Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 259
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Kế hoạch OP-32 của CIA và Bộ Tư lệnh Mỹ phá sản
Nguyễn Đăng Song |
Lực lượng thám báo Sài gòn báo cáo với các điệp viên CIA về kế hoạch đổ bộ biệt kích vào vùng ngã ba Đông Dương.
Tài liệu được giải mã sau chiến tranh tiết lộ, trong số
240 điệp viên “dài hạn” được tung vào miền Bắc có 8 tên chết khi nhảy
dù, 33 tên bị tiêu diệt, 33 tên chết vì bệnh tật, 146 tên bị bắt hoặc
mất tích, 17 tên phải tháo lui. Rất nhiều tên bị bắt ngay sau khi xuống
đất mà chưa kịp có bất kì hành động nào.
LTS: Trong
cuốn "Chiến tranh Việt Nam : được và mất", Nhà sử học Nigel Cawthorne
từng nhận định: "Trong khi phía Mỹ không bị tổn thương về mặt thể xác
thì sự hủy hoại về mặt tâm lý phải gánh chịu không thể tính toán hết.
Việt
Nam là cuộc chiến tranh đầu tiên mà Mỹ thất bại trong việc giành chiến
thắng và đã đẩy đất nước Mỹ đến những phân rẽ cay đắng.
Rất
nhiều người trong số 2.700.000 lính Mỹ phục vụ ở Việt Nam đã phải gánh
chịu những chấn thương tâm lý trong nhiều thập kỷ và nước Mỹ buộc phải
chấp nhận một điều rằng dù với tất cả sức mạnh và sự ưu việt về kỹ thuật
của mình, họ vẫn không thể đánh bại một đối thủ tuy nhỏ bé nhưng đầy
quyết tâm".
Nhân kỷ niệm 44
năm sự kiện lịch sử, chúng tôi xin giới thiệu tác phẩm ký dài 10 kỳ về
cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ, với góc nhìn khách quan và
nhiều chi tiết lịch sử được xâu chuỗi.
Phần 2: Kế hoạch OP-32 của CIA và Bộ Tư lệnh Mỹ phá sản
Ngay sau Hiệp định Geneve, theo chỉ đạo của Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ ( CIA)
lúc bấy giờ là Alen Dulles, chuyên gia lật đổ Edward Lansdale đã được
phái đến Việt Nam đứng đầu Phái bộ quân sự Sài Gòn (SMM) với nhiệm vụ
tiến hành các hoạt động bán quân sự ở miền Bắc Việt Nam trước khi Cộng
sản nắm quyền.
Một trong những việc
làm đầu tiên của ông này, với sự trợ giúp của thiếu tá tình báo Lucien
Conein, là tổ chức cài cắm điệp viên bí mật nằm chờ cho đến khi được gọi
đến. Vũ khí, điện đài và vàng được cất giấu cẩn thận ở những nơi được
cho là cơ quan an ninh Việt Nam chưa biết đến…
Mặt
khác, Lansdale xúc tiến tổ chức đưa các điệp viên người Việt Nam đến
huấn luyện tại căn cứ của CIA trên đảo Saipan/Philippines (giai đoạn sau
là căn cứ Long Thành) để chờ dịp tung ra miền Bắc móc nối với các
"chiến hữu" nằm vùng.
Ngày
16/12/1959, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ (NSC) thông qua Chỉ thị số 5809
về việc đối phó với "tình hình khẩn cấp" ở khu vực châu Á, kêu gọi tăng
cường nỗ lực chi viện cho chính phủ Diệm, đồng thời ngăn chặn miền Bắc
Việt Nam giành một thắng lợi dễ dàng.
Trên
cơ sở Chỉ thị 5809, CIA phối hợp với Bộ Tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương
đã soạn thảo Kế hoạch 32-59 (OP-32) mà nội dung chủ yếu là tiến hành
cuộc chiến gián điệp chống miền Bắc nước ta.
Kế
hoạch đặt ra mục tiêu "phối hợp các hoạt động quân sự và ngoại giao,
làm cho ban lãnh đạo Việt Nam Dân chủ cộng hòa (VNDCCH) tin rằng sự ủng
hộ và sự chỉ đạo của họ đối với cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam và ở
Lào cần phải được xem xét lại và chấm dứt".
Cái
mà các tác giả của Kế hoạch tìm kiếm là "sự thay đổi trong những tính
toán chính trị của Hà Nội"; ngoài ra, thông qua các hoạt động có phạm vi
rộng lớn ở ngay trong lòng miền Bắc và chống lại miền Bắc, Kế hoạch còn
trực tiếp trả đũa cho cái gọi là hành động "xâm lược" của Hà Nội đối
với miền Nam.
Các toán gián điệp
"đánh" ra miền Bắc trước hết có nhiệm vụ thu thập tin tình báo, bước thứ
hai chuyển sang phá hoại và quấy rối, sau đó tiến hành chiến tranh tâm
lí và cuối cùng, thực hiện tham vọng thiết lập căn cứ cho "các hoạt động
kháng chiến của du kích".
Alen Dulles.- Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), đồng tác giả của Kế hoạch OP-32
Loại
1, hoạt động quấy nhiễu, bao gồm các hoạt động nhỏ mang tính phá hoại;
các hoạt động tâm lí mức độ "vừa phải"; các hoạt động thu thập tin tình
báo quy mô nhỏ gồm trinh sát chiến thuật của các đơn vị nhỏ để thu thập
tin tình báo bằng mắt thường, cung tù binh, tài liệu, các tài liệu công
khai; tạo ra sự quấy nhiễu; và tạm thời cắt đứt các tuyến giao thông.
Mục
đích của hoạt động loại này là làm cho đối phương ý thức được sự chống
đối, gây cho họ sự khó chịu, buộc họ phải tăng cường tình trạng sẵn sàng
đồng thời giảm sự đi lại, vận chuyển người và trang thiết bị.
Tuy nhiên, Kế hoạch xác định cố không để đối phương có hành động trả đũa lớn đối với các hoạt động này.
Các
hoạt động được vạch trong Kế hoạch sẽ được tiến hành trong điều kiện
"dưới mức chiến tranh" và có phối hợp với các hành động chính trị, quân
sự khác. Các hoạt động bao gồm những hành động "có chọn lọc" và chia làm
4 loại.
Loại
2, các hoạt động tiêu hao, bao gồm các hoạt động chống phá quy mô nhỏ,
các cuộc oanh kích vào các cơ sở quân sự và dân sự, chú trọng các mục
tiêu quan trọng.
Mục tiêu của các
hoạt động này là đặt ra mối đe dọa rõ ràng đối với các cơ sở vật chất,
các lực lượng an ninh, tạo áp lực đối với ban lãnh đạo VNDCCH. Phản ứng
dự kiến từ phía đối phương là các hành động trả đũa ở miền Nam và yêu
cầu viện trợ từ các đồng minh.
Loại
3, các hoạt động trừng phạt, bao gồm các hoạt động phá hoại vật chất
nhằm gây thiệt hại và/hoặc phá hủy các phương tiện, các cơ sở thiết yếu
đối với nền kinh tế, phát triển công nghiệp và an ninh của VNDCCH.
Đó
sẽ là các cuộc tập kích của các lực lượng cỡ đại đội, tiểu đoàn, cố duy
trì càng bí mật càng tốt, còn nếu trong trường hợp bị lộ, sẽ tạo (cho
đối phương) cảm giác là do các đơn vị thuộc chính quyền bù nhìn VNCH
thực hiện.
Các toán biệt kích sẽ đặt
mìn phá hoại các cây cầu, bến phà, đường bộ; tập kích các trạm gác tại
các cửa sông; phá hoại các tuyến đường xe lửa theo cả 2 phương thức:
hoạt động lâu dài và tiến công kiểu "đánh và chạy".
Loại
4, tiến công đường không, tức tiến hành các cuộc oanh kích phối hợp
cường độ thấp nhằm vào các mục tiêu như các kho xăng dầu, các nhà máy
nhiệt điện, nhà máy gang thép.. Mất những cơ sở này sẽ gây tác động què
quặt đến khả năng duy trì một nền kinh tế ổn định, phát triển công
nghiệp của VNDCCH.
Dự kiến, phản ứng của VNDCCH phụ thuộc vào sự sẵn sàng của họ chấp nhận những thiệt hại để tiếp tục cuộc chiến tranh ở miền Nam.
Trong thực tế, rất nhiều nội dung của cả 4 loại hình hoạt động nêu trên chỉ nằm trên giấy mà không thực hiện được.
Kế
hoạch còn dự kiến tiến hành các hành động gây sức ép chính trị (chẳng
hạn thông qua Liên Hợp quốc) buộc các nhà lãnh đạo VNDCCH phải chấm dứt
sự chỉ đạo và "xâm lược" miền Nam Việt Nam và ở Lào, nếu không sẽ có
những hành động trả đũa gây thiệt hại nhiều hơn cho miền Bắc.
Việc
thu thập tin tức tình báo được tiến hành thông qua: chụp ảnh từ trên
không, trinh sát bờ biển đối với các mục tiêu dự kiến; các hoạt động
tình báo thông tin/tình báo liên lạc (COMINT/ELINT) và tình báo chiến
thuật.
Các hoạt động tâm lí chiến sẽ
sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có (tờ rơi, VTĐ, thư tín...) để đạt
được sự quấy nhiễu, chia rẽ tối đa và tạo ra sự chống đối bên trong
VNDCCH.
Các nguồn lực dự kiến được sử
dụng là: tàu tuần tiễu cao tốc đặt mua của Na Uy, máy bay vận tải C-123
có lắp các thiết bị tác chiến điện tử, các phân đội chiến tranh tâm lí
được tăng cường lực lượng và phương tiện, các phương tiện đi biển, các
phương tiện vô tuyến, các phi hành đoàn của đồng minh (Đài Loan) được
huấn luyện kĩ càng...
"Nguồn
lực" quan trọng nhất là hàng chục vạn người "tị nạn" di cư từ miền Bắc,
trong đó có thể lựa chọn hàng nghìn "tình nguyện viên" để huấn luyện
các hoạt động đặc biệt.
Phần lớn ứng viên là đảng viên đảng Đại Việt, một số thuộc Việt Nam Quốc dân đảng, chủ yếu là những người dân tộc thiểu số.
Các
toán gián điệp được đào tạo tại trại Long Thành thường gồm: các toán
kết hợp, là toán có thành viên là người thuộc trên 2 nhóm dân tộc; các
toán kép, gồm người Kinh và một nhóm dân tộc khác. Có một số toán kép
gồm người Thổ – Nùng hoặc Nùng – Mường.
Thực
hiện Kế hoạch, chỉ trong các năm 1961-1967, CIA đã tung ra miền Bắc 52
toán gián điệp gồm 240 tên, bằng cả đường bộ, đường biển và đường không
(chủ yếu là bằng đường không).
Trừ
tên gián điệp đầu tiên, bí danh Ares (đổ bộ tháng 2/1961 vào bờ biển
Quảng Ninh) và tên gián điệp Goldfish (xâm nhập ngày 13/9/1967), hoạt
động đơn tuyến, các toán còn lại thường gồm khoảng 4-5 tên.
Nhóm gián điệp - biệt kích chính quyền Sài Gòn trong thời kỳ huấn luyện
Cá
biệt có những toán đông hơn, như toán Buffalo đột nhập ngày 19/6/1964,
có 10 tên; toán Romeo được thả bằng trực thăng ngày 19/11/1965, gồm 10
tên; toán Hector được thả bằng trực thăng ngày 22/6/1966, gồm 15 tên;
toán Hadleyvà toán Nansen thả đầu năm 1967, mỗi toán gồm 17 tên…
Thời
kì đầu, các phi vụ thả gián điệp do các phi công Đài Loan thực hiện.
Thời kì sau, CIA bố trí để Hãng Hàng không Trung Hoa (CAT/Đài Bắc) thành
lập tại Sài Gòn một chi nhánh lấy tên là Cục Vận tải đường không Việt
Nam (VIAT), làm bình phong để huấn luyện phi công không lực VNCH tiến
hành các phi vụ ra miền Bắc.
Tài liệu
được giải mã sau chiến tranh tiết lộ, trong số 240 điệp viên "dài hạn"
được tung vào miền Bắc có 8 tên chết khi nhảy dù, 33 tên bị lực lượng an
ninh VNDCCH tiêu diệt, 33 tên chết vì bệnh tật, 146 tên bị bắt hoặc mất
tích, 17 tên phải tháo lui.
Rất
nhiều tên bị bắt ngay sau khi xuống đất mà chưa kịp có bất kì hành động
nào. Một số tên bị đối phương sử dụng làm điệp viên hai mang. Bất chấp
những nỗ lực "tẩy não" trong trại huấn luyện, đại đa số điệp viên bị bắt
đều khai báo.
Theo William Colby
(năm 1962 là Phân cục trưởng CIA tại Sài Gòn, trong các năm 1973-1976 là
Giám đốc CIA), "Bắc Việt Nam không phải là nước Pháp kháng chiến", và
Kế hoạch OP-32 đã thất bại thảm hại.
"Điệp
viên được đánh vào bằng nhiều đường (không, bộ, biển), theo toán hay
đơn tuyến, song kết quả gần giống nhau: bị đánh trở lại, bị xóa sổ,
không có liên lạc, mất liên lạc, bị bắt, hoặc "hoạt động" dưới sự kiểm
soát của đối phương".
William Colby
cũng đổ lỗi cho thất bại của Kế hoạch OP-32 ở các nguyên nhân: Thứ nhất,
CIA không phải là người tuyển mộ và kiểm tra các điệp viên được lựa
chọn tham gia các toán xâm nhập.
Đồng
nghiệp Việt Nam cộng hòa của họ phụ trách việc lựa chọn điệp viên trong
số những người miền Bắc di cư lúc bấy giờ đang sống ở miền Nam. Thứ
hai, các toán được cài cắm nằm rải rác trên khắp miền Bắc và không ai
chú ý tập trung vào một địa điểm nhất định rồi mới tản ra.
Kiểu
cài cắm này, được Colby đặt tên là "thả tù mù" (blind drop), làm các
điệp viên không có manh mối để hoạt động; không có ai để điệp viên bắt
liên lạc và để bắt đầu một "phong trào kháng chiến".
Thứ
ba, các toán gián điệp hoạt động phụ thuộc vào tiếp tế đường không, mà
CIA thì có rất ít máy bay. Thứ tư, các toán không được trợ giúp nhiều về
mặt giấy tờ giả để sống và hoạt động ở một xứ sở "được kiểm soát rất
tốt về an ninh".
Chuẩn bị kế hoạch giăng bẫy bắt gián điệp - biệt kích Mỹ - VNCH.
Còn
W.Hassard, người phó của Colby tại Sài Gòn, nêu lên 4 nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến đổ vỡ của OP-32 và các điệp vụ tương tự của CIA chống miền
Bắc Việt Nam:
1.Sự thiếu thống nhất,
nhanh nhậy trong chỉ đạo hoạt động. Điệp viên có nhiệm vụ gì sau khi
được "đánh" hoặc cài cắm, nhiều khi không rõ. Nhiệm vụ của các toán gián
điệp thường xuyên bị xem xét lại. Washington thường lo nhiều về chiều
sâu của hoạt động hơn là lo đến cách thức hoạt động của điệp viên.
2.
Thiếu chuyên gia giỏi. Trong lí luận cũng như trong giáo trình ở trường
huấn luyện không có một khoa mục chuyên về loại điệp vụ này. Nhân viên
CIA thiếu hiểu biết về đối phương và về Bắc Việt Nam.
3.
Khiếm khuyết trong tuyển chọn, xây dựng động cơ và huấn luyện điệp
viên. "Các điệp viên có trong danh sách bảng lương, nhưng lại tỏ ra
không hăng hái khi được giao nhiệm vụ. Họ không hề bộc lộ chút nào lòng
yêu nước đối với VNCH".
4. Tài nghệ của Hà Nội trong tiến hành cuộc chiến phản tình báo mang cả tính tiến công và tính phòng thủ.
Hà
Nội tỏ ra rất biết cách: Đặt ưu tiên hàng đầu cho nhận dạng, truy tìm,
phát hiện, bắt giữ, vô hiệu hóa các toán gián điệp, biệt kích và lôi kéo
chúng hoạt động cho mình. Đồng thời, dành những nguồn lực đáng kể cho
các nhiệm vụ an ninh nội bộ và phản tình báo.
Điều
này được phản ánh rõ qua quy mô, công tác huấn luyện và chế độ chuyên
nghiệp hóa của bộ máy an ninh, tình báo. Và hơn nữa là nâng lên tầm nghệ
thuật việc vạch ý đồ đối phương cũng như đánh lừa, nghi binh.
Ở
chi tiết cuối này, Hassard (và cả Colby) đã thừa nhận một thực tế quyết
định số phận các toán điệp viên được "đánh" ra miền Bắc cũng như số
phận của Kế hoạch OP-32 nói chúng, đó là tinh thần cảnh giác của người
dân và trình độ nghiệp vụ của lực lượng an ninh ta.
"Tình
báo Việt cộng đã nắm được nội dung OP-32 ngay từ khi kế hoạch này còn
manh nha", tiếp đó, đại đa số các điệp vụ đều bị phát hiện sớm.
Không
lạ gì khi nhiều tên gián điệp đã tiếp đất trong một cái lưới đã bủa
sẵn. Phía VNDCCH đã triển khai một cuộc chiến quy mô, bài bản chống sự
xâm nhập của các toán gián điệp và vô hiệu hóa chúng. Trong khi người
dân thực hiện "ba không", thì Chính quyền thực hiện một loạt các biện
pháp khẩn cấp.
Tháng 1/1960 đã ban
hành chỉ thị về việc tăng cường kiểm soát các tuyến biên giới trên bộ,
trên biển, các tuyến đường quan trọng. Lực lượng biên phòng thực hiện
thống nhất quy định hàng ngày, hàng tuần báo cáo mọi hoạt động khả nghi
dọc biên giới về cơ quan tham mưu.
Họ
được quyền sử dụng các thiết bị vô tuyến điện để đảm bảo tính thời
gian. Các bức điện được "ngụy trang, nghi binh" nhằm cản trở khả năng
nghe trộm cũng như khả năng giải mã của tình báo Mỹ và ngụy Sài Gòn.
Hệ
thống mật mã T-90 được đưa vào sử dụng thay cho hệ thống mật mã cũ
DB-2. Là một dạng cải tiến của mật mã KTB-4 và không phổ biến rộng rãi
trong suốt 7 năm, hệ thống T-90 có độ an toàn gấp đôi so với DB-2, được
xem là chìa khóa khiến miền Bắc đối phó thành công với các toán điệp
viên của CIA.
OP-32 chỉ là một trong
nhiều kế hoạch tình báo mà CIA cùng chính quyền ngụy Sài Gòn tiến hành
trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả
các kế hoạch đó, dù là OP-34, OP-37 hay Phượng Hoàng… đều bị thất bại
thảm hại, hệt như kết cục chung của cả cuộc chiến tội lỗi ấy.
theo Viettimes
Tình báo Mỹ giải mật ảnh tàu Iran chở tên lửa ở Vịnh Ba Tư
(PLO)- Theo các nguồn tin quan chức Mỹ, các bức ảnh cho thấy Iran
đang huy động lực lượng, điều này đặt tàu chiến, căn cứ, tàu thương mại
Mỹ trong khu vực vào rủi ro.
Việc Nhà Trắng gia tăng cảnh báo về đe
dọa của Iran xuất phát từ một số bức ảnh tên lửa của Iran đặt trên một
số tàu của nước này di chuyển ở Vịnh Ba Tư mà tình báo Mỹ thu thập được, ba quan chức Mỹ nói với báo The New York Times.
Ba quan chức Mỹ đề nghị không nêu tên vì
không có thẩm quyền phát ngôn công khai, cho biết hình ảnh chụp từ bên
trên cho thấy các tên lửa đã được lắp ráp toàn diện, gây lo ngại Quân
đoàn Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) có thể bắn chúng vào các tàu hải quân
của Mỹ trong khu vực.
Theo các nguồn tin này, các quan chức
tình báo Mỹ đã giải mật một bức ảnh chụp một tên lửa Iran được triển
khai trên một con tàu dạng nhỏ của nước này - còn gọi là thuyền buồm Ả
Rập - ở Vịnh Ba Tư. Tên lửa này có đầy đủ chức năng hoạt động. Bộ Quốc
phòng chưa công bố hình ảnh này.
Một số hình ảnh khác vẫn đang trong tình
trạng mật, chụp cảnh nhiều vệ binh IRGC đưa một số tên lửa đạn đạo tầm
ngắn lên một số tàu tại một số cảng Iran, theo hai nguồn tin quan chức
Mỹ. Theo hai nguồn tin này, các tàu này thuộc quyền kiểm soát của IRGC.
Vũ khí Iran được trưng bày ở thủ đô Tehran tháng 2-2019. Ảnh: AFP
Tuần trước, hãng tin CNN là cơ
quan đầu tiên đưa tin Iran di chuyển các tên lửa lên các tàu. Và những
ngày gần đây lại xuất hiện thêm các chi tiết mới, nhưng phía Mỹ vẫn kết
luận Iran không có ý định chuyển vũ khí cho các lực lượng dân quân nước
ngoài.
Nói với The New York Times,
các nguồn tin quan chức Mỹ cũng cho rằng các bức ảnh cho thấy Iran đang
huy động lực lượng, và điều này đặt tàu chiến, căn cứ, và tàu thương
mại Mỹ trong khu vực vào rủi ro.
Tướng Mohammad Bagheri (trái) – Tư lệnh IRGC - và Tổng thống Iran Hassan Rouhani (phải) tại thủ đô Tehran tháng trước. Ảnh: EPA
Thêm nữa, gần đây Mỹ có thu thập được
thông tin đối thoại giữa IRGC và các nhóm dân quân nước ngoài bàn về khả
năng tấn công lính Mỹ và các nhà ngoại giao Mỹ ở Iraq.
Bản thân những cuộc đối thoại này không
mới, nhưng các cuộc bàn bạc thời điểm này lại được tổ chức với tần suất
dày bất thường và có cả thông tin chi tiết về việc đánh vào các mục tiêu
Mỹ.
Một số thông tin tình báo khác Mỹ thu
thập được gia tăng đe dọa khả năng Iran tấn công các tàu thương mại của
Mỹ, cũng như có khả năng các lực lượng dân quân do Iran hỗ trợ sẽ tấn
công lính Mỹ ở Iraq.
Cố
vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton (phải) bị phía Iran cáo buộc theo
đuổi việc thay đổi thể chế ở Iran. Ảnh: THE NEW YORK TIMES
Nhiều quan chức Mỹ nói họ thu thập được
thông tin tình báo rằng Iran đang nhắm tới các tàu thương mại, dẫn tới
việc Mỹ ra cảnh báo hàng hải tuần trước. Đây là một trong những lý do mà
các quan chức Mỹ nghi ngờ Iran đứng đằng sau việc phá hoại bốn tàu dầu
ngoài khơi bờ biển Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) tuần này.
Theo ba nguồn tin quan chức Mỹ, những
bức ảnh tình báo Mỹ thu thập được là một dạng đe dọa khác với các dạng
đe dọa trước đó thường thấy ở Iran.
Tuy nhiên, các nguồn tin cho rằng bức ảnh giải mậttàu Iran
chở tên lửa không đủ sức thuyết phục công chúng và các nghị sĩ Mỹ, hay
các đồng minh nước ngoài về đe dọa mới từ Iran. Nhưng việc công bố các
hình ảnh hỗ trợ khác (hiện chưa được giải mật) có thể gây nguy hiểm cho
các nguồn cung cấp tình báo bí mật cũng như gây hại đến các phương pháp
thu thập thông tin tình báo.
Nói với The New York Times,
hai nguồn tin quan chức Mỹ đồng ý Iran có các bước huy động lực lượng,
nhưng cho rằng Iran bắt đầu đi bước này sau khi Mỹ khôi phục trừng phạt
và ngăn các nước mua dầu của Iran, liệt IRGC vào danh sách khủng bố.
(PLO) - Truyền thông Tây Ban Nha cho biết quyết định trên được đưa ra nhằm tránh vô tình bị kéo vào xung đột với Iran.
THIÊN ÂN
Cựu nhân viên CIA bị kết án 20 năm tù vì làm gián điệp cho Trung Quốc
Kevin Mallory cung cấp thông tin mật cho Trung Quốc để đổi lấy 25.000 USD.
Kevin Mallory, 62 tuổi, bị tuyên án 20 năm tù vì làm gián điệp cho Trung Quốc. Ảnh: AP.
Tòa án liên bang thành phố Alexandria, bang Virginia, hôm 17/5 tuyên án
20 năm tù với Mallory, 62 tuổi. Mức án này thấp hơn bản án chung thân mà
công tố viên đề nghị, nhưng nhiều hơn 10 năm bản án bên bào chữa đề
xuất.
Năm ngoái, bồi thẩm đoàn đã kết luận Mallory có tội theo Luật Gián điệp
vì đã cung cấp thông tin cho Trung Quốc để đổi lấy 25.000 USD. Mallory,
cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Mỹ (CIA), bị phát hiện khi hải quan tìm
thấy 16.500 USD tiền mặt trong hành lý lúc ông này từ Thượng Hải về sân
bay O'Hare ở Chicago hồi tháng 4/2017.
Sau đó, trong cuộc điều trần với các nhà chức trách, Mallory vô tình để
lộ tin nhắn với bên Trung Quốc trong điện thoại mà ông ta cho là có tính
năng bảo mật sẽ ẩn cuộc trò chuyện.
"Đây là tội ác", công tố viên John Gibbs nói trong phiên xét xử hôm qua.
"Ông ta tuyệt vọng vì tiền, thứ giá trị nhất mà ông ta có chính là bí
mật của nước Mỹ".
Dù luật sư của bị cáo biện hộ đây chỉ là số tiền nhỏ và ông ta bị bắt
khi vừa hợp tác với Trung Quốc nhưng Gibbs cho rằng khoản tiền 25.000
USD mà Mallory nhận được chỉ là khởi đầu nếu ông ta không bị bắt. Luật
sư biện hộ cho biết sẽ kháng cáo.Hồng Hạnh (Theo AP)
Nghị sĩ Mỹ tranh cãi thông tin tình báo về Iran
Nghị sĩ đảng Cộng hòa cho rằng Iran đang tạo ra các mối đe dọa đối với Mỹ, trong khi phe Dân chủ phản bác thông tin này.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln của Mỹ trên đường tới Trung Đông hôm 8/5. Ảnh: AFP.
"Rõ ràng trong vài tuần qua, Iran đã tấn công các đường ống, tàu của các
quốc gia khác và tạo ra các mối đe dọa đối với lợi ích của Mỹ ở Iraq",
thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham, một đồng minh của Tổng
thống Donald Trump, hôm 20/5 cho biết sau khi nhận được thông tin tình
báo từ Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton.
"Nếu Iran gây ra mối đe dọa đối với nhân viên và lợi ích của Mỹ, chúng ta phải đáp trả quân sự áp đảo", Graham nhấn mạnh.
Nghị sĩ đảng Dân chủ Ruben Gallego nhanh chóng phản bác bình luận của
Graham, nói rằng ông cũng nhận được thông tin tương tự. "Đó không phải
những gì được nói đến. Đây hoàn toàn là sự bóp méo thông tin để đưa ra
kết luận mà ông ấy muốn cho bản thân và giới truyền thông", Gallego đăng
trên Twitter,
Một nghị sĩ Dân chủ khác là Chris Murphy cáo buộc đảng Cộng hòa bóp méo
thông tin tình báo "để làm cho tình hình có vẻ như Iran đang thực hiện
các biện pháp tấn công, vô cớ chống lại Mỹ và các đồng minh của chúng
ta".
"Không ai bảo vệ những hành động mà Iran đã thực hiện bởi họ đã mất kiểm
soát trong nhiều năm, nhưng các cuộc chiến ngu ngốc thường bắt đầu khi
mỗi bên lầm tưởng các hành động phòng thủ hoặc phản ứng của bên kia là
gây chiến và tấn công", Murphy cho hay.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan và Tướng Joseph Dunford, Chủ
tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, hôm nay sẽ tới Đồi Capitol để
thông báo cho nghị sĩ lưỡng viện về những diễn biến mới nhất của tình
hình Iran. Các quan chức cấp cao sẽ họp cùng 8 nghị sĩ, song đảng Dân
chủ muốn cuộc họp có toàn bộ nghị sĩ tham gia.
Mỹ đã triển khai tàu sân bay, oanh tạc cơ và hệ thống phòng không tại
Vùng Vịnh sau khi tình báo nước này phát hiện Tehran chuyển tên lửa đạn
đạo lên tàu chiến tại vịnh Ba Tư. Trump hôm 20/5 cảnh báo Iran sẽ bị đáp
trả bằng vũ lực mạnh nếu chống lại Mỹ.
Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng cho biết không có dấu hiệu về các hành động
tấn công lực lượng và lợi ích của Mỹ tại Trung Đông, một nỗ lực dường
như nhằm giảm căng thẳng, trấn an dư luận trước lo ngại Mỹ sẽ tấn công
Iran.
Huyền Lê (Theo AFP)
Giám đốc CIA: bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran là "tai họa"
Gordon CoreraPhóng viên An ninh, BBC News
30 tháng 11 2016
Bản quyền hình ảnhReutersImage caption
Giám đốc CIA Brennan
Giám đốc Cơ quan
Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã cảnh báo Tổng thống mới đắc cử Trump
rằng việc chấm dứt thỏa thuận hạt nhân với Iran có thể là một "tai họa"
và "đỉnh điểm của sự ngu xuẩn".
Trả lời phỏng vấn BBC, ông John
Brennan cũng khuyên vị tổng thống mới nên thận trọng với những lời hứa
của Nga, và nói Nga phải chịu trách nhiệm về tình hình đau thương ở
Syria.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã đe dọa sẽ hủy bỏ
thỏa thuận hạt nhân với Iran và ngụ ý Mỹ sẽ cộng tác gần gũi hơn với
Nga.
Ông Brennan sẽ từ nhiệm tháng 1/2017 sau 4 năm dẫn dắt CIA.
Trong
bài phỏng vấn đầu tiên từng có của một giám đốc CIA với truyền thông
Anh, ông John Brennan nêu một số mảng mà theo ông chính quyền mới cần
thực hiện với "sự cẩn trọng và nguyên tắc". Các mảng này gồm ngôn ngữ
dùng để nói về khủng bố, quan hệ với Nga, thỏa thuận hạt nhân với Iran
và cách thức điều động lực lượng mật vụ của CIA.
Vai trò của Nga ở Syria
Ông
Brennan đưa ra một đánh giá ảm đạm về tình hình ở Syria. Ông lập luận
rằng cả chính phủ Syria và chính phủ Nga đều có trách nhiệm trong việc
giết hại thường dân mà ông tả là "khủng khiếp".
Chính quyền của
Tổng thống Barack Obama đã theo đuổi chính sách hỗ trợ cho nhóm phiến
quân chống lại chính quyền của tổng thống Assad ở Syria. Giám đốc CIA
cho biết ông tin là Mỹ cần tiếp tục nhiều sự ủng hộ này để giúp phiến
quân chống chịu cái mà ông gọi là "cuộc càn quét" do Syria, Iran,
Hezbollah và Nga gây ra. Bản quyền hình ảnhAFPNga tiếp tục giữ vai trò trọng yếu cho tương lai của
Syria, ông nói thêm. Nhưng ông cũng tỏ ý nghi ngờ thái độ sẵn sàng hợp
tác của Nga về đàm phán bất kỳ thỏa thuận nào. Ông nói Moscow đã "không
trung thực" trong chiến lược đàm phán của mình, tìm cách kéo dài quá
trình đàm phán để làm Aleppo "chết ngạt".
"Tôi không tin tưởng
người Nga sẽ chịu xuống nước cho tới khi họ đạt được các thành công về
mặt chiến lược trên trận địa như họ muốn", ông nói.
Chính quyền sắp vào Nhà Trắng của ông Trump đã ngụ ý họ có thể sẽ làm việc gần gũi với Nga hơn ở một số mảng.
"Tôi
nghĩ tổng thống Trump và chính quyền mới cần phải thận trọng với những
lời hứa của Nga," ông Brennan cho BBC biết, lập luận rằng Moscow đã từng
thất hứa trong quá khứ. Tin tặc bầu cử tổng thống
Về
chuyện Nga tìm cách gây ảnh hưởng cuộc bầu cử Mỹ bằng cách tấn công tin
tặc và phát tán thông tin, ông giám đốc CIA khẳng định Nga đã tìm cách
làm chuyện này nhưng ông sẽ để cho các cơ quan nội vụ Mỹ nói về hành
động này có mức độ tác động đến đâu.
Ông cũng khẳng định là ông
đã nói chuyện với những người đồng nhiệm Nga để chất vấn họ và cảnh cáo
họ là những hành động này có thể sẽ gây là gậy ông lại đập lưng ông.
Hoa
Kỳ không nên "hạ thấp mình xuống tầm của Nga" hay làm tăng sự căng
thẳng bằng cách trả đũa Nga, nhưng cũng có những cách khác có thể làm
cho Nga hiểu được những hành vi này là không thể chấp nhận được. Bản quyền hình ảnhGetty ImagesImage caption
Ông John Brennan cảnh báo chính quyền sắp nhậm chức về việc hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran
Thỏa thuận hạt nhân với Iran
Ông
cũng cảnh báo đội ngũ nhân viên mới của ông Trump về quan điểm hủy bỏ
thỏa thuận hạt nhân với Iran mà ông Trump nói tới trong chiến dịch tranh
cử.
"Tôi nghĩ điều đó sẽ là thảm họa", ông Brennan nói với BBC.
"Trước tiên, nếu một chính quyền mới hủy bỏ một thỏa thuận mà chính
quyền cũ ký kết là một điều chưa từng có."
Ông nói động thái này
sẽ có nguy cơ ủng hộ những người có quan điểm cứng rắn ở Iran và dẫn đến
nhiều quốc gia khác theo đuổi các chương trình hạt nhân để đáp lại
chương trình hạt nhân được Iran nối lại. "Tôi nghĩ đó sẽ là đỉnh điểm
của ngu xuẩn nếu chính quyền Hoa Kỳ mới hủy bỏ thỏa thuận này", ông nói.
Mối đe dọa khủng bố
Theo
ông Brennan, khủng bố vẫn là mối quan ngại bao trùm. Nhóm khủng bố lên
kế hoạch tấn công trong lãnh thổ gọi là Nhà nước Hồi giáo vẫn "hoạt động
mạnh" và đang tìm cách để chứng tỏ họ vẫn có khả năng thực hiện các
cuộc tấn công phương Tây mặc dù có thiệt hại ở trận địa.
Drone và tù nhân bị bắt giữ
CIA
có trách nhiệm thu thập thông tin gián điệp và là cơ quan mật vụ của
Tổng thống. Các hoạt động của CIA thường là bí mật và khi được tiết lộ
thì gây nhiều tranh cãi.
Một trong những thách thức được công
khai mà ông Brennan phải đương đầu là các biện pháp CIA sử dụng, chẳng
hạn việc dùng vòi rồng vào những người bị bắt giữ sau vụ tấn công 11/9.
Tổng
thống đắc cử Trump nói ông sẽ xét lại việc dùng vòi rồng nếu ông thấy
việc này có hiệu quả. Ông Brennan nói rõ quan điểm của ông cho rằng đó
sẽ là một sai lầm.
Ông Brennan cho rằng nếu Mỹ không sử dụng các
cuộc tấn công bằng drone đúng cách, chúng có thể sẽ gây phản tác dụng
cho an ninh Mỹ.
"Cuộc chiến với Hồi giáo"
Bản quyền hình ảnhGetty ImagesImage caption
Tướng Michael Flynn tại Đại hội Quốc gia đảng Cộng hòa
Giám đốc CIA nói ông chưa gặp đội ngũ mới của ông
Trump để bàn thảo về các chương trình và lực lượng của CIA nhưng ông sẵn
sàng gặp họ.
"Có rất nhiều người đọc báo và xem các chương trình
với thông tin không đúng sự thật. Và tôi muốn làm cho đội ngũ mới hiểu
được thực tế là thế nào. Cuối cùng thì họ là những người phải quyết định
họ sẽ thực hiện trách nhiệm của mình thế nào."
Một vài người
trong chính quyền mới, chẳng hạn Tướng Michael Flynn, đã nói đến việc Mỹ
cần hiểu rằng họ đang có một "cuộc chiến tranh thế giới" với các lực
lượng Hồi giáo.
Khi được hỏi liệu ngôn từ "chiến tranh thế giới"
có nên dùng hay không, vị giám đốc CIA nói đội ngũ mới cần phải "có
nguyên tắc về ngôn từ họ dùng và những thông điệp họ đưa ra. Vì nếu họ
không theo nguyên tắc, các ngôn từ của họ sẽ bị các tổ chức khủng bố và
cực đoan khai thác để mô tả Hoa Kỳ và chính phủ Hoa Kỳ là chống Hồi giáo
khi chúng ta không phải như vậy".
Tổng thống đắc cử Trump nói ông sẽ bổ nhiệm Hạ nghị sĩ Mike Pompeo làm giám đốc CIA tiếp theo.
Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện Mỹ: Không có dấu hiệu Nga can thiệp bầu cử
Ông
Corey Lewandowski, nguyên là người phụ trách chiến dịch tranh cử của
ông Trump sau buổi điều trần tại Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện Mỹ ngày
08/03/2018.
REUTERS/Joshua Roberts
Một báo cáo của Ủy Ban Tình
Báo Hạ Viện Mỹ vừa công bố hôm qua, 13/03/2018, khẳng định đã không tìm
thấy bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Nga « thông đồng » với ê kíp của ứng cử viên Donald Trump, trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ 2016.
Theo
AFP, Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện, với phe Cộng Hòa chiếm đa số, thông báo
đã hoàn tất cuộc điều tra về nghi án Nga can thiệp, đồng thời công bố
trên mạng một trang tóm tắt kết quả điều tra.
Nhóm
điều tra tuy thừa nhận rằng trong hai năm 2015-2016 đã có nhiều cuộc
tấn công tin tặc của Nga nhắm vào các định chế chính trị của Hoa Kỳ, đặc
biệt thông qua các mạng xã hội, nhưng khẳng định không hề có dấu hiệu
về việc chính quyền Putin hậu thuẫn ứng cử viên Donald Trump chống lại
đối thủ Hillary Clinton, như kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ hồi
tháng Giêng 2017.
Trong văn bản tóm tắt kết quả điều tra, Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện cũng phê phán chính quyền tiền nhiệm Obama đã « phản ứng yếu ớt » trước các cuộc tấn công tin học trước bầu cử và nhấn mạnh đến « những mối liên hệ đáng ngờ giữa các viên chức cao cấp trong giới tình báo (thời Obama) với truyền thông, báo chí ».
Các
nghị sĩ phe Dân Chủ chắc chắn sẽ lên án mạnh mẽ kết quả điều tra do phe
Cộng Hòa tiến hành, bị coi là nhằm để bao che cho ông Donald Trump,
tổng thống đương nhiệm cùng phe.
Bản
báo cáo dài 150 trang, với hơn 40 kết luận sơ bộ và 25 khuyến nghị, dự
kiến sẽ được công bố, sau khi được Quốc Hội cho phép.
Về nghi án
Nga can thiệp bầu cử Mỹ, chính quyền Hoa Kỳ tiến hành song song nhiều
cuộc điều tra. Trái ngược với cuộc điều tra của Hạ Viện, trong điều tra
độc lập của Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện đang diễn ra, hai phe Cộng Hòa
và Dân Chủ phối hợp làm việc.
Trước đó, ngày 16/02, công tố viên
đặc biệt Robert Mueller đã công bố bản cáo trạng nhắm vào 13 người Nga,
bị cáo buộc đứng đằng sau một cuộc « chiến thông tin nhắm vào Mỹ », « âm mưu kích động bất hòa ở Mỹ bằng cách phá hoại lòng tin của công chúng vào nền dân chủ », nhằm hạ uy tín một số ứng cử viên như bà Hillary Clinton và cổ vũ cho những người thân Nga như ông Donald Trump.
Nhà Trắng tuyên bố sốc về Iran, làm 'bẽ mặt' tình báo Mỹ
Cố
vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump, John Bolton, ngày
11/2, đưa ra một thông điệp đe dọa nhằm vào Iran, phá vỡ kết luận của
cộng đồng tình báo Mỹ rằng nước Cộng hòa Hồi giáo hiện không chế tạo vũ
khí hạt nhân.
"Tuần
này, Iran kỷ niệm 40 năm Cách mạng Hồi giáo, và 40 năm qua nước này đã
làm khổ chính nhân dân của mình và khủng bố thế giới", cố vấn Bolton nói
trong một phát biểu đăng trên tài khoản Twitter của Nhà Trắng. "Iran
tiếp tục tìm kiếm vũ khí hạt nhân để dọa dẫm những con người hòa bình
trên toàn thế giới và tên lửa đạn đạo để sử dụng như những hệ thống
phóng bắn".
Tổng thống Donald Trump và cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton (trái). (Ảnh: Reuters)
Theo
Business Insider, bình luận của John Bolton rằng Iran tiếp tục tìm kiếm
vũ khí hạt nhân trái ngược với kết luận của Cơ quan Năng lượng Nguyên
tử quốc tế (IAEA) chuyên trách giám sát các chương trình hạt nhân của
Tehran theo một phần thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Nó cũng tương
phản với tuyên bố của giám đốc tình báo quốc gia Mỹ Dan Coats rằng Iran
không đang chế tạo vũ khí hạt nhân.
Trong Đánh giá Mối
đe dọa Toàn cầu mới đây, ông Dan Coats cho biết, các điệp vụ cấp cao
của Mỹ cùng các nhà phân tích "tiếp tục cho rằng Iran hiện không tiến
hành các hoạt động phát triển vũ khí hạt nhân chủ chốt mà chúng tôi đánh
giá là cần thiết cho việc sản xuất một thiết bị hạt nhân".
Báo cáo của ông Coats cùng những gì ông trình bày trước Quốc hội về kết luận này đã lập tức hứng chịu chỉ trích của Tổng thống Trump, người từ lâu vẫn cáo buộc Iran tiếp tục chế vũ khí hạt nhân.
"Những
người làm tình báo dường như rất thụ động và ngây thơ khi nói đến các
mối đe dọa Iran. Họ sai!", ông Trump viết trên Twitter. "Hãy thận trọng
về Iran. Có lẽ Tình báo nên đi học lại!".
Sau màn công kích đó,
ông Trump đã chụp ảnh với ông Coats cùng nhiều quan chức tình báo khác ở
Nhà Trắng và lên án báo chí xuyên tạc những lời của vị giám đốc tình
báo quốc gia Mỹ. "Tôi coi trọng cộng đồng tình báo của chúng ta. Thật
may mắn, chúng tôi đã có một cuộc gặp rất tốt, và chúng tôi có chung suy
nghĩ!", Tổng thống Mỹ viết kèm các bức ảnh.
Nhưng đến ngày 11/2, Nhà Trắng tiếp tục nói Iran đang tích cực theo đuổi vũ khí hạt nhân, trái ngược với báo cáo của ông Coats.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét