Thứ Năm, 9 tháng 5, 2019

CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 183

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Giật mình Việt kiều bị tạt...k,ế,t á.n chính anh tr,a,i mình

Chuyện về gã cảnh sát "biến chất" ở Mỹ (Kỳ 1): Vụ bắt cóc hụt

Pamela Sue Wells và Nancy Ellen Trotter đã rất may mắn khi còn sống. Cảnh sát đã nói như vậy sau này. Ngày 21.7.1972, hai thiếu nữ mới lần lượt 17 và 18 tuổi tìm cách vẫy nhờ xe ở Stuart, Florida, ngày thứ hai của các cô tại đây.

    Phó cảnh sát trưởng Gerard Schaefer dừng xe lại, ghi tên hai cô và nói rằng đi nhờ xe là phạm pháp ở Hạt Martin (điều hoàn toàn không đúng). Thay vào đó, Schaefer đưa họ trở về khu nhà nghỉ ven đường, và đề nghị chở hai cô gái trẻ ra bờ biển vào sáng hôm sau. Tin tưởng viên cảnh sát, Trotter và Wells đều đồng ý.
    Ngày hôm sau, viên phó cảnh sát trưởng giữ đúng lời hứa, tuy nhiên, thay vì lái xe đến bãi biển Jensen gần đó, Schaefer đưa họ đến đảo Hutchinson, gần đường cao tốc A1A, nói rằng muốn cho họ xem một pháo đài Tây Ban Nha. Tại đây, viên cảnh sát 26 tuổi bắt đầu đưa ra những lời lả lơi ong bướm, rồi bất ngờ rút súng, tuyên bố muốn bán họ làm nô lệ tình dục da trắng cho một băng nhóm xã hội đen nước ngoài. Bắt hai cô gái trẻ ra khỏi xe, hắn còng tay và bịt miệng họ, treo lên cây với thòng lọng ở cổ.
     chuyen ve ga canh sat "bien chat" o my (ky 1): vu bat coc hut hinh anh 1
    Gerard Schaefer khi bị bắt
    Schaefer bỏ đi, nói rằng sẽ sớm quay trở lại, nhưng ngay khi viên cảnh sát quay gót, hai cô gái đã tìm cách trốn thoát. Khi phát hiện hai thiếu nữ đã biến mất, Schaefer gọi điện cho sếp mình, cảnh sát trưởng Richard Crowder, nói: “Tôi đã làm điều ngu ngốc. Ông sẽ điên với tôi mất”. Theo Schaefer, hắn đã “làm quá” chức trách, với ý định dọa hai cô gái từ bỏ ý định đi nhờ xe nhằm tránh rủi ro. Crowder ra lệnh cho Schaefer trở lại đồn và đi tìm hai cô gái. Ông phát hiện họ vẫn bị còng khi từ rừng đi ra. Trở lại đồn cảnh sát, Crowder sa thải rồi bắt giữ Schaefer tại chỗ.
    Schaefer nộp 15.000 USD bảo lãnh tại ngoại và được trả tự do vào ngày 24.7. Đến tháng 11, Schaefer nhận một tội danh về xâm hại sức khỏe, trong khi các tội danh khác bị hủy bỏ. Tại phiên tòa kết án 3 ngày trước Giáng sinh, Thẩm phán D.C Smith khẳng định bị cáo Schaefer là “một gã ngốc”. Schaefer bị kết án 1 năm tù giam và 3 năm tù treo. Nếu thi hành án tốt trong tù, Schaefer có thể được phóng thích sau 6 tháng. Đến tháng 6 năm sau, Schaefer được tự do.
    Ở trong tù, Schaefer dành hầu hết thời gian để viết truyện. Emerson Floyd, một bạn tù của hắn trong 6 tuần đầu tiên, nhớ lại rằng dù không ai được phép xem các tác phẩm của hắn, song Schaefer thích đọc to các câu chuyện của mình. Floyd cho hay, chúng hầu hết đều rất tàn bạo, với nhiều chi tiết “dựng tóc gáy”. 2 tháng sau khi bị bắt trong vụ Trotter-Wells, ngày 27.9 hai cô gái khác là Susan Place, 17 tuổi, và Georgia Jessup, 16 tuổi, mất tích ở Fort Lauderdale. Cha mẹ Susan cho hay hai thiếu nữ này được nhìn thấy lần cuối ở nhà, rồi đi với một gã đàn ông nói tên mình Jerry Shepherd trên đường họ tới chơi guitar ở một bãi biển gần đó.
    Theo PV (PL&XH)

    Gã cảnh sát "biến chất" ở Mỹ (Kỳ 2): Biện hộ hời hợt

    Mẹ của Susan Place là Lucille bắt đầu nghi ngờ và viết lại số biển kiểm soát chiếc xe Datsun màu xanh của Shepherd.

      Không may là bà viết nhầm số đầu tiên là 4 (hạt Pinellas) thay vì 42 (hạt Martin), và phải 6 tháng sau Lucille mới nhận ra nhầm lẫn của mình. Manh mối mới đã đưa bà đến với Gerrard Schaefer. Ngày 25.3.1973, bà đến nhà tù hạt Martin mang theo ảnh con gái mình. Tuy nhiên, Schaefer chối bay chối biến mình từng thấy hai cô gái trẻ.
      Ngày 1.4.1973, một vài người đi bộ đã phát hiện xương người gần Blind Creek, trên đảo Hutchinson. Nghe được tin này, Schaefer đã xé nát những truyện ngắn của mình và ném đi tất cả. Hai nạn nhân tuổi teen được xác định danh tính dựa trên xét nghiệm răng vào ngày 5.4. Susan bị bắn vào hàm. Hiện trường vụ án cho thấy hai thiếu nữ đã “bị trói vào cây và bị chặt xẻ tại đây”. Schaefer là nghi can duy nhất trong vụ việc này.
       ga canh sat "bien chat" o my (ky 2): bien ho hoi hot hinh anh 1
      Kí họa “giết người” của Schaefer. Ảnh: TL
      Cảnh sát lục soát nhà mẹ Schaefer vào ngày 7.4. Các vật dụng bị tịch thu trong phòng của hắn gồm: Một chiếc ví của Susan Place; 3 miếng nữ trang của Leigh Bonadies, 25 tuổi, mất tích từ tháng 9.1969; hai mẩu răng và một cặp tóc ba lá của Belinda Hutchens, 22 tuổi, mất tích từ tháng 1.1972; một hộ chiếu, nhật kí và tập thơ của Collette Goodenough, 19 tuổi, được nhìn thấy lần cuối vào tháng 1.1973; bằng lái xe của Barbara Wilcox, 19 tuổi, người mất tích với Goodenough; một mảnh nữ trang của Mary Briscolina, 14 tuổi, mất tích với một bạn gái từ tháng 10.1972; một phong bì đề gửi cho "Jerry Shepherd"; 11 khẩu súng và 13 con dao; ảnh của nhiều phụ nữ không rõ danh tính và của Schaefer đang mặt quần lót phụ nữ; và hơn 100 trang viết tay và kí họa, mô tả chi tiết các vụ tra tấn và giết hại “gái điếm”.
      Lời giải thích của Schaefer là khá hời hợt. Số vũ khí của hắn hoàn toàn hợp pháp, đa số là vật lưu niệm. Lucille Place đã nhầm lẫn về chiếc ví của Susan, trên thực tế Schaefer đã mua nó trong chuyến du lịch tới Morocco năm 1970. Hắn “phát hiện” giấy tờ của Wilcox-Goodenough trong lúc tuần tra và giữ làm của riêng. Leigh Bonadies là hàng xóm cũ và đã cho Schaefer đồ trang sức của mình làm quà. “Các kế hoạch giết người” thuần túy chỉ là huyễn tưởng được viết ra theo yêu cầu của một nhà tâm lí đã điều trị cho Schaefer năm 1968. Về răng của Carmen Hallock, Schaefer cho rằng chúng có thể là do một bạn cùng phòng cũ của Schaefer để lại, người đã thú nhận với hắn về vụ giết người. Tuy nhiên các thám tử đã thẩm vấn người bạn này xóa bỏ mọi nghi vấn liên quan.
      Tuy nhiên, công tố viên Robert Stone không tin vào lời giải thích của Schaefer. Ngày 18.5, ông truy tố Schaefer 2 tội danh giết người, khẳng định với các PV rằng vụ án này có thể là “tội ác ghê tởm nhất trong lịch sử nước Mỹ”. Bị tạm giam thay vì nộp 200.000 USD bảo lãnh, Schaefer từ chối tiến hành kiểm tra bằng máy phát hiện nói dối. Thẩm phán yêu cầu đánh giá tâm thần của hắn và cả 4 bác sĩ tâm lí đều nhất trí rằng Schaefer hoàn toàn tỉnh táo để hầu tòa.
      Theo PV (PL&XH)

      Chuyện về gã cảnh sát “biến chất” ở Mỹ (Kỳ 3): Tuổi thơ không êm đẹp

      Phiên tòa diễn ra vào ngày 17.9.1973, các nạn nhân bị bắt cóc còn sống là Nancy Trotter và Pamela Wells xuất hiện tại tòa, xác nhận bị cáo Gerard Schaefer đã bắt cóc và trói họ lên cây.

      Luciclle Place cũng xuất hiện tại tòa, mô tả đêm cuối bà nhìn thấy con gái, rời nhà cùng với Schaefer và Georgia Jessup. Trong khi đó, 3 nhân chứng ngoại phạm đã làm chứng tại tòa rằng Schaefer đã ở nhà, ốm nằm giường vào đêm Jessup và Place mất tích. Tuy nhiên, đoàn bồi thẩm đã bác bỏ lời khai này.
      Bồi thẩm đoàn đã ra phán quyết kết tội Schaefer vào ngày 27.9. Đến ngày 4.10, thẩm phán Trowbridge đã ấn định mức hình phạt pháp lí cao nhất, theo đó Schaefer bị kết 2 bản án tù chung thân. Lúc này, câu hỏi được đặt ra là, dù tên quái vật đã bị bắt, song trên thực tế hắn đã giết bao nhiêu người? Gerard John Schaefer Jr., SN 25.3.1946 tại Wisconsin, là con cả trong gia đình và tự miêu tả mình là sản phẩm “bất hợp pháp” của một cuộc “hôn nhân cưỡng bức”.
       chuyen ve ga canh sat “bien chat” o my (ky 3): tuoi tho khong em dep hinh anh 1
      Hình ảnh hiện trường án mạng mà Gerard Schaefer thực hiện. Ảnh: TL
      Cha hắn làm nhân viên bán hàng cho Kimberly-Clark, rồi sớm chuyển gia đình đến khu ngoại ô Atlanta, Georgia. Tại đây, cậu bé Gerard học tốt tại Học viện Marist, một trường dòng. Dù nhiều người cho rằng cuộc sống đầu đời của Schaefer là “lí tưởng”, song Schaefer không cảm thấy như vậy. Hắn nhớ lại rằng cha mẹ mình “chưa bao giờ có quan hệ tốt”. Cha hắn rất nghiêm khắc, trong khi mẹ hắn luôn bênh con trong mọi trường hợp. Schaefer đã nghĩ đến cái chết.
      Ở tuổi 12, Schaefer “phát hiện” quần lót phụ nữ và bắt đầu thủ dâm khi mặc chúng. Hắn cũng bắt đầu các trò khổ dâm và huyễn tưởng đến việc làm đau người khác, đặc biệt là phụ nữ. Schaefer thừa nhận bị ám ảnh lớn với cái chết, đôi lúc đến mức “không biết đâu là thực tại, đâu là huyễn tưởng”. Năm 1960, nhà Schaefer chuyển đến Fort Lauderdale, Florida. Gerard Jr. gặp bạn gái Cindy, ở tuổi 14 và phát triển mối quan hệ trong 3 năm sau đó. Cả hai là người yêu, song Cindy chỉ hành động theo kịch bản, yêu cầu Schaefer xé quần áo và “cưỡng bức” cô ta mỗi lần hai bên quan hệ tình dục. Tuy nhiên, đến năm 1964, Cindy bỏ Gerard.
      Cùng ngày hôm đó, Schaefer bỏ vào rừng và chơi trò khổ dâm lần đầu tiên kể từ khi rời Georgia. Với bạn học, Schaefer là kẻ cô độc, kì cục và “lạc lõng”. Hầu hết thời gian, hắn thích săn bắn ở Everglades. Người hàng xóm Gary Hainline nhớ lại rằng Schaefer "thích bắn những thứ không thể ăn, như chim, cua". Thỉnh thoảng Schaefer chơi tennis với em gái của Gary, Leigh. Leigh Hainline nhiều hơn Schaefer hai tuổi, và đôi lúc hắn luẩn quẩn quanh nhà cô, thủ dâm khi cô thay quần áo. Haine không phải mục tiêu nữ duy nhất để “nhòm ngó” của Schaefer, song hắn đổ lỗi cho họ đã “làm hư hỏng” hắn, coi họ là “gái điếm”.
      (còn nữa)
      Theo PV (PL&XH)

      Chuyện về gã cảnh sát “biến chất” ở Mỹ (Kỳ 4): Đám cưới

      Mùa xuân 1964, Gerard Schaefer gặp thiếu nữ 17 tuổi Sandy Steward, tại một lớp học nhảy ở trường.

      Sandy sau này kể lại rằng Schaefer khi ấy như như một “gã trai lạ sáng chói” khiến cô tan chảy và trở thành người yêu đầu của cô. Schaefer đưa cô gái trẻ đi chơi ở Everglades, dường như ngạc nhiên khi Sandy không nỡ giết một con thú. Sandy nhận ở Schaefer một người tình nhạy cảm và đam mê. Schaefer tốt nghiệp vào tháng 6.1964, nhưng mối tình lãng mạn vẫn tiếp tục. Hắn đi du lịch cùng nhà Sandy và trở thành một phần trong gia đình cô gái. Lần đầu tiên, cuộc đời hắn tỏ ra thực sự bình yên, song tất cả hóa ra chỉ là giả trá.
      Bất chấp việc đang yêu Sanday Stewart, Schaefer cân nhắc trở thành linh mục. Hắn đã nộp đơn vào trường dòng St. John, song bị bác, với lí do “không đủ đức tin”. Schaefer cảm thấy không công bằng, và sau nhiều năm dự lễ Mixa mỗi ngày, Schaefer quyết định từ bỏ nhà thờ, vì không muốn bị giáo hội kiểm soát. Hắn dành nhiều thời gian hơn ở bãi săn Everglades, và mối quan hệ với Sanday nhanh chóng không còn lãng mạn nữa. Schaefer giận giữ, bị thôi thúc bởi ý muốn giết sạch những phụ nữ “khêu gợi” hắn, từ cô hàng xóm Leigh dám thay đồ bên cửa sổ mở, đến người khác dám tắm nắng ngay sân sau nhà.
       chuyen ve ga canh sat “bien chat” o my (ky 4): dam cuoi hinh anh 3
      Một số đồ trang sức mà Schaefer giữ làm chiến lợi phẩm. Ảnh: TL
      Sandy phải chứng kiến các vụ va chạm nảy lửa giữa Schaefer và cha hắn, lắng nghe những câu chuyện về bạn gái cũ Cindy và mấy trò cưỡng bức. Quá chán, Sandy quyết định chấm dứt quan hệ với Schaefer. Trở lại trường học vào mùa thu 1965, Schaefer hoàn tất một kì học trước lên đường với Sing-Out 66, một nhóm du ca của phong trào siêu ái quốc “Tái vũ trang đạo đức”. Schaefer hẹn hò với một cô gái có tên Martha Fogg, người Boston vào mùa Hè. Hắn có ý định cùng nhóm đi lưu diễn châu Âu, song bị sởi phải ở lại và mất liên lạc với Fogg.
      Tốt nghiệp năm 1967 chuyên ngành quản trị doanh nghiệp, hắn đăng kí theo học ĐH Atlantic Florida vào tháng 1.1968, với hi vọng có một chứng chỉ sư phạm. Tuy nhiên, do điểm thấp, Schaefer được yêu cầu phải kiểm tra sức khỏe để đi nghĩa vụ quân sự vào tháng 4.1968. Thay vào đó, hắn để lại một đoạn di chúc ở phòng kí túc xá và bỏ đi. Tuy nhiên, trên thực tế, hắn chẳng có ý định này mà chỉ làm thế để không phải đi lính. Lúc này, cuộc hôn nhân kéo dài 22 năm của bố mẹ Gerard bắt đầu trượt dốc.
      Gerard Sr., sau nhiều năm nghiện rượu, bắt đầu ngoại tình. Đến tháng 5.1968, ông mất việc và mọi thứ trở nên tồi tệ. Doris đệ đơn li hôn vào ngày 2.7. Schaefer ngay lập tức bỏ công việc trong ngành xây dựng và có chuyến đi săn đến Michigan. Hắn trở lại Florida, tay trong tay với Martha Fogg và tuyên bố cả hai đã đính hôn. Tháng 1.1968, Schaefer và Fogg làm đám cưới. Đôi vợ chồng trẻ chuyển đến ở với mẹ Schaefer và đăng học ĐH Atlantic Florida vào tháng 1.1969. Schaefer được phân làm thỉnh giảng viên ở trường Trung học Plantation, song nhanh chóng gặp rắc rối.
      (còn nữa)
      Theo PV (PL&XH)

      Chuyện về gã cảnh sát “biến chất” ở Mỹ (Kỳ 5): Mất tích

      Do những nỗ lực dai dẳng nhằm “áp đặt quan điểm chính trị và đạo đức” lên sinh viên, hiệu trưởng trường Plantation đã sa thải Gerard Schaefer chỉ vài tuần sau đó, với lí do “thái độ hoàn toàn không chấp nhận được” của Schaefer.

      Tiếp tục thất nghiệp đến vài tháng sau đó, Schaefer nằm bẹp ở nhà hoặc ở rừng Glades, song tâm trí của hắn hoạt động điên cuồng. Hắn nghiền ngẫm về thất bại trong việc trở thành linh mục và giáo viên. Dần dà Schaefer tự thuyết phục chính mình rằng “chính những phụ nữ hư hỏng và gái điếm cần phải bị hủy diệt vì lợi ích xã hội”. Và còn ai phù hợp với công việc này ngoài hắn?
      Cha mẹ Schaefer li dị vào tháng 9.1969, khi hắn quay lại trường ĐH Atlantic Florida. 3 ngày sau khi lớp học khai giảng, ngày 8.9, một sự kiện bí ẩn đã xảy ra với hàng xóm cũ của Schaefer, mục tiêu của nỗi khao khát và cuồng giận của hắn thời niên thiếu. Lee Hainline cưới Charles Bonadies vào ngày 21.8.1969. Đó là một cuộc hôn nhân khó khăn ngay từ đầu, với rất nhiều cãi cọ. Có lần Leigh tuyên bố rằng một người bạn thuở nhỏ đã đề nghị mức lương tháng 20.000 USD để gia nhập CIA. Charles cười ngất và nói cô quên điều đó đi.
       chuyen ve ga canh sat “bien chat” o my (ky 5): mat tich hinh anh 1
      Gerard Schaefer trên đường ra tòa
      Ngày 8.9, Charles về nhà và phát hiện một mảnh giấy để lại của Leigh, nói rằng cô đã đi Miami. Leigh không bao giờ trở lại. Xe cô được tìm thấy sau đó ở bãi đỗ xe Fort Lauderdale. Em trai của Leigh đã gọi cho Schaefer và biết một chuyện lạ. Theo Schaefer, Leigh gọi điện cho hắn nói rằng đã bỏ Charles và muốn đi nhờ xe đến sân bay để tới Cincinnati. Schaefer đồng ý song Leigh không có mặt. Charles đệ đơn li dị và được tòa chấp nhận vào tháng 10.1970. Không ai biết tin tức về Leigh Bonadies cho đến khi đồ trang sức của cô xuất hiện ở nhà Doris Schaefer vào tháng 4.1973. Số phận của cô đến nay là chưa rõ.
      Người tiếp theo mất tích ở Hạt Broward là Carmen Marie Hallock, nhân viên pha chế cocktail 22 tuổi. Cô ăn trưa với chị dâu vào ngày 18.12.1969, nói chuyện về một cuộc hẹn vào buổi tối. Hallock nói sẽ gặp một giáo viên, người đề nghị cô công việc “đại loại làm vỏ bọc cho chính phủ”. Công việc này sẽ đi khắp thế giới và “rất nhiều tiền”. Thực tế là Hallock không đi làm ca tối đó và mất tích cho đến khi cảnh sát lục được 2 răng bọc vàng và một cặp tóc của Hallock tại nhà Schaefer. Thi thể nạn nhân chưa bao giờ được tìm thấy.
      Năm 1970, cuộc hôn nhân của Schaefer trở nên tồi tệ. Martha đệ đơn li dị vào ngày 2.5, với lí do Schaefer cực kì tàn nhẫn. Đến tháng 10, để có tiền đi học, Schaefer làm thêm nghề bảo vệ ở Cty Florida Light and Power. Tại đây, hắn gặp cô thư kí Teresa Dean và nhanh chóng kết hôn vào tháng 8.1971 ngay sau khi lễ tốt nghiệp của Schaefer. Không thể trở thành linh mục hay giáo viên, Schaefer quyết gia nhập vào lực lượng thi hành pháp luật. Được Sở cảnh sát Wilton Manors tuyển mộ vào tháng 9.1971, Schaefer được cử trở lại trường huấn luyện cảnh sát và tốt nghiệp vào tháng 12. Hắn được thử thách 6 tháng. Và chỉ 3 tuần sau đó, thêm một phụ nữ nữa mất tích.
      (còn nữa)
      Theo PV (PL&XH)

      Chuyện về gã cảnh sát “biến chất” ở Mỹ - Kỳ 6 : Chưa đến hồi kết

      Tại Wilton Manors, Schaefer chứng minh bản thân rất không phù hợp với nghề cảnh sát hệt như lúc làm giáo viên. Thậm chí viên cảnh sát trưởng nói: “Anh ta có những phán đoán sai lầm, hay làm điều ngu ngốc.   

        Tôi không hề muốn anh ta đi quanh chút nào”. Còn với các đồng nghiệp, Schaefer bị ám ảnh với việc viết giấy phạt giao thông. Một cựu đặc vụ FBI cho hay, Schaefer thích chặn các cô gái trẻ lại và muốn hẹn hò với họ. Nhiều năm sau, các thám tử phát hiện rằng một trong những cô gái đó đã biến mất vĩnh viễn, ngay sau khi bị Schaefer chặn xe.
        Ngày 16.3.1972, Schaefer suýt bị sa thải nhưng may vẫn được giữ lại nhờ một vụ bắt ma túy. Tuy nhiên, những sai lầm ngớ ngẩn vẫn tiếp tục và đến ngày 19.4, Schaefer có cuộc nói chuyện cuối cùng với cảnh sát trưởng. Hắn cầu xin cơ hội khác, với “nước mắt vòng quanh” khiến cảnh sát trưởng mủi lòng. Song, ngay ngày hôm sau, khi phát hiện Schaefer đã nộp đơn làm việc cho Sở cảnh sát Hạt Broward, ông sa thải Schaefer ngay lập tức. Và Schaefer cũng không được Hạt Broward tuyển mộ, do thi trượt môn tâm lí.
         chuyen ve ga canh sat “bien chat” o my - ky 6 : chua den hoi ket hinh anh 3
        Bị cáo Gerard Schaefer bị kết án tù chung thân. Ảnh: TL
        Rốt cuộc đến ngày 30.6.1972, Schaefer được cảnh sát trưởng Richard Crowder ở Hạt Martin tuyển mộ, với thư giới thiệu của cảnh sát trưởng Bernard Scott ở Wilton Manor. Chỉ 1 tháng sau đó, khi Schaefer bị bắt trong vụ Trotter-Wells, Crowder mới kiểm tra bức thư đó và nhận ra nó bị làm giả. Có những lúc, Schaefer cho biết hắn chán việc giết lẻ từng người. Hắn viết phải giết 2 người “mới vui”, do khi đó mọi chuyện sẽ trở nên khó khăn hơn và phải làm nhanh hơn.
        Schaefer được phép tại ngoại, và chờ ngày ra tòa vì vụ bắt cóc Trotter-Welss ở Hạt Martin, nơi 2 nạn nhân của hắn bị giết vào ngày 27.9.1972. Trên thực tế vụ án mạng Susan Place và Georgia Jessup đã khiến bị phải ngồi tù trọn đời và là vụ giết người duy nhất mà Gerard Schaefer từng bị xét xử. Tháng 12 năm đó, Schaefer bị kết án trong vụ tấn công Trotter-Wells, song không thực sự phải ngồi tù cho đến ngày 15.1.1973, trong thời gian này tiếp tục có nạn nhân mất tích và mọi manh mối đều chỉ về phía Schaefer, song hắn không hề bị buộc tội.
        Vợ hắn, Teresa Schaefer chỉ thăm chồng một lần duy nhất vào ngày 17.11.1973 để trao cho Gerard giấy li hôn. Trên thực tế Schaefer cũng bận rộn vì một âm mưu kác, tuyên bố mình đã bị cảnh sát và công tố viên Hạt Martin gài bẫy. Trong kịch bản mới của mình, Schaefer cho rằng đã bị gài giết “hai đặc tình” do hắn không chịu tham gia đường dây của các ông trùm ma túy. Hắn viết tổng cộng tới 19 đơn kháng cáo, song đều bị tòa bác bỏ. Tháng 9.1985, Schaefer bị cáo buộc âm mưu vượt ngục và giết hại một danh sách các nạn nhân, trong đó có cô vợ cũ. Hệ quả là hắn bị chuyển đến nhà tù có an ninh cẩn mật nhất California, Starke, nơi trên thực tế là chỗ giam giữ các tử tù.
        Theo PV (PL&XH)

        Vụ Việt kiều bị tạt axit, cắt gân chân: “Sao anh làm vậy với em?”


        Vụ Việt kiều bị tạt axit, cắt gân chân ở Quảng Ngãi mới nhất: Sau khi bất ngờ rời Việt Nam sớm hơn 1 ngày so với dự kiến, một số người cho biết không liên lạc được với anh trai nạn nhân.
        Sự việc anh Võ Duy Nghiêm (Việt kiều Canada) bị tạt axit, cắt gân chân khi đi chơi Tết với bạn gái ở tỉnh Quảng Ngãi xảy ra từ tối 9/2 (tức mùng 5 Tết), dù đã nhiều ngày trôi qua nhưng đến giờ vẫn khiến dư luận hết sức bàng hoàng.
        Liên quan đến sự việc, một chi tiết đáng chú ý có liên quan đến người anh trai của nạn nhân là Võ Duy Hoàng. Theo đó, vào đêm xảy ra sự việc (ngày 9/2), Hoàng ngồi cùng ô tô với ông Võ Duy Linh (là bố của 2 anh em) để chạy tới hiện trường nơi anh Nghiêm gặp nạn và đưa nạn nhân đi cấp cứu.
        Một người dân chứng kiến cho biết, lúc này khi Nghiêm vừa thấy người anh ruột Võ Duy Hoàng liền nói: “Sao anh làm vậy với em”. Tuy nhiên Hoàng không trả lời lại câu hỏi này.
        Võ Duy Hoàng đã xuất cảnh sang Canada 2 ngày sau khi em trai bị tạt axit, phải điều trị trong bệnh viện. Sau khi anh Võ Duy Nghiêm bị tấn công, cơ quan chức năng đã đề xuất cấm xuất cảnh đối với Hoàng nhằm phục vụ công tác điều tra. Tuy nhiên, trong lúc nhà chức trách đang làm thủ tục đề nghị cấm xuất cảnh, Hoàng đã trở về Canada, sớm hơn so với kế hoạch ban đầu với lý do “đi làm kiếm tiền chữa trị cho em”.
        Theo Hoàng giải thích, nguyên nhân rời quê sớm để ra nước ngoài làm kiếm tiền, không kịp quay lại Quảng Ngãi chia tay cha, mẹ” – ông Võ Duy Linh (bố của Hoàng và Nghiêm) chia sẻ cùng Trí Thức Trẻ.
        Sau khi về Canada, 1 điều cũng khiến nhiều người bất ngờ là Võ Duy Hoàng đã khóa số điện thoại và cả email, người nhà không thể liên lạc được. Thông tin này được đăng tải trên Zing.vn vào sáng nay (ngày 20/2).
        Chúng tôi hỏi thăm thì họ (người thân của Hoàng – PV) trả lời sau khi rời quê sớm sang Canada, Hoàng đã khóa số điện thoại và cả email khiến họ bất ngờ, khó hiểu“,
        Trong lúc một số người thân nói không thể liên lạc với anh trai nạn nhân do người này khóa máy thì ông Võ Duy Linh (cha của Nghiêm) bất ngờ thông tin về hai cuộc gọi điện về nhà hiếm hoi của anh Võ Duy Hoàng
        “Từ hôm sang Canada đến nay, Hoàng điện thoại về nói chuyện với tôi 2 lần. Cuộc gọi đầu nó giải thích rời quê sớm sang bên đó đi làm kiếm tiền gửi về chữa trị cho em.
        3 ngày trước, nó gọi về lần 2 bàn bạc bán bớt động sản để gửi tiền về Việt Nam chữa trị cho em nó”, người cha kể lại.
        Như đã đưa tin, khoảng 20 giờ tối 9/2 (mùng 5 Tết), anh Nghiêm hẹn với hơn 8 người trong gia đình cùng nhau đi ăn tối. Do chỉ có một chiếc ôtô, nên anh nhường xe cho người lớn trong nhà, còn anh và bạn gái đi xe máy xuống khu vực hẹn.
        Khi cả 2 đi xe về khu vực bãi biển vắng vẻ Khe Hai, thuộc địa phận xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn thì thấy có 2 thanh niên đậu xe ở đó. Khi xe anh Nghiêm vượt qua đoạn trên một đoạn khoảng 200m thì bất ngờ bị 2 đối tượng lạ mặt tạt axit vào người.
        Bị bất ngờ, anh Nghiêm ngã xe máy xuống đường và tiếp tục bị 2 đối tượng dùng dao chạy đến chém 3 nhát ở mắt cá chân và phía sau đầu gối anh Nghiêm, rồi phóng xe bỏ trốn…
        Ngay khi xảy ra sự việc, bạn gái anh Nghiêm do ngồi phía sau nên bị bỏng nhẹ đã gọi cho người cháu đến đưa vào bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi cấp cứu. Nhưng do thương tích quá nặng, bỏng cấp độ cao nên ngay trong đêm xảy ra vụ việc, anh Nghiêm được chuyển viện ra bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.
        Đến ngày 19/2, nạn nhân Võ Duy Nghiêm đang được điều trị tại một bệnh viện lớn ở Bangkok, Thái Lan. Nạn nhân vẫn còn mê man, nhưng đã có thể ăn uống trở lại với sự trợ giúp của người thân và nhân viên y tế.
        TH

        Không có nhận xét nào:

        Đăng nhận xét