Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2019

BÍ ẨN KHẢO CỔ 43

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Những Uẩn Khúc Chưa Được Làm Rõ Trong Lịch Sử Việt Nam

Phát hiện căn phòng lớn trong kim tự tháp Giza, nghi chứa ngai vàng bằng sắt thiên thạch

Cẩm Mai |


Phát hiện căn phòng lớn trong kim tự tháp Giza, nghi chứa ngai vàng bằng sắt thiên thạch
Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập.

Các nhà nghiên cứu đã thấy một "khoảng trống lớn" bí ẩn, dài ít nhất 30m bên trong kim tự tháp Giza ở Ai Cập.

Họ đặt ra giả thuyết rẳng, bên trong đó có thể chứa ngai vàng bằng sắt thiên thạch. Các nhà khảo cổ tin rằng có một ngai vàng để pharaoh sử dụng trong kiếp sau.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích đoạn văn tự cổ nói rằng Pharaoh, trước khi đến ngôi sao phương bắc, sẽ phải vượt qua 'cổng trời' và ngồi trên "ngai vàng".
Khoảng trống lớn được phát hiện vào đầu tháng 11 năm 2017 trong dự án Quét kim tự tháp, do ông Mehdi Tayoubi (Viện Hip, Paris) và ông Kunihiro Morishima (Đại học Nagoya, Nhật Bản) dẫn đầu.
Phát hiện căn phòng lớn trong kim tự tháp Giza, nghi chứa ngai vàng bằng sắt thiên thạch - Ảnh 1.
Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học không biết khoảng trống này được dùng làm gì. Ảnh OSP
Ông Giulio Magli, trưởng bộ môn toán học kiêm giáo sư khảo cổ thiên văn học tại trường ĐH Politecnico di Milano ở Italia, đã đi tìm câu trả lời.
Lời giải thích này có vẻ phù hợp với nghi thức tang lễ ở Ai Cập, giống như được mô tả ​​trong văn tự về kim tự tháp.
"Văn tự đó nói rằng pharaoh trước khi đến ngôi sao phương bắc, sẽ phải vượt qua 'cổng trời' và ngồi trên" ngai vàng "của mình" - ông Giulio Magli nói.
Kim tự tháp Cheop, được xây dựng khoảng năm 2550 trước CN, là một trong những công trình lớn và phức tạp nhất trong lịch sử kiến ​​trúc.
Có thể vào phòng nội bộ trong kim tự tháp qua đường hầm hẹp dẫn đến phòng tang lễ, mở rộng đột ngột, rộng như phòng trưng bày.
Căn phòng mới được khám phá nằm trên phòng trưng bày này, nhưng không có chức năng thực tế, vì mái của phòng trưng bày được xây dựng bằng kỹ thuật đòn đỡ có dụng ý.
Nhìn kỹ ngai vàng của mẹ pharaoh Cheop - nữ hoàng Hetepheres, sẽ thấy từng mảnh vỡ được Đại học Harvard phục dựng, cho phép chúng ta hình dung ra ngai vàng trông như thế nào.
Phát hiện căn phòng lớn trong kim tự tháp Giza, nghi chứa ngai vàng bằng sắt thiên thạch - Ảnh 2.
Trưng bày ngai vàng lấy từ Đại kim tự tháp Giza. Ảnh PA
Đó là chiếc ghế thấp bằng gỗ tuyết tùng dát vàng và chạm trổ phượng hoàng. Ngai vàng của pharaoh Cheop có thể giống như thế, nhưng được bọc sắt mỏng.
Tất nhiên, nó không phải bằng sắt nấu chảy, mà bằng sắt thiên thạch, tức là từ trên trời rơi xuống (có thể phân biệt được bằng tỷ lệ phần trăm nickel cao) và được mô tả trong văn tự cổ.
Người Ai Cập đã sử dụng sắt thiên thạch làm các đồ dùng đặc biệt, được thiết kế cho pharaoh, như con dao găm Tutankamon nổi tiếng.
Các chuyên gia đã xác nhận sự tồn tại của các căn phòng bí ẩn từ năm ngoái, sau khi quét đài tưởng niệm thiên niên kỷ bằng thiết bị x-quang.
Đại kim tự tháp Giza cao 146m, còn gọi là kim tự tháp Khufu, được đặt theo tên của con trai pharaoh Snefru. Giống như các kim tự tháp khác ở Ai Cập, nó có 3 phòng và được dùng làm mộ của pharaoh.
Các nhà khoa học thuộc Dự án Quét kim tự tháp cho biết, bây giờ họ có thể khẳng định nó có một "khoảng trống" ẩn ở phía bắc, chứa ít nhất một hành lang đi vào kim tự tháp.
Phát hiện căn phòng lớn trong kim tự tháp Giza, nghi chứa ngai vàng bằng sắt thiên thạch - Ảnh 3.
Các nhà khoa học thuộc Dự án Quét kim tự tháp. Ảnh OSP
Họ đã sử dụng tia x-quang và tái thiết mô hình 3D để nghiên cứu, phát hiện ra một khoảng trống khác ở phía đông bắc kim tự tháp.
Phát hiện căn phòng lớn trong kim tự tháp Giza, nghi chứa ngai vàng bằng sắt thiên thạch - Ảnh 4.
Ảnh quét cho thấy khoảng trống đáng nghi ngờ. Ảnh AP
Mehdi Tayoubi, người sáng lập Viện Bảo tồn Cách tân Di sản Paris (Pháp) cho biết: "Khoảng trống như vậy có hình dáng hành lang dẫn vào bên trong kim tự tháp".
Hiện tại, họ chưa tìm thấy lối đi lại giữa 2 khoảng trống.
Dự án Quét kim tự tháp bắt đầu thực hiện vào tháng 10 năm ngoái để tìm kiếm các phòng ẩn bên trong kim tự tháp Khufu và kim tự tháp Khafre ở Giza, cùng với các kim tự tháp Bent và Red ở Dahshur, phía nam Cairo, Ai Cập.
Nguồn bài và ảnh: Daily Mail
theo Helino


Phát hiện lăng mộ 4.400 năm tuổi, hé lộ nhân vật quan trọng trong lịch sử Ai Cập cổ đại

Oct |


Phát hiện lăng mộ 4.400 năm tuổi, hé lộ nhân vật quan trọng trong lịch sử Ai Cập cổ đại
Hình minh họa

Lăng mộ có niên đại lên tới hàng ngàn năm, hé lộ rất nhiều điều về một nhân vật quan trọng trong lịch sử Ai Cập cổ đại.



Mới đây, các nhà khảo cổ học người Ai Cập đã ra thông báo tìm thấy một lăng mộ có niên đại lên tới 4.400 năm. Lăng mộ nằm ngay gần tổ hợp kim tự tháp phía bên ngoài thủ đô Cairo.
Theo Bộ Cổ vật Ai Cập, lăng mộ này có thể thuộc về Hetpet - một người phụ nữ được cho là có mối quan hệ rất gần gũi với hoàng tộc trong thời kỳ Cổ Vương Quốc Ai Cập của Triều đại thứ 5.
Lý do là vì một trong những bức tường quanh lăng có hình ảnh Hetpet đang quan sát cảnh đi săn và câu cá.
Phát hiện lăng mộ 4.400 năm tuổi, hé lộ nhân vật quan trọng trong lịch sử Ai Cập cổ đại - Ảnh 1.
Mostafa Al-Waziri - trưởng nhóm khảo cổ tin rằng Hetpet vẫn còn một lăng mộ nữa trong khu vực nghĩa địa phía Tây Giza. Nơi đây vốn là nơi an nghỉ của những quan chức cấp cao thời kỳ Cổ Vương quốc Ai Cập.
"Đây có thể nói là khu vực đầy hứa hẹn. Chúng tôi kỳ vọng sẽ tìm thấy nhiều thứ hơn nữa." - Al-Waziri cho biết.
"Chúng tôi phải đào tới 250 - 300 mét khối đất mới tìm ra lăng mộ này."
"Thứ lộ ra trên mặt đất của Ai Cập có lẽ chỉ được 40% những gì lòng đất nơi đây đang ẩn giấu."
Phát hiện lăng mộ 4.400 năm tuổi, hé lộ nhân vật quan trọng trong lịch sử Ai Cập cổ đại - Ảnh 2.
Theo Al-Waziri, Hetpet là một tư tế cho nữ thần sinh nở Hathor của Ai Cập cổ đại, đồng thời là một nhà Ai Cập học rất nổi tiếng.
Lăng mộ của bà được tìm thấy bên cạnh khu lăng mộ của Triều đại 5 thuộc Cổ Vương Quốc Ai Cập, với niên đại từ 2.500 - 2.300 năm TCN. Trong đó, khu lăng mộ này vốn được tìm thấy và đưa vào nghiên cứu từ năm 1842.
"Lăng mộ có cách thiết kế và trang trí thuộc về Triều đại thứ 5, như lối dẫn vào đền thờ có hình chữ "L"". - trích lời Khaled al-Anani - bộ trưởng Bộ cổ vật Ai Cập.
Trên thực tế, khu vực tổ hợp Kim tự tháp Giza có nhiều lăng mộ cổ của Ai Cập. Phần lớn thuộc về các Pharaoh và gia đình hoàng tộc. Tuy nhiên, quan chức cấp cao và các tư tế cũng có thể được chôn cất tại khu vực này.
Phát hiện lăng mộ 4.400 năm tuổi, hé lộ nhân vật quan trọng trong lịch sử Ai Cập cổ đại - Ảnh 3.
Được biết, tổ hợp kim tự tháp Giza cũng là nơi tọa lạc của Đại Kim tự tháp Giza (hoặc kim tự tháp Khufu) - một trong số 7 kỳ quan của thế giới cổ đại.
Nguồn: Independent
theo Trí Thức Trẻ


Bí ẩn ngôi mộ cổ gần 3.000 năm dưới lòng đất, có thể chứa kho báu "khổng lồ"

Nguyễn Hằng |


Bí ẩn ngôi mộ cổ gần 3.000 năm dưới lòng đất, có thể chứa kho báu "khổng lồ"
Ngôi mộ của hoàng tử Scythia được cho là cách khu vực "Thung lũng các vị vua của Siberia" khoảng 1 km. Ảnh: University of Bern

Các nhà khảo cổ học mới đây phát hiện ra một ngôi mộ cổ hoàng gia gần 3.000 năm tuổi, thuộc tộc người chiến binh Scythia ở miền nam Siberia.



Chia sẻ với Newsweek, các chuyên gia khảo cổ thuộc Tổ chức Khoa học Quốc gia Thụy Sĩ, cho biết, đây có thể là ngôi mộ với quy mô lớn nhất và lâu đời nhất, trong đó nhiều khả năng có chứa kho báu "khổng lồ" do chưa bị kẻ cướp mộ xâm phạm.
Cổ mộ hơn 2.800 năm tuổi này thậm chí còn rộng lớn hơn cả chiều dài của một sân bóng đá. Ngôi mộ thuộc về một hoàng tử người Scythia.
Bí ẩn ngôi mộ cổ gần 3.000 năm dưới lòng đất, có thể chứa kho báu khổng lồ - Ảnh 1.
Hình ảnh mô phỏng ngôi mộ và cách mai táng đặc biệt của người Scythia. Ảnh: Shutterstock
Theo các nhà khảo cổ học, trước phát hiện này, một số ngôi mộ lâu đời của hoàng gia Scythia thường bao gồm cấu trúc đá với các gian mộ được sắp xếp và thiết kế theo hình tròn.
Trong đó, tường gian mộ được dựng từ các khúc gỗ thông và những đồ bồi táng gồm có vũ khí, yên ngựa, một số đồ trang trí quý giá...
Bí ẩn ngôi mộ cổ gần 3.000 năm dưới lòng đất, có thể chứa kho báu khổng lồ - Ảnh 2.
Hình ảnh vũ khí bằng đồng từng được tìm thấy trong một ngôi mộ của người Scythia. Ảnh: Shutterstock
Người Scythia không xây dựng bất cứ một khu định cư nào, nhưng họ lại lưu giữ những ngôi mộ chôn cất khổng lồ, nơi có lưu giữ nhiều đồ trang sức bằng vàng và nhiều đồ tạo tác, vũ khí quan trọng.
Bí ẩn ngôi mộ cổ gần 3.000 năm dưới lòng đất, có thể chứa kho báu khổng lồ - Ảnh 3.
Các nhà nghiên cứu hy vọng có thể tìm thấy xác ướp đóng băng của người Scythia, giống trường hợp năm 1994. Ảnh: Shutterstock
Do xây dựng trên những khu vực đất đóng băng vĩnh cửu, nên các nhà khảo cổ thậm chí có thể phát hiện thấy xác ướp "đóng băng" của người Scythia.
"Thung lũng các vị vua của Siberia"
Theo đó, kể từ những năm 1970, các nhà khảo cổ đã khai quật thấy một số ngôi mộ ở thung lũng Uyuk ở Tuva, một nước cộng hòa nằm ở miền nam Siberia (Nga), gần phía bắc của Mông Cổ. Khu vực này đôi khi còn được biết đến là "Thung lũng các vị vua của Siberia".
Ngôi mộ của một vị Hoàng tử Scythia này được cho là nằm trong một đầm lầy cách đó khoảng 1 km.
Một nhà khảo cổ học người Thụy Sĩ tại Đại học Bern nhận định, ngôi mộ của vị hoàng tử này xuất hiện khoảng vào giữa giai đoạn thời đại đồ đồng và thời kỳ đồ sắt, thời điểm những thay đổ trong xã hội dần tạo ra nền văn hóa du mục.
Trước đó, các nhà nghiên cứu có rất ít thông tin về thời kỳ này do các di tích khảo cổ còn sót lại chưa được phục hồi.
Bí ẩn ngôi mộ cổ gần 3.000 năm dưới lòng đất, có thể chứa kho báu khổng lồ - Ảnh 4.
Hình ảnh chiến binh Scythia trên lưng ngựa. Ảnh minh họa
Nhà khảo cổ Caspari hy vọng, với khám phá mới về cổ mộ hơn 2.800 năm, các nhà nghiên cứu sẽ có thêm nhiều cơ hội để tìm hiểu về giai đoạn tiền sử Âu Á.
Mặc dù cổ mộ của vị Hoàng tử người Scythia nằm tại đầm lầy nên rất khó tiếp cận, nhưng nhiều khả năng những cổ vật quý gia bên trong vẫn còn nguyên vẹn.
Các nhà khảo cổ cho rằng những cổ vật này có thể giúp ích rất nhiều trong việc cung cấp những thông tin quý giá về tộc người bí ẩn Scythia.
Caspari cho biết: "Nếu may mắn thì chúng tôi có thể tìm thấy những bức chạm khắc bằng gỗ được bảo quản tốt, thảm bên dưới lớp đá, hoặc có thể là xác ướp đóng băng".
Bí ẩn ngôi mộ cổ gần 3.000 năm dưới lòng đất, có thể chứa kho báu khổng lồ - Ảnh 5.
Người Scythia được biết đến là những chiến binh thiện chiến và đáng sợ. Ảnh minh họa
Người Scythia là tộc người sống du mục, chuyên chăn thả gia súc, cưỡi ngựa. Họ từng thống trị các vùng thảo nguyên rộng lớn và nhiều đồng cỏ Âu Á trong suốt thời kỳ cổ đại từ khoảng thế kỷ 9 đến thế kỷ 1 trước Công nguyên.
Bí ẩn ngôi mộ cổ gần 3.000 năm dưới lòng đất, có thể chứa kho báu khổng lồ - Ảnh 6.
Tộc người Scythia đã xây dựng một nền văn hóa du mục và đế chế rộng lớn, nằm giữa Trung Quốc và Đông Âu. Ảnh: Wikipedia
Người Scythia được biết đến là những chiến binh đáng sợ nhưng cũng đầy bí ẩn.
Bài viết tham khảo các nguồn: Livescience, Dailymail
theo Helino


Bí mật mũi tên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Công nghệ “bậc thầy” thời cổ đại

Nguyễn Hằng |


Bí mật mũi tên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Công nghệ “bậc thầy” thời cổ đại
Một số loại vũ khí được tìm thấy trong lăng mộ. Ảnh: Pinterest

Vũ khí của đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một trong những bí ẩn lớn mà nhà khảo cổ học muốn giải mã, đặc biệt là cách chế tạo mũi tên có sức sát thương ghê gớm.



Phát hiện khảo cổ chấn động của thế kỷ 20
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng – vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1974 đã khiến toàn bộ giới khảo cổ học trên thế giới chấn động.
"Dư chấn" về phát hiện tầm cỡ nhất trong thế kỷ 20 còn chưa hết bất ngờ thì các nhà nghiên cứu lại tìm ra những dấu tích đắt giá trong lăng mộ Tần vương.
Trải qua hơn 40 năm không ngừng nỗ lực của nhóm các chuyên gia khảo cổ, hơn 8.000 bức tượng binh sĩ đất nung đã được hiển lộ sau hơn 2.000 năm "ngủ yên" và thực hiện sứ mệnh bảo vệ cho thế giới bên kia của hoàng đế Tần Thủy Hoàng.
Bí mật mũi tên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Công nghệ “bậc thầy” thời cổ đại - Ảnh 1.
Những bức tượng binh lính đất nung sống động như thật trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Internet
Tần Thủy Hoàng (210 – 259 trước Công nguyên) là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, có công thống nhất đất nước và có tầm ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử của quốc gia này. Ông để lại nhiều công trình khổng lồ, kỳ vĩ nhưng còn không ít nghi vấn cho hậu thế dù đã yên nghỉ hơn 2.000 năm qua.
Ngoài phát hiện bất ngờ về đội quân đất nung, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách làm cung nỏ, mũi tên độc đáo cho đội quân hào hùng, có 1-0-2 trên thế giới cách đây 2.000 năm.
Điều khiến các nhà khoa học, khảo cổ học bất ngờ đó là hầu hết tất cả những vũ khí trong lăng mộ hoành tráng bậc nhất trên thế giới đều được làm hoàn toàn thủ công qua các bàn tay, và sức sáng tạo tuyệt vời của những người thợ tài hoa lúc bấy giờ.
Theo đó, trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Antiquity, nhóm nghiên cứu tiết lộ rằng những người thợ thủ công đã chia ra thành nhiều nhóm nhỏ và chế tác tỉ mỉ từng vũ khí của binh lính đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng từ các mảnh đồng với nhiều kích cỡ khác nhau.
Bí mật mũi tên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Công nghệ “bậc thầy” thời cổ đại - Ảnh 3.
Cỗ xe tứ mã y như thật trong lăng mộ. Ảnh: Internet
Mọi thứ đều được làm cẩn thận, hoàn hảo và mang đậm dấu ấn của nhà Tần, triều đại bước ngoặt trong lịch sử Trung Quốc.
Bí mật mũi tên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Công nghệ “bậc thầy” thời cổ đại - Ảnh 4.
Quy mô khổng lồ của lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Việt hóa: Tùng Lê

Bí ẩn chế tác vũ khí của đội quân đất nung trong lăng mộ lớn nhất thế giới
Điều hấp dẫn và bí ẩn trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng là phát hiện đội quân đất nung lên đến hơn 8.000 người sống động như người thật. Chế tác tinh xảo, độc đáo trong từng chi tiết khiến nhiều người ngỡ ngàng như "lạc" vào thế giới cổ đại hơn 2.000 năm trước.
Dù chịu tác động bào mòn qua thời gian dài hàng nghìn năm, nhưng những vũ khí của đội quân đất nung trong lăng mộ vẫn rất sắc bén và có sức sát thương lớn. Theo các nhà khảo cổ học, có khoảng hơn 40.000 vũ khí bằng đồng được trang bị cho các chiến binh trong lăng mộ.
Chúng không phải là các đồ tạo tác mô phỏng hay trang trí mà được làm hoàn toàn bằng đồ thật.
Bí mật mũi tên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Công nghệ “bậc thầy” thời cổ đại - Ảnh 6.
Những mũi tên bằng đồng sắc bén, có thể giết chết kẻ địch chỉ với một lần bắn. Ảnh: Pinterest
Theo đó, các nhà khoa học phát hiện những mũi tên được trang bị cho đội quân bảo vệ giấc ngủ của hoàng đế ở thế giới bên kia thậm chí còn có thể xuyên thủng áo giáp và giết chết kẻ địch chỉ với duy nhất một lần bắn.
Cách thức chế tác những mũi tên "hiểm hóc" này cũng rất tinh xảo. Theo đó, mũi tên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đều được làm bằng đồng và được mạ một lớp chống gỉ sét ở bên ngoài. Trải qua hơn 2.000 năm trong lòng đất, những mũi tên vẫn sáng loáng và có sức sát thương đáng kinh ngạc.
Ngoài những mũi tên sắc bén, các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều vũ khí thông dụng và phổ biến thời nhà Tần như đao, kiếm, cung nỏ, giáo mác, ...hay thậm chí là máy bắn tên tự động, máy bắn tầm gần, tầm xa.
Bí mật mũi tên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Công nghệ “bậc thầy” thời cổ đại - Ảnh 7.
Cung tên còn gần như nguyên vẹn trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Ancientorigins
Bí mật mũi tên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Công nghệ “bậc thầy” thời cổ đại - Ảnh 8.
Trong lăng mộ, thậm chí còn có máy bắn tên tự động. Ảnh minh họa
Điều này chứng tỏ trình độ chế tạo vũ khí rất siêu việt ở nhà Tần và khoảng thời gian hoàng đế Tần Thủy Hoàng cai trị, quốc gia này lại lớn mạnh và phát triển đến vậy.
Việc bố trí và thiết lập một đội quân đất nung quy mô trong lăng mộ yên nghỉ, chứng tỏ Tần Thủy Hoàng rất chú trọng đến quân đội và lực lượng bảo vệ ông sang thế giới bên kia.
Mặc dù chỉ là những bức tượng đất nung, nhưng đội quân đặc biệt trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng được trang bị những vũ khí thuộc hàng hiện đại và tối tân nhất vào thời điểm đó.
Ngay từ khi lên ngôi năm 13 tuổi (vào năm 246 trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh xây dựng lăng mộ của mình ở gần thành phố Tây An, Trung Quốc.
Quá trình xây dựng kéo dài 36 năm, huy động một lực lượng người và của khổng lồ, Tần Thủy Hoàng đã được an táng trong lăng mộ "vương giả" ngay khi nó vừa được hoàn thành vào năm 210 trước Công nguyên.
Bí mật mũi tên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Công nghệ “bậc thầy” thời cổ đại - Ảnh 9.
Đội quân đất nung đều được trang bị vũ khí hiện đại nhất lúc bấy giờ. Ảnh minh họa
Dù rất cố gắng, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể giải mã hết bí ẩn trong lăng mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Thậm chí, ngay cả đội quân đất nung và vũ khí của họ vẫn còn là một ẩn số mà các chuyên gia chưa khám phá được hết.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm ở chân núi Ly Sơn, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Quần thể lăng mộ rộng lớn với hàng nghìn bức tượng binh sĩ đất nung thu hút rất đông khách du lịch và những người đam mê khảo cổ.
Công trình kỳ vĩ này vẫn còn là một bí ẩn lớn đối với hậu thế.
Bí mật mũi tên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Công nghệ “bậc thầy” thời cổ đại - Ảnh 10.
Quá nhiều bí ẩn, Tần Thủy Hoàng và lăng mộ khổng lồ vẫn còn là một nghi vấn lớn đối với hậu thế. Ảnh minh họa.
Bài viết tham khảo nhiều nguồn: Livescience, Nationalgeographic, Ancientorigins
theo Trí Thức Trẻ


Các nhà khoa học chế tạo robot thám hiểm căn phòng bí ẩn trong kim tự tháp Giza 4.500 tuổi

Nguyễn Hằng |


Các nhà khoa học chế tạo robot thám hiểm căn phòng bí ẩn trong kim tự tháp Giza 4.500 tuổi
Loại robot thăm dò có thể khám phá bí ẩn của Đại kim tự tháp Giza. Ảnh minh họa

Loại robot mới trông giống khí cầu nhỏ có thể sẽ “dễ dàng” thăm dò căn phòng bí ẩn ở sâu bên trong kim tự tháp Giza 4.500 năm tuổi ở Ai Cập.



Cụ thể, các nhà khoa học đang xây dựng và chế tạo một loại robot thăm dò, với hình dạng giống như khí cầu nhỏ, có thể thâm nhập vào công trình Đại kim tự tháp Giza bí ẩn thông qua lỗ khoan rộng 3,5 cm trên tường.
Theo đó, sau khi phồng lên ở bên trong phòng chứa, robot nhỏ có dạng như drone (máy bay không người lái) sẽ di chuyển giống như một khí cầu nhỏ để khám phá các khu vực khó tiếp cận, đồng thời hạn chế những hư hại ở mức tối đa đối với các đồ vật tạo tác hoặc cấu trúc ẩn ở bên trong.
Dự án được tiến hành do ScanPuramids, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra căn phòng bí ẩn bên trong Đại kim tự tháp Giza, bao gồm các kỹ sư từ Đại học Cairo và Viện HIP ở Florida (Mỹ).
Các nhà khoa học chế tạo robot thám hiểm căn phòng bí ẩn trong kim tự tháp Giza 4.500 tuổi - Ảnh 1.
Căn phòng bí ẩn trong Đại kim tự tháp Giza rộng khoảng 30m, cao 70m. Ảnh: SWNS
Tiến sĩ Jean-Baptiste Mouret, trưởng nhóm nghiên cứu dự án, chia sẻ với Digital Trends:
"Thách thức chính của dự án là đưa vừa một robot thăm dò hoàn chỉnh vào một lỗ nhỏ nhất có thể. Điều này rất quan trọng vì chúng tôi muốn để lại dấu vết ít nhất có thể. Chúng tôi gọi đó là "công nghệ robot ít xâm phạm".
Các nhà khoa học chế tạo robot thám hiểm căn phòng bí ẩn trong kim tự tháp Giza 4.500 tuổi - Ảnh 2.
Robot thăm dò kim tự tháp có hình dạng giống khí cầu nhỏ. Ảnh: INRIA
Các nhà khoa học chế tạo robot thám hiểm căn phòng bí ẩn trong kim tự tháp Giza 4.500 tuổi - Ảnh 3.
Thiết bị đặc biệt được tạo thành từ hai robot. Ảnh: INRIA
Thiết bị được tạo thành từ hai robot, trong đó một cỗ máy hình ống được trang bị camera có độ phân giải cao và một dụng cụ khám phá thăm dò cấu trúc thông qua khí cầu nhỏ có thể phồng lên.
Theo kế hoạch, sau khi robot đầu tiên hoàn thành việc chụp ảnh bao quát để kiểm tra căn phòng trong kim tự tháp có đáng khám phá hay không, thì phương tiện máy bay không người lái mới được đẩy qua lỗ khoan nhỏ và tự phồng lên ở bên trong phòng.
Các nhà khoa học chế tạo robot thám hiểm căn phòng bí ẩn trong kim tự tháp Giza 4.500 tuổi - Ảnh 4.
Mô phỏng hoạt động của robot thăm dò kim tự tháp. Việt hóa: Nguyễn Hằng
Được trang bị một loạt cảm biến và máy ảnh, thiết bị điều khiển từ xa này có thể thu thập dữ liệu, chụp ảnh hoặc quay phim mà không gây tổn hại cho công trình cổ đại này.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, dụng cụ thăm dò trôi nổi sẽ quay lại vị trí, xẹp hơi và tự thu gọn kích thước vào trong ống.
Dự án này có vẻ rất khả thi. Tuy nhiên, hiện tại, robot đặc biệt đang được các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu Inria và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp có trụ sở ở Paris phát triển.
Các nhà khoa học chế tạo robot thám hiểm căn phòng bí ẩn trong kim tự tháp Giza 4.500 tuổi - Ảnh 6.
Nhóm nghiên cứu sử dụng công nghệ quét tia X để khám phá căn phòng trong Đại kim tự tháp Giza. Ảnh: SWNS
Nhóm nghiên cứu chia sẻ, con robot nổi sẽ nhanh hơn và dễ điều khiển hơn so với các máy thăm dò trên mặt đất vì nó không cần phải định hướng để tránh "vật cản" như cầu thang, các hòn đá hay mảnh vụn rơi xuống.
Hơn nữa, với khả năng căng phồng, thiết bị thăm dò này sẽ ít có khả năng làm hỏng hay hư hại khi va chạm so với các loại máy bay không người lái khác.
Tiến sĩ Mouret chia sẻ, hiện tại chưa có mốc thời gian cụ thể cho việc triển khai sử dụng robot thăm dò ở bên trong Đại kim tự tháp Giza. Đặc biệt, khi tiến hành đưa robot vào bên trong di tích khảo cổ quan trọng này, nhóm nghiên cứu cần phải có giấy phép của Bộ Cổ Ai Cập.
Dự án này được kỳ vọng là sẽ góp phần hé mở bí ẩn bên trong căn phòng "giấu mặt" ở Đại kim tự tháp Giza huyền bí.
Các nhà khoa học chế tạo robot thám hiểm căn phòng bí ẩn trong kim tự tháp Giza 4.500 tuổi - Ảnh 7.
Các nhà khoa học hy vọng dự án này có thể hé mở bí ẩn của Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập. Ảnh: SWNS
Những khám phá bí ẩn không ngừng trong kim tự tháp Giza
Trước dự án đột phá này, vào tháng 11/2017, một nhóm các chuyên gia nghiên cứu quốc tế đã phát hiện thấy căn phòng dài khoảng 30 mét nằm bên trên hành lang Grand Gallery sâu bên trong Đại kim tự tháp Giza của Ai Cập.
Các nhà khoa học chế tạo robot thám hiểm căn phòng bí ẩn trong kim tự tháp Giza 4.500 tuổi - Ảnh 8.
Công nghệ chụp ảnh bằng tia vũ trụ giúp phát hiện ra căn phòng bí ẩn trong Đại kim tự tháp Giza. Ảnh: ScanPyramids mission
Khám phá bất ngờ này là kết quả từ việc sử dụng công nghệ chụp ảnh bằng tia vũ trụ, trong đó các hạt hạ nguyên tử rơi tự nhiên từ không trung được sử dụng để thiết lập bản đồ các tòa nhà như quét tia X.
Hiện tại, các nhà khoa học hy vọng có thể sử dụng một loại robot mới, có khả năng thâm nhập sâu vào bên trong và ít gây hư hại để khám phá nguyên nhân xây dựng căn phòng bí ẩn trong Đại kim tự tháp Giza 4.500 tuổi ở Ai Cập.
Bài viết tham khảo các nguồn: Dailymail, TheSun
theo Helino

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét