Từ xưa, cờ Tướng đã trở thành một đề tài thơ ca
rất phong phú của văn học Việt Nam. Nhiều nhà thơ lớn thời xưa đã có
những bài thơ rất hay cảm hứng về việc chơi cờ. Lê Thánh Tông
(1442-1497) ông vua thi sĩ - bác học cũng để lại hai bài thơ chữ Hán
"Tượng Kỳ".
Dưới đây là bản dịch thơ sang tiếng Việt (của Ngô Linh Ngọc): Cờ Tướng (bài 1) Trại địch ken đầy, dọa nuốt tươi, Bàn cờ lo tính mãi khôn nguôi! Công danh dẫu chẳng đầy tay nắm, Thua được thường luôn trước mắt coi. Ngoài dóng ngựa, xe, ngừa đuổi giặc, Trong dàn sĩ, tượng, giữ yên ngôi. Muốn quên gươm giáo nhưng còn ngại Lệch chuộng đường "văn", việc "võ" lơi!
Cờ Tướng (bài 2) Trên bàn cờ gỗ trận bầy xong, Sĩ tượng quây tròn giữ "cửu cung"; Cặp ngựa bay nghiêng, quen ngả tiến, Đôi xe lặng tiếng, thẳng đường dong Âm lăng, Sở Bá nguy khôn đọ, Xích Bích, Chu lang thế rõ hùng; Tan trận, sông dài xe, pháo hết, Trơ bầy Tốt hỉn múa lông nhông!
Qua
hai bài thơ này, Lê Thánh Tông miêu tả rõ ràng bàn cờ Tướng với đủ các
binh chủng tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã, tốt và các tính năng tác dụng
và cách đi quân của chúng: sĩ, tượng bảo vệ cung tướng (đại tướng
doanh); mã đi chéo theo hình chữ "nhật"; xe đi thẳng... và ông thấy: cờ
Tướng chỉ là một môn đấu trí vui chơi, nhưng việc thắng bại luôn bầy ra
trước mắt con người, nhắc nhở việc giữ nước, chống ngoại xâm, không được
một phút nào buôn lơi "việc võ". Nhưng đó cũng là việc bất đắc dĩ, thâm
tâm ông không ưa gì chiến tranh, vì chiến tranh làm cho tàn nhân, hại
vật, cản trở bước tiến xã hội.
Là một môn thể thao trí tuệ kinh điển, ngay từ khi du nhập vào Việt Nam, cờ tướng
đã được nhiều người yêu thích. Hiện nay, chưa có một số liệu chính thức
về số người chơi cờ tướng ở Việt Nam mặc dù cờ tướng được chơi rất phổ
biến trong dân gian và các phiên bản game cờ tướng cho
cả máy tính và trên các ứng dụng điện thoại, …Theo kinh nghiệm của chúng
tôi, trong nhiều giải cờ cấp quốc gia được nhà nước tổ chức, cờ tướng
chiếm số lượng người chơi đông đảo ở mọi tầng lớp từ già đến trẻ trên
mọi miền đất nước. Trong suốt quá trình du nhập và phát triển tại Việt
Nam, trong làng cờ tướng Việt Nam nổi lên nhiều kỳ thủ cờ tướng tiêu
biểu như: Nguyễn Vũ Quân, Mai Thanh Minh, Trềnh A Sáng, Nguyễn Thành
Bảo, Nguyễn Hoàng Lâm, Ngô Lan Hương, …
1. Mai Thanh Minh
Mai Thanh Minh (1957-2010), sinh tại Bà Chiểu, Sài Gòn. Ông là con thứ
tư của ông Mai Văn Phú, một công nhân Sở Trường Tiền Gia Định, người Nam
Định. Thân phụ ông là một người mê cờ, cụ tinh tường Quất Trung Bí, Mai
Hoa Phổ.
Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh bần hàn, tuy nhiên, được sự chỉ
bảo tận tình của cha, Mai Thanh Minh cũng sớm bộc lộ được năng khiếu
chơi cờ tướng từ lúc 12, 13 tuổi.
Năm 1976, Mai Thanh Minh gia nhập Lực lượng Thanh Niên xung phong TP.
HCM. 3 năm sau đó, trong một cơn sốt rét nặng nên ông được đưa về với
gia đình, lúc này đã chuyển về Phú Nhuận, để điều trị. Trong suốt thời
gian điều trị, Mai Thanh Phong có điều kiện thời gian để luyện tập chơi
cờ trở lại. Nhờ có thời gian luyện tập cùng với khả năng thiên phú,
chàng trai trẻ nhanh chóng trở thành cao thủ cờ tướng nhất vùng. Danh
tiếng về Mai Thanh Minh nổi như cồn, đã có không ít các kỳ thủ trẻ đến
khiêu chiến và đều bại trước tay ông.
Năm 1980, tại giải cờ mừng Xuân do Phòng Thể dục Thể thao Phú Nhuận tổ
chức, Mai Thanh Minh, Nguyễn Văn Dũng và Lê Văn Kiết chia nhau những thứ
hạng đầu. Tại buổi trao giải, một khách mời đã bất ngờ thách đấu với 3
người bằng cách đánh đồng loạt. Trận đấu đã thu hút nhiều người mê cờ
kéo đến xem. Kết quả cuộc đấu biểu diễn hai bên hòa nhau, trong đó Mai
Thanh Minh phải thủ hòa với vị khách.
Sau trận thách đấu dẫn đến thủ hòa với vị khách, Mai Thanh Minh nhận ra
những nước cờ của mình còn non kém, ông tiếp tục luyện tập và nghiên cứu
nhiều nước cờ khác nhau để tăng sức cờ. Trong suốt 5 năm luyện tập và
nghiên cứu, ông đã nhiều lần đến thụ giáo danh thủ Phạm Thanh Mai, tham
gia nhiều ván cờ và đã đánh bại nhiều cao thủ tại làng cờ danh tiếng. Kể
từ sau đó, ông được các kỳ hữu đất Sài thành đặt cho biệt danh “Độc cô
cửu kiếm” do lối đánh đa dạng và biến hóa của mình.
Năm 1985, ông tham gia giải Vô địch cờ tướng TP.HCM và đoạt chức vô
địch. Từ đó kéo dài chuỗi huyền thoại của ông trong giới kỳ thủ cờ tướng
Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt 25 năm sau đó.
Thành tích
5 lần Giải Vô địch quốc gia (1992, 1993, 1994, 1995, 1998).
2 lần Á quân Giải Vô địch Quốc gia (1997, 2001)
Hạng 3 Giải Vô địch Quốc gia 1999.
2 lần hạng 1 Phi Hoa Duệ (1993, 1997).
2 lần hạng 2 đồng đội châu Á (1994, 1998).
2 lần hạng 3 đồng đội thế giới (1997, 2001).
Hạng 3 Phật Thừa bôi (1999).
Kỳ thủ Mai Thanh Minh từng nằm trong danh sách được cấp danh hiệu Đặc
cấp quốc tế đại sư. Tuy nhiên, do hồ sơ của ông bị thất lạc nên liên
đoàn cờ thế giới không sắc phong được).
Ngày 14/ 04/ 2010, danh thủ cờ tướng Mai Thanh Minh đột ngột qua đời ở
tuổi 53 sau một cơn tai biến đã để lại niềm tiếc thương vô hạn với người
thân và làng cờ Việt Nam. Người ta ví cuộc đời Mai Thanh Minh cũng
giống như những nước cờ trên bàn cờ vậy. Suốt 40 năm với sự nghiệp cờ
tướng, ông đã giành trọn vẹn thời gian, công sức, tâm huyết cho môn thể
thao trí tuệ này.
2. Nguyễn Vũ Quân (1983 – 2009)
Nguyễn Vũ Quân (1983-2009), sinh tại Hà Nội. Do từ nhỏ, anh em Nguyễn Vũ
Quân phải sống xa bố mẹ từ nhỏ nên anh từng có cuộc sống khá phóng
túng. Nhờ có cờ tướng, các thầy và đồng đội, anh xa dần với môi trường
cũ, sống lành mạnh hơn. Cũng nhờ cờ tướng, anh sống bớt bản năng hơn và
hiểu lẽ đời hơn.
Thành tích:
– 3 lần vô địch giải cờ tướng quốc gia Việt Nam các năm 2004, 2005, 2009
– 2005, Huy chương đồng Giải vô địch cờ tướng thế giới
– 2007, Huy chương bạc cá nhân tại Đại hội Thể thao châu Á trong nhà
– Là một trong số ít kỳ thủ ba lần vô địch liên tiếp giải cờ chùa Vua (2007–2009) và được khắc tên lên bia đá lưu danh.
– Là người được công nhận danh hiệu Đặc cấp quốc tế đại sư trẻ nhất Việt Nam
Do một phần ảnh hưởng từ cách sống, một phần sức khoẻ không tốt, Nguyễn
Vũ Quân đã mất vì bệnh nặng tại gia đình ở Hà Nội vào tháng 11 năm 2009.
3. Trềnh A Sáng
Trềnh A Sáng (4-11-1962) tại Chợ Lớn, Sài Gòn, (còn gọi là Trềnh A Sáng
hay Hà Chảy hay Túy Kỳ Tiên) trong một gia đình công nhân người Việt gốc
Hoa. Từ nhỏ, do ảnh hưởng môi trường, ông đã sớm bộc lộ sự quan tâm đặc
biệt đến môn cờ tướng.
Từ năm 1978 – 1982, để sinh kế, ông thường đạp xe đi giao giày dép cho
các bạn hàng ở chợ Trương Minh Giảng, Nhật Tảo, An Đông, Nguyễn Tri
Phương, Ông Tạ, Tân Bình…
Tuy nhiên, về sau, do quá ham mê chơi cờ tướng nên thường xuyên giao hàng chậm trễ và mất mối.
Sau đó, ông chuyển sang làm nghề tiện, nhưng chỉ được vài tháng rồi nghỉ
và chuyên chú luyện cờ. Thời gian này, ông bắt đầu kiếm sống bằng cách
tham gia những trận cờ độ bất hợp pháp và bắt đầu bước vào con đường kỳ
thủ chuyên nghiệp.
Năm 1990, ông bắt đầu tham gia thi đấu các giải cờ tướng
Thành tích:
+/ Đấu trường quốc gia
– Hạng nhất giải Sùng Chính
– Huy chương vàng giải vô địch toàn thành phố Hồ Chí Minh
– 1992, hạng 4 giải vô địch quốc gia
– 6 lần vô địch toàn quốc vào các năm 1996, 2000, 2001, 2002, 2006, 2008
đặc biệt với 3 lần quán quân liên tiếp từ 2000 đến 2002, được làng cờ
xưng tụng danh hiệu “Tam liên quán”.
+/ Đấu trường quốc tế
– Hạng 7 cá nhân và hạng nhì đồng đội tại giải vô địch cờ tướng Thế giới lần thứ 9, năm 2005 tại thủ đô Paris (Pháp)
– Vô địch cờ tướng Đông Nam Á năm 1996 tại Philippines
– Hạng 10 cá nhân và hạng 4 đồng đội giải vô địch thế giới năm 1997 tại Hồng Công
– Hạng 6 cá nhân và hạng 4 đồng đội giải vô địch thế giới năm 1999 ở Thượng Hải
– Hạng 2 đồng đội giải vô địch châu Á năm 2000 tại Malaysia
– Hạng 4 cá nhân và hạng 3 đồng đội giải vô địch cờ tướng thế giới năm 2001 tại Ma Cao
– Hạng 2 đồng đội giải vô địch châu Á năm 2002 ở Malaysia…
Tính đến hết năm 2010, ông là một trong 7 kỳ thủ cờ tướng Việt Nam được phong tặng danh hiệu Đặc cấp quốc tế đại sư.
Từ đó cho đến nay, Trềnh A Sáng vẫn tiếp tục với nghiệp cờ tướng của
mình thông qua các hoạt động tham gia các giải cờ tướng quốc gia và quốc
tế và để lại nhiều thành tích đáng nể.
4. Nguyễn Thành Bảo
Nguyễn Thành Bảo (sinh 1978 tại Nam Định) là một vận động viên cờ tướng
của Việt Nam. Anh từng hai lần vô địch quốc gia Việt Nam năm 2007 khi
đang khoác áo đội Bà Rịa-Vũng Tàu và 2011 dưới màu áo Hà Nội, là đấu thủ
Việt Nam có thành tích cao nhất từ trước đến nay tại giải vô địch cờ
tướng thế giới (huy chương bạc năm 2009), kì thủ Việt Nam đầu tiên giành
một chức vô địch cờ tướng ngay trên lãnh thổ Trung Quốc khi vô địch
giải trẻ châu Á năm 1998 ở Giang Tô.
Thành tích :
– Giải vô địch thế giới:
Đồng đội: Huy chương bạc: 2007, 2009, 2011
Cá nhân: – Huy chương bạc: 2009
– Huy chương đồng: 2007, 2011
– Giải vô địch Việt Nam:Vô địch: 2007, 2011, Hạng nhì: 2006, Hạng ba: 2009
– Giải cờ tướng trẻ châu Á: Vô địch: 1998
– Đại hội thể thao trong nhà châu Á: Huy chương bạc đồng đội: 2007, 2009
– Đại hội Thể thao châu Á: Huy chương bạc cá nhân: 2010
Năm 2007, Nguyễn Thành Bảo đạt danh hiệu Đặc cấp quốc tế đại sư sau
chiếc HCĐ giải cá nhân thế giới cùng chiếc HCB đồng đội, tổ chức tại Bắc
Kinh (Trung Quốc).
Bảo có lối đánh bất thường, sáng tạo, tràn đầy ngẫu hứng song cũng rất
“điên cuồng” khi gặp phải đối thủ xứng tầm với mình. Anh còn được người
hâm mộ đặt cho biệt danh “tay ngộ cờ”.
5. Nguyễn Hoàng Lâm
Nguyễn Hoàng Lâm (sinh 31 tháng 7 năm 1980) sinh Xuân Đỉnh, huyện Từ
Liêm, Hà Nội và được thân phụ hướng dẫn những nước cờ vua đầu tiên lúc 6
tuổi. Năm lên 10, cậu được gia đình cho theo học cờ tại Trường Năng
khiếu TDTT 10 tháng 10 (Hà Nội)… Ba năm sau, Hoàng Lâm cùng gia đình
chuyển vào TPHCM, Khi theo học tại Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Hoàng
Lâm từng dự Hội khỏe Phù Đổng TPHCM năm 1998 và đoạt HCV khối học sinh
THPT.
Thành tích:
– Cá nhân:
Năm 2011, giành HCV giải cá nhân châu Á và vị trí Á quân giải A1 Việt Nam
Năm 2012, Vô địch cờ tướng Việt Nam
3 lần đạt hạng nhì (2010, 2011, 2014) và 3 lần hạng ba (2004, 2006, 2008) ở giải cờ tướng vô địch quốc gia.
– Đồng đội:
Năm 2010, đạt thành tích xuất sắc tại giải đồng đội Châu Á lần thứ 16 tại Malaysia
Giải nhất đồng đội Nam tại giải A2 toàn quốc tổ chức vào tháng 10 ở TP Đà Nẵng
Năm 2004, Nguyễn Hoàng Lâm được cấp danh hiệu cao quý nhất của làng cờ tướng thế giới “Đặc cấp quốc tế đại sư”.
– Năm 2011, Quán quân giải cờ autướng cá nhân Châu Á tổ chức tại Ma Cao, vị trí Á quân giải A1 Việt Nam
+ Nguyễn Hoàng Lâm: Năm 2004, đạt chuẩn GM (trước 1 vòng đấu) sau khi
giành HCB giải vô địch đồng đội châu Á ở Bắc Kinh. Năm 2010 đoạt HCB nội
dung đồng đội tại giải đồng đội Châu Á lần thứ 16 tại Malaysia.
Ngoài ra cũng phải kể thêm rằng một năm về trước (năm 2010) với thành
tích xuất sắc tại giải đồng đội Châu Á lần thứ 16 tại Malaysia, Nguyễn
Hoàng Lâm cũng đã vinh dự được hiệp hội cờ tướng Châu Á tấn phong danh
hiệu Đặc cấp quốc tế Đại ¬Sư. Trong năm 2011 trên sân chơi quốc nội
Nguyễn Hoàng Lâm vẫn đã khẳng định được vị thế hàng đầu của mình trong
làng cờ hiện nay, khi lần thứ 2 liên tiếp xếp ở vị trí Á quân giải A1
Việt Nam 2011 sau khi thua khá đáng tiếc trước Nguyễn Thành Bảo của Hà
Nội tại trận CK. Tại giải A2 toàn quốc tổ chức vào tháng 10 ở TP Đà
Nẵng, Nguyễn Hoàng Lâm cũng là kỳ thủ Nam chơi ổn định nhất đóng góp rất
nhiều giúp đoàn TP HCM đoạt ngôi số 1 đồng đội Nam. Cá nhân Nguyễn
Hoàng Lâm cũng giành chức quán quân cá nhân giải đó.Nguyễn Hoàng Lâm
cũng chính là kỳ thủ duy nhất được làng cờ Trung Quốc mời tham dự giải
Đại hội TT Trí tuệ thế giới 2011 vừa qua ở Bắc Kinh.
Nguyễn Hoàng Lâm (sinh 31 tháng 7 năm 1980) là một vận động viên cờ
tướng của Việt Nam. Anh là vô địch cờ tướng châu Á năm 2011 và vô địch
cờ tướng Việt Nam năm 2012. Ngoài ra anh từng 3 lần hạng nhì (2010,
2011, 2014) và 3 lần hạng ba (2004, 2006, 2008) ở giải cờ tướng vô địch
quốc gia. Tuy là người gốc Bắc nhưng Nguyễn Hoàng Lâm sinh sống ở Thành
phố Hồ Chí Minh và trong các giải đấu cấp quốc gia anh thi đấu cho đội
tuyển Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Ngô Lan Hương
Ngô Lan Hương (sinh 12 tháng 1 năm 1979) trong một gia đình người Việt gốc Hoa tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.\
Sớm biểu lộ năng khiếu chơ cờ, cô bắt đầu tập cờ tại đội năng khiếu Q5
từ năm 1993 cùng lứa các kỳ thủ Trương Lê Hoàng, Vũ Thị Thu, Mai Xuân
Cường…
Dấu ấn đỉnh cao đầu tiên của cô vào năm 2001, khi vượt qua mặt đàn chị
Lê Thị Hương, nhà vô địch đầu tiên và 7 lần quán quân (trong đó có 6 lần
liên tiếp từ 1992-1997), để giành được chức vô địch Giải vô địch cờ
tướng Việt Nam lần đầu tiên.
Thành tích:
Quán quân Giải vô địch cờ tướng Châu Á lần 15 và 16 (2011 và 2013)
– 10 lần vô địch nữ quốc gia (2001-02, 2005-11, 2013), trong đó có 7 lần liên tiếp (2005-2011)
– 2 lần Á quân Giải vô địch cờ tướng thế giới (2007, 2009)
– Huy chương Vàng Asian Indoor Games (2007)
-2 Huy chương Đồng Giải vô địch cờ tướng Châu Á (2002 và 2006)
– Á quân cờ tướng Đại hội thể thao trí tuệ thế giới 2011
– Năm 2007, Ngô Lan Hương được phong tặng danh hiệu Quốc tế Đại sư.
Ngày 26 tháng 4 năm 2012, chị lập gia đình với kỳ thủ người Singapore
Khang Đức Vinh (Kng Ter Yong), đương kim Tổng thư ký Liên đoàn Cờ
Singapore. Không như một số nữ kỳ thủ khác chuyển sang thi đấu cho quốc
gia của chồng, cho đến nay chị vẫn thi đấu dưới màu áo Việt Nam.
Ngoài ra còn 1 số kỳ thủ cờ tướng đáng nể khác như : Lý Anh Mậu,
Trương Á Minh, Trần Quốc Việt, Nguyễn Hoàng Yến, Lê Thanh Hương, …. Với
những thành tích đáng nể, họ đã làm thay đổi bộ mặt cờ tướng Việt Nam và
là động lực để thúc đẩy môn thể thao đầy trí tuệ này ở Việt Nam phát
triển.
Đời người như ván cờ tướng, quân Tốt tuy yếu nhưng có thể vụt sáng lúc tàn cuộc
Trong cuộc sống, có thể bạn đã từng nghe câu nói: “Đời
người như ván cờ, đi sai một bước, cả ván đều thua”. Quan sát ván cờ
cuộc đời, có những lúc khiến người ta do dự không quyết được, sau khi đã
đặt quân cờ xuống bàn cờ thì cho dù là thắng thua ra sao, đều không thể
đi lại được nữa.
Mục lục
Người chơi cờ đều thua chỉ có người xem là thắng
Người ta thường nói rằng:“Người đứng xem thì luôn tỉnh táo”. Trong lúc người khác chơi cờ, tôi không thích bình phẩm nước cờ, mà chỉ thích xem thi đấu.
Bất kể ai thắng ai thua đều bị lôi kéo vào vòng xoáy ván cờ, chỉ có
người xem là có thể thấy cái hay cái tinh túy trong đó mà nhiều người
chơi không nhận ra.
Vì xem thi đấu chỉ là quan sát, bất luận đôi bên ai thắng ai thua,
tâm cảnh của tôi cũng không nằm ở trong đó, nó đã sớm vượt ra ngoài
thắng thua rồi.
Xem thi đấu, luôn có thể nhìn ra được triết lý nhân sinh mà trong đời
sống không dễ dàng phát giác được, những đạo lý đó đều có thể khai ngộ
ra trí tuệ nhân sinh hiếm có.
Binh tốt luôn là kẻ đi trước
Trong một ván cờ, binh tốt sẽ chết trước. Là vì không chỉ do vị trí
của nó đứng ở ngay hàng trên cùng nhất, còn vì quy tắc quy định những
quân cờ khác sau khi quá hà (qua sông) còn có thể tụt lùi về phía sau,
binh tốt sau khi quá hà thì không được tụt lùi về phía sau nữa.
Cho dù gặp phải quân địch lớn mạnh ra sao, cũng chỉ có thể dũng cảm
tiến về phía trước. Do vì nguyên nhân này, tuy số quân của binh tốt là
nhiều nhất, nhưng binh tốt có thể sống sót đến phút cuối thì lại rất ít.
Nếu bạn đang là binh là tốt trong ván cờ cuộc đời thì hãy cố gắng làm
mã, pháo, xe. Nếu bạn là người chơi cờ thì hãy là người chơi cờ cao
minh. Nếu bạn là người xem cờ, hãy xem cảm nhận và đừng lên tiếng.
Người chơi cờ thường quan tâm tới xe, mã, pháo
Đa số kỳ thủ đấu cờ, đều vô cùng trân quý các quân cờ “xe- pháo – mã”
của mình, còn về sự tổn thất của binh tốt thì lại không bận tâm. Nào
biết rằng đấu đến lúc tàn cuộc, một binh một tốt mới là mối chốt quan
trọng để giành thắng lợi, quân tốt tuy yếu kém nhưng lại có thể khắc
được tướng già, trong một số tàn cuộc thì 2 quân tốt còn mạnh hơn Mã,
Pháo.
Quân xe tuy có thể phi nước đại khắp bàn cờ, nhưng vẫn không thể
thoát khỏi vài nước đi, và nó cũng không thể quay vòng tiến quân. Người
chơi sử dụng quân xe chém giết mạnh bạo, luôn bị thiếu hụt sức mạnh về
sau; kỳ thủ lợi dụng mã và pháo hỗ trợ tấn công, cờ nghệ có cao hơn một
bậc, ngang dọc bắt chéo nhau, từng bước ép chết, luôn làm cho đối thủ
chỉ còn sức đổi quân với nhau, mà không còn sức đánh trả lại.
Người chơi cờ cao minh là người biết dùng tốt mà thắng
Kỳ thủ cao minh nhất là biết tận dụng sức mạnh của binh tốt, bởi vì
quân cờ tung hoành ngang dọc, khắc chế quân địch để giành thắng lợi
trong rất nhiều màn tàn cuộc, rất có thể là một quân tốt nhỏ không được
xem trọng.
Sinh mạng vốn dĩ không có sự phân biệt nặng nhẹ sang hèn, chỉ cần đặt
quân tốt vào đúng vị trí thích hợp, trong giờ phút quyết định có thể là
quân yếu nuốt chửng quân mạnh, một nước chiếu tướng giành thắng lợi.
Vì vậy, tôi thường nghĩ rằng tính quan trọng của mỗi quân cờ đều giống nhau, quan trọng là do kỳ thủ đặt nó vào vị trí nào.
Trên đời này không có quân cờ nào là vô dụng cả, nhưng lại có vô số
kỳ thủ bất tài không biết dùng cờ, tuy là một lòng muốn chiến thắng,
nhưng lại vì tham lợi nhỏ mà không có tầm nhìn quan sát toàn cuộc, cuối
cùng xé lẻ hết các quân cờ rồi đi vào con đường tự hủy diệt.
Mỗi nước đi đều cần tĩnh tâm suy nghĩ
Không quan trọng bạn nghĩ nhanh hay chậm, tính ngắn hay dài. Quan
trọng là bạn cần đầu tư suy nghĩ của mình vào trong đó và làm hết điều
gì mình có thể, hãy cố gắng dẹp chuyện thắng, thua qua một bên và xem
mình nhận được gì từ nó.
Đi một bước cờ, cần phải tĩnh tâm suy nghĩ. Thật ra đạo lý của đời người không phải cũng như vậy hay sao?
Đi một bước cờ, cần phải tĩnh tâm suy nghĩ. Thật ra đạo lý của đời người không phải cũng như vậy hay sao?
Nếu như mỗi ngày đều có thể duy trì một tâm thái ôn hòa, đã là người
giành chiến thắng của cuộc đời rồi! Lúc tâm trạng bực tức, bất luận là
chơi cờ, làm việc hay viết văn chương, đều có cảm giác không thể làm
được theo ý muốn.
“Tắm gió xuân nhìn trời cao, dung hòa với tự nhiên thành nhất thể”,
làm được như vậy, đời người sẽ không còn trận đấu giữa người với người
nữa, mà chỉ còn là tâm thái im lặng xem thi đấu mà thôi. * “Tắm gió xuân nhìn trời trong, dung hòa với tự nhiên thành nhất
thể”: Hai câu này nói về một cảnh giới tương tối cao trong tâm, mượn
hình ảnh của thiên nhiên để diễn đạt tâm thái ung dung tận hưởng những
gì đang diễn ra trước mắt, hòa nhập tâm tư suy nghĩ với tự nhiên làm
một, không phán xét và nhận định, để mọi thứ diễn ra một cách chân thực
nhất.
Quy trình học cờ tướng chuẩn để trở thành cao thủ cờ tướng
Đây là quy trình học cờ tướng chuẩn của Kiện Tướng Quốc Tế – Lưu
Điện Trung. Trong quy trình học cờ này có một số lưu ý và các lỗi gặp
phải khiến bạn chơi mãi mà không thể nâng cao trình độ?
Mục lục
Quy trình học tập cờ tướng
C ờ tướng là môn có khá nhiều biến hóa hàm chứa, muốn học cờ tướng tốt, tất nhiên cần có kinh nghiệm và thời gian.
Đối với bất kì vấn đề nào, đều phải trải qua quá trình tìm hiểu: từ lúc chưa hiểu mấy, đến lúc hiểu kha khá.
Trong quá trình đó, tất nhiêu phải tiêu phí thời gian và sức khỏe, như người ta thường nói: phải trồng cây mới có thể hái quả.
Nếu nôi dung học tập theo thứ tự hợp lí, lại có phương pháp thích
hợp, thì hiệu quả thu đượclà trong tầm tay: tốc độ tiến bộ nhanh chóng,
thậm chí học 1 mà biết 2, 3.
Người mới học thường có câu hỏi: Nên học cái gì trước, cái gì sau?
Học cái gì thì có hiệu quả thực tế nhất? Những vấn đề này đúng là rất
cần thiết giải đáp.
Trẻ em học chơi cờ từ nhỏ sẽ có sức cờ và tư duy tốt hơn
– Nếu bạn chưa từng học cờ, mong bạn theo thứ tự các giai đoạn học tập và nội dung học tập đã sắp xếp lần lượt dưới đây.
– Nếu bạn đã có thời gian nghiên cứu học tập nhất định, thì cũng có
thể tự mình đối chiếu thứ tự này với năng lực và quá trình học tập của
bản than, để học cao lên nữa.
A. Nhập môn
1. Đầu tiên nên hiểu đại khái về lịch sử cờ tướng.
Học cách đánh cờ tướng
và năm vững cách đi quân cờ, hiểu sơ lược về phán định kết quả: thắng
(ăn tướng) – thua (bị ăn tướng) – hòa (không ai có khả năng ăn tướng
của ai). Biết kí hiệu khi ghi chép ván cờ – để tự mình xem sách, hiểu
các tri thức cơ bản, thông thường.
2. Học tập các cách chiếu hết cơ bản và các mẫu cờ tàn thực dụng cơ
bản (đơn giản, rõ ràng nhất). Hiểu được lí do mỗi nước đi (khả năng phân
tích đơn giản) trong các mẫu chiếu hết và các mẫu cờ tàn cơ bản.
3. Biết phân biệt các loại các cách bày trận, nắm phương pháp, lựa
chọn các loại bố cục cơ bản thường gặp để học tập. Nắm được: phương pháp
lí luận cơ bản của bố cục, các chiến thuật cơ bản cùng với các đòn
chiếu hết cơ bản và thực dụng.
Đánh cờ tướng nhiều là phương pháp rèn luyện tốt nhất
4. Từ các mẫu chiếu hết trong trung cục, học tập chiến lược và chiến thuật trung cục, tiến tới hiểu được nguyên tắc chiến thuật và lí luận cơ bản của trung cục.
5. Xem đấu cờ hoặc học tập ván cờ của danh thủ, thông qua phân tích, bình luận của cao thủ mà học các cách vận dụng kĩ chiến thuật của họ.
6. Tiến hành luyện tập thực chiến (với sự kết hợp những gì đã học: tàn cục, sát pháp, trung cuộc, bố cục).
Hình thức luyện tập có thể là xa luân chiến (vòng tròn, đánh với
nhiều người) hoặc một đối một, hoặc chơi với cao thủ (cao thủ đánh đồng
loạt với nhiều người đang học cờ) v.v…
Nắm được các hình thức và yêu cầu của các giải thi đấu. Nếu có điều
kiện thì tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ chơi cờ, và thành thạo ghi chép
biên bản. Từng bước tập luyên khả năng nhớ ván cờ và khả năng phân tích
lại ván cờ. (để rút kinh nghiệm)
B. Củng cố và nâng cao
1. Bắt đầu học tập các các chiếu hết (sát pháp) hơi phức tạp. Rồi độc
lập giải các hình chiếu hết trong sách cổ. Từng bước rèn luyện khả năng
tính nhẩm. Học tập và xem xét các mẫu chiếu hết trong thực chiến. Thành
thục thứ tự và nắm vững điều kiện xảy ra sát cục- bồi dưỡng cảm giác
sát cục.
2. Tiếp tục học sâu vào cờ tàn,
với hình thức học theo từng chuyên đề nhỏ với các mẫu thắng-hòa thực
dụng. Học tập cờ tàn của danh thủ, từng bước hệ thống hóa cờ tàn.
3. Căn cứ đặc điểm bản thân (điều kiện và xu hướng yêu thích) mà chọn
lấy 3 hoặc 5 loại hình bố cục (đi trước và đi sau). Từ việc bắt chước
sử dụng các nước đi mẫu vào thực chiến để làm quen với bố cục, mà biết
được bản thân thích hợp nhất với loại nào để chọn học sâu.
Mỗi loại bố cục đều có chiến lược và chiến thuật tương ứng để vận
dụng, tạm thời nên học theo loại bố cục phù hợp với cá tính của mình,
như thế, thuận lợi hơn trong việc áp dụng kĩ, chiến thuật
4. Tiếp tục học các chiến thuật hơi phức tạp của trung cục, kết hợp
với thực chiến để nắm bắt lí luận trung cục. Nghiên cứu đối sách và
phương pháp tính toán.
Lưu ý giải quyết các vấn đề quá độ khi chuyển giao các
giai đoạn: từ bố cục sang trung cục, từ trung cục sang tàn cục (đặt mục
đích phù hợp với điều kiện thực tế trên bàn cờ và cố gắng đạt mục đích).
Từng bước bồi dưỡng năng lực kết hợp tư tưởng chiến lược với ý thức,
cảm giác chiến thuật.
5. Quá trình học tập bố cục, nên kết hợp với bổ sung thực chiến, tốt
nhất là thực chiến nghiêm cẩn theo yêu cầu giống như đấu giải cờ (giải
cờ 2 người, hoặc nhiều người) Cũng có thể thử tập chơi cờ nhanh. Qua đó
hiểu rõ hơn về luật cờ, cách thức đặc điểm của việc tham gia thi đấu.
Đấu xong có thể cùng nhau xem lại ván cờ, từng bước tiến hành tự tổng
kết và học tập (các vấn đề chiến lược chiến thuật, tâm lý và kĩ xảo)
6. Gắng học thêm một số ván cờ của danh thủ thực chiến. Để hiểu them
về tâm lí thi đấu, cách nghĩ chiến lược và cách thực hành các đòn chiến
thuật.
Trên đây là chúng tôi dựa vào kinh nghiệm dạy cờ nhiều
năm mà sắp xếp 2 giai đoạn đầu của quy trình học cờ dành cho những người
mới học cờ. Người mới học có thể tùy theo trình độ bản thân, mức độ
hứng thú với việc rèn luyện cờ mà lựa chọn và sắp xếp cách học.
Nhưng nhất định chú trọng thứ tự: từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến
khó, chú trọng cơ sở, nguyên tắc áp dụng từng giai đoạn và nguyên tắc
toàn cục. Dựa vào quy trình đã nói trên học lấy một ít kiến thức cơ sở,
tự kiểm tra mình đã có đủ cơ sở kiến thức chưa, bởi vì việc phát triển
đến trình độ cao thâm, rất phụ thuộc vào kiến thức cơ sở.
C. Đánh cờ thực chiến
Thực chiến là cách chính để nâng cao sức cờ, trong thực chiến có cả
học tập và rèn luyện, chỉ có dựa vào thực chiến mới có thể đào sâu, lí
giải, tiêu hóa và hấp thụ nội dung của sách vở.
Cũng chỉ có qua nhiều lần thực chiến, mới có thể từng bước trực tiếp
tích lũy kinh nghiệm và kiến thức hữu ích, mới có thể xóa bỏ bệnh lí
thuyết suông. Trong khi thực chiến, người mới học nên chú ý mấy vấn đề
sau:
Số lượng ván cờ hợp lí
Quá ít hay quá nhiều đều có ảnh hưởng tới việc nâng cao sức cờ. Đánh
quá ít thì không thể kịp thời ấn chứng sở học (gồm tri thức và lí luận),
lại còn làm giảm bớt hứng thú học cờ, quan trọng hơn cả là thiếu sót về
rèn luyện, ảnh hưởng trực tiếp đến những tích lũy về kinh nghiệm.
Đánh cờ quá nhiều, thường lại do quá hứng thú mà muốn đánh, khi đánh
cờ sẽ chỉ muốn đánh nhiều ván và đánh nhanh mà không chịu suy nghĩ, như
thế thì không chỉ vô ích trong việc nâng cao, mà còn nuôi dưỡng bệnh tùy
tiện khi đánh cờ (và cả khi suy nghĩ-thế mới nguy hiểm), còn không bằng
từ từ dần dần, đánh ván nào nghĩ kĩ ván đó.
Theo tình huống thông thường, thiếu nhi có thể đánh 150-180 ván mỗi
năm cũng được, người lớn thì 120-150 ván mỗi năm là thích hợp.
Phải chú ý chất lượng ván cờ
Đầu tiên, trình độ đối thủ không nên khác biệt nhiều so với trình độ
của mình, họ hơi giỏi hơn một chút là tốt nhất, trình độ gần nhau tiện
cho giao lưu, có ích cho việc cùng nhau tiến bộ; để chất lượng đánh cờ
đạt hiệu quả cao và giữ được hứng thú, phải tránh đối thủ trình độ cách
quá xa.
Mới chơi cờ mà bạn chọn đối thủ như ông này thì thua sml (Bạch Mi Ưng Vương Trương Á Minh – Cao thủ cờ tướng Việt)
Trong cổng cờ Ziga bạn không phải lo lắng vì điều này. Mỗi người chơi
có hệ số elo và hệ thống sẽ tự động lựa chọn đối thủ phù hợp với bạn
như vậy sẽ đảm bảo độ công bằng trong mỗi trận đấu.
Tiếp theo, bất kể đối thủ cao hay thấp, tại mỗi nước cờ, mỗi ván cờ
phải nhìn nhận trách nhiệm với kết quả thắng bại, chỉ có như thế, thì
khi lâm trận, đầu óc mới hoạt động hết công suất có ích cho rèn luyện và
nâng cao.
Đánh cờ chất lượng, thì kiến thức và sở học mới được kiểm nghiệm chặt
chẽ, mới đạt được mục đích thực sự của lí giải và hấp thụ kiến thức.
Đánh cờ xong phải kịp thời xem lại
Tổng kết chính xác được mất; cho dù đối với kì thủ trình độ cao thì đây cũng vẫn là một kĩ thuật luyện tập rất là quan trong.
Muốn xem lại thì tất nhiên cần ghi chép, ghi chép trong khi đánh cờ
hoặc sau khi đánh cờ nhớ lại mà chép đều được, chỉ yêu cầu không được
sai nhầm thứ tự nước đi. Ván cờ dù thắng hay thua, cũng đều cần phải xem
lại.
Đây là video xem lại ván cờ với bình luận của Vịt ú, bạn đừng quên ghi bình luận của riêng mình nhé!
Nếu là ván thắng, thì không những tổng kết kinh nghiệm để lần sau
phát huy, mà còn cố sức tìm kiếm nước cờ chưa mạnh tuyệt đối. Nếu là ván
thua, đương nhiên xem lại tìm sai sót, mà cần ghi nhớ để khi tiến bộ sẽ
đánh lại.
Như thế, ấn tượng mới sâu sắc – dễ nhớ, dễ hiểu và hấp thu. Mới có thể qua mỗi ván cờ mà tiến mỗi bước..
Khi xem lại, tự mình phải công bằng khách quan, nhìn nhận
chính xác sự việc để phân tích biện chứng, trọng điểm là từ phương pháp
tư duy, lí luận, tính toán mà tìm được tính quy luật của vấn đề, không
chỉ dựa vào mỗi nước cờ hay hoặc dở, chiến thuật thi hành được hay
mất.Tốt nhất có điều kiện nên mời cao thủ giúp đỡ phân tích, chỉ cho chỗ
xấu – tốt, được – mất, như vậy sẽ biết ta còn sai sót chỗ nào, tiện cho
việc nâng cao.
Kết hợp ván cờ của mình, với tham khảo đối chiếu các kì phổ liên quan
của cao thủ, hoặc ít nhất cũng tìm được sách chuyên môn về bố cục hoặc
tàn cục để thấy được những chỗ cần sửa chữa trong cách đi của mình, lại
thấy được cách tư duy của bản thân với của cao thủ khác nhau thế nào,
tiện cải thiện tư duy, mau chóng tiến bộ. (giờ có cả SW chính để dùng
lúc này đây)
Cần kịp thời bổ sung các chỉnh lí vào kì phổ
(biên bản): 1 là các bình luận, chú thích đơn giản về được hay mất, 2
là thông tin thời gian để thuận tiện phân loại, lưu trữ và tra cứu,
phân tích.- Cứ làm mãi như thế: thực chiến-tổng kết-học tập, rồi lại
thực chiến-tổng kết-học tập, một quá trình tuần hoàn không ngừng nghỉ,
mới có thể củng cố kiến thức đã học, mới phát hiện được vấn đề nảy sinh,
rồi mới tìm phương hướng giải quyết vấn đề, cứ thế không ngừng, là con
đường nâng cao trình độ thực chiến vậy!
D. Tăng cường tự tu dưỡng bản thân
Đạo đức
Nếu muốn học cờ tiến bộ dần dần lên đến đỉnh cao, đầu tiên, lại phải
học làm người đã, những điều này tưởng chừng không liên quan đến nhau,
hóa ra lại cực kỳ quan trọng và tất yếu. Tiêu chuẩn đánh giá một kỳ thủ,
từ cổ chí kim vẫn theo thứ tự:
– Kỳ đức (đạo đức) – Kỳ phẩm (phẩm chất, khả năng)
– Kỳ nghệ (nghệ thuật-nghề ngỗng).
Tâm lí
Cùng với sự tiến bộ của hoạt động cờ, kỳ thuật và lý luận của cờ đã đạt đến một tầm cao mới, từng bước chính quy.
Các giải đấu cũng ngày càng kịch liệt căng thẳng, nhân tố tâm lí của
các kỳ thủ ngày càng có ảnh hưởng và tác dụng quan trọng đối với thành
tích. Nay đã có người suy nghĩ nghiên cứu sự liên quan – kết hợp giữa
tâm lí học và kỳ nghệ, gọi là “tâm lí học trong môn cờ”.
Ngôi đình là không gian lý tưởng cho hoạt động đánh cờ, thư giãn và giải trí
Học tập và nắm bắt “tâm lí học trong môn cờ”, cũng là một ưu thế cần
sử dụng trong huấn luyện và thi đấu. Bởi vì, đánh cờ là một hoạt động
của con người, con người lại bị yếu tố tâm lí chi phối, vì thế, người
mới học cũng cần có nhận thức về yếu tố tâm lí này.
Sức khỏe
Trong quá trình rèn luyện và thi đấu cờ, não hoạt động rất mạnh, nếu
sức khỏe không tốt sẽ khó bền bỉ. Vì thế, phải luôn luôn đẩy mạnh phát
triển sức khỏe cơ thể và sức khỏe đầu óc. Mọi người cần tham gia các
hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, tăng cường thể chất.
Nhà thơ đời Tống tên là Lục Du (1125-1210) trong bài thơ “Nhìn con
noi gương” có câu thơ rằng: “Con muốn theo cha học thơ, công phu lại ở
ngoài thơ” (bởi trình độ người dịch nhiều hạn chế nên cả tên bài thơ lẫn
câu thơ đều dịch vội-cốt hiểu nghĩa thì thôi).
Nay mượn câu cuối vận dụng vào cờ: công phu ở ngoài cờ! trừ các phần
tu dưỡng đã nhắc ở trên, lại còn nhiều môn tu dưỡng mà kì thủ cần trau
dồi, ví dụ như: triết học và phương pháp luận biện chứng, mưu lược trong
quân sự, toán học, văn học, lịch sử, âm nhạc, thư pháp, hội họa v. v…
đều rất có ích cho tu dưỡng và nâng cao kỳ nghệ.
Học ra quân như thế nào?
Thường có câu nói: “Vạn sự khởi đầu nan”-khởi đầu tốt là gần một nửa thành công.
Người mới học cờ mà muốn học tốt cách ra quân, bày trận-lại là một
việc không đơn giản vậy. Cần phải kinh qua nghiên cứu đối trận thực
tiễn, nghiên cứu phương pháp lí luận và hệ thống hóa-chứ không phải cứ
đi theo mẫu mà trở thành cao thủ.
Trong quá trình học tập, ngoài sự nỗ lực bản thân, lại tuyệt đối
không được xa rời kinh nghiệm quý báu của người đi trước, lại còn phải
có phương pháp học tập khoa học.
Thứ tự từ nông đến sâu
Khi học lí luận và biến hóa cụ thể của bố cục, người mới học cần theo
thứ tự từ nông đến sâu, từng bước nắm được những quy luật khách quan.
Với trình độ trung tàn tương đối của bản thân (tức là nên chuẩn bị
hiểu biết về bắt tướng trước khi học bố cục) mà học lấy một vài biến hóa
đơn giản và một số lí luận rõ ràng, dễ hiểu của bố cục, rồi sơ bộ nắm
được một số yếu lĩnh và tri thức thông thường trong bố cục để làm cơ sở.
Sau đó từ thực tiễn và học tập sẽ từng bước đào sâu và mở rộng hiểu
biết cơ sở này, chỉ có như vậy thì việc tiến bộ mới vững chắc từng bước.
Quan trọng là không được tham nhanh, tham nhiều để tránh trường hợp nửa
đường nản chí để rồi mãi mãi vẫn không thể nâng cao trình độ.
Cái gì cần dùng gấp thì học trước
Trong khi học tập để hoàn bị phần kiến thức cơ sở, cũng nên kết hợp
với như cầu ứng dụng của bản thân trong thực chiến để học trước loại bố
cục nào liên quan đến loại thường sử dụng.
Ví như có thể học trước những biến hóa có tính thực dụng cao (với bản
thân) hay học những cạm bẫy mà trong quá trình đánh cờ có thể va vấp.
Như thế không chỉ tăng cường hiệu quả học tập, mà lại nâng cao hứng thú,
đam mê-nhất là kích thích đầu óc cho dễ nhớ, đẩy nhanh quá trình tiến
bộ.
Phù hợp với phong cách
Do trong mỗi cá nhân đều tồn tại những đặc điểm riêng, khác người
khác-nên phong cách và thói quen chơi cờ của từng người cũng không thể
giống nhau hết được.
Nếu trong khi học tập bố cục mà có thể lựa chọn học trước những biến
hóa phù hợp với tính cách, sở thích của mình (người thì ham thích mau
chóng đối công, người thì muốn bày binh bố trận cẩn mật trước đã…).
Đương nhiên, sau khi đã học tập được một số kiến thức cơ sở để chuẩn
bị rồi, thì vẫn phải tìm hiểu và nghiên cứu những loại bố cục khác, hoặc
biến hóa khác với phong cách của mình, để lấy mạnh bù yếu-sửa chữa
thiếu sót và hoàn thiện bản thân. Việc này cũng rất là quan trọng.
Trước sâu, sau rộng
Phương pháp học trước sâu, sau giảm sâu mà tăng rộng (trước sâu, sau
rộng) có lợi về khai phá đường hướng suy nghĩ, sâu và rộng hỗ trợ lân
nhau, cái nào tốt thì phát huy.
Từng bước hệ thống hóa
Hệ thống hóa bố cục là nhu cầu quan trọng đối với kiến thức và phục
vụ rất tốt cho thực chiến. Ban đầu học ít mà sâu, người học nhất định đã
thông tỏ một vài biến chính của bố cục sở trường tự chọn.
Sau rồi từng bước tiến vào lĩnh vực nghiên cứu mở rộng các chủng loại
bố cục khác. Tiếp tục học sâu các biến hóa của những bố cục mới mở rộng
thêm. Trong quá trình học này, luôn luôn chú ý hệ thống hóa từng bước
và nâng lên thành lí luận (vì yếu lĩnh 1: lấy lí luận làm chủ đạo) đó
chính là thành tựu và kết quả của học tập.
Kết hợp nghiên cứu và thực chiến
Kết hợp nghiên cứu và thực chiến nghĩa là lấy thực chiến để kiểm tra
kết quả học tập, có điều kiện để xem xét cách học, nội dung học là đúng
hay là sai?
Tục nói là: “Luyện tập trong chiến đấu”. Chí có không ngừng học tập
kết hợp thực chiến, thì lí luận và thực tế mới kết hợp được nhuần
nhuyễn, mà từng bước làm phong phú và hoàn thiện hệ thống bố cục của bản
thân-mới có thể theo kịp sự phát triển đổi mới không ngừng của thời
đại.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét