Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 94

 
Cho Người Vào Cuộc Chiến - Cơn Uất Hạ Lào - Hình Ảnh Lam Sơn 719 - Nhạc Lính VNCH
  
Biển Mặn - Nhạc Lính VNCH - Hình Ảnh Chiến Trường Quảng Trị 1972

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ khi con người thoát ra khỏi vòng tham muốn danh lợi, thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, thấu hiểu về sự vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại, mới có thể loại trừ được gây hấn và chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 
 
Sabaton - En livstid i krig (Subtitulado Español)
 
Two Steps From Hell - Victory
 
------------------------------------------------
 (ĐC sưu tầm trên NET)
                                       Những trận đánh khốc liệt trong Chiến tranh Việt Nam
 
Trận Sa Huỳnh 1973 - Anh Hùng Bạt Mạng | Quân Sử VNCH Chiến Tranh Việt Nam


Trận chiến đẫm máu Rzhev tạo đà cho Hồng quân trong trận Stalingrad

Trung Hiếu |



Trận chiến đẫm máu Rzhev tạo đà cho Hồng quân trong trận Stalingrad

Trong trận Rzhev (Thế chiến 2), Hồng quân Liên Xô không giành được thắng lợi. Nhưng trận đó tạo nền tảng cho thắng lợi của họ ở Stalingrad và Kursk.

Trận chiến Rzhev diễn ra tại một thị trấn nhỏ ở tây bắc Nga thời Thế chiến 2. Hồng quân Liên Xô thất bại trong trận chiến này. Tuy nhiên, trận đánh đó đã đặt nền móng cho các thắng lợi mang tính quyết định của Hồng quân trước phát xít Đức ở thành phố Stalingrad và khúc lồi Kursk.
Trận chiến đẫm máu Rzhev tạo đà cho Hồng quân trong trận Stalingrad - Ảnh 1.
Binh sĩ Hồng quân trên chiến trường chống phát xít Đức. Ảnh: RBTH.
Quân Đức không dễ bị đánh bại
Khi Hồng quân bắt đầu phản kích gần Moscow vào tháng 12/1941, quân đội Đức đã bị đánh bật khỏi thủ đô Liên Xô tới 300km. Trùm phát xít Adolf Hitler phải thừa nhận: “Lần đầu tiên trong cuộc chiến này tôi ra một lệnh rút lui trên một khu vực lớn của mặt trận”.
Dẫu vậy, hy vọng của các tư lệnh Liên Xô về việc đánh tan Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của Đức một cách chóng vánh đã chứng tỏ là điều nôn nóng.
Bất chấp áp lực lớn khủng khiếp từ các binh sĩ Liên Xô, quân Đức vẫn xoay sở được để bám chắc đầu cầu giữa các thị trấn Rzhev và Vyazma, chỉ cách Moscow 200km. Trong vài năm liền, khúc lồi này giống như một cái gai nhọn thúc vào sườn các tư lệnh Liên Xô, vì từ đây quân Đức có thể mở một cuộc tấn công mới vào thủ đô Xô viết bất cứ lúc nào.
Và chính tại đây trong thời kỳ từ tháng 10/1941 đến tháng 3/1943, một trong các trận chiến đẫm máu nhất của Thế chiến 2 đã diễn ra – trận Rzhev. Phía Liên Xô không sử dụng thuật ngữ này. Liên Xô coi mỗi cuộc tấn công để hủy diệt đầu cầu nguy hiểm kia là một chiến dịch riêng rẽ. Một số sử gia đương thời cũng giữ quan điểm này.
Quân Đức đã biến khúc lồi Rzhev-Vyazma thành một pháo đài thực sự. Riêng phía trước Rzhev, chúng đã xây 559 ụ súng bằng đất và gỗ cùng các hố chiến đấu cá nhân, và 7km đường hào chống tăng. Tới một nửa Cụm Tập đoàn quân Trung tâm tập trung trong khu vực này. Hệ thống tuyên truyền của Đức gọi đây là “phòng tuyến bất khả xâm phạm của Quốc trưởng”, đồng thời tuyên bố rằng “việc đánh mất Rzhev sẽ tương đương với việc để mất một nửa Berlin”.
Theo sử gia Alexey Isaev, Rzhev trở thành một “Verdun của Thế chiến 2”. Nơi đây không thể áp dụng chiến tranh chớp nhoáng mà phải tiến hành các trận đánh kéo dài, khiến hàng trăm ngàn mạng người bị nghiền nát trong “cối xay thịt” này.
Trận chiến đẫm máu Rzhev tạo đà cho Hồng quân trong trận Stalingrad - Ảnh 2.
Hồng quân Liên Xô tiến công quân Đức. Ảnh: Sputnik.
Mất nhiều xương máu do đánh giá thấp sức kháng cự của Đức
Sau khi bị đẩy lùi vào mùa đông năm 1942, Hồng quân tiếp tục nỗ lực vào mùa hè. Nhưng do đánh giá thấp năng lực của địch, các chỉ huy Liên Xô đã mắc sai lầm như tổ chức các cuộc tấn công “vỗ mặt”, khiến nỗ lực của họ tan thành mây khói.
Cuộc tấn công bằng nửa triệu quân trong Chiến dịch Tiến công Rzhev-Sychovka Thứ nhất đã thất bại trong ý đồ đột phá qua nhiều phòng tuyến của đối phương.
Boris Gorbachevsky, chỉ huy một tiểu đội bộ binh thuộc Sư đoàn Súng trường 215 nhớ lại: “Hàng ngàn mảnh đạn pháo, như các con bọ cạp, văng vào những người lính, cắt lìa thi thể họ trộn vào đất cát. Các sĩ quan còn sống tiếp tục hô ‘Xung phong! Xung phong!’ trước khi gục ngã nốt bên thi thể các chiến sĩ của mình”.
Hứng chịu tổn thất nặng nề, quân Liên Xô chỉ có thể tiến được vài chục kilômét vào lãnh thổ do địch kiểm soát trong các trận đánh vào mùa hè và mùa thu.
Rồi mưa lớn xuất hiện, gây phức tạp cho các hoạt động trên không và cuộc tấn công nói chung của Hồng quân.
Petr Mikhin, chỉ huy trung đội tác xạ của Sư đoàn Súng trường 52 nhớ lại cảnh đánh giáp lá cà với quân địch: “Trong chiến hào, nước ngập tới đầu gối, ở dưới nước là thi thể đồng đội chúng tôi và xác chết của lính Đức. Chân đứng trên nền trơn trượt, chúng tôi phải cố giữ thăng bằng, tránh né những đòn chết người và giáng đòn đáp trả”.
Vào ngày 27/9, các đơn vị thuộc Tập đoàn quân số 30 cố tiến vào Rzhev nhưng đã bị lực lượng bổ sung mới đến của đối phương đánh bật ra.
Hồng quân vẫn tiêu hao đáng kể sinh lực đối phương, chia lửa với Stalingrad
Tuy nhiên, quân Đức cũng phải trả một giá đắt ở “Cối xay thịt Rzhev” vào mùa hè và mùa thu 1942. Trong vài tuần tác chiến, sư đoàn lớn nhất của quân đội phát xít Đức – Grossdeutschland (nghĩa là “Đại Đức”, gồm 18.000 quân nhân) đã có khoảng 10.000 người bị chết hoặc bị thương. Trong nhiều trung đoàn thuộc Tập đoàn quân số 9 của tướng Đức Walther Model, tất cả các cựu binh kỳ cựu từng tham gia các chiến dịch quân sự ở Ba Lan và Pháp và cuộc tấn công Liên Xô năm 1941 đều đã tử trận. Chúng được thay thế bằng các tân binh thiếu kinh nghiệm từ Tây Âu sang.
Sử gia Svetlana Gerasimova nhận xét trong một phân tích về “Lò sát sinh Rzhev” như sau “Đối với Hitler, vấn đề uy tín là chiếm Stalingrad và không bỏ Rzhev; còn đối với Stalin, đó là chiếm Rzhev và không từ bỏ Stalingrad”.
Về phía Liên Xô, Chiến dịch Tiến công Rzhev-Sychovka Thứ nhất đã không đạt được mục tiêu này nhưng đã vô hiệu hóa hoạt động chuẩn bị của đối phương cho một cuộc tiến công mới nhằm vào Moscow, đồng thời đã lôi kéo vào trận các sư đoàn Đức vốn được dành cho trận Stalingrad đang bắt đầu.
Chiến dịch Tiến công Rzhev-Sychovka Thứ hai (mang mật danh Chiến dịch Sao Hỏa) ít được biết hơn so với chiến dịch “song sinh” – Sao Thiên Vương ở Stalingrad .
Hồng quân khởi động Chiến dịch Sao Hỏa vào ngày 25/11, một tuần sau Chiến dịch Sao Thiên Vương, huy động nhiều binh sĩ và pháo binh ở Rzhev hơn Stalingrad. Tuy nhiên Hồng quân đã không thành công trong việc vây Tập đoàn quân số 9 trong thế gọng kìm như với Tập đoàn quân số 6 của Thống chế Đức Friedrich Paulus. Ở Rzhev, không có lực lượng Romania yếu hơn gác sườn quân Đức, và các đợt tấn công của Liên Xô liên tục bị đẩy lui bởi lực lượng phòng thủ được chuẩn bị tốt.
Vào giữa tháng 12/1942, cuộc tấn công Rzhev của Hồng quân cuối cùng cũng mất hết xung lực. Nhưng dù Chiến dịch Sao Hỏa không đạt được mục tiêu đề ra, nó vẫn có tác dụng ghìm chân các sư đoàn Đức và ngăn chúng tiến về Stalingrad để giải cứu cho Tập đoàn quân số 6 bị bao vây.
Sau thất bại tại Stalingrad và việc quân Liên Xô chiếm được thành phố Velikiye Luki ở sau lưng Tập đoàn quân số 4 và số 9, quân Đức ở Khúc lồi Rzhev-Vyazma tự thấy mình đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Do vậy, chúng đã phải rút hoàn toàn khỏi khúc lồi này thông qua Chiến dịch Buffel (nghĩa là “Trâu nước”) vào tháng 3/1943. Mối đe dọa đối với Moscow cuối cùng đã được dỡ bỏ.
Theo quan điểm của Alexey Isayev, chiến sự ở Rzhev không chỉ là một nhân tố quan trọng trong thành công của Hồng quân ở Stalingrad mà còn gián tiếp trợ giúp chiến thắng của Liên Xô ở trận vòng cung Kursk vào mùa hè năm 1943.
Tập đoàn quân số 9 của Walther Model đã bị kiệt sức và mất nhiều quân nhân giàu kinh nghiệm trong trận Rzhev, nên không thể khôi phục sức chiến đấu trước khi giao chiến ở khu vực Khúc lồi Kursk.
Trong trận Rzhev, Hồng quân có hơn 1,3 triệu người bị chết, bị thương, mất tích, hoặc bị bắt trong thời kỳ từ tháng 10/1941 đến tháng 3/1943. Tổn thất phía Đức là khoảng 400.000-700.000 người. Xương cốt nhiều quân nhân tử trận đã hòa tan vào đất tại chiến trường./.


Hậu duệ Thành Cát Tư Hãn uy hiếp Trung Hoa và cuộc chiến kỳ lạ nhất lịch sử nhà Minh

Chủ Nhật, ngày 19/07/2020 10:00 AM (GMT+7)

Cuối thế kỷ 15, có một cậu bé là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn chào đời, người một lần nữa thống nhất các bộ lạc Mông Cổ, với tham vọng khôi phục quá khứ huy hoàng thời nhà Nguyên ở Trung Hoa.


Hậu duệ Thành Cát Tư Hãn uy hiếp Trung Hoa và cuộc chiến kỳ lạ nhất lịch sử nhà Minh - 1
Đạt Diên Hãn là người cuối cùng thống nhất các bộ lạc Mông Cổ sau thời Thành Cát Tư Hãn.
Gia tộc Mông Cổ Bột Nhi Chỉ Cân (Borjigin), được biết đến nhiều nhất dưới thời Thành Cát Tư Hãn. Kể từ khi bị nhà Minh đánh bật khỏi Trung Nguyên, gia tộc Bột Nhi Chỉ Cân lui về cai trị vùng Đông Mông Cổ, quyền lực được chia đều cho nhiều bộ lạc. Trong khi đó, người Oirat ở Tây Mông Cổ luôn tạo ra mối đe dọa.
Năm 1464, Bạt Đô Mông Kha chào đời, là người bộ lạc Bolkhu, là dòng dõi trực hệ của Thành Cát Tư Hãn trong gia tộc Bột Nhi Chỉ Cân. Bạt Đô Mông Kha trải qua nhiều biến cố cuộc đời ngay từ nhỏ, khi bộ lạc bị người Oirat tàn sát, gia đình ly tán.
Để cứu mạng Bạt Đô Mông Kha, người mẹ giao ông cho một gia đình người Mông Cổ bình thường nuôi dưỡng. Vì mang trong mình dòng máu của Thành Cát Tư Hãn, ông được một nhóm người Mông Cổ chăm sóc chu đáo.
Thống nhất các bộ lạc Mông Cổ
Sau cái chết của người chú Manduul Khan, Bạt Đô Mông Kha lúc đó 5 tuổi được góa phụ của chú là Mandukhai Khatun (1438–1478) nhận nuôi. Vì Bạt Đô Mông Kha mang trong mình dòng máu trực hệ của Thành Cát Tư Hãn, Mandukhai đưa ông lên làm thủ lĩnh, gọi là Đạt Diên Hãn.

Ở tuổi 19, Đạt Diên Hãn chính thức làm lễ cưới với Mandukhai, dù cả hai chênh lệch tới 26 tuổi. Đạt Diên Hãn đi đến đâu, thu phục được những bộ lạc từng thuộc phe Đông Mông Cổ (nhà Hậu Nguyên) đến đó.
Ở thời điểm đó, người Oirat đã nhiều lần đánh bại Mandukhai, chiếm được vùng đất rộng lớn ở Đông Mông Cổ.
Năm 1483, Bạt Đô Mông Kha cùng Mandukhai dẫn quân đối đầu với thủ lĩnh của người Oirat là Ismayil Taishi, giải cứu được mẹ mình.
Nhờ năng lực quân sự phi thường và tầm ảnh hưởng sâu rộng, Đạt Diên Hãn kêu gọi được một đội quân hùng hậu, đánh tan phe Tây Mông Cổ, buộc 4 bộ lạc người Oirat phải thần phục.
Hậu duệ Thành Cát Tư Hãn uy hiếp Trung Hoa và cuộc chiến kỳ lạ nhất lịch sử nhà Minh - 2
Người Mông Cổ dưới thời Đạt Diên Hãn tập hợp thành nhà Bắc Nguyên chống lại nhà Minh ở Trung Hoa. Ảnh minh họa.
Theo giáo sư John Krueger, người có nhiều năm nghiên cứu về lịch sử các bộ lạc Mông Cổ, Đạt Diên Hãn là người đầu tiên thống nhất các bộ lạc ở thảo nguyên Mông Cổ kể từ khi gia tộc Bột Nhi Chỉ Cân bị nhà Minh đánh bật khỏi Trung Nguyên.
Đạt Diên Hãn tự phong mình là Đại Hãn của nhà Đại Nguyên, tiếp nối triều đại nhà Nguyên, khởi đầu là Nguyên Thái Tổ Thành Cát Tư Hãn.
Dưới triều đại của Đạt Diên Hãn, người Mông Cổ đạt đến trình độ tổ chức mới. Đạt Diên Hãn chủ trương duy trì mối quan hệ hòa bình với hoàng đế Minh Vũ Tông, nhưng không chấp nhận thần phục.
Sứ giả Mông Cổ đến Bắc Kinh yêu cầu nhà Minh mở cửa giao thương liền bị sát hại. Kể từ đó, Đạt Diên Hãn chủ trương phát động chiến tranh.
Năm 1513, sau khi dẹp loạn do 3 bộ lạc cánh hữu gây ra, Đạt Diên Hãn toàn tâm toàn ý mở chiến dịch xâm lược Trung Hoa.
Sau khi chiếm được Tuyên Hóa và Đại Đồng, ông cho xây dựng pháo đài kiên cố, duy trì lực lượng kỵ binh tinh nhuệ gồm 15.000 người ở tiền tuyến.
Trận chiến kỳ lạ nhất lịch sử nhà Minh
Năm 1517, Đạt Diên Hãn thống lĩnh 7 vạn quân, đánh sâu vào đến ngoại ô Bắc Kinh, buộc hoàng đế Minh Vũ Tông phải đem quân triều đình nghênh chiến. Sử sách Trung Hoa gọi sự kiện này là Ứng Châu đại tiệp.
Theo Minh Sử, lực lượng hai phe ước tính lên tới 10 vạn người. Trận quyết chiến diễn ra suốt 5 ngày với kết cục Đạt Diên Hãn buộc phải rút lui.
Hậu duệ Thành Cát Tư Hãn uy hiếp Trung Hoa và cuộc chiến kỳ lạ nhất lịch sử nhà Minh - 3
Minh Vũ Tông không phải là hoàng đế được đánh giá cao trong lịch sử Trung Hoa.
Nhưng điều kì lạ là thiệt hại của cả hai phe được Minh Sử thống kê chỉ là 68 người chết và 563 người bị thương, trong đó quân Mông Cổ chỉ tổn thất 16 người, theo Toutiao. Con số thương vong này giống như giao tranh trong thời hiện đại hơn là giai đoạn các chiến binh vẫn còn sử dụng đao, kiếm.
Toutiao đưa 3 cách giải thích cho trận chiến kỳ lạ nhất lịch sử nhà Minh trên. Minh Vũ Tông nổi danh trong lịch sử là hoàng đế hoang dâm, có những sở thích quái lạ nên không được các sử gia đánh giá cao. Chiến công của hoàng đế nhà Minh có thể vì vậy mà bị đánh giá thấp.
Lý do thứ hai là không có quan văn nào tháp tùng đội quân của Minh Vũ Tông nghênh chiến Đạt Diên Hãn, vì đại bộ phận quan lại lúc bấy giờ phản đối chiến tranh.
Khi hoàng đế chiến thắng trở về, cho người kể lại diễn biến thì các quan văn không ai tin, dẫn đến thông tin về kết cục trận đánh có phần mâu thuẫn, không chính xác.
Một cuộc kịch chiến có sự tham gia của 10 vạn người nhưng cuối cùng chỉ 68 người chết là điều rất khó tin, theo Toutiao.
Thứ ba, Minh Sử là sách lịch sử kể về triều đại nhà Minh do người Mãn biên soạn, với ít nhiều các thông tin có phần không công bằng với các hoàng đế nhà Minh, đặc biệt là Minh Vũ Tông. Sự thật cuộc quyết chiến năm 1517 diễn ra như thế nào đến nay vẫn là một bí ẩn.
Về phần Đạt Diên Hãn, tuy không mở rộng được bờ cõi như các bậc tiền bối, ông là người đặt nền móng để các hậu duệ sau này không ngừng uy hiếp Trung Hoa.
Lãnh thổ Đạt Diên Hãn kiểm soát được lúc bây giờ trải dài từ lãnh nguyên Siberia và hồ Baikal ở phía bắc, qua dãy núi Altai ở phía tây, đến Mãn Châu ở phía đông và phía nam tới Ordos (nay là khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc).
___________________
Một Khả Hãn Mông Cổ từng kéo quân bao vây Bắc Kinh, thỏa sức cướp bóc suốt 8 ngày mà triều đình nhà Minh không dám phản kháng. Bài dài kỳ tới xuất bản vào lúc 10 giờ ngày 20.7.2020 sẽ làm rõ hơn về sự kiện được coi là vết nhơ trong lịch sử Trung Hoa này.
Nguồn: http://danviet.vn/hau-due-thanh-cat-tu-han-uy-hiep-trung-hoa-va-cuoc-chien-ky-la-nhat-lich-su-nh...
Người Mông Cổ khiến hoàng đế Trung Hoa 5 lần bắc phạt, chết trên đường về như thế nào?
Người Mông Cổ sau khi lui về thảo nguyên phương bắc vẫn không ngừng quấy nhiễu Trung Hoa, khiến hoàng đế nhà Minh phải...
Hậu duệ Thành Cát Tư Hãn uy hiếp Trung Hoa và cuộc chiến kỳ lạ nhất lịch sử nhà Minh - 5Hậu duệ Thành Cát Tư Hãn uy hiếp Trung Hoa và cuộc chiến kỳ lạ nhất lịch sử nhà Minh - 5

Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét