Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 258
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Những chuyện chưa kể về lực lượng tình báo quân sự Việt Nam
Tình báo Israel truy lùng đồ tể phát xít Đức lẩn trốn sau Thế chiến 2
Trung Hiếu - Thúy Đoan |
1
Cơ quan tình báo Israel đã tung người đi khắp nơi trên thế giới
sau Thế chiến 2 để truy bắt các cựu trùm phát xít Đức gây ra họa diệt
chủng Do Thái.
Adolf Eichmann – một kẻ
chủ mưu chính trong cuộc diệt chủng người Do Thái Holocaust, đã trốn
sang Nam Mỹ sau Thế chiến 2. Cơ quan tình báo Israel quyết tâm lần ra
hắn và bắt hắn phải trả giá.
Mật vụ Israel ra tay
“Un
momentito, Señor” (có nghĩa là “một lát thôi, thưa ngài”) là cụm từ
ngắn ngủi bằng tiếng Tây Ban Nha mà nhân viên tình báo Israel Peter
Malkin biết nhưng chính cụm từ này lại giúp thay đổi tiến trình lịch sử
liên quan đến việc xử tội các phần tử phát xít Đức phạm tội ác chiến tranh.
Malkin
nói ra những từ này với một công nhân bị hói làm cho nhà máy
Mercedes-Benz đang trên đường trở về nhà ở Argentina vào ngày 11/5/1960.
Khi người công nhân này miễn cưỡng chào viên đặc vụ, Malkin nhanh chóng
hành động.
Chân dung Eichmann khi là một quan chức trong chế độ phát xít Đức. Ảnh: Getty.
Với
sự trợ giúp của 3 nhân viên đặc vụ khác, Malkin quật ngã người đàn ông
kia và tống ông ta vào ô tô. Khi xe lao đi, nhóm này trói ông ta lại và
trùm kín chăn lên ông ta ngồi ở hàng ghế sau.
Đây không
phải là vụ bắt cóc thông thường. Người đàn ông ở hàng ghế sau là một
trong những tên tội phạm khét tiếng nhất thế giới: Adolf Eichmann - một
quan chức của Đức Quốc xã đã giúp chế độ này thực hiện thảm sát 6 triệu
người Do Thái trong Thế chiến 2.
Trong nhiều năm sau đó, y
đã lẩn trốn nhà chức trách và sống tương đối yên bình ở Argentina thuộc
Nam Mỹ. Và giờ đây, y đã nằm trong tay cơ quan tình báo đối ngoại
Mossad của Israel. Các tội ác bí mật một thời của y sắp sửa được công bố
cho thế giới.
Chứng minh thư của công dân Argentina Ricardo Klement- vỏ bọc của Eichmann. Ảnh: Tàng thư Bettmann.
Việc bắt giữ, thẩm vấn và xét xử Eichmann là một phần của một trong các chiến dịch mật tham vọng nhất thế giới.
Guy
Walters, tác giả cuốn “Hunting Evil: The Nazi War Criminals Who Escaped
and the Quest to Bring them to Justice” nói: “Công tác hậu cần phục vụ
việc bắt giữ này thật phi thường... Cứ như một kịch bản phim xảy ra
trong đời thực. Và việc này đã giúp thế giới thức tỉnh trước cuộc thảm
sát Holocaust”.
Quá khứ của đối tượng bị bắt
Khi
Eichmann lần đầu gia nhập Đảng Quốc xã Áo vào năm 1932, ít ai có thể dự
đoán được gã trong tương lai sẽ trở thành một kẻ thảm sát hàng loạt.
Nhưng sau đó y đã trở thành một quan chức hành chính đầy kỹ năng và một
kẻ cuồng tín chống Do Thái.
Hắn thăng tiến nhanh chóng
trong hàng ngũ Đảng Quốc xã. Vào năm 1935, y giúp đảng này vạch ra câu
trả lời cho cái gọi là “vấn đề Do Thái” – đây là thuật ngữ mà bọn Quốc
xã dùng trong 1 thập kỷ tiếp theo để chỉ cách đối xử người Do Thái ở
châu Âu.
Ngôi nhà bí mật của Adolf Eichmann ở San Fernando, Argentina vào khoảng năm 1960. Ảnh: Tàng thư Keystone.
Mặc
dù sau này hắn tuyên bố mình chỉ là kẻ chấp hành mệnh lệnh, trên thực
tế Eichmann đã giúp phát xít Đức giải quyết khâu hậu cần cho việc thảm
sát người Do Thái. Y đã dự hội nghị Wannsee – cuộc họp mà tại đó các
quan chức cấp cao của Đức Quốc xã điều phối các chi tiết về cái mà chúng
gọi là “Giải pháp Cuối cùng” (ám chỉ việc sát hại người Do Thái – ND).
Mặc
dù Eichmann không đưa ra quyết định nào tại hội nghị đó, y đã ghi chép
về hội nghị và chuẩn bị các dữ liệu được các quan chức phát xít cấp cao
sử dụng để ra quyết định chính xác về cách thức diệt chủng cư dân Do
Thái của châu Âu. Sau hội nghị, Eichmann giúp triển khai việc diệt
chủng, điều phối việc trục xuất và sát hại hàng trăm ngàn người Do Thái ở
các khu vực bị Đức Quốc xã chiếm đóng.
Sau Thế chiến 2,
nhiều “kiến trúc sư” của thảm sát Holocaust đã bị bắt giữ, xét xử tại
tòa án Nuremberg và bị hành quyết. Thế nhưng Eichmann lại thoát khỏi
lưới công lý. Sau khi bị người Mỹ bắt vào thời điểm chiến tranh kết
thúc, y đã trốn thoát, thay đổi nhân dạng nhiều lần trong quãng thời
gian y chu du khắp châu Âu thời hậu chiến.
Ở Italy, y
được các tu sĩ và giám mục có cảm tình với chế độ phát xít Đức trợ giúp.
Eichmann tới Buenos Aires, Argentina vào năm 1950. Tại đây, y sử dụng
một danh tính mới “Ricardo Klement”. Gia đình y đoàn tụ cùng y ở
Argentina một thời gian ngắn sau đó, cùng sống một cuộc sống tĩnh lặng.
Eichmann cố gắng tự nuôi sống bản thân bằng nhiều nghề khác nhau.
Lò thiêu tại trại tập trung Auschwitz. Lò thiêu này dùng để thiêu thi thể những người chết tại trại tập trung này. Ảnh: Corbis.
Thế
nhưng Eichmann không phải là gã phát xít duy nhất lẩn trốn sang quốc
gia Nam Mỹ. Y cũng không quá úp mở về bí mật quá khứ của mình.
Eichmann
duy trì quan hệ xã hội với các kẻ Đức Quốc xã lẩn trốn khác. Y thậm chí
còn trả lời phỏng vấn chi tiết của một nhà báo thân Đức Quốc xã, trong
đó y phàn nàn rằng mình đã mắc một sai lầm là không giết tất cả những
người Do Thái ở châu Âu.
Phát hiện mục tiêu, điều tra và “cất vó”
Tin
đồn về hoạt động của Eichmann ở Argentina cuối cùng cũng lan tới Mỹ,
châu Âu và Israel. Tình báo Tây Đức và tình báo đã phát hiện ra dấu hiệu
về Eichmann nhưng họ không có hành động tiếp theo bởi vì, theo Walters,
“người Mỹ không có nhiệm vụ phải săn các phần tử Đức Quốc xã”.
Nhưng có 1 quốc gia mới ra đời rất quan tâm đến việc bắt giữ Eichmann, đó là Israel.
Nhờ vào Lothar Herrmann – một người Do Thái tị nạn bị mù và chạy sang Argentina sau khi bị giam ở Dachau, Israel biết được tung tích của Eichmann và bắt đầu lên kế hoạch bắt giữ y.
Khi
Herrmann phát hiện ra Eichmann đang ở Argentina thông qua người con gái
của ông là Sylvia (cô này hẹn hò với một trong các con trai của
Eichmann), ông đã viết thư cho Đức để cung cấp thông tin này.
Một
thẩm phán Đức gốc Do Thái tên là Fritz Bauer đã hỏi thêm chi tiết về vụ
này. Với sự trợ giúp của Sylvia, Herrmann đã cung cấp địa chỉ của
Eichmann. Đề phòng những phần tử cảm tình với phát xít Đức sẽ cảnh báo
cho Eichmann về cuộc điều tra của phía Đức, Bauer bí mật “phím” thông
tin này cho cơ quan mật vụ Mossad của Israel.
Để
bắt cóc Eichmann, Mossad đã tập hợp một đội “bắt giữ” với thành viên đa
số là những người có cả gia đình bị giết hại trong thảm sát Holocaust.
Mục
tiêu của nhóm đặc vụ Israel này không chỉ là bắt giữ Eichmann mà còn
đưa y về Israel để bắt y phải chịu xét xử công khai về các tội ác của y.
Khi
đội này theo dõi Eichmann, họ nhận thấy hành tung của y cực kỳ dễ đoán.
Họ quyết định bắt hắn khi hắn đi bộ về nhà sau khi rời khỏi xe bus.
Kế
hoạch được dàn dựng kỹ lưỡng để bắt cóc Eichmann vào ngày 11/5/1960 đã
suýt bị phá hỏng khi Eichmann không xuống xe bus vào thời điểm dự kiến.
Tuy nhiên, nửa tiếng sau Eichmann đã xuất hiện khi rời khỏi một chiếc xe
bus đến sau.
Malkin và đồng đội đối diện với Eichmann
trên một con phố tối và yên tĩnh. Họ bắt cóc và đưa Eichmann tới một
“địa điểm an toàn” ở Buenos Aires, nơi hắn bị thẩm vấn trong vài ngày
trước khi bị đánh thuốc mê và đưa lên phi cơ bay về Israel.
Phiên
tòa xét xử y sau đó được truyền hình toàn bộ. Phiên xét xử thu hút hàng
triệu người xem với phần chứng thực đầy cảm xúc của các nhân chứng về
cuộc thảm sát Holocaust. Trong phiên tòa này, Eichmann tiếp tục ra vẻ
ngây thơ mà y đã tạo dựng ở Argentina – hình ảnh về một quan chức nhu mì
phải tuân theo lệnh của thượng cấp.
Tác giả Walter viết
rằng Eichmann là một kẻ sốt sắng phục vụ chế độ Đức Quốc xã và đã nỗ lực
giết thật nhiều người Do Thái ở mức có thể. “Ông ta không chỉ là một
quan chức thực thi nhiệm vụ đơn thuần”.
Dù đến phút cuối
cùng Adolf Eichmann khăng khăng mình không chịu trách nhiệm về thảm sát
Holocaust, Adolf Eichmann vẫn bị một tòa án đặc biệt kết tội. Y bị treo
cổ vào ngày 31/5/1962.
theo VOV
"Điệp viên tỉ đô" của CIA 7 năm qua mặt KGB
Hoàng Nam |
2
Adolf Tolkachev.
Gây tiếng vang với thành tích tuyển mộ được nhiều điệp
viên, thu thập được nhiều thông tin tình báo vô cùng quan trọng, nhưng
cơ quan tình báo Liên Xô KGB trong lịch sử hoạt động của mình cũng phải
nếm trải không ít thất bại. Trong đó, thất bại nặng nề nhất có thể nói
là vụ để “điệp viên tỉ đô” của cơ quan tình báo đối thủ của Mỹ CIA “qua
mặt” suốt bảy năm.
Năm lần tiếp cận
Tháng 1/1977, khi đang chờ đổ xăng tại một cây xăng dành cho các nhà ngoại giao ở Moscow, người đứng đầu CIA
tại Liên Xô (trong vỏ bọc một nhà ngoại giao) ngạc nhiên khi thấy một
người đàn ông trung niên người Nga tiến lại gần và hỏi ông có phải là
người Mỹ không bằng tiếng Anh.
Sau khi nhà ngoại giao Mỹ xác nhận,
người đàn ông liền bỏ vào ghế xe một mảnh giấy rồi rời đi. Trong mảnh
giấy, người đàn ông cho biết là một kỹ sư người Liên Xô, muốn gặp một
quan chức Mỹ để trao đổi thông tin.
CIA không tỏ ra hào hứng với
lời đề nghị bất ngờ nói trên vì nó được đưa ra trong lúc KGB được cho là
đã thành lập lực lượng “mồi nhử” chuyên tìm cách khiến các điệp viên
của CIA đang hoạt động tại Liên Xô lộ diện rồi trục xuất về nước.
Thêm
vào đó, tại thời điểm diễn ra cuộc gặp, Ngoại trưởng Mỹ Cyrus Vance
cũng đang có kế hoạch tới thăm Liên Xô để đặt nền tảng cho quan hệ song
phương. Do đó, phía Mỹ không muốn có bất cứ hành động mạo hiểm nào có
thể cản trở kế hoạch của chính quyền mới. CIA đã quyết định không hồi
đáp thông tin nhận được.
Bẵng đi gần một tháng, người đàn ông lạ
mặt lại tiếp cận người đứng đầu CIA ở Moscow khi ông này đang đậu xe gần
tòa Đại sứ Mỹ. Người đàn ông tiếp tục để lại một mẩu giấy rồi bỏ đi,
trong đó nhắc lại đề nghị. Dựa trên quyết định được đưa ra trước đó, CIA
tiếp tục lặng im. Hai tuần sau, lại thêm một mẩu giấy nữa được gửi đi.
Lần
này, để giải tỏa lo ngại của CIA, người viết thư nói hiểu được những lo
ngại của cơ quan tình báo Mỹ, đồng thời tiết lộ bản thân đang làm việc
tại một đơn vị bí mật của Liên Xô.
Người viết thư cũng lặp lại yêu
cầu được tiếp xúc cũng như đưa ra cách thức liên lạc hai bên. Ấn tượng
trước sự kiên trì của người đàn ông người Nga, người đứng đầu CIA tại
Moscow đã xin ý kiến cấp trên được thăm dò người này. Tuy nhiên, trụ sở
chính của CIA tại Mỹ không đồng ý.
Bẵng đi tới gần ba tháng, khi
phía Mỹ tưởng chừng như mọi việc đã khép lại thì tháng 5/1977, người đàn
ông tiếp tục tiếp cận người đứng đầu CIA tại Moscow nhưng vẫn không
được hồi đáp. Đó là lần thứ tư đề nghị của ông ta bị phớt lờ. Sau lần
này, phải hơn sáu tháng sau, người đàn ông người Nga mới lại tiếp cận
trở lại với phía Mỹ.
Để tạo lòng tin, ông ta gửi kèm theo một tài
liệu dài hai trang, trong đó có các thông tin liên quan đến hệ thống
điện tử của một máy bay Liên Xô.
Thời điểm tập tài liệu được gửi
đi vào lúc CIA tại Liên Xô đã có một người đứng đầu mới. Sau khi xem
xét, nhận thấy giá trị của thông tin do người đàn ông cung cấp, lãnh đạo
CIA tại Liên Xô quyết định gửi điện về trụ sở, đề nghị được tìm hiểu về
điệp viên tình nguyện người Nga. Lần này, giới chức tình báo Mỹ đồng ý.
Tháng
3/1978, người đàn ông người Nga cung cấp thêm 11 trang tài liệu viết
tay, trong đó có thông tin về các nỗ lực nghiên cứu và chế tạo máy bay
quân sự của Nga. Lần này, ông ta thông báo sẽ bỏ cuộc nếu không nhận
được hồi âm từ phía Mỹ. Nhận được tuyên bố này, sau nhiều do dự, CIA đã
quyết định chính thức đồng ý cử người gặp người đàn ông người Nga. Điệp viên tỉ đô
Người
đàn ông người Nga trên là Adolf Tolkachev, một kỹ sư chuyên về radar
trên không tại Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật điện (Phazotron) của
Liên Xô.
Việc tuyển mộ được người này được đánh giá là sự kiện có
tính chất bước ngoặt trong triển khai các hoạt động tình báo của Mỹ ở
Liên Xô. Bởi trong những năm đầu thời kỳ Chiến tranh Lạnh, CIA dù đã
tuyển được một số nguồn tin nhưng chưa bao giờ có thể thực sự thiết lập
được mạng lưới gián điệp ngay trong lòng nước Nga.
KGB lúc bấy giờ
thắt chặt việc theo dõi, khiến các công dân hay quan chức Liên Xô không
dám hoạt động gián điệp. Về phía Mỹ, việc phân tích các nguồn tin để
quyết định thu nhận ai hay bỏ qua cũng rất chật vật như đã nói ở trên,
khiến họ có thể đã để vuột mất nhiều nguồn tin quan trọng.
Với sự
xuất hiện của Tolkachev, mọi việc đã thay đổi hoàn toàn. Tolkachev là
điệp viên thành công và có giá trị bậc nhất mà Mỹ có được tại Liên Xô
trong suốt hai thập kỷ. Trong hơn bảy năm làm việc cho CIA, ông ta đã 21
lần đánh lạc hướng những tai mắt của KGB của Liên Xô để chuyển tài liệu
cho các nhân viên CIA ngay trên đường phố ở thủ đô nước Nga. Những tài
liệu và bản vẽ của ông ta đã mở ra những bí mật về hệ thống radar cũng
như các nghiên cứu về vũ khí trong tương lai của Liên Xô.
Đặc
biệt, hoạt động gián điệp của người này còn giúp nước Mỹ tìm ra rõ
những điểm yếu của hệ thống phòng thủ trên không của Liên Xô để từ đó
nghiên cứu được những tên lửa và máy bay ném bom có thể bay dưới tầm các
radar của Liên Xô.
Theo một số báo cáo, không quân Mỹ ước tính
hoạt động gián điệp của Tolkachev đã giúp Washington tiết kiệm được 2 tỉ
USD cho các hoạt động nghiên cứu phát triển vũ khí. Điệp viên này vì
thế đã được đặt cho biệt danh “điệp viên tỉ USD”.
Ngoài ra,
Tolkachev cũng trở thành một nhân vật “truyền thuyết”, một điển hình để
nghiên cứu về hoạt động gián điệp khi có thể gặp được CIA ngay trước mũi
KGB.
Với công lao như vậy, Tolkachev đã được Mỹ tưởng thưởng khá
hậu hĩnh. Tuy nhiên, có một sự thật ít người biết là động cơ của
Tolkachev khi phản bội đất nước không phải vì tiền. Trên thực tế, ông
hợp tác với CIA để gây tổn hại cho Liên Xô nhằm trả thù việc mẹ vợ ông
ta đã bị xử tử, còn bố vợ ông ta thì bị đưa tới trại lao động vì tội
không tố giác vợ hồi những năm 1930.
Vì thế số tiền mà Mỹ đưa cho
dù đều nhận nhưng Tolkachev không hề đếm xỉa mà xem đó là biểu hiện của
việc người Mỹ tôn trọng những việc mà ông ta đã làm. Cũng vì không cần
tiền nên Tolkachev đôi khi chỉ yêu cầu phía Mỹ “trả công” cho ông ta
bằng những các album nhạc của Beatles, Led Zeppelin… mà con trai của ông
ta thích. Cái kết
Từ giữa năm 1982, CIA đột ngột mất
liên lạc với nguồn tin quý giá. Trong suốt năm cuộc gặp đã được lên kế
hoạch, người của Mỹ cứ đến điểm hẹn rồi lại phải về tay không vì
Tolkachev không xuất hiện. Cùng lúc, CIA cũng nhận thấy lực lượng do
thám của KGB bỗng nhiên trở nên dày đặc trên đường phố, cho thấy rất có
thể đã có chuyện xảy ra.
Buổi tối ngày 7/12/1982, ngày diễn ra cuộc hẹn tiếp theo theo thỏa thuận, phía Mỹ giao sỹ quan Bill Plunkert gặp gỡ nguồn tin.
Vào
khoảng giờ cơm tối, Plunkert và vợ cùng vợ chồng người đứng đầu tình
báo Mỹ tại Liên Xô tới Đại sứ quán Mỹ ở Liên Xô dưới vỏ bọc dự tiệc sinh
nhật một nhân viên của tòa đại sứ. Hai bà vợ đều mặc đồ đen và mang
theo một chiếc bánh sinh nhật lớn, thực chất là một thiết bị tạo hình
nộm.
Biết rõ nguồn tin của KGB đang theo sát mình, chiếc xe vòng
vèo qua nhiều đoạn đường rồi đến một góc phố khuất, với sự hỗ trợ của
thiết bị tạo hình nộm và những người đi cùng, Plunkert đã nhảy xuống xe
và biến mất.
Trong
khi đó, trên xe, chiếc bánh sinh nhật được dỡ ra, tạo hình ảnh giống
đầu và thân viên sỹ quan vừa nhảy ra, khiến phía Nga không nghi ngờ gì.
Cắt đuôi tình báo Liên Xô thành công, Plunkert đến điểm hẹn, đứng chờ
khá lâu nhưng Tolkachev vẫn không xuất hiện.
Mãi đến tháng
10/1983, Tolkachev mới gặp lại nhân viên của CIA. Lần này, ông ta đã
chuyển cho phía Liên Xô 16 trang tài liệu cùng một mảnh giấy ghi ra
những yêu cầu mới của ông ta cũng như các lưu ý về những cuộc gặp trong
tương lai.
Trong giấy, Tolkachev cũng cho biết cơ quan của ông ta
đã tiến hành điều tra về việc rò rỉ thông tin và ông ta có thể sẽ bị bắt
bất cứ lúc nào nên ông ta đã hủy toàn bộ các tài liệu cũng như vật dụng
có liên quan đến việc trao đổi thông tin với CIA.
Trong mẩu tin
nhắn, Tolkachev vẫn khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác với CIA nhưng kể từ
lần gặp cuối cùng đó, ông ta đã không xuất hiện thêm bất cứ một lần nào
nữa.
Các tài liệu về sau được công bố cho thấy hoạt động gián điệp
của Tolkachev bị phát giác vào khoảng cuối năm 1984, đầu năm 1985 do bị
một nhân viên của CIA phản bội tố cáo với KGB. Tolkachev bị bắt giữ năm
1985 và bị tử hình vào tháng 10/1986 vì tội phản quốc.
theo Pháp luật Việt Nam
"Chuyên gia lật đổ" CIA đã can thiệp vào cuộc đảo chính quân sự ở Venezuela như thế nào?
Trung Phạm |
2
Theo Jacob G. Hornberger, lịch sử đã chứng minh, lật đổ
chế độ luôn luôn là một trong những sứ mệnh cốt lõi của Cục tình báo
Trung ương Mỹ (CIA).
Phát biểu trong cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Bộ trưởng Ngoại giao Venezuela
Jorge Arreaza đã lên tiếng cáo buộc Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) là
cơ quan đứng đằng sau giật dây cho các hoạt động lật đổ chính phủ của
Tổng thống Nicolas Maduro. "Đây là một kế hoạch chung được CIA
và phe đối lập phối hợp thực hiện để lật đổ Tổng thống Maduro nhằm thò
bàn tay của họ vào các nguồn tài nguyên của đất nước Venezuela".
Jacob
G. Hornberger, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch tổ chức có tên gọi "The
Future of Freedom Foundation" cho rằng, mặc dù chưa có dấu hiệu rõ ràng
cho thấy CIA trực tiếp can dự vào chiến dịch thay đổi chế độ ở Venezuela
nhưng chắc chắn CIA đã đóng một vai trò chủ chốt ở đây.
Theo
Hornberger, lật đổ chế độ luôn luôn là một trong những sứ mệnh cốt lõi
của cơ quan tình báo này. Lịch sử đã chứng minh điều đó! "Chiến tích" lật đổ chế độ của CIA
Peter
Kornbluh, chuyên gia phân tích của Trung tâm Lưu trữ An ninh Quốc gia
thuộc Đại học George Washington đã đưa ra con số thống kê về lịch sử 75
năm thực hiện các chiến dịch bí mật thay đổi chế độ ở châu Mỹ Latinh của
CIA.
Điển hình trong số đó là vụ đảo chính ở Guatemala (1954),
cuộc xâm lược Cuba thất bại (1961), tiến hành hàng loạt vụ ám sát ở Cuba
(giai đoạn 1961-2001), xâm lược Cộng hòa Dominica (1965), can thiệp bầu
cử và can dự vào cuộc đảo chính ở Chile (1964-73), xâm lược Panama
(1990) và nhúng tay vào cuộc đảo chính ở Honduras (2009).
Hiện
nay, mặc dù chưa có những bằng chứng xác thực về các hoạt động của CIA ở
Venezuela nhưng từ các hoạt động lật đổ chế độ mà Mỹ phát động ở Mỹ
Latinh không khó để suy ra điều đó.
Người dân ủng hộ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đội mũ nồi đỏ in hình cố Tổng thống Hugo Chavez Ảnh: AP
Các trạm tình báo CIA từ lâu đã thiết lập quan hệ mật thiết với các đối tác địa phương trong khu vực. "Những người Cuba lưu vong được CIA huấn luyện đã thao túng DISIP - cơ quan tình báo Venezuela trong những năm 1970", Kornbluh cho biết trong một cuộc phỏng vấn. "Một
trong số những nhân vật này là Luis Posada (mang mật danh CIA
AMCLEVE-15) đã giữ vai trò chủ đạo trong kế hoạch gài bom vào một máy
bay Cuba năm 1976 khiến 73 thiệt mạng".
Posada sau đó tị
nạn ở Venezuela và trở thành quan chức cao cấp của DISIP. Tổng thống
Hugo Chavez đã thanh trừng các sĩ quan tình báo ủng hộ Mỹ nhưng CIA thì
chưa bao giờ ngừng tuyển dụng điệp viên. "Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng họ đang sử dụng những người của họ ở các cơ quan tình báo và quân đội", Mel Goodman, một đặc vụ CIA nghỉ hưu từng hoạt động trong các trạm tình báo CIA những năm 1970 và 1980 cho biết. "Đó là ngón nghề cơ bản của họ". "Bàn tay đen" của CIA ở Venezuela
Khi
Elliott Abrams bắt đầu nhúng tay vào hoạch định các chính sách thay đổi
chế độ bí mật trong những năm 1980 ở Nicaragua, công việc bình phong
của ông ta là Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề nhân
quyền.
Otto Reich, một trùm lật đổ khác thời Tổng thống
Ronald Reagan đã sử dụng Văn phòng Ngoại giao Công trực thuộc Bộ Ngoại
giao Mỹ làm vỏ bọc che chắn cho các hoạt động bí mật của mình.
Theo
một báo cáo của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, các quan chức cấp cao CIA
đã sử dụng văn phòng của Reich để soạn thảo một chiến dịch tuyên truyền
và thực thi chính trị nội bộ ở Nicaragua.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro
Reich
chưa bao giờ lãng quên sở thích can thiệp của mình. Hai thập kỷ sau đó,
thời nhiệm kỳ của Tổng thống Bush con, ông ta trở thành trợ lý Ngoại
trưởng phụ trách Tây Bán cầu và hậu thuẫn cho cuộc đảo chính quân sự lật
đổ Hugo Chavez.
Gần đây nhất, Quỹ Dân chủ Quốc gia Mỹ (NED)
đã chuyển hàng triệu USD cho các băng nhóm đối lập ở để đưa lãnh đạo đối
lập Juan Guaido lên nắm quyền. Venezuela cáo buộc NED là tổ chức bình
phong đứng đằng sau các chiến dịch bí mật nhưng chính phủ Mỹ thì phủ
nhận điều đó.
Năm 1985, trong câu chuyện đăng tải trên tờ The New
Republic, Jefferson Morley - chủ nhân của trang The Deep State đã tiết
lộ về cách thức CIA xây dựng, hướng dẫn và chỉ đạo Lực lượng Dân chủ
Nicaragua (FDN) tìm cách lật đổ chính phủ cánh tả của nước này.
Một
sĩ quan CIA có tên gọi Tony Feldman đã giải thích với Edgar Chamorro -
Tư lệnh FDN rằng, ông ta không nên nói với báo giới về việc tổ chức này
đang cố gắng lật đổ chính phủ mà chỉ là đang "tạo ra những điều kiện
phát huy dân chủ". Những luận điệu như thế này đang lặp lại với các nhóm
đối lập ở Venezuela ngày nay.
Năm 2018, xuất hiện nhiều tin đồn
loan truyền CIA đã nhúng tay vào kế hoạch ám sát hụt Tổng thống Maduro
bằng máy bay không người lái trong khi ông đang tham dự buổi lễ diễu
binh tại thủ đô Caracas hôm 4/8.
Đầu tháng 2/2019, một chiếc
Boeing 767 của hãng hàng không 11 Air cất cánh từ Sân bay Quốc tế Miami
đã bị chính quyền Valencia, Venezuela bắt giữ khi vận chuyển 19 khẩu
súng trường tấn công, các kính ngắm viễn vọng, anten radio cùng một số
thiết bị khác nữa mà đích đến của chúng bị cáo buộc là trang bị cho các
lực chống lại Tổng thống Maduro.
Liệu có "bàn tay đen" nào của CIA can dự vào kế hoạch này hay không vẫn là một câu hỏi còn để ngỏ.
Khoảnh khắc vệ sĩ che chắn cho Tổng thống Venezuela trong vụ ám sát
theo Trí Thức Trẻ
Cuốn sách về những điệp viên đầu tiên của Israel
D.A |
0
Trước khi trở thành quốc gia độc lập, Israel đã có nhóm
điệp viên bí mật nhận nhiệm vụ điều tra về lực lượng dân quân Ảrập và
quân đội Anh để sau đó báo cáo lại cho Palmach - lực lượng ngầm mà cuối
cùng phát triển thành một bộ phận của quân đội Israel gọi là Lực lượng
Phòng vệ Israel (IDF).
Matti Friedman – người chào đời ở Canada nhưng
sinh sống tại Jerusalem, cựu phóng viên hãng tin Associated Press ở
Trung Đông và hiện là cây bút tờ The Times of Israel
- là tác giả cuốn sách mới “Spies of No Country: Secret Lives at the
Birth of Israel” (tạm dịch: Những điệp viên không có quốc gia: Những
cuộc sống bí mật trước khi Israel chào đời) trong đó kể câu chuyện về
một khu vực xung đột mà ít ai biết đến được gọi là “Israel thời trước
Israel”.
Tác giả Matti Friedman.
Đó
là vào năm 1948 và 1949, cho đến khi quân đội Anh rút khỏi Lãnh thổ Ủy
trị Palestine - một thực thể địa chính trị dưới quyền Anh, tách ra từ
Nam Syria thuộc Ottoman sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Nhóm
điệp viên người Do Thái hết sức cảnh giác với những người lính Anh cũng
như kẻ thù của họ là người Ảrập. Các điệp viên Do Thái được chọn một
phần vì thời gian họ sống ở các vùng đất Ảrập, vì vậy họ có thể thoải
mái nói tiếng Ảrập trong khi vẫn có thể che giấu thân phận thực sự của
mình.
Họ trông giống người Ảrập, nói tiếng Ảrập như người bản địa
và sinh sống như người dân của Liban, Syria và Jordan. Trong số 4 điệp
viên Do Thái, tác giả Friedman tập trung vào 2 người đến từ Syria, một
người từ Yemen và một người từ Jerusalem.
Những thành tích của
nhóm điệp viên Do Thái được đánh giá là hiệu quả cao. Lúc đầu họ ít được
đào tạo chuyên nghiệp. Đó là lý do mà một trong những cấp trên của họ ở
Palmach đã phải khuyến cáo không được tổ chức họp nhóm bởi vì điều đó
dễ dẫn đến việc cả nhóm bị xóa sổ cùng một lúc. Họ chính thức trở thành
đơn vị điệp viên của Palmach gọi là “Bộ phận Ảrập”.
Các thành viên
của Palmach là đội tiên phong của quân đội Do Thái ngay cả trước khi
David Ben Gurion tuyên bố thành lập nhà nước Israel vào ngày 14-5-1948.
Nhóm
điệp viên lập công lớn khi báo cáo với Palmach về địa điểm sản xuất vũ
khí ở Palestine cũng như đã lấy cắp được tấm bản đồ chi tiết về thành
phố Beirut của Liban và xác định một vài mục tiêu tiềm năng – ví dụ như
căn nhà của thủ tướng và dinh tổng thống.
Gamliel Cohen (bí danh
Yussel) người Syria được đánh giá là điệp viên hiệu quả nhất trong cuốn
sách của Matti Friedman. Gamliel có tính thận trọng, có năng lực trí tuệ
cao nhất đồng thời cũng là người duy nhất đã học xong bậc trung học.
Khi kết hôn, vỏ bọc của Gamliel hoàn hảo đến mức lễ cưới của ông phải
được tiến hành ở tận châu Âu.
Con
gái của Gamliel sống những năm đầu đời với một cái tên Ảrập – Samira -
và đã không trở lại với tên Mira cho đến khi nhiệm vụ kết thúc. Nếu
người Do Thái có thể đóng vai người Ảrập, thì người Ảrập cũng có thể
đóng vai người Do Thái.
Gamliel và các điệp viên khác thường xuyên
đi lại giữa các thị trấn Ảrập xung quanh Palestine để thu thập thông
tin tình báo trong đó một số có giá trị cao về mặt quân sự nhằm chuẩn bị
cho cuộc chiến tranh mà người Do Thái tin rằng chắc chắn sẽ xảy ra.
Chưa
đầy 3 tuần trước khi Israel độc lập, lá cờ của Nhà nước Do Thái tương
lai được giương lên trong một cơ sở huấn luyện của Lực lượng Phòng vệ
Israel còn non trẻ vào ngày 27-4-1948, tại một nơi vẫn còn là Lãnh thổ
Ủy trị Palestine.
Sau
khi Israel được thành lập, Gamliel ký hợp đồng làm điệp viên toàn thời
gian. Gamliel sống nhiều năm ở châu Âu với tư cách là một người Ảrập,
đầu tiên đóng giả làm thư ký đại sứ quán, sau đó là một nhà báo.
Sau
khi qua đời năm 2002, Gamliel được một cơ quan quân sự ca ngợi là một
trong những điệp viên giỏi nhất của Israel: “Chúng tôi chưa bao giờ nghe
nói về ông vì ông không bao giờ bị bắt”.
Cuốn sách “Spies Of No
Country” kể một câu chuyện hấp dẫn về cách mà Nhà nước Israel được tạo
ra cũng như về những ngày đầu tiên của cuộc chiến gián điệp - một mặt
trận mà người Israel vẫn là nhà vô địch cho đến tận ngày nay.
Cuốn
sách Friedman chứa đựng nhiều tình tiết hấp dẫn và những sự kiện lịch
sử trong cuộc Chiến tranh năm 1948. Nói đúng hơn, cuốn sách là câu
chuyện thu hút mạnh người đọc về một phần nhỏ của nỗ lực tạo ra quê
hương Do Thái.
theo Công an Nhân dân
Mỹ đã bị tình báo Cuba "chơi một vố rất đau" trong vụ đảo chính ở Venezuela!
Trung Phạm |
17
Tổng
thống Venezuela Nicolas Maduro phát biểu bên cạnh Bộ trưởng QP Vladimir
Padrino Lopez (phải) và tướng Ivan Hernandez (thứ hai từ phải sang).
Ảnh: AP
Không những thế, AP còn cho biết Mỹ đã "bỏ lỡ" quá nhiều cơ hội
tiếp cận các quan chức quân đội cấp cao Venezuela để phục vụ cho mục
đích chính trị của mình ở quốc gia Nam Mỹ này.
Vào khoảng tháng 5/2017, một viên tướng danh tiếng Venezuela
đã gửi tới Nhà Trắng một đề nghị bất thường: Tướng Ivan Hernández, Tư
lệnh Lực lượng Bảo vệ Phủ Tổng thống kiêm Giám đốc Tổng cục Phản gián
Quân đội Venezuela muốn đưa đứa con 3 tuổi của mình tới Boston để phẫu
thuật não và cần Mỹ cấp visa cho gia đình ông.
Sau vài ngày thảo
luận nội bộ căng thẳng, Chính quyền non trẻ của Tổng thống Donald Trump
đã từ chối lời đề nghị với lập luận họ không nhận thấy lợi ích gì khi
giúp đỡ thành viên của một chính phủ đối lập với Mỹ.
Thông tin
trên được chính một cựu quan chức Mỹ và một nhân vật khác am hiểu tình
hình nội bộ tiết lộ với hãng thông tấn AP ngày 3/5/2019.
Theo AP,
quyết định trên có thể đã rơi vào quên lãng nếu như Cố vấn An ninh Quốc
gia Mỹ John Bolton không lên tiếng quở trách tướng Hernandez trong một
bài phát biểu trên truyền hình với tư cách là một trong ba nhân vật cấp
cao Chính phủ Venezuela đương nhiệm đã rút lui khỏi kế hoạch đảo chính,
được cho là vào phút cuối, nhằm lật đổ Tổng thống Nicolás Maduro.
Đây
có lẽ cũng chỉ là một trong số ít những cơ hội hiếm hoi đã bị Mỹ bỏ lỡ
để lấy lòng giới quân sự Venezuela vốn dĩ rất khó tiếp cận này.
Không
những thế, Mỹ cũng đã từ chối một kênh liên lạc hậu trường với thủ lĩnh
của những quân nhân có khả năng hợp tác với Mỹ, đó là Bộ trưởng Quốc
phòng Vladimir Padrino Lopez.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Vladimir Padrino Lopez. Ảnh: AP
Ông
Bolton cho biết, tướng Hernández, Bộ trưởng Quốc phòng Padrino và Chánh
án Tòa án Tối cao Maikel Moreno đã chọn đứng về phe Tổng thống Maduro
vào đúng thời khắc quyết định: Đó là khi nhà lãnh đạo đối lập Juan
Guaidó xuất hiện trên cầu vượt cao tốc bên cạnh một nhóm binh sĩ kêu gọi
phát động "giai đoạn cuối cùng" của chiến dịch mang tên Tự do.
Ba
quan chức cấp cao trên không trực tiếp phủ nhận họ đã tham gia vào các
cuộc thương thuyết với lực lượng đối lập nhưng đã lên tiếng khẳng định
trung thành với Tổng thống Maduro và giữ nguyên vị trí của mình hiện
nay.
Tuy
nhiên, chia sẻ với AP, một số nhà phân tích bày tỏ hoài nghi việc các
quan chức quân đội cấp cao đó, những người đã thâu tóm được quyền lực
rộng lớn dưới thời lãnh đạo của ông Maduro và bị Mỹ trừng phạt, lại thực
sự phản bội lại ông.
Thay vào đó, họ phỏng đoán rằng, phe đối lập
Venezuela, và rộng hơn nữa là Mỹ, có lẽ đã bị các đặc vụ tình báo Cuba ở
Venezuela chơi một vố quá đau. "Họ cố gắng mua chuộc chúng tôi cứ như thế chúng tôi là những lính đánh thuê", ông Padrino phát biểu ngày 2/5 bên cạnh Tổng thống Maduro.
Trong
suốt nhiều năm, giới chức Mỹ đã tìm đủ mọi cách để tiếp cận với quân
đội Venezuela - lực lượng vốn có ảnh hưởng rất lớn trên chính trường
nước này. Thế nhưng, kể từ sau khi nhà lãnh đạo Hugo Chavez rà soát kỹ
lưỡng sự ảnh hưởng của Mỹ trong bộ máy quân đội thì các cơ hội của
Washington đã giảm đi rất nhiều.
Trở
lại trường hợp xin visa của tướng Hernandez. Một lá thư gửi tới Đại sứ
quán Mỹ ở Venezuela từ Bệnh viện nhi Boston viết rằng, con trai tướng
Hernandez đã nhận được giấy phép phẫu thuật vào ngày 14/3/2017 và gia
đình ông đã đặt cọc 150.000 USD.
Để tạo điều kiện tốt nhất cho
đứa trẻ, Bệnh viện nhi Boston đề nghị cả tướng Hernandez và vợ ông nên
được cấp visa sang chăm sóc con với thời gian nghỉ dưỡng dự kiến khoảng 2
tháng.
Sau khi đề nghị cấp visa vì mục đích nhân đạo bị từ chối,
một cựu quan chức cấp cao của Venezuela có quan hệ hợp tác với cơ quan
thực thi luật pháp Mỹ đã đứng ra đại diện cho tướng Hernandez nhờ cậy
tới các quan hệ của ông ở Washington.
Thế nhưng, một lần nữa đề
nghị lại bị rơi vào quên lãng. Lý do, như một trong những nguồn tin của
AP tiết lộ, là thiếu sự hiểu biết chiến lược giữa các nhà hoạch định
chính sách chóp bu ở Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao.
Tổng thống Maduro phát biểu trước lực lượng vũ trang Venezuela
theo Trí Thức Trẻ
"Chuyên gia lật đổ" CIA đã can thiệp vào cuộc đảo chính quân sự ở Venezuela như thế nào?
Trung Phạm |
3
Theo Jacob G. Hornberger, lịch sử đã chứng minh, lật đổ
chế độ luôn luôn là một trong những sứ mệnh cốt lõi của Cục tình báo
Trung ương Mỹ (CIA).
Phát biểu trong cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Bộ trưởng Ngoại giao Venezuela
Jorge Arreaza đã lên tiếng cáo buộc Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) là
cơ quan đứng đằng sau giật dây cho các hoạt động lật đổ chính phủ của
Tổng thống Nicolas Maduro. "Đây là một kế hoạch chung được CIA
và phe đối lập phối hợp thực hiện để lật đổ Tổng thống Maduro nhằm thò
bàn tay của họ vào các nguồn tài nguyên của đất nước Venezuela".
Jacob
G. Hornberger, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch tổ chức có tên gọi "The
Future of Freedom Foundation" cho rằng, mặc dù chưa có dấu hiệu rõ ràng
cho thấy CIA trực tiếp can dự vào chiến dịch thay đổi chế độ ở Venezuela
nhưng chắc chắn CIA đã đóng một vai trò chủ chốt ở đây.
Theo
Hornberger, lật đổ chế độ luôn luôn là một trong những sứ mệnh cốt lõi
của cơ quan tình báo này. Lịch sử đã chứng minh điều đó! "Chiến tích" lật đổ chế độ của CIA
Peter
Kornbluh, chuyên gia phân tích của Trung tâm Lưu trữ An ninh Quốc gia
thuộc Đại học George Washington đã đưa ra con số thống kê về lịch sử 75
năm thực hiện các chiến dịch bí mật thay đổi chế độ ở châu Mỹ Latinh của
CIA.
Điển hình trong số đó là vụ đảo chính ở Guatemala (1954),
cuộc xâm lược Cuba thất bại (1961), tiến hành hàng loạt vụ ám sát ở Cuba
(giai đoạn 1961-2001), xâm lược Cộng hòa Dominica (1965), can thiệp bầu
cử và can dự vào cuộc đảo chính ở Chile (1964-73), xâm lược Panama
(1990) và nhúng tay vào cuộc đảo chính ở Honduras (2009).
Hiện
nay, mặc dù chưa có những bằng chứng xác thực về các hoạt động của CIA ở
Venezuela nhưng từ các hoạt động lật đổ chế độ mà Mỹ phát động ở Mỹ
Latinh không khó để suy ra điều đó.
Người dân ủng hộ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đội mũ nồi đỏ in hình cố Tổng thống Hugo Chavez Ảnh: AP
Các trạm tình báo CIA từ lâu đã thiết lập quan hệ mật thiết với các đối tác địa phương trong khu vực. "Những người Cuba lưu vong được CIA huấn luyện đã thao túng DISIP - cơ quan tình báo Venezuela trong những năm 1970", Kornbluh cho biết trong một cuộc phỏng vấn. "Một
trong số những nhân vật này là Luis Posada (mang mật danh CIA
AMCLEVE-15) đã giữ vai trò chủ đạo trong kế hoạch gài bom vào một máy
bay Cuba năm 1976 khiến 73 thiệt mạng".
Posada sau đó tị
nạn ở Venezuela và trở thành quan chức cao cấp của DISIP. Tổng thống
Hugo Chavez đã thanh trừng các sĩ quan tình báo ủng hộ Mỹ nhưng CIA thì
chưa bao giờ ngừng tuyển dụng điệp viên. "Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng họ đang sử dụng những người của họ ở các cơ quan tình báo và quân đội", Mel Goodman, một đặc vụ CIA nghỉ hưu từng hoạt động trong các trạm tình báo CIA những năm 1970 và 1980 cho biết. "Đó là ngón nghề cơ bản của họ". "Bàn tay đen" của CIA ở Venezuela
Khi
Elliott Abrams bắt đầu nhúng tay vào hoạch định các chính sách thay đổi
chế độ bí mật trong những năm 1980 ở Nicaragua, công việc bình phong
của ông ta là Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề nhân
quyền.
Otto Reich, một trùm lật đổ khác thời Tổng thống
Ronald Reagan đã sử dụng Văn phòng Ngoại giao Công trực thuộc Bộ Ngoại
giao Mỹ làm vỏ bọc che chắn cho các hoạt động bí mật của mình.
Theo
một báo cáo của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, các quan chức cấp cao CIA
đã sử dụng văn phòng của Reich để soạn thảo một chiến dịch tuyên truyền
và thực thi chính trị nội bộ ở Nicaragua.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro
Reich
chưa bao giờ lãng quên sở thích can thiệp của mình. Hai thập kỷ sau đó,
thời nhiệm kỳ của Tổng thống Bush con, ông ta trở thành trợ lý Ngoại
trưởng phụ trách Tây Bán cầu và hậu thuẫn cho cuộc đảo chính quân sự lật
đổ Hugo Chavez.
Gần đây nhất, Quỹ Dân chủ Quốc gia Mỹ (NED)
đã chuyển hàng triệu USD cho các băng nhóm đối lập ở để đưa lãnh đạo đối
lập Juan Guaido lên nắm quyền. Venezuela cáo buộc NED là tổ chức bình
phong đứng đằng sau các chiến dịch bí mật nhưng chính phủ Mỹ thì phủ
nhận điều đó.
Năm 1985, trong câu chuyện đăng tải trên tờ The New
Republic, Jefferson Morley - chủ nhân của trang The Deep State đã tiết
lộ về cách thức CIA xây dựng, hướng dẫn và chỉ đạo Lực lượng Dân chủ
Nicaragua (FDN) tìm cách lật đổ chính phủ cánh tả của nước này.
Một
sĩ quan CIA có tên gọi Tony Feldman đã giải thích với Edgar Chamorro -
Tư lệnh FDN rằng, ông ta không nên nói với báo giới về việc tổ chức này
đang cố gắng lật đổ chính phủ mà chỉ là đang "tạo ra những điều kiện
phát huy dân chủ". Những luận điệu như thế này đang lặp lại với các nhóm
đối lập ở Venezuela ngày nay.
Năm 2018, xuất hiện nhiều tin đồn
loan truyền CIA đã nhúng tay vào kế hoạch ám sát hụt Tổng thống Maduro
bằng máy bay không người lái trong khi ông đang tham dự buổi lễ diễu
binh tại thủ đô Caracas hôm 4/8.
Đầu tháng 2/2019, một chiếc
Boeing 767 của hãng hàng không 11 Air cất cánh từ Sân bay Quốc tế Miami
đã bị chính quyền Valencia, Venezuela bắt giữ khi vận chuyển 19 khẩu
súng trường tấn công, các kính ngắm viễn vọng, anten radio cùng một số
thiết bị khác nữa mà đích đến của chúng bị cáo buộc là trang bị cho các
lực chống lại Tổng thống Maduro.
Liệu có "bàn tay đen" nào của CIA can dự vào kế hoạch này hay không vẫn là một câu hỏi còn để ngỏ.
Khoảnh khắc vệ sĩ che chắn cho Tổng thống Venezuela trong vụ ám sát
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét