Thứ Hai, 13 tháng 7, 2020

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 91

 
Công Trường 9 CSBV đụng độ Biệt Động Quân tại Quảng Đức - Đêm Dài Vọng Về Tiếng Súng
 
Nhat Truong " rung la thap " nhac truoc 1975

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ khi con người thoát ra khỏi vòng tham muốn danh lợi, thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, thấu hiểu về sự vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại, mới có thể loại trừ được gây hấn và chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 

 
40:1
  
SABATON - 40:1
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Trận đụng độ ác liệt nhất giữa phát xít Đức và quân Anh, Mỹ [HD]

Sự nghiệp và đời tư người đầu tiên được phong Anh hùng Liên Xô ba lần

Lê Ngọc |


Sự nghiệp và đời tư người đầu tiên được phong Anh hùng Liên Xô ba lần
Pokryshkin (giữa) - người đầu tiên được nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô ba lần; Nguồn: pomnisvoih

Đối với nhân dân Liên Xô, Pokryshkin, người bắn hạ 65 máy bay phát xít Đức, là biểu tượng của tình yêu quê hương, sự can đảm và lòng dũng cảm.

Trước chiến tranh
Alexander Pokryshkin sinh năm 1913 trong gia đình công nhân tại thành phố Nikolaevsk, nay là Novosibirsk. Sasha (tên thân mật của Alexander) là con thứ hai trong gia đình có có bảy người con: sáu trai và một gái.
Từ nhỏ, Sasha là một đứa trẻ thông minh. Giấc mơ được bay trên bầu trời của Sasha nảy sinh khi cậu bé nhìn thấy chiếc máy bay tuyên truyền của Hiệp hội những người bạn của Không quân.
Sau khi tốt nghiệp trường bảy năm, Alexander làm việc tại một công trường xây dựng, và sau đó, nhập học một trường dạy nghề. Do cha mẹ không ủng hộ, cậu bé Sasha rời khỏi sự che chở của người bố mãi mãi.
Một năm sau, Alexander được nhận vào trường hàng không ở Perm. Nhưng khi đến học, Pokryshkin phát hiện ra là mình đã đăng ký nhầm khóa học về cơ khí máy bay, thay vì đào tạo phi công, do trường thay đổi.
Năm 1932, Alexander tình nguyện ra nhập Hồng quân và bắt đầu hành trình để trở thành một phi công quân sự. Alexander viết tổng cộng 44 đơn gửi cấp trên xin được gửi đi đào tạo lái máy bay nhưng không có câu trả lời.
Một lần, anh xin phép và được phép trở thành người quan sát trên máy bay của phi công Vsevolod Sevastyanov "R-1" (trinh sát-1).
Trong thực tế, Sevastyanov trở thành người thầy của Pokryshkin - người thực hiện chuyến bay độc lập đầu tiên trong câu lạc bộ bay Krasnodar trong kỳ nghỉ của mình.
Sự nghiệp và đời tư người đầu tiên được phong Anh hùng Liên Xô ba lần - Ảnh 1.
Pokryshkin đã thể hiện tố chất của một phi công quân sự từ bé; Nguồn: stuki-druki
Ở đó, trong 17 ngày, Alexander theo thành công chương trình hai năm của câu lạc bộ bay và vượt qua kỳ thi với điểm số xuất sắc.
Chủ nhiệm câu lạc bộ nói, Pokryshkin là người đầu tiên nhận được chứng chỉ bay chỉ sau ba tuần.
Sau đó, Alexander được nhận vào trường phi công quân sự Kacha và chưa đầy một năm sau, anh tốt nghiệp trường Kacha nổi tiếng, được phân về Trung đoàn Không quân Tiêm kích số 55, đóng ở biên giới phía tây, gần Balti (Moldova).
Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại
Pokryshkin là là phi đội phó của Trung đoàn Không quân Tiêm kích số 55 khi Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại nổ ra. Chuyến bay đầu tiên diễn ra vào ngày đầu tiên của cuộc chiến - ngày 22/6/1941 tại Mặt trận phía Nam.
Thời gian đầu, anh được trưng dụng để thực hiện các chuyến bay trinh sát với mệnh lệnh "không tham gia chiến đấu".
Nhưng anh liên tục vi phạm, vì thật xấu hổ khi trở lại sân bay với đầy đủ đạn dược. Ngày 26/6/1941, Alexander đã giành chiến thắng đầu tiên - bắn hạ một máy bay chiến đấu Messerschmitt Bf.109 trong khi làm nhiệm vụ trinh sát.
Sau một thời gian, Pokryshkin nhận ra rằng các chiến thuật không chiến anh được dạy đã rất lạc hậu và bắt đầu lưu ý đến chủ đề này. Alexander bắt đầu quan sát và ghi chép và một cuốn sổ tay có tên "Chiến thuật máy bay tiêm kích trong trận đánh".
Những ghi chú, nhận xét, đề án đã trở thành tiền đề khoa học để giành chiến thắng của người phi công luôn tìm mọi cơ hội để học hỏi. (Cuốn sổ được bảo quản bởi người vợ tương lai của Pokryshkin - Maria Kuzminichnaya, và được chuyển đến Bảo tàng Lực lượng Vũ trang Trung tâm).
Nhờ làm việc sáng tạo, miệt mài, công thức cơ bản của Pokryshkin về không chiến dần được phát triển, được không quân tiêm kích biết đến.
Bốn yếu tố cấu thành công thức này: Độ cao - Tốc độ - Độ cơ động - Hỏa lực. Pokryshkin là một trong những người đầu tiên có thể kết hợp tất cả các cấu phần cần thiết của không chiến thành một tổng thể.
Pokryshkin nhiều lần cận kề cái chết - một viên đạn súng máy từng xuyên qua phía bên phải ghế ngồi của anh, làm hỏng xanh-tuya đeo vai, khiến anh bị thương bên cằm trái, mất nhiều máu.
Chiến công của Pokryshkin
Tổng cộng, trong những năm chiến tranh, Pokryshkin đã thực hiện 650 lần xuất kích, tiến hành 156 trận không chiến, đích thân bắn hạ 59 máy bay địch và cùng đơn vị bắn hạ 6 chiếc khác.
Trong số 65 chiếc chính thức bị Pokryshkin bắn hạ, chỉ có 6 chiếc bị hạ trong hai năm cuối chiến tranh. Trong hầu hết các lần xuất kích, Pokryshkin đảm nhận nhiệm vụ khó khăn nhất - tiêu diệt máy bay chỉ huy của quân Đức.
Kinh nghiệm chiến đấu 1941-1942 cho thấy, bắn hạ tên chỉ huy là làm suy sụp tinh thần của đối phương và thường buộc chúng phải chuồn về nhà. Tháng 4/1943, bắn hạ 10 máy bay Đức, Pokryshkin được nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô lần đầu tiên.
Sự nghiệp và đời tư người đầu tiên được phong Anh hùng Liên Xô ba lần - Ảnh 2.
Pokryshkin (giữa) - người đầu tiên được nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô ba lần; Nguồn: pomnisvoih
Trong tháng 5/1943, anh đã bắn rơi 12 máy bay và 2 chiếc vào tháng 6, Pokryshkin được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô lần thứ hai, ngày 24/8/1943.
Trong một trận chiến trên không ở Kuban, Pokryshkin đã bắn hạ 22 máy bay địch và nổi tiếng toàn Liên Xô. Đến cuối năm 1943, anh đã hoàn thành 550 lần xuất kích chiến đấu, tiến hành 137 trận không chiến và bắn hạ 53 máy bay địch.
Ngày 19/8/1944, Pokryshkin đã được trao danh hiệu Anh hùng Liên Xô lần thứ ba - là người đầu tiên nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô ba lần và là người duy nhất nhận được nhận ba danh hiệu Anh hùng trong những năm chiến tranh.
Cái tên của Alexander Pokryshkin đã gây ra nỗi sợ hãi lớn cho các phi công Đức. "Chú ý, chú ý! Pokryshkin đang trên bầu trời!" - các phi công phát xít đã khiếp đảm cảnh báo nhau trên đài liên lạc một khi phát hiện thấy anh.
Pokryshkin đã tạo ra hệ thống của riêng mình để đào tạo phi công. Anh đặc biệt coi trọng tình đồng đội và tình bạn chiến đấu. Nhiều lần, anh đã thả sổng những chiếc máy bay Đức đã lọt vào tầm ngắm để cứu nguy cho đồng đội của mình.
Cho đến ngày cuối cùng trong đời quân ngũ, điều mà Pokryshkin tự hào nhất là không một ai trong số những người anh dìu dắt vào trận đánh đã phải trả giá vì lỗi của chính mình...
Hậu chiến
Sau chiến tranh, Alexander Ivanovich trở thành học viên của Học viện Quân sự mang tên Phrunze và năm 1948, tốt nghiệp Học viện với Huy chương vàng.
Pokryshkin cũng được đào tạo tại Học viện Quân sự của Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng Vũ trang Liên Xô, tốt nghiệp năm 1957, bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Quân sự, và là tác giả của nhiều công trình và sách.
Sự nghiệp và đời tư người đầu tiên được phong Anh hùng Liên Xô ba lần - Ảnh 3.
Hình ảnh gia đình hạnh phúc của phi công huyền thoại Pokryshkin; Nguồn: stuki-druki
Pokryshkin đã dành gần một phần tư thế kỷ sau chiến tranh cho lĩnh vực Phòng không - từ năm 1948 đến 1969, Alexander Ivanovich phục vụ trong Lực lượng Phòng không.
Ông đi từ cấp bậc Đại tá đến Thượng tướng, làm Tư lệnh Quân đoàn và Tập đoàn quân Phòng không, Phó Tư lệnh Lực lượng Phòng không Hồng quân. Năm 1972, Pokryshkin được phong hàm Nguyên soái Không quân.
Đời tư người Anh hùng
Alexander gặp vợ mình - Maria Kuzminichna Korzhuk - trong chiến tranh, khi đến thăm một người bạn bị thương ở trạm quân y. Như Pokryshkin sau này nhớ lại, đó là “tình yêu từ cái nhìn đầu tiên”. Anh dành tình yêu này cho Maria Kuzminichna trong suốt cuộc đời. Gia đình Pokryshkin có hai con, một trai và một gái.
Theo hồi ức con trai của Alexander, sau chiến tranh, Maria Kuzminichna bị bệnh nặng, và bà tâm sự với ông:
"Đàn ông khó ở một mình hơn phụ nữ. Em ở thế giới bên kia sẽ không vui nếu anh không được chăm sóc chu đáo. Chỉ có điều, đừng cưới một người quá trẻ. Cô ấy sẽ không cần anh, mà cần địa vị của anh...". "Chà, làm thế nào anh có thể sống thiếu em?”, Pokryshkin ôm lấy vợ.
Còn con chúng ta? Bố con anh sẽ làm bất cứ điều gì, miễn là em hồi phục ... Ngay cả khi có phù thủy nào đó cho anh lại tuổi trẻ và đặt trước mặt anh một trăm cô gái đẹp nhất, và cuối cùng, em - trong bộ đồ thể thao và đi ủng như khi chúng ta làm quen nhau…, anh vẫn sẽ chọn em...".
Cho đến những ngày cuối cùng, Maria Pokryshkina tin rằng tình yêu sẽ chữa lành vết thương cho mình…
Sự thật thú vị về Pokryshkin
Alexander đã bí mật với cấp trên của mình việc tham gia một chương trình câu lạc bộ bay hai năm với tư cách là thành viên ngoài câu lạc bộ trong kỳ nghỉ 17 ngày và đã xuất sắc vượt qua các kỳ thi.
Trận chiến trên không đầu tiên của Polkryshkin đã kết thúc trong thảm họa: viên phi công trẻ đã bắn hạ máy bay ném bom hạng nhẹ Su-2 Liên Xô thuộc trung đoàn máy bay ném bom 211 vì nhầm nó với kẻ thù. Sự hỗn loạn của ngày đầu tiên của chiến tranh đã cứu viên phi công xuất sắc của tương lai, anh đã thoát bị trừng phạt nhờ sự ưu ái của cấp trên.
Sự nghiệp và đời tư người đầu tiên được phong Anh hùng Liên Xô ba lần - Ảnh 5.
Nguyên soái Không quân Pokryshkin; Nguồn: pomnisvoih
Từ năm 1942, Pokryshkin có mối quan hệ rất căng thẳng với Trung đoàn trưởng mới là Isaev - người không chấp nhận sự chỉ trích của Pokryshkin về chiến thuật lỗi thời của không quân tiêm kích Liên Xô.
Một loạt các cuộc xung đột của họ dẫn đến việc Pokryshkin bị cách chức và bị khai trừ đảng; từ cuộc ẩu đả trong nhà ăn với các sĩ quan của trung đoàn lân cận, họ đã bịa đặt một vụ kiện chống lại Pokryshkin, gửi đến tòa án quân sự ở Baku.
Chỉ có sự can thiệp của Chính ủy Trung đoàn và chỉ huy cấp trên mới cứu được người phi công; vụ án đã được bãi bỏ, Pokryshkin được phục hồi đảng tịch và chức vụ.
Tháng 2/1944, Pokryshkin được thăng cấp và nhận được một đề nghị chuyển sang Bộ Tổng tham mưu của Không quân Hồng quân để quản lý việc đào tạo phi công mới. Nhưng viên phi công chiến đấu khái tính đã từ chối lời đề nghị này và vẫn ở lại Trung đoàn của mình.
Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt thán phục và từng nói về ông: "Pokryshkin, không còn nghi ngờ gì, chắc chắn là phi công xuất sắc nhất của Thế chiến II".
Konstantin Sukhov - một phi công nổi tiếng từng làm việc với Pokryshkin, là một cố vấn Không quân Liên Xô ở Syria trong cuộc chiến Arab-Israel - kể lại, có lần, ông đề nghị các phi công Syria đột kích vào các vị trí của kẻ thù bằng cách sử dụng một số chiến thuật nhất định, nhưng họ trả lời ông: không, chúng tôi sẽ không làm như vậy, Pokryshkin viết khác cơ! Và họ cho viên cố vấn xem một cuốn sách được trình bày rất đẹp bằng tiếng Arab.
Hóa ra, Tư lệnh Không quân Syria đã dịch và bằng chính tiền của mình, xuất bản năm nghìn bản cuốn sách “Bầu trời chiến tranh” của Pokryshkin.


Tại sao quân Đức khiếp sợ các “Phù thủy màn đêm”?

Lê Ngọc |


Tại sao quân Đức khiếp sợ các “Phù thủy màn đêm”?

Chính những kẻ phát xít đã khiếp sợ và gọi các nữ phi công Hồng quân là "Phù thủy màn đêm".

Trung đoàn Không quân nữ
Năm 1941, tại thành phố Engels, Thượng úy thuộc Ủy ban Anh ninh Quốc gia Liên Xô Marina Raskova, lúc đó vừa tròn 29 tuổi, chịu trách nhiệm thành lập Trung đoàn Không quân Nữ số 46 thuộc Không quân Liên Xô theo lệnh của Ủy ban Quốc phòng Nhân dân.
Trung đoàn này do nữ phi công Evdokia Bocharova có 10 năm kinh nghiệm bay và Trung đoàn phó chính trị Maria Runt chỉ huy.
Khi đó, trong thành phần Hồng quân Liên Xô có ba trung đoàn không quân có phi công nữ: Trung đoàn không quân tiêm kích, Trung đoàn không quân ném bom hạng nặng và Trung đoàn không quân ném bom hạng nhẹ.
Hai trung đoàn đầu là các Trung đoàn hỗn hợp và chỉ có trung đoàn cuối cùng - Trung đoàn số 46, được biên chế chỉ một loại máy bay ném bom hạng nhẹ cánh đúp của Polikarpov, hoặc Po-2, gồm hoàn toàn nữ giới.
Tại sao quân Đức khiếp sợ các “Phù thủy màn đêm”? - Ảnh 1.
Marina Raskova - người tham gia sáng lập Trung đoàn Không quân Nữ số 46; Nguồn: pomnisvoih.ru
Từ chỉ huy, chính ủy, phi công, hoa tiêu, kỹ thuật viên máy bay, thợ điện, thư ký và nhân viên - tất cả là nữ, và những công việc từ nhẹ nhất đến khó khăn nhất đều được thực hiện bằng bàn tay chị em.
Vì thành phần hoàn toàn là nữ, cũng như tên của chỉ huy, các phi công nam đôi khi gọi Trung đoàn 46 là những người Dunkin. Với cái tên hài hước như vậy, các nữ phi công đã gây ra cho kẻ thù những nỗi kinh hoàng thực sự.
"Phù thủy màn đêm"
Các nữ phi công được đào tạo tại Arkhangelsk, sau lễ rửa tội hai tuần, vào ngày 27/5/1942, Trung đoàn Không quân Nữ số 46 gồm 115 cô gái độ tuổi 17-22 với biên chế đội hình chiến đấu đầy đủ đã được điều ra mặt trận.
Với những nhiệm vụ và chiến công mà những người phụ nữ mang ý chí thép này thực hiện, trung đoàn đã giành được danh hiệu "Cận vệ". Vì thuộc Sư đoàn Không quân Ném bom Đêm số 218 và chỉ thực hiện các nhiệm vụ vào ban đêm, các nữ phi công được chính bọn phát xít gọi là "Phù thủy màn đêm".
Tại sao quân Đức khiếp sợ các “Phù thủy màn đêm”? - Ảnh 2.
Trung đoàn Không quân Nữ số 46 được biên chế máy bay cánh đúp Po-2; Nguồn: pomnisvoih.ru
Chuyến bay đầu tiên được thực hiện tại khu vực thảo nguyên Salsky. Sau đó, các cô gái chiến đấu ở vùng sông Don, khu vực sông Mius và thành phố Stavropol. Cuối năm 1942, Trung đoàn 46 bảo vệ Vladikavkaz; các nữ phi công đã tham gia vào các trận không chiến với kẻ thù trên Bán đảo Taman, cùng Hồng quân và Không quân giải phóng Novorossiysk.
Các "Phù thủy màn đêm" đã đóng góp tích cực trong các trận chiến giành Kuban, bán đảo Crimea, Belorussia và các khu vực khác của Liên Xô.
Sau khi quân đội Liên Xô vượt qua biên giới, các phi công đã chiến đấu trên lãnh thổ Ba Lan - tham gia giải phóng các thành phố Warsaw, Augustow, Ostrolek khỏi quân phát xít. Đầu năm 1945, Trung đoàn Không quân Nữ số 46 chiến đấu trên lãnh thổ Phổ và trong những tháng cuối của Thế chiến II đã tham gia vào chiến dịch tấn công huyền thoại Wisla-Oder.
Tại sao quân Đức khiếp sợ các “Phù thủy màn đêm”? - Ảnh 3.
Các nữ phi công Trung đoàn Không quân Nữ số 46 được gọi là "Phù thủy màn đêm"; Nguồn: pomnisvoih.ru
Số lượng máy bay chiến đấu sau một vài năm tăng từ 20 lên đến 45 chiếc. Những chiếc máy bay này ban đầu được tạo ra không phải để chiến đấu, mà là để huấn luyện, có tốc độ tối đa 120km/h. Nó thậm chí không có khoang chứa bom; đạn pháo được treo dưới bụng của máy bay trên giá treo bom đặc biệt; mỗi chiếc Po-2 mang tải trọng bom 200kg mỗi lần.
Với vũ khí khiêm tốn như vậy, các cô gái Hồng quân đã lập nên chiến công hiển hách, làm kẻ thù kinh hoàng. Các cô gái không được trang bị dù trên máy bay (nơi dành riêng để dù dùng để trữ thêm bom) là những kẻ đánh bom tự sát theo nghĩa đen; trong trường hợp máy bay trúng đạn, họ chỉ có thể chết một cách anh hùng.
Vào ban đêm, do bay ở độ cao thấp radar của Đức không thể phát hiện. Máy bay chiến đấu Đức sợ tiếp cận quá gần mặt đất và thường đây là điều đã cứu mạng phi công. Nhưng nếu Po-2 rơi vào chùm đèn chiếu, không khó để hạ nó xuống.
Tại sao quân Đức khiếp sợ các “Phù thủy màn đêm”? - Ảnh 4.
Các "Phù thủy màn đêm" đã dũng cảm chiến đấu, lập nhiều chiến công hiển hách; Nguồn: pomnisvoih.ru
Trung đoàn được giao thực hiện các nhiệm vụ phức tạp nhất, nhiều khi các nữ phi công đã bay đến hoàn toàn kiệt sức về thể chất. Có những trường hợp khi hạ cánh xuống sân bay, phi hành đoàn vì mệt mỏi đã không thể ra khỏi máy bay, và phải cần trợ giúp.
Thành tích của các “Phù thủy màn đêm”
Các cuộc xuất kích của cô gái được thực hiện rất cấp tập, thời gian nghỉ giữa các chuyến bay thường chỉ 5-8 phút để trút một loạt bom xuống trận địa và doanh trại của kẻ thù. Trong một đêm, về mùa hè, mỗi chiếc Po-2 xuất kích đánh bom 5-8 lượt, vào mùa đông - 10-12 lượt.
Trong trận chiến giành Kavkaz, các cô gái đã thực hiện khoảng 3.000 lượt xuất kích, giành Kuban, Novorossiysk và Taman - hơn 4.600, giành Crimea - hơn 6.000, giành Belorussia - 400, giành Ba Lan - gần 5.500 lượt xuất kích.
Trong quá trình chiến đấu, các phi công của Trung đoàn Không quân Nữ số 46 đã thực hiện 23.672 lần xuất kích; tổng cộng, máy bay đã ở trên không trong 28.676 giờ (1.191 ngày), đã thả hơn 3 nghìn tấn bom, 26.000 quả đạn cháy, tạo 811 đám cháy và 1.092 vụ nổ công suất lớn; tiếp tế 155 kiện hàng vũ khí, lương thực thực phẩm cho các đơn vị Hồng quân bị bao vây.
Tại sao quân Đức khiếp sợ các “Phù thủy màn đêm”? - Ảnh 6.
Nhiều "Phù thủy màn đêm" đã trở thành Anh hùng Liên Xô hay được trao tặng huân, huy chương; Nguồn: pomnisvoih.ru
Các "Phù thủy màn đêm" đã thổi bay 17 trọng điểm, 46 kho đạn dược, 86 hỏa điểm của địch, 176 xe-máy quân sự, 12 téc nhiên liệu, 9 đoàn tàu hỏa, 11 đèn chiếu công suất cao, 2 ga đường sắt do địch chiếm giữ. Tuy nhiên, 32 nữ phi công đã anh dũng hy sinh trong các trận đánh, 28 máy bay bị bắn rơi.
Trung đoàn chịu tổn thất nặng nề nhất vào tháng 8/1943, khi bất ngờ bị tấn công bởi máy bay tiêm kích Messerschmitt Bf.110 hoạt động ban đêm - 3 máy bay cùng phi hành đoàn đã trúng đạn từ tiêm kích Đức và một máy bay bị trúng đạn pháo phòng không.
Tham gia giải phóng bán đảo Taman, Trung đoàn 46 đã được nhận tên thứ hai là Trung đoàn "Taman". Hơn 250 nữ phi công đã được trao nhiều phần thưởng, 23 nữ phi công của Trung đoàn đã trở thành Anh hùng Liên Xô, trong số đó, có Raisa Aronova, Vera Belik, Polina Gelman, Evgenia Zhigulenko, Tatyana Makarova, Evdokia Pasko và nhiều tên tuổi khác.
Cuối chiến tranh, Trung đoàn được biên chế về Sư đoàn số 325, sau đó là Sư đoàn 2 và ngày 15/10/1945, Trung đoàn bị giải thể và hầu hết các nữ phi công đều giải ngũ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét