Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
BÍ ẨN LỊCH SỬ 132
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
TÌM RA HUNG THỦ ÁM SÁT THỦ TƯỚNG THỤY ĐIỂN OLOF PALME | VÒNG QUANH THẾ GIỚI | ANTG
Kẻ giấu mặt ám sát Thủ tướng Thụy Điển 34 năm trước
Mặc dù là Thủ tướng Thụy Điển, Olof Palme muốn
một cuộc sống bình thường nhất có thể và thường ra ngoài mà không có vệ
sĩ, đêm định mệnh 28/2/1986 cũng vậy.
Olof Palme, sinh năm 1927 tại Stockholm, nhậm chức
Thủ tướng Thụy Điển năm 1982. Tối 28/2/1986, sau khi xem một bộ phim hài
tại rạp chiếu phim Grand ở trung tâm thủ đô, ông và vợ đi bộ về phía ga
tàu điện ngầm để về nhà.
Palme trước đó đã quyết định cho các vệ sĩ về nghỉ. Vào 23h21, một kẻ xuất hiện từ phía sau và nổ súng vào vợ chồng ông.
Olof Palme tại Stockholm năm 1984. Ảnh: AP.
Palme bị trúng đạn ở gáy, trong khi viên đạn
thứ hai sượt qua Lisbeth, khiến bà bị thương. Sát thủ tháo chạy khỏi
hiện trường trước khi một nhóm người đi bộ chạy đến giúp đỡ Thủ tướng
Palme. Ông được đưa đi cấp cứu nhưng qua đời tại bệnh viện rạng sáng
1/3/1986.
Hơn 25 nhân chứng đã cung cấp lời khai
cho cảnh sát. Hung thủ là một người đàn ông khoảng 30-50 tuổi, cao
khoảng 1m80-1m85, mặc áo khoác tối màu. Tuy nhiên, không ai nhìn rõ diện
mạo y.
Một loạt giả thuyết được đưa ra. Được nhiều
người coi là chính trị gia có ảnh hưởng và gây tranh cãi nhất trong
lịch sử Thụy Điển hiện đại, Olof Palme có nhiều kẻ thù, cả trong và
ngoài nước.
Một ngày sau vụ ám sát, cảnh sát nhận được thông tin tố cáo hung thủ có thể là Victor Gunnarsson,
33 tuổi, cựu thành viên đảng Công nhân châu Âu (EAP), nhóm cáo buộc
Palme thông đồng với cả cơ quan tình báo Liên Xô KGB và cơ quan tình báo
Mỹ CIA.
Với sự căm ghét mà Gunnarsson dành cho
Palme, có vẻ hợp lý khi nhận định anh ta là hung thủ. Dấu vết thu được
trên áo khoác của Gunnarsson cho thấy anh ta mới bắn súng nhưng không
thể chứng minh nó là hung khí. Một tuần sau, anh ta được thả nhưng vẫn
bị theo dõi chặt chẽ. Ngày 16/5/1987, cuộc điều tra về Gunnarsson khép
lại. 7 năm sau, thi thể Gunnarsson được phát hiện ở khu rừng bên ngoài
Salisbury, Bắc Carolina, Mỹ với với hai phát đạn bắn vào đầu.
Một tuần sau vụ ám sát Palme, cảnh sát tập trung điều tra Đảng Công nhân người Kurd (PKK),
tổ chức vũ trang chống lại chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1984 và 1985,
một số cựu thành viên PKK bị sát hại ở Thụy Điển, khiến Palme xác định
họ là tổ chức khủng bố.
Sáng 20/1/1987, cảnh sát
Thụy Điển bắt 20 người Kurd để thẩm vấn dù không có bằng chứng, nhưng họ
không thu được manh mối nào. Tất cả nghi phạm là thành viên PKK sau đó
đều được thả.
Năm 1998, PKK cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ cố
gắng bôi nhọ PKK bằng cách vu cho họ ám sát Palme. Tháng 4/2001, một
nhóm cảnh sát Thụy Điển đến gặp lãnh đạo PKK Abdullah Öcalan trong nhà
tù Thổ Nhĩ Kỳ để tìm hiểu về cáo buộc một nhóm người Kurd do vợ cũ của
Öcalan cầm đầu đã sát hại Palme. Chuyến thăm này không thu về kết quả.
Christer Pettersson. Ảnh: Cảnh sát Thụy Điển.
Đầu năm 1987, cảnh sát nhận được tố cáo rằng Christer Pettersson,
người từng bị thẩm vấn ngay từ đầu cuộc điều tra, có khuôn mặt giống
bản phác thảo chân dung nghi phạm cảnh sát đã công bố. Pettersson là một
kẻ nghiện ma túy, nghiện rượu và từng ngồi tù vì ngộ sát.
Pettersson
bị thẩm vấn vào tháng 12/1988 và cảnh sát đã thực hiện biện pháp nhận
dạng nghi phạm là chụp ảnh Pettersson đứng cùng một số người có chiều
cao, vóc người, nước da tương tự. Lisbeth được cho xem ảnh này và xác
định Pettersson là kẻ giết người. Mùa hè năm 1989, Pettersson bị buộc
tội.
Nhưng nửa năm sau, Pettersson được tha bổng và
được bồi thường 50.000 USD vì bị buộc tội sai do cảnh sát đã không làm
việc khách quan. Trước khi cảnh sát cho Lisbeth nhận dạng hung thủ, bà
được thông báo rằng nghi phạm là người nghiện rượu. So với những người
đàn ông khác, rõ ràng Pettersson phù hợp với mô tả này.
Trái
ngược với các nhân chứng khác, Lisbeth nói rằng kẻ giết người đã ngoái
đầu lại nhìn và bà đã thấy mặt của hung thủ. Tuy nhiên, bà từ chối cho
phép cảnh sát ghi âm lời khai và cũng không tham gia tái dựng hiện
trường án mạng. Vài năm sau vụ ám sát, Lisbeth đưa ra một số mô tả mâu
thuẫn về khuôn mặt của kẻ giết người. Bà cũng không cho phép các thám tử
ghi chép, nghĩa là họ phải ghi nhớ và kể lại những mô tả của bà cho các
họa sĩ phác họa chân dung.
Pettersson một lần nữa
được xác định là nghi phạm chính vào tháng 1/1997. Cảnh sát và các công
tố viên lại đưa ra cáo buộc vào năm 1998 nhưng bị tòa án tối cao bác bỏ.
Một bộ phim tài liệu phát sóng trên đài truyền hình SVT năm 2006 cho
rằng Pettersson thực sự là kẻ giết Thủ tướng Palme, vì anh ta đã nhận
nhầm Palme với kẻ buôn ma túy Sigge Cedergren, người anh ta nợ
tiền. Pettersson chết vào năm 2004.
Một thuyết âm mưu khác là cảnh sát dính
líu tới vụ ám sát và họ đã cố tình để cuộc điều tra đi sai hướng. Có
nhiều sĩ quan trong lực lượng cảnh sát Thụy Điển có quan điểm cực hữu
từng công khai bày tỏ sự căm ghét với Palme. Có tin đồn rằng một số cảnh
sát đã mở champagne ăn mừng sau vụ ám sát. Năm 2010, các tài liệu từ
cuộc điều tra chính thức được giải mật, tiết lộ rằng một số sĩ quan cánh
hữu tuyên bố họ biết ai là kẻ ám sát. Tuy nhiên, không có cuộc điều tra
quy mô nào nhằm về phía cảnh sát được tiến hành.
Mật
vụ Thụy Điển cũng bị nghi ngờ vì Palme không có vệ sĩ đi theo.
John-Erik Hahne, vệ sĩ lâu năm của Palme, tháp tùng Thủ tướng vào ban
ngày nhưng không có mặt vào buổi tối. Theo Hahne, Palme đã yêu cầu được ở
một mình vào cuối tuần để ông dành thời gian viết bài phát biểu. Thủ
tướng nói với Hahne rằng ông sẽ gọi cho anh nếu cần.
Năm
2012, một trong những người con trai của Palme chỉ trích Mật vụ, nói
rằng khi bà Lisbeth tìm vệ sĩ vào tối hôm đó, bà không thể liên lạc được
với bất kỳ ai. Tuy nhiên, cảnh sát bác bỏ thông tin này, cho rằng
Lisbeth đã nhớ nhầm. Hahne khẳng định chuyện đó không xảy ra.
Chỉ
một tuần trước vụ ám sát, Olof Palme có bài phát biểu trước quốc hội
Thụy Điển để lên án chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid ở Nam Phi. Điều này làm dấy lên nghi ngờ Nam Phi đứng sau vụ ám sát.
Tháng
9/1996, cựu cảnh sát Nam Phi Eugene de Kock nói với Tòa án Tối cao Nam
Phi rằng Palme bị bắn chết vì "phản đối mạnh mẽ chế độ Apartheid". De
Kock cáo buộc người sát hại Palme là Craig Williamson, một đồng nghiệp
cũ của mình trong lực lượng cảnh sát, đồng thời một điệp viên. Các nhà
điều tra Thụy Điển đã đến Nam Phi nhưng không thể tìm ra bằng chứng
chứng minh cáo buộc của de Kock.
Năm 1986, Ấn Độ
mua lô pháo trị giá 8,6 tỷ SEK (hơn 900 triệu USD) từ nhà sản xuất vũ
khí Thụy Điển Bofors - đơn đặt hàng vũ khí lớn nhất trong lịch sử Thụy
Điển. Vài giờ trước khi bị ám sát, Palme đã gặp Đại sứ Iraq tại Thụy
Điển Mohammed Saeed al-Sahhaf. Một số người suy đoán rằng trong cuộc họp
này, Palme đã được thông báo rằng một khoản hối lộ 320 triệu SEK đã
được gửi vào tài khoản ngân hàng của một người trung gian ở Thụy Sĩ để
"bôi trơn" thỏa thuận vũ khí.
Trong cuốn sách xuất bản năm 2005, nhà sử học Jan Bondeson nêu giả thuyết Palme bị ám sát vì có người muốn ngăn ông chặn thỏa thuận. Thương vụ cuối cùng được thông qua vào ngày tổ chức tang lễ của Palme.
Stig Engström. Ảnh: Expressen.
Năm 2018, tạp chí Thụy Điển Filter đăng loạt
bài của nhà báo Thomas Petterson, xác định hung thủ có thể là Stig
Engström, thành viên đảng cực hữu Moderates, làm việc cho công ty bảo
hiểm Skandia cách hiện trường vài mét. Petterson nêu giả thuyết Engström
căm ghét Palme và các chính sách của ông nên đã nổ súng khi tình cờ bắt
gặp Palme trên đường chứ không lên kế hoạch trước. Engström từng bị
cảnh sát cân nhắc đưa vào danh sách nghi phạm nhưng sau đó được loại bỏ.
Ông ta đã tự tử vào năm 2000.
34 năm sau, vụ ám
sát Olof Palme vẫn chưa có lời giải. Văn phòng Công tố Thụy Điển sẽ
quyết định thúc đẩy hoặc khép lại cuộc điều tra vào ngày 10/6. Giới
chuyên gia và báo giới Thụy Điển gần đây cho rằng kịch bản có khả năng
nhất là khép lại cuộc điều tra, bởi những người bị cho là nghi phạm đều
đã chết.
Anna Sundstrom, tổng thư ký Trung tâm Quốc
tế Olof Palme, không kỳ vọng sẽ có thông tin đột phá nào được đưa ra.
"Tôi không trông đợi điều gì. Nhưng dù thế nào, việc khép lại điều tra
cũng quan trọng. Bạn cần khép lại vụ án mặc dù không tìm ra lời giải",
bà nói.
Phương Vũ (Theo Jacobin/BBC)
Mối thù khiến đại ca Hội Tam Hoàng ở Hong Kong bị ám sát 10 năm trước
Lee Tai-lung bị chém chết vào năm 2009 vì từng ẩu
đả và gây vết sẹo lớn với một thành viên cấp cao của băng đảng đối thủ
trong Hội Tam Hoàng.
Lee Tai-lung (áo trắng), thành viên cấp cao của bang Tân Nghĩa An thuộc Hội Tam Hoàng. Ảnh: on.cc.
Rạng sáng 4/8/2009, Lee Tai-lung, 41 tuổi, bước ra khỏi chiếc xe sang
bên ngoài khách sạn Shangri-La ở Kowloon, Hong Kong, trên môi ngậm điếu
xì gà hút dở. Một chiếc xe 7 chỗ lao tới, hất tung ông ta lên không. Ba
người đàn ông đội mũ, bịt mặt nhảy ra khỏi xe, cầm dao rựa chém liên
tiếp vào người Lee.
Một chiếc xe chở 4 kẻ đồng lõa đến kiểm tra hiện trường. Sau khi chắc
chắn nạn nhân không thể qua khỏi, những kẻ tấn công lên hai chiếc xe rời
đi. 30 phút sau, cảnh sát phát hiện hai chiếc xe này bị đốt cháy ở Lam
Tsuen, Tai Po nhằm phi tang bằng chứng.
Hai giờ sau vụ tấn công, Lee Tai-lung chết tại bệnh viện Queen
Elizabeth. Lee là trùm chi nhánh của bang Tân Nghĩa An thuộc Hội Tam
Hoàng ở Tsim Sha Tsui, khu vực "ăn chơi" nổi tiếng Hong Kong với nhiều
hộp đêm, phòng tắm hơi và quán bar.
Hội Tam Hoàng được hình thành từ phong trào "phản Thanh phục Minh" vào
thế kỷ 17 ở Trung Quốc, theo kiểu một tổ chức liên kết bí mật giữa một
số gia tộc chịu ơn nghĩa của nhau và bảo vệ lợi ích cho nhau.
Đến đầu thế kỷ 20, Tam Hoàng trở thành một tổ chức tội phạm có tổ chức
với các hoạt động buôn lậu vũ khí, tống tiền, mại dâm, bắt cóc, tổ chức
vượt biên bất hợp pháp, làm hàng giả, cho vay nặng lãi, cờ bạc. Ngoài
địa bàn hoạt động chủ yếu tại Hong Kong, Macau, Đài Loan, Hội Tam Hoàng
còn có "chân rết" ở một số nơi khác như Trung Quốc đại lục, các phố Tàu ở
châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Phi, Australia và New Zealand.
Trong các băng phái con của Hội Tam Hoàng, có 4 băng đảng lớn nhất được
gọi là "Tứ đại hắc bang", gồm Tân Nghĩa An, 14K, Hòa Hợp Đào và Hòa
Thắng Hòa. Trong đó, Tân Nghĩa An là bang lớn nhất với 55.000 thành viên
trên toàn thế giới.
Hai chiếc xe những kẻ gây án sử dụng bị đốt ở Lam Tsuen ngày 4/8/2009. Ảnh: Apple Daily.
Sau vụ tấn công, khoảng 40 đàn em của Lee đã đến bên ngoài khách sạn, hô
to "lão đại, trở về đi" để bày tỏ lòng tiếc thương với ông ta. Khi đám
tang của Lee được cử hành, khoảng 1.000 người đến viếng, trong đó có
nhiều thành viên xã hội đen. Cảnh sát Hong Kong triển khai các biện pháp
an ninh như thiết lập chướng ngại vật để kiểm soát khu vực, kiểm tra
danh tính người đến viếng và ghi hình đám tang.
Ba năm sau vụ giết người, giới chức Hong Kong tìm ra kẻ chủ mưu là Leung
Kwok-chung, một thành viên của bang Hòa Thắng Hòa có biệt danh là
"Chung xăm trổ".
Mối hận thù của Leung bắt nguồn từ cuộc ẩu đả tại một quán bar ở đại lộ
Prat. Man Pui-ying, thân tín của Lee, ngày 23/7/2006 to tiếng với một nữ
tiếp viên ở quán bar này sau khi cô từ chối uống rượu thi với ông ta,
khiến Leung - kẻ bảo kê của quán - dẫn tay chân đến can thiệp.
Lo sợ khi phải đối mặt với nhiều thành viên từ băng nhóm đối thủ, Man
gọi điện xin Lee "tiếp viện". Lee đưa 20 đàn em đến để uy hiếp và đập
một chai rượu whisky lên đầu Leung. Đòn tấn công để lại cho Leung một
vết sẹo chạy dài từ phía bên phải mặt xuống dưới cổ.
"Ông ta cảm thấy nhục nhã và vết sẹo luôn nhắc ông ta về mối thù", công
tố viên Charlotte Draycott nói. "Những kẻ như thế này không bao giờ quên
một vết thương hay một lần mất thể diện".
Sau khi biết mình đã làm bị thương một thành viên cấp cao của bang Hòa
Thắng Hòa, Lee đã cố gắng che giấu tung tích. Tuy nhiên, Leung phát hiện
ra hành tung của Lee vào tháng 7/2009 và lên kế hoạch thực hiện vụ giết
người để trả thù.
4 kẻ đồng lõa với Leung đã bị kết án tù chung thân vào năm 2011. Tuy
nhiên, Leung và hai tên khác vẫn đang lẩn trốn. Giới chức treo thưởng
mức tiền cao kỷ lục là 600.000 đô la Hong Kong (76.000 USD) cho người
cung cấp thông tin về tung tích ba tên này nhưng vẫn chưa bắt được họ.
Theo truyền thuyết và lịch sử để lại có những thanh kiếm nhuốm màu sắc kỳ bí, rùng rợn.
1. Thanh gươm trong đá
Trong khi truyền thuyết Arthur được cho
là một sản phẩm của văn hóa dân gian và huyền thoại thì xuất hiện một số
câu chuyện cho rằng, thanh gươm trong đá là có thật. Theo đó, người ta
nhận định nó là thanh kiếm của hiệp sĩ Tuscan có tên Saint Galgano.
Galgano sống ở thế kỷ XII. Hiệp sĩ này tin rằng có thể chặt tảng đá bằng
thanh gươm sắc bén của mình một cách dễ dàng tựa như cắt bơ nên đã làm
điều kỳ lạ ấy. Tuy nhiên, ông đã không thể rút thanh kiếm ra khỏi tảng
đá.
Truyền thuyết về Arthur và Thanh gươm trong đá cũng đã được chuyển thể thành phim.
2. Thanh kiếm Kusanagi
Theo thần thoại Nhật Bản, cách đây từ
rất lâu, có một con rắn tám đầu luôn tìm cách quấy nhiễu nhân gian. Thấy
chuyện bất bình, vị thần Susanoo-no-Mikoto đã quyết tiêu diệt con mãng
xà này. Vị thần dùng ba thùng rượu để dụ dỗ ác xà, nhân lúc nó say rồi
lấy mạng nó bằng cách cắt đuôi.
Tuy nhiên trong đó có một cái đuôi không
thể nào cắt được, thần bèn dùng kiếm khoét một lỗ hổng nhỏ thì mới phát
hiện thấy bên trong cái đuôi này có một thanh bảo kiếm. Thần Susanoo đã
đặt tên cho thanh bảo kiếm ấy là Kusanagi.
Kusanagi được coi là biểu trưng của
hoàng gia (Imperial Regalia) Nhật Bản và là một trong những biểu tượng
nữ thần mặt trời. Hoàng gia Nhật Bản sử dụng nó làm biểu tượng của quyền
lực thiêng liêng và dùng để cai trị thần dân. Thanh kiếm này được cho
là đang “ngự” trong ngôi đền Atsuta thuộc tỉnh Nagano, nhưng sự hiện hữu
của nó không được công bố với công chúng trong suốt nhiều thế kỷ qua.
3. Thanh kiếm huyền bí Durandal
Trong hàng trăm năm, thanh kiếm huyền
bí Durandal bị gắn vào trong các vách đá phía trên nhà thờ nhỏ Notre
Dame ở Rocamadour, Pháp. Các tu sĩ cho hay nó là bảo kiếm của hiệp sĩ
Roland. Roland được cho là cháu trai của Hoàng đế La Mã nổi tiếng
Charlemagne. Roland cũng là người vĩ đại nhất trong số 12 bá tước, và là
chiến binh giỏi nhất trong triều đình.
Theo truyền thuyết, Roland đã ném thanh
kiếm của mình vào vách đá để nó không rơi vào tay kẻ thù. Nỗ lực phá hủy
kiếm Durandal của Roland đã tạo nên một khe hở (La Breche de Roland)
rộng 40m và cao 100m ở Pyrenees. Kể từ thế kỷ XII, nhà thờ nhỏ Notre
Dame đã trở thành một điểm trong cuộc hành hương thiêng liêng của các
tín đồ. Năm 2011, giới chức trách đã di chuyển thanh kiếm khỏi vách đá
và bảo quản, trưng bày nó ở Bảo tàng Cluny, Paris.
4. Thanh kiếm bị nguyền rủa Muramasas
Theo truyền thuyết, đây là một thanh
kiếm cổ của người Nhật Bản và có sức hủy diệt ghê gớm. Do đó, các vị
thần đã đưa ra yêu cầu, rằng, người nào sử dụng thanh kiếm buộc phải để
nó thấm máu người. Nếu thanh kiếm Muramasas không được thỏa mãn “cơn
khát máu” thì người đó sẽ bị giết hoặc phải tự tử. Có rất nhiều câu
chuyện về những người sử dụng thanh kiếm Muramasas trở nên điên dại hay
bị giết chết. Do đó, người ta cho rằng nó là vũ khí bị nguyền rủa.
Kể từ đầu thế kỷ 16, Muramasa lưu lạc
khắp nơi và trải qua nhiều đời chủ nhân, từng là bảo vật dưới triều Mạc
phủ Tokugawa. Tuy nhiên, suốt nhiều năm sau đó, Muramasa khiến người ta
sợ hãi bởi những chủ nhân của nó thường chịu chung số phận rất đoản
mệnh.
Ở thế kỷ 16 và 17, triều đại phong kiến
còn cấm các Samurai được sử dụng Muramasa. Dù vậy, sức hút của nó vẫn
rất mạnh mẽ, đến nỗi danh tướng nổi tiếng Tokugawa còn dùng một thanh
kiếm giả và lấy tên là Muramasa.
5. Thanh kiếm Honjo Masamune
Thanh kiếm Masamune được đặt tên theo
người đã chế tác ra nó – Goro Nyudo Masamune – thợ rèn kiếm lừng danh
nhất Nhật Bản, sống vào cuối thế kỉ 13 đầu thế kỉ 14, được mệnh danh là
một “thiên tài”.
Theo truyền thuyết Nhật Bản, hai thanh
kiếm Masamune và Muramasa đã có một so tài với nhau. Trong khi Muramasa
có thể chặt đứt tất cả mọi thứ mà nó chạm vào và được xem là biểu tượng
của tà ác thì thanh kiếm Masamune lại từ chối “xử lý” bất cứ thứ gì
không xứng đáng, thậm chí là cả không khí. Masamune được coi là thanh
kiếm quý có giá trị như bảo vật quốc gia, là biểu tượng của lòng vị
tha nhưng người ta chưa bao giờ tìm thấy hay nhìn thấy nó “bằng xương
bằng thịt”.
6. Thanh kiếm Joyeuse
Joyeuse là một trong những thanh kiếm
huyền thoại, nổi tiếng trong lịch sử. Đây là thanh kiếm huyền thoại
của vua Charlemagne. Nó được cho là có khả năng thay đổi màu sắc 30
lần/ngày và sáng như ánh mặt trời. Hoàng đế Charlemagne đã sử dụng thanh
kiếm Joyeuse để chặt đầu chỉ huy của người Saracen là Corsuble. Người
ta còn sử dụng tên của thanh kiếm này để đặt cho một thị trấn. Sau khi
hoàng đế Charlemagne qua đời, thanh kiếm Joyeuse huyền thoại thường được
sử dụng trong lễ đăng quang của các vị vua Pháp.
Vào đầu năm 1271, hai thanh kiếm có tên
gọi Joyeuse đã xuất hiện trong nghi lễ đăng quang của các vị vua Pháp.
Một trong hai thanh kiếm được cho là thuộc sở hữu của Tòa Thánh La
Mã trong nhiều thế kỷ.
7. Thanh kiếm của Thánh Peter
Đã có nhiều truyền thuyết về thanh kiếm
của Thánh Peter sử dụng để cắt tai của người hầu trong khu vườn
Gethsemane. Joseph xứ Arimathea đã mang thanh kiếm đó cùng Chén
Thánh đến Anh. Tuy nhiên, đến năm 968, Đức Giám Mục Jordan đã mang thanh
kiếm này đến Ba Lan. Kể từ đó, nó ở lại Ba Lan và được chuyển đến Bảo
tàng Archdiocese ở Poznan.
8. Thanh kiếm Wallace
Thanh kiếm của Wallace dài 1,68m, rộng
5,7cm (gần chuôi kiếm), nặng 2,7kg, trong đó lưỡi dao dài tới 1,32m.
Truyền thuyết kể rằng hiệp sĩ William Wallace đã sử dụng da người làm vỏ
kiếm, chuôi kiếm và dây đai dùng để đeo gươm. Wallace đã sử dụng da khô
của chỉ huy Scotland phụ trách ngân khố Hugh de Cressingham sau khi
đánh bại người này trong trận chiến cầu Stirling. Hiện thanh kiếm này
được trưng bày tại Đài tưởng niệm quốc gia Wallace. Nó đã được sửa chữa
nhiều lần, không còn nguyên vẹn như ban đầu.
9. Thanh kiếm Zulfiqar
Zulfiqar là một trong những thanh kiếm
nổi tiếng nhất trong thế giới Hồi giáo. Nó thuộc sở hữu lãnh tụ Hồi
giáo Hazrat Ali – em họ và con rể của nhà tiên tri Muhammad. Một số tài
liệu cổ miêu tả nhà tiên tri Muhammad đã trao kiếm Zulfiqar cho Ali
trong trận đánh Uhud vì ngưỡng mộ quyền lực và sức mạnh của Ali trên
chiến trường. Thanh kiếm này trở thành một biểu tượng trong văn hóa Hồi
giáo và được mọi người tôn kính, ngưỡng mộ.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét