Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
BÍ ẨN KHẢO CỔ 66
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
7 Bí Ẩn Khảo Cổ Khiến Các Nhà Khoa Học Phải Đau Đầu
Các nhà khảo cổ nghĩ rằng có thể đã tìm thấy lăng mộ nữ hoàng Nefertiti
Dân trí Các nhà khảo cổ nghĩ
rằng có thể đã tìm thấy năng mộ của Nefertiti, nữ hoàng xinh đẹp, quyền
lực và là người vợ hoàng gia vĩ đại được cho là đã cai trị Ai Cập cổ đại
vào thế kỷ XIV trước Công nguyên.
Nhấn để phóng to ảnh
Ngôi mộ của nữ hoàng Nefertiti thực sự có thể được ẩn giấu
sau những bức tường của lăng mộ vua Tutankhamun 3.300 năm tuổi, các nhà
khảo cổ học do cựu bộ trưởng cổ vật Ai Cập Mamdouh Eldamaty cho biết.
Trong một báo cáo học thuật chưa được công
bố gần đây đã được trình bày trước Hội đồng Cổ vật tối cao Ai Cập, các
nhà khảo cổ học nghiên cứu về lăng mộ của vua Tut đã báo cáo về việc sử
dụng radar xuyên mặt đất của họ, phát hiện ra những gì họ nói là một khu
vực giống như hành lang ẩn giấu.
Đây được cho là nơi Nefertiti, người vợ và
là hoàng hậu vĩ đại, người lãnh đạo một trong những thời kỳ thịnh vượng
và ổn định nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại, được chôn cất.
Giả thuyết cho rằng Nefertiti có thể cùng
với vua Akhenaten, đã được chôn cất trong lăng mộ của vua Tut lần đầu
tiên được đưa ra bởi nhà Ai Cập học người Anh Nicholas Reeves vào năm
2015. Tuy nhiên, những tuyên bố này đã bị vấp phải những phản biện từ
một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Bách khoa Torino kết luận vào
năm 2017 rằng không có phòng ẩn trong hoặc xung quanh ngôi mộ.
Quay trở lại thông tin mới nhất được tiết
lộ, tiến sĩ Ray Johnson, một nhà Ai Cập học thuộc Viện Đông phương
Chicago, nói rằng các phát hiện của nhóm là rất thú vị bởi rằng rõ ràng
có một thứ gì đó ở phía bên kia của bức tường phía bắc của phòng chôn
cất.
Tuy nhiên, Zahi Hawass, một cựu bộ trưởng
cổ vật Ai Cập khác, bày tỏ nghi ngờ về những tuyên bố mới, khẳng định
rằng việc sử dụng radar xuyên mặt đất không bao giờ thực hiện bất kỳ
phát hiện nào tại bất kỳ địa điểm nào ở Ai Cập.
Về phần mình, tiến sĩ Reeves cho rằng đã
có những bằng chứng xác nhận rằng Nefertiti được chôn cất với danh dự
của một pharaoh. Reeves nhấn mạnh rằng bất kỳ sự thay đổi nào đối với
lăng mộ vua Tut nên được tổ chức cho đến khi một hội nghị chuyên gia
quốc tế có thể được tập hợp, đặc biệt là với các tác phẩm nghệ thuật vô
giá được đặt dọc theo các bức tường của phòng chôn cất vua Tut.
Ngôi mộ Tutankhamun được phát hiện vào năm
1922 bởi một cặp nhà khảo cổ học người Anh đã trở thành người sống đầu
tiên bước vào ngôi mộ trong hơn 3.000 năm. Hàng ngàn cổ vật từ đồ nội
thất đến xe ngựa, nhạc cụ và trò chơi trên bàn cờ đã được tìm thấy, với
nơi chôn cất vẫn là ngôi mộ pharaoh duy nhất từng được phát hiện nguyên
vẹn và không bị ảnh hưởng bởi thiên nhiên và nạn trộm cắp cổ vật.
Minh Long
Theo Sputnik
Xác chim 46.000 tuổi giữ bí mật về sự tiến hóa của Kỷ băng hà
Dân trí Trong một phát hiện
đáng chú ý mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một con chim cổ
đại bị đóng băng trong vùng băng vĩnh cửu của Siberia có niên đại từ Kỷ
băng hà cuối cùng.
Nhấn để phóng to ảnh
Các nhà khoa học trước đây đã tìm thấy xác và các bộ phận cơ thể từ
các động vật khác bị mắc kẹt trong băng vĩnh cửu, chẳng hạn như sói và
voi ma mút, với những phát hiện được ca ngợi là "vô giá" khi chúng cho
phép lấy lại DNA và nhân đôi RNA, một loại axit nucleic có trong mọi
sinh vật tế bào.
Tuy nhiên, trong báo cáo mới trên tạp chí
Communications Biology, phát hiện xác của loài chim 46.000 năm tuổi được
thực hiện bởi một nhóm thợ săn ngà hóa thạch địa phương ở làng Belaya
Gora ở Yakutia, miền bắc nước Nga đã mang đến những thông tin đáng chú ý
hơn.
Phát hiện này đã được chuyển cho các nhà
khoa học tại Trung tâm Palaeogenetic ở Thụy Điển, bao gồm Nicolas Dussex
và Love Dalén từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển, người đã thực
hiện các nghiên cứu niên đại xác minh rằng con chim này có thể sống
trong khoảng 44.000 đến 49.000 năm trước.
Các điều kiện của băng vĩnh cửu đã bảo tồn
chim rất tốt, hoàn chỉnh với lông, móng, da và mô mềm, vì nhiệt độ dưới
0 đủ thấp để loại trừ hầu hết sự phát triển của vi khuẩn và nấm, trong
khi không đủ lạnh để làm hỏng các mô. Các nhà nghiên cứu tin rằng mẫu
vật này có thể là loài chim đông lạnh được phát hiện đầu tiên từ Kỷ băng
hà.
Điều kiện đáng chú ý của phát hiện này
khiến cho các nhà khoa học tìm cách nghiên cứu di truyền của động vật cổ
đại là vô giá, vì DNA chiết xuất từ thân thịt cho thấy con chim là
một loài thụ động được gọi là Eremophila alpestris. Loài chim này rất có
thể là tổ tiên của hai phân loài khác nhau hiện đang tồn tại.
"Phát hiện này có thể tiết lộ rằng những
thay đổi khí hậu diễn ra vào cuối Kỷ băng hà cuối cùng đã dẫn đến sự
hình thành các phân loài mới", Love Dalén cho biết.
Giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu sẽ bao
gồm giải trình tự toàn bộ bộ gene của loài chim, hy vọng sẽ làm sáng tỏ
mối quan hệ của nó với các phân loài ngày nay.
"Điều này sẽ mở ra những cơ hội mới để
nghiên cứu sự tiến hóa của hệ động vật băng hà và hiểu được phản ứng của
chúng đối với biến đổi khí hậu trong 50-10.000 năm trước", Dussex nói
thêm.
Khôi Nguyên
Theo Sputnik
Phát hiện tường xây bằng xương người dưới nền nhà thờ ở Bỉ
Dân trí Mới đây, trong khi đào
nền một nhà thờ ở Ghent, Bỉ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những
bước tường xây bằng vật liệu ghê rợn: xương người, trong đó có cả xương
sọ vỡ.
Toàn bộ cuộc
đào bới phát lộ 9 bức tường, hầu hết xây bằng xương đùi và xương ống
chân người lớn. Phần giữa tường toàn là xương sọ, rất nhiều cái đã bị
vỡ.
Nhấn để phóng to ảnh
Toàn bộ cuộc đào bới phát lộ 9 bức tường, hầu hết xây bằng xương đùi và xương ống chân người lớn.
Theo chuyên gia của công ty Hà Lan Ruben
Willaert đang thi công ở đây thì những kết cấu đáng sợ này có vẻ là do
những người công nhân hàng trăm năm trước đã dọn dẹp một nghĩa địa để
lấy chỗ chôn những người khác hoặc để cải tạo một nhà thờ, và vì khi
giải phóng mặt bằng khu vực sân nhà thờ thì không thể vứt các bộ xương
đi đâu được vì người ta tin rằng xương là phần quan trọng nhất để người
chết được hồi sinh.
Việc bảo vệ những phần còn lại của xác
người quan trọng đến nỗi đôi khi người ta xây những ngôi nhà bằng đá dựa
vào các bức tường của nghĩa trang để cất những chiếc tiểu giữ xương sọ
và những khúc xương dài.
Các bức tường bằng xương này được tìm thấy
ở cạnh Bắc của nhà thờ thánh Bavo, trước đây là nhà thờ thánh John
Baptist hay còn gọi là thánh Jan. Xác định niên đại bằng carbon phóng xạ
cho thấy những bộ xương này có từ nửa cuối thế kỉ XV, nhưng các bức
tường sau đó đã được xây dựng lại vào thế kỉ XVII hoặc đầu XVIII.
Các tài liệu lịch sử cũng chứng minh thời
điểm đó là phù hợp. Một tài liệu có ghi rằng nghĩa trang của nhà thờ đã
được dọn đi trong nửa đầu của thế kỉ XVI và sau đó là vào năm 1784, khi
nghĩa trang không nhận thêm người nào nữa.
Cho dù là có niên đại bao nhiêu thì những
bước tường này vẫn là một phát hiện duy nhất. Các nhà nghiên cứu cho
biết họ không hề tìm thấy công trình tương tự ở bất cứ nơi nào khác ở
Bỉ. Hầu hết các nghĩa trang cổ đều có nhiều hố hoặc lớp đầy xương người
lộn xộn, còn xương xếp thành các kết cấu như là tường thế này, tức là
những người xây nên đều có chủ đích, thì chưa từng gặp bao giờ.
Cho dù là ai đã xây những bức tường này
thì chắc chắn là họ đã rất vội vàng, vì họ xếp lẫn cả xương nhỏ và xương
dễ vỡ như là xương sườn, đốt sống, xương bàn tay, bàn chân vào cùng.
Tuy nhiên, điều gây tò mò là các nhà khảo cổ không hề tìm thấy mảnh
xương cánh tay nào và họ đang tìm hiểu vì sao lại như vậy. Liệu là vì lý
do thuận tiện trong việc xếp xương cho chặt hay còn vì một lý do về tôn
giáo, tâm linh nào khác.
Những bức tường xương này là xương người
lớn cả nam và nữ nhưng không có xương trẻ em, điều này mâu thuẫn với
tuổi thọ của người thời đó, khi mà trẻ em hay bị chết vì bệnh tật. Nhưng
cũng có thể giải thích là do công việc dọn mộ, xương trẻ em nhỏ và dễ
gãy nên công nhân đã không thu nhặt lại.
Hiện nay những mảnh xương này được quy tập về Trường đại học Ghent để phục vụ công tác nghiên cứu.
Phạm Hường
Theo Live Science
Bí ẩn mộ cổ hoa 70.000 năm chôn cất một loài người khác
(NLĐO)- Không chỉ người tinh khôn mà một
loài người tuyệt chủng, từng được coi là man rợ, đã có phong tục tang
ma hết sức huyền bí với những ngôi mộ cổ đầy hoa.
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh được cho là "gây sốc" khi cho thấy người Neanderthals không phải một loài người cổ xưa man rợ, sống bầy đàn rồi bỏ xác khắp nơi. Từ 70.000 năm về trước, họ đã có những phong tục tang lễ hết sức đặc biệt
Theo
giáo sư Graeme Barker từ Viện Khảo cổ học McDonald ở Cambridge (Anh),
cuộc khai quật mới tại hang Shanidar ở Iraqi Kurdistan cho thấy những
hài cốt ở đây được chôn vùi có chủ ý.
Một trong các ngôi mộ cổ vừa được khai quật - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Tại
khu chôn cất được đặt tên là Shanidar Z, có tất cả 10 bộ xương của đần
ông, phụ nữ và trẻ em Neanderthals. Trước đây, khi người ta tìm thấy rất
nhiều phấn hoa cổ xung quanh vị trí các thi hài và cho rằng họ thực sự
đã được chôn cất, giả thuyết ấy đã gây tranh cãi.
Tuy nhiên lần
này các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng quyết định: ngoài việc được
đặt ngay ngắn vào trong một tầng hang riêng biệt, còn có dấu vết rõ ràng
của sự đào huyệt, giúp người chết được đặt nằm sâu hơn. Vì vậy, có thể
nói đó không chỉ là một cái hang có xương người mà là một nghĩa trang
của loài người tuyệt chủng Neanderthals.
Hang Shanidar - ảnh: James Gordon
"Trong
những năm gần đây, chúng ta đã tìm ra ngày càng nhiều bằng chứng rằng
người Neanderthal tinh vi hơn so với hiểu biết trước đây. Nếu họ đã sử
dụng hang Shanidar làm nơi tưởng niệm và chôn cất người chết, thì điều
đó sẽ là bằng chứng cho một nền văn hóa phức tạp" – giáo sư Pomeroy
tuyên bố.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Antiquity.
Người
Neanderthals được cho là xuất hiện khoảng 800.000 năm về trước, tức sớm
hơn người tinh khôn Homo sapiens chúng ta (còn gọi là người hiện đại)
khoảng 500.000 năm. Họ được cho là loài người cổ giống với chúng ta
nhất, có thể hình tốt, là những thợ săn dũng mãnh. Người Neanderthals
từng gặp gỡ người tinh khôn và có những cuộc hôn phối dị chủng, để lại
dấu vết sinh học trong DNA của nhiều người châu Âu hiện đại. Họ tuyệt
chủng khoảng 30.000-50.000 năm về trước.
A. Thư (Theo Live Science, BBC, Fox News)
Phát hiện một "loài người ma" ở Tây Phi, từng hôn phối với chúng ta
(NLĐO)- Xét nghiệm di truyền trên bốn
quần thể người Tây Phi đã hé lộ họ mang từ 2-19% yếu tố di truyền từ một
vị tổ tiên chưa từng biết, không phải loài người hiện đại Homo sapiens.
Dấu vết của một loài khác
trong dòng máu của của những người này cho thấy tổ tiên của họ từng có
sự hôn phối khác loài với những sinh vật khác cùng thuộc chi Người,
nhưng đã tuyệt chủng từ lâu. Đáng chú ý, đó không phải người
Neanderthals, người Denisovans hay bất kỳ loài người nào từng được xác định trong hồ sơ khảo cổ.
Kết
quả này rút ra từ nghiên cứu của Đại học California ở Los Angeles
(UCLA, Mỹ), dựa trên 4 quần thể người Tây Phi là các nhóm dân tộc
Yoruba, Esan, Mende và Gambian. Bộ gene của họ mang đến 2-19% yếu tố
khác loài, cho thấy các cuộc hôn phối giữa người Homo sapiens và loài người chưa từng biết này đã từng rất phổ biến.
Họ
là ai, hình dáng thế nào vẫn còn là một bí ẩn, bởi chưa có bất cứ một
hóa thạch nào của loài người bí ẩn này được khai quật và xác định. Vì
vậy, các nhà khoa học UCLA gọi những yếu tố di truyền từ họ là "DNA ma".
"Loài
người ma" chưa từng biết đến ở Tây Phi đã từng hôn phối với Homo
sapiens chúng ta, mà dấu vết duy nhất họ còn để lại trên trái đất là
trong dòng máu người Tây Phi - ảnh: Bob Wilder, University at Buffalo.
Như
nhiều nghiên cứu đó đã chứng minh, Homo sapiens chúng ta không phải
loài duy nhất thuộc chi Người, nhưng lại là loài duy nhất chưa tuyệt
chủng nên đã thống trị chi Người ngày nay. Thế nhưng, có lẽ không ai
trong chúng ta còn là một Homo sapiens thuần chủng vì trên đường di cư,
những cuộc hôn phối khác loài là phổ biến. Các nghiên cứu trước đó cho
thấy người Bắc Âu có thể mang đến 2% yếu tố Neanderthals trong DNA,
trong khi 40% người Châu Á vẫn lưu lại chút gì đó của tổ tiên khác loài
Denisovans.
Để
nghiên cứu cộng đồng Tây Phi này, nhóm nghiên cứu của UCLA đã dùng
chính DNA của 2 vị tổ tiên khác loài nổi tiếng nhất Neanderthals và
Denisovans để so sánh với bộ gene của 405 cá thể Tây Phi.
Kết quả
cho thấy vị tổ tiên bí ẩn ở Tây Phi này tách khỏi cây gia đình của con
người trong khoảng thời gian 360.000 đến 1,02 triệu năm về trước, tiến
hóa theo cách rất riêng, để rồi lại một lần nữa tìm thấy "người bà con
xa" Homo sapiens khoảng 124.000 triệu năm về trước.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Science Advances.
(NLĐO)- Một dòng giống cổ xưa của loài
người từng mang hàm răng to, khỏe như những con linh trưởng to lớn và
dũng mãnh thời hiện đại.
Nghiên cứu đứng đầu bởi nhà
nhân chủng học, tiến sĩ Adam van Casteren từ Đại học Washington ở St
Louis (Mỹ) đã phát tan giả thuyết rằng con người từng là những sinh vật
chủ yếu sống bằng thịt thú rừng, bởi việc tiêu thụ thực vật ở dạng thô
dễ làm hỏng hàm răng vốn nhỏ bé và dễ tổn thương.
Những bằng chứng mới đã vén màn bí ẩn về austrolopiths, một nhóm người cổ đại được chứng minh là tổ tiên của nhiều loài người sau này, bao gồm loài người hiện đại Homo sapiens chúng ta.
Hộp sọ austrolopiths - ảnh: BẢO TÀNG AUSTRALIA
Australopith
(hay australopithecine, australopithecus, Vượn người Phương Nam) là một
nhánh của chi Người cổ đại, đã tiến hóa ở miền đông châu Phi từ 4,2
triệu năm trước và tuyệt chủng khắp 1,9 triệu năm trước. Các bằng chứng
mới cho thấy khác với những loài hậu duệ, austrolopiths thời kỳ đầu có
một bộ hàm lớn, cơ hàm cực kỳ mạnh mẽ, răng to giống với các loài to lớn
khác trong bộ linh trưởng, ví dụ những chú tinh tinh.
"Tất cả các
thuộc tính này cho thấy chúng có khả năng tạo ra lực cắn lớn, do đó
không bị hạn chế đối với các thực phẩm cứng như các loại hạt, hạt giống,
các loại củ cứng dưới lòng đất" – tiến sĩ Casteren nói.
Hình ảnh phân tích men răng hé lộ chi tiết về hàm răng mãnh thú của tổ tiên chúng ta - ảnh: WASHINGTON UNIVERSITY IN ST LOUIS
Nghiên
cứu trên các mảnh vỏ hạt cứng nhất mà loài người hiện đại chắc chắn
không thể nào cắn nổi, các tác giả nhận thấy nó chỉ đủ tạo ra các vết
trầy rất nông ở bề mặt, không phải là tác nhân của các lỗ sau hay rãnh,
vết nứt ở men răng.
Điều này cho thấy từ thời tổ tiên rất xa xôi,
loài người đã tiến hóa để thích nghi với chế độ ăn đa dạng, bao gồm các
loại ngũ cốc và hạt. Khả năng ăn đa dạng, không phụ thuộc hoàn toàn vào
thịt là một trong những yếu tố giúp các loài người trong lịch sử có thể
chống chọi lại các hoàn cảnh khác nghiệt. Một trong những ví dụ rõ ràng
là Homo sapiens chúng ta, loài người có thể ăn hầu hết mọi loại thực
phẩm và trở thành loài duy nhất chưa tuyệt chủng của chi Người.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports.
A. Thư (Theo Nature, Science Daily)
"Hẻm núi những loài người khác" ẩn chứa nền văn minh đáng kinh ngạc
(NLĐO)- Những công cụ tinh vi có tuổi
đời 1,2-1,85 triệu năm, rất lâu trước khi loài người tinh khôn Homo
Sapiens ra đời, đã khiến giới khảo cổ kinh ngạc.
Một thời kỳ đồ đá khác, tiến
bộ đến khó tin đã từng xuất hiện trong lịch sử chi Người, từ khi địa cầu
còn được thống trị bởi những loài người
đã tuyệt chủng và còn lâu mới có dấu chân Homo sapiens chúng ta (Homo
sapiens chỉ có tuổi đời hơn 300.000 năm), nghiên cứu mới từ Đại học Kent
(Anh), cho thấy.
Nhóm khoa học gia đứng đầu bởi nhà khảo cổ
Alsstair Key đã dùng các kỹ thuật hiện đại để đánh giá độ sắc nét và độ
bền của các mẫu đá bazan, đá trầm tích chert và thạch anh được thu thập
từ hẻm núi kỳ dị Olduvai ở Tanzania (Đông Phi), "thánh địa" của những
loài người khác đã tuyệt chủng.
Hẻm núi Olduval - ảnh: Shadows of Africa
Các
mẫu vật cho thấy chúng không chỉ là công cụ của con người, mà còn đủ
tốt và tinh vi không kém cạnh các công cụ mà Homo sapiens chúng ta từng
dùng vào thời đồ đá của mình. Không những thế, những con người tuyệt
chủng còn biết chọn lọc loại đá phù hợp với mục đích sử dụng: thạch anh
sắc nhất nhưng kém bền, có thể dùng để cắt các mô cơ mềm của động vật,
trong khi đá bazan cho những lưỡi dao cùn nhất nhưng chắc nhất thì dùng
cho các động tác cần sức mạnh nhưng ít tinh tế.
Một lưỡi dao bằng đá chert - ảnh do nhóm nghiên cứu ccung cấp
Sự
cải tiến công cụ xuất hiện rõ: những con người nơi đây đã tối ưu hóa
các công cụ suốt thời kỳ 1,85 đến 1,2 triệu năm, khiến chúng ngày càng
tiện dụng hơn.
Một công cụ khác đang được phân tích - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Phát
hiện trên đã "thể hiện sự phức tạp chưa từng thấy trong cách xem xét
chức năng nguyên liệu thô, được quản lý linh hoạt bởi nhiều loài người
khác nhau", theo tuyên bố của nhóm tác giả.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of the Royal Society Interface.
Hẻm
núi Olduvai trải dài đến 48 km, có địa hình dốc đứng. Nơi đây từng hé
lộ dấu tích của nhiều loài người tuyệt chủng như Homo habilis, Homo
erectus, vượn nhân hình Paranthropus boisei, và sau này là cả tổ tiên
Homo sapiens của chúng ta.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét