Đường phố ở thủ đô Copenhagen năm 1931. Ảnh: Global Look Press
1. Vụ đổ vỡ tại Đan Mạch
Thất
bại lớn nhất của Tình báo Liên Xô không phải là do Cơ quan mật vụ Đức
Quốc xã (Gestapo) hay Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) khui ra, mà là
cảnh sát Đan Mạch không mấy tên tuổi. Trong lịch sử văn học, thất bại
này được mô tả với cái tên “Cuộc gặp của những trùm tình báo”.
Nguyên
nhân đổ vỡ xuất phát từ việc các điệp viên Liên Xô đã không chú ý đúng
mức đến chỉ thị từ Moscow về không tuyển mộ cơ sở là những người của
đảng Cộng sản Đan Mạch. Đây là những người trung thành với Liên Xô,
nhưng họ là mối nguy, vì bị các cơ quan tình báo, phản gián sở tại theo
dõi thường trực.
Chính từ hoạt động giám sát nhằm vào
những người cộng sản Đan Mạch này, cảnh sát Copenhagen đã lần ra
Alexander Ulanovsky, người chỉ huy lưới tình báo Liên Xô tại Đan Mạch.
Ngày 20/2/2035, cảnh sát đột kích vào một căn hộ khi Ulanovsky và đồng
nghiệp đang trao đổi, bàn bạc công việc.
Ulanovsky, 3
nhân viên tình báo Liên Xô cùng với 10 điệp viên nước ngoài (2 người
Mỹ, 8 người Đan Mạch) bị bắt giữ. Trong đó, hai nhân viên tình báo Liên
Xô được phái sang dưới dạng “tình cờ”, không có ý ở lại Copenhagen: Họ
đang trên đường từ Đức trở về Liên Xô và đơn giản chỉ là nghỉ dừng chân ở
thủ đô Đan Mạch để thăm một người bạn cũ.
Hệ quả từ
“Cuộc gặp những ông trùm tình báo” chính là việc mạng lưới tình báo của
Liên Xô lập tại Đan Mạch bị bóc dỡ hết. Liên Xô không có quá nhiều lợi
ích tại Đan Mạch. Nhưng thông qua đất nước vùng Scandinavia này, Moscow
có điều kiện để thu thập tin tức về Đức quốc xã. Chỉ vì sai lầm của
Ulanovsky, Liên Xô phải tìm cách thiết lập một kênh thu tin mới.
2. Cú sẩy chân của Ramsay
Đây
chính là điệp viên giá trị nhất của Liên Xô ở nước ngoài. Từ năm 1933,
nhà báo người Đức Richard Sorge, được Moscow đặt mật danh “Ramsay”, sống
và làm việc tại Nhật Bản. Ông trở thành nguồn cung cấp thông tin mật
chủ chốt cho tình báo Liên Xô về tình hình tại quốc gia phương Đông
này.
Điệp viên Richard Sorge. Ảnh: Sputnik
Mùa
thu năm 1941, chính Sorge là người đã cung cho lãnh đạo tại
Moscow thông tin tình báo quan trọng khẳng định Nhật Bản sẽ không tấn
công Liên Xô và thực chất đang hướng sự thù hằn sang Mỹ. Nhờ đó, giới
lãnh đạo, tướng lĩnh Liên Xô đi tới quyết định điều chuyển nhiều sư đoàn
từ Serbia, Viễn Đông về Moscow, nơi đang cần chi viện lớn để đánh bại
cuộc tấn công của quân Đức trong chiến dịch “Cơn lốc”.
Thế
nhưng, đến tháng 10 năm đó, Ramsay bị bắt. Xuất hiện nhiều giả thuyết
về sự đổ vỡ này. Có thông tin cho rằng bức điện mà ông gửi về Moskva đã
bị chặn thu, giải mã. Người khác nói ông bị phản bội bởi một điệp viên
trong lưới hoạt động ở Nhật Bản. Cũng có tin cho rằng cảnh sát Nhật Bản
theo dõi những người cộng sản bản địa từng được tình báo Liên Xô tuyển
mộ và có liên hệ với Sorge và phát hiện ra điệp viên trùm sò của Liên
Xô.
Ngày 18/10/1941, Richard Sorge và 24 điệp viện
trong mạng lưới của ông bị bắt. Cuộc điều tra kéo dài trong nhiều năm.
Đến ngày 7/11/1944, đúng vào dịp kỉ niệm 27 năm ngày nổ ra cuộc Cách
mạng Tháng Mười Nga, Sorge bị chính quyền Nhật Bản đem ra xử tử hình
bằng hình thức treo cổ tại nhà tù Sugamo. Tình báo Liên Xô nhiều năm sau
đó mất đi một nguồn tin tin cậy ở Nhật Bản.
3. Vụ ám sát von Papen bất thành
Năm
1939, Đức bổ nhiệm Franz von Papen làm Đại sứ mới tại Ankara. Ông này
là một chính trị gia lão luyện, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Nhiệm
vụ của von Papen là lôi kéo Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến và đứng về phe Trục
(Axis Power) với Đức, Ý, Nhật Bản.
Ngoài ra, Von Papen
còn có toan tính riêng cho bản thân. Với mối quan hệ ngoại giao rộng,
ông này bí mật thăm dò khả năng đạt thỏa thuận hòa bình giữa Đức với các
đồng minh phương Tây mà không tính đến lợi ích của Liên Xô. Von Papen
kỳ vọng sẽ có được một chức vụ nổi bật trong chính quyền mới (không có
Hitler).
Do viên Đại sứ Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ trở nên quá
nguy hiểm với Liên Xô, tình báo nước này quyết định phải thủ tiêu von
Papen. Moskva hy vọng vụ sát hại von Papen không chỉ tạo ra rạn nứt
trong quan hệ Ankara-Berlin, mà trong kịch bản “thuận lợi nhất” nó còn
có thể gây ra cuộc chiến giữa hai nước.
Ngày
24/2/1942, Omer Tokat, một điệp viên do tình báo Liên Xô tuyển mộ, tìm
cách tiếp cận Von Papen trên phố. Điệp viên này mang theo bom, nhưng
thật không may trái bom kích hoạt sớm hơn dự kiến, khiến người này thiệt
mạng, trong khi Đại sứ Đức và vợ chỉ bén nhiệt chút xíu từ đám
cháy, không bị thương.
Cơ quan an ninh Thổ Nhĩ Kỳ
nhanh chóng thiết lập và siết chặt vòng vây nhằm vào số người tham gia
kế hoạch ám sát này, phát hiện ra vai trò chủ chốt của hai sĩ quan tình
báo Liên Xô dưới vỏ bọc đại diện thương mại là Leonid Korrnilov và
Georgy Mordvinov. Không chỉ bắt giữ hai người này, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ
thậm chí còn phong tỏa Đại sứ quán Liên Xô trong nhiều ngày.
Tòa
án tại Ankara kết án 20 năm tù đối với Kornilov và Mordvinov. Tuy
nhiên, khi Đức quốc xã bắt đầu hứng chịu thất bại ở một số mặt trận và
Thổ Nhĩ Kỳ dần nhích lại gần phe Đồng minh, mức án đối với hai sĩ quan
tình báo Liên Xô được giảm xuống. Tháng 8/1944, cả hai được phóng thích
và đưa về Moscow.
Theo baotintuc.vn
3 thất bại lớn nhất của tình báo Liên Xô
Trung Hiếu |
Một nguyên nhân chính khiến tình báo Liên Xô thất bại ở nước
ngoài là tuyển những người cộng sản ở đây – tuy đáng tin nhưng lại bị
cảnh sát theo dõi.
1. Thất bại “toàn tập” ở Đan Mạch
Thất bại lớn
nhất của tình báo Xô viết không phải là trong tay Gestapo (mật vụ phát
xít Đức) hoặc CIA (tình báo trung ương Mỹ), mà là trong tay lực lượng
cảnh sát “khiêm tốn” của Đan Mạch. Trong ghi chép lịch sử, vụ này được
gọi là “cuộc gặp của các trùm gián điệp”.
Đường phố Copenhagen năm 1931. Ảnh: Global Look Press.
Nguyên nhân của vấn đề ở đây là các đặc vụ Liên Xô
đã không chú ý đúng mức đến một chỉ thị từ Moscow yêu cầu không tuyển
những người cộng sản Đan Mạch. Mặc dù những đảng viên cộng sản này trung
thành với Liên Xô, họ lại tạo ra mối nguy hiểm lớn do thường xuyên bị
các cơ quan thực thi pháp luật sở tại theo dõi.
Chính việc theo dõi những người cộng sản
đã dẫn cảnh sát Copenhagen tới chỗ phát hiện ra Alexander Ulanovsky,
người phụ trách mạng lưới điệp viên Xô viết ở Đan Mạch. Vào ngày
20/2/1935, cảnh sát Đan Mạch xông vào một căn hộ mà Ulanovsky đang gặp
gỡ với người của mình.
Ulanovsky, 3 sĩ quan tình báo Liên Xô, cùng
10 điệp viên nước ngoài (gồm 2 người Mỹ và 8 người Đan Mạch) đã bị bắt
giữ. Hai trong số các sĩ quan tình báo Liên Xô được cho là không ở lại
Copenhagen, họ đang từ Đức trở về Liên Xô và đơn giản dừng chân ở đây để
thăm một người bạn cũ.
Do cuộc gặp của “các trùm mạng lưới tình
báo” bị phanh phui, toàn bộ hệ thống tình báo Liên Xô ở Đan Mạch đã bị
bóc gỡ. Quốc gia Scandinavia này không phải là mối quan tâm lớn đối với
Liên Xô nhưng thông qua đây, Moscow cũng thu được nhiều thông tin mật về
Đệ tam Đế chế (tức chế độ Đức Quốc xã). Do lỗi của Ulanovsky, một kênh
tình báo mới phải được thiết lập sau đó. 2. Ramsay bị lộ
Đây
là một trong các điệp viên có giá trị nhất của Liên Xô ở nước ngoài. Từ
năm 1933, nhà báo Đức Richard Sorge (Moscow đặt mật danh ‘Ramsay’ cho
người này) sống và làm việc ở Nhật Bản, trở thành nguồn thông tin mật
chính cho cơ quan tình báo Liên Xô về đất nước phương Đông đó.
Chính Sorge
vào mùa thu 1941 đã cung cấp cho ban lãnh đạo Liên Xô thông tin tình
báo quan trọng: Nhật Bản sẽ không tấn công Liên Xô trong tương lai gần,
mà chuyển hướng tấn công sang Mỹ. Do vậy, quân đội Xô viết có thể điều
các sư đoàn của mình từ Siberia và Viễn Đông về Moscow để đáp ứng nhu
cầu khẩn cấp ngăn chặn cuộc tiến công của Đức vào thủ đô Moscow (chiến
dịch Typhoon).
Tuy nhiên vào tháng 10 năm đó, Ramsay bị lộ tẩy. Có
nhiều giả thuyết về những gì đã xảy ra với ông, như sau: 1- Các bức
điện của ông đã bị chặn và giải mã; 2- ông đã bị một trong các điệp viên
của mình phản bội; 3- cảnh sát Nhật đang theo dõi những người cộng sản
địa phương - những người đã được tình báo Liên Xô chiêu mộ và duy trì
liên lạc với Sorge, cuối cùng giúp cơ quan thực thi pháp luật của Nhật
lần ra ông.
3. Nỗ lực ám sát bất thành Đại sứ Đức von Papen
Năm
1939, phát xít Đức bổ nhiệm tân Đại sứ ở Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ). Franz von
Papen là một chính trị gia giàu kinh nghiệm, một nhà ngoại giao khéo
léo, và một cựu thủ tướng của Cộng hòa Weimar. Nhiệm vụ của ông ta là dụ
Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến cùng phe với phe Trục (phe phát xít).
Gia đình Đại sứ Đức von Papen. Ảnh: Getty.
Ngoài
ra, von Paen còn chơi trò của riêng mình. Với các mối quan hệ ngoại
giao sâu rộng, ông ta bí mật kiểm tra cơ sở cho việc ký kết một hòa ước
giữa Đức và các nước đồng minh phương Tây mà không tính đến lợi ích của
Liên Xô. Ông ta khi ấy hy vọng có một vị trí nổi bật trong chính phủ mới
(không có Hitler).
Do
nhân vật Đại sứ này ngày càng trở nên quá nguy hiểm đối với Liên Xô,
người ta quyết định phải trừ khử ông ta. Moscow hy vọng rằng vụ ám sát
von Papen sẽ không chỉ gây ra mối bất hòa giữ Ankara và Berlin, mà còn
trong kịch bản tốt nhất, có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh giữa 2 nước
Thổ và Đức.
Vào ngày 24/2/1942, Omer Tokat, được tình báo Liên Xô
tuyển dụng, đã tiếp cận von Papen trên phố. Anh ta mang theo một quả
bom, nhưng rủi thay nó phát nổ trước kế hoạch, khiến kẻ tấn công chết
tại chỗ còn vị Đại sứ Đức và phu nhân chỉ bị lắc nhẹ do sóng từ vụ nổ.
Các cơ quan an ninh Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng khoanh vùng các đối tượng dính líu vào vụ ám sát. Phía Thổ Nhĩ Kỳ
đã bao vây Đại sứ quán Liên Xô trong vài ngày, ra yêu sách được gặp 2
nhân viên của phái đoán thương mại Liên Xô (thực chất là nhân viên mật
vụ Liên Xô), đó là Leonid Kornilov và Georgy Mordvinov (Pavlov).
Tòa
án Thổ Nhĩ Kỳ kết án Kornilov và Mordvinov 20 năm tù giam. Tuy nhiên,
do phát xít Đức bắt đầu hứng chịu nhiều thất bại ngoài mặt trận và Thổ
Nhĩ Kỳ chuẩn bị tìm kiếm mối quan hệ thân thiện với phe Đồng minh nên
hạn tù của hai người được giảm xuống. Vào tháng 8/1944, cả hai sĩ quan
tình báo này được phóng thích và gửi về Moscow./.
Iran ngày 20.7 tiếp tục tử hình một người với cáo buộc làm gián điệp cho CIA, vụ thứ 2 trong vòng vài tuần gần đây.
Tử tù Mahmoud Mousavi Majd bị cáo buộc đã theo dõi tướng chỉ huy đặc
nhiệm Qassem Soleimani (ảnh) nhưng không liên quan đến vụ không kích hồi
tháng 1
Reuters
AFP ngày 20.7 dẫn thông báo của cơ quan tư pháp Iran cho biết nước
này đã thi hành án tử hình đối với một người với cáo buộc làm gián điệp
cho Mỹ và Israel.
Người bị tử hình vào sáng 20.7 là ông Mahmoud Mousavi Majd. Hành động của ông này bị cho là phản bội đất nước.
Theo
Reuters, ông Majd bị bắt vào năm 2018 và từng do thám chỉ huy lực lượng
đặc nhiệm Quds, tướng Qassem Soleimani. Ông Soleimani thiệt mạng trong cuộc không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ hồi tháng 1. Ông Majd được cho là không liên quan đến vụ tấn công nói trên.
Iran sẽ tử hình "gián điệp" giúp CIA nắm thông tin về tướng Vệ binh Cách mạng Soleimani
Đây là vụ xử tử thứ 2 trong vòng vài tuần qua đối với những người
làm gián điệp tại Iran. Hôm 14.7, cơ quan tư pháp Iran thông báo nước
này đã xử tử cựu quan chức Bộ Quốc phòng Reza Asgari vì ông này bán
thông tin về chương trình tên lửa của Iran cho CIA. Vụ tử hình được thực
hiện vào tuần trước đó.
Năm 2019, Iran thông báo đã bắt giữ 17 người làm gián điệp cho CIA. Vụ tử hình mới nhất diễn ra giữa thời điểm nhiều người dân Iran lên mạng xã hội phản đối án tử đối với 3 người tham gia cuộc biểu tình chống chính phủ hồi tháng 11.2019.
Theo Reuters, một số nhà hoạt động nhân quyền cho rằng bản án nhằm
đe dọa các cuộc biểu tình trong tương lai. Luật sư Babak Paknia, đại
diện cho một trong 3 phạm nhân nói trên, ngày 19.7 cho biết việc hành
hình đã được hoãn lại.
Tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa trong những màn phù phép của CIA
Thứ năm, ngày 23/07/2020 08:31 AM (GMT+7)
AaAa+
Cuộc đảo chính ngày 1/11/1963 đã kết
thúc chương đầu tiên trong lịch sử can thiệp của Mỹ vào miền Nam Việt
Nam. Tuy nhiên, Mỹ đã không từ bỏ mưu đồ để rồi phải nếm thêm "trái
đắng" ở chương can thiệp tiếp theo.
Những thất bại nặng nề mà Mỹ gánh
chịu đã bị phơi bày qua các tài liệu do Cục Tình báo Trung ương Mỹ
(CIA) giải mật, được sử gia T.A-hơn (Thomas L.Ahern, Jr.) tổng hợp trong
cuốn sách có nhan đề "CIA and the Generals" (CIA và các tướng lĩnh).
Báo Quân đội nhân dân xin trích giới thiệu một số nội dung chính trong
cuốn sách này.
Có một thực tế rõ ràng, đó là sau cuộc đảo chính
dẫn tới cái chết của Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, CIA thật sự gặp rất
nhiều khó khăn không chỉ từ việc bị Tòa đại sứ "kiểm soát" mà còn do
tình hình rối ren của Sài Gòn khi các tướng lĩnh đấu đá lẫn nhau để
tranh giành quyền lợi.
Tướng Nguyễn Khánh (bên phải) trong cuộc họp báo ngày 30/1/1964. Ảnh tư liệu
"Anh em" đối đầu
Cho
đến trước khi Ngô Đình Diệm bị sát hại, Tổng thống G.Ken-nơ-đi (John
F.Kennedy) đã tăng nhân sự Mỹ từ con số 875 lên 16.000 người, trong đó
nhân sự CIA hoạt động tại Trạm Sài Gòn khoảng 200 người và đóng vai trò
lớn trong lịch sử ngắn ngủi của chế độ chính trị miền Nam Việt Nam. Vậy
nhưng, thế sự đã đổi thay khó lường!
Chỉ một ngày sau đảo chính,
ông Bùi Diễm, một chính trị gia gốc đảng Đại Việt có nhiều quan hệ với
CIA cho CIA biết, các tướng đảo chính sẵn sàng nghe khuyến nghị của CIA
trong việc xây dựng "chế độ mới". Tuy nhiên, Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn
C.Lốt-giơ (Cabot Lodge) không muốn CIA quan hệ quá cận kề với các ông
tướng. CIA không còn được toàn quyền tự do hành động mà tất cả đều phải
do Tòa đại sứ đóng vai trò chủ chốt. Một quy tắc mà Đại sứ C.Lốt-giơ đưa
ra bắt buộc ai cũng phải thuộc nằm lòng là "chỉ được triển khai chiến
thuật chứ không được tham gia hoạch định chiến lược". Trong khi đó, theo
các báo cáo hằng ngày CIA gửi về trụ sở ở Lang-li (bang Vơ-gi-ni-a) thì
sau đảo chính, không khí chính trị Sài Gòn rất bấp bênh.
Ngày
4/11/1963, do sự khẩn khoản của tướng Trần Văn Đôn, Đại sứ C.Lốt-giơ
"cho phép" CIA báo cáo với tướng Dương Văn Minh về các chương trình bí
mật mà CIA đang tiến hành và CIA muốn tận dụng cơ hội này cố vấn cho
tướng Dương Văn Minh về một số vấn đề chính trị. Dẫu vậy, Đại sứ
C.Lốt-giơ chỉ "cho phép" CIA cố vấn trong lĩnh vực tình báo và an ninh.
Ngày
5/11/1963, Trưởng phân cục Viễn Đông CIA U.Côn-bi (William Colby) đến
Sài Gòn và có nhiều cuộc tiếp xúc chính trị với các tướng lĩnh. Qua
chuyến công tác, ông U.Côn-bi báo cáo về Trụ sở rằng Đại sứ C.Lốt-giơ
muốn chỉ huy mọi chuyện ở Sài Gòn theo ý mình. Giữa lúc đó, sáng
22/11/1963, Tổng thống G.Ken-nơ-đi bị ám sát tại TP Đa-lát (bang
Tếch-dớt). Tổng thống L.Giôn-xơn (Lyndon B. Johnson) lên thay, quyết
định giải quyết tình trạng bế tắc trong quan hệ giữa Tòa đại sứ và CIA ở
Sài Gòn, trước lo ngại uy tín của chính quyền Oa-sinh-tơn sẽ bị tổn hại
khi năm 1964-năm bầu cử tổng thống Mỹ, đang đến gần.
Ngày
2/12/1963, đích thân Tổng thống L.Giôn-xơn chọn P.Xin-va (Peer de Silva)
làm Trưởng trạm CIA tại Sài Gòn thay thế G.Ri-chớt-xơn (John
Richardson) về nước từ tháng 10/1963. Vào đêm trước khi bay sang Sài
Gòn, P.Xin-va được Tổng thống Mỹ triệu tập đột xuất để dặn dò ông cẩn
thận, tránh đối đầu với Đại sứ C.Lốt-giơ. Ngày 7/12, Tổng thống
L.Giôn-xơn đánh điện cho Đại sứ C.Lốt-giơ với lời dặn rằng ông mong muốn
có mối quan hệ tốt đẹp giữa Trưởng trạm CIA với Đại sứ: "Điều quan
trọng trước tiên là giữa ông và ông ấy phải hoàn toàn hiểu nhau và hợp
tác với nhau... Tôi không chỉ quan tâm đến sự hợp tác hiệu quả lâu dài
mà còn muốn tránh để xảy ra những cuộc cãi vã ồn ào trên mặt báo". Ai hơn ai?
Trước
tình hình đó, các tướng Sài Gòn vẫn không ngừng chia rẽ và hất cẳng
nhau. Giữa tháng 12/1963, tướng Dương Văn Minh thuyên chuyển tướng
Nguyễn Khánh ra Vùng I chiến thuật ở Đà Nẵng. Đầu tháng 1/1964, tướng
Dương Văn Minh tự phong làm Tổng tư lệnh quân đội. Theo nhận định của
CIA, chỉ có tướng Dương Văn Minh là "có ấn tượng của một nhà lãnh đạo có
khả năng liên kết nhóm tướng lĩnh võ biền với giới chính khách dân sự
lại với nhau". Nhưng tướng Dương Văn Minh bị cho là "yếu đuối, ngây thơ
về chính trị, nên có thể dễ dàng bị cấp dưới lật đổ".
Trong khi
đó, Trưởng trạm CIA P.Xin-va vừa đến Sài Gòn đã được tướng Nguyễn Khánh
săn đuổi ráo riết. P.Xin-va không muốn dính sâu vào chuyện đấu đá của
các tướng nên lần lữa hẹn đến cuối tháng 1/1964, để rồi sau đó hủy cuộc
hẹn do bị Đại sứ C.Lốt-giơ cấm! Tướng Khánh lập tức quay sang tiếp xúc
với Đại tá G.Uyn-xơn (Jasper Wilson) thuộc Phái bộ viện trợ quân sự tại
Việt Nam (MACV). Cuộc họp giữa G.Uyn-xơn với tướng Nguyễn Khánh nhận
được cái gật đầu đồng ý của Đại sứ C.Lốt-giơ. Tại đây, tướng Nguyễn
Khánh thông báo thành phần 5 tướng trong vụ án "các sĩ quan Đà Lạt", còn
gọi là "nhóm tướng trung lập", gồm: Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Lê Văn
Kim, Mai Hữu Xuân và Nguyễn Văn Vỹ, với cáo buộc nhóm tướng lĩnh này
"âm mưu câu kết với người Pháp trung lập hóa miền Nam Việt Nam".
Vào
lúc 15 giờ 15 phút ngày 30/1/1964, Đại tá G. Uyn-xơn từ Bộ chỉ huy Lữ
đoàn Dù thông báo với Tòa đại sứ rằng, tướng Nguyễn Khánh cùng tướng
Trần Thiện Khiêm sẽ làm đảo chính trong vòng vài giờ nữa để loại các
tướng trung lập ra khỏi thành phần chính phủ, và rằng tướng Dương Văn
Minh đã được thông báo và đồng ý. 20 phút sau, Phó đại sứ Đ.Nét (David
Nes) triệu tập Trưởng trạm CIA P.Xin-va đến Tòa đại sứ để thông báo.
"Nhóm tướng trung lập" cuối cùng bị đưa lên Đà Lạt giam lỏng trong khi
tướng Dương Văn Minh được giữ lại làm Quốc trưởng.
Câu hỏi đặt ra
đối với CIA là giúp tướng Dương Văn Minh, rồi giúp tướng Nguyễn Khánh,
Mỹ có làm cho các tướng đoàn kết với nhau và có huy động được sự ủng hộ
của quần chúng miền Nam trong công cuộc chống "Việt Cộng" hay không? Câu
trả lời là "không". Chính vì vậy, CIA cam kết ủng hộ tướng Nguyễn
Khánh, nhưng đồng thời vẫn tiếp tục duy trì tất cả các quan hệ với các
nhóm chính trị đối lập, như đảng Đại Việt. Theo CIA, mọi nỗ lực của Mỹ
đối với Ngô Đình Diệm trong năm 1955, cũng như sau này đối với tướng
Dương Văn Minh, tướng Nguyễn Khánh chỉ có kết quả kéo dài một tình trạng
không tránh được là sụp đổ.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét