Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

TT&HĐ I - 11/f


               Thành Rome cổ đại - Kinh đô đế chế La Mã vĩ đại | Khám phá thế giới (Thuyết Minh)

PHẦN I:     CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ

“Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?”

CHƯƠNG XI: GIẤC MỘNG NGÀN ĐỜI

                
                  "Linh hồn của con người vẫn cần lý tưởng hơn                           thực tế
                   Chúng ta tồn tại nhờ thực tế; nhưng chúng ta  sống
                   vì  lý tưởng."
                   Victor Hugo

                   "Tôi đã thấy đủ những người chết vì một lý tưởng.
                   Tôi không tin vào chủ nghĩa anh hùng; tôi biết nó 
                dễ dàng và tôi đã học được rằng nó có thể đẫm máu.                     Điều tôi mong muốn là sống và chết cho điều tôi 
                    yêu"    
                   Albert Camus

"Cái quí nhất của con người ta là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay, ta có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời-sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người"                                                                                                                                               N. A. Ôxtơrốpxki

"Lý tưởng là ngọn đèn sáng chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng xác định; không có phương hướng thì không có cuộc sống".
Lev Tolstoy (Nga)
"Con người có vật chất mới có thể sinh tồn, có lý tưởng mới nói đến cuộc sống. Bạn muốn hiểu sự khác nhau giữa sinh tồn và sống? Động vật thì sinh tồn, con người thì sống".
Hugo (Pháp)
"Tuổi trẻ không có lý tưởng giống như buổi sáng không có mặt trời".
Belinsky (Nga)
"Mỗi người phải kiên trì đường đi mình đã mở ra, không bị quyền uy dọa ngã, không bị quan điểm đương thời khống chế, cũng không bị thời thượng cám dỗ".
Goethe (Đức)

 

(Tiếp theo)


                                    ***
Từ bữa ông A phản bác ba quy luật tự nhiên của Mác, chúng ta lại càng nể phục ông về tài hiểu biết. Hồi đó, thật là lạ lùng, những điều ông A nói ra mới quá, chúng ta chưa từng nghe đến bao giờ. Có đúng không? Chúng ta không giám quyết định ngay lập tức! Nhưng chúng ta nghĩ rất nhiều. Và đến giờ này, chúng ta đã bắt đầu ngờ ngợ. Biết đâu đấy! Nếu ông A nói đúng, thì chắc chắn sẽ là người đầu tiên khơi mào ra cuộc cách mạng mới về nhận thức thế giới khách quan của loài người, và triết học Mác-lênin có nguy cơ phải rút lui khỏi vũ đài chính trị. Không biết ông B, ông C hồi đó có nghĩ như chúng ta bây giờ không nhỉ? Hoang mang quá!

Một chiều, cúng cô hồn tháng bảy, vợ chúng ta mua đồ cúng và hai con vịt quay, cho chúng ta một con để nhậu.

-Gìà hết rồi, mấy lão có ăn được đâu mà cho nhiều thế? Chỉ cần mấy cái đầu cổ cánh là tốt rồi! -Chúng ta nói.

-Thôi, có là bao...Ăn nhậu ở nhà người ta cả năm...Ông A kể cũng tốt!...Mang sang hết đi! -Vợ tôi ngún ngoảy.

Thế là chúng ta khệ nệ bưng sang nhà ông A một dĩa "tổ bố", đầy ú ụ thịt vịt quay đã chặt.

Vừa đến cổng nhà ông A, ông A đã oang oang:

-Gì vậy mày, Thu?

-Hôm nay nhà chúng em cúng cô hồn, có ít vịt quay, mang sang nhậu chơi! -Chúng ta trả lời.

Ông A nhăn mặt:

-Trời ơi, chỉ cần "xí quách" là được rồi, để nhà cho vợ con mày nó ăn. Lấy chi mà nhiều dữ vậy?

-Lâu mới có dịp mà bác!...Chẳng có gì đâu! -Chúng ta cười.

Ai nói "Thảo nhất là dân nhậu!", đúng thật!

Bàn nhậu bày xong thì ông B và ông C cũng vừa đến. Thấy bàn nhậu hôm nay có vẻ "phè phỡn", ông B vừa ngồi vừa nói;

-Hôm nay anh A có gì vui mà đãi đằng thế? Định cho chúng tôi mập thêm vài ký nữa à?

Ông A dãy nảy:

-Đâu có đâu! Thịt vịt của thằng Thu mang sang đấy.

-Mang sang để thưởng cho bác A về vụ phá vỡ ba quy luật thành công. -Chúng ta nói cho vui.

Ông C nói theo vẻ bất bình:

-Đã chắc đúng đâu mà thành công với chả thất bại? Đừng xiêu lòng nhanh thế chứ Thu!


Biết đụng tự ái ông C rồi nên chúng ta im thin thít. Còn ông B lại nói:

-Đến bây giờ tôi mới biết các nhà theo triết thuyết Mác-lênin, miệng nói phải biện chứng, nhưng thực ra họ là những nhà bảo thủ nhất thế giới. Những điều anh A nói, tôi cũng thừa nhận không thể tin ngay được, nhưng suy nghĩ kỹ thấy nó cũng...hay. Trong khoa học thường thì các quy luật, định luật ngoài phát biểu định tính, phải có các biểu thức toán học, như là những phát biểu định lượng đi kèm với chúng mới đáng tin. Ba quy luật của Mác có thể là chung quá, nên cũng mông lung quá, khó lòng mà tin tưởng tuyệt đối được. Câu hỏi lớn ở đây là có thể lập được cách phát biểu định lượng cho ba quy luật đó không?

-Theo em, có lẽ không! Trong khoa học, hình như chưa có biểu thức định lượng nào chỉ thị đến ba quy luật đó. Điều đó có nói lên rằng chúng có khả năng đã sai không? Chưa chắc, vì cũng thường thấy nhiều nguyên lý, qui luật nói về cái chung, cái tổng quát, phổ biến,thì không thể định lượng. Chẳng hạn như nguyên lý nhân-quả, qui luật đấu tranh sinh tồn... -Chúng ta được thể, nêu luôn định kiến của mình.

Ông A loay hoay mãi vói cái chân vịt, bây giờ mới động thủ, quên, động mồm:

-Uống vui đi anh em! Rượu thịt còn ê hề này...

-Bác C chưa biết à? Những điều bác A nói đều dựa theo quan niệm của triết học duy tồn đấy. Nó...- Chúng ta quay sang chưa kịp nói hết với ông C.

-Tôi đã tìm khắp. Sao trên mạng không thấy nói về triết học duy tồn ở đâu cả nhỉ? -Ông C hỏi ngang.

-Lần đầu tiên tôi nghe. Chắc là con đẻ của anh A. Anh A bịa ra nó chứ gì? -Ông B bắt đầu ngạc nhiên.

-Không phải! Trời Đất mách bảo! -Ông A nói chắc nịch.

Tôi tròn mắt kinh ngạc:

-Không thể như thế được!

-Tôi tin rằng triết học duy tồn nếu không phải là chân lý thì cũng gần chân lý hơn triết học Mác. Mà một triết học như thế thì tôi làm sao có tài năng để sáng tạo ra nó được? -Ông A nói tiếp, tỉnh queo.

-Sáng tạo hay không sáng tạo, có thể là do mách bảo của Trời Đất, nhưng vì anh là người đầu tiên sở hữu nó, thì coi như anh vẫn là người sáng tạo ra nó. Không đúng sao? -Ông B lớn tiếng như kết luận.

Ông A ngửng cổ cười "ha, ha":

-Nếu thế, thật tự hào quá! Vô cùng biết ơn Tạo Hóa! Ha, ha, ...ha!...Đừng nói quá thế chứ anh B. Tôi làm sao mà tư hữu được chân lý. Đã là chân lý khách quan thì may ra chỉ có Tự Nhiên Tồn Tại là sở hữu được thôi!

Ông C tỏ vẻ bực mình, bĩu môi:

-Phởn chí quá đấy! Một anh quèn, vô danh tiểu tốt mà đòi hơn Mác, tôi không tin! Hệ thống quan niệm về thế giới mà Mác đã nêu ra hơn một thế kỷ nay hầu như vẫn chưa có hệ thống nào thay thế được. Tự nhiên có một thằng cha căng chú kiết nào đẻ ra một hệ thống đòi thay thế nó. Tiếu lâm không chịu được! Không bằng sợi lông chân của ông Duyrinh mà đòi...

Ông A rít thuốc, phà hơi liên tục, mặt không lộ vẻ cảm xúc gì:

-Anh C nói đúng! làm gì có học thuyết triết học duy tồn, vì theo tôi biết, nó đang ở dạng manh nha. Nhưng tôi tin học thuyết triết học ấy sẽ xuất hiện một ngày không xa. Có điều, không có những quan niệm về thế giới của triết học Mác, Đạo Lão, ý niệm của Parmenides, ..., sẽ không có triết học duy tồn.

Theo triết học duy tồn thì thế giới này là một Tự Nhiên Tồn Tại vĩ đại và vô thủy vô chung. Quan niệm về tự Nhiên Tồn Tại nhận ý niệm về thế giới của hiền triết Parmenides làm nền tảng cơ bản.  Wikipedia chép: "Parmenides thành Elea (sinh và mất đầu thế kỷ 5 TCN) là một triết gia Hy Lạp cổ đại, ông sinh tại Elea, một thành phố của Hy Lạp ở bờ biển phía nam của Ý. Ông là người đã sáng lập ra trường phái Aleatic. Tác phẩm duy nhất được biết đến của ông là một bài thơ, tựa đề Bàn về tự nhiên, hiện chỉ còn một phần bài thơ tồn tại cho đến ngày nay. Trong bài thơ này, Parmenides nêu ra hai quan điểm về thực tại. Trong "Con đường của chân lý" ("the way of truth"), ông giải thích thực tại là đơn nhất, thay đổi không thể xảy ra, sự tồn tại là vĩnh viễn, đồng nhất, cần thiết và không thay đổi. Trong "Con đường luận lý" ("the way of opinion"), ông giải thích hình dạng của thế giới, trong đó các chức năng cảm giác dẫn đến những nhận thức sai lầm và lừa dối. Những ý tưởng này đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với triết học phương Tây, nổi bật nhất có lẽ là ảnh hưởng lên Plato"."Dựa vào tư tưởng của các nhà triết học tiền bối, Parmenides đưa ra ba quan điểm về chủ yếu về tồn tại và bình luận về chúng.
  • Có tồn tại và không tồn tại (quan điểm của trường phái Pythagoras).
  • Tồn tại và không tồn tại đồng nhất với nhau (quan điểm của Heraclitus).
  • Chỉ có tồn tại, không có không tồn tại.
Parmenides cho rằng hai quan niệm đầu tiên cho thấy sự không nhất nguyên về lập trường triết học. Thậm chí, ông còn gọi Heraclitus là nhà triết học "hai đầu". Parmenides viết:
Còn đối với quan điểm thứ ba, Parmenides tỏ rõ sự đồng tình. Theo nhà triết học cổ đại này, tất cả các sự vật được ta nhận định được vì chúng có tồn tại. Chúng ta không thể hình dung sự không tồn tại, không hình dụng được là không có. Đây là đoạn thơ của Parmenides nói về sự tồn tại:
Đoạn thơ trên có thể được diễn giải như sau: Tồn tại là cái duy nhất, bất biến và đồng nhất vì thế giới không có cái gì nằm ngoài sự tồn tại. Giới hạn cuối cùng của tồn tại, giống giới hạn của một quả địa cầu, tất cả các điểm trên đường tròn đều cách tâm những khoảng bằng nhau. Bởi tồn tại là cái duy nhất nên nó không cần sự cứu cánh. Tồn tại là chính bản thân nó nên không thể xuất hiện vì không có chỗ để xuất hiện. Nó cũng không xuất hiện từ hư vô bởi bản thân hư vô là không có. Nó cũng không thể xuất hiện từ tồn tại khác vì chỉ có một sự tồn tại. Tồn tại không phải là cái hiện có chứ không phải là cái đã có và cái sẽ cố. Với phần diễn giải trên, có thể nêu lên ba đặc điểm của sự tồn tại như sau:
  • Duy nhất, bất biến, đồng nhất.
  • Tư bản thân, không sinh ra, không mất đi
  • Quy định sự hiện hữu của những thứ khác.
Quan niệm về tồn tại của Parmenides mang tính siêu hinh, nhưng nó lại là đóng góp lớn của ông. Ông phê phán các bậc tiền bối của mình đã chọn nhiều thứ vật chất cụ thể làm khởi nguyên của thế giới một cách tùy tiện, làm "mất đi tính chất thông thái của triết học", tạo ra những tranh luận không càn thiết. Tồn tại, với Parmenides, đã trở thành một phạm trù triết học khái quát. Đó thực sự là nền móng của tư duy. Có lẽ câu nói của chính người thầy Xenophanes sẽ là câu nói phù hợp với trường hợp này: "Để trở thành người thông thái thì trước hết phải biết lựa chọn các biểu hiện của thông thái". "Parmenides đã đưa ra một luận điểm nổi tiếng là "Tư duy và cái tư duy là một. Tư duy và tồn tại là đồng nhất.". Theo ông, tồn tại không chỉ thuần túy là vật chất và tinh thần. Đó còn là việc con người tư duy về cái gì đó. Vì vậy, không có tư duy thuần túy, tư duy phi tồn tại và không có tồn tại không được tư duy bởi con người. Có thể thấy ở đây Parmenides là người nhận thấy quan hệ không tách rời giữa chủ thể và khách thể khi nhận thức theo quan điểm duy tâm chủ quan. Chính vì vậy, các nhà hiện tượng học coi ông là vị tiền bối". "Đối với Parmenides, không gian có giới hạn và bất biến bởi vi nó chứa tồn tai mà cái tồn tại này không lớn lên hay nhỏ đi ("không thể lớn lên một chút nào và cũng không thể nhỏ đi một chút nào"). Còn thời gian thì lại là cái ngưng đọng, không xuất hiện hay mất đi nhưng lại vô hạn".


Parmenides.jpg
Parmenides
Sinhc. 515 / 545 TCN

Thời kỳTriết học tiền Socrates
VùngTriết học phương Tây
Trường pháiTrường phái Eleatic
Đối tượng chính
Siêu hình, Bản thể học
Tư tưởng nổi bật
Thuyết quyết định, Ultimate reality



Tôi cho rằng những quan niệm về thế giới mà triết học Mác nêu ra có thể đã đầy đủ, nhưng chưa đích đáng, cần phải phê phán. Chính vì trên cơ sở phê phán sự đúng-sai những quan niệm của triết học Mác và những triết học trước đây mà triết học duy tồn hình thành. Chúng ta sắp xuống lỗ cả rồi, sẽ không thấy được sự thật ấy đâu! Ở đây chỉ nói tào lao cho vui thôi! Sao anh C có vẻ hơi mạt sát nhau thế?

Có lẽ sợ to chuyện, ông B mới lên tiếng:

-Vấn đề triết học không thể nói là tào lao được. Anh A nói sai rồi! Tranh luận triết học bao giờ cũng hấp dẫn tôi. Thôi nào, sẵn laptop của anh C đây, dựa vào những quan niệm của Mác, anh A thử trình bày quan niệm của anh về thế giới xem sao.

-Xin lỗi, vì tôi thấy anh A chủ quan quá, nói có vẻ xấc xược về Mác. Nên nhớ, Mác là con người vĩ đại! Thôi, anh A nói đi! -Ông C đã có vẻ dịu lại.

-Nói cái gì? -Ông A hỏi

-Trước tiên, hãy nói về xã hội và tự nhiên. Tôn kính thì đúng rồi. Nhưng tôn kính đến mất tự chủ thì dễ sa đà vào tín ngưỡng, lại lạc sang tệ sùng bái cá nhân đấy, anh C ạ! -Ông B nói.

Ông C làm như không nghe, vội bấm laptop, rồi nói:

-Đây, triết học Mác nói đại loại thế này: Tự nhiên, theo nghĩa rộng là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng, vô tận. Quá trình phát triển của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và theo quy luật tiến hóa, trong những điều kiện nhất định, con ngưới đã xuất hiện từ động vật. Lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu của sự chuyển biến bộ não của loài vật thành bộ não của con người, tâm lý động vật thành ý thức. Sự hình thành con người gắn liền với sự hình thành các quan hệ giữa người với người, quá trình chuyển biến từ động vật thành người cũng là quá trình chuyển biến từ cộng đồng mang tính bầy đàn, hành động theo bản năng thành một cộng đồng mới khác hẳn về chất, ta gọi là xã hội. Có thể nói, xã hội là hình thái quần thể cao nhất của vật chất. Hình thái quần thể này lấy con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng. Vậy, xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên...Đó là quan niệm tóm tắt của triết học duy vật biện chứng về tự nhiên và xã hội. Còn theo ý anh thì sao, anh A?

Ông A đang gặm dở cục xương, nghe hỏi, vội để cục xương xuống bàn, lấy giấy lau miệng:

-Vịt quay Thu mua ở đâu mà dai nhách à! -Vừa nói, ông A vừa rút điếu thuốc trong bao thuốc để trên bàn để mồi, rồi nói tiếp. -Tôi cũng theo quan niệm ấy, nhưng chỉ thêm đôi điều mà không phá đi những ý chính. Thứ nhất, nếu thế giới tự nhiên của Mác là thế giới chỉ bao gồm vật chất, thì theo tôi, để cho đầy đủ, phải nói là bao gồm vật chất, vận động vật chất và những phản ánh vận động của vật chất (tinh thần), mà tôi đã gọi chung qui lại là Tự Nhiên Tồn Tại (TNTT). Phải nói không gian vừa là vật chất nền tảng cội rễ của các loại vật chất, các thực thể vật chất, vừa là môi trường dung dưỡng toàn bộ vật chất của TNTT. Nó cực kỳ to lớn nhưng không phải là vô tận. Không thể tưởng tượng được một khối thể tích vĩ đại lại được hợp thành từ những cái nhỏ vô tận (một tỷ tỷ số 0 cộng lại cũng bằng 0!) nên phải thừa nhận không gian được hợp thành từ những đơn vị nhỏ tuyệt đối, nghĩa là không còn gì nhỏ hơn được nữa nhưng không bằng không. Với quan niệm như thế thì linh hồn, ma, vong cũng có thể tồn tại, là phản ánh hình thái vận động vật chất nào đó mà khoa học chưa khám phá ra. Thứ hai, thời gian là một phản ánh của vận động, không có vận động thì không có thời gian. Thứ ba, xã hội cũng là TNTT, là bộ phận đặc thù của TNTT. Do đó, xã hội cũng phải hoạt động tuân theo duy nhất nguyên lý Tự Nhiên, hay tuân theo những nguyên lý, quy luật suy ra từ nguyên lý Tự Nhiên. Vì hoạt động xã hội cũng được thấy như hoạt động có ý thức chủ quan của con người nên những nguyên lý, quy luật tự nhiên khách quan mà nó phải tuân theo cũng bị lũng đoạn bởi tính chủ quan của con người và tôi gọi đó là những quy luật xã hội. Cần nhấn mạnh rằng, ý chí chủ quan của con người có thể lũng đoạn có mức độ đến hoạt động xã hội, nhưng không thể xóa nhòa được xu thế tất yếu của nó. Ví dụ, một xã hội muốn tồn tại thì phải có nhà nước. Cho nên nhiệm vụ đầu tiên, đương nhiên của nhà nước là giúp cho quần chúng hợp thành xã hội đó sống còn an ổn, hơn nữa phải "dân giàu, nước mạnh" để chống thiên tai địch họa. Vậy "của dân, do dân và vì dân" là bản chất tự nhiên của hoạt động nhà nước khi chưa bị ý chí chủ quan của con người lũng đoạn và cũng chính là bản chất nhà nước cuối cùng mà vận động xã hội hướng đạt tới dù nhanh hay chậm. Vậy, sự xuất hiện nhà nước "của dân, do dân và vì dân" là do xã hội đòi hỏi chứ không do bất cứ nguyên nhân nào khác...

Bàn nhậu im phăng phắc. Ông C ngồi ngoẹo đầu trên ghế, há mồm ngủ ngon lành. Chỉ còn chúng ta và ông B ngồi chăm chú nghe. Phải nói Ông A nói hay thật! Những điều ông A nói thật sự lay động lòng chúng ta. Không hiểu có đúng không nhỉ?Chúng ta định rót rượu nhưng đã hết tự lúc nào, chỉ còn chai không. Ông B hình như vẫn muốn nghe tiếp, ngó nhìn đồng hồ trên tường. Thấy vậy, ông A cười nói:

-Thôi, để dành khi khác, cũng khuya rồi! Vả lại, nói mà ông C không nghe thì ...hơi uổng!


                                                ***


Chiều khác, nhậu không có ông B, thấy thiêu thiếu ai đó. Trước đó, ông A có gọi điện rồi thông báo:-Lão B bận công chuyện rồi, không đến được đâu! Bầy bàn ra đi Thu ơi! Chúng mình nhậu thôi!

-Sắp đến Nô-en rồi mà trời nực quá! Mày có thấy thế không, Thu? -Ông C cất lời.

-Năm nay nước mình chịu ảnh hưởng của Elninô nên khí hậu nóng hơn. -Ông C tay rót rượu, miệng nói.


-Elninô là gì nhỉ? -Chúng ta buột miệng hỏi. -Bác C xem hộ em, trên Wiki. nói gì?

Ông C lôi laptop ra và bắt đầu bấm phím. Thế giới ngày nay hiện đại thật! Muốn tìm hiểu điều gì, chỉ cần bấm cái là có ngay. Đây:

"El Niño trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "Đứa trẻ", có ý nói đến Chúa Giêsu Hài đồng. Cứ trung bình 3-10 năm, ngư dân vùng biển tại Peru phát hiện ra nước biển ấm dần lên vào mùa đông, khoảng vài tuần trước Lễ Giáng Sinh. Đây chính là một nghịch lý, nhưng nó vẫn tồn tại có chu kì và kéo theo hiện tượng hơi nước ở biển bốc lên nhiều hơn, tạo ra những cơn mưa như thác đổ. Và ngư dân đã gọi hiện tượng này là El Niño để đánh dấu thời điểm xuất phát của nó là gần Giáng Sinh.Trong khí tượng học người ta còn gọi hiện tượng El Nino là Dao động phương Nam (Southern oscillation). Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng hiện tượng El Nino có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu và thuật ngữ El Nino dùng để chỉ hiện tượng nước biển nóng lên.".

"Mưa bão, lụt lội, đó là các hiện tượng dễ thấy nhất của El Nino. Lý do là dòng nước ấm ở phía đông Thái Bình Dương chạy dọc theo các nước Chile, Peru... đã đẩy vào không khí một lượng hơi nước rất lớn. Hậu quả là các quốc gia ở Nam Mỹ phải hứng chịu một lượng mưa bất thường, có khi lượng mưa lên đến 15 cm mỗi ngày. Điều bất ngờ là những cơn gió ở Thái Bình Dương tự dưng đổi hướng vào thời điểm có El Nino. Chúng thổi ngược về phía đông thay vì phía tây như thời tiết mỗi năm. Những cơn gió này có El Nino không phải là hiện tượng do con người tạo ra, mà chính là thiên nhiên. Vì sao lại xuất hiện dòng nước ấm đột ngột ở phía đông Thái Bình Dương để khởi đầu hiện tượng El Nino? Một trong những nguyên nhân lớn gây ra hiện tượng El Nino là sự thay đổi hướng gió, tuy nhiên đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải đáp hoàn toàn thống nhất. Những nguyên nhân khác bao gồm sự thay đổi áp suất không khí, Trái Đất nóng dần lên, hay cả các cơn động đất dưới đáy biển.khả năng đưa mây vượt qua Nam Mỹ, đến tận România, Bulgaria, hoặc bờ biển Đen của Nga. Như vậy, một vùng rộng lớn của tây bán cầu bị El Nino khống chế. Năm 1997, toàn vùng này bị thiệt hại ước tính 96 tỷ USD do mưa bão, lũ lụt từ El Nino gây ra. Ngược lai, hiện tượng khô hạn lại xảy ra trên các quốc gia thuộc đông bán cầu. Do mây tập trung vào một khu vực có mật độ quá cao, do đó, phần còn lại của thế giới phải hứng chịu đợt hạn hán nghiêm trọng. Các nước thường xuyên chịu ảnh hưởng khô hạn do El Nino gây ra có thể kể: Úc, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam... Đợt hạn hán gần đây nhất ở Úc đã làm hàng triệu con kangaroo, cừu, bò... chết vì khát. Bang New South Wales suốt chín tháng không có mưa, hồ nước ngọt Hinze (bang Queensland) cạn kiệt. Tại Thái Lan, hơn một triệu gia đình bị thiếu nước trầm trọng."

"El Nino không phải là hiện tượng do con người tạo ra, mà chính là thiên nhiên. Vì sao lại xuất hiện dòng nước ấm đột ngột ở phía đông Thái Bình Dương để khởi đầu hiện tượng El Nino? Một trong những nguyên nhân lớn gây ra hiện tượng El Nino là sự thay đổi hướng gió, tuy nhiên đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải đáp hoàn toàn thống nhất. Những nguyên nhân khác bao gồm sự thay đổi áp suất không khí, Trái Đất nóng dần lên, hay cả các cơn động đất dưới đáy biển."

"Không phải El Nino lúc nào cũng gây tai họa cho con người. Cách đây hơn 5000 năm, khi mà hiện tượng này mới được ngư dân Peru phát hiện thì El Nino đồng nghĩa với "tin mừng". Vì nước biển lúc ấy tăng lên đủ ấm để vi sinh vật phát triển. Chúng là thức ăn cho cá biển. Nhờ thế nền đánh bắt cá của các nước ven biển Nam Mỹ phát triển mạnh. Nếu năm nào mà hiện tượng El Nino không làm cho nhiệt độ nước biển tăng lên quá cao thì năm đó sẽ có mùa cá bội thu. Ngoài ra, El Nino còn làm cho một số hoang mạc khô cằn nhất thế giới như Antacama (Nam Mỹ) có những cơn mưa lớn giúp cho thực vật tại nơi đây phát triển đáng kinh ngạc. Tiêu biểu là vào năm 2015, hoa đã nở rộ khắp Hoang mạc Antacama."

-Laptop của anh C có ích thật! Nói cho ngay, nó đã cho chúng tôi biết được nhiếu điều mà trước đây, khoảng 5 năm về trước, khó lòng mà biết được. -Ông A xem xong, thổ lộ. -Anh C chính là người tay hòm chìa khóa, mang tri thức nhân loại đến cho anh em chúng tôi đấy. Đúng không mày, Thu?

-Đúng đấy! -Chúng ta xác nhận ngay lập tức. -Trong tương lai, có lẽ nhiều môn học trong chương trình giáo dục sẽ chỉ còn đại cương. Ai muốn tìm hiểu sâu hơn, rộng hơn thì đã có máy vi tính (và đây có thể là một hướng cần chú ý để cải cách giáo dục!), chẳng hạn những môn như: địa lý, lịch sử, à, cả những môn về khoa học xã hội nữa chứ.

-Và học sinh lúc đó sẽ không làm toán được nữa nếu không có máy vi tính bên cạnh.

-Nói gì đến tương lai xa xôi. Ngay bây giờ, nếu đưa ra một phép tính đơn giản thôi, ối người phải bó tay, không làm được! -Ông C góp chuyện. -Vừa mới hôm kia, để giải một phương trình bậc hai một ẩn đơn giản, tôi nhờ con tôi lập biểu thức Delta, nó chịu chết. Ấy vậy mà nó đang làm kế toán trưởng giỏi của một công ty đấy.

Ông A gật gù:

-Thật là lạ kỳ! Hình như hoạt động xã hội có tác động hai chiều, loài người càng tiến lên văn minh thì tư duy con người càng thoái hóa đi, và đến lúc con người chỉ biết bấm nút? Nghĩ vậy nhưng tôi không tin!Có lý nào con người đi máy bay lại có bộ não của một con heo!? Nhờ có học hỏi, truyền thụ và kế thừa, con người sẽ bảo tồn được những nhận thức đúng đắn về tự nhiên mà mình đã khám phá ra được, văn minh đã đạt được của loài người vẫn được bảo tồn.

-Đúng thế đấy! -Ông C đồng tình. -Tôi còn cho rằng, rồi đây, con người còn có thể chế ngự được những hiện tượng thiên nhiên gây bất lợi cho con người như: bão tố, động đất, núi lửa phun trào...

Ông A nói tiếp, có vẻ chưa thỏa:

-Nhưng chỉ chế ngự được nhất thời và cục bộ. Vì thiên nhiên trên Trái Đất là bộ phận của tự nhiên vĩ đại (là môi trường cho hoạt động xã hội triển khai) nên tất yếu cũng phải tuân theo những quy luật tự nhiên đặc thù. Con người chỉ có thể làm biến đổi được tính đặc thù của các quy luật tự nhiên, chứ không thể phá vỡ được tính chung, tính khách quan các quy luật của tự nhiên! Chẳng hạn, nước chảy chỗ trũng là quy luật tự nhiên, sông thường chảy ra biển là đặc thù. Có thể làm cho dòng sông ấy tự nhiên chảy đi chỗ khác nhưng không thể làm cho dòng sông ấy tự nhiên không chảy về chỗ trũng. Hoặc có thể chế ngự được núi lửa này, núi lửa kia, chỗ này chỗ kia, nhưng không thể tiêu diệt được toàn bộ hiện tượng phun trào núi lửa.Con người có thể làm mình tự do tương đối được, và phải bằng lòng với thứ tự do ấy, chứ làm sao mà tự do tuyệt đối được, khi không khắc phục được sức hấp dẫn? Muốn hiểu tự do tương đối thì trước hết phải hiểu sự rơi....tự do! Tuân theo nguyên lý tự nhiên, con người sinh ra cũng cố gắng tồn tại. Muốn tồn tại, phải kiếm ăn. Lúc đầu, con người cũng chỉ đi kiếm ăn đơn thuần như loài vật. 
Quá trình gian khổ trong kiếm ăn, tuân theo quy luật đấu tranh sinh tồn, tuân theo quy luật tiến hóa, con người được hun đúc nên tư duy trừu tượng. Đặc tính quan trọng bậc nhất của tư duy trừu tượng là tích cực suy nghĩ sáng tạo. Suy nghĩ sáng tạo sẽ tất nhiên dẫn tới hành động sáng tạo. Từ đó, loài người vừa tích cực mở rộng chủng loại thức ăn có sẵn trong thiên nhiên vừa tích cực tác động vào thiên nhiên để tạo ra những nguồn thức ăn dồi dào mới (và cả những vật phẩm tiêu dùng phi lương thực mới). Do hối thúc của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chủ yếu có thể là tăng trưởng dân số lạm phát qua từng thời kỳ, đã làm xuất hiện hình thái xã hội trong lối sống loài người và sự sản xuất trong việc kiếm ăn để sinh tồn của loài người. Theo quan niệm của triết học Mác, sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau. Trong đó, sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, nhằm cải biến các dạng vật chất của tự nhiên, để tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại, phát triển của con người. Vì trong thế giới sinh vật, kiếm ăn để sống còn là yêu cầu cơ bản và tất yếu của tồn tại, nên trong xã hội, hoạt động sản xuất cũng là hoạt động cơ bản và tất yếu của loài người. Nhưng muốn sản xuất được, loài người phải có một lực lượng xã hội, gọi là lực lượng lao động (mà Mác gọi là lực lượng sản xuất). Vậy lực lượng lao động là năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Lực lượng lao động bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao động. Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, kết hợp với nhau tạo thành lực lượng sản xuất. Nhu cầu tiêu dùng (thực phẩm và phi thực phẩm) ngày một tăng đòi hỏi lực lượng sản xuất phải tăng theo cả về số lượng lẫn chất lượng. Và để tăng năng lực sản xuất thì trong hai thành phần hợp thành lực lượng sản xuất, phát triển công cụ lao động vẫn là cơ bản. Phải nói, quá trình sản xuất cũng là quá trình phát triển trình độ của lực lượng sản xuất từ thấp lên cao, và theo tôi, cũng là quá trình làm sâu sắc những cảm giác sinh tồn để hình thành nên thứ gọi là tình càm, và đồng thời cũng hình thành nên mối quan hệ trong sản xuất. Cũng theo Mác thì quan hệ trong sản xuất (hay còn gọi là quan hệ sản xuất) là quan hệ giữa người với người (trong sản xuất và tái sản xuất xã hội), gồm ba quan hệ thành phần: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức lao động sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm lao động. Trong đó, quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, đặc trưng cho quan hệ sản xuất trong từng xã hội. Cuối cùng, lực lượng sản xuất cùng với quan hệ sản xuất hợp thành phương thức sản xuất và phương thức sản xuất là yếu tố hợp thành chủ yếu của hình thái kinh tế-xã hội. Lịch sử xã hội loài người cho đến nay, Mác cho rằng, đã trải qua bốn hình thái kinh tế-xã hội từ thấp đến cao:

■ Hình thái KTXH cộng sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy)

■ Hình thái KTXH chiếm hữu nô lệ

■ Hình thái KTXH phong kiến

■ Hình thái KTXH tư bản chủ nghĩa,

và sẽ đạt đến trạng thái cuối cùng là hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa.

-Từ nãy giờ anh hầu như toàn nói theo quan niệm của triết học Mác. Tôi muốn nghe quan niệm của chính anh cơ! -Ông C nói cắt ngang.

-Tôi đã nói rồi, triết học Mác nói chung có nhiều quan niệm đúng. Chỉ cần điều chỉnh, bổ sung cho nó đích đáng thêm thôi. Ở đây, quan niệm về hình thái kinh tế-xã hội có lẽ cũng đúng. Tôi thừa nhận!

-Nói tiếp đi bác A! -Chúng ta dục. -Cho em hỏi, nguyên nhân nào dẫn đến sự chuyển hóa từ hình thái KTXH này sang hình thái KTXH khác? Hiện nay, từ hình thái KTXH tư bản chủ nghĩa có thể chuyển sang hình thái KTXH phong kiến được không?

-Cái thằng Thu này!... Từ từ! -Ông A nói tiếp. -Mác cho rằng loài người đã trải qua bốn hình thái KTXH, còn tôi cho rằng sau hình thái KTXH cộng sản nguyên thủy phải đến hình thái KTXH tư bản nguyên thủy, nghĩa là có năm hình thái KTXH mà loài người đã trải qua. Theo Mác, sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một quy luật. Lực lượng sản xuất phát triển thì quan hệ sản xuất biến đổi theo phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp đó làm cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Khi tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất phát triển đến mức nào đó sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có, đòi hỏi xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ để hình thành quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất đang phát triển, làm phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới xuất hiện…Sự phát triển của lực lượng sản xuất từ thấp đến cao qua các thời kỳ lịch sử khác nhau đã quyết định sự thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cao hơn, đưa loài người trải qua nhiều hình thái kinh tế – xã hội khác nhau từ thấp lên cao, với những kiểu quan hệ sản xuất khác nhau. Như vậy, sự phát triển của xã hội loài người là sự chuyển hóa hình thái KTXH từ thấp đến cao, với trình độ của lực lượng sản xuất ngày càng cao, chứ không thể ngược lại. Theo Mác, hình thái KTXH đầu tiên của loài người là công xã nguyên thủy. Ở hình thái này, con người chưa có khái niệm sở hữu. Tiếp đến, tôi cho rằng, hình thái KTXH phải là tư bản nguyên thủy, con người đã có ý niệm rõ rệt về sở hữu tư nhân, về riêng-chung, về lao động-hưởng thụ...Vào thời kỳ này, đã dần hoàn chỉnh thực thể nhà nước, đã hình thành cặp khái niệm thống trị-bị trị, con người đã biết đến chiến tranh, cướp bóc, tàn sát, coi chiến tranh xâm lược như là một hình thức kiếm ăn đương nhiên khi sự sống còn bị đe dọa, tình cảm con người đã trở nên khá sâu sắc, trở thành một thứ cảm xúc sinh vật đặc thù gọi là nhân tính, chỉ có ở con người. Có lẽ chính chiến tranh đã đưa xã hội loài người từ hình thái KTXH tư bản nguyên thủy lên hình thái KTXH chiếm hữu nô lệ. Như vậy quan niệm về nguồn gốc chiến tranh của tôi gần giống với của Học giả người Anh Thomas Robert Malthus, và khác với của triết học Mác. Trên Wikipedia (đọc từ laptop của anh C!) thấy viết thế này: "Nguyên nhân của chiến tranh thường do mâu thuẫn giữa các giai cấp, dân tộc, tôn giáo phát triển đến mức gay gắt nhất hoặc do mâu thuẫn trong nội bộ một dân tộc, tôn giáo(...) Nói tóm lại, chiến tranh là sự xung đột do từ mâu thuẫn ý thức giữa các tư tưởng khác nhau. Nguyên nhân của những mâu thuẫn nầy xuất phát từ tham vọng riêng của từng thực thể con người. Khi những tham vọng này đối chọi nhau đến mức độ căng thẳng cao độ thì chiến tranh xảy ra (...). Hậu quả của chiến tranh không chỉ có sự hoang tàn mà còn có cả sự tiến bộ. Chiến tranh là thành phần không thể thiếu trong quá trình tiến hóa của tất cả các sinh vật, đoàn thể, tổ chức hầu đạt được mục tiêu sống còn và phát triển.", "Những người theo thuyết lịch sử chú ý đến khía cạnh bất khả kháng của chiến tranh, họ cho rằng nó ngẫu nhiên nó như là một tai nạn giao thông(...)
Thomas Malthus

nhà kinh tế học
Sinh 13 tháng 2, 1766
Mất 23 tháng 12, 1834 (68 tuổi)
Bath Abbey,Anh
Nơi cư trú Anh
Ngành kinh tế
Alma mater Đại học Cambridge
Nổi tiếng vì thông qua Thuyết dân số của ông


Theo thuyết này chiến tranh xuất phát từ tâm lý của con người, cho rằng đó là "bản năng xâm lược" của con người, là "hành vi" của con người. Các đại diện của thuyết này như E.F.M. Durban và John Bowlby cho rằng loài người đặc biệt là đàn ông sinh ra đã có thói quen xung đột(...).", "Học thuyết nhân khẩu có 2 nhóm: những người theo thuyết Malthus và những người theo thuyết bùng nổ dân số trẻ. Theo thuyết Malthus thì sự mất cân bằng giữa việc tăng dân số và tăng thức ăn là nguồn gốc của xung đột. Nghĩa là trong khi dân số tăng theo cấp số nhân thì nguồn tài nguyên, của cải lại tăng theo cấp số cộng tạo ra sự mất cân đối dẫn đến chiến tranh. Lý thuyết bùng nổ dân số trẻ lại quan niệm do sự mất cân đối giữa những lực lượng trẻ được đào tạo, đến tuổi trưởng thành, cần có việc làm và số lượng những vị trí có thể cho họ trong xã hội là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự nổi loạn trong xã hội (bao gồm cả chiến tranh)(...). Học giả người Anh Thomas Robert Malthus (1766 - 1834) cho rằng dân số luôn tăng tận khi chúng bị hạn chế bởi chiến tranh, bệnh tật và đói kém. Đây là lý thuyết được tính toán với xã hội trước đây khi mà nền sản xuất chưa phát triển và tỷ lệ tăng dân số không điều khiển được.". Còn theo triết học Mác thì: "Chiến tranh là một hiện tượng chính trị xã hội mang tính lịch sử, là hoạt động đấu tranh giữa các giai cấp, các nhà nước, các lực lượng chính trị có địa vị, lợi ích đối lập nhau trong một nước hoặc giữa các nước nhằm đạt được mục đích chính trị nhất định.", "Chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và đối kháng giai cấp không thể điều hoà. Trong đó, chế độ chiếm hữu tư nhân là nguồn gốc kinh tế - nguồn gốc sâu xa; đối kháng giai cấp là nguồn gốc xã hội - nguồn gốc trực tiếp của chiến tranh". Xã hội loài người tiếp tục phát triển, đòi hỏi phải phát triển lực lượng sản xuất (chủ yếu là giải phóng nô lệ). Từ đó mà hình thành hình thái KTXH phong kiến. Cuối thời phong kiến, ở châu Âu, lực lượng sản xuất (chủ yếu là trình độ văn minh của công cụ lao động!) có những bước phát triển mạnh mẽ, dẫn đến đòi hỏi về cạnh tranh tự do trong sản xuất-thương mại phải được giải quyết. Đó là nguyên nhân nổ ra các cuộc cách mạng tư sản và hình thái KTXH tư bản chủ nghĩa cùng với loại nhà nước theo thể chế cộng hòa ra đời. Trong thời tư bản, làm công ăn lương trở thành hình thức kiếm ăn chủ yếu thứ hai (hình thức thứ nhất là tác động vào thiên nhiên), và tích lũy tư bản trở thành như mục đích của sản xuất, như một yếu tố phát triển lực lượng sản xuất. Tình hình đó đương nhiên dẫn đến áp bức bất công, chiếm đoạt quá mức lao động thặng dư (bóc lột) đối với công nhân, của tầng lớp tư sản thời kỳ đầu, gây ra cuộc đấu tranh quyết liệt của tầng lớp vô sản như lịch sử thế giới đã từng...

-Làm tợp rượu cho thêm sung rồi nói tiếp, bác A! -Chúng ta dơ ly rượu đầy tràn của mình ra, chờ cụng. Phải thừa nhận, ông A nói hay thật!

-Ờ, kể cũng dễ nể! -Ông C nói. -Nhưng niềm tin của tôi về triết học Mác vẫn không thay đổi! Các ý niệm vừa nói của anh A dù sao vẫn chưa được kiểm chứng.

Thật kỳ lạ, đạo Phật ra đời chỉ vì mong muốn khắc khoải là xoa dịu nỗi niềm đau khổ ở con người, dẫn đến "diệt khổ". Nhưng quan niệm về thế giới của nó chứa đựng biết bao mù quáng không thể khắc phục được. Ấy vậy mà người ta vẫn tin đến sái cổ! Những người thấm nhuần triết học Mác thường bảo thủ như thế! Đáng buồn thay! Như một tôn giáo, khi đã gieo được đức tin (dù phi lý) vào lòng người thì khó mà giũ bỏ. Tối nay, nhìn ông C, tôi mường tượng đến một lô cốt mộ đạo kiên cố!...

Ông A uống cạn ly rượu cụng rồi nói, cười cười, giọng khoan hòa:

-Tôi nói rồi. Đây chỉ là cuộc trà dư tửu hậu cho vui thôi! thắng thua mà được gì? Thôi, tối nay chúng mình nhậu đến đây thôi nhé anh em, say mất đất rồi!... -Và như để kết luận cuộc trò chuyện, ông A thêm. -Câu nói của Gallilê khi ra khỏi tòa án dị giáo La Mã vẫn nóng hôi hổi: "Dù sao thì Trái Đất vẫn quay!". Và có lẽ, xã hội loài người tiến lên văn minh được là nhờ phe "cấp tiến", dù chịu nhiều đau thương hơn, nhưng bao giờ cũng thắng lợi trước phe "bảo thủ"!

Dù sao thì qua cuộc nhậu này, chúng ta đã vô tình học được rất nhiều từ những điều ông A giảng giải.

(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét