Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

PHẢN DÂN HẠI NƯỚC 20 (Bè lũ tư sản đỏ)

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.

                                   

                                                           Vì Nhân dân quên mình
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng.
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. 
-Phải loại bỏ khỏi đội ngũ những kẻ mà lòng tham đã nhấn chìm hoàn toàn đức tính thiêng liêng nhất của một con người: lòng nhân ái, và lời thề số một của một đảng viên cộng sản: "Vì Nhân dân quên mình"! 


Tự Nguyện - Trọng Tấn

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Con đường khiến Chánh thanh tra bộ TT&TT vướng vào đường dây đánh bạc nghìn tỷ





Bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ do tiếp tay cho đường dây đánh bạc nghìn tỷ, Chánh Thanh tra bộ TT&TT Đặng Anh Tuấn có thể đối mặt mức án cao nhất lên tới 15 năm tù.

Quá trình mở rộng điều tra giai đoạn 2 vụ án Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam và đồng phạm phạm tội Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, Tổ chức đánh bạc, Đánh bạc, Mua bán trái phép hóa đơn, Rửa tiền và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành, cơ quan ANĐT Công an tỉnh Phú Thọ vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đặng Anh Tuấn (SN 1970), trú tại phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội).
Góc nhìn luật gia - Con đường khiến Chánh thanh tra bộ TT&TT vướng vào đường dây đánh bạc nghìn tỷ

Ông Đặng Anh Tuấn - Chánh thanh tra bộ TT&TT.

Được biết, ông Tuấn là Chánh thanh tra bộ TTT&TT bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, tại Điều 356 - Bộ luật Hình sự năm 2015 vì liên quan tới đường dây tổ chức đánh bạc gần 10.000 tỷ đồng do hai cựu tướng Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa bảo kê.
Luật sư Nguyễn Bá Ngà (đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết: Theo quy định tại Điều 356, BLHS năm 2015 thì: Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Trường hợp phạm tội có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Như vậy, với tội danh bị khởi tố, ông Đặng Anh Tuấn có thể phải đối mặt với mức án thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm; mức án cao nhất mà ông này có thể phải đối mặt lên tới 15 năm tù.
Về hành vi phạm tội của Chánh Thanh tra bộ TTTT, cơ quan ANĐT - Công an tỉnh Phú Thọ bước đầu xác định, tháng 10/2016, Bộ trưởng bộ TT&TT ký quyết định số 1718 về việc “Thành lập đoàn kiểm tra xác minh việc chấp hành quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet” tại một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.
Quá trình làm việc, đoàn kiểm tra phát hiện Công ty TNHH đầu tư phát triển An ninh công nghệ cao (Công ty CNC) do Nguyễn Văn Dương điều hành, đang hoạt động tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng Internet dưới hình thức game bài Tip.Club. Đoàn kiểm tra sau đó đã đề xuất biện pháp xử lý.
Tuy nhiên, ông Đặng Anh Tuấn đã lợi dụng chức vụ là Chánh thanh tra-bộ TT&TT dù không phải thành viên đoàn kiểm tra nhưng đã ký phiếu trình số 63/Ptr-Ttra đề xuất Bộ cho dừng hoạt động của đoàn kiểm tra mà không có kết luận xử lý. Đồng thời, không tham mưu để Bộ trưởng chỉ đạo xử lý theo đề xuất của đoàn kiểm tra.
Việc này dẫn đến hoạt động của game bài Tip.Club không được ngăn chặn xử lý kịp thời, để các đối tượng tiếp tục phạm tội trong thời gian dài, thu lời bất chính đặc biệt lớn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, lợi ích vật chất của Nhà nước và tình hình trật tự xã hội, gây dư luận xấu trong nhân dân.
Cơ quan ANĐT - Công an tỉnh Phú Thọ cũng thông tin đã khám xét chỗ ở và nơi làm việc của bị can Đặng Anh Tuấn để thu thập tài liệu, chứng cứ mở rộng điều tra vụ án.

Đề nghị truy tố cựu thứ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội

Dân trí Ông Lê Bạch Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH), nguyên Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cùng 5 bị can khác bị đề nghị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
>>Bắt tạm giam nguyên Thứ trưởng, Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội

Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa có kết luận điều tra vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam; Công ty Cho thuê tài chính II (Công ty ALC II) và một số đơn vị có liên quan khác.
Đồng thời, đơn vị đã chuyển hồ sơ vụ án đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) Tối cao truy tố 6 bị can, gồm: Nguyễn Phước Tường, nguyên Trưởng ban Kế hoạch - Tài chính, BHXH Việt Nam; Lê Bạch Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, nguyên Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam; Nguyễn Huy Ban, nguyên Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam; Trần Tiến Vỹ, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Ban Kế hoạch – Tài chính, BHXH Việt Nam; Hoàng Hà, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Ban Kế hoạch – Tài chính, BHXH Việt Nam về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; Trần Thanh Thủy, nguyên chuyên viên Phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Ban Kế hoạch – Tài chính, BHXH Việt Nam về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.







Đề nghị truy tố cựu thứ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội - 1
Ông Lê Bạch Hồng (Ảnh: Tiền Phong).
Ông Lê Bạch Hồng giữ chức Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội trong thời gian từ năm 2005-2008. Cuối năm 2008, ông được Thủ tướng quyết định giữ chức Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đến tháng 3/2014 nghỉ hưu.
Theo báo cáo kiểm toán của Nhà nước, năm 2011, BHXH Việt Nam đã cho vay vượt hạn mức bảo lãnh tại Công ty ALC II do Vũ Quốc Hảo làm Tổng Giám đốc, tổng dư nợ lên tới hơn 1.000 tỷ đồng. Theo quy định, BHXH Việt Nam chỉ được cho phép các ngân hàng thương mại của Nhà nước vay vốn.
Đến năm 2015, khi kiểm tra và đối chiếu biên bản làm việc trước đó thì việc thu hồi công nợ của BHXH Việt Nam tại Công ty ALC II, kiểm toán Nhà nước thấy, việc thu hồi nợ cả gốc và lãi chưa tiến triển. Đến cuối tháng 12/2015, BHXH Việt Nam chưa thu hồi được hết nợ gốc và lãi của Công ty ALC II với số tiền 769 tỷ đồng vốn quá hạn và 735 tỷ đồng tiền lãi. Nguyên nhân là do Công ty ALC II không có khả năng trả nợ. Tính đến nay, cộng cả gốc và lãi là hơn 1.700 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ án này, từ năm 2012, ông Lê Bạch Hồng đã bị khiển trách về Đảng… Đến tháng 12/2012, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XI đã nêu rõ ông Hồng không chỉ đạo, đề xuất báo cáo Ban Cán sự Đảng thực hiện việc bổ sung, sửa đổi quy chế làm việc của Ban cán sự Đảng cho phù hợp chức năng, nhiệm vụ, không chấp hành đúng quy chế làm việc của Ban Cán sự Đảng. Ông Hồng báo cáo số kết dư quỹ Bảo hiểm y tế năm 2010 không đúng chế độ quản lý tài chính, chưa nghiêm túc trong chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân, có khuyết điểm trong việc cho vay tiền không đúng… Với những sai phạm nêu trên, ông Hồng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương khiển trách về Đảng, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thi hành kỷ luật về chính quyền.
Vụ án ông Lê Bạch Hồng nằm trong giai đoạn điều tra mở rộng vụ án ALC II, do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo.
Nguyễn Dương

Tư lệnh Quân khu 9 bị cảnh cáo

Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy, Tư lệnh Quân khu 9, đã buông lỏng lãnh đạo, để xảy ra vi phạm trong quản lý, sử dụng đất tại Sư đoàn 8.






Tại kỳ họp thứ 35 (ngày 24-26/4), Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét kỷ luật trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy, Phó bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu 9 và đại tá Trương Thanh Nam, Đảng ủy viên, Phó tham mưu trưởng Quân khu 9, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 8, Quân khu 9.
Cơ quan kiểm tra Trung ương xác định, trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy và đại tá Trương Thanh Nam đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, để xảy ra vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, sử dụng đất tại Sư đoàn 8, để nhiều tổ chức Đảng và đảng viên liên quan bị kỷ luật.
Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định cách tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Trương Thanh Nam và cảnh cáo ông Nguyễn Hoàng Thủy.
Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy trước khi giữ chức Tư lệnh Quân khu 9 từng là Phó tham mưu trưởng Quân khu 9, Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 9. Ông được thăng quân hàm trung tướng năm 2015.
Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy, Tư lệnh Quân khu 9. Ảnh: PLO
Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy, Tư lệnh Quân khu 9. Ảnh: PLO
Tại kỳ họp thứ 35, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng kết luận Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông Vận tải, nguyên Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Viết Muôn đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra, để xảy ra nhiều vi phạm trong thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải.
Cơ quan kiểm tra Trung ương cũng xem xét kỷ luật nhiều sĩ quan cấp cao của Quân chủng Hải quân; xem xét kỷ luật Ban thường vụ Huyện ủy Ba Vì (Hà Nội). Các sai phạm chủ yếu là thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, để xảy ra vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất.
Ngoài ra, cơ quan kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Bá Cảnh, Thành ủy viên, Phó trưởng Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng.
Hoàng Thùy

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh bị xem xét kỷ luật


Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh bị xem xét kỷ luật
(PL)- Ông Vũ Văn Ninh được xác định đã có vi phạm, khuyết điểm trong việc quyết định chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT.
Chiều 5-5, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT TƯ) ra thông báo kỳ họp thứ 35. Theo đó, UBKT TƯ đề nghị xem xét kỷ luật, thi hành kỷ luật hàng loạt nguyên cán bộ cấp cao, cán bộ đang công tác, tướng lĩnh quân đội...
Ông Vũ Văn Ninh vi phạm trong cổ phần hóa ở Bộ GTVT
Theo UBKT TƯ, Ban cán sự đảng (BCSĐ) Bộ GTVT đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT.
Để xảy ra điều này, nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Bộ trưởng Đinh La Thăng (đã bị khai trừ ra khỏi Đảng và đang chấp hành hình phạt tù) chịu trách nhiệm chính và trách nhiệm người đứng đầu. Cá nhân ông Thăng vi phạm rất nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc và trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Cùng với đó, các ủy viên BCSĐ, thứ trưởng gồm: ông Nguyễn Hồng Trường, ông Nguyễn Văn Công, ông Nguyễn Ngọc Đông và ông Nguyễn Nhật cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Đặc biệt, UBKT TƯ cho rằng ông Vũ Văn Ninh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, đã có vi phạm, khuyết điểm trong việc quyết định chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT.
Ngoài ra, ông Phạm Viết Muôn, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cũng có vi phạm, khuyết điểm trong việc tham mưu cho lãnh đạo Chính phủ về chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT.
“Vi phạm của BCSĐ Bộ GTVT và các đồng chí nêu trên đã gây thất thoát lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và ngành GTVT, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật” - thông cáo của UBKT TƯ nhấn mạnh.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh bị xem xét kỷ luật - ảnh 1
Ông Vũ Văn Ninh, nguyên Phó Thủ tướng. Ảnh: TTXVN. Đô đốc Nguyễn Văn Hiến. Ảnh: dangcongsan.vn
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh bị xem xét kỷ luật - ảnh 2
Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn, một trong những doanh nghiệp được cổ phần hóa có hàng loạt vi phạm.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến chịu trách nhiệm về quản lý đất quốc phòng
Liên quan đến những dấu hiệu vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng, UBKT TƯ nhận định cơ quan này đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng, để một số cán bộ, đảng viên trong quân chủng bị xử lý hình sự.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, trong thời gian giữ cương vị phó bí thư Đảng ủy, tư lệnh quân chủng cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy; chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của quân chủng và trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng.
Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy quân chủng, chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy quân chủng.
Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Phó Tư lệnh quân chủng, cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của quân chủng và trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng.
“Vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy quân chủng Hải quân và các đồng chí nêu trên đã gây thiệt hại lớn về tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và quân đội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật” - thông cáo của UBKT TƯ nêu rõ.
Cảnh cáo Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy
Đáng chú ý, UBKT TƯ cũng đã xem xét, thi hành kỷ luật đối với hai lãnh đạo Quân khu 9 là Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu 9 và Đại tá Trương Thanh Nam, Đảng ủy viên, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 9, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 8, Quân khu 9.
Theo đó, Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy và Đại tá Trương Thanh Nam đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, để xảy ra vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, sử dụng đất tại Sư đoàn 8, để nhiều tổ chức Đảng và đảng viên liên quan bị xử lý kỷ luật.
“Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT TƯ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách tất cả chức vụ trong Đảng đối với đồng chí Trương Thanh Nam và cảnh cáo đối với đồng chí Nguyễn Hoàng Thủy” - bản thông cáo báo chí viết.
Đề nghị kỷ luật ông Nguyễn Bá Cảnh
Cũng tại kỳ họp này, UBKT TƯ đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Bá Cảnh, Thành ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng.
Theo UBKT TƯ, ông Cảnh đã vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm và các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Trước đó, Thành ủy Đà Nẵng đã làm quy trình đề nghị hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Bá Cảnh. Ông Cảnh được xác định vi phạm Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình, vi phạm quy định của Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
Với đa số phiếu đồng ý, Thành ủy Đà Nẵng thống nhất đề nghị cách tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Cảnh.
TUYẾN PHAN

Cử tri TP.HCM bức xúc về cách kỷ luật đối với ông Tất Thành Cang





Việc ông Tất Thành Cang vừa bị kỷ luật, cách hết các chức vụ quan trọng rồi lại được phân công giữ chức vụ mới đã khiến cử tri bức xúc.
Chiều 7/5, tổ đại biểu Quốc hội đơn vị số 7 của TP.HCM tiếp xúc cử tri quận 9 trước kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV.
3 đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm - nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM, Phan Nguyễn Như Khuê - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM và bà Trịnh Ngọc Thúy - Phó chánh án TAND TP.HCM lắng nghe nhiều ý kiến của cử tri.
Cu tri TP.HCM buc xuc ve cach ky luat doi voi ong Tat Thanh Cang hinh anh 1
Cử tri Nguyễn Thị Dung lo ngại về sự bao che, nể nang khi kỷ luật cán bộ. Ảnh: Sỹ Đông.
Cử tri Nguyễn Thị Dung (phường Tăng Nhơn Phú A) bày tỏ quan điểm về cách xử lý sai phạm của lãnh đạo TP.HCM đối với ông Tất Thành Cang - nguyên Phó bí thư Thành ủy.
Theo bà Dung, sai phạm của ông Cang xảy ra trong một thời gian dài, mức độ lớn, phạm vi rộng. Đặc biệt là sai phạm trong phê duyệt đầu tư 4 tuyến đường ở Thủ Thiêm từ khi ông Cang còn là Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM. Nữ cử tri đánh giá có sự nể nang, bao che, xuê xoa.
Cu tri TP.HCM buc xuc ve cach ky luat doi voi ong Tat Thanh Cang hinh anh 2
Các đại biểu lắng nghe ý kiến của cử tri đóng góp trước kỳ họp Quốc hội. Ảnh: Sỹ Đông.
Chưa kể, sau khi bị cắt hết nhiều chức vụ quan trọng thì mới đây, ông Cang lại được phân công giữ chức Phó ban thường trực Ban chỉ đạo công trình lịch sử TP.HCM càng khiến cử tri bức xúc.
"Liệu còn lãnh đạo cấp cao nào của thành phố vi phạm mà chưa được đưa ra ánh sáng? Tới đây, Thành ủy TP sẽ tiếp tục đấu tranh với các đồng chí của mình như thế nào để tìm sai phạm, hay tiếp tục chờ báo chí phanh phui và thanh tra Trung ương vào cuộc", bà Dung đặt câu hỏi.
Trả lời cử tri về việc xử lý sai phạm ông Tất Thành Cang, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm cho hay không phải báo chí phản ánh trước rồi Thành ủy mới vào cuộc kiểm tra.
Theo bà Tâm, qua công tác kiểm tra của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đã phát hiện có dấu hiệu vi phạm của ông Tất Thành Cang và báo cáo Bí thư Thành ủy. Sau đó, Bí thư Thành ủy chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy kiểm tra, làm rõ vấn đề này.
Tiếp đó, báo chí mới phát hiện và thông tin, không có chuyện báo chí phát hiện rồi Thành ủy mới vào cuộc xử lý.
Nhiều cử tri đề cập đến chuyện gian lận thi cử, đạo đức xuống cấp và tội phạm ma túy trong thời gian gần đây. Còn ở quận 9, các cử tri bức xúc trước tình trạng quy hoạch treo, bồi thường thấp cũng như ùn tắc giao thông và ngập nước chưa được giải quyết rốt ráo.
Ông Phan Nguyễn Như Khuê, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, đánh giá các vấn đề cử tri đặt ra như tội phạm ma túy, nâng điểm, tai nạn giao thông... là vấn đề thời sự. Dẫn chứng chuyện gian lận thi cử, ông Khuê cho rằng nếu không thi cử nghiêm túc thì sẽ tạo ra giá trị giả, khi đó chất lượng giáo dục sẽ đi về đâu.
Về tội phạm ma túy coi TP.HCM như điểm trung chuyển, ông Khuê lo ngại nếu một số lượng nhỏ ma túy bị bắt ở TP.HCM vừa rồi mà tuồn ra thị trường thì công tác phòng chống tội phạm ma túy sẽ rất nan giải.




'Phụ huynh có con được nâng điểm phải bị xử lý' Chiều 7/5, tại buổi tiếp xúc ở quận 9, cử tri đã chất vấn đại biểu Quốc hội của TP.HCM về việc xử lý các phụ huynh có con được nâng điểm trong bê bối gian lận điểm thi.

Cử tri bức xúc tình trạng 'chạy điểm' của các thí sinh 'con ông cháu cha'

0 Thanh Niên Online
Cử tri bức xúc trước tình trạng chạy điểm của các thí sinh 'con ông cháu cha' và nói: 'Đất nước không thiếu người tài, chẳng qua họ bị người khác khác lấy vị trí của mình mà thôi'.
Cử tri phát biểu ý kiến
Ảnh: Trác Rin
Chiều 7.5, tại Nhà thiếu nhi Q.9, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM (đơn vị số 7) tiếp xúc cử tri Q.9 để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 14 sắp diễn ra.
Các đại biểu gồm bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM; ông Phan Nguyễn Như Khuê, Phó đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM; bà Trịnh Ngọc Thúy, Phó chánh án TAND TP.HCM.




Cử tri bức xúc tình trạng 'chạy điểm' của các thí sinh 'con ông cháu cha' - ảnh 1
Các thành viên trong Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM
ẢNH: TRÁC RIN
Trong cuộc tiếp xúc, nhiều cử tri nêu các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai; phòng chống tham nhũng; "chạy" điểm trong các kỳ thi THPT




Cử tri bức xúc tình trạng 'chạy điểm' của các thí sinh 'con ông cháu cha' - ảnh 2
Cử tri phát biểu ý kiến
ẢNH: TRÁC RIN

Cử tri Nguyễn Thị Nhung (P.Tăng Nhơn Phú A) đề nghị TP.HCM tiếp tục điều tra, xử lý nghiêm những cán bộ tham nhũng, vi phạm pháp luật. Cử tri Nhung nhắc lại những tiêu cực trong gian lận thi cử; chạy điểm được phanh phui ở các tỉnh Hòa Bình, Sơn La…
“Phải điều tra cho rõ ai là người chạy điểm cho con các vị cán bộ”, bà Nhung kiến nghị và khẳng định, đất nước ta không thiếu người tài, mà chẳng qua họ bị những người “bất tài” lấy mất vị trí của mình mà thôi.

Xem xét kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh



Xem xét kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh
(PLO)- Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cùng ông Đinh La Thăng và nhiều lãnh đạo Bộ GTVT đã có vi phạm, gây thất thoát lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và ngành GTVT.
Từ ngày 24 đến 26-4-2019, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 35, trong đó có nội dung kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban cán sự đảng (BCSĐ) Bộ GTVT đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT.
Nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Bộ trưởng Đinh La Thăng (đã bị khai trừ ra khỏi Đảng và đang chấp hành hình phạt tù) chịu trách nhiệm chính và trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ và Bộ GTVT. Cá nhân ông Đinh La Thăng vi phạm rất nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc và trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Các Ủy viên BCSĐ, Thứ trưởng gồm: Nguyễn Hồng Trường, Nguyễn Văn Công, Nguyễn Ngọc Đông và Nguyễn Nhật cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Đặc biệt, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận ông Vũ Văn Ninh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ có vi phạm, khuyết điểm trong việc quyết định chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT.
Ngoài ra, ông Phạm Viết Muôn, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có vi phạm, khuyết điểm trong việc tham mưu cho lãnh đạo Chính phủ về chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định vi phạm của BCSĐ Bộ GTVT và các cán bộ nêu trên đã gây thất thoát lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và ngành GTVT, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.
Để xảy ra các vi phạm, khuyết điểm nêu trên có trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ GTVT và Văn phòng Chính phủ. UBKT Trung ương yêu cầu các tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân liên quan.
T.PHAN

Cảnh cáo Bí thư và Chủ tịch huyện Ba Vì liên quan đến đất đai



Cảnh cáo Bí thư và Chủ tịch huyện Ba Vì liên quan đến đất đai
(PLO)- Ủy ban Kiểm tra trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện Ba Vì, Hà Nội.
Tại kỳ họp thứ 35, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì (Hà Nội) và các cá nhân liên quan về các vi phạm, khuyết điểm đã được kết luận tại kỳ họp 34.
Cảnh cáo Bí thư và Chủ tịch huyện Ba Vì liên quan đến đất đai - ảnh 1
Ủy ban Kiểm tra trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện Ba Vì, Hà Nội. Trong ảnh là khu biệt thự Điền Viên Thôn, xây dựng không phép ở Ba Vì. Ảnh: TUỔI TRẺ
Theo đó, xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Hà Xuân Hưng, Bí thư Huyện ủy và ông Bạch Công Tiến, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; khiển trách đối với ông Nguyễn Văn Hà, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Ba Vì.
Ủy ban Kiểm tra trung ương cũng đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020.
Ads by AdAsia
Trước đó, tại kỳ họp thứ 34, Ủy ban Kiểm tra trung ương nhận định Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, trong quản lý, sử dụng đất đai, quản lý trật tự xây dựng, thực hiện các dự án, công trình trên địa bàn huyện; chấp hành không nghiêm kết luận thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo của Thường trực Thành ủy Hà Nội.
Ông Hà Xuân Hưng, Bí thư Huyện ủy; Hoàng Thanh Vân, nguyên Thành ủy viên, nguyên Bí thư Huyện ủy; Bạch Công Tiến, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện.
Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Hà, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Nguyễn Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện; Nguyễn Đình Dần, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện; Nguyễn Thế Hà, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện và chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
“Vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì trong các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 và các đồng chí nêu trên là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật” - Ủy ban Kiểm tra trung ương nêu.
Cảnh cáo trưởng phòng TN&MT TP Hòa Bình
Cũng theo Ủy ban Kiểm tra trung ương, trong thời gian giữ chức vụ Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng TN&MT TP Hòa Bình (Hòa Bình), ông Nguyễn Quang Dũng đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giát sát, để xảy ra một số vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai. Cá nhân đồng chí trực tiếp tham mưu và ký một số tờ trình đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vi phạm quy định pháp luật đất đai và quy hoạch đô thị.
Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Uỷ ban Kiểm tra trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Quang Dũng.
T.PHAN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét