Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

KIẾP GIANG HỒ`174

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cái kết cay đắng của trùm giang hồ Đà Nẵng sau cuộc "thanh trừng" gây rung động..

Tấn bi kịch của cô gái “dám” từ chối “sát thủ tình trường”

authorĐàm Anh (Theo Mirror, The Hindu) Thứ Tư, ngày 27/12/2017 03:55 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Bị cô gái đã theo đuổi rất lâu chối từ lời cầu hôn, gã trai si tình đã ra tối hậu thư "không yêu thì sẽ phải chết" rồi lạnh lùng châm lửa thiêu sống người trong mộng.

Ấn Độ vốn là quốc gia còn nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ. Nỗi thống khổ vì bị phân biệt đối xử và bạo lực mà phụ nữ nước này phải chịu đựng vẫn trở thành nỗi ám ảnh luôn thường trực. Những vụ án nổi tiếng được đề cập trong loạt bài “Phụ nữ Ấn Độ và nỗi ám ảnh về bạo hành, hiếp dâm” sau đây sẽ phần nào hé lộ cuộc sống đọa đày của không ít phụ nữ tại đất nước này.
 tan bi kich cua co gai “dam” tu choi “sat thu tinh truong” hinh anh 1
Cô gái xinh đẹp Sandhya Rani
Mối tình bi kịch
Thông tin từ cảnh sát thành phố Hyderabad (bang Telangana, Ấn Độ)  cho biết đã bắt giữ đối tượng Karthik Vanga, 28 tuổi, để làm rõ cáo buộc giết người và rình rập lén lút xảy ra hôm 21/12 vừa qua. Nạn nhân là chị Sandhya Rani, 25 tuổi.
Trước đó, khi Sandhya Rani đang trên đường từ chỗ làm về nhà thì bị một kẻ đã nấp gần đó từ trước đi xe máy tìm cách tiếp cận.
Sợ hãi, Sandhya quay về phía ấy nhìn thì phát hiện kẻ gây rối chính là Karthik Vanga.
Bỗng nhiên, người đi đường nghe thấy tiếng hai người tranh cãi và càng lúc càng dữ dội. Tuy nhiên, vì là chuyện cá nhân nên họ cũng chỉ biết nghe ngóng cho đến khi Vanga bất ngờ rút chai xăng giấu trong áo ra. Và không để cho cô gái phản ứng, hắn đã nhanh tay hất lên người cô.
Thế rồi trong sự ngỡ ngàng của nhiều người, Vanga châm lửa một cách dứt khoát sau đó ném nhanh về phía người mình yêu. Ngọn lửa bốc cháy ngùn ngụt trong khi tên sát nhân rồ ga bỏ chạy.
"Sự việc diễn biến rất nhanh và trước khi chúng tôi kịp nhận ra điều gì đang xảy ra thì cô ấy đã bị lửa nhấn chìm",  một nhân chứng cho biết.
Những người qua đường đã cố gắng dập lửa trong khi cô gái trẻ nằm giữa đường phố Hyderabad quằn quại, la hét. Nạn nhân được đưa tới bệnh viện Ghandi nhưng qua đời vào sáng ngày 22/12 do bị bỏng hơn 60%.
 tan bi kich cua co gai “dam” tu choi “sat thu tinh truong” hinh anh 2
Karthik Vanga đã theo đuổi nạn nhân nhiều năm nhưng không được cô nhận lời.
Chết vì không nhận lời yêu
Khi hấp hối tại bệnh viện, nạn nhân khai với cảnh sát rằng chính Kartik đã nổi cơn thịnh nộ và tấn công vì cô không chịu chấp nhận làm vợ anh ta.
Lúc này, người thân, bạn bè mới biết rõ bộ mặt thật của Kartik, vốn là một đồng nghiệp cũ, người đã dành nhiều tình cảm yêu mến cho cô.
Kartikn sinh ra và lớn lên trong gia đình không được chăm chút và bỏ học từ sớm. Lớn lên, nhờ có ngoại hình bắt mắt, hắn đã đốn hạ biết bao trái tim của các cô gái trẻ dù chỉ là một kẻ lông bông.
Từng làm cùng công ty với Vanga cách đây hai năm nhưng sau đó bị sa thải, Kartik từng quấy rầy nạn nhân suốt nhiều tháng trước khi tấn công, liên tục gọi điện và nhắn tin đe dọa chị, thậm chí nhiều lần đi tìm người yêu để đe dọa
"Sandhya là một cô gái trẻ có năng lực, thi đỗ đại học. Khi bị cô ấy từ chối cầu hôn, Kartik đã không chịu chấp nhận. Hắn không có việc làm trong suốt một năm qua và uống nhiều bia rượu. Hắn quấy rầy, gây áp lực bắt cô phải đồng ý kết hôn và ép cô ấy nghỉ việc", cảnh sát cho biết.
Trong khi đó, Kartik cũng khai rằng Sandhya không thèm quan tâm tới cảm xúc của mình, còn trả lại chiếc điện thoại di động mà anh ta tặng cô.
Theo các nhà chức trách, tình trạng bạo hành phụ nữ Ấn Độ vẫn gia tăng bất chấp nhiều hình phạt nghiêm khắc được đưa ra để ngăn chặn. Theo số liệu của chính phủ, mỗi năm có hàng trăm vụ tấn công nhằm vào phụ nữ, bao gồm cả tạt axit hay thiêu sống.
Các nhà vận động vì quyền phụ nữ cho hay thủ phạm thường là bạn đời ghen tuông hoặc những kẻ theo đuổi không đạt được mục đích như trường hợp của nạn nhân xấu số Sandhya Rani.

Chuyện người đàn bà tự đẩy cuộc đời mình vào “cửa tử”

Những ngày cuối cùng của một đời người, trong phòng biệt giam CATP, tử tù Trần Thị Nhung, sinh 1969, ở Trại Chuối, Hồng Bàng, vô cùng day dứt khi nghĩ về mái ấm gia đình thân yêu, nơi đó có hình bóng người mẹ già đã bước vào cái tuổi xưa nay hiếm và cậu con trai duy nhất giờ đang phải trả án trong trại giam. Trước giờ thi hành án, nữ tử tù đã viết bức tâm thư cuối cùng gửi về gia đình, mong những người ở lại sống có trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh mình…

 chuyen nguoi dan ba tu day cuoc doi minh vao “cua tu” hinh anh 1
Tử tù Trần Thị Nhung
Quả báo “cái chết trắng”
Là con út trong gia đình có 4 anh em, học hết lớp 12, Trần Thị Nhung cũng đã từng khao khát được ngồi trên giảng đường đại học. Nhưng rồi, do kinh tế gia đình thời điểm đó rất khó khăn nên Nhung đành gác ước mơ của mình và nghe theo chúng bạn đi buôn bán để có tiền phụ giúp cha mẹ. 22 tuổi, Nhung lặng lẽ gá nghĩa vợ chồng với người đàn ông hơn mình 4 tuổi mà không xe hoa, cũng không có áo cưới. Một năm sau, Nhung sinh con trai đầu lòng đúng vào ngày 2.9, nên đặt tên con là Lương Quốc Khánh. Hai vợ chồng không nghề nghiệp ổn định, lại nuôi con nhỏ, nên lúc nào cũng túng thiếu.
Khi con trai nhỏ bước vào học cấp 1, Nhung bắt đầu tính chuyện ra Móng Cái nhập hàng quần áo, chăn ga về bán lẻ để kiếm lời. Được ít bữa, thấy kinh doanh các mặt hàng trên không có lãi, Nhung chuyển sang buôn bán điện thoại di động. Sau nhiều đêm ăn trực, nằm chờ ở vùng biên, Nhung cũng mua được ít điện thoại nhập lậu rồi mang về Hải Phòng để tiêu thụ. Mặc dù một vốn bốn lời nhưng vẫn không đủ chi tiêu cho sinh hoạt gia đình. Đồng vốn vay nặng lãi để đầu tư buôn bán cứ bị thâm hụt dần, Nhung không có khả năng thanh toán nợ, với số tiền đã lên tới vài trăm triệu đồng.
Lãi mẹ đẻ lãi con, khiến cuộc sống vợ chồng Nhung rơi vào cảnh ly tán. Năm 2003, Nhung và người chồng chấp nhận cảnh đường ai nấy đi. Đưa con trai nhỏ về nương nhờ mẹ đẻ, không có tiền chi tiêu, lo cho con ăn học, Nhung tiếp tục buôn chuyến để kiếm kế sinh nhai.
Thế nhưng, tai họa ập đến cuộc đời người đàn bà này, đó là vào năm 2007, khi Nhung đang nhập dở chuyến hàng tại vùng biên thì nhận được hung tin, con trai gây trọng tội giết người. Lúc đó, “cậu ấm” duy nhất của thị mới tròn 15 tuổi. Tháng 3.2008, Lương Quốc Khánh bị kết án 11 năm tù, đồng thời tòa buộc gia đình phải bồi thường cho nạn nhân số tiền 125.000.000 đồng.
Ngày tiễn con vào trại giam, lòng người mẹ quặn đau. Thương con bao nhiêu, thị càng thương bản thân mình bấy nhiêu. Nhung nghĩ, chỉ có tiền để bồi thường cho gia đình nạn nhân mới hy vọng con trai được giảm án sớm trở về với gia đình. Để nhanh chóng kiếm được tiền, Nhung đã đánh liều gia nhập vào đường dây mua bán ma túy với số lượng lớn.
Cùng qua mối buôn bán, Nhung quen người phụ nữ tên Hương, ở Hà Đông, Hà Nội. Gặp và nói chuyện, Nhung biết Hương là “bà trùm” ma túy khét tiếng ở vùng biên chuyên nhập ma túy từ Việt Nam rồi tuồn sang Trung Quốc. Một lần, Nhung được Hương ứng trước 200 triệu để nhập ma túy cho ả hưởng lời. Tiếp đó, Nhung còn lần tìm được mối nhập “hàng trắng” từ Mộc Châu, Sơn La về Hải Phòng tiêu thụ. Do chưa có kinh nghiệm nhìn “hàng” nên có lần Nhung phải đi Sơn La đổi đi đổi lại 5 lần khi mua phải heroin kém chất lượng. Mỗi bánh ma túy bán trót lọt, qua mắt lực lượng chức năng, Nhung lãi 10 triệu đồng…
Nỗi day dứt muộn màng và bức tâm thư cuối cùng
Đầu năm 2011, tử tù Trần Thị Nhung gặp Nguyễn Kim Oanh (tức Oanh “cận” là bạn bè xã hội thân thiết từ trước). Oanh “cận” được Nhung cho vay ít tiền để trả nợ. Sau đó, Nhung bàn với Oanh lên Mộc Châu, Sơn La nhập ma tuý về bán kiếm lời. Nhung còn rủ thêm chị dâu là Hoàng Thị Tuyến, sinh 1963, ở phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân và hai cháu ruột con của Tuyến là Trần Đình Chung, Trần Thị Ánh Tuyến cùng tham gia vào đường dây của mình. Dắt dây nhau, Oanh “cận” còn rủ em trai là Nguyễn Mạnh Hùng, sinh 1972, ở C56 Trại Chuối, quận Hồng Bàng nhập vào mối làm ăn…
Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 6.2011, Trần Thị Nhung và đồng bọn đã thực hiện 29 vụ mua bán ma túy, với 33 bánh heroin, trọng lượng trên 10,7kg.
Tuy nhiên, “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, hành tung và việc làm phi pháp của Nhung và đồng bọn đã bị lực lượng công an phát hiện. Lúc 8h ngày 6.6.2011, tại ngã tư Ắc Quy, xã An Đồng, huyện An Dương, tổ công tác Phòng PC47 qua kiểm tra xe máy của Nguyễn Mạnh Hùng, chở chị gái là Oanh “cận”, phát hiện trong cốp xe của Hùng có 10 chiếc dép xốp, trong các đế dép có 9 túi nilon đựng 974,68g ma tuý và 1 túi nilon chứa 198 viên ma tuý tổng hợp, trọng lượng 19,03g ma tuý “đá”.
Oanh “cận” khai số ma tuý trên là do Oanh mang từ Sơn La về giao cho Trần Thị Nhung. Từ lời khai của Oanh “cận”, cơ quan điều tra tiến hành bắt và khám xét nơi ở của Nhung, thu 1 gói đựng 0,14g ma tuý “đá”, 1 bộ dụng cụ sử dụng ma tuý, 1 xe máy, 3 điện thoại di động.
Ngày ra đứng trước vành móng ngựa, Nhung biết cái giá mà thị phải trả. Khi HĐXX tuyên Nhung mức án cao nhất là tử hình, biết rằng số phận coi như đã hết, thị không viết đơn kháng cáo xin tha tội chết. Nhung đã khóc cạn nước mắt vì hối hận về những lỗi lầm mình gây ra, nhưng tất cả đã quá muộn màng. Những ngày tháng trong buồng giam, Nhung thường tâm sự buồn vui với nữ tử tù Đỗ Thị Hằng, sinh 1981, ở quận Dương Kinh (Hằng cùng chung hoàn cảnh bị kết án tử hình về tội mua bán trái phép ma túy). Hai nữ tử tù này luôn động viên nhau chấp hành tốt nội quy của trại, nên cả hai đều không có biểu hiện chống đối cán bộ quản giáo…
 chuyen nguoi dan ba tu day cuoc doi minh vao “cua tu” hinh anh 2
Dòng thư cuối cùng của tử tù Trần Thị Nhung viết gửi gia đìn trước giờ thi hành án
 Sau hơn 4 năm sống trong phòng biệt giam, ngày trả án của tử tù Trần Thị Nhung đã đến. Sáng sớm ngày 17.10, khi nghe cán bộ quản giáo gọi và sau đó tòa án công bố các quyết định thi hành án, Nhung vẫn giữ được bình tĩnh ăn uống đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trước khi về với thế giới bên kia để trả giá cho tội ác gieo rắc “cái chết trắng” cho đồng loại, tử tù Nhung xin cán bộ quản giáo giấy trắng và bút để viết những dòng thư cuối cùng gửi về gia đình, mong sự tha thứ để mình ra đi được thanh thản…
Trong bức thư dài gần 3 trang giấy, gửi gia đình trước giờ thi hành án, tử tù Nhung đã viết: “Gia đình ơi, con có lỗi với gia đình, đã làm gia đình trong cảnh ly tán này. Con xin gia đình tha thứ cho con. Mẹ ơi, con là người con lúc nào cũng có hiếu với mẹ, chỉ buồn lúc mẹ tuổi già con không chăm sóc được mẹ, xin mẹ hãy tha thứ cho con. Các anh chị và các cháu ơi, em chỉ có mỗi Khánh thôi, em xin các anh chị và các cháu hãy giúp đỡ Khánh…”.
Xong lá thư, gửi lại cán bộ quản giáo nhờ chuyển giúp về gia đình, tử tù Trần Thị Nhung gửi lời chào và cảm ơn các thầy, cô, trong đó có cô Mến, cô Biển, là những nữ quản giáo trực tiếp trông giữ mình, trong suốt những ngày tháng sống ở buồng biệt giam. Trước khi lên xe về Trại giam số 1 CATP Hà Nội để thi hành án, tử tù còn nhờ cán bộ quản giáo gửi cho nữ tử tù Đỗ Thị Hằng một số vật dụng cá nhân, đó là kỷ vật cuối cùng của Nhung để lại cho bạn tù cùng cảnh ngộ, mong Hằng sẽ chấp hành nội quy của trại, để sống những ngày tháng còn lại có ý nghĩa hơn.
Theo Thành Đồng (Anhp.vn)

3 mối tình cực kỳ thú vị của bà trùm đất cảng Dung Hà

Trong cuộc đời ngắn ngủi của Dung Hà, chuyện tình cảm là một lát cắt cực kỳ thú vị, đến nỗi, đến tận bây giờ, những chuyện tình của bà trùm vẫn được giới giang hồ đất Cảng và người dân truyền tụng.

Trong 3 người tình, Hùng “Cốm” có ảnh hưởng lớn nhất tới sự nghiệp của bà trùm. Dung Hà từng tổ chức vượt ngục cho người tình sát ngày tử hình.
Thời gian đầu buôn tẩu ở chợ Sắt, khi mới mười tám đôi mươi, Dung Hà đem lòng yêu Hùng “Chim Chích”, một đàn anh có số má ở chợ Sắt lúc bấy giờ. Gọi là Hùng “Chim Chích” vì trên người hắn có rất nhiều hình xăm hoa mỹ. Trong giới giang hồ lúc đó, danh tiếng Hùng thuộc vào loại lừng lẫy. Vẻ ngoài bặm trợn cùng “thành tích” ra tù vào khám như cơm bữa, Hùng được nhiều người nể sợ. Người trong giới đồn đoán rằng, sở dĩ Dung Hà yêu Hùng phần vì nể bậc đàn anh, phần vì muốn lợi dụng uy danh của Hùng để ngoi lên, tự tạo thế lực cho mình ở khu vực đầy rẫy thành phần bất hảo.
Thế nhưng, mối tình đầu ấy tồn tại không được lâu, Hùng “Chim Chích” dính vào ma túy. Từ một kẻ bản lĩnh, hắn trở nên thấp hèn, quay quắt anh em để lấy tiền hút chích. Từ đại ca chợ Sắt, Hùng xuống cấp thê thảm và chỉ còn là một con nghiện thèm thuốc dễ sai khiến. Hình ảnh Hùng chóng vánh phai mờ trong tâm trí Dung Hà, kẻ nuôi hy vọng làm trùm giang hồ đất Cảng.
Sau này, khi Dung Hà đã thành bà trùm sòng bạc thì  Hùng “Chim Chích” héo rũ và chết vì HIV. Ngày tàn của Hùng “Chim Chích”, bà trùm đến viếng như một người bạn. Giang hồ đồn rằng, dù đã dứt tình nhưng vì cái danh giang hồ nên Dung Hà vẫn sai đàn em lo đám tang cho Hùng chu đáo. Trước mộ tình cũ, Dung chỉ nói một câu: “Nghĩa tử là nghĩa tận” rồi quay đi.
Mối tình thứ hai của Dung Hà là Hùng “Cốm”, một đại ca đất Cảng đúng nghĩa. Tương truyền, từ trước khi Hùng “Cốm” chết, giang hồ đất Cảng chưa hình thành thế chân vạc với Lâm “Già” - Cu Nên - Dung Hà. Cả Lâm "Già" và Cu Nên đều là đàn em dưới trướng của Hùng “Cốm”.
Sở dĩ, sau này bà trùm có vị thế tương đồng với hai đàn anh kia cũng nhờ cuộc tình với đại ca Hùng. Vì thế nên, dù Hùng đã có vợ con nhưng lúc nào cũng cặp kè như hình với bóng với Dung Hà. Đi đâu Hùng “Cốm” cũng dẫn Dung Hà theo, giới thiệu bằng tất cả những lời lẽ kinh hoàng nhất, chính thế mà giang hồ nể sợ Hùng “Cốm” bao nhiêu thì cũng ngại người yêu của hắn bấy nhiêu. Sau đó, Hùng “Cốm” bị bắt và lãnh án tử hình vì tội cướp của giết người.
Dung Hà bị bắn chết giữa đường năm 2000.
Sau hai mối tình trắc trở với đàn ông, Dung Hà quay sang yêu... phụ nữ. Đám giang hồ Hải Phòng ngày ấy đồn rằng, trong đám đệ tử, có một cô gái được Dung Hà đặc biệt yêu chiều. Cô gái da trắng, tóc dài tha thướt, chân dài miên man và trẻ hơn Dung Hà chừng dăm tuổi. Cô này không phải dân đao búa loại trộm cắp, bụi đời mà là con nhà tử tế, có nhan sắc nhưng đua đòi, thích nổi nên cặp với Dung Hà.
Dân chơi Hải Phòng thời ấy đã quá quen với hình ảnh Dung Hà tóc ngắn như đàn ông, trang phục cũng như đàn ông, đi xe máy Ringbell lạng lách trên đường phố. Phía sau là một cô gái cao hơn Dung Hà cả một cái đầu, tóc dài tha thướt, xõa che nửa mặt ngồi ghì sát lấy Dung Hà, ôm eo thật chặt.
Hôm Dung Hà bị đưa ra xét xử, cô gái đến tòa rất sớm, ngồi một góc ôm mặt khóc nức nở. Giang hồ Hải Phòng thời đó gọi cô gái này là "người tình của chị" và tỏ ra rất vị nể. Cô gái bây giờ đã có chồng con, định cư ở nước ngoài. Đó cũng là cuộc tình cuối cùng trong đời bà trùm đất Cảng.
Trong số ba người tình này, Hùng “Cốm” là tên tuổi có ảnh hưởng với sự nghiệp của Dung Hà nhất và có lẽ cũng là người hữu ích nhất mà Dung sử dụng để lấy danh tiếng. Kể cả khi Hùng “Cốm” vào tù chờ ra trường bắn vì tội cướp của giết người, Dung Hà vạch kế hoạch cho người tình một cuộc đào tẩu táo bạo mà theo giới giang hồ khả năng thành công không nhiều. Nhưng về phương diện gây dựng uy danh, Dung Hà đã thành công mỹ mãn.
 3 moi tinh cuc ky thu vi cua ba trum dat cang dung ha hinh anh 9
"Bà trùm" Dung Hà
Ngày đó, trại tạm giam của tử tù, án chung thân là riêng rẽ, gần với khu vực bể nước để cho phạm nhân ra tắm. Hùng “Cốm” ở phòng giam riêng. Bên cạnh phòng giam của Hùng là một tay anh chị khác, khá nổi tiếng thời gian đó, tên là An Đông. Thế nhưng, An Đông chỉ bị án chung thân. Hai tên tội phạm có hơi hướng giang hồ này khá thân và hiểu ý nhau. Chẳng hiểu, chúng tiếp xúc với nhau theo kiểu nào, mà Dung Hà, dù ở ngoài cũng kết nối được hai tên này với nhau để cùng bàn mưu cho cuộc đào tẩu ra khỏi trại tạm giam. Cả An Đông và Hùng “Cốm” đều lựa theo sự sắp xếp của Dung Hà.
Dù lúc đó đã là một bà trùm điều hành hệ thống cờ bạc, Dung Hà rất khéo léo trong quan hệ với cán bộ công an, cán bộ chính quyền. Gặp ai cũng rất lễ độ, nhã nhặn, chào cán bộ chứ không yêng hùng. Người đáng tuổi anh thì Dung Hà chào anh, đáng tuổi cha chú, thì chào cha chú, xưng "con" rất ngọt ngào.
Để giải cứu Hùng “Cốm”, Dung Hà lợi dụng cả hai cán bộ trại giam tên Điền và Sơn. Trước ngày giải cứu Hùng “Cốm” (7.9.1989), không biết vô tình hay hữu ý, xảy ra nổi loạn ở trại, cán bộ Điền và Sơn được Dung Hà mời đi uống bia, ăn nhậu. Nhậu xong, Dung Hà gửi quà vào cho Hùng “Cốm” và An Đông, nhờ cán bộ Điền và Sơn cầm vào giúp. Đó là hai túi quà, trong đó có rất nhiều gói nhỏ khác nhau. Vì chuẩn bị cả ngày mùng một âm lịch, nên Dung gửi nhiều hơn để cho Hùng “Cốm” thắp hương. Trong mỗi túi quà có một gói xôi còn nóng, hoa quả để ăn và lựu đạn.
Vì được ở khu và phòng riêng biệt nên Hùng “Cốm” đã tự làm một cái bàn thờ ở trên cao. Ở chỗ cạnh bàn thờ, Hùng hay treo quần, áo nên giấu việc này được rất lâu. Sau khi được cán bộ Sơn và Điền mang quà của người tình vào cho, Hùng đặt tất cả lên bàn thờ, cúng. Cúng xong, Hùng mang xôi, hoa quả ra ăn và vẫn nhớ chia cho An Đông một nửa số quà. Riêng quả lựu đạn, Hùng vẫn để ở trên bàn thờ đến lúc hành sự thì mang xuống.
Dung Hà đã có ám hiệu thống nhất với Hùng “Cốm”, chỉ cần gây náo loạn, Hùng “Cốm” sẽ khống chế giám thị vọt ra ngoài lên chiếc xe đã chờ sẵn. Chiếc xe sẽ đưa Hùng “Cốm” ra biển và tại đây, cũng đã có một chiếc xuồng nằm chờ để đưa hắn vượt biên sang Hong Kong.
Lợi dụng việc được ra ngoài tắm, Hùng “Cốm” đã đưa cho An Đông túi quà có quả lựu đạn. Sở dĩ bà trùm chọn An Đông làm đối tác cùng với Hùng “Cốm” là vì hai tên ở sát cạnh phòng giam, cùng là giang hồ cộm cán, dễ hiểu ý nhau, cùng có mức án cao và đều cho rằng, không thể ở tù mãi được, dù ra ngoài rồi chết còn hơn chết trong tù tội.
Thứ hai, An Đông rất giỏi võ, tên này có thể hỗ trợ được cho Hùng “Cốm” trong quá trình nổi loạn. Một mình An Đông có thể quật ngã được 5 thanh niên to, khỏe, lực lưỡng khác. Hùng “Cốm” ném lựu đạn ra sân trại, tiếng nổ làm náo loạn cả trại.
Ngay lúc đó, An Đông chạy lên tầng hai của khu nhà bên cạnh để trợ giúp cho Hùng “Cốm” trốn thoát ra ngoài. Thế nhưng, kế hoạch của chúng không thành. Vì sau tiếng nổ, mọi đường ra vào của trại bị bao vây. Có một tình tiết có thể coi là vận hạn của Hùng “Cốm”, trong lúc hỗn loạn mò lên tầng 2 mới phát hiện, đây là vị trí chứa kho súng của trại giam nhưng không hề hay biết.
Ném lựu đạn nổ, không chạy được ra ngoài, Hùng “Cốm” chạy về phòng giam của mình thì bị bắt và không có hành động chống đối nào. An Đông nhảy từ tầng hai xuống đất, giơ lựu đạn thị uy. Bên kia đường của cổng giam, Dung Hà cùng các đệ tử đi trên 3 xe máy đứng chờ, xe máy vẫn nổ.
Chỉ thấy An Đông mà không có Hùng “Cốm”, Dung Hà làm ngơ, tắt máy, dắt xe tiến lên phía trước. An Đông cầm lựu đạn, quay người chạy vào trong ngõ và bị bao vây. Gã rút chốt lựu đạn nhưng không nổ, sau đó bị cán bộ trại giam bắn chết. Biết Đông đã chết, Hùng “Cốm” không phản ứng gì. Vài ngày sau đó, Hùng bện quần áo thành dây thòng lọng, treo cổ tự vẫn chết trong trại giam.
Cuộc giải cứu người tình bất thành. Nhưng câu chuyện nhanh chóng được lan truyền và uy danh của Dung Hà càng lan rộng. Từ đó, một loạt mãnh tướng trong giới giang hồ đất Cảng về quy phục. Dung Hà thành một thế lực mới, ngoi lên đối trọng với Lâm “Già” và Cu Nên, tạo thành thế chân vạc trong giới giang hồ Hải Phòng những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước...
Theo PV (Báo Công Lý)

Ký ức hài hước của cảnh sát truy lùng băng cướp “râu xanh"

Gò lưng lóc cóc đạp xe, đôi mắt chàng cảnh sát hình sự không ngừng liếc quanh cánh đồng. Bất ngờ một nhóm người xuất hiện sau một ụ đất, quát: "Đứng im, giơ tay lên".

Gần một năm ròng rã ăn bờ nằm bụi để truy lùng dấu vết băng cướp gồm 10 tên do Nguyễn Ngọc Sang cầm đầu, những chiến sĩ tinh nhuệ trong Ban chuyên án của Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng không ít lần rơi vào cảnh dở khóc dở cười.
 ky uc hai huoc cua canh sat truy lung bang cuop “rau xanh" hinh anh 1
Lên kế hoạch mật phục băng cướp "râu xanh".
Đêm một ngày đầu năm 1994, nhận nhiệm vụ tuần tra trên cánh đồng vắng của huyện Thăng Bình, viên thiếu úy trẻ xộc xệch trong bộ quần tây - áo sơ mi nhàu nhĩ. Gò lưng lóc cóc đạp xe, đôi mắt chàng cảnh sát không ngừng liếc quanh cánh đồng. Bất ngờ một nhóm người lù lù xuất hiện sau một ụ đất, quát: "Đứng im, giơ tay lên".
Những người mặc thường phục này xưng là công an huyện Thăng Bình đi tuần tra, nhanh chóng áp sát và khống chế gã thanh niên đi xe đạp vì "bộ dạng khả nghi". Hỏi tên tuổi, địa chỉ, làm gì trong đêm thì anh này không nói. Lục soát người, họ tìm thấy khẩu K54 mà không hề có một thứ giấy tờ nào nên lập tức đưa về trụ sở.
"Vì nhiệm vụ bí mật nên anh ấy không thể nói ra thân phận. Còn chúng tôi khi ấy cũng thực thi nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trên tuyến đường thường xuyên xảy ra cướp bóc nên rất cảnh giác. Khi sự việc được báo cáo với cấp trên, sau cuốc điện thoại của lãnh đạo công an tỉnh, chúng tôi mới biết anh ấy là đồng đội", viên cảnh sát huyện Thăng Bình ngày xưa kể.
Lại có lần, đang phục kích tại khu vực đồng không mông quạnh, các trinh sát phát hiện một bóng đen lom khom bước xuống từ chiếc xe khách. Thấy bộ dạng người này khả nghi, họ áp lại gần, mới biết đó là một bà lão. Tưởng gặp cướp, bà cụ hoảng hốt van xin: “Các chú thương tình, tui già rồi có chi mô mà cướp”. Ngơ ngác một lúc, tổ trinh sát bèn nhận là dân xe ôm và xin được đưa bà cụ về nhà. "Lần đó chúng tôi được bà cho 2.000 đồng. Đang lúc rỗng túi nên số tiền của bà trở thành một kỷ niệm khó quên", một thành viên Ban chuyên án kể lại.
 ky uc hai huoc cua canh sat truy lung bang cuop “rau xanh" hinh anh 2
Đại úy Huỳnh Đức Cường xem trích lục hồ sơ băng cướp.
Còn với trung tá Trần Anh Dũng (Đội cảnh sát điều tra về trật tự xã hội Công an TP Đà Nẵng), thành viên Ban chuyên án năm xưa, dù sự việc xảy ra đã gần 20 năm, song ông vẫn chưa quên được lần "cướp và cảnh sát cùng rình nhau trong đêm".
Hôm đó, nhận nhiệm vụ phục kích tại cánh đồng, tổ trinh sát gồm 3 người đã ém quân từ sớm. Đến khuya, họ phát hiện hai bóng đen đạp xe trên đường rồi bất ngờ giấu xe, chạy xuống cánh đồng nấp vào ụ mả, cách tổ trinh sát không xa. Theo chỉ đạo của Ban chuyên án "bằng mọi giá phải bắt quả tang, không vội vàng bắt giữ hoặc nổ súng nếu thấy không chắc chắn", nên dù bị muỗi cắn, đỉa bu và rất thèm một hơi thuốc nhưng các chiến sĩ vẫn cố chịu đựng. Cả tổ trinh sát như những người câm, chỉ làm dấu hiệu, mắt không rời mục tiêu.
"Sau này, lúc bắt được băng cướp, chúng tôi mới biết đêm đó chúng đã lên kế hoạch 'ăn hàng' nên phục kích tại cánh đồng chờ con mồi, không ngờ lại nằm sát bên tổ trinh sát. Nhưng do ban chiều bọn chúng hơi quá chén và phải chờ lâu nên mệt mỏi ngủ quên, không ra tay", trung tá Dũng cho hay.
Còn đại tá Huỳnh Đức Cường - Phó phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ Công an Quảng Nam cho biết, lúc thực hiện nhiệm vụ triệt phá băng cướp manh động này, ông và đồng đội phải thường xuyên thay đổi chiến thuật.
Có đêm họ phải đạp xe lòng vòng cả trăm cây số, khi thì đóng giả người đi xe máy buôn chuyến chở hàng cồng kềnh nhằm gây chú ý bọn cướp. Cũng có lúc trời mưa, xe hết xăng, anh em phải thay nhau è cổ đẩy xe nhiều km rồi gõ cửa nhà dân xin xăng. Còn những hôm được lệnh phục kích thì ban chiều đã lo đùm cơm nước ra đồng, căng mắt cả đêm theo dõi mọi di biến động xung quanh.
"Hôm nào được phân công giả là dân buôn đường dài, một trong chúng tôi phải xin vào làm phụ xế, một người xin ra sau thùng xe và người nữa nằm trên nóc cabin. Có lúc xe qua 'ổ trâu' tưởng chừng té xuống như chơi, trong khi bên mình súng đạn luôn sẵn sàng, chỉ sợ súng rơi mất hay bất chợt bị cướp cò”, đại tá Cường chia sẻ.
 ky uc hai huoc cua canh sat truy lung bang cuop “rau xanh" hinh anh 3
Dẫn giải tên cướp Hồ Thanh Sơn – một trong những tên đặc biệt nguy hiểm phải lĩnh án tử hình sau đó.
Tuy nhiên, với các thành viên Ban chuyên án năm đó, cảm động nhất vẫn là tình cảm của vợ chồng anh Dưỡng ở Tam Kỳ. Khi biết công an đang truy lùng, câu nhử bọn cướp hằng đêm, vợ chồng anh dù nghèo, ngôi nhà chật hẹp nhưng đã nhường cho các chiến sĩ cả gian phòng để anh em “đêm làm, ngày nghỉ”. Họ cũng chăm lo cơm nước và nghe ngóng mọi động tĩnh bên ngoài để báo về cho các trinh sát biết.
Cuối năm 1994, sau gấn 12 tháng nếm mật nằm gai, lực lượng Công an Quảng Nam - Đà Nẵng đã bắt được toàn bộ 9 tên trong băng cướp, hiếp của Sang. Riêng kẻ cầm đầu này trong một lần đấu súng với Công an tỉnh Tiền Giang khi gây án ở cứ địa mới, đã bị tiêu diệt. Cung đường Quốc lộ 1A qua địa bàn trở lại bình yên, các bác tài lại có thể yên tâm nghỉ mệt trên tuyến đường huyết mạch.
Chuyên án kết thúc với rất nhiều câu chuyện nghiệp vụ khác của lực lượng cảnh sát được áp dụng. Nhiều thành viên Ban chuyên án hiện giữ các cương vị lãnh đạo khác nhau của ngành Công an Quảng Nam và Đà Nẵng.
Theo Trung Hậu (Vnexpress)

Bí mật cuộc gặp cuối cùng Hải "bánh" đưa tiễn Năm Cam ra pháp trường

Trước ngày thi hành án tử hình, Hải "bánh" đề đạt nguyện vọng xin được đưa tiễn Năm Cam ra trường bắn. Thật không ngờ chính Năm Cam cũng có nguyện vọng xin được gặp Hải lần cuối. Trước khi thi hành án, bất ngờ Năm Cam ôm lấy đàn em nói với vẻ đầy hối hận: “Anh sai rồi! Chú tha lỗi cho anh!”.

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, 13 tuổi, Nguyễn Tuấn Hải (tức Hải “bánh”) đã nếm mùi tù tội về tội trộm cắp và đánh lộn. 6 tiền án, 3 tiền sự và 13 "mùa xuân" ăn Tết trong tù đã đưa Hải "bánh" vào loại "tiền án nhiều hơn tiền mặt" và "ở tù nhiều hơn ở nhà".
Cũng vì thế mà ròng rã 5 tháng 24 ngày ở nhà tạm giữ Công an quận 1, qua Chí Hòa và Trại giam T.16B, hắn không hề hé răng. Tình thế này cũng đặt ra một vấn đề rất khó cho Ban chuyên án là nếu không cạy miệng được Hải "bánh" thì vụ án giết Dung Hà cũng như việc triệt phá đường dây tội ác của Năm Cam và đồng bọn gặp rất nhiều khó khăn.
Sau khi thống nhất với Công an TP.HCM, ngày 23.11.2001, Hải "bánh" được Ban chuyên án quyết định di lý về Trại tạm giam Công an tỉnh Tiền Giang để tiếp tục đấu tranh khai thác. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, lúc đó là Thiếu tá, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, và điều tra viên Nguyễn Tuyến Dũng được phân công trực tiếp xét hỏi Hải "bánh".
Đối với cán bộ điều tra, án truy xét đã là án khó, hơn nữa với Hải "bánh", 5 tháng 24 ngày giam giữ, các đồng nghiệp của anh cũng đã làm hết cách, nhưng hắn vẫn ngoan cố không chịu khai báo.
Thiếu tá Nguyễn Văn Nên quyết định đẩy mạnh khâu cảm hóa giáo dục, đồng thời đột phá vào những mâu thuẫn của Hải "bánh" trong vụ giết Dung Hà.
 bi mat cuoc gap cuoi cung hai "banh" dua tien nam cam ra phap truong hinh anh 4
Bà trùm Dung Hà (trái) và Hải "Bánh" trong một chuyến du hí Hải Phòng năm 1999 - Ảnh: Tri thức trực tuyến
Hơn nữa, từ khi về Trại Tiền Giang, Hải "bánh" chỉ có một bộ quần áo, không hề có đồ dùng cá nhân, trong buồng giam lại không có ai giúp đỡ nên Hải tỏ ra đơn độc. Qua nghiên cứu lai lịch, Thiếu tá Nên cùng cộng sự phát hiện Hải "bánh" là người rất thương con. Được sự đồng ý của lãnh đạo, ngay buổi sáng thứ 3 (kể từ khi Hải "bánh" chuyển về Trại tạm giam Tiền Giang), Thiếu tá Nên đã mang cho Hải 2 bộ quần áo, chăn màn, kem, bàn chải đánh răng và cho tiền mua thức ăn thêm. Khi thấy người cán bộ tặng quà cho mình, Hải "bánh" vội quỳ xuống đón nhận, hai tay run run và mắt ngấn lệ. Hải "bánh" cảm động thực sự trước sự đối xử nhân đạo, đầy tình người của cán bộ điều tra.
Suốt buổi sáng thứ 3, Thiếu tá Nên quyết định không hỏi về án từ, anh chỉ nói chuyện gia đình, hỏi thăm con cái, động viên Hải "bánh". Sau đó, Thiếu tá Nên đều cho anh em mua bánh mì và nước suối về phòng hỏi cung để cùng ăn trưa với Hải "bánh", cán bộ và bị can cùng một khẩu phần, không phân biệt.
Sau mấy ngày đêm căng thẳng tìm cách đấu trí, đấu lý với Hải "bánh", anh em điều tra ăn không ngon, ngủ không được, thần kinh lúc nào cũng căng như dây đàn. Chùn bước lúc này nghĩa là đầu hàng, Thiếu tá Nên và điều tra viên Dũng động viên nhau và tỏ ra quyết tâm hơn.
Thiếu tá Nên quyết định vừa cảm hóa, thuyết phục, vừa bằng những chứng cứ thu thập được để "ra đòn" quyết định, làm cho Hải "bánh" hiểu rằng hành vi tổ chức giết Dung Hà của hắn, nếu không thật thà khai báo sẽ không còn cơ hội lập công chuộc tội và đường sống của hắn kể như khép lại.
Cũng từ đây, Hải “bánh” không còn cứng đầu cứng cổ nữa, dường như gã hiểu, đã đến lúc nói ra toàn bộ sự thật. Hải “bánh” nghĩ rằng, tội lỗi của mình cũng quá nhiều, pháp luật trừng trị là thích đáng. Nhưng kẻ chủ mưu là ông trùm Năm Cam không thể “sống tốt” khi đẩy Hải “bánh” vào bước đường cùng.
Khi đã đặt niềm tin tuyệt đối vào các cán bộ điều tra, Hải “bánh” khai hết quá trình ra tay với bà trùm Dung Hà cùng những hoạt động đen tối của ông trùm Năm Cam với cơ quan điều tra.
 
Được biết, ngay sau khi có được những nguồn tin và chứng cớ quan trọng thì Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã phối hợp cùng nhiều lực lượng chuyên trách khác tiến hành ra quân đồng loạt để thi hành lệnh bắt đối với Năm Cam và đồng bọn.
Những lời khai của Hải “bánh” đã mở ra tất cả các cánh cửa bí mật của “tập đoàn tội phạm Năm Cam”. Từ đây, hàng trăm tên tội phạm khét tiếng chính thức vào tầm ngắm của cảnh sát… Năm Cam cũng không ngờ "ngày tàn" của mình lại đến nhanh như vậy, và ổ khóa bí mật mà hắn tạo dựng bấy lâu là Hải "bánh" đã bị mở toang...
Cuộc gặp cuối cùng tại pháp trường
Sau phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Năm Cam và đồng bọn, Hải “bánh” xin thi hành bản án ngay nhưng do Năm Cam kháng án nên vẫn phải làm nhân chứng cho phiên tòa phúc thẩm vào 3 tháng sau đó. Dù có ngụy biện cho lỗi lầm và tội ác của mình như thế nào nhưng Năm Cam vẫn không thể thoát án tử hình.
Hải vẫn bị tòa giữ nguyên án chung thân, rồi di lý về Trại giam Tiền Giang để đợi ngày thụ án.
Trước ngày thi hành án tử hình với Năm Cam, Hải có đề đạt nguyện vọng xin được đưa tiễn hắn ra trường bắn. Thật không ngờ vì chính Năm Cam cũng có nguyện vọng xin được gặp Hải lần cuối.
Rạng sáng 3.6.2004, Năm Cam và đồng bọn được trích xuất làm thủ tục ra pháp trường. Năm Cam được thay bộ quần áo tù mới sau khi đã tắm rửa sạch sẽ. Sau đó thực hiện các thủ tục nhận dạng, lăn tay, ký vào bản giao quyết định thi hành án.
Các thủ tục xong xuôi, Hải được các cán bộ thi hành án đưa lên chiếc xe chuyên dụng, có thùng bịt kín mít cùng với Năm Cam và mấy tử tù khác. Ngồi trên xe Hải định nói gì đó nhưng cổ họng cứ nghẹn lại. Còn Năm Cam bất ngờ ôm lấy Hải nói với vẻ đầy hối hận: “Anh sai rồi! Chú tha lỗi cho anh!”. Từ đó, Hải và Năm Cam đều im lặng, không ai nói câu nào nữa.
Đoàn xe đặc chủng áp tải tử tội lao vun vút trên đường. Hải chẳng thấy gì bên ngoài, chỉ nghe rõ tiếng còi hú vang của chiếc xe cảnh sát đi mở đường phía trước. Cả đoàn xe hướng thẳng về trường bắn Long Bình (quận 9).
Một hồi lâu ngồi trên xe, cảm nhận từng khúc cua khi vai va vào thành xe thì cuối cùng cũng đến nơi hành quyết. Năm Cam cùng 4 đàn em lầm lũi bước xuống xe tù đặc chủng. Tất cả được áp tải về phía những chiếc cột cao quá đầu người, xung quanh có đám cỏ lùm xùm. Họ được buộc chặt tay và chân vào cột.
Tiếng đạn khô khốc phá tan sự im lặng của khu vực trường bắn và những người có mặt ở đó. Lúc này, Hải sờn hết gai ốc, tóc dựng ngược lên vì sợ. Ngẫm lại thì suốt 20 năm hành tẩu trên giang hồ thì đây là lần đầu tiên Hải biết sợ. Nỗi sợ làm chân Hải run rẩy, mắt Hải như mờ đi khi Năm Cam cùng 4 tử tội khác gục xuống sau làn mưa đạn.
Theo Trâm Anh (Đời Sống Pháp Luật) 

Cuốn nhật ký hé lộ tội ác của kẻ cuồng sát xuyên quốc gia

Khi thuyền ra ngoài khơi xa, hắn chuốc rượu khiến các thủy thủ say mèm. Sau khi cưỡng bức họ rồi bắn chết, tên sát nhân vứt thi thể các nạn nhân xuống biển.

Trong suốt 18 năm, Carl Panzram thực hiện hơn 1.000 vụ cướp bóc, hãm hiếp và giết người ở 30 quốc gia. Tuy nhiên, danh tính của tên sát nhân mãi là một ẩn số, cho đến khi cuốn “Nhật ký giết người” được tiết lộ, hé mở về quá khứ tội ác của hắn.
Tuổi thơ không hạnh phúc
Năm 1891, cậu bé Carl Panzram chào đời tại thị trấn Warren, phía Bắc Minnesota, Mỹ. Là con thứ 6 của cặp vợ chồng nông dân nghèo, từ nhỏ Panzram đã phải chịu sự ghẻ lạnh, bạo hành từ cha mẹ.
Năm 8 tuổi, Panzram bị bắt giam lần đầu vì tội trộm rượu và say xỉn ở nơi công cộng. Năm 12 tuổi, sau khi ăn trộm khẩu súng của hàng xóm, Panzram bị gia đình gửi đến trường giáo dục thường xuyên Minnesota.
Vụ việc tưởng chừng sẽ khiến Panzram cảnh tỉnh, nhưng cuối cùng lại là “giọt nước tràn ly”. Panzram bộc bạch rằng hàng ngày cậu ta được giảng đạo về con người, học cách để trở thành một kẻ đạo đức giả hay các mánh khóe trộm cắp, dối trá, giết người…
Vào năm 1905, Panzram được nhà trường trả tự do cho cùng với 5 USD kèm vé tàu. Kể từ đó, Panzram tung hoành khắp nước Mỹ rồi nhiều lần bị bắt giam và trốn thoát khỏi nhà tù.
Năm 1907, khi Panzram 16 tuổi đã làm đơn xin nhập ngũ. Nhưng chỉ trong vòng 1 tháng, hắn ngay lập tức bị áp giải đến nhà tù quân sự Leavenworth vì tội trộm cắp. Ông William Howard Taft, người trở thành Tổng thống 2 năm sau đó, xét xử trường hợp này và tuyên bố Panzram phải lĩnh 3 năm tù.
Tuy nhiên, lần này, các quan chức nhà tù lại tiếp tục trả tự do cho hắn, bởi Panzram có tài “khéo nịnh”. "Tôi hát những bài hát cổ và thể hiện lòng tin với Chúa, khiến họ nghĩ tôi là người đàn ông tốt và bị xử oan", Panzram nói.
Tên này cho rằng nhà tù quân sự Leavenworth đã biến hắn trở thành tên côn đồ. "Tôi từng là người lương thiện, song sau khi rời nhà tù, tất cả những điều tốt đẹp trong tôi đã chết rồi”, gã trai nói.
Panzram từng đột nhập vào nhà Tổng thống
Trong những năm tiếp theo, Panzram đi khắp nước Mỹ, vô cớ tấn công, cướp bóc và hãm hiếp nam giới. Hắn ta lấy trộm bất cứ thứ gì đáng giá, từ chai rượu đến những chiếc xuồng. Panzram liên tục bị bắt giam nhưng không lâu sau lại trốn thoát một cách dễ dàng.
Ở nhà tù, tên giết người biến hóa dưới nhiều tên khác nhau như: Carl Baldwin, Jeff Davis, Jefferson Davis, Jeff Rhodes, Jack Allen, John King, John O'Leary, Cooper John, Teddy Bedard…
 cuon nhat ky he lo toi ac cua ke cuong sat xuyen quoc gia hinh anh 1
Những dòng nhật ký của Carl Panzram khiến người đọc sởn gai ốc. Ảnh: Panzram.com.
Năm 1920, Panzram đột nhập vào nhà của Tổng thống Mỹ William Howard Taft ở Connecticut. Tên này lấy cắp 40.000 USD trái phiếu, đồ trang sức, và khẩu súng Colt M1911 0,45. Với số tiền đó, Panzram mua một chiếc du thuyền và bắt đầu dấn thân vào cuộc phiêu lưu đẫm máu.
Hắn ta thuê thủy thủ ở các thành phố con thuyền ghé qua. Khi thuyền ra ngoài khơi xa, Panzram bắt đầu chuốc rượu khiến các thủy thủ say mèm, sau đó hãm hiếp rồi bắn chết họ. "Xong xuôi, tôi lấy dây thừng buộc nạn nhân vào một hòn đá, chạy thuyền ra kênh chính và thả họ xuống biển”, Panzram viết.
Tội lỗi giết các thủy thủ đoàn vô tội chỉ kết thúc khi chiếc du thuyền bị chìm do đâm vào bãi đá ngầm, Panzram đã nhảy lên một con tàu khác tới châu Phi. Theo lời Panzram, ở đây hắn ta đã “hãm hiếp và giết hại dã man cậu bé 12 tuổi”.
Panzram tiếp tục dùng mánh khóe này để thực hiện những vụ hãm hiếp và giết người điên cuồng ở hơn 30 quốc gia. Điều lạ là Panzram không bao giờ bị “sờ gáy” vì tội giết người, mà chỉ vào tù vì tội trộm cắp. Có lẽ, vì hắn đã tiêu huỷ hầu hết xác nạn nhân ngoài biển sâu, để phi tang bằng chứng.
Năm 1922, Panzram trở về Mỹ, hãm hiếp và giết hại nhiều người vô tội, trong đó có trẻ em. Panzram còn tiết lộ rằng từng nghĩ đến việc thực hiện các vụ giết người tập thể cùng các hành động nguy hiểm khác như sử dụng chất asen để gây độc nguồn nước cho thành phố.
Những dòng nhật ký của kẻ giết người
Năm 1928, Panzram bị bắt vì tội đột nhập trái phép vào nhà riêng ở Washington. Trong phiên xét xử tại tòa án Washington, Panzram tự thú đã giết chết 2 đứa bé ở Massachusetts. Tòa tuyên án Panzram phải chịu 25 năm tù giam ở Leavenworth.
Khi được áp giải đến nhà tù Leavenworth, Panzram gan lỳ thách thức sẽ giết nếu ai đó làm phiền hắn ta.
Panzram là một kẻ giết người nguy hiểm. Tuy nhiên, không ai có thể tưởng tượng nổi Panzram phức tạp như thế nào cho đến khi hắn đưa cuốn “Nhật ký giết người” cho quản ngục John Lesser. Từ đây công chúng mới biết đến các vụ tấn công và giết người của hắn, cùng những triết lý dị hợm.
Bảo vệ nhà tù John Lesser, 26 tuổi là người bạn duy nhất của Panzram. Lesser đã cho Panzram một ít tiền để mua thuốc lá, từ đó lấy được lòng tin của hắn. Hai người dần trở nên thân thiết. Lesser lén tuồn giấy bút vào phòng giam Panzram, khuyến khích Panzram viết lại các câu chuyện đẫm máu.
Ngày 20.6.1929, khi đã quá chán nản với việc giặt quần áo, Panzram dùng thanh sắt đập vào đầu quản lý phòng giặt giữa thanh thiên bạch nhật, trước sự chứng kiến của các phạm nhân khác. Tại phiên toà xét xử Panzram ngày 15.4.1930, 3 tù nhân làm nhân chứng và không một ai ủng hộ hắn. Chỉ sau 45 phút xét xử, thẩm phán tuyên án tử hình Panzram.
 cuon nhat ky he lo toi ac cua ke cuong sat xuyen quoc gia hinh anh 2
Sau 45 phút xét xử, tòa đã tuyên án Panzram án tử hình. Ảnh: Getty.
Lesser đã giữ các bài viết đáng sợ của Panzram. Ông cho biết bài viết dù không ai kiểm chứng nhưng mỗi khi đọc ông đều sởn gai. Trong đó có đoạn đáng sợ: "Trong suốt cuộc đời, tôi đã giết 21 người, gây ra hàng nghìn vụ trộm cắp, cướp bóc, hỏa hoạn và có quan hệ đồng tính với hơn 1.000 nam giới....".
Panzram cũng từ chối bất kỳ lời đề nghị kháng cáo hoặc giảm hình phạt cho mình. Không một chút hối tiếc hay mảy may sợ hãi trên gương mặt kẻ sát nhân khi hắn bước lên bậc treo cổ. Panzram thốt lên với người thực thi công vụ những lời cuối cùng khi sợi dây thòng lọng vào cổ mình: "Nhanh lên. Tôi có thể treo cổ một tá người trong khi ông thì đang lãng phí thời gian đấy”.
Theo Bảo Ngân (Zing)

Những vụ thanh toán nhuốm máu và nguyên tắc "im lặng" trong giới giang hồ

Không hợp tác với Công an, tự giải quyết mâu thuẫn luôn là cách mà những kẻ đã bước chân vào thế giới này lựa chọn. Bởi vì, họ thừa biết, khi đã tìm ra một sự thật này thì chắc chắn sẽ có nhiều sự thật khác được phơi bày.

Tối 16.9, Long "vàng"- một "đại ca" giang hồ cùng thời với Khánh "trắng", Sơn "bạch tạng" ở Hà Nội đã bị hai kẻ đi xe máy hắt trọn bình axit vào mặt ngay trước nhà hàng số 11 đường Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh rồi bỏ chạy. Sụ việc được rất nhiều kẻ "thạo tin" trong giới giang hồ cho rằng, đó là một cuộc trả thù vì những mâu thuẫn mà Long "Vàng" đã gây ra trước đó với đối thủ.
Nhưng cũng giống như hầu hết các vụ trả thù trước đó trong giới giang hồ. Long và người nhà một mực cho rằng, đây là một vụ nhầm lẫn chứ ông ta không có mâu thuẫn với ai. Và ngay lập tức ông ta được chuyển ra Hà Nội điều trị. Nhưng hiện nay, Long "vàng" ở Hà Nội hay đã bay sang Singapore chạy chữa thì không ai biết chính xác. Không hợp tác với công an, tự giải quyết mâu thuẫn luôn là cách mà những kẻ đã bước chân vào thế giới này lựa chọn. Bởi vì, họ thừa biết, khi đã tìm ra một sự thật này thì chắc chắn sẽ có nhiều sự thật khác được phơi bày.
Trước là anh em, sau là...
"Kinh điển" trong lịch sử các vụ giang hồ thanh toán nhau phải kể đến trùm tội phạm Năm Cam đã "xử" cô em Dung "Hà" khi người đàn bà này có ý định giỡn mặt ông trùm. Hai sát thủ đã được Hải "bánh" điều vào lấy mạng nữ quái Hải Phòng bằng những phát đạn thẳng vào đầu. Điều đáng nói, trước đó, Năm Cam đã từng coi Dung "Hà" là cô em thân thiết, khi Dung mới từ Hải Phòng vào Sài Gòn, trùm tội phạm này đã cưu mang giúp đỡ.
Và kể cả Hải "bánh", cũng đã từng là chiến hữu với nữ quái này, nhưng khi thấy Dung "Hà" không còn có lợi cho mình nữa, không những thế, cô ta lại còn ngáng đường, cản trở, phá bĩnh các hoạt động làm ăn của mình, Năm Cam đã sai Hải "bánh" đoạt mạng Dung "Hà". Mà một khi đã ra tay là hết sức tàn độc, không cho cơ hội sửa sai. Bởi, giang hồ thuộc lòng câu "Cá lớn nuốt cá bé", "Sóng sau đè sóng trước". Nếu không khẳng định được số má, không làm kẻ khác sợ, thì sẽ không bao giờ có cơ hội được ngồi chiếu trên, không có cơ hội kiếm nhiều tiền từ các việc làm thuộc mặt trái của xã hội.
Điều này càng khẳng định, cái gọi là nghĩa khí giang hồ mà nhiều kẻ lầm tưởng, thực chất chỉ là sự lợi dụng lẫn nhau khi hai bên vẫn còn thấy có lợi. Thời điểm đó, dân giang hồ tha hồ đoán già đoán non, nhưng không ai nghĩ kẻ đứng đằng sau đạo diễn vụ này lại là Năm Cam mà cho rằng, do Dung "Hà" quậy tưng bừng, gây thù chuốc oán với nhiều ông chủ vũ trường, nhiều chủ sới bạc khi ả đòi giành quyền bảo kê nên đã bị đám này "xử'. Chỉ cho đến khi chuyên án Năm Cam được làm rõ, người ta mới biết kẻ đứng sau vụ này là ai. Điều đó cho thấy sự "kín tiếng" của thế giới ngầm khi không muốn Công an vào cuộc.
 nhung vu thanh toan nhuom mau va nguyen tac "im lang" trong gioi giang ho hinh anh 1
Long "Vàng" - Hạnh "sự" - Hải "bánh"
Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Khánh "trắng" - một đại ca của đám côn đồ khu vực Long Biên, Hà Nội cũng từng 2 lần bị tạt axit vì những mâu thuẫn trong việc tranh giành địa bàn làm ăn. Cả hai vụ đó, cơ quan điều tra đều không thể làm rõ vì nguyên tắc "im lặng" của đám giang hồ. Hơn nữa, Khánh "Trắng" lại có quá nhiều kẻ thù, từ Hùng "Cu ba", Phúc "bồ" đến các băng nhóm giang hồ Hải Phòng, Nam Định...
Chính Khánh "trắng" khi ấy biết rõ kẻ thù của mình là ai nhưng vì "nghiệp lớn" nên nhất định không chịu cung cấp cho cơ quan điều tra mà một mực dặn đàn em: "Nếu ai hỏi thì nói không biết". Nhưng đám ong ve thì râm ran, truyền tai nhau câu chuyện "vì sao Khánh "trắng" bị tạt axit". Thậm chí, có kẻ còn nói rõ kẻ đạo diễn vụ tạt axit là V.D (một trùm giang hồ Hải Phòng) khi kẻ này lên Hà Nội có ý định manh nha đòi Khánh "trắng" chia đất làm ăn cho mình. Suýt nữa thì một trận tương tàn huyết hận đã xảy ra giữa hai bên với đầy đủ các binh khí thời La Mã, được dàn trận giữa đường, may mà có sự tư vấn của Đức "chính ủy", một đàn em thân cận của Khánh "trắng" thời bấy giờ, nên thôi.
Ở đâu cũng có kẻ thù
Ngày 20.6.2006, Hạnh "sự' - một nữ quái Hà Nội, "chị cả" trong tập đoàn cờ bạc gia đình - một bà trùm từng có quan hệ mật thiết với Năm Cam, Dung "Hà" và những tên tuổi trong giới giang hồ, đã bị 3 tên sát thủ dùng dao xả nhiều nhát lên đầu, lên người ngay giữa nhà hàng trên đường Nguyễn Văn Chiêm, quận 1 khiến bàn tay của Hạnh gần như đứt rời. Rất may được cấp cứu kịp thời nên người đàn bà cao số này thoát chết.
Vụ này, cho đến bây giờ, cơ quan công an vẫn chưa tìm ra được thủ phạm vì sự "kín tiếng" của nạn nhân. Thời điểm đó, Hạnh "sự' có mâu thuẫn lớn nhất với Long "vàng", ngoài ra còn một số "tay to" khác trong giới giang hồ cũng chỉ muốn Hạnh "sự" biến mất trên cuộc đời này. Mâu thuẫn với Long "vàng" được giải thích là do Hạnh "sự" góp vốn với một ông chủ sòng bài ở Campuchia mở sới, kéo hết khách của Long "vàng" (Long "vàng khi đó cũng mở sới ở Campuchia), một mâu thuẫn nữa là vì có sự can thiệp của Hạnh mà Long "vàng" bị hất cẳng khỏi sòng bạc được mở ở Quảng Ninh. Tuy nhiên, xem ra, mọi lời đồn đoán chỉ đúng... một nửa, chỉ có Hạnh "sự" mới biết rõ nhất kẻ thù của mình là ai. Nhưng với bà trùm này cũng như nhiều "tay to" có số má khác, chỉ cần biết kẻ thù của mình là ai để mà tránh, chứ không bao giờ nhờ pháp luật trừng trị. Vì nhiều khi, lợi bất cập hại, một sự thật được phơi bày sẽ mở ra nhiều sự thật khác bất lợi cho chính "nạn nhân".
Gần 3 năm liền, Tuấn "con" (một giang hồ Hà Nội, theo đại ca Trà "Hinh" - một đại ca đất Nam Định nam tiến) đã mang theo súng, tổ chức đàn em truy sát Thắng "chập" - một trùm giang hồ cầm đầu nhóm du thủ du thục người Nam Định, cũng mò vào Sài Gòn kiếm ăn, chỉ vì vào năm 1998, Tuấn "con" bị Thắng "chập" và đàn em của hắn gí súng vào đầu cướp hơn chục triệu đồng trong một sới bạc. Nuôi hận, Trà "Hinh" chỉ đạo Tuấn "con" bằng mọi giá phải rửa nỗi nhục này.
Hai năm sau, Tuấn "con" bắt tay với Ánh "Thiệp" - một kẻ cùng băng với Thắng "chập" nhưng lại có mân thuẫn sâu sắc với Thắng "chập" để cùng tiêu diệt tên này. Đêm 12.9.2000, được Ánh "Thiệp" mật báo địa điểm Thắng "chập" cùng đàn em đang ăn nhậu, ngay lập tức, Tuấn "con" đã cùng 3 đệ tử lên đường bám theo Thắng "chập" trên đường Bình Giã. Khi Thắng dừng lại, Tuấn "con" đã lao lên, dùng súng bắn 4 phát vào người Thắng "chập", đàn em của Tuấn cũng dùng dao xả thêm 2 nhát nữa, nhưng Thắng "chập" cao số lại thoát chết (trước đó, trong một trận thư hùng giữa phố vì tranh giành đìa bàn làm ăn, Thắng "chập" cũng bị băng nhóm của Anh "Thiệp" chém hàng chục nhát).
 nhung vu thanh toan nhuom mau va nguyen tac "im lang" trong gioi giang ho hinh anh 13
Hải "Bánh"
Cũng như vụ bị xả giữa đường bằng dao, lần này, Thắng "chập" coi sự thoát chết ngoạn mục của mình đã là một sự may mắn của số phận, hơn nữa, vì hắn làm nhiều điều ác, gây thù chuốc oán nhiều nên việc nhận lãnh hậu quả là đương nhiên, thế nên, Thắng "chập" rất tôn trong luật im lặng của thế giới ngầm, tuyệt nhiên, không khai báo với cơ quan điều tra. Vì vậy, một thời gian dài, vụ thanh toán sặc mùi "xã hội đen" này chỉ là câu chuyện lúc trà dư tửu hậu của đám ong ve.
Khi đó, nhiều kẻ vẫn "nghi oan" cho ông trùm Năm Cam, bởi vì đã nhiều lần Năm Cam cho người gọi Thắng "chập" đến thỏa hiệp, cắt đất cho Thắng làm ăn nhưng kẻ giang hồ gốc Nam Định có cái đuôi "chập" này bỏ ngoài tai, thậm chí trong mắt hắn, Năm Cam... bé tí, không là cái đinh gì.
Nghe hết những râm ran của đám ong ve, Tuấn "con" cũng như ông trùm Trà "Hinh" chỉ biết cười thầm trong bụng. Cho đến khi Công an Hà Nội bắt Tuấn "con" thì những vụ thanh toán này mới được làm rõ.
Trở lại vụ Long "vàng" bị "xử" vào tối 16.9 trước nhà hàng trên đường Hàm Nghi, TP Hồ Chí Minh. Thời điểm này, theo tìm hiểu của chúng tôi, kẻ thù của Long cũng nhiều, bởi không chỉ ở trong nước mà Long còn có hoạt động làm ăn ở nước ngoài, mối nào cũng sẵn sàng cho Long "vàng" đi tàu suốt. Và đám đàn em của ông ta cũng đang ráo riết lùng sục kẻ đã dám vuốt râu hùm. Nhưng cũng chỉ sau hơn một ngày nằm viện, Long "vàng" đã được đưa về Hà Nôi, một phần để đảm bảo an toàn trước sự truy sát của kẻ thù, một phần là để đỡ phải hợp tác với cơ quan Công an trong việc khai báo.
Năm 2009, Long nhận hợp đồng đòi nợ thuê của một nữ thương gia làm ăn ở Nga. Người nợ tiền đã hứa với Long sẽ trả đầy đủ nhưng đến hẹn, anh ta lại khất lần. Bực mình với kẻ thất hứa, Long sai đàn em mang dao kiếm đi dạy cho nạn nhân một bài học với kết quả 47% thương tích trên cơ thể. Vụ này, Long nhận án 129 ngày tù, bằng đúng với thời hạn giam giữ nên được trả tự do ngay tại tòa. Trong một diễn biến ân oán khác, một đàn em của Long "vàng" là Vinh "biên" đã lên đường tìm Hải "cốm" - kẻ nợ 10.000USD của Long "vàng" nhưng không có ý định trả và cũng "tặng" người này 40% thương tích.
Sau hai vụ đó, giang hồ Hà Nội không thấy bóng dáng Long "vàng" đâu, hóa ra ông ta đã Nam tiến vì hiểu rằng, đất Hà Nội không con đủ sức dung dưỡng cho những ân oán mà Long "vàng" đã gây ra. Nhưng không ngờ, ở vùng đất mới, kẻ thù của Long vẫn nhiều... như cũ, mà nói một cách dễ hiểu thì, một khi anh đã tung lên trời một nắm cát, ít nhất sẽ có vài chúc hạt cát rơi vào mắt anh. Không chỉ quy luật giang hồ mà quy luật vay trả, ân oán ngàn đời nay vẫn luôn là như thế. Tất nhiên, dù luật "im lặng" ra sao, dù nạn nhân giang hồ không hợp tác với cơ quan công an, nhưng với sự mưu trí, kiên quyết tấn công tội phạm, kẻ ác bao giờ cũng bị làm rõ, để xử phạt nghiêm minh trước pháp luật.
Theo PV (Cảnh sát toàn cầu)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét