Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
CÔ GÁI ĐÁNH ĐÀN (ĐL)
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
Hot girl vô cùng xinh đẹp đánh guitar hát siêu hay
CÔ GÁI ĐÁNH ĐÀN
Giữa mênh mang Thăm thẳm ngút ngàn Cao hùng sừng sững Hiện hình cô gái ngồi bên pho tượng Ôm đàn rải nhạc vào chiều... Gió uyên áo mang theo Len lỏi gieo khắp thâm u, thinh lắng Hiện thực đang dần tắt nắng Bừng lên cõi hứng khởi siêu linh Vi vu giai điệu "Lịch sử mối tình" Kể về ngày xưa chốn "Đồng xanh" bát ngát Có "Căn nhà ngoại ô" mát rượi "Giàn thiên lý" Nghe tiếng "Gọi đò", "Em đi trên cỏ non" Lanh lảnh hối người tìm "Lá diêu bông" Người trao "Phượng hồng", cho người lẫy hờn "Nỗi buồn hoa phượng"... Rồi "Hương thầm" cứ tỏa lan "Ở hai đầu nỗi nhớ" Khắc khoải đợi chờ "Một mai giã từ vũ khí", "Về quê"... Chiều nay buông mê, Hả hê những lạc xác cô hồn chiến binh thất vọng Đã tụ hội chỉnh tề hướng về pho tượng Lặng nghe cô gái thiện nguyện ru đàn: -Mãi còn nỗi nhớ niềm thương, Các chị các anh ơi, Cùng một giống nòi, đã đành nằm xuống, Thôi thì...lạc đường trong lòng Tổ Quốc, Đâu cũng là xứ sở quê hương! Và ai cũng thân thiết, hiền lương!
Trần Hạnh Thu
Còn tuổi nào cho em - phê quá cô giáo ThAnh hÀ ơi ! ( st : Trịnh Công Sơn )
Thương tặng những người sống xa xứ... Ca khúc XUÂN XA XỨ - TRIỀU LINH
Màu Hoa Đỏ
"..có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là
vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm
cho nó thêm rỉ máu...” Ông Võ Văn Kiệt đã nói như vậy,
Nỗi Buồn Của Mẹ - Cẩm Ly
Đọc lại bài báo ‘triệu người vui, triệu người buồn’
Lịch sử đã đặt nhiều gia
đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên
này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một
sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại có hàng triệu người vui
mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc
cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm nó thêm rỉ máu.
Cuộc trò chuyện của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đăng trên tuần báo Quốc tế số ra ngày 31/3/2005.
Những đòi hỏi mới của thời cuộc
– Thưa ông, thấm thoắt đã
gần 30 năm kể từ ngày tiếp quản Sài Gòn, và ông là một trong số ít các
nhà lãnh đạo còn lại từ cuộc kháng chiến đó, ông có suy nghĩ gì về sự
kiện này?
– Suy nghĩ của tôi chỉ đơn giản là làm sao để không còn những nhà lãnh
đạo phải trưởng thành từ chiến tranh như chúng tôi nữa. Chiến tranh đã
qua cách đây ba chục năm. Chúng tôi đã chuyển giao quyền lãnh đạo cho
thế hệ kế tiếp. Nói như thế có nghĩa là tôi mong chiến tranh thật sự
phải thuộc về quá khứ. Một quá khứ mà chúng ta mong muốn khép lại.
– Thưa ông, “khép lại” là một khái niệm không đơn giản khi làm?
– Không gì là không làm được! “Hòa
hiếu”, “khoan dung” là những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
Người Việt thường chỉ kháng chiến khi có kẻ thù từ bên ngoài. Sau 30 năm
qua, tôi nghĩ mọi người Việt Nam chúng ta, cả đôi bên đều nhận thấy khi
không còn sự can thiệp từ bên ngoài nữa, chúng ta có thể trở về bên
nhau, cùng nhau xây dựng. Và Việt Nam sẽ thêm phát triển khi mọi người
Việt dù ở đâu cũng đều ở trong một cộng đồng hòa hợp.
– Chúng ta đã có nhiều nỗ lực để làm điều đó, thưa ông?
– Đôi khi phải nhìn kết quả thay vì nhìn
những gì mà chúng ta nghĩ là nỗ lực. Theo tôi, chúng ta vẫn còn biết
bao điều cần nói, biết bao việc cần làm.
– Theo ông, bây giờ việc cần làm tiếp là gì?
– Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại,
nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau
và nhiều mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi
vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay
cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến
tranh khi nhắc lại có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người
buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì
lại tiếp tục làm nó thêm rỉ máu.
– Thưa ông, để lành được vết thương này phải có sự tham gia của mọi người Việt?
– Đấy là một vấn đề lớn. Chúng ta đang
nắm quyền lãnh đạo đất nước, muốn để mọi người Việt cùng chung tay hàn
gắn, chung tay tạo dựng thì chúng ta phải thực tâm khoan dung và hòa
hợp. Sau 30/4/1975, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang
máy bay đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc, nói: “Đây là
thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai”. Sau 30 năm, tôi thấy
không phải dễ dàng làm cho mọi người Việt Nam cảm nhận được điều đó.
– Khó khăn nằm ở chỗ nào, thưa ông?
– Hồ Chủ tịch từng mong muốn khi chiến
tranh chấm dứt, hòa bình lập lại sẽ đi thăm các nước để cảm ơn bè bạn
quốc tế. Sau năm 1975, đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Phạm Văn Đồng đã
thay mặt Bác làm việc này. Đánh giá cao sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế và
cảm ơn là việc làm phù hợp đạo lý và truyền thống Việt Nam. Nhưng về
đối nội, theo tôi, đã đến lúc ta phải nhìn nhận công lao, sự đóng góp to
lớn của các tầng lớp người Việt yêu nước từng sống trong lòng chế độ
cũ, hiện ở trong nước hay ở bên ngoài. Bản thân tôi cùng với anh em được
giao tiếp quản Sài Gòn năm 1975, một Sài Gòn nguyên vẹn sau một cuộc
chiến tranh như vậy, tôi nghĩ không thể không nói đến vai trò của nội
các Dương Văn Minh và các lực lượng chính trị đối lập với Mỹ – Thiệu, có
quan hệ với chính phủ Dương Văn Minh lúc bấy giờ.
– Ông Minh đã tuyên bố đầu hàng?
– Đại tướng Dương Văn Minh nhậm chức
ngày 28/4/1975, ngày mà một nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất
thủ của Sài Gòn. Nếu ông Minh để cho các tướng dưới quyền ông “tử thủ”,
chúng ta vẫn chiến thắng, nhưng Sài Gòn khó mà nguyên vẹn, và còn biết
bao sinh mạng và tài sản của người dân mình nữa. Tôi và Thành ủy do anh
Mai Chí Thọ phụ trách, sáng 30-4 khi nghe ông Minh kêu gọi binh lính
buông súng để chờ bàn giao chính quyền cho cách mạng, đã thở phào nhẹ
nhõm. Phải ở chiến trường, và vào đúng giờ phút ấy, mới cảm nhận được
tầm quan trọng của quyết định này.
– Theo ông, từ đâu ông Minh lại có quyết định như vậy?
– Thế thắng của ta trong năm 1975 là
không thể cưỡng lại được, tuy nhiên quyết định của ông Minh không chỉ
dựa trên tình hình chiến sự mà còn phản ánh những hành động chính trị
trước đó của ông. Ông Minh là vị tướng đã đảo chính lật chế độ Ngô Đình
Diệm, ông cũng là người sau đó đã không chịu làm vừa lòng Mỹ, khiến
người Mỹ phải bật đèn xanh cho Nguyễn Khánh lật đổ ông.
– Và, “lực lượng thứ ba” cũng đóng một vai trò đáng kể, thưa ông?
– Nếu chúng ta không tự khắc phục được
những lực cản, không phát huy được nguồn lực bên trong cũng như bên
ngoài để có được mức tăng trưởng hai con số trong những năm tới thì
khoảng cách của sự tụt hậu so với khu vực, với thế giới là không thể nào
thu hẹp được. Tôi muốn lưu ý rằng làm được một chiến thắng kỳ vĩ như
30/4/1975 mà say sưa, như tự mãn nguyện thì cũng đã từng phải trả giá.
Thế giới đã đi rất xa, chúng ta phải nhanh chân chứ đừng tự ru ngủ mình
để rồi sẽ còn bị bỏ xa hơn nữa.
Sự xuất hiện trở lại trên chính trường
của ông Minh chính là kết quả hoạt động tích cực của lực lượng thứ ba,
lực lượng những người đấu tranh với Mỹ – Thiệu ngay trong lòng chế độ
Sài Gòn. Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì
lòng yêu nước, thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp
vào cái chung, và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự
hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm
xây dựng Tổ quốc Việt Nam chúng ta giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh
phúc.
– Thưa ông, ở thời điểm này nhìn lại, ông có bằng lòng với những gì chúng ta đã làm trong 30 năm qua?
– Chúng ta đều có thể
vui mừng khi có một Việt Nam thống nhất, quyết tâm vượt qua nghèo đói
và quyết tâm hội nhập như ngày hôm nay. Nhưng nhìn lại quá trình kể từ
khi kết thúc chiến tranh thì tôi thấy tiếc. Giá như đổi mới sớm hơn thì
chúng ta có thể đã không phải trải qua những năm phải trả giá đắt như
giai đoạn 1975-1985.
– Bài học về những năm bỏ lỡ cơ hội này là gì, thưa ông?
– Phải tiếp tục đổi mới nữa và tránh xa
sự tự mãn, tránh xa bệnh say sưa thành tích! Trong những năm qua, chúng
ta tiếp tục giữ được sự tăng trưởng khá, đó là một thành tựu lớn. Tuy
nhiên, tôi muốn lưu ý rằng với một nước mà GDP chỉ mới đạt trên dưới 40
tỉ USD như Việt Nam, mức tăng trưởng 6-7% chưa phải là đã đủ để đáp ứng
nhu cầu phát triển trong nước và nhu cầu hội nhập.
– Thưa ông, trong đối ngoại chúng ta nên tiếp tục như thế nào trong giai đoạn tới?
– Những kết quả đối ngoại vừa qua, trong
một chừng mực nhất định, đúng là đã góp phần mở đường để giải quyết
nhiều khó khăn về kinh tế – xã hội. Sau 20 năm đổi mới, chúng ta đã sẵn
sàng là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế. Nhưng nội dung cụ
thể của những khẩu hiệu ấy là gì? Và tới đây, với một thế giới đang
thay đổi từng ngày như thế này, chúng ta lựa chọn và xây dựng vai trò và
vị trí của mình như thế nào là điều hết sức quan trọng.
Sau sự kiện ngày 11/9/2001, những biến
cố ở Trung Đông, những cải tổ chính trị tích cực từ bên trong của các
nước ASEAN như Indonesia, sau sự kiện sóng thần tàn phá ở một số nước
Đông Nam Á…, tất cả cho thấy thế giới ngày nay đã trở nên gần gũi và
liên hệ với nhau hơn, thật sự không còn chỗ thành công lớn cho những nỗ
lực đơn độc.
Vị trí đối ngoại của chúng ta, vì thế,
không chỉ tùy thuộc vào thế, mà phải tăng tốc thêm lực và khả năng thích
ứng với toàn cầu của mình. Ngoại giao tới đây, vì thế, tôi nghĩ phải có
vai trò vượt lên phía trước, phải chủ động cảnh báo cho trong nước cả
thách thức lẫn cơ hội, kịp thời đáp ứng những đòi hỏi mới của thời cuộc.
Theo BÁO QUỐC TẾ
Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt: 'Chúng ta đừng ru ngủ mình'
Nhân dịp 30 năm ngày đất nước về một dải, nguyên
thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc trao đổi với báo Quốc Tế về những kỷ
niệm ngày tiếp quản Sài Gòn và những bức xúc trước thời cuộc. Ông cho
rằng chúng ta phải nhanh chân, đừng tự ru ngủ mình...
Ông Võ Văn Kiệt. Ảnh:Tuổi Trẻ
- Là một trong số ít các nhà lãnh đạo còn lại sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông suy nghĩ gì về sự kiện này?
- Suy nghĩ của tôi chỉ đơn giản là làm sao để không
còn những nhà lãnh đạo phải trưởng thành từ chiến tranh như chúng tôi
nữa. Chiến tranh đã qua cách đây hàng chục năm, chúng tôi đã chuyển giao
quyền lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp. Nói như thế có nghĩa là, tôi mong
chiến tranh thực sự phải thuộc về quá khứ - một quá khứ mà chúng ta mong
muốn khép lại.
- "Khép lại" là một khái niệm không đơn giản?
- Không gì là không làm được! "Hòa hiếu", "khoan dung"
là những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Người Việt thường chỉ
kháng chiến khi có kẻ thù từ bên ngoài. Sau 30 năm qua, tôi nghĩ mọi
người Việt Nam chúng ta, cả đôi bên đều nhận thấy khi không còn sự can
thiệp từ bên ngoài nữa, chúng ta có thể trở về bên nhau, cùng nhau xây
dựng. Và Việt Nam sẽ thêm phát triển khi mọi người Việt dù ở đâu cũng
đều ở trong một cộng đồng hòa hợp.
- Chúng ta đã có nhiều nỗ lực để làm điều đó?
- Đôi khi phải nhìn kết quả thay vì nhìn những gì mà
chúng ta nghĩ là nỗ lực. Theo cách mà chúng ta đang làm để kỷ niệm những
ngày lịch sử hiện nay, tôi e rằng chúng ta lại đang lặp lại những gì mà
chúng ta đã làm trước đó. Lịch sử cũng như cuộc sống, cái đúng, cái sai
nói một lần người ta hiểu, nói hai ba lần người ta im lặng, nhắc lại
quá mức cần thiết thì có thể gây ra sự phản cảm. Trong khi đó theo tôi,
chúng ta vẫn còn biết bao nhiêu điều cần nói, biết bao việc cần làm.
- Theo ông, việc cần làm tiếp hiện nay là gì?
- Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta
cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất
mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh
có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng
tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc
lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là
vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm
cho nó thêm rỉ máu.
- Để lành được vết thương này phải có sự tham gia của tất cả người Việt?
- Đấy là một vấn đề lớn. Chúng ta đang nắm quyền lãnh
đạo đất nước, muốn để mọi người Việt cùng chung tay hàn gắn, chung tay
tạo dựng thì phải thực tâm khoan dung và hòa hợp. Sau 30/4, khi đồng chí
Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay, đồng chí nắm tay đưa lên
cao, giọng đầy cảm xúc, nói: "Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không
phải của riêng ai". Sau 30 năm, tôi thấy không phải dễ dàng làm cho mọi
người Việt Nam cảm nhận được điều đó.
- Khó khăn nằm ở chỗ nào thưa ông?
- Hồ Chủ tịch từng mong muốn khi chiến tranh chấm dứt,
hòa bình lập lại sẽ đi thăm các nước để cảm ơn bè bạn quốc tế. Sau năm
1975, đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Phạm Văn Đồng đã thay mặt Bác làm
việc này. Đánh giá cao sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế và cảm ơn là việc
làm phù hợp với đạo lý và truyền thống Việt Nam. Nhưng về đối nội, theo
tôi đã đến lúc ta phải nhìn nhận công lao, sự đóng góp to lớn của các
tầng lớp người Việt yêu nước từng sống trong lòng chế độ cũ, hiện ở
trong nước, hay ở bên ngoài. Bản thân tôi, cùng với anh em được giao
tiếp quản Sài Gòn năm 1975, một Sài Gòn nguyên vẹn sau một cuộc chiến
tranh như vậy, tôi nghĩ, không thể không nói đến vai trò của nội các
Dương Văn Minh và các lực lượng chính trị đối lập với Mỹ - Thiệu có quan
hệ với chính phủ Dương Văn Minh lúc bấy giờ.
- Ông Minh đã tuyên bố đầu hàng?
- Đại tướng Dương Văn Minh nhậm chức ngày 28/4/1975,
ngày mà một nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài
Gòn. Nếu ông Minh để cho các tướng dưới quyền "tử thủ", chúng ta vẫn
chiến thắng, nhưng Sài Gòn khó mà nguyên vẹn và còn biết bao sinh mạng
và tài sản của người dân mình nữa. Tôi và Thành ủy do anh Mai Chí Thọ
phụ trách, sáng 30/4, khi nghe ông Minh kêu gọi binh lính buông súng để
chờ bàn giao chính quyền cho Cách mạng, đã thở phào nhẹ nhõm. Phải ở
chiến trường và vào đúng giờ phút ấy, mới cảm nhận được tầm quan trọng
của quyết định này.
- Theo ông, từ đâu ông Minh lại có quyết định như vậy?
- Thế thắng của ta trong năm 1975 là không thể cưỡng
lại được, tuy nhiên, quyết định của ông Minh không chỉ dựa trên tình
hình chiến sự mà còn phản ánh những hành động chính trị trước đó của
ông. Ông Minh là vị tướng đã đảo chính lật chế độ Ngô Đình Diệm, ông
cũng là người sau đó đã không chịu làm vừa lòng Mỹ, khiến người Mỹ phải
bật đèn xanh cho Nguyễn Khánh lật đổ ông.
- Ông đánh giá thế nào về vai trò của "lực lượng thứ ba"?
- Sự xuất hiện trở lại trên chính trường của ông Minh
chính là kết quả hoạt động tích cực của lực lượng thứ ba, lực lượng
những người đấu tranh với Mỹ - Thiệu ngay trong lòng chế độ Sài Gòn.
Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu
nước, thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái
chung và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về
những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng
tổ quốc của mọi người Việt Nam chúng ta trong giàu mạnh, văn minh, dân
chủ và hạnh phúc.
- Ở thời điểm này nhìn lại, ông có bằng lòng với những gì chúng ta đã làm trong 30 năm qua?
- Chúng ta đều có thể vui mừng khi có một Việt Nam
thống nhất, quyết tâm vượt qua nghèo đói và quyết tâm hội nhập như ngày
hôm nay. Nhưng, nhìn lại quá trình kể từ khi kết thúc chiến tranh thì
tôi thấy tiếc. Giá như đổi mới sớm hơn thì chúng ta có thể đã không phải
trải qua những năm trả giá đắt như giai đoạn 1975-1985.
- Ông cho rằng bài học về những năm bỏ lỡ cơ hội này là gì?
- Phải tiếp tục đổi mới nữa và tránh xa sự tự mãn,
tránh xa bệnh say sưa thành tích! Trong những năm qua, chúng ta tiếp tục
giữ được sự tăng trưởng khá, đó là một thành tựu lớn. Tuy nhiên, tôi
muốn lưu ý rằng, với một nước mà GDP chỉ mới đạt trên dưới 40 tỷ USD như
Việt Nam, mức tăng trưởng 6-7% chưa phải là đã đủ để đáp ứng nhu cầu
phát triển trong nước và nhu cầu hội nhập. Nếu chúng ta không tự khắc
phục được những lực cản, không phát huy được nguồn lực bên trong cũng
như bên ngoài, để có được mức tăng trưởng hai con số trong những năm
tới, thì khoảng cách của sự tụt hậu so với khu vực, so với thế giới là
không thể nào thu hẹp được. Tôi muốn lưu ý rằng, làm được một chiến
thắng kỳ vĩ như 30/4/1975 mà say sưa, như tự mãn nguyện thì cũng từng
phải trả giá. Thế giới đã đi rất xa, chúng ta phải nhanh chân chứ đừng
tự ru ngủ mình để rồi sẽ còn bị bỏ xa hơn nữa.
(Theo Quốc Tế)
Hòa hợp dân tộc theo tinh thần cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt
Cập nhật lúc 00:00, Thứ Bảy, 27/04/2019 (GMT+7)
30-4 năm nay đã tròn 44 năm đất nước
thống nhất. 44 năm đã qua, lịch sử đã đủ độ dài cần thiết để các thế hệ
hôm nay nhìn lại cuộc chiến kỳ lạ và đau thương của dân tộc. Cột mốc
30-4 có lẽ vì vậy sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm khảm của mỗi người
dân đất Việt, bởi lẽ đó là ngày non sông thu về một mối, là ngày mà sự
chia ly của biết bao gia đình người Việt được hàn gắn và đoàn tụ. 44 năm đã qua, lại nhớ về tinh thần hòa hợp, hòa giải dân tộc của cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.
Cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt
1. Sinh thời, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt luôn đau đáu với
sự nghiệp hòa hợp dân tộc. Ông đã làm hết sức mình có thể để hàn gắn
vết thương chiến tranh, để hòa hợp, hòa giải dân tộc.
Kỷ niệm ngày 30-4, chúng ta lại nghe
văng vẳng bên tai những lời tâm huyết của ông Võ Văn Kiệt lúc sinh thời:
“Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả
giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát. Lịch sử đã
đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân
vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như
vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng
triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương
chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm
rỉ máu”.
Có lần khi trả lời phỏng vấn, ông Võ Văn Kiệt đã khẳng định: ‘’Kẻ thù
của Việt Nam là Pháp trước đây, kẻ thù Việt Nam là Mỹ sau này, kẻ thù
Việt Nam là Trung Quốc đánh biên giới phía Bắc, chúng ta cũng khép lại
quá khứ được, thì tại sao chúng ta lại không khép lại quá khứ ấy mà lại
cứ đố kỵ lẫn nhau”. Chúng ta đều biết rằng, năm 1966, có một cuộc thảm sát của lính Mỹ
trên sông Sài Gòn, trong đó lính Mỹ bắn chìm tàu Thuận Phong, trên con
tàu định mệnh ấy, vợ, con trai và con gái của ông Võ Văn Kiệt đã bị giết
hại và tới nay vẫn chưa tìm được hài cốt. Thấu hiểu nỗi đau từ chính người trong cuộc nên ông hiểu rằng “khép
lại” là một việc không hề dễ dàng. Thế nhưng, ông cho rằng: “Không gì là
không làm được! Hòa hiếu, khoan dung” là những truyền thống tốt đẹp của
người Việt Nam. Người Việt thường chỉ kháng chiến khi có kẻ thù từ bên
ngoài. Sau 30 năm qua, tôi nghĩ mọi người Việt Nam chúng ta, cả đôi bên
đều nhận thấy khi không còn sự can thiệp từ bên ngoài nữa, chúng ta có
thể trở về bên nhau, cùng nhau xây dựng. Và Việt Nam sẽ thêm phát triển
khi mọi người Việt dù ở đâu cũng đều ở trong một cộng đồng hòa hợp”. 2. Trong
30 năm ròng rã chiến tranh ấy, kẻ thù đã gây ra không biết bao nhiêu
đau thương tang tóc cho dân tộc này. Thế nhưng, những đau thương về da
thịt có thể ở nhiều nơi đã lành, chỉ có những nỗi đau trong lòng vẫn còn
đâu đó. Ngay trong gia đình ông Võ Văn Kiệt cũng có những người cháu ở
phía quân đội Sài Gòn. Ông Dương Văn Minh, Tổng thống cuối cùng của chế độ Sài Gòn có người
em ruột là Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông Trần Văn Hương, Tổng
thống chế độ Sài Gòn có con trai là Đại úy Quân đội nhân dân Việt Nam và
đã từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ... Nguyên Phó chủ tịch nước
Nguyễn Thị Bình trong hồi ký của mình cho biết trên 90% gia đình ở miền
Nam có cả người ở phía bên này và phía bên kia. Đó là nỗi đau quá lớn
của dân tộc này. Sau ngày 30-4, vừa xuống thang máy bay ở Sân bay Tân Sơn Nhất, Tổng
Bí thư Lê Duẩn đã nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc, nói: “Đây là
thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai”. 44 năm đã trôi qua,
có bao nhiêu người, nhất là những người có trách nhiệm hiểu trọn vẹn câu
nói đặc biệt này của ông Lê Duẩn. Cũng vậy, tối 2-5-1975, tại Dinh Độc Lập, trong buổi tiếp và trao trả
tự do cho ông Dương Văn Minh và toàn bộ nội các cuối cùng của Sài Gòn,
Thượng tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban Quân quản TP.Sài Gòn - Gia
Định, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7 đã phát biểu rằng đây là chiến
thắng của toàn dân tộc Việt, đây là niềm hãnh diện chung của tất cả nhân
dân Việt Nam chúng ta. 3. 44
năm qua, chúng ta đã làm được rất nhiều chuyện để hàn gắn nỗi đau này
của dân tộc. Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26-3-2004 của Bộ Chính trị; Nghị
quyết số 23-NQ/TW ngày 16-6-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đều đã khẳng
định “Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành
phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy
lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai”.
Trong cuốn hồi ký Tổ quốc trên hết,
Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh cho rằng từ chiến thắng vĩ
đại mùa Xuân 1975 đã đủ độ dài cho phép chúng ta có điều kiện nhìn lại
mọi sự vật, hiện tượng đã diễn ra ngày càng rõ ràng, đầy đủ, chính xác
hơn. Để giải quyết đồng loạt, rộng khắp, kịp thời và thật sự tạo nên đại
thắng, phải thấy rõ vai trò tiến công và nổi dậy của lực lượng tại chỗ,
của lực lượng chính trị quần chúng, trong đó có cả lực lượng của những
người bị bắt buộc đứng trong hàng ngũ của địch, có cả cơ sở của cách
mạng nằm trong hàng ngũ địch…
Phát biểu tại Đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ VIII, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng khẳng định: “Xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần
giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung
của dân tộc”. Tại chương trình giao lưu nghệ thuật “Xuân quê hương 2015 - Tổ quốc
vinh quang” năm 2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: “Không
có lý do gì để còn bất kỳ ai trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
còn định kiến, mặc cảm về quá khứ mà cản trở sự củng cố, tăng cường
khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam”. Đại hội lần thứ XII của Đảng một lần nữa khẳng định các quan điểm,
chủ trương về đoàn kết, hòa hợp dân tộc: “Lấy mục tiêu xây dựng một nước
Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng
những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân
tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan
dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước”… Lúc sinh thời, ông Võ Văn Kiệt cho biết khi nghe ông Dương Văn Minh
ra lệnh ngừng bắn, ông và ông Năm Xuân (Mai Chí Thọ) đã “thở phào nhẹ
nhõm” và cho biết rằng chỉ những ai trực tiếp có mặt ở chiến trường
trong thời điểm ấy mới cảm nhận hết được giá trị của lời tuyên bố ngừng
bắn này của Tổng thống Dương Văn Minh. Chính phủ cuối cùng của chế độ Sài Gòn do ông Dương Văn Minh đứng đầu
tất cả đều thuộc thành phần thứ 3. Họ không có bất cứ liên hệ gì với
chính phủ Nguyễn Văn Thiệu. Cụ Nguyễn Văn Huyền, một trí thức Công giáo,
bạn của luật sư Nguyễn Hữu Thọ là Phó tổng thống đặc trách hòa đàm,
GS.Vũ Văn Mẫu, người đã cạo trọc đầu phản đối chính sách đàn áp tôn giáo
của chế độ Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng (cả 2 vị đều có những người ruột
thịt là những người đứng khác chiến tuyến); Bộ trưởng Quốc phòng là một
giáo sư đại học (GS.Bùi Tường Huân); Quyền Tổng tham mưu trưởng Nguyễn
Hữu Hạnh là cơ sở binh vận của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam; Giám đốc Nha Cảnh sát đô thành Sài Gòn là một đảng viên cộng sản
(thẩm phán Triệu Quốc Mạnh); Tổng trưởng thông tin Lý Quý Chung (nhà báo
Chánh Trinh) là một dân biểu đối lập của chế độ Nguyễn Văn Thiệu; các
tổng, bộ trưởng, quốc vụ khanh: Dương Văn Ba, Trần Ngọc Liễng, Trần Thúc
Linh, Châu Tâm Luân… đều là những người yêu nước và sau này họ đều có
đóng góp xứng đáng trong chế độ mới… Thế nhưng, vẫn còn đó không ít cá nhân người Việt ở nước ngoài vẫn
chứa đầy hận thù, hậm hực, chửi bới, mạt sát Nhà nước Việt Nam. Dường
như đó không thể và không phải là hành động sáng suốt trong bối cảnh
hiện nay. Đất nước đang đứng trước những thử thách, khó khăn, nguy hiểm từ bên
ngoài, đây là lúc cần nhất sự đồng lòng, đoàn kết nhất trí của tất cả
người Việt trong và ngoài nước…
Vũ Trung Kiên
Hát Trên Những Xác Người (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét