Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2020

TT&HĐ I - 9/s



6 đức tính đặc trưng của NGƯỜI NHÂN HẬU - Thiền Đạo
                             

PHẦN I:     CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ

“Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?”

CHƯƠNG IX: NHÌN LẠI

-"Mục đích duy nhất của khoa học là giảm bớt vất vả cho nhân loại." 
Bleiste

-"Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì?Đó chính là lòng yêu nước"
Napoleon.

-"Nhân loại luôn có một chỗ độc đáo:
nó lưu giữ hai bộ phép tắc đạo đức - một bộ lén lút, một bộ công khai; một bộ chân chính, một bộ làm bộ làm tịch"
 
Mark Twain

-“Nhân loại không có sự đòi hỏi nào cao hơn là làm sao đạt tới cái chí thiện, chí mỹ và chính vì giải quyết vấn đề ấy mà nó đã cố gắng...”
 
Vidhusekharsastri

-"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc – tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
Albert Einstein

-"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi và thói xấu của nó và sám hối cho chúng".
Aleksandr Solzhenitsyn

-"Đất nước nào cũng có những thời kỳ khi tiếng ồn ào và sự trơ trẽn trôi theo dòng giá trị; và đặc biệt trong những biến động lớn, tiếng kêu la của những kẻ vụ lợi và bè phái thường bị nhận nhầm là lòng yêu nước".
Alexander Hamilton

-"Anh có thể rứt bỏ con người khỏi xứ sở họ, nhưng anh không bao giờ có thể rứt bỏ được xứ sở nơi lòng người"
 
John Don Passos 

 

 

(Tiếp theo)



 Cũng theo Wikipedia:
"Đạo: Đường đi, hướng đi, lối làm việc, ăn ở.
Đức: Theo Khổng Tử, sống đúng luân thường là có Đức. Theo Đạo (Lão Tử) tu thân tới mức hiệp nhất với trời đất, an hoà với mọi người là có Đức".

"Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề tốt-xấu, hơn nữa xem như là đúng-sai, được sử dụng trong 3 phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc còn được gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này.

Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội,với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.

Đạo đức là một hiện tượng lịch sử và xét cho cùng, là sự phản ánh của các quan hệ xã hội. Có đạo đức của xã hội nguyên thuỷ, đạo đức của chế độ chủ nô, đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản, đạo đức cộng sản. Lợi ích của giai cấp thống trị là duy trì và củng cố những quan hệ xã hội đang có; trái lại, giai cấp bị bóc lột tuỳ theo nhận thức về tính bất công của những quan hệ ấy mà đứng lên đấu tranh chống lại và đề ra quan niệm đạo đức riêng của mình. Trong xã hội có giai cấp, đạo đức có tính giai cấp. Đồng thời, đạo đức cũng có tính kế thừa nhất định. Các hình thái kinh tế - xã hội thay thế nhau, nhưng xã hội vẫn giữ lại những điều kiện sinh hoạt, những hình thức cộng đồng chung. Tính kế thừa của đạo đức phản ánh "những luật lệ đơn giản và cơ bản của bất kì cộng đồng người nào" (Lênin). Đó là những yêu cầu đạo đức liên quan đến những hình thức liên hệ đơn giản nhất giữa người với người. Mọi thời đại đều lên án cái ác, tính tàn bạo, tham lam, hèn nhát, phản bội... và biểu dương cái thiện, sự dũng cảm, chính trực, độ lượng, khiêm tốn... "không ai nghi ngờ được rằng nói chung đã có một sự tiến bộ về mặt đạo đức cũng như về tất cả các ngành tri thức khác của nhân loại" (Enghen). Quan hệ giữa người với người ngày càng mang tính nhân đạo cao hơn. Ngay trong xã hội nguyên thuỷ đã có những hình thức đơn giản của sự tương trợ và không còn tục ăn thịt người. Với sự xuất hiện của liên minh bộ lạc và nhà nước, tục báo thù của thị tộc dần dần mất đi. Xã hội chủ nô coi việc giết nô lệ là việc riêng của chủ nô, đến xã hội phong kiến, việc giết nông nô bị lên án. Đạo đức phong kiến bóp nghẹt cá nhân dưới uy quyền của tôn giáo và quý tộc; đạo đức tư sản giải phóng cá nhân, coi trọng nhân cách. "Nhưng chúng ta vẫn chưa vượt được khuôn khổ của đạo đức giai cấp. Một nền đạo đức thực sự có tính nhân đạo, đặt lên trên sự đối lập giai cấp và mọi hồi ức về sự đối lập ấy chỉ có thể có được khi nào xã hội đã tới một trình độ mà trong thực tiễn của đời sống, người ta không những thắng được mà còn quên đi sự đối lập giai cấp" (Enghen). Đó là trình độ của xã hội tương lai, xã hội cộng sản chủ nghĩa".

"Đạo đức vừa có tính đa dạng và uyển chuyển, vừa có tính bất biến tương đối"

"Một số quan điểm về đạo đức:
- Khi đạo Bàlamôn ở Ấn Độ đang thống trị với sự phân chia đẳng cấp sâu sắc trong xã hội, nỗi bất bình của thái tử Tất Đạt Đa về sự phân chia đẳng cấp, kì thị màu da và đồng cảm với nỗi khổ của muôn dân đã dẫn đến sự hình thành một tôn giáo mới. Sau này, khi môn đệ của Phật Thích Ca thắc mắc tại sao các pháp sư Bàlamôn tự xưng là cao cấp và khinh rẻ đẳng cấp mà Đức Phật xuất thân, ngài trả lời (Trường Bộ Kinh):
"Các vị Bàlamôn sinh ra từ cửa miệng Phạm Thiên chăng? Đâu có...,làm gì mà các vị ấy cao cấp được? Chỉ những ai có đủ đạo đức lương thiện là cao cấp, còn lại là ti tiện".
- Theo Trang Tử:
"Cả những bậc đạo đức cao siêu không hẳn rõ tài hay bất tài, lúc lên lúc xuống, chỉ cốt lấy được hòa làm mức phiên việt cả muôn vật...Những bậc như thế thì không gì lụy đến thân được! Còn thói đời thường thì tính nào có thể? Hợp với người thì có lúc hòa tan, làm nên việc thì có người nghị luận, ngay thẳng thì bị đè nén, tôn trọng thì bị chê bai, làm thì có kẻ phá, giỏi thì có kẻ ghen, không ra gì thì thiên hạ lại khinh bỉ...Nhân tình như thế, làm thế nào được! Thương ôi! Các ngươi nên ghi lòng, chỉ có đạo đức mới khỏi lụy mà thôi".
- Theo Hồ Chí Minh:
"Một dân tộc, một đảng và mỗi một con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân. Cho nên trong khi ta kiên trì và đẩy mạnh cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước, làm cho văn minh chiến thắng bạo tàn thì đồng thời phải loại trừ những cái xấu xa do chế độ cũ để lại trong xã hội và trong mỗi con người". "Muốn hướng dẫn nhân dân mình thì cán bộ, đảng viên phải làm mực thước trước cho người khác làm theo. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức"".
Trên trang mạng Internet "http://bacninh.edu.vn", trong bài "Khái niệm về đạo đức" của Nguyễn Thị Cảnh Dương có viết:
"Chuẩn mực đạo đức của một thế hệ phản ánh thế giới tinh thần, trình độ văn minh của thế hệ đó. Tiêu chuẩn đạo đức chính là sự kết tinh những gì tinh tuý nhất, giá trị nhất mà con người đã tích luỹ được trong quá trình phát triển nền văn hoá nhân loại".
Theo từ điển Tiếng việt của Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng 2002:
“Đạo đức là những nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, qui định hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội”, “là phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những chuẩn mực đạo đức mà có”.
Theo Phạm Khắc Chương, Hà Nhật Thăng
“Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ đó mà con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và với tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội”.

"Trong mối quan hệ vô cùng phong phú và phức tạp với thế giới xung quanh con người phải luôn luôn giao tiếp. Nếu thái độ, hành vi của họ phù hợp với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng; phù hợp với hạnh phúc và tiến bộ chung của xã hội thì con người đó được đánh giá là có đạo đức. Ngược lại, hành vi thái độ của họ không phù hợp, gây tổn hại tới lợi ích người khác thì bị xã hội lên án, chê trách và bị coi là thiếu đạo đức.

Chuẩn mực đạo đức của một thế hệ phản ánh thế giới tinh thần, trình độ văn minh của thế hệ đó. Tiêu chuẩn đạo đức chính là sự kết tinh những gì tinh tuý nhất, giá trị nhất mà con người đã tích luỹ được trong quá trình phát triển nền văn hoá nhân loại.

Chuẩn mực đạo đức giúp con người điều chỉnh những mối quan hệ hiện hữu giữa con người với thế giới xung quanh, những mối quan hệ đó phụ thuộc vào đặc điểm của chế độ xã hội nên đạo đức luôn mang tính giai cấp. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nó quan hệ mật thiết với các hình thái ý thức xã hội khác như chính trị, hệ thống quan điểm, tư tưởng, thể hiện lợi ích căn bản của một giai cấp nhất định.

Đạo đức cũng gắn bó với pháp luật, nó cùng có mục đích, nhiệm vụ nhằm điều chỉnh đánh giá các mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh.

Đạo đức và pháp luật cùng chống lại cái ác, làm điều thiện, xây dựng cuộc sống bình yên, tươi đẹp.

Các giá trị đạo đức truyền thống tồn tại và phát triển trong xã hội dưới dạng đối lập sau: Thiện và ác; Có lương tâm và bất lương; Có trách nhiệm và vô trách nhiệm; Có hiếu và bất hiếu; Có nghĩa và bất nghĩa…

Các giá trị đạo đức kế thừa và phát triển các đức tính tốt đẹp: Tính ngay thẳng và lòng trung thực; Tính nguyên tắc và sự kiên tâm; Tính khiêm tốn và sự lễ độ; Tính hào hiệp và sự tế nhị; Tính tiết kiệm và sự giản dị; Lòng dũng cảm và phẩm chất anh hùng…

Khái niệm đạo đức XHCN (xã hội chủ nghĩa) được thể hiện trong những nguyên tắc, yêu cầu chuẩn mực sau: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; Yêu lao động; Có tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng, đoàn kết; Có tính kỷ luật cao; Có tinh thần quốc tế XHCN trong thời đại mới; Nếp sống văn minh…

Đạo đức là tổng hợp các qui tắc, tiêu chuẩn chỉ đạo mối quan hệ giữa con người với con người trong một cộng đồng, một xã hội nói chung. Cho dù ở giai đoạn nào của lịch sử thì nét chung của đạo đức vẫn là hướng tới cái thiện, chống lại cái ác, hướng tới quan hệ đẹp đẽ giữa con người với con người, con người với tự nhiên và xã hội; đồng thời cũng là khẳng định sự tự tu dưỡng giáo dục của mỗi cá nhân. Từ xa xưa ông cha ta đã rất coi trọng và đề cao giáo dục đạo đức của con người. Bác Hồ của chúng ta cũng đã từng nói: “Có Đức mà không có Tài thì làm việc gì cũng khó, có Tài mà không có Đức là người vô dụng”. Bác còn chỉ rõ: “Dạy cũng như học phải chú trọng cả Đức lẫn Tài. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng”. Công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục trong nhà trường XHCN".

Dưới đây là một số danh ngôn về đạo đức:

-Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người.
-Đạo đức cách mạng không phải là từ trên trời rơi xuống, nó được phát triển và củng cố trong đấu tranh và rèn luyện kiên trì hàng ngày, giống như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng tinh.
Hồ Chí Minh

Hiếu thảo là nguồn gốc của đạo đức.
Khổng Tử

Tri thức trở thành tàn ác nếu mục tiêu không có đạo đức.
Plato 

Không có đạo đức, và không có sự chính trực, những tài năng vượt trội nhất và những thành tựu rực rỡ nhất không bao giờ có thể nhận được sự tôn trọng và thu được lòng kính mến của nhóm người có giá trị nhất trong nhân loại.
George Washington

-Xuất thân và sự giàu sang kết hợp cùng nhau đã thắng thế đạo đức và tài năng trong mọi thời đại.

-Hạnh phúc, cho dù dưới chế độ chuyên quyền hay dân chủ, cho dù trong sự nô lệ hay tự do, không bao giờ đạt được nếu ta không có đạo đức.
-Quyền lực luôn luôn thu hút những kẻ không có đạo đức.
John Adams

Không bao giờ có một người thực sự vĩ đại mà lại không phải là một người thực sự đạo đức.
Benjamin Franklin

-Đạo đức không gì hơn là lòng tôn kính cuộc sống.
-Tôi sẽ cho anh định nghĩa về đạo đức: Luôn tốt khi duy trì và nuôi dưỡng cuộc sống, luôn xấu khi gây thương tổn và phá hủy cuộc sống.
-Một người chỉ thực sự có đạo đức khi anh ta phục tùng sự thôi thúc muốn giúp tất cả mọi sinh mệnh anh ta có thể giúp được và lùi lại không làm tổn thương tới bất cứ sinh linh nào.
-Hạnh phúc, cho dù dưới chế độ chuyên quyền hay dân chủ, cho dù trong sự nô lệ hay tự do, không bao giờ đạt được nếu ta không có đạo đức.
Albert Schweitzer

Giáo dục là nghệ thuật biến con người thành có đạo đức.
Hegel

-Đức hạnh là nền tảng của mọi thứ và chân lý là bản chất của mọi đức hạnh. 
-Tôi phản đối mọi học thuyết tôn giáo không phù hợp với lý trí và xung đột với đạo đức.
Mahatma Gandhi

Người không có đạo đức giống như con thú hoang bị thả rông vào thế giới.

Albert Camus

Sự khác biệt giữa người có đạo đức và người có danh dự là người sau hối tiếc hành động nhục nhã, ngay cả khi nó thành công và anh ta không bị bắt quả tang.
Henry Louis Mencken

Chuẩn mực đạo đức tự biến đổi phù hợp với điều kiện môi trường.
Will Durant

Nhận thức về cái đẹp là một bài kiểm tra đạo đức.
Henry David Thoreau

Đức hạnh là cuộc chiến, và để sống trong nó, chúng ta luôn phải chiến đấu với bản thân mình.
Jean Jacques Rousseau

Không thể sống dễ chịu nếu không sống hợp lý, có đạo đức và đúng đắn, ngược lại; không thể sống hợp lý, có đạo đức và đúng đắn mà lại không dễ chịu.
Ê. Pi - quya
 
Không có đức mà nhiều của là cái mầm tai họa.
Tiềm Phu
 
Đạo đức và tài nghệ có thể làm cho một người bình thường trở thành bất hủ.
W. Shakespeare
 
Có hai sức mạnh mang đến sự yên ổn: pháp luật và đạo đức.
Geothe (Đức)
 
Một người chân chính phải trải qua thời gian rất lâu mới nhìn ra, một người xấu chỉ cần một ngày thì đã nhận ra.
Sophocles (Hy Lạp)
 
Pháp luật là đạo đức biển hiện ra bên ngoài, đạo đức là pháp luật ẩn giấu bên trong.
Lincoln (Mỹ)
 
Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì? Đó chính là lòng yêu nước.
Napoleon (Pháp)
 
Cái gọi là cuộc sống hạnh phúc, là dựa vào đạo đức mà sống.
Aristotle (Hy Lạp)
 
Đạo đức là bông hoa của chân lý.
Hugo (Pháp)
 
Người chấp nhặt là người đáng ghét, vì người ấy làm hại đạo đức. Lời một việc mà bỏ lỡ trăm việc.
Mạnh Tử
 
Khi luật pháp trở nên bạo ngược, đạo đức bị buông thả, và ngược lại.
Balzac
Cho dù một người có mặc áo đẹp, nếu anh ta sống yên bình; và tử tế, bình tĩnh, có đức tinh và trong sáng; và nếu anh ta không làm hại sinh linh nào, đó là con người thánh thiện.
Denis Diderot

Không có đạo đức công dân, xã hội sẽ diệt vong; không có đạo đức cá nhân, sự sinh tồn của con người cũng mất đi giá trị. Vì vậy, đối với một thế giới tốt đẹp thì đạo đức công dân và đạo đức cá nhân đều cần thiết như nhau.
Russell (Anh)

Đức có thể chia làm 2 loại: một là đức của trí tuệ, hai là đức của hành vi. Cái trước có được trong học tập, cái sau có được trong thực tiễn.
Aristotle (Hy Lạp)

Dùng lửa không thể dập tắt lửa, giống như vậy dùng sức mạnh tà ác cũng không thể diệt trừ tà ác.
Gorky (Liên Xô)

Thành thực là chương đầu của cuốn sách trí tuệ.
Jefferson (Mỹ)

Muốn nước giàu dân mạnh, điều quan trọng là phải biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng khó uống nhưng chữa được bệnh...Phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ. Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người. Tự mình tu đức để giáo hóa dân thì sâu hơn mệnh lệnh. Dân bắt chước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Muốn nước mạnh hoàng đế phải nhân từ với muôn dân. Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nước Đại Việt sẽ vô địch.
Ỷ Lan
 
(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét