Thứ Hai, 13 tháng 7, 2020

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 180

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Steve Jobs - Thiên Tài Không Bằng Cấp, Vực Dậy Apple Và Khiến Cả Thế Giới Phải Thán Phục

Chiến tranh thuốc phiện: Hải chiến với người Anh và mối hận trăm năm trong lịch sử Trung Quốc

Thứ Hai, ngày 29/06/2020 00:30 AM (GMT+7)

Sự thất bại trong chiến tranh thuốc phiện mãi mãi là mối hận không thể xóa nhòa trong lịch sử Trung Quốc. Tự cho mình là quốc gia mạnh nhất thế giới thời bấy giờ, Trung Quốc dưới đế chế Thanh triều đã chuốc lấy thất bại cay đắng trước quân Anh và chấp nhận để ngoại bang đầu độc cả đất nước bằng “thứ bột trắng ma quỷ”.

Chiến tranh thuốc phiện: Hải chiến với người Anh và mối hận trăm năm trong lịch sử Trung Quốc - 1
Giao thương của Trung Quốc với phương Tây ban đầu khá thuận lợi (ảnh minh họa)
Giao thương giữa Trung Quốc và các nước phương Tây đã manh nha từ những năm 1550 ở thời nhà Minh. Tới thời nhà Thanh, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và phương Tây, đặc biệt là với Anh, Pháp, Tây Ban Nha, phát triển rất mạnh mẽ.
Theo Bách khoa Toàn thư lịch sử Trung Quốc, người phương Tây tỏ ra rất ưa chuộng những hàng hóa Trung Quốc như lụa, sứ, nhân sâm, đồ thủ công mỹ nghệ và đặc biệt là trà.
Nhà Thanh quy định hàng hóa Trung Quốc bắt buộc phải trao đổi với phương Tây bằng vàng hoặc bạc. Vào khoảng thế kỷ 17, các nước như Anh, Pháp, Tây Ban Nha đẩy mạnh việc chinh phục, khai thác thuộc địa nên việc kiếm bạc, vàng để giao dịch với Trung Quốc không quá khó khăn.
Tuy nhiên, quan hệ giữa Trung Quốc với phương Tây cũng tồn tại sự bất đối xứng. Các nước phương Tây mua rất nhiều hàng hóa của Trung Quốc, giúp nhà Thanh kiếm hàng chục triệu lượng bạc.
Ngược lại, nhà Thanh tự cho rằng chẳng việc gì phải mua hàng ngoại nhập vì sản vật Trung Quốc dồi dào, lúc nào cũng có sẵn. Trong một nền kinh tế tự cung tự cấp như nhà Thanh, hàng hóa phương Tây rất khó bán. Nhà Thanh chỉ quan tâm đến một số mặt hàng như vũ khí, đồng hồ của phương Tây mà thôi. Vì vậy, giao thương với phương Tây, Trung Quốc là bên hưởng lợi.

Chiến tranh thuốc phiện: Hải chiến với người Anh và mối hận trăm năm trong lịch sử Trung Quốc - 2
Người Anh buôn thuốc phiện khiến xã hội Trung Quốc suy thoái nghiêm trọng (ảnh: Sohu)
Vào khoảng thế kỷ 17, 18, kinh tế các nước như Anh, Pháp, Tây Ban Nha phát triển rất mạnh mẽ. Họ cần một lượng lớn vàng, bạc để đúc tiền kim loại. Sự kiện một số quốc gia ở châu Mỹ như Mỹ, Mexico tuyên bố độc lập cũng khiến những cường quốc châu Âu mất hẳn một thuộc địa giàu tài nguyên. Điều này khiến các nước phương Tây rơi vào “cơn khát thị trường”. Đặc biệt là việc tìm nguồn bạc để tiếp tục giao dịch với Trung Quốc rất khó khăn.
Người Anh cảm thấy buôn bán với Trung Quốc khiến họ bị lỗ rất nhiều. Anh quốc “đau đầu” tìm cách thu lại số bạc đã đổ vào Trung Quốc và họ tìm ra một thứ hàng hóa đặc biệt: Thuốc phiện - hay còn được người Trung Quốc bấy giờ gọi là “nha phiến”.
Từ thời nhà Đường, thuốc phiện đã được một số danh y sử dụng như một dược liệu giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc phiện cũng rất dễ gây nghiện, tàn phá nặng nề thể chất, tinh thần người sử dụng nên dần bị hạn chế, theo Sohu.
Người Anh có được nguồn cung thuốc phiện từ Ấn Độ, ra sức tuồn hàng vào Trung Quốc. Nhà Thanh ban đầu chấp nhận thuốc phiện như một loại hàng hóa nhập khẩu vì có thể đánh thuế cao.
Mỗi năm Trung Quốc nhập từ 4.000 – 6.000 rương thuốc phiện của Anh. Mỗi rương thuốc phiện ban đầu có có giá khoảng 150 lượng bạc nhưng dần dần được đẩy lên 350 lượng. Thương thân Anh quốc dần dà kiếm bộn tiền từ việc bán thứ thuốc độc hại cho người Trung Quốc.
Chiến tranh thuốc phiện: Hải chiến với người Anh và mối hận trăm năm trong lịch sử Trung Quốc - 3
Lâm Tắc Từ chống “quốc nạn” thuốc phiện (ảnh minh họa)
Đến năm 1773, công ty Đông Ấn của Anh đã chiếm độc quyền mua bán thuốc phiện của Ấn Độ. Việc bán thuốc phiện cho Trung Quốc lại càng được đẩy mạnh hơn nữa. Năm 1796, nhận ra tác hại khủng khiếp của thuốc phiện đối với kinh tế - xã hội, nhà Thanh cấm buôn bán mặt hàng này trong nước.
Nhà Thanh cho rằng, thuốc phiện bị người phương Tây khinh rẻ, coi như bùn đất, vậy mà mang vào bán ở Trung Quốc, lại trở nên quý như vàng bạc.
Theo Sohu, lệnh cấm buôn bán thuốc phiện được ban ra, các thương nhân Anh “lách luật” bằng cách mua nhiều thuyền cũ rồi biến chúng thành nhà kho nổi, trữ thuốc phiện trên đất liền rất ít. Quan lại Trung Quốc phần đông tham nhũng, ăn hối lộ nhiều nên để mặc cho thương nhân Anh buôn lậu thuốc phiện vào trong nước.
Sau này quan đại thần nhà Thanh là Lâm Tắc Từ được cử đi chống thuốc phiện. Khi tra sổ sách, ông kinh ngạc vì trong 20 năm kể từ khi thuốc phiện bị cấm bán, quan lại địa phương không phát hiện bất kỳ vụ buôn lâu nào.
Do tác hại của thuốc phiện, xã hội Trung Quốc ngày càng xuống cấp trầm trọng. Vàng bạc trong nước thất thoát rất nhiều. Trung Quốc từ một nước xuất siêu trở thành nhập siêu. Giá bạc tăng cao, kéo theo vật giá leo thang, đời sống của người dân khổ càng thêm khổ.
Năm 1810, Hoàng đế Đạo Quang nhà Thanh đẩy mạnh chính sách chống thuốc phiện. Ông nhận định, nếu không nhanh chóng cấm tiệt thứ “quốc nạn” thuốc phiện, không những người dân tan nhà nát cửa mà đất nước cũng suy vong.
Chiến tranh thuốc phiện: Hải chiến với người Anh và mối hận trăm năm trong lịch sử Trung Quốc - 4
Hải quân Anh được xem là mạnh hàng đầu thế giới lúc bấy giờ (ảnh minh họa)
Đạo Quang quy định, thuyền của thương nhân ngoại quốc phải bị lục soát nghiêm ngặt, nếu tra ra có thuốc phiện sẽ bị đuổi đi lập tức.
Năm 1839, Hoàng đế Đạo Quang bổ nhiệm Lâm Tắc Từ – được cho là vị quan hết lòng vì dân vì nước – giữ chức khâm sai, điều tới Quảng Đông (nơi thương nhân Anh tập trung buôn bán) chống nạn thuốc phiện.
Lâm Tắc Từ chống thuốc phiện rất nghiêm. Ông ra quy định, nếu phát hiện thuyền nào chở thuốc phiện, phải tịch thu tiêu hủy, thậm chí là xử tử kẻ buôn bán. Lâm Tắc Từ lập lời thề, chừng nào chưa quét sạch thuốc phiện sẽ quyết không quay lại triều đình.
Lâm Tắc Từ còn viết một bức thư cho Nữ hoàng Anh, chất vấn bà về đạo đức khi cấm thuốc phiện ở Anh, biết rõ tác hại, nhưng lại mang sang bán cho Trung Quốc.
Nhiều thương nhân Anh cố tình buôn bán thuốc phiện bị bắt giữ. Các kho hàng trá hình trên bờ đều bị phát hiện và đốt sạch. Lâm Tắc Từ còn đưa quân ra khơi, tiêu hủy số thuốc phiện trên các tàu Anh neo đậu. Lâm Tắc Từ đốt bỏ khoảng 1.200 tấn thuốc phiện. Ông được người Trung Quốc xem là một trong những anh hùng dân tộc, theo KK News.
Lâm Tắc Từ quy định, các thương nhân nước ngoài muốn tiếp tục làm ăn với Trung Quốc phải ký cam kết không buôn lậu thuốc phiện, nếu vi phạm sẽ tự nguyện nhận án tử hình. Chính phủ Anh kịch liệt phản đối quy định này nhưng nhiều thương nhân không buôn thuốc phiện đều chấp nhận ký. Thương mại dần đi nào nề nếp, mặc dù người Anh tỏ ra hằn học.
Chiến tranh thuốc phiện: Hải chiến với người Anh và mối hận trăm năm trong lịch sử Trung Quốc - 5
Chiến tranh thuốc phiện bùng nổ nhưng quân Thanh đã không còn mạnh mẽ như trước (ảnh minh họa)
Năm 1839, xảy ra sự kiện một nhóm thủy thủ, thương gia Anh say rượu rồi giết người Trung Quốc ở Cửu Long (thuộc Hong Kong ngày nay). Lâm Tắc Từ yêu cầu phía Anh giao người để xét xử nhưng bị từ chối.
Tức giận trước hành động này, Lâm Tắc Từ ra lệnh cấm bán thực phẩm cho người Anh. Tình hình trở nên căng thẳng, các tàu thương nhân Anh đều rút khỏi Trung Quốc và một hạm đội tàu chiến Anh được điều tới hỗ trợ.
Tháng 9.1839, vụ đụng độ nhỏ đã xảy ra giữa các tàu chiến Anh và tàu chiến Trung Quốc ở Cửu Long. Tàu chiến Trung Quốc không địch nổi hỏa lực Anh nên bỏ chạy. Người Anh lên bờ và mua được thực phẩm. Đầu năm 1840, Hoàng đế Đạo Quang ra lệnh các thương nhân nước ngoài không được hỗ trợ cho người Anh nếu còn muốn làm ăn với Trung Quốc.
Cuối tháng 6.1840, Anh cử hạm đội hơn 40 tàu chiến tới Quảng Đông, ra yêu sách đòi Trung Quốc bồi thường về số thuốc phiện đã bị tiêu hủy. Nhà Thanh bác bỏ.
Theo Sohu, xét về tương quan lực lượng, quân Thanh tuy đông hơn về số lượng, nhưng chất lượng thì yếu kém. Trải qua khoảng 200 năm yên bình, sức chiến đấu của quân đội Bát Kỳ khét tiếng khi xưa đã suy giảm nếu không muốn nói là yếu kém, bạc nhược. Vũ khí quân Thanh sử dụng cũng không thể so bì với độ hiện đại của quân Anh cả về tầm xa, tốc độ nạp đạn và sức công phá.
Tháng 7.1840, quân Anh đánh chìm 13 tàu chiến Trung Quốc, chiếm đảo Chu Sơn làm căn cứ. Đầu năm 1841, người Anh tấn công pháo đài Hổ Môn ở Quảng Đông. Đô đốc hải quân trấn thủ Hổ Môn là Quan Thiên Bồi cho đốt tàu và thả trôi về phía hạm đội Anh để phóng hỏa nhưng vô dụng. Hổ Môn với hơn 300 khẩu pháo nằm trong vòng vây của quân Anh, nhà Thanh kinh sợ.
Chiến tranh thuốc phiện: Hải chiến với người Anh và mối hận trăm năm trong lịch sử Trung Quốc - 6
 Quân đội Trung Quốc dưới thời nhà Thanh thất bại nhanh chóng trước quân Anh (ảnh minh họa)
Giữa tháng 1.1841, quân Anh đột kích pháo đài Sa Giác, Đại Giác ở Quảng Đông, tiêu diệt 11 chiến thuyền nhà Thanh. Ngày 26.1.1841, Anh tổng công kích pháo đài Hổ Môn, Đô đốc Quan Thiên Bồi quyết chiến tới cùng và tử trận. Quân Anh phá hủy pháo đài này. Một ngày sau đó, Hoàng đế Đạo Quang tuyên chiến với nước Anh.
Tháng 10.1841, quân Anh đã chiếm được Ninh Ba (thuộc tỉnh Chiết Giang). Tháng 3.1842, nhà Thanh chia quân 3 đường, muốn chiếm lại Ninh Ba nhưng bị đánh bại hoàn toàn. Quân Anh được thể, cứ đánh tràn ra mãi, tới tháng 8.1842 đã áp sát Nam Kinh.
Nhà Thanh lúc này đã mất hết tinh thần chiến đấu, chỉ mong cầu hòa, bèn cử người sang đàm phán với quân Anh. Hiệp ước Nam Kinh được ký kết. Lâm Tắc Từ sau đó bị đổ lỗi và cách chức. Ông khẩn thiết xin hoàng đế chú trọng canh tân đất nước, cải thiện quốc phòng và bài trừ ma túy nhưng Đạo Quang gạt bỏ.
Nhà Thanh chấp nhận bồi thường toàn bộ chiến phí, thuốc phiện cho Anh. Hong Kong được chuyển giao cho Anh. Mở các cảng lớn cho thương nhân Anh buôn bán tự do. Lợi ích của Anh phải được đặt lên hàng đầu trong quá trình nhà Thanh tiến hành giao thương với bất kỳ quốc gia nào khác. Tổng cộng nhà Thanh phải bồi thường cho Anh hơn 2.000 vạn lạng bạc. Thuốc phiện sau đó cũng được buôn bán hợp pháp ở Trung Quốc.
Sự thất bại trong chiến tranh thuốc phiện đánh dấu quá trình suy thoái và diệt vong của nhà Thanh. Trung Quốc lúc này không còn là cường quốc hàng đầu châu Á nữa mà nằm dưới sự kiểm soát, chèn ép của phương Tây, đặc biệt là Anh.
Thất bại trong chiến tranh thuốc phiện cũng mở ra thời kỳ được giới sử gia gọi là “bách niên quốc sỉ” (mối nhục trăm năm của đất nước) khi Trung Quốc liên tục bị các nước phương Tây, Nhật Bản can thiệp và xâm chiếm lãnh thổ, theo Sohu.
Nguồn: http://danviet.vn/chien-tranh-thuoc-phien-hai-chien-voi-nguoi-anh-va-moi-han-tram-nam-trong-lich...
Mối nhục Tĩnh Khang: 2 vua TQ bị ngoại bang đày đọa, nỗi uất hận đi vào kiếm hiệp Kim Dung
Anh hùng xạ điêu – một trong những tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất của nhà văn Kim Dung – từng đề cập tới...

Theo Vương Nam (tổng hợp) (Dân Việt)


Cuộc đời bi kịch của vị hoàng đế duy nhất chết vì mỗi đêm "chơi" với 4 gái lầu xanh


Ngày 04/07/2020 07:50 AM (GMT+7)

Tuy hậu cung có cả trăm, cả nghìn cung tần mỹ nữ nhưng cuối cùng vị vua Đồng Trị lại chết ở tuổi 21 vì lây bệnh giang mai từ gái lầu xanh.

Hoàng đế Đồng Trị (1856–1875), tức Thanh Mục Tông, tên đầy đủ là Ái Tân Giác La Tải Thuần (Tải Thuần), là vị hoàng đế thứ 10 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con trai duy nhất của Hoàng đế Hàm Phong với Lan Quý nhân Từ Hi.
Tháng 1861, Hàm Phong Đế băng hà, Thái tử Thuần đăng cơ trở thành Hoàng đế thứ 10 của nhà Thanh, đặt niên hiệu đầu tiên là Kỳ Tường.
cuoc doi bi kich cua vi hoang de duy nhat chet vi moi dem "choi" voi 4 gai lau xanh - 1
Hoàng đế Đồng Trị
Từ khi Đồng Trị còn nhỏ, Từ Hi đã tuyển chọn 4 sư phó nổi tiếng cùng với sư trưởng Miên Du giáo dục con thật nghiêm khắc. Hàng ngày, họ nhồi nhét vào vị vua trẻ đủ loại kinh sách, từ bài học trị dân trị nước đến đạo làm người. Tưởng rằng làm vậy sẽ giúp con phát triển nhưng sức ép từ việc học cũng như kỳ vọng cao của mẹ khiến Đồng Trị chỉ thêm chán nản và lười biếng.
Vốn không có năng lực lại bị lấn át bởi quyền lực của mẹ là Từ Hi Thái Hậu, cộng thêm bối cảnh suy yếu của Trung Quốc thời Thanh Mạt nên Đồng Trị càng thêm lơ là quốc sự.
Năm 1872,  Đồng Trị sắp sinh nhật lần thứ 18, cả hai bà mẹ là Từ Hi Thái hậu và Từ An Thái hậu bắt đầu lo lắng đến chuyện hôn nhân của vị hoàng đế trẻ. Vì Đồng Trị không ưa mẹ đẻ mà lại quý Từ An, nên đã chọn A Lỗ Đặc do Từ An giới thiệu và là người ông mến làm hoàng hậu còn phong cho Phú Sát thị (người mà Từ Hi chọn) làm Chính tam phẩm Huệ phi. Cũng bởi việc này mà Từ Hi thù ghét cả Đồng Trị lẫn Từ An.
Sau khi có vợ, Đồng Trị chỉ sủng ái một mình hoàng hậu và lạnh nhạt với Huệ phi vì nghĩ nàng là tai mắt của Thái hậu. Từ Hi thấy vậy nên ra chỉ dụ yêu cầu Đồng Trị đối xử công bằng với thê thiếp, đồng thời sai thái giám theo dõi nhất cử nhất động của ông. Đồng Trị phớt lờ chỉ dụ khiến Từ Hi nổi giận, cấm 2 vợ chồng Đồng Trị ở cùng nhau.
cuoc doi bi kich cua vi hoang de duy nhat chet vi moi dem "choi" voi 4 gai lau xanh - 3
Từ Hi Thái Hậu
Lối sống nhục dục dẫn tới cái chết vì bệnh giang mai
Không có thực quyền trong tay, ngay cả chuyện gia đình cũng bị cấm cản nên Đồng Trị sinh ra chán nản, đau khổ; ban đêm thường cùng với một vài hoạn quan trốn ra khỏi hoàng cung đi chơi, đến nơi tập trung gái lầu xanh ở phía Nam kinh thành để tìm kiếm thú vui thân xác.
Có những khi vì quá mải chơi về muộn, Đồng Trị còn không kịp thiết triều buổi sáng. Có giai thoại kể rằng, mỗi đêm vị vua trẻ thường mây mưa với không dưới 3-4 kĩ nữ, với đủ loại chiêu trò tình dục.
Do ăn chơi sa đọa từ sớm nên sức khỏe Đồng Trị nhanh chóng suy sụp. Mới 20 tuổi nhưng cơ thể rất suy nhược, phần dưới liên tục bị sưng tấy. Tuy nhiên, Đồng Trị chẳng thèm quan tâm, vẫn tiếp tục đắm mình vào những cuộc ăn chơi thâu đêm.
cuoc doi bi kich cua vi hoang de duy nhat chet vi moi dem "choi" voi 4 gai lau xanh - 4
Không có quyền lực lại bị ngăn cấm chuyện gia đình, hoàng đế Đồng Trị đã tìm niềm vui thú ở chốn lầu xanh. (Ảnh minh họa)
Cho tới ngày 21/10 năm Đồng Trị thứ 13, tức năm 1874, khi tới vườn Tây Uyển, Đồng Trị bị gió lạnh và phát bệnh lạ. Ban đầu cơ thể chỉ hơi mệt mỏi, khó ở nhưng sang ngày hôm sau, bệnh tình nặng thêm tới mức nằm liệt giường. Các thái y trong cung được huy động chẩn đoán bệnh tập thể nhưng mỗi người một ý.Trong khi đó, bệnh tình của Đồng Trị ngày một xấu thêm, các thái y trong cung buộc phải phân nhau túc trực.
Mười ngày sau đó, bệnh tình Đồng Trị bỗng nhiên nặng thêm thấy rõ, tay chân không còn sức lực, toàn thân mềm nhũn, sốt cao, trên người xuất hiện rất nhiều các đốm màu đỏ. Thái hậu Từ Hi nghe tin nghĩ đó là bệnh đậu mùa. Các thái y trong cung không dám nói rõ, tuy nhiên, ai cũng biết rằng căn bệnh mà Đồng Trị mắc không phải bệnh đậu mùa mà là bệnh giang mai.
Hai vị Hoàng Thái hậu không ai muốn đem chuyện xấu trong hậu cung công khai với dân chúng nên tuyên bố rằng Đồng Trị mắc bệnh đậu mùa. Hai năm sau vị vua này chết, sử chép là do bệnh "thiên hoa" (đậu mùa), nhưng dân gian thì cho rằng ông mắc bệnh giang mai, bộ phận sinh dục bị lở loét. Chỉ sau một vài tuần lâm bệnh, hoàng đế Đồng Trị qua đời ngày 13/1/1875, từ giã cõi đời khi mới 21 tuổi mà không có con nối dõi. Vụ việc này đã trở thành một sự kiện bê bối lớn và chưa từng có trong lịch sử các đế vương Trung Quốc: Hoàng đế "chơi" gái bán hoa, lây bệnh mà chết.
cuoc doi bi kich cua vi hoang de duy nhat chet vi moi dem "choi" voi 4 gai lau xanh - 5
Vì ăn chơi sa đọa nên hoàng đế trẻ đã mắc giang mai và qua đời ở tuổi 21.
Bệnh giang mai nguy hiểm thế nào?
Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thường lây lan qua quan hệ tình dục. Bệnh giang mai là do một loại vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Con đường lây truyền phổ biến nhất là thông qua tiếp xúc với người bị nhiễm trùng trong khi hoạt động tình dục. Các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết cắt nhỏ hoặc trầy xước trên da hoặc màng nhầy.
Nếu không điều trị bệnh giang mai có thể dẫn đến sự phá huỷ toàn bộ cơ thể. Thêm vào đó, bệnh giang mai cũng làm tăng nguy cơ nhiễm HIV và với phụ nữ có thể gây ra những tình trạng nguy hiểm trong quá trình mang thai. Điều trị có thể giúp ngăn ngừa những phá huỷ của bệnh giang mai đối với cơ thể trong tương lai nhưng không thể khắc phục hoặc loại bỏ được những phá huỷ của bệnh đã gây ra trước đó.
Những biến chứng có thể gặp do bệnh giang mai gây nên:
Những vết sưng nhỏ hay khối u được gọi là gummas. Những vết sưng này có thể phát triển trên da, xương, gan hoặc bất kỳ cơ quan nào khác trong giai đoạn cuối của bệnh giang mai. Gummas thường biến mất sau khi điều trị bằng kháng sinh.
- Vấn đề về thần kinh. Bệnh giang mai có thể gây ra một số vấn đề với hệ thống thần kinh bao gồm: Đau đầu, đột quỵ, viêm màng não, mất thính lực; sa sút trí tuệ, mất cảm giác đau và nhiệt độ, rối loạn chức năng tình dục ở nam giới (bất lực), bàng quang không tự chủ...
- Vấn đề về thị giác như tình trạng thị lực kém, mất phản xạ ánh sáng, cơ mắt bị tê bì, thần kinh thị giác bị tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa.
- Vấn đề tim mạch. Bệnh giang mai có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của tim. Chúng có thể bao gồm phình (phình động mạch) và viêm động mạch chủ - đây là động mạch chính của cơ thể và của các mạch máu khác. Bệnh giang mai cũng có thể làm hỏng van tim.
- Nhiễm HIV. Người lớn mắc bệnh giang mai lây truyền qua đường tình dục hoặc loét sinh dục khác có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp hai đến năm lần. Một vết thương giang
- Giang mai có thể dễ dàng chảy máu, cung cấp một cách dễ dàng cho HIV xâm nhập vào máu trong hoạt động tình dục.
- Biến chứng khi mang thai và sinh nở. Nếu đang mang thai, người mẹ có thể truyền bệnh giang mai cho thai nhi. Bệnh giang mai bẩm sinh làm tăng đáng kể nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc tử vong trẻ sơ sinh trong vòng một vài ngày sau khi sinh.
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/cuoc-doi-bi-kich-cua-vi-hoang-de-duy-nhat-chet-vi-moi...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét