Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2019

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 257/q

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Truyện tình báo Điệp viên giữa sa mạc lửa - P24


Hồ sơ FBI nêu chi tiết cách Nga tuyển dụng người Mỹ làm gián điệp

Thiện Trí |

Hồ sơ FBI nêu chi tiết cách Nga tuyển dụng người Mỹ làm gián điệp

Ghi nhận của đài CNN cho thấy, phía Nga đã tổ chức các hoạt động rất bài bản để gián điệp người Nga thu thập các thông tin tình báo Mỹ.

Trong thế giới thực thật khó có thể xảy ra tình huống mà hàng xóm, đồng nghiệp của bạn hoặc bưu tá đưa thư là một điệp viên Nga đang hoạt động bằng một lý lịch giả mạo rất hoàn hảo.
Trong số những cáo buộc và suy đoán đổ dồn vào quá trình điều tra Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, nhiều quan chức tình báo cho rằng tình báo nước ngoài đang sử dụng chiến thuật cũ và đích thân tuyển dụng từng cá nhân để khai thác thông tin nhạy cảm, CNN cho biết.
Chiến tranh thông tin và hoạt động gián điệp mạng đã thay đổi cục diện mặt trận tình báo trong nhiều năm kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Tuy nhiên, sách lược về mục tiêu, tuyển dụng và nguồn lực như thế nào vẫn giữ nguyên như trước đây, CNN kết luận.
Chiến thuật tuyển dụng tình báo
Trong các bản cáo trạng của FBI từ một vụ điều tra năm 2015 có nêu tên một cá nhân là "Nam giới 1". Người này đã liệt kê chi tiết từng bước mọi phương thức gián điệp.
Trong khi chính quyền Mỹ chưa bao giờ tiết lộ danh tính nhân vật này, thì người đàn ông có tên Carter Page thừa nhận với CNN rằng ông chính là một mục tiêu tuyển dụng bởi 3 cơ quan tình báo Nga được nhắc đến trong các tư liệu.
Hồ sơ FBI nêu chi tiết cách Nga tuyển dụng người Mỹ làm gián điệp - Ảnh 1.
Ông Carter Page (Ảnh: CNN)
FBI chưa bao giờ buộc tội ông Page, người sau này trở thành cố vấn cho chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ của tỷ phú bất động sản Donald Trump, là "một gián điệp". Page luôn khẳng định không hề biết bị tình báo Nga tiếp cận, và một số cáo trạng đã được dàn dựng để hạ thấp uy tín của ông.
Page còn chỉ trích một lệnh tạm giam theo Đạo luật giám sát tình báo nước ngoài (FISA) liên quan đến các trao đổi bí mật của ông là "vô căn cứ", đồng thời bác bỏ ý kiến cho rằng ông hoạt động tình báo cho nước ngoài.
Tuy nhiên, những gì mà FBI phác thảo trong hồ sơ điều tra các chiến thuật đằng sau các cơ quan tình báo Nga "đánh dấu" ông Page như một mục tiêu "cần quan tâm đặc biệt". Kỹ thuật được sử dụng nhằm tuyển dụng Page tương tự như hoạt động các đặc vụ KGB thời Liên xô triển khai trong thời Chiến tranh Lạnh, một cựu quan chức phản gián Mỹ chia sẻ với CNN.
Bước 1: Xây dựng mối quan hệ
Giai đoạn đầu của quá trình tuyển dụng được xây dựng dựa trên quan hệ tương tác tích cực giữa người với người, chẳng hạn như kết bạn hoặc hẹn hò yêu đương.
Bước đầu tiên của quy trình này bao gồm việc xác định liệu một cá nhân có thể trở thành mục tiêu tiềm năng dựa trên cá tính, nghề nghiệp hoặc các mối quan hệ của người đó, và sau đó bắt đầu mối quan hệ, theo cựu quan chức phản gián.
Trong trường hợp của Carter Page, tư liệu FBI ghi nhận các điệp viên Nga liên lạc thông qua email sau khi tiếp xúc với ông tại một hội nghị chuyên đề về năng lượng năm 2013.
Cựu quan chức trên cho hay, một gián điệp nước ngoài sẽ phải cố gắng phát triển mối quan hệ đáng tin cậy với mục tiêu, tìm hiểu kỹ lý lịch của người đó và điều tra xem họ có sẵn lòng chia sẻ thông tin hay không, thậm chí ngay cả khi thông tin có thể được công khai.
Trong thế giới tình báo, các điệp viên sẽ tìm cách xác minh bất kỳ lỗ hổng mà họ có thể lợi dụng để gây áp lực hoặc lôi kéo một cá nhân làm điều họ yêu cầu, chẳng hạn như đe dọa phơi bày bí mật hoặc đề nghị khoản thù lao rất hấp dẫn.
Trong vụ việc năm 2015, hồ sơ tố tụng của tòa án Mỹ đưa ra thảo luận về một nhân viên tình báo Nga tổ chức một cuộc gặp mặt trực tiếp với Page và ông thường xuyên bay đến Moscow để hoạt động kinh doanh.
"Ông ấy viết thư cho tôi bằng tiếng Nga để chứng minh mình thông thạo ngôn ngữ này. Ông ấy bay đến Moscow nhiều hơn tôi. Rõ ràng, ông ấy muốn kiếm nhiều tiền", 2 điệp viên Nga nói về Page, theo hồ sơ FBI trích dẫn tư liệu giám sát điện thoại.
Bước 2: Mục tiêu phù hợp
Theo CNN, các cơ quan tình báo Nga xác nhận, tham vọng nghề nghiệp của Page, các mối quan hệ với Nga và sự nhiệt tình sẵn lòng chia sẻ thông tin cho thấy ông là một mục tiêu thích hợp để khai thác như một nguồn thông tin tình báo, theo đánh giá trong hồ sơ FBI.
Cuộc thảo luận sau đó chuyển sang phương pháp dụ dỗ Page chia sẻ thông tin với họ. Mặc dù việc chia sẻ các tư liệu công khai là hợp pháp, vẫn có người sẵn lòng chia sẻ thông tin bí mật để hợp tác và công khai tiến hành các mối quan hệ với tình báo nước ngoài.
Hồ sơ FBI nêu chi tiết cách Nga tuyển dụng người Mỹ làm gián điệp - Ảnh 2.
Evgeny Buryakov, người bị cáo buộc là gián điệp Nga, tại một phiên tòa ở Mỹ (Ảnh: Reuters)
"Hứa với ông ta là có đi có lại, đến lúc hắn đưa tài liệu cho anh thì hãy bảo hắn biến đi", đoạn văn bản giải mật về một cuộc trao đổi giữa 2 đặc vụ Nga mà FBI thu được tiết lộ.
Theo hồ sơ FBI, các nhà điều tra Mỹ kết luận cuộc trao đổi cho thấy "phương pháp tuyển dụng, bao gồm lừa đảo, hứa hẹn và sau đó loại bỏ nguồn tin tình báo khi Cơ quan Tình báo Ngoại quốc Liên bang Nga (SVR) thu được thông tin liên quan".
Kết quả thu được
Theo cựu quan chức tình báo Mỹ, một cuộc tuyển dụng nguồn tin tình báo thành công phụ thuộc vào bước cuối cùng, tức là cách điệp viên thuyết phục mục tiêu chia sẻ thông tin nhạy cảm.
Ở giai đoạn này, một gián điệp nước ngoài sẽ sử dụng thông tin thu thập được về lý lịch mục tiêu, hoặc thả mồi bằng quan hệ tình cảm cá nhân, tặng quà hoặc tiền hoặc dùng thủ đoạn tống tiền.
Trong vụ việc năm 2015 liên quan đến Carter Page, FBI cho biết các cuộc giao tiếp qua email, điện thoại của ông với nhiều cá nhân đang bị điều tra không nghiêm trọng đến mức FBI cảm thấy ông được tuyển dụng làm một điệp viên hoặc nguồn tin tình báo.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ đã không biết về trường hợp 3 bị cáo người Nga (như đã nêu ở trên) trong vụ án bị kết tội tham gia âm mưu hoạt động tình báo cho nước ngoài tại Mỹ, CNN cho biết.
2 người đàn ông rời khỏi Mỹ trước khi tòa án tiến hành thủ tục tố tụng và cả 2 đều được miễn trừ ngoại giao vì làm việc cho Chính phủ Nga. Đối tượng thứ 3 bị các quan chức Mỹ bắt và sau đó trục xuất về Moscow vào đầu tháng 4 này, sau khi thừa nhận phạm tội hình sự vào năm 2015.
Page giữ quan điểm trong tuyên bố gửi đến CNN rằng ông chỉ "chia sẻ thông tin không nhạy cảm và tư liệu nghiên cứu công khai", cung cấp "không có gì nhiều hơn ngoài vài dòng trong các bài giảng" mà ông chuẩn bị cho sinh viên của mình.

Giải mã thất bại muối mặt của CIA trong vụ 40 vạn quân Trung Quốc tràn sang Triều Tiên

Hải Võ |

Giải mã thất bại muối mặt của CIA trong vụ 40 vạn quân Trung Quốc tràn sang Triều Tiên
Chí nguyện quân Trung Quốc vượt sông Áp Lục để tham chiến ở bán đảo trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 (Ảnh: Wikimedia)

Học giả Trung Quốc mới đây đưa ra lập luận rằng CIA đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi phán đoán việc Trung Quốc can thiệp quân sự vào chiến tranh Triều Tiên năm 1950.

CIA đoán sai việc Trung Quốc đưa quân sang Triều Tiên
Trong tư liệu mới đăng tải trên Thời báo Hoàn Cầu, giáo sư Phòng Ninh - giám đốc Sở nghiên cứu chính trị học, Viện khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) - nhận định rằng phán đoán sai lầm của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) về việc Bắc Kinh có "động binh" can thiệp chiến sự ở bán đảo Triều Tiên hay không đã dẫn đến liên quân do Mỹ đứng đầu hứng chịu những tổn thất nghiêm trọng. Ông cho đây là một trong những sai lầm lớn nhất trong lịch sử cơ quan tình báo khổng lồ này.
Sau khi chiến tranh bùng phát trên bán đảo Triều Tiên, CIA đã nhanh chóng bám sát động thái từ Liên Xô và Trung Quốc và thu thập lượng lớn thông tin tình báo. Các tài liệu giải mật cho thấy, CIA đã nắm bắt tương đối chính xác về những động thái quân sự của Quân giải phóng nhân dân (PLA), trong đó một số tin tình báo xác nhận quân đội Trung Quốc có dấu hiệu sẽ điều binh sang Triều Tiên.
Tuy nhiên, ngày 30/9/1950, CIA đưa ra hai báo cáo mâu thuẫn với nhau liên quan quyết sách của ban lãnh đạo Trung Quốc. Một bản báo cáo xác nhận Bắc Kinh đã quyết định điều động quân đội tới Triều Tiên, trong khi báo cáo còn lại cho rằng Trung Quốc đã từ bỏ nỗ lực viện trợ người láng giềng.
Giải mã thất bại muối mặt của CIA trong vụ 40 vạn quân Trung Quốc tràn sang Triều Tiên - Ảnh 1.
Các tàu Mỹ đổ quân ở Incheon trong chiến dịch đổ bộ ở bán đảo Triều Tiên, tháng 9/1950 (Ảnh: Wikipedia)
Ngày 18/10/1950, tức một ngày trước khi lực lượng PLA vượt qua sông Áp Lục để tham chiến ở bán đảo, CIA tiếp tục đưa ra bản báo cáo "Bình luận của CIA về tình hình thế giới liên quan đến an ninh Mỹ". Đây là báo cáo nghiên cứu quan trọng nhất của CIA kể từ khi chiến tranh Triều Tiên bùng phát, đề cập khả năng Xô-Trung tiến hành can thiệp quân sự ở bán đảo.
Ông Phòng Ninh cho hay, trong báo cáo, CIA đã phủ định một cách có hệ thống "khả năng đảng Cộng sản Trung Quốc can thiệp [vào chiến sự Triều Tiên]". Nhưng cũng trong ngày này, CIA còn nhận được một tin tình báo quân sự chính xác từ liên lạc viên quân sự Mỹ tại Hồng Kông, khẳng định vào đêm 18/10 hoặc trong vòng hai ngày sau đó, khoảng 400.000 quân Trung Quốc sẽ tới Triều Tiên tham chiến.
"CIA nắm trong tay lượng lớn tình báo chính sách về việc quân đội Trung Quốc điều động chuẩn bị tham chiến ở Triều Tiên, thậm chí nắm chính xác thời gian cụ thể, nhưng đã đưa ra phán đoán và kết luận hoàn toàn sai," ông Phòng viết trên Hoàn Cầu. "Nguyên nhân chủ yếu do CIA tổng kết và phân tích tình báo sai lầm, giải mã sai ý nghĩa thông tin mà họ nắm được."
Giải mã thất bại muối mặt của CIA trong vụ 40 vạn quân Trung Quốc tràn sang Triều Tiên - Ảnh 2.
Tướng Mỹ Douglas MacArthur theo dõi chiến dịch đổ bộ ở Incheon, tháng 9/1950 (Ảnh: Courtesy Photo)
CIA phân tích sai cơ bản về Trung Quốc?
Theo ông Phòng Ninh, đánh giá báo cáo của CIA ngày 18/10/1950 có thể thấy được ba sai lầm của tình báo Mỹ khi đó.
Thứ nhất, vấn đề thời cơ. Tư lệnh lực lượng Mỹ tại bán đảo Triều Tiên khi đó là tướng Douglas MacArthur - cái tên lừng lẫy trong Thế chiến 2. Học giả Trung Quốc lý giải, MacArthur cùng Bộ tư lệnh Mỹ nhận định, thời điểm quân đội Triều Tiên chèn ép lực lượng Hàn Quốc và quân đội Liên hợp quốc về khu vực Busan, phía Nam bán đảo, trong khi quân Mỹ bắt đầu đổ bộ ở Incheon, chính là thời cơ tốt nhất để PLA can thiệp quân sự vào bán đảo.
Sau cuộc đổ bộ Incheon, lực lượng Mỹ bắt đầu đẩy lùi quân Triều Tiên. Đến lúc này, "sự can thiệp của người Trung Quốc - vốn dĩ có thể xoay chuyển cục diện quân sự, từ đó giúp đảng Cộng sản [Trung Quốc] có cơ hội giành được thắng lợi triệt để ở Triều Tiên - đã không còn tồn tại".
Trong nhiều báo cáo, phía Mỹ tin rằng chiến tranh Triều Tiên đến giai đoạn này đã kết thúc. Đây là nhận định chiếm ảnh hưởng lớn trong phân tích của CIA.
Thứ hai, vấn đề ưu thế. Thời kỳ đầu thập niên 1950, quân đội Liên hợp quốc có ưu thế chiến trường lớn so với PLA, từ sau cuộc đổ bổ của lực lượng Mỹ thì liên quân kiểm soát được thế chủ động chiến lược, nhất là khi Trung Quốc chưa có không quân hỗ trợ.
Tướng MacArthur phân tích với tổng thống Mỹ Harry Truman, "quân lực của Trung Quốc ở Mãn Châu có 300.000, trong đó lực lượng bố trí ở sông Áp Lục có thể không quá 100.000-125.000 người, số lượng vượt sông có thể chỉ khoảng 50.000-60.000 lính. Họ không có không quân. Bởi chúng ta nắm căn cứ không quân ở Triều Tiên, nên nếu người Trung Quốc có ý đồ tiến về Bình Nhưỡng thì đối với họ mà nói đó sẽ là một cuộc giết chóc quy mô lớn."
Trong đánh giá của CIA, tỉ lệ Trung Quốc chấp nhận rủi ro để tham chiến ở bán đảo là rất nhỏ.
Thứ ba, lợi ích tổng thể của Trung Quốc. Giáo sư Phòng Ninh chỉ ra, trong phân tích đánh giá toàn diện của CIA đối với nước CHND Trung Hoa mới thành lập từ tháng 10/1949, tình báo Mỹ cho rằng ĐCSTQ vẫn trong giai đoạn củng cố chính quyền, khôi phục nền kinh tế,... mà điều động binh lực lớn đến Triều Tiên là hành động không phù hợp với lợi ích tổng quan của nước này.
Trong báo cáo 18/10, CIA nêu: "ĐCSTQ hiểu rõ, ít nhất trong tình huống không xảy ra chiến tranh toàn diện giữa phương Đông và phương Tây thì xung đột với Mỹ sẽ là thảm họa, không chỉ tổn hại lợi ích tổng thể của Trung Quốc, mà còn phá vỡ các kế hoạch trong nước và sự ổn định của chính quyền tại Bắc Bình (tức Bắc Kinh)."
Ông Phòng Ninh cho hay, kịch tính của cuộc chiến Triều Tiên diễn ra ngay sau cuộc đổ quân quy mô lớn của PLA. Trong khi lực lượng Mỹ liên tục bắt giữ được nhiều quân nhân Trung Quốc, tình báo nước này vẫn chưa đánh giá đúng tình hình.
Trong báo cáo ngày 3/11/1950, CIA phân tích các dấu hiệu trong giai đoạn đó "cho thấy Trung Quốc quyết định lập một 'giới tuyến' tại bờ Nam sông Áp Lục. Dù chưa thể loại trừ khả năng Trung Quốc - dưới sự chỉ đạo của Liên Xô - bất chấp tất cả để can thiệp vào Triều Tiên, nhưng mục tiêu chủ yếu của họ rất có thể là bảo đảm an ninh khu vực biên giới Mãn Châu,..."

Hé lộ "mánh" uống rượu "ngàn ly không say" của giới điệp viên Nga

Quốc Vinh |

Hé lộ "mánh" uống rượu "ngàn ly không say" của giới điệp viên Nga
Điệp viên Nga có những "mánh" chống say rất hiệu quả. (Ảnh minh họa).

Có những tin đồn cho rằng các điệp viên Nga không bao giờ biết say là do họ có một loại thuốc "thần kỳ" có tên gọi là hợp chất RU-21.

Hẳn không ít người đã từng biết đến tửu lượng đáng nể của người Nga và những bí quyết để có thể uống rượu mà không say. Theo RBTH, những phương pháp này bắt nguồn từ đặc thù công việc của các dịch vụ tình báo nước ngoài.
Để tiếp cận mục tiêu, các điệp viên KGB sẽ không thể tránh khỏi những tình huống phải sử dụng rượu bia rất nhiều. Để tránh vì "say sưa" mà làm hỏng chuyện, họ có một số thủ thuật khá đơn giản.
Một trong những cách truyền thống nhất để giảm bớt tác động của say rượu đó là phải ăn thật nhiều thịt, càng nhiều càng tốt. Những lời khuyên "tráng dạ dày" bằng dầu ăn, bơ hoặc ăn một chút thịt trước khi uống đều không hẳn đúng sự thật.
Trên thực tế, nếu muốn không say, một người sẽ cần phải ăn một lượng thịt cực lớn mà người ta thường so sánh rằng phải ăn cỡ một con voi ma mút (hoặc ít nhất là một con voi con) mới đủ chất béo để cung cấp một lớp "tráng dạ dày" hiệu quả nhất.
Cùng với đó, trước khi "lâm trận" khoảng một tiếng đồng hồ, các điệp viên Nga thường uống khoảng 100ml vodka. Đây được coi là một chiến thuật không tồi, bởi khi được hấp thu, rượu sẽ tổng hợp các hợp chất hóa học giúp cơ thể thích nghi trước khi bước vào cuộc nhậu lớn hơn.
Ngoài ra, còn một thủ thuật khác là sử dụng viên than hoạt tính, một loại chất hấp thụ rất mạnh.
Cuối cùng, trứng sống cũng là một lựa chọn có hiệu quả. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng không nên sử dụng nó, bởi trước khi có tác dụng giảm say rượu, vi khuẩn đường ruột cũng đã giết chết bạn.
Những bí quyết đa dạng
Ngoài than hoạt tính, còn có nhiều bí quyết đầy tò mò khác giúp các điệp viên Nga gần như không bao giờ biết say rượu là gì.
Theo các phương tiện truyền thông phương Tây, người Nga có một loại thuốc "thần kỳ" có tên gọi là hợp chất RU-21. Người ta cho rằng RU-21 hoạt động bằng cách tổng hợp một loại men độc đáo giúp biến cồn thành acetaldehyde - một hợp chất hữu cơ.
Đáng buồn thay, theo Yuriy Kobaladze - một cựu chiến binh Nga cho biết, đây chỉ là tin đồn không có thật. "Loại thuốc như vậy không tồn tại", ông nói với trang web Russian7. "Ít nhất tôi chưa bao giờ thấy nó từ trước cho đến nay".

Hé lộ mánh uống rượu ngàn ly không say của giới điệp viên Nga - Ảnh 2.
Điệp viên Nga được cho là có loại thuốc chống say thần kỳ. (Ảnh minh họa)
Những câu chuyện truyền miệng cũng kể rằng, nếu một điệp viên Nga phải làm nhiệm vụ ở London và rơi vào tình huống say rượu, thì loại cocktail có tên Oyster là biện pháp khắc phục tình trạng này tốt nhất.
Đây là thức uống với thành phần là dầu hướng dương, hai muỗng canh nước ép cà chua, một thìa cà phê cognac và lòng đỏ trứng, tất cả được trộn đều trước khi uống.
Nếu như ở Đức, người ta tin rằng điệp viên Nga có thể ăn món ăn truyền thống của quê nhà là cá trích ngâm. Trong nhiều thế kỷ, người Nga vẫn thường dùng chung thực phẩm này cùng với vodka.
Nếu bạn là một gián điệp của Nga ở Phần Lan, không có gì giải rượu tốt hơn là dùng phòng xông hơi khô rất phổ biến tại đây. Phương pháp này cũng rất được yêu thích đối với người Nga ở quê nhà.
Chỉ cần dành 5 hoặc 7 phút trong phòng xông hơi 80 độ C, một người đang trong tình trạng chếnh choáng có thể thấy cảm thấy tỉnh táo ngay sau đó. Ngoài ra, đây cũng là bí quyết để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả nhất.
Ngược lại, nếu phải có một nhiệm vụ ở Mexico xa xôi, bí quyết của điệp viên Nga đó là súp ngô và đậu xanh. Rất nhiều gia vị và vitamin trong đó, bao gồm glycine - một axit amin - được cho là làm nên đặc tính giã rượu thần kỳ của món súp này.
Rời khỏi Mexico và phải đến Trung Quốc trong một cuộc nhậu say mèm, thứ không thể thiếu đối với các điệp viên Nga sẽ là vodka với trà xanh. Theo các lời đồn nổi tiếng, trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa và được cho là một trong những chất chống say kỳ diệu.
theo Người Đưa Tin

Điệp viên Anh kể về âm mưu ám sát Gorbachev ở Đông Đức

Hồng Anh |

Điệp viên Anh kể về âm mưu ám sát Gorbachev ở Đông Đức
Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev (trái) và Tổng Bí thư Đảng Xã hội thống nhất Đức Erich Honecker (phải) tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Cộng hòa Dân chủ Đức. Ảnh: Sven Simon.

Trong cuốn hồi ký mới ra mắt, một cựu sĩ quan đặc nhiệm Anh cho biết ông ta từng tự tay ngăn chặn âm mưu ám sát Gorbachev cuối thập niên 1980.

Người "cứu mạng" Mikhail  Gorbachev
Mới đây, một cựu sĩ quan SAS (Special Air Service - lực lượng đặc nhiệm của Hoàng gia Anh) đã tiết lộ âm mưu ám sát Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev tại Đông Đức năm 1989 trong cuốn hồi ký mới được xuất bản. Người này cũng tự nhận rằng chính ông ta đã ngăn cản âm mưu trên được tiến hành.
Trong cuốn hồi ký mới ra mắt mang tên Pilgrim Spy (tạm dịch: Điệp viên tha hương), với bút danh Tom Shore, cựu sĩ quan SAS trên đã tiết lộ những câu chuyện đằng sau "tấm rèm sắt", và kế hoạch của tổ chức cực đoan mang tên Baader-Meinhof, ám sát Tổng thống Gorbachev trong chuyến thăm Berlin ngày 7/10/1989.
Điệp viên Anh kể về âm mưu ám sát Gorbachev ở Đông Đức - Ảnh 1.
Ông Gorbachev (trái) trong chuyến thăm Đông Đức năm 1989. Ảnh: AP
Theo đó, Tom Shore đã được SAS điều đến Đông Đức vào năm 1989 với nhiệm vụ điều tra chiến dịch quân sự của quân đội Xô viết. Nhưng ông ta không tìm được bằng chứng mình cần, và sau đó đã gia nhập một phong trào vận động cải cách và dân chủ ở Leipzig.
Shore đã giúp đỡ các thành viên thuộc phong trào vận động ôn hòa thâm nhập và sử dụng sóng radio của lực lượng đặc nhiệm để loan báo về phong trào ôn hòa "biểu tình ngày thứ Hai" tại Leipzig.
Theo Shore, trong thập niên 1970-80, "một số tổ chức cực đoan đã lần lượt ra đời ở Đức, ví dụ như tổ chức Baader-Meinhof". Baader-Meinhof đã cài người vào phong trào vận động ôn hòa đang được Shore giúp đỡ.
"Vài tuần sau, trong khi đang tiếp sóng radio, tôi đã bị hai người đàn ông mang vũ khí uy hiếp. Sau đó tôi đã xoay chuyển được tình thế, và sau khi tra hỏi thì tôi biết được họ là thành viên của Baader-Meinhof... Họ đã thâm nhập vào phong trào vận động của chúng tôi, biết đến việc tôi có thể sử dụng sóng radio và muốn sở hữu nó", Shore kể lại trong cuốn hồi kí.
"Khi tiếp tục chất vấn họ đến cùng, tôi đã moi được ‘tin sốc’ từ họ. Con người là vậy, khi bị đe dọa thì họ sẽ khai ra hết tất cả để giữ lại mạng sống.
Nhờ vậy nên tôi mới phát hiện ra Baader-Meinhof đang có âm mưu ám sát Tổng thống [Gorbachev] trong khi ông này thực hiện chuyến thăm Berlin nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập [Cộng hòa Dân chủ Đức]", Shore viết trong cuốn hồi kí.
Cựu điệp viên SAS cho rằng nếu âm mưu ám sát ông Gorbachev diễn ra thành công trên đất Đông Đức thì chắc chắn Liên Xô sẽ đáp trả. Và nếu điều đó xảy ra, thì tình hình sẽ trở nên rất bất lợi đối với những người dân Đông Đức, và đặc biệt là phong trào vận động ôn hòa mà ông đang hỗ trợ.
Là một đặc nhiệm độc lập, Shore đã quyết định hành động nhằm ngăn cản âm mưu ám sát trên bằng mọi giá. Trong hồi kí, ông này kết luận: "Có vẻ như tôi đã tự tay cứu mạng ông Gorbachev".
"Cái gai" Putin
Trả lời phỏng vấn của báo Anh The Guardian, Tom Shore cho biết ông ta quyết định lên tiếng vào thời điểm này bởi "hầu hết những người có liên quan đều đã qua đời hoặc nghỉ hưu từ lâu, hơn nữa ông cũng không tiết lộ bất kì bí mật nào của tổ chức và không khiến bất cứ tính mạng của ai bị đe dọa".
Theo ông này, ngày nay hai trong số những kẻ từng lên kế hoạch ám sát cựu Tổng thống Gorbachev vẫn tiếp tục hoạt động và nằm trong danh sách những kẻ bị nước Đức truy nã gắt gao.



Điệp viên Anh kể về âm mưu ám sát Gorbachev ở Đông Đức - Ảnh 2.
Cuốn sách Pilgrim Spy (tạm dịch: Điệp viên tha hương) của cựu đặc nhiệm SAS dưới bút danh Tom Shore.
Bên cạnh đó, lí do Shore quyết định kể về những ngày tháng ấy là vì ông cảm thấy những phong trào ôn hòa tại Leipzig vào thời điểm đó đã bị lãng quên.
Ngoài ra, cuốn sách của Shore còn nhắc tới Tổng thống Nga Vladimir Putin, khi ấy là đặc vụ KGB hoạt động tại Đông Đức.
Trong đó, Shore cho biết ông ta không ngờ rằng sẽ có ngày ông Putin trở thành nhân vật quyền lực nhất nước Nga và có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Trong thập niên 1980-90, đối với Shore thì đặc nhiệm KGB Putin chỉ là "cái gai" mà ông ta không thể động tay đến vì đang hoạt động độc lập.
Tuy nhiên, không phải ai cũng tin vào câu chuyện của Tom Shore.
Trên trang Twitter cá nhân, tác giả người Anh Jeremy Duns đã chỉ ra một số điểm cho thấy cuốn hồi ký của Shore dính nghi án ‘đạo’ các thông tin cơ bản về tổ chức Baader-Meinhof từ Wikipedia, hay có cốt truyện "quen thuộc" như các tiểu thuyết điệp viên kinh điển, mà điển hình là tiểu thuyết Quiller KGB của nhà văn Adam Hall, được xuất bản từ năm 1989.
Mặc dù vậy, ông Duns cho rằng cuốn hồi kí của Tom Shore có lẽ vẫn sẽ đắt khách, bởi những nhân vật và sự kiện được đề cập trong cuốn sách vẫn khơi gợi sự tò mò của nhiều độc giả.

76 ngày sau vụ tấn công bi thảm nhằm vào căn cứ Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng, ngày 21-2-1942, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã bắt giữ Bernard Julius Otto Kuehn với cáo buộc hoạt động gián điệp, sau đó kết án tử hình.

Cho đến nay ít người biết được rằng, Otto Kuehn đã góp phần quyết định cho chiến thắng của không quân Đế quốc Nhật chỉ bằng phương pháp liên lạc hết sức thô sơ: Ngôn ngữ tín hiệu. Tuy nhiên ông ta đã nâng cách thức liên lạc này lên tầm nghệ thuật bậc thầy.
Cả gia đình điệp viên Đức quốc xã xâm nhập nước Mỹ
Bernard Julius Otto Kuehn còn được gọi là Kuhn, sinh năm 1895 ở miền Đông nước Đức và là bạn thân của Joseph Goebbels, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền của Đệ tam Đế chế Đức.
Năm 1933, khi Hietler thành lập Đảng Quốc xã, Bernard Julius Otto Kuehn nhanh chóng gia nhập rồi được đào tạo để trở thành sĩ quan tình báo thuộc Cơ quan Tình báo quân sự Đức Quốc xã Abwehr.
Khi chuẩn bị châm ngòi cho Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Đức quốc xã hiểu rằng muốn xâm chiếm châu Âu cần phải dè chừng Mỹ, nên đã nghiên cứu vị trí chiến lược của Trân Châu Cảng, vốn cực kỳ quan trọng đối với toàn bộ vùng Bắc Thái Bình Dương.
Năm 1935, Joseph Goebbels giao nhiệm vụ cho Otto Kuehn đến Hawaii thu thập tin tức tình báo cho phía Nhật Bản.
Ngày 15-8-1935, Bernard Julius Otto Kuehn, 40 tuổi, dưới vỏ bọc của một người không chấp nhận chủ nghĩa Quốc xã, dẫn gia đình gồm vợ là Friedel, 36 tuổi, con gái 17 tuổi là Susie Ruth, con trai 11 tuổi là Bernard Joachim Kuehn và 2 người em cùng cha khác mẹ là Hans Joachim và Eberhard, đến Honolulu, bang Hawaii, xin định cư.
Sau nhiều ngày thẩm tra - mà thực tế là chẳng thẩm tra gì vì hồ sơ của gia đình Otto Kuehn được Cơ quan Tình báo quân sự Đức Abwehr chuẩn bị rất chu đáo - hơn nữa lúc ấy lại đang diễn ra một làn sóng người chạy trốn khỏi nước Đức quốc xã - chủ yếu là người gốc Do Thái - đến định cư ở Mỹ và các quốc gia châu Âu nên đơn xin của Kuehn được chính quyền Mỹ trên đảo Hawaii chấp thuận.
Nửa năm trước ngày đến Honolulu, Otto Kuehn đã hướng dẫn vợ, con và 2 người em cùng cha khác mẹ các nghiệp vụ tình báo.
Cô con gái Susie Ruth hẹn hò với nhân viên quân sự Mỹ và mở một tiệm làm đẹp cung cấp các dịch vụ tốt nhất và rẻ nhất trong thành phố. Những người vợ của các nhân viên quân sự cấp cao sẽ dành hàng giờ để tán gẫu về việc sắp tới và kế hoạch đi lại của chồng và bạn trai.
Susie Ruth sau này cho biết, tiệm làm đẹp là một mỏ tin. “Họ nói chuyện rất nhiều, họ cảm thấy nhẹ nhõm khi họ rời khỏi nơi này sau khi nói hết mọi chuyện”, Ruth nói.
Con trai của Otto Kuehn, Bernard Kuehn chỉ mới 11 tuổi khi được huấn luyện để đặt những câu hỏi chính xác về tàu chiến và tàu ngầm. Hans cũng được huấn luyện để chú ý đến một số khu vực quan trọng trên những con tàu và tàu ngầm đó.
Mỗi buổi sáng, Otto Kuehn cho Bernard ăn mặc như một thủy thủ Hải quân Mỹ để thể hiện lòng yêu nước và dắt tay cậu bé đi bộ dọc theo bờ sông. Các sĩ quan sẽ mời Hans vào tàu chiến hoặc tàu ngầm và đó là lúc Hans bắt đầu thu thập tình báo.
Công việc của vợ Otto Kuehn, bà Friedel là ghi lại tất cả thông tin tình báo mà gia đình có được. Tất cả những tin tức tình báo thu thập được, Otto Kuehn chuyển về Berlin qua một mạng lưới giao liên cực kỳ phức tạp để Đức quốc xã báo cho Nhật Bản.
Đỉnh cao của phương thức liên lạc tín hiệu
Otto Kuehn có một hệ thống tín hiệu phức tạp, tất cả đều được phát triển và nâng tầm. Ánh sáng chiếu sáng từ cửa sổ nhỏ mái nhà của Otto trên bãi biển Lanikai từ 9 giờ đến 10 giờ tối, có nghĩa là các tàu sân bay của Mỹ đã di chuyển.
Một tấm vải treo trên dây phơi quần áo tại nhà của anh ta từ 10 đến 11 giờ sáng có nghĩa là lực lượng hải quân chiến đấu đã rời bến cảng.
Hai tấm vải trải giường màu trắng phơi ngoài sân có nghĩa là 2 tàu sân bay đã rời Trân Châu Cảng; hàng loạt quần áo trên dây phơi có nghĩa là 2 sân bay ở Honolulu hiện có bao nhiêu máy bay; đèn pha xe hơi chỉ sáng một bên là 1 tàu khu trục vừa vào cảng, quần dài tượng trưng cho máy bay ném bom, áo sơ mi là máy bay tiêm kích...
Hồ sơ của FBI cho thấy có 8 phương pháp được Otto Kuehn sử dụng để gửi tin. Tất cả các phương pháp này được Otto Kuehn trao đổi kỹ với Takeo Yoshikawa, nhân viên tình báo ngoại giao của Hải quân Nhật Bản gửi đến Honolulu để nhận tin từ Otto Kuehn.
Một tháng trước khi diễn ra vụ tấn công vào Trân Châu Cảng, Nhật Bản cần đánh giá lại toàn bộ lực lượng Hải quân Mỹ. Ngày 21-11-1941, Cơ quan Tình báo Hải quân Nhật Bản giao nhiệm vụ cho Yoshikawa thu thập tin tức tình báo qua hệ thống 97 câu hỏi với yêu cầu trả lời trong vòng 24 giờ. Yoshikawa tìm đến Otto Kuehn.
Yoshikawa gửi bản câu hỏi qua tín hiệu mã hóa cho Otto Kuehn kèm theo một mật hiệu “Gặp ngay lập tức”. Trong buổi gặp gỡ ấy, Yoshikawa đưa Kuehn 1 phong bì đựng 14.000USD cùng 97 câu hỏi.
Nhiều năm sau - năm 1960 - Yoshikawa viết trên tờ Ashahi Simbun: “Không cần phải suy nghĩ, Kuehn giải đáp ngay những câu hỏi rồi đưa lại cho tôi cùng với các bản đồ, các bản phác thảo vị trí neo đậu của tàu chiến Mỹ. Đây thật sự là một mỏ vàng cho Nhật Bản”.
Ngày 6-12-1941, tất cả những thông tin mà Kuehn cung cấp cho Yoshikawa được chuyển về Tokyo. Sáng hôm sau, lúc 7 giờ 55 phút ngày 7-12-1941, 353 máy bay xuất phát từ 6 tàu sân bay của Hải quân Nhật Bản lần lượt lao xuống Trân Châu Cảng.
Trận tập kích bất ngờ đã đánh chìm 4 thiết giáp hạm và gây hư hỏng cho 4 chiếc khác, đánh chìm 3 tuần dương hạm, 3 khu trục hạm và 1 tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, 2.402 lính Mỹ chết, 1.282 người khác bị thương. Phía Nhật chỉ mất 29 máy bay, 4 tàu ngầm mini, 65 người chết. Vài giờ sau đó, nước Mỹ chính thức tuyên chiến với Nhật Bản.

Nghệ thuật mật báo tin tức bậc thầy của điệp viên Trân Châu Cảng - Ảnh 4.
Chân dung điệp viên Otto Kuehn và liên lạc viên cơ quan tình báo Nhật Bản Takeo Yoshikawa

Bị lộ từ ánh đèn lồng lập lòe bất thường
Ngay khi trận tập kích đang diễn ra, Otto Kuehn vẫn tiếp tục truyền thông tin cho Yoshikawa bằng chiếc đèn lồng treo ở cửa sổ căn phòng áp mái nhưng một trung sĩ Mỹ làm nhiệm vụ trên một đài quan sát phòng không đã nhìn thấy những chớp sáng lập lòe bất thường này. Xế chiều, lúc trận tập kích kết thúc, anh ta báo cho Cơ quan An ninh quân đội Mỹ.
3 ngày sau, một nhóm điều tra của FBI đến Trân Châu Cảng. Nhưng cũng phải mất đến gần 2 tháng, FBI mới thu thập đủ các bằng chứng, chứng minh Kuehn là gián điệp hai mạng cho Đức quốc xã và Nhật Bản.
Cả gia đình Kuehn chỉ có 1 tiệm uốn tóc, trang điểm nhưng họ sống rất phong lưu. Ngoài căn nhà ở Honolulu, Kuehn còn có 1 căn nhà khác trên một ngọn đồi, nhìn thẳng xuống Trân Châu Cảng, 1 chiếc xe hơi và 1 thuyền buồm. Trong tài khoản của vợ Kuehn ở Ngân hàng First America, có gần 300.000USD.
Ngày 21-2-1942, cả gia đình Kuehn bị bắt với tội danh gián điệp. Kuehn bị kết án tử hình nhưng sau khi xem xét những lời khai của ông ta về mạng lưới tình báo Nhật Bản ở Hawaii, tòa án Quân sự mặt trận Mỹ giảm án cho ông ta xuống còn 50 năm khổ sai.
Tuy nhiên, tháng 3-1945, Kuehn được phóng thích để đổi lấy một nhà ngoại giao Mỹ bị Nhật bắt làm tù binh. Vợ Kuehn cùng con gái, con trai và 2 người em cùng cha khác mẹ cũng được tha vài năm sau đó. Riêng với Yoshikawa, vì anh ta là nhân viên lãnh sự quán nên được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao, chỉ bị trục xuất về Nhật.
Otto Kuehn chết tại Nhật Bản năm 1976. Kuehn chưa bao giờ lên tiếng về vai trò của mình trong vụ Trân Châu Cảng nhưng bài học mà Otto Kuehn mang lại cho thế giới hoạt động ngầm này rằng, tin tức tình báo chính là chắt lọc những gì ở xung quanh chúng ta.
Link bài viết gốc tại đây.
theo An ninh Thủ đô

Mỹ "đau đớn" phát hiện nữ điệp viên Nga làm việc ở Đại sứ quán suốt 10 năm

Minh Thu |

Mỹ "đau đớn" phát hiện nữ điệp viên Nga làm việc ở Đại sứ quán suốt 10 năm
Một nữ công dân Nga được cho làm gián điệp tại Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Moscow suốt 10 năm.

Một nữ công dân Nga bị cáo buộc làm gián điệp tại Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Moscow suốt 10 năm. Tuy nhiên thay vì bị khởi tố, cô này lại được cho thôi việc một cách êm thấm hồi năm ngoái.

Theo thông tin từ Guardian và CNN, nữ công dân Nga không được tiết lộ danh tính từng được thuê vào làm việc cho Mật vụ Mỹ. Song cô đã bị đưa vào diện tình nghi là gián điệp Nga sau cuộc kiểm tra an ninh thường kỳ do Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành. Kết quả điều tra cho thấy, cô này thường xuyên có những cuộc gặp trái phép với các nhân viên thuộc cơ quan tình báo Nga FSB.

“Chúng tôi phát hiện cô này đã trao đổi thông tin với FSB, thậm chí là cả những thông tin mà đáng lẽ cô ta không được biết”, một quan chức Mỹ chia sẻ với CNN.
Cụ thể, nữ công dân Nga đã có cơ hội tiếp cận với hệ thống mạng thông tin nội bộ và thư điện tử của Mật vụ Mỹ sau đó chuyển cho điệp viên Nga. Từ đây, cơ quan tình báo Nga tiếp cận với các tài liệu tối mật của Mỹ như lịch trình làm việc của Tổng thống và phó Tổng thống.
Tuy nhiên, nguồn tin chia sẻ với CNN cũng khẳng định, “cô này chưa thể tiếp cận với những thông tin tối mật”.
Còn theo Guardian, Mật vụ Mỹ đã cố tình che giấu sự việc bằng cách để nữ công dân Nga thôi việc trong im lặng giữa lúc quan hệ Nga – Mỹ căng thẳng liên quan tới cáo buộc Moscow can thiệp vào kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi năm 2016. Ngoài những lời cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ, quan hệ Nga – Mỹ cũng nhiều lần rơi vào sóng gió vì những bất đồng liên quan tới cuộc chiến ở Syria, sáp nhập bán đảo Crimea và thỏa thuận hạt nhân Iran.
“Mật vụ Mỹ đã cố tình che giấu sơ hở của mình bằng cách sa thải nữ gián điệp Nga. Việc rò rỉ thông tin đã xảy ra nhưng cấp quản lý cấp cao của cơ quan Mật vụ Mỹ lại không tiến hành thêm bất cứ cuộc điều tra nội bộ nào nhằm đánh giá mức độ tổn thất cũng như xem liệu cô này có lôi kéo thêm nhân viên nào làm việc trong Đại sứ quán Mỹ cung cấp thông tin cho mình”, Guardian dẫn lời một nguồn tin.
theo Infonet

Nga bắt giữ cựu lính thủy Mỹ: Moscow bị 'tố' tạo cớ trao đổi điệp viên Nga?

Minh Đức |
Nga bắt giữ cựu lính thủy Mỹ: Moscow bị 'tố' tạo cớ trao đổi điệp viên Nga?

Ngoại trưởng Mỹ yêu cầu Nga phải đưa ra lời giải thích cụ thể và thả người nếu không phù hợp pháp luật.

Reuters dẫn lời Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Đại sứ Mỹ tại Nga John Huntsman đã được thăm ông Paul Whelan - cựu lính hải quân Mỹ đang bị Nga giam giữ tại Moscow vì cáo buộc hoạt động gián điệp, cũng như nói chuyện qua điện thoại với gia đình ông này.
Nga bắt giữ cựu lính thủy Mỹ: Moscow bị tố tạo cớ trao đổi điệp viên Nga? - Ảnh 1.
Cựu lính thủy Mỹ Paul Whelan (ảnh: gia đình cung cấp)
"Chúng tôi đã nói rõ với phía Nga rằng chúng tôi muốn biết rõ hơn về lời cáo buộc, hiểu rõ ông ấy [Paul Whelan] mắc phải tội gì và nếu việc bắt giữ không hợp pháp, chúng tôi yêu cầu phải thả người ngay lập tức", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu tại Brazil, nơi ông đang tham dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro hôm thứ Ba (1/1).
Theo luật pháp Nga, án phạt cho người hoạt động gián điệp kéo dài từ 10 tới 20 năm.
Cũng trong ngày 1/1, gia đình của Whelan chia sẻ, ông đến Moscow để dự đám cưới và bất ngờ mất tích khi đang trú tại khách sạn Metropol ở Moscow.
"Không nghi ngờ gì ông hoàn toàn vô tôi và chúng tôi tin tưởng các quyền của ông sẽ được tôn trọng", đại diện gia đình nói.
David Whelan, anh trai của nạn nhân cũng tiết lộ, Paul Whelan từng tham gia chiến dịch tại Iraq, và đã nhiều lần tới Moscow trong quá khứ vì cả lý do công việc và cá nhân.
Daniel Hoffman, người từng phụ trách văn phòng CIA tại Moscow đánh giá, "có khả năng, thậm chí là gần như chắc chắn" Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra chỉ thị bắt giữ Whelan, để tạo ra một cái cớ đổi lấy Maria Butina – một công dân Nga từng bị kết tội làm gián điệp và gây ảnh hưởng tới các nhóm bảo thủ tại Mỹ vào ngày 13/12 vừa qua.
Phía Nga khẳng định Butina bị ép thừa nhận khẩu cung giả.
Theo Điện Kremlin, trong một lá thư chúc mừng năm mới 2019 tới Tổng thống Donald Trump, ông Putin viết, Moscow sẵn sàng đối thoại trên một chương trình nghị sự đa dạng với Mỹ. Những nỗ lực để tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Nga – Mỹ trong năm 2018 tỏ ra không hiệu quả.
Cuối tháng 11/2018, ông Trump đã hủy bỏ gặp gỡ với người đồng cấp Putin bên lề Thượng đỉnh G20 tại Argentina, với lý do Nga nổ súng và bắt giữ các tàu hải quân Ukraine.
Quan hệ Nga – Mỹ rơi vào căng thẳng sau khi Moscow sáp nhập Crimea vào năm 2014. Washington và các đồng minh phương Tây đã nhiều lần áp dụng lệnh trừng phạt lên các công ty, ngân hàng và cá nhân Nga.
theo Tổ quốc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét