TT&HĐ I - 10/g
TIẾN HÓA CỦA TỰ NHIÊN
PHẦN I: CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ
“Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?”
CHƯƠNG X: TRẦM TƯ MẶC TƯỞNG
"Dòng
tư duy tiếp tục chảy; nhưng phần lớn các mảnh
của nó rơi xuống vực thẳm không đáy của sự lãng quên. Với một số mảnh,
không ký ức nào vượt qua được khoảng khắc chúng trôi qua. Với một số
mảnh khác, chúng giới hạn trong một vài khoảng khắc, một vài giờ, hoặc
một vài ngày. Lại có những mảnh để lại vết tích không thể xóa đi, và
chúng có thể được nhớ lại chừng nào cuộc sống còn tiếp diễn."
William James
"Có trí óc tốt vẫn chưa đủ, quan trọng là
biết sử dụng nó."
biết sử dụng nó."
Rene Descartes
-Tự do, theo quan điểm siêu hình học của tôi, là quyền lực tự quyết trong một thực thể có tư duy. Nó đưa đến suy nghĩ, lựa chọn và sức mạnh.
-Tự do, theo quan điểm siêu hình học của tôi, là quyền lực tự quyết trong một thực thể có tư duy. Nó đưa đến suy nghĩ, lựa chọn và sức mạnh.
-Hãy để trí óc con người tự do. Nó phải được tự do. Nó sẽ được tự do. Sự mê tín và giáo điều không thể giam cầm được nó.
John Adams
Người ta không lười biếng chỉ vì người ta chăm chú.
Có lao động vô hình và lao động hữu hình. Suy tưởng là cần cù, nghỉ
ngợi là thực hiện. Khoanh tay vẫn là làm việc và siết chặt tay vẫn là
hành động. Đôi mắt ngước lên Thiên đường là sáng tạo.
Victor Hugo
Tư tưởng luôn luôn là sự khái quát, và sự khái quát là một thuộc tính của tư duy. Khái quát nghĩa là tư duy.
Hegel
Albert Einstein
Khi con người từ bỏ quyền tư duy, cái bóng cuối cùng của tự do biến mất khỏi chân trời.
Không chịu suy xét là người mù quáng, không thể suy xét là người ngu xuẩn và không dám suy xét là người nô lệ.
Lord Byron
Chẳng có gì tồi tệ hơn những hành động không có sự sáng suốt.
Thomas Carlyle
Nhà tư tưởng mới chỉ là người không biết về những gì mà những nhà tư tưởng cũ đã suy ngẫm.
Frank Moore Colby
Lời
nói đúng là những thứ không chắc chắn, chúng thường nghe hay ho lắm
nhưng lại mang ý nghĩa đối lập với những gì người ta nghĩ.
Agatha Christie
(Tiếp theo)
***
Tồn Tại là duy nhất tuyệt đối vốn dĩ thế nên Tự Nhiên Tồn Tại được khẳng định
tuyệt đối, cũng có nghĩa là ngoài Tự Nhiên Tồn Tại tuyệt đối, không còn gì nữa hết, nghĩa là không có Hư Vô. Vì còn Hư Vô nghĩa là còn thứ gì đó Tồn Tại! Suy ra từ đó mà
thấy Tồn Tại tuyệt đối được bảo toàn. Tồn Tại được bảo toàn tuyệt đối
nghĩa là tuyệt đối không thể được sinh ra thêm mà cũng tuyệt đối không
thể bị mất bớt đi, và đó được coi là một hệ quả rút ra từ nguyên lý Tự
Nhiên, trở thành nguyên lý cơ bản thứ ba (gọi là "nguyên lý bảo toàn Tồn Tại", bên cạnh nguyên lý tương tác và nguyên lý nhân-quả)
của Vũ Trụ. Về mặt "biểu hiện", Tự Nhiên Tồn Tại chính là Vũ Trụ tổng
hòa các tồn tại luôn biến đổi lẫn nhau từ dạng này sang dạng khác, từ
thế này thành thế khác, là tổng thể các sự vật-hiện tượng vận động và
chuyển hóa không ngừng, tuân theo nguyên lý Tự Nhiên, cũng có nghĩa tuân
theo ba nguyên lý cơ bản là nguyên lý tương tác, nguyên lý nhân-quả và
nguyên lý bảo toàn (xin lỗi C. Mác!). Như vậy, không thể khác, Vũ
Trụ phải được thấy là một hệ thống cân bằng động tuyệt đối, vô tiền
khoáng hậu và tuyệt cùng vĩ đại. (Thuyết Vũ Trụ sinh ra từ "Vụ nổ
lớn" (Big Bang), bắt đầu từ một "điểm kỳ dị" và đang giãn nở lạm phát,
"tối kỵ" lập luận này, vì nó sẽ phải "khăn gói ra đi" khỏi vật lý học
nếu lập luận này là...chân lý! Còn nếu không? Chúng ta đúng là
lũ...khùng! Nhưng...quen bị "chửi" thế nhiều rồi, nên bắt chước nhà thơ
Phan Khôi, chúng ta tuyên bố: "Làm sao thì cũng chẳng làm sao/ mà dù có
thế nào thì cũng chẳng làm chi/ làm chi thì cũng chẳng làm chi/ mà dù có
chuyện gì thì cũng...chẳng làm sao"!!!).
Trái Đất là một thực thể trong tổng hòa các tồn tại của Vũ Trụ, nghĩa là cũng phải "nằm" trong mối tương tác và chuyển hóa có liên quan với nhau, phụ thuộc lẫn nhau giữa nó và các tồn tại xung quanh nó, hay có thể nói trong phạm vi qui ước tương đối, giữa nó và môi trường chứa nó (mà cụ thể là Thái Dương Hệ). Sự tồn tại tương đối ổn định và lâu dài theo thời gian cho phép chúng ta xác định rằng, Trái Đất cùng với bầu khí quyển của nó là một hệ cân bằng động tương đối, nghĩa là tương đối cân bằng trong tương tác, trao đổi năng lượng với "bên ngoài", dẫn đến cũng có vận động nội tại (tương tác, chuyển hóa năng lượng "bên trong") tương đối cân bằng, ổn định. Do đó, lại cũng chỉ là tương đối thôi (!), trong một phạm vi qui ước "phù hợp với tự nhiên" (nghĩa là có tính hợp lý, tính khách quan), ở tầng "nhận diện" vĩ mô nào đó tạm gọi là "tầng cảm giác sinh vật", có thể coi Trái Đất và bầu khí quyển của nó là một hệ tự nhiên tồn tại (Tự Nhiên Tồn Tại tương đối!) có tính độc lập-cô lập trong Vũ Trụ, và chúng ta gọi đó là "thiên nhiên" (của thế giới sinh vật). Vì là bộ phận, đồng thời cũng là một phần tương đối hoàn chỉnh, như một hoạt cảnh thu nhỏ của Tự Nhiên Tồn Tại, nên thiên nhiên cũng phải "mang" bản chất của Tồn Tại, cũng như phải vận động chuyển hóa tuân thủ nguyên lý Tự Nhiên hay ba nguyên lý cơ bản, dù có thể là dưới những dạng triển khai theo cách đặc thù. Nhờ như thế mà qui luật đấu tranh sinh tồn-qui luật đầu tiên và cơ bản nhất trong thế giới sinh vật-, được tạo lập nên, để rồi dưới sự tác động của nó mà xuất hiện sự vận động thích nghi sinh vật, và có thể nói vận động thích nghi sinh vật dẫn đến tiến hóa-thích nghi sinh vật là một quá trình bao trùm, liên tục và xuyên suốt trong không gian và thời gian (của thiên nhiên), từ cá thể đến toàn thể và ngược lại, từ toàn thể đến từng cá thể của thế giới sinh vật.
Tiến hóa-thích nghi làm tăng cường khả năng sinh tồn ở mọi giống loài sinh vật. Trong sự tăng cường ấy có sự tăng cường độ tinh nhậy của cảm giác. Nhưng do bị khống chế bởi tính hữu hạn của thiên nhiên (về mọi mặt) nên sự tăng cường khả năng sinh tồn bằng cách chuyển hóa, biến đổi hình thái vận động sinh học nội tại cũng như cấu tạo thể chất ngoại hình sinh vật (xét trên bình diện toàn thể các giống loài cũng như trên từng cá thể sinh vật trong môi trường sinh thái), cũng bị giới hạn, nghĩa là ở mức hạn định của sự tăng cường mà thiên nhiên "cho phép", nếu phải ưu tiên "theo thực tế đòi hỏi" tăng cường khả năng sinh tồn cho mặt này mặt kia trong quá trình hoạt động mưu sinh sinh vật thì chỉ còn cách "lấy bớt đi" khả năng sinh tồn ở những mặt khác. Điều đó cho thấy, chỉ có thể có sinh vật đạt thích nghi tối ưu tương đối chứ không thể có một sinh vật thích nghi hoàn hảo tuyệt đối trong thiên nhiên.
Riêng đối với sự
tăng cường cảm giác cũng vậy, không thể có một hệ cảm giác thực sự hoàn
hảo ở bất kỳ cá thể sinh vật nào, vì "được cái này thì mất cái kia",
"tăng cái kia thì giảm cái nọ"...Ngày nay, hệ thống cảm giác được cho là
hoàn chỉnh nhất mà quá trình tiến hóa-thích nghi tạo ra được là hệ
thống gồm cảm giác trực giác và cảm giác gián giác, trong đó cảm giác
trực giác gồm năm loại là xúc giác (sờ), thị giác (nhìn), thính giác (nghe), khứu giác (ngửi), vị giác (nếm), còn cảm giác gián giác là cảm giác trực giác đã được "tinh thần hóa" (bởi tư duy trừu tượng).
Hệ thống ấy ở con người được (chính loài người)
đánh giá là tối ưu nhất.
Có thể nêu ra hàng loại thí dụ giản đơn về cảm
giác gián giác. Chẳng hạn trước một cảnh vật, cảm giác trực giác chỉ
cho thấy mức độ động-tĩnh, sáng-tối, trong-đục, đơn sắc-sặc sỡ..., nhưng
ở nhiều người còn thấy xấu-đẹp, yêu-ghét, buồn-vui..., thì đó là cảm
giác gián giác-cảm giác trực giác đã bị "lũng đoạn" bởi tư duy trừu
tượng, bởi hồi ức. Con chó thấy chủ về, vẫy đuôi, nhảy cơng cỡng, rú rít chạy bên
chủ, thì hành vi đó ít nhiều gì cũng là sự thể hiện vui mừng "một cách
vô tư", nghĩa là ít nhiều gì đó cũng là kết quả của cảm giác gián
giác...
Lúc đầu, tương tự như trong thế giới vô sinh chỉ có giác, trong thế giới sinh vật cũng chỉ có duy nhất cảm giác trực - xúc giác. Cảm giác trực - xúc giác của một thực thể sinh vật được hình thành trực tiếp từ giác, là cảm nhờ giác trên cơ sở trực tiếp tiếp nhận (những) tác động đến từ môi trường, qua vùng tiếp xúc với môi trường của thực thể sở hữu cảm giác đó. Nói chung, những cá thể sinh vật chỉ có cảm giác trực - xúc giác đều được xếp vào hàng các giống loài có mức độ tiến hóa thấp. Quá trình tiến hóa - thích nghi đã làm xuất hiện những giống loài sinh vật sở hữu nhiều loại cảm giác.
Để phần nào hiểu được tại sao lại có xu hướng đó, chúng
ta có thể tạm chia sinh vật thành hai loại là sống định vị một chỗ và
sống di chuyển thường xuyên. Tiêu biểu cho loại đầu là cây cối. Tại sao
cây cối chỉ "cần" cảm giác trực-xúc giác mà không "cần" thêm loại hình
cảm giác nào khác? Chức năng duy nhất và chung nhất của cảm giác trực
giác là phục vụ sinh tồn. Do đó, khi yêu cầu về đảm bảo sinh tồn đòi hỏi
đối với nó thì nó sẽ được tăng cường về (cái tạm gọi là) độ chi
tiết hóa, hay độ tinh nhậy hóa, mà có khi là cả hai, tùy vào định hướng
ưu tiên lựa chọn trong tình hình cụ thể. Đó chính là nguyên nhân sâu xa
làm xuất hiện nhiều loại hình cảm giác trực giác ở một cá thể sinh vật.
Đối với cây cối, chúng sống nhờ đất, nước, không khí và ánh sáng, toàn
những thứ có sẵn, "hơi bị nhiều" nên coi như thường xuyên đầy đủ, chỉ
cần "đứng vững ở đó" là sống rồi, do đó, ngoài cảm giác trực-xúc giác nhằm
trao đổi chất và hấp thụ dinh dưỡng ra, chúng (đâu có lòng tham kỳ quặc như con người!) chẳng cần "tư hữu" thêm thứ cảm giác nào khác nữa cho... "rách việc".
Theo chúng ta hình dung, sự sống được thiên nhiên tạo ra trong lòng biển mà dạng ban đầu là một tiểu thể "vừa sống vừa không sống" vì chỉ có "giác" là chính, "cảm" (sự tham gia của hoạt động thần kinh) mới có tính mầm mống (đơn bào không nhân?). Khi vùng lòng biển đã "tạo điều kiện" cho "ra đời" một tiểu thể tiền sự sống thì nó cũng tất yếu cho "ra đời" nhiều tiểu thể tiền sự sống và làm hình thành nên một tập hợp, một quần thể tiền sự sống.
Sự biến đổi
thường xuyên trong ổn định tương đối có đôi khi xen vào những biến đổi
đột xuất gây bất ổn của môi trường sinh thái biển, đã manh nha hiện
tượng đấu tranh sinh tồn và tiến hóa-thích nghi của tiền sự sống, thể
hiện ra là sự củng cố, chuyển hóa giác thành cảm giác thực sự, tạo ra sự
chủ động làm tăng hiệu quả tiếp thu dinh dưỡng. Phải chăng chính quá
trình làm xuất hiện sự chủ động định hướng làm tăng hiệu quả tiếp thu
dinh dưỡng, trong điều kiện môi trường biến đổi thường xuyên lúc thuận
lợi lúc bất lợi đã là nguyên nhân kích thích xuất hiện hình thức sinh
sản đầu tiên của sinh vật-sự phân bào? (Lịch sử hình thành sự sống
rất phức tạp, cho đến nay vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng và đang được
tiếp tục nghiên cứu.
Sự hình dung thô phác của chúng ta là từ một góc độ
khác và không có tính chuyên môn. Tuy nhiên về mặt "đường lối", theo
chúng ta, mượn kiểu nói của nhà văn hóa Vương Hồng Sển, là..."tạm xài
được"!)...
Tiếp tục hình dung, sự sống đơn điệu thời kỳ đầu trong
biển cả, theo cuộc tiến hóa-thích nghi sẽ dần trở nên tương đối phong
phú, đa dạng giống loài (không xương), mà trong đó có tiền thực vật
(sinh thể lam) và những sinh vật lấy nó làm nguồn thức ăn.
Đến một giai
đoạn nào đó, trong điều kiện sinh thái biển trở nên đặc biệt thuận lợi,
sẽ làm xuất hiện hiện tượng tăng trưởng lạm phát mang tính đột biến về
số lượng cá thể sinh vật biển, mà trước tiên là sinh thể lam (tạm gọi là "rong rêu" cho tiện!),
loài đồng thời cũng đóng vai trò như một xúc tác kích thích tăng trưởng
lạm phát đối với ít ra là loài trực tiếp "xơi" nó. Tình hình đó làm cho
sự "dạt lên bờ" của rong rêu trở nên phổ biến và thường xuyên. Lúc đầu,
rong rêu mắc cạn luôn là chết, nhưng cũng có những rong rêu mắc cạn
"suýt chết" thì được "cứu sống" nhờ sóng biển, triều dâng, mưa...đưa lại
về biển. Dần dà, theo thời gian, sự tiến hóa-thích nghi sẽ làm cho một
số rong rêu có thể sống "lưỡng cư" trên cạn dưới nước (tảo) rồi thành
thực vật sống hẳn trên cạn (dương xỉ) và từ đó chuyển hóa thành đa giống
loài thực vật mới, mở ra quá trình lan tỏa sinh cư ra hầu khắp Trái Đất
(kể cả trong bầu khí quyển).
Quá trình "lên bờ xuống ruộng" để
có được lối sống định vị một chỗ thành những loài thực vật sống cạn của
rong rêu sẽ tự nhiên kéo theo sự thích nghi sống trên cạn của sinh vật
biển ăn rong rêu và đó chính là thủy tổ của những loài "vật ngọ nguậy"
trên cạn và tiếp đó là động vật ăn thực vật. Sự tăng-giảm lạm phát về số
lượng cá thể ở mỗi giống loài khi gặp môi trường sinh thái thuận
lợi - bất lợi là qui luật có tính phổ quát trong thế giới sinh vật cho
nên, trong vòng tác động của qui luật đấu tranh sinh tồn, có động vật ăn
thực vật thì rồi cũng phải có động vật ăn thịt những động vật ấy, và cả
ăn thịt lẫn nhau.
Thủy tổ của động vật ăn thịt chắc chắn phải có nguồn
gốc từ động vật ăn thực vật, phải bắt đầu từ một loài động vật ăn thực
vật nào đó trong thời xa xưa tối cổ của lịch sử sự sống...Ở đây, chúng
ta đang nói về sự tăng tiến cảm giác nên để dễ thấy vấn đề chúng ta "gói
gọn" loại sinh vật có đời sống di chuyển thường xuyên (cũng tạm gọi
là "du cư" cho gọn) là động vật có xương sống.
Ngồi một chỗ, chẳng phải
làm gì lại vẫn đủ "mâm cao cỗ đầy" mà an hưởng cuộc sống ngay từ lúc lọt
lòng thì...còn gì bằng, và ai không muốn? Nhưng tính hữu hạn của thiên
nhiên không cho phép tất cả sinh linh mà may ra (nếu không bị cướp ngôi
hay đốn hạ giữa chừng!) chỉ có vua chúa và...cây cối được "hưởng ân
huệ" đó! Vì vậy mới có loại sinh vật luôn phải "vật lộn" với cuộc sống
đầy biến động, phải di động, lang thang thường xuyên để kiếm ăn trong
tình trạng "khôn sống mống chết".
Rõ ràng, đối với động vật, để có khả
năng sinh tồn trong điều kiện như thế, chỉ có cảm giác trực-xúc giác đơn
thuần thôi là không đủ. Vậy thì phải tăng cường cảm giác trực giác!
Nhưng tăng cường bằng cách nào, như thế nào? Vì không thể tùy tiện "vượt
ra ngoài khuôn khổ" sự vốn dĩ của Tự Nhiên nói chung hay sự mặc định
của thiên nhiên nói riêng, cũng như phải tuân thủ những nguyên lý - qui
luật về tồn tại - vận động, nên việc tăng cường cảm giác sinh vật chỉ có
thể bằng cách "mở rộng và chuyên sâu" cảm giác trực - xúc giác.
Giác ở thực thể vô sinh thực chất là tiếp thu tín hiệu đến từ môi trường (từ đó mà thực thể vô sinh tự phát theo qui luật, chuyển biến nội tại sang trạng thái cân bằng động mới một cách tương phản (phản ứng lại môi trường), "nhằm" duy trì sự tồn tại của nó trong tình hình mới một khi nó vẫn còn (được coi) là nó!). Cảm giác trực giác ở sinh vật cũng tương tự như vậy, nhưng có điều hơn là "biết lựa chọn", chủ động chuyển biến một cách tương hợp (với môi trường) theo hướng có lợi cho sự sống. Vậy, tăng cường khả năng cảm giác trực giác cũng chính là tăng cường khả năng "nắm bắt" tín hiệu và xử lý tín hiệu đến từ môi trường. Xử lý tín hiệu trước hết là phân biệt được các tín hiệu khác nhau, cũng có nghĩa là phân loại tín hiệu.
Chúng ta
nhắc lại, mục đích của tăng cường cảm giác trước hết là đảm bảo khả năng
sống còn và duy trì được sự sống còn ấy. Đối với động vật, sống trong
điều kiện mà cuộc đấu tranh sinh tồn đã "phơi bày" rõ rệt về mức độ căng
thẳng, gay gắt, nhiều khi lâm vào tình trạng quyết liệt "một mất một
còn", đòi hỏi phải kích thích cường độ và nhịp điệu hoạt động cơ thể lên
cao trào, sao cho nhanh hơn, mạnh hơn, bền hơn, uyển chuyển hơn, chính
xác hơn, khéo léo hơn,..., nghĩa là (và đúng hơn là) sao cho đạt hiệu
quả tối ưu trong công cuộc di cư, vận động tìm kiếm miếng ăn cũng như
bảo toàn tính mạng trước "kẻ thù", thì để phục vụ cho yêu cầu ấy, cần
thiết phải "nắm bắt" những loại tín hiệu nào để gọi là "đủ dùng" trong
chừng mực "cho phép" của thiên nhiên? Trả lời ngay, khỏi cần "xoắn"(!),
đó là ánh sáng (thuộc sóng điện từ lan truyền trong Vũ Trụ), âm thanh (thuộc sóng dọc lan truyền trong khí quyển), mùi (thuộc khuếch tán phân tử), vị (sự khác biệt "tự nhiên" về thành phần hóa học giữa các chất), áp lực-xung lực (thuộc tác động cơ học), nhiệt độ (thuộc dao động hỗn loạn cấp phân tử-nhiễu xạ).
Và thiên nhiên, thông qua quá trình tiến hóa-thích nghi, đã "ban cho"
động vật không những cảm giác được đủ các loại tín hiệu ấy (với những mức độ tinh nhậy khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể đối với đời sống của từng giống loài),
mà còn trên cơ sở cảm giác trực-xúc giác, làm hình thành nên ở chúng
những cơ quan "chuyên trách" cảm thụ từng loại tín hiệu ấy và thể hiện
ra một cách đặc thù, đó là, thứ nhất, hệ "đầu mối" thần kinh xúc giác
phân bố hầu khắp cơ thể động vật nhằm cảm nhận lực-áp lực tác động cơ
học và cảm nhận nhiệt độ (xét cho cùng thì cũng là tác động cơ học!), thứ hai, "mắt" nhằm cảm nhận ánh sáng để "nhìn", thứ ba, "tai" nhằm cảm nhận âm thanh để "nghe", thứ tư, "mũi" (bên cạnh chức năng "thở", còn phải) nhằm cảm nhận mùi để "ngửi", thứ năm, "miệng" (bên cạnh chức năng "ăn", còn phải) nhằm cảm nhận vị để "nếm". (He,
he... he! Động vật có xương sống, trong đó có "thằng người", trên cơ
thể có năm giác quan và chỉ năm giác quan là vì thế!
Thế sao người đời
vẫn cho rằng còn có giác quan thứ sáu nữa? Ngộ nhận thôi, chứ...làm "đéo"
gì có! (Văng tục kiểu đó thì sao mà thành trí thức, triết gia được, hả... chúng ta? "Đéo" thèm!!!).
Năm "quan" là vừa đủ rồi, thêm "quan" nữa để "nuôi báo cô" đứa "ăn
không ngồi rồi", lại còn nghĩ bậy làm bạ cho "rối tung" cơ thể lên, gây
"náo loạn" thiên nhiên ấy à? Nhìn vào xã hội loài người thì biết, chỉ có
con người là "ngu" thôi, chứ động vật nói chung và thiên nhiên đâu có "ngu"! Nói đúng ra, không có giác quan thứ sáu nhưng có thể có (vì lúc có lúc không!)
cảm giác thứ sáu (còn gọi là "linh cảm") và nó "trú ngụ" trong "miền"
còn bị lớp màn huyền bí che phủ của cảm giác gián giác. Chúng ta tràn
trề hy vọng rằng rồi đây, sự huyền bí của hiện tượng linh cảm, cũng như
của những hiện tượng dị thường đại loại như bịt mắt mà vẫn nhìn thấy
cảnh vật, sẽ được khoa học phanh phui đến tận cùng chân tướng của chúng,
mà trước hết, có thể giải thích sơ bộ (định tính) được trên cơ sở thừa
nhận sự tồn tại của cảm giác gián giác và nguồn gốc xuất phát duy nhất
của năm loại cảm giác trực giác là cảm giác trực-xúc giác).
Nói tóm lại, để phục vụ cho hoạt động sống, sinh vật phải có cảm giác trực-xúc giác, và đối với động vật hoang dã, nhất là đối với con người, phải có năm giác quan như trên mới được gọi là cần và đủ để cảm giác vị trí tương đối trong không gian và hoạt động sống trong thời gian! Trong năm loại cảm giác ấy, thì cảm giác xúc giác là cảm giác nền tảng có tính nguồn gốc đối với những loại cảm giác còn lại.
(Còn tiếp)
Nhận xét
Đăng nhận xét