Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 93

 
Hai Lối Mộng - Nhạc Lính VNCH | Tình Khúc Thời Chinh Chiến Rất Hay
 
Một Người Đi - Nhạc Lính VNCH | Sống Trọn Kiếp Trai Hùng

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ có sự thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, sự thấu hiểu về tính bất hạnh, vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại mới có thể ngăn chặn được chiến tranh!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 

 
Sabaton - Winged Hussars 
  
Sabaton - Art Of War
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
CƠN THỊNH NỘ của người DO THÁI sau Thế chiến II Gây Chấn Động Lịch Sử Thế Giới

Khủng khiếp cuộc diệt chủng người Armenia của đế chế Ottoman

Theo ước tính, đã có 500.000 đến 1,5 triệu người bị sát hại trong cuộc diệt chủng người Armenia. Nó chỉ chấm dứt khi đế quốc Ottoman sụp đổ năm 1923.


   
 khung khiep cuoc diet chung nguoi armenia cua de che ottoman hinh anh 1
Diễn ra từ năm 1915 đến 1923, cuộc diệt chủng người Armenia là một sự kiện lịch sử bi thảm mà người Thổ Nhĩ Kỳ không bao giờ muốn đề cập tới.
 khung khiep cuoc diet chung nguoi armenia cua de che ottoman hinh anh 2
Vào giai đoạn đó, nhân danh một cuộc “tẩy rửa” đế quốc Ottoman, đội quân Thanh niên Thổ (the Young Turks) đã tiến hành một cuộc bài trừ quy mô lớn các tín đồ Thiên Chúa giáo.
 khung khiep cuoc diet chung nguoi armenia cua de che ottoman hinh anh 3
Hàng triệu người, phần nhiều là phụ nữ, trẻ em mang sắc tộc Hy Lạp, Assyri, và nhiều nhất là Armenia đã bị bắt giữ và xua đuổi hàng trăm dặm qua sa mạc Syria mà không có các nhu yếu phẩm.
 khung khiep cuoc diet chung nguoi armenia cua de che ottoman hinh anh 4
Người Thổ được phép cướp bóc, hãm hiếp, sát hại bất kỳ ai trong đoàn người tị nạn, để lại một hàng dài những xác người bên trại giam và bờ sông Euphrates.
 khung khiep cuoc diet chung nguoi armenia cua de che ottoman hinh anh 5
Ngoài ra, hàng trăm nghìn đàn ông khỏe mạnh đã bị bóc lột tàn tệ đến chết tại những trại lao động cưỡng bức với điều kiện sinh hoạt như dành cho súc vật.
 khung khiep cuoc diet chung nguoi armenia cua de che ottoman hinh anh 6
Theo ước tính, đã có 500.000 đến 1,5 triệu người Armenia bị sát hại trong sự kiện được nhìn nhận như tội ác diệt chủng này. Nó chỉ chấm dứt khi đế quốc Ottoman sụp đổ năm 1923.
 khung khiep cuoc diet chung nguoi armenia cua de che ottoman hinh anh 7
Vào năm 1919, các quan chức Ottoman – những người chịu trách về cuộc diệt chủng – đã bị đưa ra tòa án quốc tế với cáo buộc chống lại nhân loại. Tuy nhiên họ đã không bị kết án.
 khung khiep cuoc diet chung nguoi armenia cua de che ottoman hinh anh 8
Quá phẫn nộ, người Armenia đã thực hiện chiến dịch báo thù với sự khởi xướng của Liên đoàn Cách mạng Armenia. Họ đã tiến hành những cuộc săn lùng và khiến nhiều quan chức và chính khách cao cấp của đế quốc Ottoman phải trả giá...
Theo T.B (Kiến Thức)

Đội Cấn, cuộc binh biến Thái Nguyên và giấc mơ Đại Hùng Đế Quốc

Trong tình cảnh đất nước bị đô hộ bởi người Pháp, các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại, thì cuộc binh biến của binh lính người Việt ở Thái Nguyên gắn liền với tên tuổi Đội Cấn trở thành một sự cổ vũ rất lớn cho những người yêu nước lúc đó.


   
Đội Cấn, tên thật là Trịnh Văn Đạt, sinh năm 1881 trong một gia đình nghèo ở làng Yên Nhiên, phủ Vĩnh Tường, nay thuộc xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1910, ông lấy tên la Trịnh Văn Cấn đi lính khố xanh thay cho anh trai của của mình, được thăng lên chức Đội nên thường được gọi là Đội Cấn.
Trong quá trình đưa quân đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Đội Cấn âm thầm cảm phục tấm lòng yêu nước của Đề Thám cùng nghĩa quân.
 doi can, cuoc binh bien thai nguyen va giac mo dai hung de quoc hinh anh 1
Tranh vẽ Đội Cấn và cuộc binh biến Thái Nguyên.
Giữa năm 1917, một thành viên của Việt Nam Quang phục hội là Lương Văn Quyến bị bắt giam ở nhà lao Thái Nguyên với mức án “chung thân cầm cố”.
Quá trình tiếp xúc với Lương Ngọc Quyến cùng các chí sĩ yêu nước đã khiến Đội Cấn có những nhận thức mới, ông quyết định khởi nghĩa, làm cuộc binh biến cướp chính quyền.
Đội Cấn bàn bạc cùng với Đội Giá, Đội Xuyên, Đội Nam… quyết định tập hợp binh lính người Việt ở tỉnh lỵ cùng các vùng xung quanh làm binh biến chiếm Thái Nguyên.
Tuy nhiên các sĩ quan người Pháp cảm nhận được sẽ có một cuộc binh biến của quân binh người Việt, nên đã đảo lộn hàng ngũ binh lính, điều chuyển đi nơi khác, luân chuyển, đồng thời theo dõi sát đề phòng. Chính vì thế mà cuộc binh biến không thể xảy ra như kế hoạch ban đầu.
Đến tháng 8/1917, được tin sắp có cuộc thuyên chuyển, Đội Cấn quyết định làm cuộc binh biến ngay vào cuối tháng tức ngày 30/8.
Vào đêm ngày 30/8 cuộc binh biến bắt đầu, Đội Cấn dẫn 175 lính tiến đánh đại bản doanh quân Pháp ở Thái Nguyên và giành chiến thắng, diệt được Giám binh Pháp là Noel.
Sau đó nghĩa quân tiến đánh nhà tù Thái Nguyên, giết được cai ngục Loew, giải cứu Lương Ngọc Quyến và 203 tù nhân cùng những người yêu nước.
Nghĩa quân thu được một số khí giới cùng kho bạc, làm chủ hoàn toàn tỉnh lỵ Thái Nguyên (trừ trại lính khố đỏ cố thủ ở bên bờ sông Cầu). Đứng đầu tỉnh lỵ Thái Nguyên lúc đó là công sứ Darles, và phó công sứ Tusle đã may mắn thoát chết khi đang đi nghỉ mát.
Đội Cấn được bầu làm Tư lệnh trưởng, Lương Ngọc Quyến làm quân sư. Nghĩa quân tuyển thêm lính mới, đến ngày 5/9 nâng tổng số quân lên 600 người bao gồm 130 lính vệ binh, 200 tù nhân, 300 dân phu và dân địa phương.
Nghĩa quân hiệu triệu dân chúng tuyên bố Thái Nguyên được độc lập và đặt tên nước là Đại Hùng Đế Quốc cùng cờ Ngũ tinh liên châu của Việt Nam Quang phục hội, đồng thời ra Tuyên ngôn và Lời kêu gọi "Chúng ta hãy mau chóng lợi dụng cơ hội ngàn năm có một, cơ hội thật hiếm có để rửa nhục, để trả thù".
Sau khi hay tin có binh biến ở Thái Nguyên, ngay từ ngày 2/9 quân Pháp đã tập hợp quân chuẩn bị tấn công.
Sáng sớm ngày 5/9, quân Pháp với 2.700 quân đã tiến vào Thái Nguyên với cả pháo binh hỗ trợ. Trong khi đó phía nghĩa quân chỉ có 600 người. Đó là một cuộc chiến không cân sức.
Quân Pháp tiến chậm trước sự chống trả của nghĩa quân. Sau nửa ngày giao chiến quyết liệt, đến trưa ngày 5/9 nghĩa quân diệt được 107 quân Pháp, phía nghĩa quân bị thương 56 người. Tuy nhiên lúc này quân Pháp đã bắt đầu tràn được vào phía trong. Biết không thể ngăn được, Đội Cấn quyết định rút lui. Đại Hùng Đế Quốc chỉ tồn tại được 5 ngày ngắn ngủi.
Lương Ngọc Quyến bị giam gữ lâu ngày trong nhà lao, xuống sức không thể tự đi được, ông quyết định tự sát vì không muốn làm vướng bận nghĩa quân.
Nghĩa quân chạy đến vùng núi Tam Đảo (giáp Vĩnh Yên) lập căn cứ, sau đó đến huyện Đại Từ lập căn cứ ở núi Pháo.
Tháng 1/1918, quân Pháp tập trung lực lượng tấn công căn cứ, nghĩa quân nỗ lực chống trả nhưng bị tổn thất nặng nề. Đội Cấn bị thương nặng, ông đã tự sát để không rơi vào tay quân Pháp.
Theo Trần Hưng (Tri Thức)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét