Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

PHẢN DÂN HẠI NƯỚC 22 (Bè lũ tư sản đỏ)

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.

                                   

                                                           Vì Nhân dân quên mình
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng.
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. 
-Phải loại bỏ khỏi đội ngũ những kẻ mà lòng tham đã nhấn chìm hoàn toàn đức tính thiêng liêng nhất của một con người: lòng nhân ái, và lời thề số một của một đảng viên cộng sản: "Vì Nhân dân quên mình"! 

Tự Nguyện - Trọng Tấn

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
                  M ứ c á n được tuyên cho 2 cựu thứ trưởng c.an Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành

Ông Tất Thành Cang liên quan thế nào đến việc nguyên Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận bị bắt?


(VTC News) - Theo giải trình của IPC, thông báo chấp thuận chủ trương phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược là truyền đạt ý kiến cá nhân của ông Tất Thành Cang.

Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) được thành lập năm 1993. Đây là doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước, hoạt động đa lĩnh vực: Xây dựng, giao thông, bất động sản, tàu biển, kho bãi, khu công nghiệp,...
Ngày 14/5, ông Tề Trí Dũng – nguyên Tổng Giám đốc IPC và bà Hồ Thị Thanh Phúc – Tổng Giám đốc Sadeco đều bị khởi tố và bắt tạm giam 4 tháng về 2 tội danh "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí" liên quan đến những sai phạm tại Công ty Tân Thuận và Sadeco.
Tuy nhiên, theo kết quả kết luận của Thanh tra TP.HCM, ngoài sai phạm của lãnh đạo các doanh nghiệp này, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang cũng có trách nhiệm trong những sai phạm này.
Theo kết quả của Thanh tra thành phố, ngày 18/5/2017, Văn phòng Thành uỷ TP.HCM đã có thông báo 495 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của ông Tất Thành Cang – Phó bí thư thường trực Thành uỷ chấp thuận chủ trương, phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại Sadeco.
Từ đây, Công ty IPC với vai trò là cổ đông của Sadeco đã bán cổ phần sở hữu cho các doanh nghiệp tư nhân, để thất thoát hàng tỷ đồng của Nhà nước.



Ong Tat Thanh Cang lien quan the nao den viec nguyen Tong Giam doc Cong ty Tan Thuan bi bat? hinh anh 1
Ông Tất Thành Cang. 

Theo giải trình của Công ty Tân Thuận với thanh tra thành phố, thông báo 495 truyền đạt ý kiến cá nhân của ông Tất Thành Cang, chứ không phải từ chỉ đạo của Thành ủy TP.HCM.
Được biết, thời điểm tháng 5/2015, ông Tất Thành Cang, khi đó là Phó Chủ tịch UBND TP.HCM là người đã ký quyết định điều động ông Tề Trí Dũng về giữ chức Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận.
Trước đó, chiều 26/12/2018, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9, khóa XII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét thi hành kỷ luật ông Tất Thành Cang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM bằng hình thức cách chức Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XII; Phó Bí thư thường trực Thành uỷ, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ TP.HCM nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Ông Tất Thành Cang bị kỷ luật vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.
Video: Thi hành kỷ luật ông Tất Thành Cang
Tại kỳ họp thứ 31 Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có kết luận việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, ông Tất Thành Cang đã vi phạm khi chấp thuận chủ trương để người đại diện phần vốn của Thành ủy biểu quyết phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược tại doanh nghiệp.
Ngoài ra, ông Tất Thành Cang đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, vi phạm thẩm quyền, nguyên tắc, quy trình xử lý công việc, vi phạm quy định của Thành ủy về quản lý, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu Đảng bộ thành phố và các quy định pháp luật trong việc quyết định chủ trương hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp thuộc Thành ủy.
Vì sao ông Tề Trí Dũng bị khởi tố, bắt tạm giam?
Vì sao ông Tề Trí Dũng bị khởi tố, bắt tạm giam?
Tề Trí Dũng bị khởi tố, bắt tạm giam về 2 tội danh: Tham ô tài sản và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.
Ông Tất Thành Cang làm Phó Ban chỉ đạo công trình 'Lịch sử TP.HCM'
Ông Tất Thành Cang làm Phó Ban chỉ đạo công trình 'Lịch sử TP.HCM'
Nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang vừa được giới thiệu với tư cách là Phó ban thường trực Ban chỉ đạo công trình “Lịch sử TP.HCM".
Nhật Linh

Tổng giám đốc Công ty phát triển Nam Sài Gòn - Sadeco bị bắt

Bà Hồ Thị Thanh Phúc bị cáo buộc là đồng phạm của nguyên tổng giám đốc IPC Tề Trí Dũng.



VKSND TP HCM cho biết đã phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 4 tháng bà Hồ Thị Thanh Phúc (Tổng giám đốc Công ty CP phát triển Nam Sài Gòn - Sadeco) về hành vi Tham ô tài sản Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí.
Cùng bị bắt với bà Phúc tối 14/5 là Tề Trí Dũng (38 tuổi, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC). Đến sáng nay, trang web của Công ty Sadeco không thể truy cập.
Bà Hồ Thị Thanh Phúc (trái) và Tề Trí Dũng hồi năm 2017. Ảnh: C.T.V
Bà Hồ Thị Thanh Phúc (trái) và Tề Trí Dũng hồi năm 2017. Ảnh: Sadeco.
Sadeco có trụ sở huyện Bình Chánh, được thành lập vào tháng 6/1994 hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, dân dụng, cơ sở hạ tầng, tư vấn lập dự án đầu tư, kinh doanh bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch...
Công ty này có một "sứ mệnh đặc biệt" trong chiến lược phát triển của TP HCM vào những năm đầu thập niên 1990 - triển khai quy hoạch Khu đô thị mới Nam thành phố. Khi trở thành công ty cổ phần, năm 2015 Sadeco có vốn điều lệ khoảng 170 tỷ đồng, trong đó riêng IPC có tỷ lệ vốn góp gần 75%.
Tháng 3/2015, IPC bán đấu giá hơn 5,2 triệu cổ phiếu Sadeco cho Công ty Exim với giá 26.100 đồng mỗi cổ phiếu, làm giảm tỷ lệ vốn góp của IPC tại Sadeco từ 75% xuống 44%. Tuy nhiên, đến tháng 9/2016, Exim bán lại cổ phiếu cho Công ty Nguyễn Kim với giá 57.000 mỗi cổ phiếu.
Cuối năm đó, Nguyễn Kim đề xuất mua thêm cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược của Sadeco và cam kết cùng phát triển 2 dự án tại 79B Lý Thường Kiệt (quận Tân Bình) và Khu dân cư Rạch Chiếc trên đường Xa lộ Hà Nội (quận Thủ Đức). Sadeco sau đó ra nghị quyết tăng vốn điều lệ bằng phát hành cổ phiếu, chọn Nguyễn Kim làm đối tác chiến lược, và được nhóm đại diện vốn của IPC tại Sadeco đồng ý. Tháng 1/2017, Sadeco và Công ty Cổ phần Chứng khoán TP HCM (HSC) ký hợp đồng xác định giá trị doanh nghiệp, xác định mỗi cổ phiếu là hơn 36.500 đồng.
Công ty Sadeco chiều 15/5 vẫn hoạt động. Ảnh: Thành Nguyễn.
Công ty Sadeco chiều 15/5 vẫn hoạt động. Ảnh: Thành Nguyễn.
Đến tháng 6/2017, khi chưa trình UBND thành phố chủ trương tăng vốn góp, Sadeco đã phát hành 9 triệu cổ phiếu và bán cho Nguyễn Kim với giá 40.000 đồng mỗi cổ phiếu. Hành vi này của Sadeco được cho gây thiệt hại ít nhất 153 tỷ đồng ngân sách Nhà nước - căn cứ từ việc Công ty Exim bán cổ phần cho Nguyễn Kim hồi tháng 9/2016 (57.000 đồng). "Sang đầu năm 2017 nhà đất khu Nam Sài Gòn ảnh hưởng cơn sốt đất, giá tăng rất nhiều nên thiệt hại trên thực tế là rất lớn", Thanh tra TP HCM kết luận về sự việc.
Ngoài ra, phi vụ bán chỉ định cổ phiếu này cũng giúp Nguyễn Kim thâu tóm Sadeco khi chiếm 54% cổ phần, IPC chỉ còn 28,8%. Về việc Sadeco thuê Công ty HSC khi đơn vị này chỉ có chức năng tư vấn đầu tư chứng khoán, không có khả năng thẩm định giá, và công ty này đã khuyến cáo mức giá 36.500 đồng mỗi cổ phiếu "chỉ là con số tham khảo, không là căn cứ để giao dịch"... là sai quy định.
Trưởng ban Pháp chế HĐND TP HCM Trương Lâm Danh cho biết HĐND thành phố tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu HĐND thành phố nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Tề Trí Dũng. Động thái này được thực hiện theo Khoản 2, 3 Điều 101 Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Trong những phiên họp HĐND thành phố gần đây, ông Dũng đều không tham gia.
Ông Dũng làm Tổng giám đốc IPC khi 34 tuổi; nắm quyền điều hành doanh nghiệp do UBND thành phố sở hữu 100% vốn điều lệ lên đến 2.900 tỷ đồng. Ông Dũng cũng nắm quyền chi phối ở nhiều công ty con, công ty liên doanh, liên kết IPC.
Điều 101 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định trường hợp đại biểu HĐND bị khởi tố thì Thường trực HĐND quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND đó.
Đại biểu HĐND được trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu và khôi phục các lợi ích hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với đại biểu đó, hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên đại biểu đó không có tội, hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.
Đại biểu HĐND bị kết tội bằng bản án, quyết định của tòa án, thì đương nhiên mất quyền đại biểu HĐND kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật...
Theo quy định, trong trường hợp kết quả điều tra khẳng định cấu thành tội hình sự và có phán quyết của tòa án, về tư cách đại biểu HĐND, ông Tề Trí Dũng sẽ bị mức cao nhất là bãi miễn tư cách đại biểu HĐND thành phố.
Trung Sơn - Quốc Thắng

Vụ DongABank: VKS đề nghị khởi tố thêm trợ lý cựu TGĐ Trần Phương Bình, bác bỏ yêu cầu "nhận trách nhiệm" thay cho cấp dưới

29-05-2019 - 14:43 PM | Tài chính - ngân hàng
Vụ DongABank: VKS đề nghị khởi tố thêm trợ lý cựu TGĐ Trần Phương Bình, bác bỏ yêu cầu "nhận trách nhiệm" thay cho cấp dưới

Qua nghiên cứu vụ án, Viện kiểm sát nhận thấy còn có đối tượng Phạm Văn Tân (trợ lý của bị cáo Trần Phương Bình - cựu TGĐ DongABank) đứng tên nhiều tài khoản của ông Bình nhưng chưa điều tra khởi tố. Do đó, Viện kiểm sát đề nghị điều tra thêm ông Tân.

Ngày 29/5/2019, TAND Cấp cao tại Tp.HCM tiếp tục phiên xét xử Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm, nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng Bắc Nam 79), Trần Phương Bình (nguyên Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT và Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Đông Á - DongABank).
Sau hai ngày tiến hành xét hỏi của luật sư với các bị cáo, phiên toàn hôm nay đại diện Viện kiểm sát (VKS) nhân dân cấp cao Tp.HCM sẽ nêu quan điểm đối với các kháng cáo của các bị cáo.
VKS ghi nhận, ông Trần Phương Bình với vai trò là Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng tín dụng DongABank, là đối tượng chính đã thực hiện các hành vi: Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; cố ý làm trái Luật kế toán, Luật các Tổ chức tín dụng và cùng các nhân viên trong DongABank và những người liên quan thực hiện các hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho DongABank tổng số 3.608 tỷ đồng.
Các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nêu trên là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng DongABank tại thời điểm ngày 31/12/2015: Lỗ lũy kế 31.076 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỷ đồng và tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỷ đồng.
Đối với kháng cáo của bà Nguyễn Thị Kim Xuyến, Nguyên Phó Tổng Giám đốc DongABank, VKS nhận thấy bị cáo đã thực hiện theo chỉ đạo của bị cáo Bình nhằm che dấu thiếu hụt ngân quĩ, chi lãi ngoài… Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Xuyến chưa thừa nhận hành vi lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, thông qua các lời khai của các bị cáo, kết quả giám định, điều tra và bản án sơ thẩm thì có đủ căn cứ khẳng định bị cáo Xuyến không oan sai.
Ngoài ra, bị cáo Xuyến cùng với bị cáo Bình thực hiện chi lãi suất ngoài, xuất khẩu vàng, mua tài sản là đất làm chi nhánh cho DongABank với tổng thiệt hại gây ra là 1.088 tỷ đồng, VKS xác định bị cáo Xuyến đóng vai trò đồng phạm đắc lực, tổng mức án 30 năm là tương xứng với tính chất mức độ của hành vi phạm tội, hậu quả gây ra của bị cáo.
Do đó, VKS đề nghị không chấp nhận nguyên Tổng giám đốc DongABank xin nhận hết trách nhiệm dân sự cho nhân viên. Án sơ thẩm đã tuyên buộc các bị cáo là cấp dưới của Bình, do các bị cáo có hành vi cố ý làm trái với vai trò giúp sức cho bị cáo bình, gây thiệt hại cho DongABank nên các bị cáo này phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho DongABank là đúng quy định. Theo đó, VKS khẳng định không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của bị cáo Bình nhận trách nhiệm bồi thường thay cho các bị cáo.
Với kháng cáo dân sự của bị cáo Bình, VKS cho biết bị cáo xin không tính lãi các khoản tiền vay, số vàng 15.700 lượng vàng đã xuất khống thu được về ngoại tệ. Đồng thời, bị cáo Bình cũng xin nhận hết trách nhiệm dân sự thay cho cấp dưới để bồi thường cho DongABank.
VKS nhận thấy số tiền bị cáo Bình chiếm đoạt là tiền DongABank đã huy động từ khách hàng, ngân hàng vẫn trả lãi cho khách hàng. Tòa sơ thẩm đã tuyên bị cáo phải trả phần lãi là có căn cứ, đúng quy định pháp luật, bởi khoản lãi cũng là thiệt hại mà DongABank phải trả khi huy động từ khách hàng.
Đối với kháng cáo của các bị cáo khác, VKS cũng đề nghị bác bỏ. Đồng thời, VKS cũng không chấp nhận kháng cáo của DongABank về thời gian tính lãi. Theo VKS, việc tính lãi đến thời điểm khởi tố vụ án là có cơ căn, từ đây, khoản tiền này không còn sinh lợi.
Ngoài ra, qua nghiên cứu vụ án, VKS nhận thấy còn có đối tượng Phạm Văn Tân (trợ lý của bị cáo Bình) đứng tên nhiều tài khoản của ông Bình nhưng chưa điều tra khởi tố. Do đó, VKS đề nghị điều tra thêm ông Tân.

Vụ DongABank: VKS đề nghị khởi tố thêm trợ lý cựu TGĐ Trần Phương Bình, bác bỏ yêu cầu nhận trách nhiệm thay cho cấp dưới - Ảnh 1.
Vũ Nhôm tại phiên toà phúc thẩm.
Riêng với kháng cáo của bị cáo Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Bắc Nam 79), VKS cho rằng khoản tiền 200 tỷ đồng mà bị cáo Bình chỉ đạo cấp dưới thu khống, bị cáo Vũ Nhôm biết rõ mình không nộp tiền mặt vào DongABank nhưng kí vào giấy nộp tiền. Do đó, kết luận của toà cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo Vũ Nhôm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với vai trò đồng phạm là có căn cứ, đúng người đúng tội, không oan sai.
Vũ Nhôm liên tục kêu oan, cho rằng không hề biết 200 tỷ đó là của DongABank mà nghĩ 100% của bị cáo Bình, đồng thời không hề thấy tiền mặt nhưng vẫn tự tay ký chứng từ vì tin tưởng bị cáo Bình, tin tưởng chức vụ của bị cáo Bình tại DongABank. "Vì đây là ký nộp tiền vào tài khoản công ty bị cáo nên bị cáo mới ký, còn nếu vào công ty A công ty B thì bị cáo sẽ không ký. Với bị cáo, việc ký nộp tiền vào công ty của mình thì nếu tiền vào, bị cáo nợ bị cáo Bình, còn nếu không vào thì bị cáo không nợ bị cáo Bình. Đây là việc hoàn toàn bình thường, bị cáo hoàn toàn nghĩ số tiền đó là của bị cáo Bình", Vũ Nhôm nói.
Tại phiên toà phúc thẩm này, phiên trước đó, Vũ Nhôm từng cho rằng vụ án này còn bỏ lọt tội phạm, rất nhiều người trong vụ án có hành vi tương tự như bị cáo nhưng không bị khởi tố.

Nhóm PV
Theo Trí thức trẻ

Cựu trung tá Công an TP HCM nói về việc chiếm đoạt 53 tỷ của DAB

Xin giảm nhẹ hình phạt, Nguyễn Hồng Ánh cho biết không trả tiền cho DAB vì nghĩ ông Trần Phương Bình đã trả nợ thay.
Chiều 28/5, phiên tòa xét xử Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "Nhôm", Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79) và Trần Phương Bình (nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á – DAB) cùng đồng phạm tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo.
Bị cáo Nguyễn Hồng Ánh tại tòa chiều nay. Ảnh: Thành Nguyễn.
Bị cáo Nguyễn Hồng Ánh tại tòa chiều nay. Ảnh: Thành Nguyễn.
Trả lời luật sư của mình, bị cáo Nguyễn Hồng Ánh (nguyên trung tá Công an TP HCM) thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như bản án sơ thẩm xác định. Tháng 1/2008, ông này được Trần Phương Bình duyệt cho vay 2.000 lượng vàng trong 12 tháng, để góp vốn hợp tác kinh doanh. Tài sản đảm bảo là quyền sử dụng 326 m2 đất ở phường Thảo Điền (quận 2) cùng 3.000 cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Gia Định và một số tài sản khác.
Đến hạn trả, được sự đồng ý của ông Bình, cựu cán bộ công an ký khống hồ sơ hoàn tất thủ tục trả nợ gốc, nhưng thực chất đảo nợ thành khoản vay mới 2.000 lượng vàng từ ngày 24/1/2009.
Ngày 26/1/2010, Ánh trả được 100 lượng vàng. Cùng ngày, DAB tiếp tục làm thủ tục tất toán trên giấy, đảo nợ cho Ánh thành khoản vay mới là 1.900 lượng (53 tỷ đồng). Tiếp đó, ông Bình làm thủ tục khống tất toán luôn cho Ánh. 
Cựu cán bộ công an bị tuyên phạt 10 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với vai trò đồng phạm giúp sức cho ông Bình.
Ông Trần Phương Bình chấp nhận án chung thân, xin được bồi thường thay các nhân viên. Ảnh: Thành Nguyễn.
Ông Trần Phương Bình chấp nhận án chung thân, xin được bồi thường thay các nhân viên. Ảnh: Thành Nguyễn.
Giải thích về lý do được nguyên Tổng giám đốc DAB tất toán khống số nợ lớn gây thất thoát cho ngân hàng, Ánh nói "vì mối quan hệ bạn bè". "Từ năm 2012 đến khi khởi tố vụ án bị cáo không nhận được lời nhắc nhở nào từ phía DAB nên nghĩ số tiền 53 tỷ đồng đã được Trần Phương Bình trả nợ thay", Ánh khai.
Trước đó, trả lời HĐXX, cựu trung tá cho rằng lỗi của mình "không phải là cố ý". Bị cáo cũng tỏ ra bất ngờ khi được chủ tọa thông báo gia đình mình mới nộp 500 triệu đồng khắc phục hậu quả. "Thiệt hại năm mươi mấy tỷ mà khắc phục có 500 triệu thì ăn thua gì", chủ tọa nói khi bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Các bị cáo nguyên là cán bộ ngân hàng đều thừa nhận hành vi phạm tội nhưng là do thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên và xin tòa xem xét giảm án.
Vũ Nhôm cuối phiên toà hôm nay. Ảnh: Thành Nguyễn.
Vũ "Nhôm" cuối phiên toà hôm nay. Ảnh: Thành Nguyễn.
Theo bản án sơ thẩm, ông Bình và đồng phạm đã thực hiện hàng loạt sai phạm trong 10 năm điều hành hoạt động của DAB, gây thiệt hại hơn 3.600 tỷ đồng. Cựu Tổng giám đốc bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 2.000 tỷ, trong đó đã chuyển cho Vũ hơn 200 tỷ đồng qua việc ký khống hồ sơ mua bán cổ phần; mua giúp 13,4 triệu USD nhưng Vũ chưa trả lại cho DAB.
Hơn 1.500 tỷ đồng thiệt hại còn lại là do ông Bình chỉ đạo cấp dưới xuất quỹ sai nguyên tắc chi lãi ngoài huy động vốn, kinh doanh ngoại hối, vàng tài khoản, tất toán khống khoản vay 1.900 lượng vàng cho bị cáo Nguyễn Hồng Ánh.
Cuối năm ngoái, TAND TP HCM tuyên phạt Vũ 17 năm tù về tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp với bản án 8 năm tù TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên trước đó (đã có hiệu lực), bị cáo phải nhận 25 năm tù. 
Ông Bình nhận án tù chung thân cho hai tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản. Các bị cáo khác nhận 2 năm tù cho hưởng án treo đến 30 năm tù.
Quá trình điều tra và xét xử sơ thẩm, Phan Văn Anh Vũ đã "khắc phục" 203 tỷ đồng. Ông ta kháng cáo kêu oan, cho rằng không biết số tiền đó của DAB mà là vay cá nhân ông Bình, nên không phạm tội.
Còn ông Bình kháng cáo xin nhận toàn bộ trách nhiệm bồi thường thay các bị cáo vốn là cấp dưới, cho rằng họ không vụ lợi, chỉ làm theo chỉ đạo của ông Bình.
Hải Duyên

Cựu trung tá Công an TP HCM liên quan 1.900 lượng vàng của DAB thế nào

Nhà chức trách xác định lãnh đạo Ngân hàng Đông Á đã "bắt tay" với ông Ánh, tất toán khống hợp đồng vay vàng, thiệt hại 53 tỷ đồng.
Trong vụ án sai phạm tại Ngân hàng Đông Á (DAB) gây thiệt hại hơn 3.600 tỷ đồng đang được TAND TP HCM xét xử, bị cáo Nguyễn Hồng Ánh vốn là trung tá Phòng cảnh sát kinh tế Công an TP HCM.
Ông Nguyễn Hồng Ánh tại tòa. Ảnh: Hữu Khoa.
Ông Nguyễn Hồng Ánh tại tòa. Ảnh: Hữu Khoa.
Theo điều tra, Ánh quen thân ông Trần Phương Bình (59 tuổi, Tổng giám đốc, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị DAB), có thời gian dài vay vốn ngân hàng này. Họ cũng nhiều lần hợp tác kinh doanh bất động sản, mua bán cổ phần, cổ phiếu. Cuối năm 2007 lãi suất vay vàng rẻ hơn tiền, hai bên thống nhất chuyển các khoản vay thành vàng. 
Tháng 1/2008, ông Ánh đề nghị vay 2.000 lượng vàng để hợp tác kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản. Tài sản đảm bảo là căn nhà và quyền sử dụng 339 m2 đất ở quận Phú Nhuận (TP HCM), quyền sử dụng 326 m2 đất ở phường Thảo Điền (quận 2) cùng 3.000 cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Gia Định.
Ông Bình phê duyệt và chỉ đạo cán bộ DAB cho trung tá cảnh sát vay theo hợp đồng ký kết một năm, giá trị tài sản đảm bảo được xác định hơn 40 tỷ đồng.
Đến tháng 1/2009, ông Ánh trả lãi 12 lần, tổng cộng khoảng 100 cây vàng. DAB làm phiếu thu thể hiện ông Ánh đã trả nợ gốc và tất toán.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra cho rằng đây chỉ là thủ tục trên giấy tờ, mục đích để đảo nợ cho hợp đồng lần thứ hai ông Ánh vay 2.000 lượng vàng tính từ thời điểm này. Một năm sau, ông Ánh trả lãi và một phần nợ gốc nên DAB tiếp tục lập phiếu thu khống, đảo nợ để thành hợp đồng vay mới 1.900 lượng vàng, thời hạn 12 tháng.
Tháng 2/2012, ông Ánh thoả thuận với ông Bình rằng, sẽ nộp 32 tỷ đồng (đang gửi ở DAB) để ngân hàng tất toán số nợ 1.900 lượng vàng (tương đương 85 tỷ đồng). Để hợp pháp hóa khoản tiền chênh lệch, ông Bình đã chỉ đạo nhân viên lập phiếu thu khống số vàng, khiến DAB thiệt hại hơn 53 tỷ đồng. 
Làm việc với cơ quan điều tra, ông Ánh thừa nhận việc ký nhiều hợp đồng nhận nợ, đảo nợ, chuyển đổi các khoản vay tại DAB. Trung tá cảnh sát kinh tế cho rằng mình đã thanh toán khoản nợ 1.900 lượng vàng (tương đương gần 85 tỷ đồng) bằng sổ tiết kiệm 32 tỷ và trả tiền mặt 53 tỷ đồng nhưng không chứng minh được. 
Nhà chức trách xác định, ông Ánh chỉ trả được một phần nợ là 32 tỷ đồng trên tổng số 85 tỷ. Chính hành vi thông đồng với ông Bình để tất toán khống số nợ này đã khiến DAB thiệt hại 53 tỷ đồng.
Ông Trần Phương Bình. Ảnh: Hữu Khoa.
Ông Trần Phương Bình. Ảnh: Hữu Khoa.
Tiền của DAB bị mất ở đâu?
DAB được thành lập năm 1992, vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng. Trong đó, gia đình ông Bình chiếm hơn 10% cổ phần; nhóm Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) 7,7%; Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 của Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) gần 13%; Văn phòng Thành ủy TP HCM gần 13%...
Quá trình giám sát, NHNN phát hiện DAB có nhiều sai phạm nên tiến hành thanh tra. Đến tháng 8/2015, DAB bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, buộc tiến hành kiểm tra kho quỹ trên hệ thống. Kết quả xác định kho quỹ hội sở DAB thiếu hụt 2.089 tỷ đồng, 62.154 lượng vàng, kho quỹ Sở giao dịch thiếu hụt 416 tỷ.
Ông Trần Phương Bình bị cáo buộc đã lạm dụng chức vụ, chỉ đạo cấp dưới gây hàng loạt sai phạm khiến nhà băng thiệt hại 3.608 tỷ đồng.
Trong đó, ông Bình đã chỉ đạo cấp dưới lập hàng loạt chứng từ thu khống, chiếm đoạt của DAB tổng cộng 2.057 tỷ đồng. Số tiền thiệt hại còn lại bao gồm: gần 470 tỷ đồng do xuất quỹ sai nguyên tắc cho 219 công ty để chi lãi ngoài huy động vốn; gần 385 tỷ kinh doanh ngoại hối; hơn 610 lượng vàng tài khoản; hơn 53 tỷ trong việc tất toán khống 1.900 cây vàng cho Nguyễn Hồng Ánh...
Liên quan đến vụ án, Phan Văn Anh Vũ bị cho là chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng và chưa thanh toán hơn 13 triệu USD của DAB. Tuy nhiên, sếp Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 không chấp nhận cáo buộc này.
Với hành vi trên, ông Bình, Ánh và 24 bị cáo khác bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọngThiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Vũ Nhôm bị cáo buộc Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS 2015, khung hình phạt 20 năm đến chung thân).
Hiện, ông Bình khắc phục 4 tỷ đồng, Vũ Nhôm khắc phục 173 tỷ... Nhà chức trách cũng kê biên hơn 125 triệu cổ phần của DAB đứng tên Công ty Bắc Nam 79, 5 bất động sản của các bị cáo và phong toả số lượng lớn chứng khoán...
Phiên xử dự kiến kéo dài đến ngày 25/12.
Quốc Thắng

Vũ Nhôm cho rằng vụ DongABank có dấu hiệu lọt tội phạm

27-05-2019 - 22:12 PM | Tài chính - ngân hàng
Vũ Nhôm cho rằng vụ DongABank có dấu hiệu lọt tội phạm

Tại phiên phúc thẩm, Vũ Nhôm nói trước toà rằng: "Vụ án này còn bỏ lọt tội phạm, rất nhiều người trong vụ án có hành vi tương tự như bị cáo nhưng không bị khởi tố và bị cáo sẽ chứng minh với HĐXX"

Ngày 27/5/2019, TAND cấp cao Tp.HCM mở lại phiên xử phúc thẩm vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" gây thất thoát hơn 3.608 tỷ đồng xảy ra tại DongABank.
Ngoài 18 bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ DongABank, 7 người liên quan có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm hình sự, tòa án cũng triệu tập 350 tổ chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Bao gồm Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Công ty TNHH Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á, CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), Công ty TNHH Ernst and Young Việt Nam, Công ty Kiểm toán và Dịch vụ Tin học Tp.HCM, Công ty CP Quản lý quỹ Lộc Việt, bà Cao Thị Ngọc Dung (Chủ tịch HĐQT PNJ)...
Trước đó, bị cáo Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm, nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng Bắc Nam 79) kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm với lý do bị oan. Vũ Nhôm cho rằng cấp sơ thẩm chưa đánh giá toàn diện, khách quan chứng cứ trong hồ sơ vụ án; kết luận của cơ quan điều tra và chứng cứ được thẩm tra tại tòa mâu thuẫn.
"Tôi hoàn toàn không chiếm đoạt 203 tỷ đồng của Ngân hàng TMCP Đông Á. Tôi không phạm tội: Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản", Vũ Nhôm viết trong đơn kháng cáo.
Vũ Nhôm thắc mắc đơn kêu oan viết trong trạm giam liệu có đến tay HĐXX
Bước sang phiên chiều, bị cáo Vũ Nhôm giữ nguyên nội dung kháng cáo. Đồng thời, Vũ Nhôm nói lời cảm ơn HĐXX vì cho phép bị cáo được quyền trình bày để thấy được nỗi oan, Vũ Nhôm còn trình bày không biết đơn kêu oan viết trong trại giam có đến được tay HĐXX.
"Sự việc giữa bị cáo với bị cáo Bình hoàn toàn là giao dịch dân sự mà lại bị truy tố ra tòa hình sự. Hãy xử bị cáo bằng đúng pháp luật, buộc tội bị cáo chứng cứ đúng pháp luật. Bị cáo vay 200 tỷ đồng hoàn toàn là dân sự", bị cáo Vũ Nhôm nói.
Trả lời câu hỏi của chủ tọa về lời khai của bị cáo Bình, bị cáo Vũ Nhôm cho biết cơ bản bị cáo Bình khai đúng. Cụ thể, Vũ Nhôm và bị cáo Bình có quan hệ tốt, việc bị cáo vay mượn 200 tỷ đồng không phải là lần đầu tiên. Trước đó, giai đoạn 2012 - 2014, Vũ Nhôm đã vay 9-10 lần với số tiền khoảng 13 triệu USD.
"Khi DongABank phát hành tăng vốn, bị cáo Bình mong muốn bị cáo và công ty của bị cáo trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng. Bị cáo Bình muốn cùng với bị cáo tham gia điều hành DongABank, bị cáo nhận lời ngay", Vũ Nhôm khai nhận.
Theo đó, Vũ Nhôm nói với bị cáo Bình mình không có tiền, mà thế chấp 220 lô đất ở Đà Nẵng để vay 600 tỷ đồng nhằm mua cổ phần tăng vốn DongABank. Tuy nhiên, hội đồng ngân hàng thẩm định chỉ chấp thuận cho Vũ Nhôm vay 400 tỷ đồng. Bị cáo Bình trả lời DongABank chỉ đồng ý cho vay 400 tỷ đồng, Vũ Nhôm đáp sẽ vay 400 tỷ. Tuy nhiên, bị cáo Bình tiếp tục hỏi còn nguồn tiền nào không để vay 600 tỷ đồng, Vũ Nhôm khẳng định năng lực bấy giờ chỉ tới đó và được bị cáo Bình cho biết sẽ thu xếp.
Đến ngày 17/1/2014, bị cáo Bình gọi cho Vũ Nhôm ghé văn phòng bị cáo Bình vì đã thu xếp 200 tỷ đồng. Vũ Nhôm theo đó đến văn phòng bị cáo Bình, sau đó được bị cáo Vinh đưa cho 2 tờ giấy và cho biết tiền bị cáo Bình đã chuẩn bị sẵn.
"Bị cáo ghi 200 tỷ đồng trên giấy nộp tiền vào tài khoản công ty bị cáo chứ hoàn toàn không nộp vào tài khoản DongABank. Bị cáo tin rằng đây là tiền của bị cáo Bình vì nếu là tiền DongABank thì phải làm hợp đồng vay vốn, chứ không đời nào tiền nhà nước mà đưa dễ như vậy, bị cáo hoàn toàn tin tưởng đó là tiền của bị cáo Bình", Vũ trình bày.
Vũ Nhôm: Vụ DongABank có dấu hiệu lọt tội phạm, đơn kêu oan viết trong trại giam có đến tay HĐXX? - Ảnh 1.
Ngoài 18 bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ DongABank, 7 người liên quan có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm hình sự, tòa án cũng triệu tập 350 tổ chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Vụ án có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm?
Tiếp tục trả lời HĐXX, Vũ Nhôm khai rằng khi ký giấy nộp tiền Vũ không thấy tiền mặt, và việc này hoàn toàn bình thường, tương tự những lần vay mượn 13 triệu USD trước đó.
Đáng chú ý, tại phiên phúc thẩm, Vũ Nhôm cho rằng: "Vụ án này còn bỏ lọt tội phạm, rất nhiều người trong vụ án có hành vi tương tự như bị cáo nhưng không bị khởi tố".
Về phần trả lời của Trần Phương Bình, liên quan số tiền 200 tỷ đồng, bị cáo Bình khai do DongABank mong muốn tìm kiếm đối tác có tiềm năng để tăng vốn từ 5.000 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng. Bị cáo Bình đã làm việc với Vũ Nhôm, mời tham gia làm cổ đông chiến lược DongABank, theo đó Công ty Bắc Nam 79 sở hữu 10% vốn của DongABank và Vũ Nhôm đồng ý.
"Bị cáo Vũ có làm việc xin thế chấp 220 lô đất để vay 600 tỷ đồng. Dù đơn xin vay 600 tỷ đồng nhưng DongABank thẩm định chỉ duyệt cho vay 400 tỷ đồng. Theo đó bị cáo duyệt cho vay 400 tỷ đồng. Bị cáo trao đổi với Vũ việc ngân hàng chỉ cho vay 400 tỷ đồng, còn thiếu 200 tỷ đồng bị cáo nói bị cáo Vũ cố gắng tìm kiếm tài sản nào thêm", bị cáo Bình khai.
Trên cơ sở Vũ Nhôm cho biết không thể thu xếp, trong khi đó bị cáo Bình nôn nóng thực hiện tăng vốn, bị cáo Bình đã gọi điện cho Vũ Nhôm mời lên văn phòng làm việc. Bị cáo Bình nói với Vũ đã xếp cho Vũ 200 tỷ đồng, sau đó cùng với bị cáo Vinh hướng dẫn cho Vũ Nhôm ký giấy nộp tiền 200 tỷ đồng.
Theo đó, bị cáo Bình thừa nhận đã chỉ đạo thu tiền thu tiền mặt khống. Sau đó, việc tăng vốn không thành công, HĐQT DongABank quyết định không tăng vốn nữa và hoàn trả 600 tỷ đồng (gồm 200 tỷ đồng thu khống) cho Công ty Bắc Nam 79.
Nhóm PV
Theo Trí thức trẻ

Viện kiểm sát khẳng định bản án sơ thẩm với Vũ Nhôm là xử đúng người đúng tội, không oan sai!

29-05-2019 - 18:46 PM | Tài chính - ngân hàng
Viện kiểm sát khẳng định bản án sơ thẩm với Vũ Nhôm là xử đúng người đúng tội, không oan sai!

Vũ Nhôm cho rằng nếu bản thân mình có tội, thì bị cáo trả nợ 200 tỷ xong rồi mà còn phải chịu 17 năm, trong khi các bị cáo khác chưa trả nợ xong thì lại được xử 2 năm là không công bằng.

Ngày 29/5/2019, TAND Cấp cao tại Tp.HCM tiếp tục phiên xét xử Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm, nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng Bắc Nam 79), Trần Phương Bình (nguyên Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT và Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Đông Á - DongABank).
Sau hai ngày tiến hành xét hỏi của luật sư với các bị cáo, phiên toà hôm nay đại diện Viện kiểm sát (VKS) nhân dân cấp cao Tp.HCM nêu quan điểm đối với các kháng cáo của các bị cáo.
Xét kháng cáo của bị cáo Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Bắc Nam 79), VKS cho rằng khoản tiền 200 tỷ đồng mà bị cáo Bình chỉ đạo cấp dưới thu khống, bị cáo Vũ Nhôm biết rõ mình không nộp tiền mặt vào DongABank nhưng kí vào giấy nộp tiền. Do đó, kết luận của toà cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo Vũ Nhôm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với vai trò đồng phạm là có căn cứ, đúng người đúng tội.
Trước đó, Vũ Nhôm khai rằng không hề biết 200 tỷ đó là của DongABank mà nghĩ 100% của bị cáo Bình, đồng thời không hề thấy tiền mặt nhưng vẫn tự tay ký chứng từ vì tin tưởng bị cáo Bình, tin tưởng chức vụ của bị cáo Bình tại DongABank.
"Vì đây là ký nộp tiền vào tài khoản công ty bị cáo nên bị cáo mới ký, còn nếu vào công ty A công ty B thì bị cáo sẽ không ký. Với bị cáo, việc ký nộp tiền vào công ty của mình thì nếu tiền vào, bị cáo nợ bị cáo Bình, còn nếu không vào thì bị cáo không nợ bị cáo Bình. Đây là việc hoàn toàn bình thường, bị cáo hoàn toàn nghĩ số tiền đó là của bị cáo Bình", Vũ Nhôm nói.
Lập luận được đưa ra bởi đại diện VKS, bị cáo Vũ Nhôm mua 60.000 cồ phần của DongABank với giá 600 tỷ đồng, trong đó dùng nhiều bất động sản cầm cố được 400 tỷ, còn thiếu 200 tỷ vì vậy đã vay khống của DongABank. Đến năm 2014, DongABank không thể tăng vốn điều lệ, nhưng bị cáo Bình vẫn chuyển hơn 600 tỷ vào tài khoản Công ty của Vũ Nhôm. Như vậy, dù trước đó Vũ Nhôm không chuyển tiền thực, nhưng khi nhận hơn 600 tỷ đồng vẫn không trả lại 200 tỷ. Vì vậy bản án sơ thẩm tuyên đúng người, đúng tội và không oan.
Bước sang phiên chiều, trong phần tự bào chữa Vũ Nhôm tiếp tục kêu oan tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản và bị tuyên mức án sơ thẩm 17 năm tù. Vũ Nhôm cho rằng muốn quy kết Vũ Nhôm đồng phạm với bị cáo Bình phải chứng minh được 3 điều: (1) phải chứng minh được Vũ và ông Bình cùng mục tiêu, cùng ý chí và cùng bàn bạc; (2) phải chứng minh được Vũ Nhôm biết nguồn tiền 200 tỷ là của DongABank, không phải tiền của bị cáo Bình; (3) phải chứng minh được Vũ Nhôm được hưởng lợi, được ăn chia.
Vũ Nhôm cũng nói rằng nếu bản thân mình có tội, thì bị cáo trả nợ 200 tỷ xong rồi mà còn phải chịu 17 năm, trong khi các bị cáo khác chưa trả nợ xong thì lại được xử 2 năm là không công bằng.

Nhóm PV
Theo Trí thức trẻ
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét