Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
BÍ ẨN KHẢO CỔ 45
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bí ẩn của Trung Quốc cổ đại : Lăng mộ lớn nhất thế giới | Khám phá thế giới (Thuyết Minh)
6 điều chúng ta còn chưa biết về con người thời kỳ Ai Cập cổ đại
Ken |
1
Đây đều là những sự thật không thể ngờ về con người Ai Cập cổ đại xưa mà bạn không tìm thấy trong sách Lịch sử
Hiếm có nền văn minh nào bí ẩn và hấp dẫn hơn Ai Cập cổ đại.
Thế nên rất nhiều câu hỏi và bí mật về Ai Cập thu hút giới khoa học tìm
tòi, khám phá.
Và chính bởi cách xa nhau hàng nghìn năm nên
bạn cho rằng cuộc sống thời xưa khác với chúng ta nhiều lắm? Nếu vậy thì
có lẽ bạn đã hơi nhầm lẫn đôi chút rồi đó. Cùng ngược dòng về với thời
cổ đại để tìm hiểu sự thật về cuộc sống người xưa - những điều thú vị mà
chắc chắn bạn không tìm thấy được trong cuốn sách nào.
1. Các thành viên trong gia đình Ai Cập cổ không cùng ăn sáng cùng nhau
Ít ai ngờ rằng, những thành viên trong gia đình Ai Cập xưa, đặc biệt là nhà quý tộc thì không ăn sáng cùng nhau.
Thay
vào đó, người chủ gia đình sẽ thưởng thức bữa ăn sáng 1 mình. Theo
thông thường, sau khi tắm, người hầu sẽ mang đồ ăn đến cho chủ nhân của
mình. Chờ vị chủ nhân ăn xong, những phụ nữ mới được dùng bữa.
Các
thành viên trong gia đình chỉ ăn cùng 1 bàn vào bữa trưa hoặc tối mà
thôi. Ngoài ra, bia là thức uống không thể thiếu trong bữa ăn của người
Ai Cập cổ.
2. "Xác ướp gỗ" được mang ra kéo lê trước mặt nhiều người
Bức
tranh "An Egyptian Feast" - (tạm dịch: Bữa tiệc của người Ai Cập cổ)
của danh họa Edwin Longsden Long thể hiện 1 cảnh tượng kỳ lạ. Đó là cảnh
nô lệ kéo lê 1 xác ướp đi vòng quanh trước mặt khách khứa bữa tiệc.
Thế
nhưng, ẩn sau bức tranh này có 1 lời nhắn đặc biệt. Việc bức tượng gỗ
hình người được kéo trước mặt nhiều người nhằm gửi gắm cho vị khán giả
thấy sự ngắn ngủi của đời người. Lời nhắn nhủ đi kèm bức tranh là "Hãy
tận hưởng cuộc sống đi bởi chẳng bao lâu quý vị sẽ giống như bức tượng,
tìm về với cát bụi".
3. Người Ai Cập cổ cực coi trọng giày dép
Phần
lớn người Ai Cập cổ thường đi chân đất, thậm chí các Pharaoh cũng vậy.
Tuy nhiên họ lại có người giúp việc đặc biệt - có nhiệm vụ chuyên giữ
đôi sandal cho mình.
Bởi
sandal là vật dụng cần thiết cho 1 người sau khi chết. Do đó, trong
lăng mộ của người chết luôn có chỗ dành cho đôi sandal. Những đôi sandal
này cũng rất đặc biệt khi chúng được làm bằng vàng, dẫu vậy trong thực
tế, 1 đôi sandal nặng như vậy các Pharaoh khó lòng mà đi được vài bước.
4. Người Ai Cập cổ cực yêu động vật
Người
Ai Cập cổ đại là một trong những người đầu tiên nuôi động vật làm thú
cưng. Họ không chỉ yêu mèo mà chó, cò, chim ưng, khỉ cũng là những thú
cưng của họ.
Bức
hình trên đã mô tả hình ảnh người đàn ông thơm chú chó cưng hoặc đang
cho chú chó uống nước bằng miệng mình. Điều này thể hiện 1 sự cực kỳ
thân thiết.
Một vài bằng chứng khác cũng cho thấy, khỉ và chó được
sử dụng để giúp binh lính tuần tra lãnh thổ. Ngoài ra, để thể hiện tình
cảm gắn kết của mình với thú cưng, người chủ sau khi chết đi, thú cưng
của họ cũng được ướp xác và đặt trong lăng mộ của chủ.
5. Phụ nữ Ai Cập cổ đại không ngại mặc đồ hở ngực
Khá
nhiều bằng chứng cho thấy, phụ nữ Ai Cập cổ đại mặc 1 chiếc váy đơn
giản có tên là kalasiris - loại váy dài 1-2 dây, ôm sát cơ thể. Phần cổ
váy khoét khá sâu, và thường bắt đầu từ dưới ngực để lộ phần ngực tràn
đầy của phụ nữ Ai Cập cổ đại.
Trang phục này dành cho tất cả phụ
nữ, không phân biệt thứ cấp sang hèn - từ nô lệ, người hầu, đến cả người
thuộc tầng lớp quý tộc. Thời bấy giờ, loại váy này không bị cho là đáng
hổ thẹn bởi sự sexy, "thoáng" mà trái lại còn là mốt nữa cơ.
6. Các vũ công trình diễn mà không mảnh vải che thân
Các
vũ công nữ Ai Cập cổ xưa xuất hiện trước khán giả với bộ trang phục
trong suốt hoặc không mặc quần áo. Họ chỉ có thể mặc váy hoặc thắt lưng.
Trong khi đó, vũ công nam sẽ mặc tạp dề.
Dường như với người Ai
Cập cổ, vũ điệu nhảy trong điệu múa quan trọng hơn là quần áo. Và như để
che bớt đi phần nào cơ thể và đánh lạc hướng người xem, họ sẽ tận dụng
mùi hương, trang sức và kiểu tóc của mình.
Nguồn: BrightSide
theo Helino
Tiết lộ quy trình ướp xác "độc nhất vô nhị" của người Ai Cập cổ đại
Hạnh Vũ |
0
Nhiều xác ướp Ai Cập còn nguyên vẹn sau hàng nghìn năm. Ảnh: Historyonthenet
Nhiều nhà khoa học đã không khỏi ngạc nhiên khi những xác ướp Ai Cập hàng nghìn năm vẫn còn nguyên vẹn.
Từ xa xưa, người Ai Cập
nổi tiếng với thuật ướp xác. Trong những năm qua, nhiều xác ướp Ai Cập
cổ xưa đã được tìm thấy trong tình trạng còn khá nguyên vẹn. Để làm được
điều này, người Ai Cập thời cổ đại đã thực hiện quy trình ướp xác chặt
chẽ để ngăn chặn quá trình phân hủy giúp thi hài vẹn nguyên theo thời
gian.
Người Ai Cập thực hiện ướp xác với quan niệm sau khi qua
đời, thể xác vẫn là “nhà” cho các linh hồn khi họ sang thế giới bên kia.
Do vậy, nếu thi thể bị phân hủy thì linh hồn sẽ không còn "nhà". Để bảo
tồn thể xác giống như lúc còn sống để đảm bảo giữ lấy linh hồn, người
Ai Cập thực hiện ướp xác.
Quy trình ướp xác của người Ai Cập diễn
ra trong thời gian 70 ngày với những bước thực hiện vô cùng tỉ mỉ nhằm
tránh việc thi hài bị phân hủy. Bước đầu tiên của quy trình ướp xác là
thi hài người quá cố được những người thợ ướp xác rửa sạch bằng rượu và
nước sông Nile.
Kế đến, thợ ướp xác sẽ rạch một đường ở phía bên
trái cơ thể để lấy ra các cơ quan nội tạng, trừ tim. Người Ai Cập cổ đại
làm như vậy vì quan niệm trái tim tượng trưng cho trí tuệ và người chết
sẽ cần nó khi đi sang thế giới bên kia.
Thợ
ướp xác cũng lấy não ra vì nó rất dễ bị phân hủy. Muối natron được phủ
khắp thi thể và trong bụng nhằm làm khô tử thi và ngăn chặn quá trình
phân hủy. Sau 40 ngày, thi hài được rửa sạch lại với nước sông Nile rồi
được bôi dầu lên nhằm giúp da có sự đàn hồi.
Cuối cùng, thi hài người chết được bọc trong nhiều lớp vải lanh. Mỗi lớp vải được bôi nhựa dính để gắn kết các lớp vải với nhau.
Nhờ
quy trình ướp xác này mà nhiều xác ướp của người Ai Cập thời cổ đại còn
gần như nguyên vẹn đến ngày nay dù họ đã qua đời từ hàng ngàn năm
trước.
Không chỉ Ai Cập, mới đây một xác ướp được khai quật sau
vài trăm năm tại huyện An Hóa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc trong tình trạng
khá nguyên vẹn khiến các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên.
Theo đó,
các chuyên gia khảo cổ cho biết, người đàn ông này có thể qua đời trong
thời Minh (1368 - 1644) hoặc thời nhà Thanh (1644 - 1912). Xác ướp được
khai quật trong địa phận làng Zhizhu, huyện An Hóa, tỉnh Hồ Nam, Trung
Quốc. Bộ trang phục khoác lên người xác ướp được làm từ vải tốt nên còn
khá hoàn chỉnh, bên cạnh là một chiếc quạt yêu thích của xác ướp.
Xác ướp được phát hiện bởi các công nhân xây dựng tại Hồ Nam, Trung Quốc. Ảnh: AsiaWire
Người
ta sử dụng đá vôi và gỗ quý để đóng quan tài. Nhờ vậy, thi thể người
chết được bảo quản tốt hơn qua hàng trăm năm lịch sử. Ban quản lý di
tích lịch sử văn hóa Trung Quốc cho rằng, người đàn ông này có xuất thân
từ gia đình quý tộc, hoặc ít nhất là người giàu có.
Ngọn núi nơi
thi thể ông được tìm thấy thuộc về dòng họ Wang. Tuy nhiên, sẽ cần thời
gian khảo cứu để có thể kết luận xem người đàn ông này có phải thuộc
dòng họ Wang hay không. Theo quan chức địa phương, địa điểm được khai
quật một cách tình cờ. Đây có thể là xác ướp được bảo quản tốt nhất từ
thời Minh hay Thanh được khai quật tại huyện An Hóa.
Trong quan
niệm của người Trung Quốc, việc mở nắp quan tài sẽ đem lại vận xui. Việc
xây dựng công trường đã phải tạm dừng, thậm chí sở di sản văn hóa có
thể yêu cầu đóng cửa công trường xây dựng để tiến hành khai quật tiếp.
theo Vietq
Thảm họa Dona Paz: Gần 4.400 người chết trong hỏa ngục tồi tệ bậc nhất trên biển
Gohan |
8
Thảm họa chìm tàu này được xem là thiệt hại lớn nhất thế giới
trong "thời bình". Nó cướp đi mạng sống của hơn 4.400 người vô tội.
Nếu có ai hỏi đâu là tai nạn trên biển tồi tệ nhất từng xảy ra, thì câu trả lời chắc chắn không phải Titanic.
Đó là thảm họa nổi tiếng nhất từng được biết tới và nó đã xảy ra cách
đây 106 năm trước. Khi đó, số người thiệt mạng lên tới 1.502.
Nhưng con số đó chỉ bằng khoảng 1/3 trong vụ chìm phà Dona Paz - được xem là thảm họa phi quân sự lớn nhất thế giới khi cướp đi 4.386 mạng người vô tội.
Chở quá tải, hiểm họa tiềm tàng
Dona
Paz là một con tàu được đóng năm 1963 bởi Onomichi Zosen ở Onomichi,
Hiroshima , Nhật Bản , có tên gốc là Himeyuri Maru. Sau này nó được đổi
tên và bán lại cho một công ty hàng hải Philippines để chuyên chở hành
khách.
Ở Philippines, các con tàu như Dona Paz là rất
phổ biến và cũng là phương tiện di chuyển không thể thiếu tại đất nước
có hơn 7000 hòn đảo.
Chỉ 5 ngày trước Giáng sinh năm
1987, hàng trăm người đổ xô lên con tàu Dona Paz để hướng đến thủ đô
Manila, từ đảo Leyte. Theo nguyên tắc, nó được phép chuyên chở tối đa
1.518 hành khách, tuy nhiên, hôm đó Dona Paz cõng trên mình hơn 4.400
người và tình trạng quá tải, chen chúc diễn ra là đương nhiên.
Dona Paz được gọi là "thảm họa Titanic của châu Á". Hình: Elitereaders
Không
ai trong số hơn 4.400 người trên tàu nghĩ rằng không nên bước chân lên
đó bởi nó quá đông rồi. Ai cũng muốn di chuyển thật nhanh trong bối cảnh
ngày lễ trước mắt không còn xa.
Và hậu quả là trong một
ngày thiếu may mắn, tai nạn thảm khốc đã xảy ra và cướp đi 99,5% số
người trên tàu. Người ta ước tính, có đến 4.386 người bỏ mạng, chỉ 24
người may mắn sống sót trở về.
Hỏa ngục tồi tệ nhất từng xảy ra trên biển
Vào
ngày 20/12/1987, như mọi chuyến hành trình giống bao ngày khác, con tàu
Dona Paz cứ điềm nhiên mà khởi hành, mặc cho số người trên tàu lúc đó
đông gấp 3 lần quy định.
Việc phạm quy này đương nhiên
mang đến lợi nhuận nhiều gấp bội lần cho doanh nghiệp sở hữu tuy nhiên
chấp nhận quá tải cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận nguy hiểm. Hôm đó,
Dona Paz cõng trên lưng hơn 4.400 người, cộng thêm "tuổi tác"không còn
trẻ, con tàu di chuyển chậm chạp hơn và cũng khó khăn hơn trong việc
điều hướng hay tránh va chạm.
Đến khoảng 22h30 cùng
ngày, khi hầu hết hành khách đang chìm trong giấc ngủ, Dona Paz đột
nhiên gặp một chuyện không thể ngờ tới.
Người xưa từng có
câu "Không sợ nhất vạn, chỉ sợ vạn nhất", ý nói những chuyện to tát,
lớn lao chưa chắc đã đáng sợ bằng những điều bất ngờ sẽ xảy ra. Khi đó,
nó đến thì cũng không thể ứng phó kịp. Và trong trường hợp này, điều vạn
nhất bất đắc dĩ đã xảy ra.
Mô tả lại vụ va chạm thảm khốc giữa Dona Paz và Vector. Hình: Elitereaders
Dona
Paz đen đủi khi va chạm với một con tàu khác khi đang di chuyển ở một
vị trí dọc eo biển Tablas, gần Marinduque. Đen đủi ở đây là việc con tàu
bị va chạm mang tên Vector, khi đó đang chở 8.800 thùng dầu cùng nhiều
sản phẩm nhiên liệu dễ bắt lửa khác.
Vụ va chạm mạnh khiến đống "bom nổ chậm" kia bùng lên nhanh chóng, Vector ngập trong biển lửa theo đúng nghĩa đen.
Nhưng
mọi việc chưa dừng lại tại đấy, ngọn lửa mạnh không mất quá nhiều thời
gian để tiến sang con tàu Dona Paz bên cạnh cùng cháy lan ra khắp các
vùng biển xung quanh khiến hàng nghìn hành khác mắc kẹt lại trên tàu.
Hàng
chục hành khách trong lúc hoảng loạn đã nhảy xuống biển để né tránh
ngọn lửa đang bốc ngày một to trên tàu mà không nhận ra rằng các sản
phẩm dầu mỏ khác cũng đang biến vùng biển xung quanh con tàu trở nên rực
cháy.
Ngon lửa bùng cháy nhanh chóng khiến cả 2 con tàu chìm trong biển lửa. Hình minh họa.
Thực
tế lúc đó, họ chỉ có hai lựa chọn, một là đứng yên trên tàu chờ lửa lan
đến, hai là nhảy xuống biển lửa phía dưới. Nhưng dù chọn cách nào,
những hành khác đáng thương đó nhiều khả năng cầm chắc cái chết.
Thực
tế cho thấy, sau vụ tai nạn chỉ có 24 người sống sót, tương đương với
0,5% tổng số hành khác đã từng bước chân lên tàu khi khởi hành. Đồng
nghĩa với việc 99.5% số người còn lại đã bỏ mạng trong hỏa ngục tồi tệ
nhất từng diễn ra trên biển đó.
Sự giúp đỡ gần nhất mà
Dona Paz với Vector có được đến từ một con tàu khác vô tình đi ngang
qua, nhưng cũng là sau vụ va chạm hơn 90 phút, lúc này, phần lớn hành
khách trên tàu Dona Paz đã không qua khỏi. Và cũng chỉ 30' sau, con tàu
đen đủi chìm hẳn xuống đáy đại dương.
Trách nhiệm chính thuộc về ai?
Cuối
cùng vụ va chạm đã cướp đi sinh mạng của 4.386 người (theo thống kê
tương đối). Chỉ có 26 người sống sót, trong đó 24 người là hành khác của
tàu Dona Paz, 2 người còn lại đến từ Vector.
Đây là một trong những thảm họa thực sự về người từng xảy ra. Hình: Elitereaders
Sau
nhiều cuộc điều tra quy mô lớn, người ta phát hiện ra rằng, rất có thể
thuyền trưởng của tàu Dona Paz tham gia một bữa tiệc đêm đó và để một
nhân viên tập sự lại phụ trách khoang lái. Rất có thể chính sự thiếu
kinh nghiệm này đã phần nào đó gây ra vụ va chạm thảm khốc.
Những
sai phạm còn đến từ việc chở hành khách quá tải một cách quá đáng như
đã đề cập bên trên, làm trọng tải tàu tăng cao, gây khó khăn trong việc
di chuyển. Tệ hơn nữa, Vector - con tàu chờ 8.800 thùng dầu còn không có
giấy phép hoạt động.
Hàng nghìn người chết là cái giá quá đắt cho những sai lầm, vi phạm của các bên. Hình: Elitereaders
Vô
tình, tất cả những sai phạm, đen đủi trên đã tập hợp lại trong cùng một
đêm và gây ra một trong những thảm họa chìm tàu tồi tệ nhất lịch sử.
Hỏa ngục Dona Paz thậm chí còn được nhiều người ví như tai nạn "Titanic
của châu Á".
Tạp chí Time Magazine còn gọi đây là thảm họa hàng hải chết chóc nhất trong thời bình của thế kỷ XX.
Tham khảo nhiều nguồn: Vesselfinder, Nalakagunawardene, Elitereaders...
Câu chuyện tìm vàng ly kỳ trên con tàu đắm từ 1 thế kỷ trước
Hà Linh |
2
Minh họa
cho thấy tàu Laurentic khi các thợ lặn tìm thấy lần đầu (trái) và tình
trạng xác con tàu sau cơn bão. Ảnh: Đại học Cambridge
20 sải dưới vịnh biển hẹp Lough Swilly, tại hạt Donegal (Cộng
hòa Ireland) là xác con tàu đắm cách đây 100 năm khi chở theo 44 tấn
vàng. Diễn biến liên quan tới công cuộc khôi phục số vàng này từ đáy
biển được cho là có nhiều điều khá kỳ thú.
Theo trang History (Mỹ), tàu
HMS Laurentic được trang bị vũ khí của Anh đã trúng mìn và chìm vào ngày
25/1/1917 trong khi đang chở theo 3.200 thỏi vàng nặng khoảng 44 tấn.
Ngân
hàng Anh ước tính số vàng này trị giá vào khoảng 5 triệu bảng (khoảng
1,7 tỉ USD hiện nay). Con tàu này chở theo số vàng lớn như vậy để mua vũ
khí và đồ tiếp tế của Mỹ trong thời điểm diễn ra Chiến tranh Thế giới
thứ nhất.
Chỉ
có 121 người trong tổng số 475 thành viên trên tàu HMS Laurentic bảo
toàn tính mạng sau vụ đắm tàu. Con tàu chìm xuống 36,5 m dưới đáy biển
cùng số vàng lớn.
Tác giả cuốn sách
“The Sunken Gold” (2017) – ông Joseph Williams cho biết cuộc truy lùng
tàu HMS Laurentic đã kéo dài trong hơn một thế kỷ.
Trong
khi nghiên cứu viết sách, ông Williams đã tìm ra một bản ghi nhớ không
được công bố của Thiếu tá Hải quân Guybon Damant – người chịu trách
nhiệm dẫn dắt cuộc tìm kiếm tàu HMS Laurentic và vẫn kiên trì theo đuổi
công cuộc này ngay cả khi Hải quân Hoàng gia Anh từ bỏ nó.
Do
phía Anh muốn giữ kín thông tin về con tàu chìm với hàng chục tấn vàng
trước các đối thủ, đặc biệt là Đức, ông Damant được triệu tập đến Cung
điện Whitehall (London) vào đầu năm 1917. Thiếu tá Damant khi đó được
coi là chuyên gia trong lĩnh vực lặn biển.
Vào tháng 3/1917, đội ngũ của Thiếu tá Damant đã định vị được địa điểm con tàu đắm
và bắt đầu tiến hành công việc. Đến giữa tháng 3, đội lặn đã tiếp cận
được các thùng đựng vàng. Họ bắt đầu chuyển các thỏi vàng lên mặt biển.
Tuy
nhiên, khi mới chuyển được một ít vàng lên thì thời tiết bất ngờ chuyển
biến xấu khiến công việc phải tạm ngưng. Vào đầu tháng 4, khi đội của
Thiếu tá Damant quay trở lại tìm tàu HMS Laurentic thì tình hình đã hoàn
toàn thay đổi.
Theo đó, họ nhận thấy
xác con tàu đắm bị tàn phá. Đội của ông Damant đã quyết định dùng thuốc
nổ để phá mở hành lang bên trong xác con tàu nhằm tiếp cận đến vị trí
mà trước đó họ đã phát hiện được vàng.
Nhưng
họ bất ngờ khi nhận ra số vàng đã không còn ở vị trí cũ. Đội của ông
Damant đánh giá rằng số vàng đã chìm sâu hơn dưới xác tàu.
Đội
của ông Damant tiếp tục cần mẫn làm việc suốt mùa hè năm 1917 và đến
tháng 9 cùng năm họ đã đưa được lên bờ 542 thỏi vàng. Rồi đột nhiên lãnh
đạo Anh ra lệnh ngừng công việc này.
Vào
thời điểm đó, tàu ngầm của Đức đã gây nhiều tổn thương cho Hải quân
Anh. Do vậy đội của ông Damant được huy động để thu thập thông tin tình
báo từ xác tàu ngầm lớp U-boat bị chìm của quân đội Đức.
Sau
khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc trong tháng 11/1918, Thiếu
tá Damant đã thuyết phục Hải quân Anh tiếp tục chiến dịch bị bỏ dở với
tàu HMS Laurentic thay vì giao nhiệm vụ này cho một công ty tư nhân.
Tháng
5/1919, đội của ông Damant quay trở lại Lough Swilly và phát hiện xác
tàu HMS Laurentic không di chuyển nhiều khỏi vị trí cũ.
Đến
cuối năm 1924, sau nhiều khó khăn, cuối cùng đội của ông Damant tiếp
tục mang 1.000 thỏi vàng từ biển trở về. Như vậy tổng số vàng lấy lại
được đã chiếm đến 99%.
Sau đó, Thiếu tá Damant đề xuất ngừng dự án và thừa nhận rằng không cần thiết bỏ công sức để tìm 25 thỏi còn lại.
Trong
thập niên 30 của thế kỷ trước, một công ty tư nhân được ủy quyền tìm
kiếm và họ đã đem về được 5 thỏi vàng từ đáy biển. Nhưng từ đó đến nay,
với nhiều biến động và nỗ lực tìm kiếm của các cá nhân và công ty, 20
thỏi vàng còn lại vẫn “biệt vô âm tín”.
Tác giả Williams ước tính rằng 20 thỏi vàng còn nằm dưới đáy biển hiện có giá trị vào khoảng 10,7 triệu USD.
Vén màn bí ẩn về nơi an nghỉ cuối cùng của con tàu đắm trong Thế chiến II sau 74 năm
Nostalgia Spiderum |
0
Hình minh họa.
Trong suốt quãng thời gian 74 năm kể từ sau cuộc Chiến tranh Thế
giới thứ II, con tàu thương gia SS Macumba đã chịu số phận phải nằm lại
dưới đáy biển. Tuy nhiên, trong 74 năm ấy, con tàu này đắm ở vị trí nào
vẫn còn là một bí ẩn, cho đến thứ tư 4/10 vừa qua.
Vào tháng 8 năm 1943, tàu SS
Macumba đã bị tấn công bởi 2 chiếc máy bay của Nhật Bản. Cuộc tấn công
này đã giáng trực tiếp xuống vị trí phòng máy của con tàu này. Ba thủy thủ đã hy sinh và những người sống sót được đưa lên tàu cứu hộ.
Con tàu Macumba nằm giữa đáy đại dương.
Tàu
SS Macumba đã chìm từ thời điểm ấy, và vị trí của nó đã từng là một bí
ẩn trong nhiều thập kỷ, cho đến giờ phút này, sự thật mới được sáng tỏ.
Bí
mật chỉ mới được tìm ra khi các nhà nghiên cứu từ Tổ chức Nghiên cứu
Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) bắt tay vào hành
động. Trên chiếc tàu tuần tra RV Investigator, họ đã phát hiện ra vụ đắm
tàu vào sáng thứ tư, 4/10 vừa qua khi đang làm nhiệm vụ khảo sát khu
vực.
Macumba đã được tìm thấy, chiếc
tàu chìm với tư thế thẳng đứng và vẫn còn tương đối nguyên vẹn với độ
sâu 40 m sâu dưới đáy đại dương.
Chiếc
tàu được phát hiện nhờ hệ thống Sona của các nhà nghiên cứu. Đây là một
kỹ thuật sử dụng sự lan truyền âm thanh để tìm đường di chuyển, liên
lạc hoặc phát hiện các đối tượng ở trên mặt, trong lòng nước hoặc dưới
đáy nước.
Con tàu thương gia SS Macumba trước khi xảy ra vụ tấn công
Ông
Hugh Barker, quản lý của Cơ quan Quản lý Hàng hải Quốc gia của CSIRO,
cho biết trong một tuyên bố: “Việc tìm kiếm này có vai trò rất quan
trọng đối với những người có trong chuyến đi này và ai nấy cũng đều cũng
dán mắt vào màn hình, nỗ lực dò tìm những dấu hiệu ở dưới nước”.
"Chúng
tôi phát hiện ra xác tàu vào lúc nửa đêm, sau khoảng 10 giờ tìm kiếm,
đây thực sự là một điều may mắn vì lúc ấy, chúng tôi chỉ có thêm vài giờ
ngắn ngủi để tìm kiếm”.
Hình ảnh con tàu Macumba dưới đáy đại dương, được ghi lại thông qua hệ thống Sona.
“Thật
vinh hạnh khi chúng tôi có một đội ngũ làm việc tuyệt vời phụ trách hệ
thống dò tìm Sona. Chính họ là những người nhận thấy những đặc điểm bất
thường ở đáy biển gần rìa khu vực tìm kiếm của chúng tôi và yêu cầu mở
rộng khu vực tìm kiếm đó. Và đó là lúc chúng tôi tìm ra con tàu!”.
Được biết, tàu Macumba đã chìm dưới đáy biển Arafura, ngoài khơi bờ biển tiếp giáp vùng lãnh thổ phía Bắc của Australia.
Barker
cho biết, con tàu này sẽ hình thành nên một rạn san hô nhân tạo và sẽ
trở thành nhà của hàng loạt các sinh vật biển. Đó là điều mà họ thấy một
cách rõ ràng khi thả một máy ảnh xuống dưới.
“Máy
quay của chúng tôi thậm chí còn ghi lại được cận cảnh con cá mập đầy
hiếu kỳ đang lởn vởn ở khu vực đó. Đó là một đêm rất đặc biệt đối với
tất cả những người trên tàu tìm kiếm và chúng tôi rất vui khi cuối cùng
cũng đã tìm ra nơi an nghỉ cuối cùng của chiếc Macumba này”, ông nói.
Dữ
liệu thu thập được từ cuộc khám phá này sẽ được sử dụng cho một báo cáo
về tình trạng của vụ đắm tàu, và cách tốt nhất để bảo vệ con tàu là xem
nó như một di tích lịch sử trong tương lai.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét