Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020

ĐỊNH HƯỚNG XHCN? 27

ĐỊNH HƯỚNG XHCN

-Sản xuất hàng hóa đã là hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người.
-Đã là hàng hóa thì phải có thị trường tiêu thụ.
-Do vậy mà có kinh tế hàng hóa - thị trường.
-Sự phát triển nền sản xuất hàng hóa sẽ thúc đẩy thị trường mở rộng và phát triển.
-Quá trình phát triển đến hoàn thiện nền kinh tế thị trường làm nảy sinh ra chủ nghĩa tư bản.
-Vì nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa tư bản là những hiện tượng tự nhiên nảy sinh do nhu cầu đòi hỏi của phát triển xã hội, nên mọi hình thái kinh tế - xã hội ra đời sau chúng (nếu có, nhờ cách mạng, nhờ đấu tranh) muốn tồn tại lâu dài thì không được duy ý chí loại bỏ chúng, phủ định sạch trơn chúng, mà phải kế thừa chúng.
-Mục đích cơ bản và trực tiếp của nến kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là thu hoạch được nhiều tư bản một cách tư nhân, rồi sau đó mới đến xây dựng xã hội giàu mạnh. Nghĩa là xây dựng xã hội giàu mạnh là mục đích thứ hai, gián tiếp của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
-Khi mới ra đời, trong thời kỳ đầu hoạt động còn mù quáng, chưa quan tâm tới điều tiết, do đòi hỏi gay gắt tư bản để tồn tại, canh tranh và phát triển, và một phần cũng do thoát thai từ xã hội phong kiến bị thống trị bởi tầng lớp vua chúa, quí tộc thối nát, tầng lớp tư bản, trong khi thực hiện nhiệm vụ thiên sứ của mình, đã gây ra nhiều điều tác tệ cho cuộc sống nhân quần. Chính vì vậy mà nó khuấy đảo phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột của đại chúng cần lao - là bộ phận hợp thành của cuộc đấu tranh vĩ đại đòi quyền sống cơ bản, bảo vệ sự sống còn của tầng lớp bị trị đối với tầng lớp thống trị xã hội.
-Triết học duy vật Mác ra đời giữa lòng cuộc đấu tranh sôi sục ấy, trực tiếp quan sát nó và đề xướng  học thuyết về chủ nghĩa cộng sản, tưởng tượng ra một xã hội được cho là tương phản với xã hội tư bản, một xã hội công bằng, bác ái, không có áp bức bất công, người bóc lột người, mà xã hội tiền thân của xã hội ấy được gọi là xã hội XHCN, lấy kinh tế kế hoạch, phi thị trường làm nền kinh tế chủ đạo. Và muốn thế trước tiên phải thực hiện thành công cuộc cách mạnh vô sản, nhằm triệt tiêu tầng lớp tư sản, đạp đổ nhà nước tư sản (!?).
-Cách mạng vô sản thành công đầu tiên trên thế giới là cách mạng Tháng Mười Nga do Lênin vạch đường chỉ hướng và lãnh đạo.
-Tiếp theo nước Nga là hàng loạt nước Đông Âu, vài nước Châu Á và Cu - ba cũng theo (phần lớn là mang tính khiên cưỡng) học thuyết cộng sản, bắt tay xây dựng xã hội XHCN. Sau hơn nửa thế kỷ xây dựng CNXH, tuy cũng đạt được vài thành tựu nhưng nói chung, không xóa được bóc lột, mức sống của đại chúng cần lao không lấy gì làm khá hơn, nếu không muốn nói là tệ hơn, mất công bằng hơn đại chúng cần lao ở các nước tư bản.  Không những không có nước nào xây dựng CNXH thành công mà hầu hết các nước đó chế độ còn rệu rã, xã hội quay về với lối làm ăn kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
-Nguyên nhân chủ yếu vì triết học Mác còn phạm không ít sai lầm trong nhận thức lý luận nên học thuyết về chủ nghĩa cộng sản cũng không thoát khỏi sai lạc, kéo theo nhiều nghịch lý, trái khoáy, ách tắc dẫn đến thất bại trong xây dựng CNXH.
-Nhưng tại sao có một thời, đại chúng cần lao lại tin yêu chủ nghĩa cộng sản đến thế?  Đó là do chủ nghĩa cộng sản, cũng như đạo Phật, thấm đẫm lòng nhân ái đối với tầng lớp cần lao, chân thành vạch ra con đường "diệt khổ", đi đến tương lai hạnh phúc sán lạn. Chỉ khác là nếu đạo Phật rao giảng phải tu hành đơn lẻ đầy yếm thế, cải lương, thụ động, thì chủ nghĩa cộng sản lại tuyên truyền phải hợp sức đấu tranh bằng cả bầu nhiệt huyết một cách sắt máu! Do nhận thức của thời đại mà cả hai đều có đúng có sai, đều đã ngộ nhận chân lý. Tuy nhiên, để nhận ra được sự ngộ nhận ấy, không phải dễ, và phải trả giá!
-Nước ta cũng lâm vào tình trạng ấy, tức là đã đặt niềm tin kiên định đến mức bảo thủ nặng nề sự ngộ nhận chân lý ấy. Nhưng rồi sau một thời gian trung thành với những nguyên tắc xây dựng CNXH, bị chính những nguyên tắc ấy tàn phá ghê gớm, đưa xã hội cộng sản đến bờ vực của đói nghèo, kiệt quệ, đã bắt buộc phải đổi mới nếu không muốn tiêu vong, nói thẳng ra là trở về với nền kinh tế hàng hóa - thị trường để mưu cầu tồn tại, "Đổi mới là sống, không đổi mới là chết" (Nguyễn Văn Linh).
-Nhưng không lẽ tốn biết bao xương máu làm cuộc cách mạng vô sản nhằm loại trừ chủ nghĩa tư bản để cuối cùng vẫn quay lại với nền kinh tế hàng hóa - thị trường tư bản chủ nghĩa, vẫn "dung túng" tầng lớp tư sản, lực lượng bị coi là kẻ thù số một, "kẻ thù giai cấp" của đại chúng cần lao, của tầng lớp vô sản?
-Thế là các nhà lý luận macxít, các nhà lãnh đạo thủ cựu, trung thành với lý tưởng mà cả đời họ theo đuổi, đã tìm mọi cách, đủ mọi lý lẽ để biện minh cho đổi mới, coi đổi mới là hướng đi dũng cảm, đầy trí tuệ để tiến lên CNXH. Trong quá trình đó, vì đổi mới thực chất là cự tuyệt với nền kinh tế kế hoạch để đến với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa trên thực tế, nhưng trong tư duy lý luận vẫn không thể chịu đựng nổi sự "quay về" ấy, vẫn khăng khăng không thừa nhận nền kinh tế ấy, nên khái niệm "lỏng lẻo" "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" ra đời. Đến nay mấy ai hiểu được cặn kẽ khái niệm này?
-Thực ra để hiểu khái niệm "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" không khó. Ăn thua là phải mạnh dạn thay đổi tư duy một chút, không được bảo thủ.
-Thực chất cuộc cách mạng vô sản ở nước ta do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo là cuộc cách mạng "hai trong một", nghĩa là bao gồm hai cuộc đấu tranh, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và cuộc cách mạng vô sản, với mục đích duy nhất là chống xâm lược, giải phóng thống nhất đất nước, xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh, "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" để dân tộc Việt được ấm no, hạnh phúc.
-Nước ta đã hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc một cách hiển hách, vẻ vang!
-Còn cuộc cách mạng thứ hai, tức cuộc cách mạng lật đổ chế độ thực dân - phong kiến, xóa bỏ bóc lột, xây dựng một Việt Nam dân giàu nước mạnh, phi tư bản, do một số vấn đề còn ách tắc, chưa thông suốt về mặt lý luận như đã nói nên còn lắm nhiêu khê, chỉ mới hoàn thành một phần.
-Có một điều rất lạ: mục đích đầu tiên của cách mạng vô sản là đập tan nhà nước tư bản, triệt tiêu triệt để (cái gọi là) giai cấp tư sản, nhưng trên thực tế hiện nay, nhà nước ta không khác mấy một nhà nước tư bản và không những không xóa được giai cấp tư sản mà trái lại, dung túng và khuyến khích sự hình thành tầng lớp (giai cấp) tư sản mới. Điều đặc biệt bất công là sự tồn tại bè lũ tư sản đỏ.
-Xây dựng một xã hội theo nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản phi tư bản, nhưng lại phải chấp nhận nền kinh tế hàng hoá - thị trường, và ngay cả khi dùng thuật ngữ " kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" cũng là điều rất khó dãi bày của các nhà cuồng tín chủ nghĩa Mác.
-Nhiều người không biết rằng, sự xuất hiện nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa tư bản, cùng các cuộc đấu tranh trong nội bộ loài người đều là hiện tượng tự nhiên nảy sinh trên bước đường phát triển xã hội của xã hội loài người, dù có thể đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý, đều có mục đích chung và tối hậu là vì sự sống còn của con người, vì sự sống sung túc hơn, thỏa mãn hơn của bộ phận người này hay bộ phận người khác. Như vậy, dù cũng có thế nọ thế kia, lúc này lúc khác, dù gián tiếp hay trực tiếp, nói ra hay không nói ra, thì mục đích chung nhất, cuối cùng của hoạt động loài người là đảm bảo sự sống còn, xây dựng một "xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", tạo dựng một quốc gia "dân giàu, nước mạnh". Vậy thì thực hiện chủ nghĩa cộng sản cũng vì mục đích ấy thôi và kéo theo, xây dựng "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" cũng phải có mục đích ấy.
-Cuối cùng, để cuộc cách mạng vô sản vẫn còn cần thiết và còn ý nghĩa thì xã hội nước ta phải được xây dựng khác với xã hội tư bản! Cho dù đành phải khước từ nền kinh tế kế hoạch thuần túy do nhà nước độc quyền chỉ đạo  XHCN, quay lại với nền kinh tế hàng hóa - thị trường đa thành phần thì phải cố mà xác nhận rằng đó vẫn không phải chủ nghĩa tư bản mà là "nền kinh tế hàng hóa - thị trường cộng sản chủ nghĩa", tức là "nền kinh tế hàng hóa - thị trường theo định hướng XHCN".
-Đẻ ra khái niệm rồi sau đó mới tìm hiểu khái niệm và điều chỉnh dần trong thực tiễn là chuyện ngược đời. Chính vì ngược đời như vậy cho nên trong thực tế mới xảy ra nhiều chuyện ngược ngạo như xâm hại đất đai của dân tình, tham quan lại nhũng tràn lan đến bất thường, BOT mọc chi chít, xâm hại tài nguyên vô tội vạ...
-Đơn giản, mục đích chính xác của cách mạng vô sản Việt Nam phải trùng với mục đích chung của loài người, là xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, nghĩa là xây dựng một xã hội độc lập, tự chủ, tất cả thực sự vì dân. Kéo theo, xây dựng hoàn chỉnh "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" có mục đích chính xác là: xây dựng một tổ quốc "dân giàu, nước mạnh", một xã hội "công bằng, bác ái, dân chủ, văn minh". Ngày nay, hầu như tất cả các nước phát triển hay không phát triển, cộng sản hay không cộng sản, nhiều hay ít, nhất là các nước bắc Âu như Đan Mạch, Bỉ, Phần Lan... đều xây dựng xã hội thỏa mãn mục đích ấy.
-Xác định chính xác mục đích như thế sẽ rất dễ hiểu khái niệm "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" và có thể bỏ thuật ngữ "XHCN" nghe mông lung xa vời đi, thay bằng thuật ngữ "vì dân", nghe "sát sườn" hơn.
-Qua đó cũng phân biệt được dễ dàng CNTB và CNXH (CNCS). Kinh tế của CNTB là trực tiếp cho làm giàu tư nhân rồi mới gián tiếp đến xã hội. Còn kinh tế của CNXH là trực tiếp cho giàu mạnh xã hội, từ đó mà gián tiếp đến tư nhân. Do đó, mục tiêu trước hết và trên hết tạo dựng các công trình công cộng là phục vụ xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống cho toàn dân chứ không ưu tiên xây "nhà cao cửa rộng" cho tầng lớp có của.
-Giãn cách giàu - nghèo càng xa, càng khuếch trương tính không tốt của tư bản chủ nghĩa! 
-Vì "nền kinh tế hàng hóa - thị trường theo định hướng XHCN" thực chất là nền kinh tế hàng hóa - thị trường vì dân giàu nước mạnh, nên không phải thấy nó phát triển bành trướng mù quáng, "cung điện nguy nga", xây tượng đài hoành tráng để khoe mẽ,... là tưởng tốt! 
-Muốn xây dựng thành công "nền kinh tế hàng hóa - thị trường theo định hướng vì dân giàu nước mạnh" tiên quyết phải có đội ngũ lãnh đạo đủ tài - đức, không có máu tham danh lợi, hoạt động trung thành với lý tưởng "vì dân giàu nước mạnh".
-Không phải chỉ bằng tuyên truyền suông mà có được đội ngũ lãnh đạo hoạt động trung thành và tận tâm với lý tưởng "vì dân giàu nước mạnh". Cần phải có biện pháp!
------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
KTTT định hướng XHCN

Bệnh nhân bị chuyển lòng vòng

0 Thanh Niên
Một số bệnh viện tại TP.HCM hiện đã xài hết dự toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hoạt động cầm chừng chờ... hết năm 2019 dẫn đến việc, người bệnh bị chuyển “lòng vòng” hoặc được “khất”... đến năm sau.
Bệnh nhân đi khám chữa bệnh tại Viện Tim
Duy Tính

Hẹn... sang năm

Trả lời Thanh Niên, một bác sĩ (BS) tại Viện Tim thừa nhận do bệnh nhân (BN) đông và nặng, nên bệnh viện (BV) đã xài hết quỹ khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT). Có thời điểm, BV rất khó khăn.
“BN có thể trì hoãn được thì trì hoãn, còn những BN nặng cần giải quyết thì vẫn phải mổ, sau đó sẽ xin bổ sung tiền sau”, BS này nói. Một chuyên gia quản lý BHYT nói rằng, do tình trạng cạn quỹ KCB BHYT nên hiện nay đáng lo là BN vào viện thì các BV phải chuyển viện. Cách đây gần nửa tháng, một BN bị trọng thương cánh tay phải chuyển lòng vòng qua 2 BV, cuối cùng đến BV Nhân dân 115 mới được phẫu thuật, mặc dù các BV trước đều thực hiện được kỹ thuật này.
Trước thực trạng quỹ KCB BHYT của các BV cạn, từ giữa tháng 11.2019, UBND TP.HCM đã có công văn về việc tăng cường kiểm soát quỹ BHYT, trong đó giao Sở Tài chính phối hợp BHXH, Sở Y tế TP tham mưu giải pháp trong trường hợp không cân đối được dự toán 2019 thì trình UBND TP gửi Hội đồng quản lý quỹ BHXH Việt Nam, báo cáo Thủ tướng; đồng thời nghiên cứu các nguồn hỗ trợ.
Có nhiều phương án được BHXH và Sở Y tế TP bàn tính, trong đó có phương án cho các BV thêm tiền để hoạt động, chờ quyết định bổ sung kinh phí hơn 1.700 tỉ đồng từ Chính phủ (theo đề xuất của TP). Theo đó, ưu tiên bổ sung kinh phí cho các BV chuyên khoa, đa khoa công lập… để hoạt động đến cuối năm. Ngoài ra, còn có phương án, các BV tự cân đối, quyết định bệnh nào nhận, bệnh nào không - tức là bệnh khẩn cấp, nặng thì nhận; còn bệnh có thể kéo dài được thì hẹn... sang năm 2020 (!?).

Bổ sung tiền tỉ, vẫn không... thấm vào đâu

Để tạm thời “giải vây” cho tình trạng này, ngày 4.12, Giám đốc BHXH TP.HCM Phan Văn Mến đã có văn bản điều chỉnh dự toán chi KCB BHYT, tức là chi thêm tiền cho các BV đã hết quỹ KCB BHYT. Giám đốc BHXH TP đề nghị các đơn vị căn cứ dự toán được giao, có biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo quyền lợi của người bệnh; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý chặt chi phí KCB.
BHXH TP sẽ không thanh toán chi phí KCB gia tăng do nguyên nhân chủ quan; lựa chọn và chỉ định thuốc, kỹ thuật… rộng rãi, không phù hợp với tình trạng bệnh và các quy định về chuyên môn. Trường hợp đơn vị chi vượt số dự toán KCB BHYT do nguyên nhân khách quan, BHXH TP sẽ phối hợp Sở Y tế xem xét, tổng hợp báo cáo BHXH Việt Nam và trình UBND TP.
Theo dự toán bổ sung, Viện Tim được “bơm” thêm hơn 29 tỉ đồng (cấp dự toán lần đầu là hơn 225 tỉ đồng), BV H.Củ Chi hơn 30 tỉ đồng (cấp dự toán lần đầu là hơn 72 tỉ đồng), BV Chấn thương chỉnh hình hơn 18 tỉ đồng (dự toán lần đầu là hơn 347 tỉ đồng)… Tuy vậy, theo lãnh đạo một BV, việc bổ sung này cũng không thấm vào đâu...
Từ những thực tế nêu trên, giám đốc một BV tuyến trên của TP.HCM đề nghị cần xem xét lại việc giao dự toán chi KCB BHYT cho các BV. Theo đó, BHYT cần thanh toán theo chi phí thực tế mà BV đã sử dụng cho BN. Ngoài ra, đối với các BV tuyến, BHYT nên chi trả thực tế theo ca bệnh. Nếu BV làm sai thì kiểm tra và BV làm sai chịu trách nhiệm. Nếu vẫn còn giao dự toán KCB BHYT như hiện nay thì dẫn đến tình trạng các BV tuyến dưới “đẩy bệnh” cho BV tuyến trên, trong khi BV tuyến trên, tuyến cuối... thì không biết phải chuyển BN đi đâu.
Năm 2019, TP.HCM được Chính phủ giao dự toán 18.190 tỉ đồng để chi cho hoạt động KCB BHYT. Các BV được giao dự toán KCB BHYT dựa trên chi phí năm 2018 và một số yếu tố khác. Tuy nhiên, mới 6 tháng đầu năm, nhiều BV đã chi quá 50% dự toán của cả năm; và đến tháng 9,10 thì nhiều BV đã “cạn” số tiền được giao. UBND TP.HCM cũng đã có công văn kiến nghị gửi Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, BHXH Việt Nam xem xét giải quyết bổ sung dự toán chi KCB BHYT cho TP thêm hơn 1.700 tỉ đồng cho năm 2019.
Làm rõ các bệnh viện xài biệt dược gốc “quá tay”
Nguyên nhân các BV xài hết dự toán KCB BHYT được BHXH TP.HCM lý giải là do BN tăng; một số BV triển khai kỹ thuật mới, thuốc mới; một số lạm dụng chẩn đoán hình ảnh. Trong đó, nhiều BV xài thuốc biệt dược gốc “quá tay”, đặc biệt là BV tư nhân. Trong khu vực BV công, trong khi một số BV lớn như Nhi đồng 1 xài 30% biệt dược gốc, Nhi đồng 2 trên 40%, Chợ Rẫy 53%, Nhân dân 115 59% thì các BV khác xài biệt dược gốc cao ngất ngưởng, như: BVĐK khu vực Hóc Môn, Tân Phú cùng 68%, BV ĐH Y Dược 78%, BV Mắt trên 90%. Sở Y tế và BHXH TP thống nhất quan điểm, phải phân tích việc sử dụng biệt dược gốc theo từng khu vực: quận huyện; đa khoa tuyến TP; chuyên khoa sản, nhi.., đặc biệt là các BV đã xài hết tiền dự toán KCB BHYT.

EVN lên tiếng trước thông tin lương sếp sẽ tăng ở mức “khủng"

Dân trí EVN cho biết thông tin lương quản lý của EVN tăng 37% trong năm 2020 chỉ là nội dung dự thảo ban đầu, không phải phương án trình cấp có thẩm quyền xem xét.
>>Cắt điện phải thông báo trước ít nhất 5 ngày



EVN lên tiếng trước thông tin lương sếp sẽ tăng ở mức “khủng” - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Hình minh hoạ.
Vừa qua, báo chí có đưa thông tin đề cập đến kế hoạch tiền lương năm 2020 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).Trong đó có nội dung “dự kiến mức lương bình quân của người quản lý tại EVN năm 2020 theo đề xuất tăng 37% so với mức thực hiện năm 2019”.
Trong khi đó, mức tiền lương bình quân của người lao động tại Công ty mẹ EVN kế hoạch năm 2020 lại chỉ “tăng khoảng 4% so với mức thực hiện năm 2019”.
Về vấn đề này, Tập đoàn EVN vừa lên tiếng cho biết “đây chỉ là nội dung dự thảo ban đầu chứ không phải phương án kế hoạch được EVN thông qua để báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét”.
Theo EVN, tại thời điểm đó, trên cơ sở kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tài chính năm 2019 và kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính năm 2020, Tập đoàn đã xây dựng kế hoạch tiền lương theo quy định tại Thông tư 26, 27/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
“Tuy nhiên sau khi xem xét, EVN nhận thấy cần rà soát lại để xây dựng kế hoạch tiền lương năm 2020 trên cơ sở cập nhật các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh, cân đối tài chính của Tập đoàn”, EVN cho biết.
Trên cơ sở đánh giá, phân tích và cập nhật tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính quý I/2020, EVN cho biết đã xây dựng kế hoạch tiền lương mới, phù hợp hơn với tình hình thực tế.
Theo đó, để giảm một phần chi phí, EVN đã điều chỉnh phương án cũ. Theo đó, mức tiền lương bình quân là 48,432 triệu đồng/người/tháng - tương đương tăng 2,67% so với thực hiện năm 2019. “Đây là nội dung kế hoạch tiền lương này được EVN chính thức báo cáo, trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét", EVN cho biết.
Trước đó theo phản ánh của báo chí, năm 2020, tờ trình kế hoạch tăng lương ở EVN tính tăng mạnh cho người quản lý, dự kiến ở mức 10,752 tỷ đồng (14 người).
Theo đó, kế hoạch mức lương bình quân của người quản lý tại EVN năm 2020 theo đề xuất sẽ ở mức 64,577 triệu đồng/người/tháng, tăng 37% so với mức thực hiện năm 2019 là 47,173 triệu đồng. 
Nguyễn Mạnh

Huyện nghèo đang khẩn trương xây tượng đài 48 tỉ

05/07/2020 05:46 GMT+7

TTO - Vĩnh Thạnh, một trong 4 huyện miền núi nghèo của tỉnh Bình Định, đang khẩn trương hoàn thành tượng đài Khởi Nghĩa Vĩnh Thạnh với vốn đầu tư hơn 48 tỉ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 70% và huyện huy động từ các nguồn vốn xã hội hóa.

Huyện nghèo đang khẩn trương xây tượng đài 48 tỉ - Ảnh 1.
Tượng đài Khởi Nghĩa Vĩnh Thạnh có tổng mức đầu tư 48 tỉ đồng đang trong giai đoạn hoàn thành - Ảnh: T.TH.
Công trình tượng đài Khởi Nghĩa Vĩnh Thạnh do UBND tỉnh Bình Định phê duyệt năm 2019, với phần tượng đài có chiều cao 20m, phần thân tượng đài cao 15,5m và bục cao 4,5m, sử dụng chất liệu đá nguyên khối, được xây dựng ở đồi Lâm Viên (thị trấn Vĩnh Thạnh) trên diện tích khuôn viên hơn 3.000m2.
Phần chính của tượng đài là hình ảnh điêu khắc tái hiện cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh cách đây hơn 60 năm của quân dân hai làng Tơlok, Tơlek (đồng bào Ba Na).
Ông Lê Văn Đẩu, chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, cho biết công trình tượng đài này đã hoàn thành được 50%, nhưng rất khó đúng tiến độ dự kiến hoàn thành trong tháng 7-2020.
"Nguồn vốn xã hội hóa được lấy để làm tượng đài, không lấy vốn xóa đói giảm nghèo. Với các ý kiến của nghệ nhân, già làng người đồng bào Ba Na về các hình ảnh khắc trên tượng đài chưa đúng với hình ảnh người đồng bào dân tộc thiểu số, hiện huyện đang tiếp thu và điều chỉnh" - ông Đẩu nói.
Ông Đinh Bá Hòa, nguyên giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Bình Định (nay là Bảo tàng Bình Định), cho rằng Vĩnh Thạnh là một huyện nghèo, dân còn khổ cực, làm một tượng đài gần 50 tỉ thì quả thực quá lớn.
Tượng đài nằm ở huyện miền núi, vị trí lại không phải di tích (di tích làng Tơlok, Tơlek nằm ở bên kia sông Kôn, trên núi thuộc xã Vĩnh Hiệp) nên chưa biết sẽ hiệu quả như thế nào. Chưa kể kiến trúc tượng đài quá hiện đại, người Ba Na thấy không gần gũi sẽ khó đến nhiều.
Nghệ nhân Yang Danh (người đồng bào Ba Na), chi hội trưởng chi hội các dân tộc thiểu số (Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Định) cho biết nhiều chi tiết điêu khắc của tượng đài chưa phải của người Ba Na.
"Người Ba Na chúng tôi cầm giáo, mác khi tham gia cuộc khởi nghĩa nhưng trên tượng đài lại cầm... búa. Người Ba Na mặc váy hở chứ không phải váy kín như đồng bằng, hoa văn cũng không phải của người Ba Na. Dáng đứng cũng không phải của người Ba Na mà là dáng đứng bắn súng" - nghệ nhân Yang Danh nói.
Xây dựng cổng chào TP Long Xuyên trên 6,8 tỉ đồng là lãng phí Xây dựng cổng chào TP Long Xuyên trên 6,8 tỉ đồng là lãng phí
TTO - Nguyên lãnh đạo UBND tỉnh An Giang, ông Nguyễn Minh Nhị, khẳng định việc xây dựng cổng chào TP Long Xuyên với tổng kinh phí trên 6,8 tỉ đồng trong bối cảnh đất nước đang khó khăn là lãng phí và chưa cần thiết.
THÁI THỊNH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét