Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 179

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hy Lạp Cổ Đại – Ánh Bình Minh Của Nền Văn Minh Phương Tây

Đại dịch bí ẩn làm thay đổi lịch sử Hy Lạp cổ đại

Các đợt dịch bệnh bí ẩn đã góp phần tạo nên bước ngoặt chiến tranh khi khiến quân đội Athens bị suy yếu đáng kể và để mất cơ hội kết liễu đối thủ...
Diễn ra từ năm 431-404 TCN, chiến tranh Peloponnesian giữa các thành bang Hy Lạp là một sự kiện lịch sử lớn thời cổ đại. Diễn biến của cuộc chiến này đã bị đảo lộn vì một dịch bệnh bí ẩn.
Theo đó, vào năm thứ hai của của cuộc chiến (năm 430 TCN), khi chiến thắng sắp thuộc về Athens thì một đại dịch khủng khiếp đã giáng xuống thành bang hùng mạnh này.
Dịch bệnhđã khiến xã hội Athens hỗn loạn, rất nhiều người thiệt mạng do các thầy thuốc không tìm ra cách chữa trị hiệu quả. Vào năm 429 và mùa đông năm 427, dịch tiếp tục bùng phát trở lại.
Dịch cũng tràn vào thành bang Sparta và phần lớn khu vực phía đông Địa Trung Hải, nhưng sự tàn phá không dữ dội như ở Athens.
Theo một số sử gia, các đợt dịch bệnh đã góp phần tạo nên bước ngoặt chiến tranh khi khiến quân đội Athens bị suy yếu đáng kể và để mất cơ hội kết liễu đối thủ.
Tận dụng cơ hội trời cho, liên minh do thành bang Sparta đứng đầu củng cố lực lượng đã đánh bại liên minh do thành bang Athens lãnh đạo sau hơn hai thập niên.
Các sử gia tin rằng dịch bệnh đã xâm nhập vào Athens từ cảng Piraeus – nơi duy nhất mà thực phẩm và các loại hàng hóa khác có thể ra, vào thành bang này.
Cho đến nay, giới nghiên cứu chưa thể khẳng định đại bệnh đã xảy ra ở Athens là dịch bệnh. Những triệu chứng của dịch cho thấy đó có thể là bệnh đậu mùa, sởi, sốt phát ban...
Mời quý độc giả xem clip: 10 vũ khí ảnh hưởng nhất Thế chiến II.
T.B (tổng hợp)

Lịch sử Việt Nam không chỉ có đao và kiếm

Chắc ai cũng biết đến lịch sử hào hùng của nghĩa quân Tây Sơn. Tuy nhiên phim ảnh và truyền thông hiện nay chỉ có những bộ phim sơ bộ về những trận đánh chỉ với đao và kiếm.


   
Trong bộ phim TÂY SƠN HÀO KIỆT, những trận đánh chỉ có đao và kiếm, thấp thoáng vài khẩu súng thần công. Thực tế trong lịch sử, uy lực của triều đại Tây Sơn không chỉ có tướng tài và binh lược mà còn những vũ khí quân sự khiến quân địch khiếp sợ. Trong quyển Binh Thư Yếu Lược có nhắc đến các phép đánh địch bằng lửa, tên độc và nhiều vũ khí độc đáo khác trong Hổ Trướng Khu Cơ – Tập Thiên. Đặc biệt tôi chú ý đến Phép đặt tên ngầm dưới nước. Dùng cần tre cứng 100 cái hay 50 cái, mỗi cần dùng một ống tre dài 1 thước 5 tấc, trên có lỗ thông, dưới để mắt, dưới mắt để gióng thừa, đục một lỗ chênh chếch cắm đầu cần vào. Xong rồi, do lỗ thông ở đầu mỗi ống đều nạp tên thuốc độc cho đầy ống.
 lich su viet nam khong chi co dao va kiem hinh anh 1
Chỉ có đao và kiếm
Xét trước cửa sông chỗ nào là đường thuyền giặc đi qua thì đem cần cắm xuống nước hai bên cửa sông. Mỗi đầu cần buộc một sợi dây gai, đuôi dây các cần buộc túm lại làm một nắm dây to, rồi đem nắm dây to ấy kéo ghì vào sau bờ sông, như thế thì các cần tre đều cong lên như hình cung mà các tên thì hướng trở lên. Lấy một sợi gai buộc một hòn đá lớn ở bên tả, buộc liền với một hòn ở bên hữu mà chắn ngang lòng sông, chính giữa dây gai chắn ngang ấy lại buộc một cái neo đá với những ống phao nhỏ, liệu chừng cho lềnh bềnh theo sóng, nửa chìm nửa nổi thì tốt.
 lich su viet nam khong chi co dao va kiem hinh anh 2
Nếu thuyền giặc chợt đến, theo dòng nước tiến thẳng vào sông, thì mái chèo động vào dây chắn ngang sông, máy đá hai bên rơi xuống thì dây chân gà tuột ra, các cần tre đều bật lên mà tên ở các ống đều bắn theo nhau về một hướng. Lịch sử nước ta có nhiều trận đại thủy chiến, nên cũng không có gì lạ khi trong binh thư yếu lược lại có nhiều phép thủy chiến như thế. Những hình ảnh thế này nên được cập nhật trong sách sử để học sinh khỏi nghĩ Việt Nam chỉ mặc khố, xách gậy gộc và bắn cung tên. Mà cùng với đó là những vũ khí quân sự đặc biệt không thua kém bất cứ ai.
Theo PV (Võ Thuật)

Gia đình duy nhất của nước Việt có ông, cha, cháu đỗ trạng nguyên

Năm 1341, Hồ Tông Thốc thi đỗ trạng nguyên khi mới 17 tuổi, mở đầu cho khoa bảng rực rỡ của một thế gia vọng tộc, nhiều người đỗ đạt cao.


   
Nối tiếp ông, con trai Hồ Tông Đốn và cháu ruột Hồ Tông Thành đều đỗ trạng nguyên. Đây là trường hợp duy nhất trong khoa cử Việt Nam có được vinh hiển đó.
Nhắc đến gia đình, dòng họ của ông, nhân dân xứ Nghệ có câu ca rằng: Một nhà ba trạng nguyên ngồi / Một gương từ mẫu mấy đời soi chung.
 gia dinh duy nhat cua nuoc viet co ong, cha, chau do trang nguyen hinh anh 1
Tranh minh họa Hồ Tông Thốc. Nguồn: Sỹ Hòa / Báo Bình Phước.
Làm liên tiếp 100 bài thơ
Hồi nhỏ, Hồ Tông Thốc nổi tiếng là con nhà nghèo ham học và học giỏi, được xem là thần đồng. Ông sống cùng cha tại làng Trang Cuội (Yên Thành, Nghệ An). Lớn lên, ông được cha gửi ra học một thầy đồ ở huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương. Nổi tiếng hay chữ, giỏi làm thơ, có trí nhớ rất tốt, Hồ Tông Thốc rất được thầy yêu mến.
Theo sách Kể chuyện thần đồng Việt Nam, dịp Tết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng), một vị quan lớn họ Lê treo đèn, đặt tiệc, mời văn nhân đến nhà bình thơ. Khách văn chương kéo đến tấp nập, những người nổi tiếng về văn thơ đều có mặt cả.
Hồ Tông Thốc bấy giờ còn nhỏ nhưng cũng đến dự. Khi đề vừa đưa ra, ông làm liên tiếp 100 bài thơ, trong khi mọi người vẫn còn suy nghĩ chưa ra.
Đến khi bình, cả trăm bài thơ của ông đều rất hay, không bài nào kém bài nào. Tất cả đều vượt trội so với những bài khác. Từ đó, tiếng tăm của ông vang danh khắp vùng, giới văn nhân không ai không kính phục.
Một lần khác, Hồ Tông Thốc cùng bạn đi chơi, bất ngờ gặp cô gái xinh đẹp. Bạn bè đều trầm trồ khen nhưng không dám tới gần, chỉ có Hồ Tông Thốc mỉm cuời. Bạn bè thách đố ông tới nói chuyện được với cô gái xinh đẹp kia. Hồ Tông Thốc cười lớn: "Nói chuyện thì ăn thua gì, tớ sẽ lấy cô ấy làm vợ".
Sau khi dò hỏi biết cô gái kia là con gái của quan lớn, Hồ Tông Thốc xin nghỉ học ít hôm, đóng giả thành quan nhỏ, đến ở nhờ một gia đình bên cạnh, mần mò tìm cách gặp gỡ, trò chuyện với cô gái.
Sau những lần trò chuyện, cô gái ngày càng quý mến tài văn chương của chàng trai trẻ, hai người yêu nhau lúc nào không hay. Sau này, khi đã đỗ trạng, Hồ Tông Thốc quay lại nhà quan lớn, xin lấy người yêu làm vợ.
Đề thơ chê Hạng Vũ, chữa thơ Vương Bột
Sau khi thi đỗ trạng nguyên, Hồ Tông Thốc được vua tin dùng, giao làm An phủ sứ, thường triệu kiến ông ra tiếp sứ, sau lại phái dẫn đoàn sứ bộ sang Trung Quốc.
Theo sách Văn đàn bảo giám, trong chuyến đi sứ nhà Nguyên, thuyền của đoàn sứ bộ nước ta trên sông Ô Giang, qua miếu thờ Hạng Vũ (hổ tướng nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, người nhiều năm tranh nghiệp đế với Lưu Bang). Nơi đây,  ai đi qua cũng phải đốt hương và vàng mã để cúng, tỏ lòng tôn kính. Riêng Hồ Tông Thốc cho thuyền đi thẳng.
Lúc sau, trời nổi gió to, mặt sông sóng lớn. Hồ Tông Thốc bình thản đứng trước mũi thuyền đọc thơ rằng: Chẳng phải vua chẳng phải tôi / Bên sông miếu mạo để thờ ai / Giang Đông ngày ấy còn chê nhỏ / Tiền giấy nay sao lại cố đòi?
Bài thơ này bắt nguồn từ chính điển tích về Hạng Vũ. Ngày xưa, Hạng Vũ đánh cho Lưu Bang thua tơi tả, nhưng về sau lại bị Lưu Bang đánh bại chỉ bằng một trận ở Cai Hạ.
Thất thế, Hạng Vũ uống rượu vĩnh biệt nàng Ngu Cơ, rồi cùng tàn quân chạy đến sông Ô Giang. Khi đó, có người mời Hạng Vũ xuống thuyền sang Giang Đông lập căn cứ khôi phục cơ nghiệp, Hạng Vũ chê đất hẹp, không chịu sang, quay lại đánh nhau với Lưu Bang đến khi thua trận phải tự thiêu.
Sau đó, Hồ Tông Thốc còn làm bài thơ khác nói về sự nghiệp và tính cách hảo hán của Hạng Vũ, dán ở miếu thờ nhân vật này. Từ đó, mọi người đi qua miếu không phải đốt vàng mã nữa.
Sách Giai thoại Lịch sử Việt Nam còn chép thêm chuyện Hồ Tông Thốc sửa thơ Vương Bột - người được tôn là thi bá của Trung Quốc. Chuyện kể rằng một hôm, đô đốc Hồng Châu muốn khoe tài văn chương của chàng rể nên mở hội thơ và bảo con rể làm bài "Tựa gác Đằng Vương", sau đó mới mời khách hạ bút.
Khi mọi người còn do dự, Vương Bột cầm bút hạ ngay bốn câu, trong đó có hai câu được truyền tụng là tuyệt cú: Lạc hà dự cô vụ tề phi / Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc. Nghĩa là: Ráng chiều với cánh cò cô độc cùng bay / Làn nước thu với bầu trời một màu.
Nhiều năm sau, khi Vương Bột qua đời, người Trung Quốc vẫn thường ngâm hai câu thơ ấy trên mộ ông. Hồ Tông Thốc nghe xong câu chuyện ấy liền nói: "Có gì mà tuyệt cú! Câu nào cũng thừa một chữ. Đã dự sao còn tề, đã cộng sao còn nhất?".
Mọi người vẫn chưa hiểu, ông giải thích: Trong chữ Hán, chữ “dự” với chữ “tề” và chữ “cộng” với chữ “nhất” có nghĩa tương đương nhau. Từ đó, người dân trong vùng không còn ai nghe tiếng ngâm thơ trên mộ Vương Bột nữa.
Dưới thời vua Trần Nghệ Tông, Hồ Tông Thốc từng giữ chức Hàn Lâm học sĩ phụng chỉ kiêm Thẩm hình viện sứ. Ông đã soạn các bộ sách sử "Việt Nam thế chí" và "Việt sử cương mục". Tiếc rằng đến nay cả 2 đều đã thất lạc.
Bộ Việt sử cương mục của ông được sử gia Ngô Sĩ Liên nhận xét: "Ghi chép thận trọng mà có phương pháp, bình luận sự việc thiết đáng mà không rườm rà, cũng gần hy vọng được".
Theo Nguyễn Thanh Điệp (Zing)

Vị Vua nào mang đến nhiều điềm lành nhất trong sử Việt?

authorTrần Hưng Thứ Năm, ngày 30/01/2020 18:32 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Vua Lý Nhân Tông là con của vua Lý Thánh Tông và Nguyên phi Ỷ Lan, sinh năm 1066. Đây là vị Vua mang đến nhiều điềm lành nhất trong sử Việt.


   
Lý Nhân Tông là vị Vua có thời gian trị vì lâu nhất sử Việt, lên ngôi năm 7 tuổi (năm 1072) đến năm 1128 thì mất, tức hơn 55 năm. Thời kỳ này cũng đánh dấu giai đoạn Thịnh trị nhất trong lịch sử nhà Lý, và là một trong những giai đoạn văn minh bậc nhất trong sử Việt.
 vi vua nao mang den nhieu diem lanh nhat trong su viet? hinh anh 1
(Tranh minh họa của họa sĩ Đức Hòa trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” – Sử dụng dưới sự đồng ý của tác giả).
Thuở đầu trị vì, vì Vua còn nhỏ tuổi, nên Nguyên phi Ỷ Lan, Thái úy Lý Thường Kiệt, Thái sư Lý Đạo Thành trở thành những trụ cột giúp Giang Sơn vững mạnh.
Dù đất nước bị kìm kẹp bởi liên minh Tống – Chiêm, nhưng nhờ sự phò tá của Lý Thường Kiệt, Đại Việt đánh Tống bình Chiêm, phá tan thế liên minh này, Giang Sơn bước vào giai đoạn thịnh trị, văn minh phát triển rực rỡ.
Về mặt giáo dục, trước đó, năm 1070 vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng Văn Miếu, Đại Việt Sử ký Toàn thư có ghi chép rằng:
Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng, Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.
Văn Miếu ban đầu là để thờ các bậc Thánh Hiền, nơi học tập của các Hoàng Gia.
 vi vua nao mang den nhieu diem lanh nhat trong su viet? hinh anh 2
Đại trung môn – Văn miếu. (Ảnh từ wikipedia.org).
Năm 1075 thời vua Lý Nhân Tông đánh dấu kỳ thi khoa bảng đầu tiên bằng khoa thi “Tam trường” để chọn Minh kinh Bác học. Khoa thi này lấy đỗ 10 người, trong đó có Trạng nguyên Lê Văn Thịnh chính là Trạng nguyên khoa bảng đầu tiên của Đại Việt.
Năm 1076 vua Lý Nhân Tông cho xây dựng trường Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu, đây được xem là trường đại học đầu tiền của Việt Nam, rất nhiều nhân tài giúp Giang Sơn Xã Tắc giàu mạnh đều xuất thân từ ngôi trường này.
Bên cạnh phát triển Nho học và giáo dục, nhà Vua và mẹ là thái hậu Linh Nhân đều là những Phật tử mộ đạo, đã cho xây nhiều chùa tháp và khuyến khích việc hành đạo của các thiền sư. Phật Pháp được truyền đi khắp nơi. Vua dùng Phật Pháp để giáo hóa dân chúng, khiến Giang Sơn thái bình, Xã Tắc ổn định, nhiều việc kỳ lạ xuất hiện thời kỳ này được ghi chép trong Đại Việt Sử ký Toàn thư.
 vi vua nao mang den nhieu diem lanh nhat trong su viet? hinh anh 3
(Tranh minh họa của họa sĩ Đức Hòa trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” – Sử dụng dưới sự đồng ý của tác giả).
Năm 1083 “Rồng vàng bay từ điện Tử Thần đến điện Hội Long”
Năm 1117 “tháng 3, ngày Bính Thìn, vua ngự đến núi Chương Sơn để khánh thành bảo tháp Vạn Phong Thành Thiện. Có rồng vàng hiện”. Núi Chương Sơn chính là  núi Ngô Xá ở xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam ngày nay; bảo tháp Vạn Phong Thành Thiện từ thời Lý Nhân Tông đến nay vẫn còn.
Cũng trong năm 1117, Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi nhận: “Rồng vàng hiện ở bảo đài, cầu đảo ở Động Linh”.
Trong lịch sử, hiện tượng “móc ngọt” (tức mưa ngọt) là rất hiếm, nếu xuất hiện được xem là điềm lành. Thời vua Lý Nhân Tông xuất hiện 3 lần “móc ngọt” đều được ghi chép lại trong Đại Việt Sử ký Toàn thư.
Năm 1080 “mùa thu, tháng 8, móc ngọt xuống. Vua đem đua thuyền”.
Năm 1111, 1112 cả nước được mùa to, xuất hiện mặt trời có hai quầng. “Nhâm Thìn, (Hội Tường Đại Khánh) năm thứ 3 (1112), (Tống Chính Hòa năm thứ 2). Mùa xuân, móc ngọt xuống”.
Năm 1118 “có mọc ngọt xuống, vua tự tay viết tám chữ, ‘Thiên hạ thái bình, thánh cung vạn tuế’ vào bia, sai thợ khắc".
 vi vua nao mang den nhieu diem lanh nhat trong su viet? hinh anh 4
(Tranh minh họa của họa sĩ Đức Hòa trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” – Sử dụng dưới sự đồng ý của tác giả).
Không chỉ coi trọng giáo hóa dân chúng, Lý Nhân Tông rất quan tâm đến nông nghiệp – thủy lợi. Ông được xem là người khởi công đắp những con đê lớn đầu tiên của Đại Việt. Tháng 9 âm lịch năm 1077, triều đình sai đắp đê trên sông Như Nguyệt, sách Đại Việt sử lược mô tả đê này “dài 67.380 bộ”.
Đại Việt sử lược cũng chép rằng năm 1103, nhà vua ra lệnh cho cư dân Thăng Long làm đê chống lũ, ở cả nội đô lẫn ngoại ô. Mùa xuân năm 1108, Nhân Tông sai đắp đê tại Cơ Xá – đây là đoạn đê sông Hồng gần cầu Long Biên ngày nay.
Năm 1117, Nhân Tông theo lời Thái hậu, ra quy định cấm giết trâu bò bừa bãi: ai mổ trộm trâu bị phạt 80 trượng và tội đồ làm người hầu trong quân đội; người giết trâu và ăn trộm trâu đều phải bồi thường; hàng xóm biết mà không tố cáo cũng bị phạt 80 trượng.
 vi vua nao mang den nhieu diem lanh nhat trong su viet? hinh anh 5
(Tranh minh họa của họa sĩ Đức Hòa trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” – Sử dụng dưới sự đồng ý của tác giả).
Bấy giờ đất nước thường được mùa, thường trúng mùa to, khi hạn hát mất mùa thường phát chẩn kho lương, giảm tô dịch, đất nước nhanh chóng cường thịnh. Nhân Tông rất thường hay xem gặt lúa ở các nơi, cũng như xem bắt voi, lễ hội… để tỏ rõ sự cường thịnh của Đại Việt lúc đó.
Đánh giá về vua Lý Nhân Tông, cuốn “Đại Việt Sử lược” thời nhà Trần có ghi rằng:
Ngài là người có xương trán nổi lên như mắt trời, ấy là dáng mặt của bậc Thiên Tử và tay thì buông dài quá đầu gối.
Trong bài “Đại Việt thông giám tổng luận”, sử thần Lê Tung nhận xét rằng:
Nhân Tông tính trời nhân hiếu, có tiếng đức tốt, trọng kén chọn danh thần, đặt khoa thi tiến sĩ, có quan hầu kinh diên, xuống chiếu mở đường nói, cầu người hiền, nghe lời can, nhẹ thuế khoá, ít phu dịch, cho nên thân được hưởng thái bình, dân trở nên giàu thịnh, đáng gọi là bậc vua giỏi nối đời thái bình vậy.
Ngẫm lại, người Việt thường tự hào về những trang sử đánh bại quân xâm lược của cha ông, nhưng đôi khi lại lãng quên mất những thời kỳ thịnh trị xứng đáng để ngưỡng vọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét