. Những nhà đầu tư, những chủ doanh nghiệp mong muốn đóng góp trí tuệ, tài sản cho xã hội sẽ nản lòng. Từ đó, kéo lùi bước tiến của toàn nền kinh tế.
Thậm chí, gây mất niềm tin của đại đa số người dân khi họ cảm thấy không được đối xử công bằng. Bởi mọi người cảm thấy họ vẫn sẽ bị các cá nhân khác vượt xa, dù có làm tốt tới đâu, bởi không có quan hệ thân hữu.
Với những thương vụ lớn như MobiFone mua 95% cổ phần AVG hay các thương vụ tương tự giữa DNNN và đơn vị kinh tế ngoài Nhà nước, có lẽ chúng ta cần sự vào cuộc của Quốc hội thông qua việc thành lập một ủy ban thẩm định, điều tra nhằm đánh giá rủi ro, tính khả thi cũng như làm rõ thiệt hại để bảo đảm tính khách quan?
"Chúng ta có lập thêm bất kỳ cơ quan nào mà không thay đổi được tư duy, hành động của bản thân từng cán bộ, viên chức sẽ chỉ gây tốn kém tiền của của người dân".
Tôi cho rằng việc này không cần thiết. Bởi chúng ta đã có rất nhiều quy định quản lý, nhiều cơ quan giám sát như Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Mặt trận Tổ quốc… Bản thân các cơ quan này đã đủ chức năng và thẩm quyền giám sát. Điều tôi quan tâm là khi đối mặt với từng vụ việc cụ thể, những người có trách nhiệm sẽ làm như thế nào?
Chúng ta có lập thêm bất kỳ cơ quan nào mà không thay đổi được tư duy, hành động của bản thân từng cán bộ, viên chức sẽ chỉ gây tốn kém tiền của của người dân. Bởi khi một cơ quan mới ra đời, phải có đầy đủ vị trí, phòng, ban chức năng, trụ sở… Song hiệu quả hoạt động sẽ không đạt mức như mong muốn nếu không có những con người có bàn tay “sạch”, cái tâm “sáng” để lãnh trách nhiệm giám sát những thương vụ giao dịch liên quan tới tài sản công, liên quan tới lợi ích của người dân, Nhà nước và doanh nghiệp, đảm bảo luật chơi công bằng, khách quan.
Xin cảm ơn ông!
 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét