TT&HĐ I - 11/b
Tóm Tắt Nhanh Lịch Sử Nước Nga - Xứ Sở Bạch Dương
Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách Mạng tháng 10 Nga
PHẦN I: CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ
“Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?”
CHƯƠNG XI: GIẤC MỘNG NGÀN ĐỜI
"Linh hồn của con người vẫn cần lý tưởng hơn thực tế
Chúng ta tồn tại nhờ thực tế; nhưng chúng ta sống
vì lý tưởng."
vì lý tưởng."
Victor Hugo
"Tôi đã thấy đủ những người chết vì một lý tưởng.
Tôi không tin vào chủ nghĩa anh hùng; tôi biết nó
dễ dàng và tôi đã học
được rằng nó có thể đẫm máu. Điều tôi mong muốn là sống và chết cho điều
tôi
yêu"
Albert Camus
"Cái quí nhất của con người ta là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay, ta có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời-sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người" N. A. Ôxtơrốpxki
"Lý
tưởng là ngọn đèn sáng chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương
hướng xác định; không có phương hướng thì không có cuộc sống".
Lev Tolstoy (Nga)
Lev Tolstoy (Nga)
"Con
người có vật chất mới có thể sinh tồn, có lý tưởng mới nói đến cuộc
sống. Bạn muốn hiểu sự khác nhau giữa sinh tồn và sống? Động vật thì
sinh tồn, con người thì sống".
Hugo (Pháp)
Hugo (Pháp)
"Tuổi trẻ không có lý tưởng giống như buổi sáng không có mặt trời".
Belinsky (Nga)
Belinsky (Nga)
"Mỗi người phải
kiên trì đường đi mình đã mở ra, không bị quyền uy dọa ngã, không bị
quan điểm đương thời khống chế, cũng không bị thời thượng cám dỗ".
Goethe (Đức)
Goethe (Đức)
(Tiếp theo)
***
Trái với tự nhiên là không
thể tồn tại. Đây là một chân lý tuyệt đối (hiểu theo nghĩa rộng)! Như
vậy, sự tồn tại trường kỳ của hình thức nhà nước theo thiết chế quân chủ
(triều đình) trong lịch sử rõ ràng không phải là một cái gì đó khiên
cưỡng, được tạo ra bởi ý thích chủ quan và tùy tiện của con người, mà
chính là do đòi hỏi bởi thực tại khách quan, dù cũng có sự lũng đoạn của chủ quan con người, và vì thế nên cũng đáp ứng
phù hợp đối với thực trạng xã hội (với trình độ cuộc sống,sinh hoạt, lao
động và sản xuất) ở những thời đoạn ấy. Có lẽ chính điều đó đã lý giải
vì sao trong gần suốt thời gian tồn tại xã hội phong kiến, vấn đề tìm
cách thay thế nhà nước quân chủ bằng một nhà nước có thể chế khác nào đó
(chẳng hạn như thể chế nhà nước kiểu dân chủ hay cộng hòa đã từng xuất
hiện ở Hi Lạp hay La Mã cổ đại) đã hầu như không được đặt ra. Lúc đó, sự
quan tâm của các nhà tư tưởng chỉ trong phạm vi tìm kiếm biện pháp,
cách thức cai trị cụ thể đối với một chính thể quân chủ, sao cho yên
quốc an dân...Nói tóm lại, nhà nước là yêu cầu tất yếu của tồn tại xã hội. Vì mục đích tối thượng là điều hành, duy trì sự vững mạnh xã hội nên nhà nước, dù theo bất cứ hình thức thể chế nào, dù có "nhân quyền, dân chủ" đến cỡ nào, nếu còn muốn tồn tại, đều phải mang bản chất độc tài, toàn trị.
Thể hiện rõ ràng nhất cho nhà nước mang bản chất ấy là nhà nước quân chủ. Tiến trình phát triển của xã hội loài người cũng là quá trình đấu tranh của tầng lớp nghèo khổ chống bóc lột bất công, chống độc tài, áp bức, bạo quyền, là quá trình đi tìm một hình thức nhà nước lý tưởng, hoạt động vì công bằng an sinh xã hội, vì hạnh phúc mọi người. Những người cộng sản, khi mơ ước xây dựng một xã hội tươi đẹp, mọi người đều sung sướng, hạnh phúc, gọi là xã hội XHCN, cũng đã hình dung ra một nhà nước kiểu mới, đó là nhà nước "của dân, do dân và vì dân", hoạt động theo nguyên tắc "tập trung dân chủ". Chúng ta cho rằng, nếu nhận thức lại đúng đắn và tìm ra cách thức thực hiện hợp lý , thì nhà nước cộng sản (vô sản) chính là nhà nước lý tưởng của xã hội loài người! Về khái niệm "tập trung dân chủ", thì theo Wikipedia, Hồ Chí Minh có viết: "Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay
mặt mình thi hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ. Các cơ quan chính
quyền là thống nhất, tập trung. Từ Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng
chiến hành chính xã đến Quốc hội và Chính phủ Trung ương, số ít phải
phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải
phục tùng trung ương, thế là vừa dân chủ, vừa tập trung." (Dân chủ tập trung, Báo Cứu quốc số 2329, 4/5/1953). Còn về nguồn gốc của khái niệm này thì Wikipedia viết: "Nguyên tắc tập trung dân chủ được Lenin phát triển trong tác phẩm "Làm gì?" (1901/1902), mà dựa vào đảng SPD ở Đế chế Đức. Lenin đòi hỏi trong cuốn sách này:
- Một mặt tập trung hóa bộ máy đảng, có nghĩa là, cấp dưới phải tuân theo cấp trên (cấp trên có quyền ra lệnh cho cấp dưới),
- Mặt khác những người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trước cử tri, và cử tri phải có quyền hạ bệ giới lãnh đạo.
- Một kỷ luật đảng nghiêm túc, tại mọi cấp theo đó thiểu số phải tuân theo đa số.
Cấu trúc của đảng theo Lenin được viết chính xác hơn trong tác phẩm "Ein Schritt vorwärts, zwei Schritte zurück"
(Một bước tiến, hai bước lùi) (1904). Trong đó Lenin viết, cấu trúc
đảng thì có một phần nào quan liêu, bởi vì nó được tổ chức từ trên xuống
dưới.
Đường lối chính trị tập trung này được gọi là dân chủ, vì các cấp cao
hơn được bầu từ các cấp dưới, và phải chịu trách nhiệm trước cấp dưới
và như vậy đại diện cho quyết định của đa số đảng viên, trong khi cấp
dưới chỉ đại diện cho một số đảng viên mà thôi. Do sự bầu cử và hạ bệ do
bầu cử mà có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, nó tránh được tình trạng
lợi dụng quyền lực.
Việc kiểm soát này tuy nhiên bị các nguyên tắc khác cản trở: mặc dù
Lenin cho mỗi người có quyền chỉ trích, nhưng lại cấm hình thành các
nhóm. Điều này gây lợi thế cho người đang có quyền lãnh đạo đối với
người đối lập và cuối cùng đưa tới việc lựa chọn những người ứng cử theo
ý người lãnh đạo đảng.
Ý tưởng của đường lối tập trung dân chủ, mà được bàn thảo tại đại hội
thứ 2 đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Nga vào 30 tháng 7 năm 1903 tại London, có lẽ đã góp phần đưa tới việc phân chia ra thành nhóm Bolshevik (Đa số), mà ủng hộ, và Menshevik (thiểu số), chống lại học thuyết Lenin. Theo thời gian học thuyết không thỏa hiệp và quá khích này đã lôi cuốn rất nhiều người theo nhóm Bolshevik. Đặc biệt Rosa Luxemburg 1918 (và sau này cả Lev Davidovich Trotsky)
đã chỉ trích việc lợi dụng từ tập trung dân chủ. Theo bà Lenin và
Trotsky đã loại trừ dân chủ, làm cho chế độ trở thành chế độ độc tài của
một vài chính trị gia.
Tại Cộng hòa Weimar
1919 những cuộc thảo luận về tập trung dân chủ cũng góp phần đưa tới
việc tách rời khỏi Đảng Cộng sản Đức và thành lập Đảng Công nhân Cộng
sản Đức, phát triển thành chủ nghĩa Cộng sản Hội đồng Công nhân.
Dưới sự tham dự của Lenin tại hội nghị thứ hai của Đệ tam Quốc tế 1920, đường lối tập trung dân chủ được chấp thuận là nguyên tắc tổ chức đảng và có hiệu lực cho tất cả các đảng cộng sản."
Do có sự tác động liên tục của tổng hợp
nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan (nếu xét cho đến cùng thì đều là tự
nhiên), mà xã hội loài người không ngừng biến đổi theo xu thế (qui ước
gọi, quen gọi là) phát triển về trình độ sống, chất lượng sinh hoạt cũng
như trình độ sản xuất. Châu Âu, với những đặc thù tự nhiên-xã hội của
nó, đã có bước phát triển đột khởi về khoa học-kỹ thuật, kéo theo sự phát
triển đột khởi về trình độ sản xuất, làm xuất hiện hình thức sản xuất
công nghiệp tập trung có qui mô ngày một lớn, mở đường cho nền kinh tế
lấy cạnh tranh tự do làm lẽ sống còn ra đời mà về sau được gọi là nền
kinh tế Tư bản chủ nghĩa. Quá trình đó làm nảy sinh trong xã hội những
đòi hỏi ngày càng gay gắt và quyết liệt về những vấn đề liên quan đến
những khái niệm (mà ngày nay đã đóng vai trò là những yếu tố hợp thành
xuất phát điểm của mọi luận thuyết chính trị, của mọi hiến pháp): tự do,
dân chủ, nhân quyền, công bằng, bình đẳng...,tạo tiền đề "truất phế"
thiết chế nhà nước quân chủ (đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp với
đời sống kinh tế xã hội), dựng nên một nhà nước mang hình thức mới, có
thiết chế tương phản với thiết chế quân chủ, gọi là nhà nước (cộng hòa)
tư sản.
Sự xuất hiện nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa
trong xã hội của giống loài sống theo lý trí trên nền tảng bản năng, là
một tất yếu, mà nếu xét về phương diện đạo đức (được xây dựng nên từ cốt
lõi là tình yêu thương đồng loại) thì cũng chẳng ưu việt gì hơn nền
kinh tế nông nghiệp, sản xuất phân tán trong xã hội phong kiến, nghĩa là
danh lợi vẫn là tiêu chuẩn chủ yếu trong việc xác định phẩm giá con
người. Hơn nữa, trong xã hội tư bản thời kỳ đầu, dưới sự bảo hộ của nhà
nước tư sản- một nhà nước thực chất là đại diện cho quyền lợi của tầng
lớp tư sản giàu có mà phần đông trong số họ thoát thai ra từ giới quí
tộc, tăng lữ phong kiến thời mạt vận, suy đồi, với bản chất sống khoa
trương, đạo đức giả nhưng đầy vị kỷ và tàn nhẫn-, cuộc cạnh tranh tự do
mang tính chất cá nhân, tư hữu được đẩy lên cao trào, tỏa rộng cũng như
len lỏi đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế, để rồi làm cho cái tinh thần
vị kỷ đến mức nhẫn tâm vốn có nổi bật lên, bao trùm đời sống xã hội và
ngày càng "dữ tợn", lấy "mạnh vì gạo bạo vì tiền", "sống chết mặc bay,
tiền thầy bỏ túi" làm phương châm sống. Chính cái tinh thần ấy đã thúc
đẩy các nhà nước tư sản châu Âu ở thời kỳ đầu tồn tại xã hội tư bản đua
nhau xua quân ồ ạt đi xâm lược mọi miền đất trên thế giới để chiếm làm
thuộc địa, chà đạp lên mọi ý niệm về quyền sống cơ bản của con người do
chính xã hội tư bản nêu ra và cũng là những yếu tố tạo thành lý do tồn
tại của bản thân thể chế nhà nước tư sản.
Nhà nước
pháp quyền tư sản ra đời nhằm đảm bảo cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
tồn tại và phát triển. Thuở ban đầu, cạnh tranh tự do là động lực hoạt
động cơ bản của nền kinh tế ấy, cho nên đảm bảo quyền cạnh tranh tự do
đối với mọi cá thể trong xã hội cũng là mục đích đầu tiên của nhà nước
tư sản. Như vậy, nhà nước tư sản, chí ít là vào thời kỳ đầu xuất hiện,
không hề "đả động" gì tới đời sống của quần chúng cần lao, tới "những
người khốn khổ", nghĩa là không có một biểu hiện có ý chí tự giác và
trực tiếp nào thực sự hướng tới "vì dân". Theo chúng ta, có hai câu nổi tiếng
trong lịch sử đóng vai trò hợp thành luận điểm khởi xuất ra hiến pháp
của một nước có thể chế nhà nước tư sản. Câu thứ nhất trong Tuyên ngôn
Độc Lập của nước Mỹ năm 1776: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền
bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được,
trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc", và câu thứ hai trong Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
của Cách mạng tư sản Pháp năm 1791: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng
về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
Từ trước đến nay, ai cũng thừa nhận hai câu nổi tiếng đó là vô cùng chí
lý. Thật ra, nếu bình tâm suy xét kỹ thì chúng là những câu không những
tối nghĩa, chứa đựng mâu thuẫn nội tại về mặt nhận thức triết học, mà
hơn nữa còn hàm chứa tiềm tàng sự vô cảm, vị kỷ, nhẫn tâm (tức là sự vô
đạo đức, xét ở góc độ tình yêu thương đồng loại). Có như thế là vì những
khái niệm cơ bản được nêu ra từ hai câu đó, đến tận ngày nay, vẫn chưa
được hiểu rõ ràng và đồng thuận, quan trọng hơn, vẫn chưa được định
nghĩa trên cơ sở tình yêu thương đồng loại. Chẳng hạn, như thế nào gọi
là "quyền được sống", một người có đủ "quyền được sống" chưa khi do hoàn
cảnh khách quan gây ra phải sống đói khổ và không được đoái hoài tới,
trong lúc người xung quanh sống sung túc, dư dả?...Vì những lẽ đó mà hai
câu nêu trên trong thực tế hóa ra lại chỉ là một thứ vũ khí bảo vệ hữu
hiệu cho sự cạnh tranh có tính tự phát, mù quáng, vô tổ chức trong hoạt
động kinh tế, cho quyền tự do tư hữu (đến vô hạn độ) những gì thu được
từ cuộc cạnh tranh đó, và qua đó đồng thời cũng (vô tình) dung túng cho
lối sống (biểu hiện nổi trội ở động vật hoang dã) "mạnh được yếu thua",
"cá lớn nuốt cá bé", "được làm vua thua làm giặc", mà thực chất là bảo
vệ đắc lực cho quyền lợi của tầng lớp giàu có, tạo lối sống tôn vinh đồng tiền trong xã hội: "Đồng tiền đi trước/ làng nước theo sau", "Tay ôm bị bạc kè kè/ Nói bậy nói bạ người ta nghe rần rần", cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng nhiều tiền!... Tinh thần sống thực dụng
đầy vị kỷ và tham lam đến nhẫn tâm kiểu "đồng bạc đâm toạc tờ giấy", trở
thành như một đặc tính của tầng lớp tư sản giàu có thời kỳ đầu, cũng từ
đó mà ra.
Ở đâu có sản xuất hàng hóa thì ở đó có lao động thặng dư. Nhưng bóc lột giá trị lao động thặng dư đặc biệt nổi trội trong thời kỳ đầu tư bản chủ nghĩa. Lịch sử đã ghi nhận sự quá ư tàn nhẫn của
chủ nghĩa tư bản (của các nhà nước tư sản) trong thời kỳ đầu tồn tại
của nó. Việc áp bức, bóc lột sức lao động của quần chúng cần lao chính
quốc bởi các chủ tư bản và nhất là việc xâm chiếm, giết chóc, cướp phá
trắng trợn, tàn bạo các lãnh thổ để làm thuộc địa bởi các nhà nước tư sản thời đó là những
sự thực không thể chối cãi được. Theo C. Mác, cha đẻ của học thuyết
triết học duy vật biện chứng thì: "Việc tìm thấy những vùng có mỏ vàng
và mỏ bạc ở châu Mỹ, việc tuyệt diệt người bản xứ, bắt họ làm nô lệ và
chôn vùi họ trong các hầm mỏ, việc bắt đầu đi chinh phục và cướp bóc
miền Đông Ấn, Việc biến châu Phi thành khu cấm để săn bắt, buôn bán
người da đen-đó là buổi bình minh của thời đại sản xuất tư bản chủ
nghĩa", "Những kho tàng trực tiếp chiếm đoạt được ở ngoài châu Âu bằng
cướp bóc nô dịch người địa phương, bằng giết người cướp của, được dồn về
chính quốc và trở thành tư bản ở đó", và như vậy, quá trình tích lũy
ban đầu, dù dưới hình thức nào cũng "được thực hiện với một sự phá phách
tàn nhẫn nhất và dưới sự thúc đẩy của những dục vọng thấp hèn nhất, bẩn
thỉu nhất và đáng ghét nhất", do đó "nếu tiền, theo lời của Ôgiê: "ra
đời với một vết máu ở bên má" thì tư bản mới ra đời lại có máu và bùn
nhơ rỉ ra ở tất cả các lỗ chân lông, từ đầu đến chân".
***
Như đã nói, triết học duy tâm khách quan của Hêghen đã là một bước dài đưa loài người đến gần hơn trong việc nhận chân thực tại khách quan. Trên cơ sở kế thừa có phê phán và sáng tạo triết học cổ điển Đức mà nòng cốt là triết học Hêghen, Mác đã xây dựng nên triết học duy vật biện chứng và qua đó lại giúp loài người nhận thức xác đáng hơn nữa về tự nhiên (tuy vậy, theo tôi, tương tự như cơ học Niutơn trong vật lý học, triết học Mác phải cần đến một bước tiến có tính đột phá, cải cách triệt để mới đến được với chân dung đích thực của thực tại khách quan!). Trên cơ sở triết thuyết về tự nhiên của mình cũng như kế thừa được tinh hoa của các học thuyết xã hội trước đó và đương thời, cùng với khả năng quan sát, phân tích xuất sắc, Mác đã chỉ ra tương đối chính xác bản chất của hiện thực thời đại mình và trong bối cảnh đó, đề xướng ra học thuyết xã hội mang tên "chủ nghĩa cộng sản". Dù ngày nay thời thế đã đổi thay, có thể phải xem xét và nhận thức lại không ít luận điểm của chủ nghĩa cộng sản, thì cũng không thể nói khác được rằng, học thuyết này đã hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh ra đời của nó, không những đã phản ánh đúng cái hiện thực bi thương của "những người khốn khổ" có nguyên nhân từ sự thống trị vô lương tâm của nhà nước tư sản đã bị thao túng bởi thế lực đồng tiền, mà còn chỉ ra con đường duy nhất đúng cho quần chúng cần lao đi đòi lại quyền sống cơ bản và thích đáng cho mình. Hơn nữa, học thuyết ấy, về mặt lý thuyết, đã phác thảo ra một cách có lý luận hình mẫu một xã hội (gọi là xã hội "Xã Hội Chủ Nghĩa") tương phản với xã hội tư bản đầy rẫy bất công thời bấy giờ. Trong xã hội ấy, nhà nước tư sản được thay thế bằng nhà nước chuyên chính vô sản (đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo), một nhà nước (được coi là) đại diện cho quyền lợi của dân chúng trong xã hội, đứng về phía nhân dân lao động nghèo khổ, chống áp bức, bóc lột, bạo quyền.
Hệ thống các nước xã hội chủ
nghĩa tan rã là do, không thể nói khác được, đại chúng ở những nước đó
đã không còn thiết tha với nhà nước theo thể chế cộng sản nữa. Điều đó
có nghĩa nền kinh tế tập trung, bao cấp, thực hiện kế hoạch theo mệnh
lệnh (bất chấp qui luật cung-cầu, qui luật cơ bản của nền kinh tế hàng
hóa (tạm gọi là) phi kế hoạch) cùng với chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất của các nhà lý luận mác-xít, đã không phù hợp với đời sống thực tế
xã hội đương đại. Như thế, tất nhiên phải dẫn đến nghi vấn rằng nhiều
khả năng học thuyết Mác-Lê (gồm triết học Mác và những phát triển làm
sâu rộng thêm của Lê-nin) có ẩn chứa "vướng mắc" trong hệ thống lý luận
của nó. Có lẽ vì thế mà ngày nay học thuyết Mác-Lê đã và đang phải chịu
nhiều phản biện triết học dù chưa hẳn xác đáng về mặt nhận thức nhưng
cũng không hẳn là vô lý, thậm chí rất cần phải có những nghiên cứu
nghiêm túc, chuyên sâu. Nhưng nếu phản biện học thuyết đó một cách khích
bác, phủ nhận sạch trơn tính chân lý của nó, thậm chí còn buộc tội nó
chống nhân loại thì thật là đáng lên án, bởi vì như thế không những sai
hoàn toàn mà còn rất bạc bẽo nữa. Không thể phủ nhận được công lao của
Mác (và Ănghen) đối với nhân loại! Nhờ sự xuất hiện của triết học Mác mà
phong trào đấu tranh đòi quyền sống cơ bản và thích đáng của quần chúng
cần lao trở nên sâu rộng hơn, tập trung hơn, mạnh mẽ hơn trong lòng xã
hội tư bản. Qua đó, làm cho xã hội tư bản phải tích cực chuyển biến
nhanh hơn từ nhẫn tâm hơn, bạo ngược hơn sang "biết điều" hơn, ôn hòa
hơn. Nếu không có Liên bang Xô-viết đóng vai trò tiên phong và quyết
định đánh tan bè lũ phát-xít cường bạo thì không biết thế giới có thoát
khỏi vòng nô dịch của "phe Trục" không, có được chất lượng cuộc sống
như ngày nay không? Nếu không có hệ thống xã hội chủ nghĩa tồn tại ngót
50 năm như một thế lực phản diện đáng gờm thì liệu xã hội tư bản có
nhanh chóng chuyển biến để đạt mức độ tương đối hòa dịu như đang thấy
không? Cần phải khẳng định rằng học thuyết Mác-Lê đã đóng trọn vai trò
cứu cánh một thời của quần chúng cần lao và đã hoàn thành xuất sắc sứ
mạng cao đẹp của nó đối với nhân loại.
Do bị
khống chế bởi trình độ nhận thức khoa học nói chung của thời đại về tự
nhiên mà dù mang danh là "biện chứng" thì triết học Mác ít nhiều vẫn còn
hàm chứa tính bao biện, hình thức, siêu hình (chưa thực sự khách quan).
Sinh ra và tồn tại trên nền tảng triết học đó nên tất nhiên hình mẫu xã
hội và nhà nước do Mác phác thảo cũng hàm chứa không nhiều thì ít sự
khiên cưỡng, chủ quan duy ý chí (dù cũng bởi hạn chế nhận thức thời đại
mà rất khó phân tích để thấu tỏ được đích xác vấn đề!). Tuy nhiên, dù có
thế thì về mặt lý thuyết, hình mẫu xã hội của Mác đã trưng ra một hoạt
cảnh xã hội đầy nhân ái mà cũng đậm nét hiện thực nhất từ xưa đến nay.
Tính nhân ái và hiện thực của hình mẫu xã hội ấy "mạnh" đến nỗi làm cho
nó trong suốt một thời gian dài kể từ lúc xuất hiện, trở thành niềm khát
vọng của quần chúng cần lao, đồng thời cũng là một chân lý bất di bất
dịch, là mục tiêu cần phấn đấu đạt tới của phong trào cách mạng vô sản
toàn thế giới. (Chúng ta cho rằng dù hiện nay hình mẫu xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa đã bộc lộ không ít khuất tất cả về mặt thực tiễn lẫn lý luận nhưng
không phải là hoàn toàn phi lý. Hơn nữa những khuất tất ấy rất có thể
là do những hạn chế nhận thức có tính thời đại gây ra. Đến một thời đại
nào đó trong tương lai, khi trình độ nhận thức tự nhiên cũng như trình
độ sản xuất xã hội của loài người đạt đến trạng thái thích hợp gọi là
chín muồi, thì hình mẫu xã hội của Mác, sau khi đã được điều chỉnh, sẽ
trở thành một hiện thực hiển nhiên. Trong thời đại ngày nay, dù hình
thái xã hội mà Mác mơ ước chưa thực sự xuất hiện, thì do cái tinh thần
thấm đẫm tình yêu thương đồng loại của nó, nó vẫn đóng vai trò là một xã
hội lý tưởng tuyệt đẹp của con người. Chúng ta tin chắc rằng nếu các nhà
chính trị, tư tưởng, kinh tế trên thế giới có lòng hướng tới lý tưởng ấy
một cách sáng suốt, thành tâm và thiết thực trong hoạt động thực tiễn
của mình, họ sẽ góp phần đích đáng làm giảm thiểu đến mức tối đa những
bất công, những nhẫn tâm đang hàng ngày hàng giờ gây ra biết bao nhiêu
khốn khổ, đau thương trong xã hội).
Độc quyền
lãnh đạo là một đòi hỏi hợp lý, có tính tự nhiên. Dù ý chí con người có
muốn hay không muốn, tự giác hay không tự giác, dù cơ cấu nhà nước có
hình thức như thế nào đi nữa thì cũng phải tuân theo nguyên tắc ấy, nếu
muốn hoạt động nhà nước không bị rối loạn và có hiệu quả. (Điều đó đã
từng thể hiện rất rõ trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, xảy ra vào
khoảng thời gian nửa đầu thế kỷ XX: nếu không tất cả thì cũng hầu hết
nguyên thủ các quốc gia tham chiến đồng thời cũng là tổng tư lệnh quân
đội, có quyền uy tối hậu duy nhất). Chính cái nguyên tắc độc quyền lãnh
đạo có tính tự nhiên nêu trên đã chỉ ra rằng, nhà nước nói chung mang
bản chất độc tài toàn trị. Một nhà nước, dù là theo thể chế nào, trong
suốt quá trình tồn tại và hoạt động của nó, đều thể hiện ra cái bản chất
ấy dù dưới hình thức này hay hình thức khác. Có hai hình thức độc tài
toàn trị là độc tài toàn trị có tính cá nhân và độc tài toàn trị có tính
tập thể. Về mặt triết học, đó là hai hình thức có mối quan hệ biện
chứng, có thể chuyển biến từ cái này sang cái kia và ngược lại, nghĩa là
trong chúng đều hàm chứa "hình bóng" của nhau với những "mức độ đậm
nhạt" khác nhau tùy thuộc vào thực trạng cụ thể xã hội và cả nhận thức
chủ quan của con người. Trong thực tế hoạt động chính trị, trên phương
diện lý thuyết, có thể phân biệt tương đối được hai hình thức đó theo
loại hình thể chế nhà nước. Như vậy, nếu nhà nước quân chủ thống trị xã
hội theo cách thức độc tài toàn trị cá nhân thì nhà nước tư sản thống
trị xã hội theo cách thức độc tài toàn trị tập thể. Cái cấu trúc "tam
quyền phân lập" xuất hiện là do ý chí chủ quan tạo ra với mong muốn đảm
bảo cho bộ máy độc tài toàn trị tập thể hoạt động một cách "đúng đắn"
nhất có thể mà thôi chứ thực ra chả "đả động" gì tới tính thiện-ác của
bộ máy ấy. Trong thực tế, cái cấu trúc ấy cũng gây ra không ít nhiêu
khê!
Sẽ rất khiên cưỡng nếu so sánh sự xấu hơn hay
tốt hơn giữa hai kiểu nhà nước ấy, vì đơn giản, sự xuất hiện hay tiêu
vong của chúng là có tính tự nhiên, do đòi hỏi khách quan của tiến trình
vận động xã hội và sự tồn tại của chúng chỉ phụ thuộc vào điều kiện phù
hợp hay không phù hợp với trình độ hoạt động của cuộc sống xã hội mà
thôi. Mặt khác, nếu xét về phương diện đạo đức, tức là về thái độ và
hành động đối với quần chúng nhân dân (đối tượng thống trị của nhà
nước), thì mức độ tốt-xấu hay hiền-ác của một nhà nước không phải do
thiết chế của nhà nước đó qui định, thậm chí không có liên quan gì tới
thiết chế nhà nước. Lịch sử vẫn còn tươi rói: nhà nước tư sản thời kỳ
đầu (tạm qui ước là từ cuộc Cách mạng tư sản Anh đến cuộc Cách mạng
Tháng Tám giành độc lập ở Việt Nam - đánh dấu sự cáo chung của chủ nghĩa
thực dân) và nhà nước tư sản thời kỳ sau (tính cho đến nay), xét ra là
cùng một thiết chế, thế nhưng nhà nước tư sản hiện nay đã tốt và hiền
hơn nhiều (dù không phải không còn xấu và ác, nhất là tính vụ lợi một
cách vô cảm và hiếu chiến thì hình như giảm chưa được bao nhiêu) so với
nhà nước tư sản "hồi đó". Tại sao vậy? Phải chăng sự chuyển biến đó là
kết quả hợp thành từ những nguyên nhân: phong trào đấu tranh chống áp
bức, bóc lột của quần chúng cần lao, cuộc đấu tranh tư tưởng quyết liệt
đến một mất một còn mà chủ nghĩa Mác đã đóng vai phản biện đầy sức
thuyết phục, sự hiện diện "sừng sững" Liên bang Xô-viết (nước có thiết
chế nhà nước tương phản với thiết chế của nhà nước tư sản và được đông
đảo quần chúng đương thời trên thế giới ngưỡng mộ), khủng hoảng kinh tế
xảy ra có tính định kỳ, trình độ sản xuất của nhân loại ngày một nâng
cao, quá trình tự nhận thức lại bản thân của nhà nước tư sản...?
Trên thế giới hiện nay chỉ còn "lèo tèo" vài ba nước tự
nhận là Xã Hội Chủ Nghĩa và vẫn duy trì thiết chế nhà nước với đảng cộng
sản độc quyền lãnh đạo. Nếu cho rằng hiện nay, nhà nước cộng sản tiêu
biểu là nhà nước Trung Quốc và nhà nước tư sản tiêu biểu là nhà nước Mỹ
thì hai nhà nước ấy giống và khác nhau ở chỗ nào? Dễ thấy rằng hai nhà
nước ấy đều thuộc loại độc quyền toàn trị tập thể và nếu nhìn vào bề ngoài thực
trạng kinh tế- xã hội của hai nước ấy thì rất khó phân biệt sự khác nhau
giữa chúng, thậm chí là không thể phân biệt được. Nói cách khác, hai
nhà nước ấy trong thực tế đã không còn khác nhau về bản chất mà chỉ khác
nhau một cách hình thức ở khâu cơ cấu tổ chức. Cũng có thể nhận xét
theo một góc độ khác. Đó là hai nhà nước cùng thuộc loại độc quyền toàn
trị tập thể, đều bảo hộ quyền bình đẳng trong kinh doanh mà thực chất
vẫn là ưu tiên cho các thế lực giàu có, có tư bản mạnh. Sự khác nhau
giữa hai nhà nước ấy mang tính lịch sử, có nguyên nhân từ tình thế ra
đời của chúng, đó là: nếu nhà nước Mỹ giương cao ngọn cờ tự do thì nhà
nước Trung Quốc giương cao ngọn cờ dân chủ. Tuy nhiên, sự khác nhau ấy
giờ đây chỉ còn là hình thức thuần túy. Sự hạn chế nhận thức có tính
thời đại đã dẫn đến cách hiểu siêu hình (nên cũng chưa xác đáng) về hai
khái niệm "tự do" và "dân chủ", để rồi cũng xuất hiện quan niệm: thực
thi tự do trước hết và trên hết là ưu tiên đảm bảo nhân quyền (có tính
cá nhân), còn thực thi dân chủ thì trước hết và trên hết là ưu tiên đảm
bảo dân quyền (có tính cộng đồng xã hội). Nếu sự tàn bạo của chế độ tư
bản thời kỳ đầu làm cho nó bị lên án và khơi dậy phong trào đấu tranh
chống áp bức bóc lột của quần chúng cần lao, thì sự bảo thủ chuyên
quyền, sẵn sàng đàn áp không thương tiếc bằng bạo lực của chế độ tư bản
chính là nguyên nhân sâu xa đưa phong trào đấu tranh ấy hướng đến mục
tiêu quyết liệt hơn: thủ tiêu nhà nước chuyên chính tư sản, thiết lập
nên nhà nước chuyên chính vô sản với khẩu hiệu "vì dân". Thuở ban đầu,
về mặt lý thuyết và theo quan niệm của triết học Mác - Lê, đó là hai nhà
nước đối lập nhau về bản chất, đối kháng nhau về mục đích hoạt động.
Ngày nay đã có đủ điều kiện để bình tâm nhìn lại và thấy rằng, thực ra
hai "loại" nhà nước ấy chính là hai thể hiện mặt còn khiếm khuyết của
nhau. Sự xuất hiện của nhà nước vô sản, với mô hình kinh tế kế hoạch
hóa tập trung (dù còn nhiều khiên cưỡng duy ý chí nên cũng chưa phù hợp
với tâm lý sống đời thường (nói chung) của con người cũng như với trình
độ sản xuất của thời đại) đã tạo ra hai "lực lượng nhà nước" tương phản
nhau ở mức đối kháng trên thế giới, tác động nhau quyết liệt đến một mất
một còn và nếu muốn sống còn thì đồng thời cũng phải tự chuyển hóa theo
hướng duy nhất là tiếp cận lẫn nhau (cũng có nghĩa là theo hướng hợp
lòng đại chúng hơn!). Các nước trong phe tư bản chủ nghĩa, có sự vận
động xã hội thoát thai ra từ yêu cầu tự nhiên hơn nên uyển chuyển hơn và
do đó cũng dễ dàng chuyển hóa hơn. (Chính điều đó đã giải thích vì sao
mà các đảng cộng sản ở các nước đó nói chung là đều mất dần "sức chiến
đấu"). Sự cực đoan duy ý chí bởi hạn chế nhận thức của thời đại đã làm
cho hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trở nên "cứng dòn", không chuyển
hóa kịp thời và hợp lý được, đành sụp đổ, dẫn đến đại đa số nhà nước
cộng sản biến thái thành nhà nước tư sản, và trong số còn lại thì một
vài nhà nước,tiêu biểu là nhà nước Trung Quốc, dù vẫn mang danh cộng sản
thì chỉ là hình thức, là sự gắn nhãn mác chứ thực chất cũng có "phong
thái" tư sản nốt.
Nói thêm,cần nhận thức rằng thực
hiện đảm bảo về nhân quyền thì cũng đồng thời đảm bảo ở mức độ nào đó về
dân quyền, và thực hiện đảm bảo về dân quyền thì đồng thời cũng đảm bảo
ở mức độ nào đó về nhân quyền, vì thực ra nhân quyền và dân quyền chỉ
là hai khía cạnh của một vấn đề thống nhất hữu cơ. Một nhà nước chuẩn
mực là nhà nước trước tiên phải hiểu cho đúng vấn đề để "biết cách" đảm
bảo được thỏa đáng đồng thời hai quyền ấy trong thực tế, và khi "làm
được" như thế thì nhà nước sẽ được toàn thể quần chúng (cả người giàu
lẫn người nghèo) ủng hộ và tôn vinh, vì nó đã mang bản chất thực sự do
dân và vì dân. Và như thế, có lẽ trong một tương lai không xa, vấn đề
xét một nhà nước là tư sản hay cộng sản sẽ không còn cần thiết phải đặt
ra nữa, mà chỉ là vấn đề nhà nước đó thiện hay ác đối với quần chúng của
nó-cái lực lượng tiềm ẩn sức mạnh vô địch nhưng lành tính, cưu mang nó
và tin tưởng ủy thác sinh mạng của mình cho nó - ở mức độ nào mà thôi.
Tiến trình vận động của xã hội loài người, do có sự lũng
đoạn bởi hành động chủ quan, duy ý chí của chính con người mà thấy có
lúc nhanh lúc trì trệ, đầy quanh co khúc khuỷu, nhưng thực ra vẫn luôn
theo đúng chiều của nó. Nếu sự xuất hiện chủ nghĩa tư bản là tất yếu thì
sự xuất hiện phong trào đấu tranh giành quyền sống cơ bản của quần
chúng cần lao thế giới mà phong trào đấu tranh giải phóng đòi độc lập
dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa là bộ phận hợp thành của nó,
cũng là một tất yếu. Để có thể đối đầu được trước một binh lực tập trung
và cường bạo của nền thống trị chuyên chính tư sản, thì yêu cầu bức
bách tự nhiên nảy sinh ra đối với phong trào đấu tranh đó là phải có một
sự lãnh đạo tập trung , nhất quán về cương lĩnh nhằm thống nhất hành
động. Học thuyết Mác ra đời trong bối cảnh đó và các đảng cộng sản được
thành lập để đóng vai trò tiên phong lãnh đạo phong trào cũng là vì lẽ
đó...Cuộc sống của con người hiện nay trên thế giới, nói chung, "dễ thở"
hơn nhiều về mặt tinh thần so với cách đây hơn một thế kỷ, không phải
là sự "tình nguyện phục vụ" của chủ nghĩa tư bản. Hãy nhận thức cho
công tâm để biết nhớ ơn sự xả thân của lực lượng cần lao, trong đó có
hàng triệu triệu con người cộng sản mà điển hình là nhân vật chính trong
"Thép đã tôi thế đấy" thuộc một thời đoạn lịch sử đã qua!
(Còn tiếp)
Nhận xét
Đăng nhận xét