Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 331
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
NSA choáng váng về hoạt động tình báo của Việt Nam
Tình báo Nga: Máy bay do thám Mỹ vừa rơi là của trùm CIA chỉ huy vụ ám sát tướng Iran Soleimani
Trà Khánh |
Xác chiếc máy bay E-11A rơi ở miền Đông Afghanistan hôm 27/1, bên trong vùng do phiến quân Taliban kiểm soát. Ảnh: southfront.
Theo nguồn tin này nhiều khả năng Michael D'Andrea - người đứng
đầu các hoạt động tình báo của CIA ở Iran có mặt trên chiếc máy bay
E-11A vừa rơi ở Afghanistan hôm 27/1 vừa qua.
Tờ South Front dẫn một nguồn tin
tình báo của Nga giấu tên cho biết, chiếc máy bay do thám E-11A của
Không quân Mỹ vừa rơi ở tỉnh Ghazni miền Đông Afghanistan hôm 27/11 vừa
qua, là trung tâm chỉ huy trên không của Michael D'Andrea - người đứng
đầu chi nhánh CIA (Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ) ở Iran.
Theo
nhiều nguồn tin cho thấy, trùm CIA này có mặt trên chiếc E-11A khi nó
gặp nạn. Tuy nhiên, thông tin này vẫn chưa được phía Mỹ xác nhận.
Taliban
đã thu giữ được một số lượng lớn tài liệu tình báo quan trọng từ chiếc
máy bay E-11A được cho là đang chở trùm CIA - Michael D'Andrea. Ảnh:
Pajhwok Afghan News.
Trong
một thông báo trước đó của phiến quân Taliban, lực lượng này tuyên bố
đã bắn hạ một máy bay quân sự của Mỹ (E-11A) ở miền Đông Afghanistan hôm
27/11, toàn bộ phi hành đoàn trên chiếc máy bay trên đều thiệt mạng khi
rơi xuống quận Deh Yak thuộc vùng Sado Khelo nằm ở tỉnh Ghazni.
Thông
báo của Taliban cũng cho biết, chiếc máy bay này đang chở theo một quan
chức cấp cao của CIA, và họ cũng thu giữ được nhiều tài liệu tình báo
quan trọng nơi chiếc E-11A rơi xuống.
Từ hai thông tin trên có thể thấy nhiều khả năng quan chức CIA mà Taliban nhắc tới rất có thể là Michael D'Andrea.
Máy
bay do thám E-11A của Không quân Mỹ bốc cháy sau khi rơi xuống trong
vùng kiểm soát của phiến quân Taliban ở miền Đông Afghanistan hôm 27/1.
Michael D'Andrea là một
trong những lãnh đạo cấp cao của CIA ở khu vực Trung Đông và còn được
biết tới với biệt danh "Hoàng tử Bóng đêm", trùm CIA này được cho nhân
vật số Một đứng sau chiến dịch truy lùng và tiêu diệt trùm khủng
bố Osama bin Laden (2011), cũng như kế hoạch ám sát Thiếu tướng Qassem
Soleimani - Tư lệnh lực lượng Quds Iran hôm 3/1 vừa qua.
Được
biết, từ năm 2017, Michael D'Andrea được giao CIA nhiệm vụ điều hành
các hoạt động tình báo ở Iran, do đó nhân vật này ít nhiều liên quan đến
vụ ám sát tướng Soleimani.
Ngay
sau tuyên bố của Taliban, trong một thông báo chính thức trên mạng xã
hội Twitter - Phát ngôn viên Quân đội Mỹ Đại tá Sonny Leggett cho biết,
tuyên bố của phiến quân Taliban về máy bay quân sự Mỹ bị bắn rơi ở
Afghanistan là thông tin không chính xác
Đại
tá Sonny Leggett cũng thừa nhận, ngày 27/1, một máy bay do thám E-11A
của Không quân Mỹ đã gặp nạn tại tỉnh Ghazni của Afghanistan, song không
có dấu hiệu cho thấy vụ tai nạn là do hỏa lực của kẻ thù. Phía Quân đội
Mỹ cũng từ chối tiết lộ thông tin về phi hành đoàn có mặt trên chiếc
máy bay trên.
Trong khi đó, một quan
chức Lầu Năm Góc giấu tên tiết lộ với Reuters cho biết, có ít nhất 10
người có mặt trên chiếc E-11A khi nó gặp nạn, phía Mỹ hiện vẫn chưa nắm
được tình trạng của phi h của E-11A sau vụ tai nạn
Cận
cảnh xác máy bay do thám E-11A của Không quân Mỹ rơi bên trong vùng
kiểm soát của phiến quân Taliban ở miền Đông Afghanistan hôm 27/1.
Nguyên nhân không ngờ khiến tình báo Liên Xô chao đảo
Uỷ ban An ninh quốc gia Liên Xô (KGB) nằm
trong số những tổ chức tình báo hàng đầu thế giới. Tuy vậy, như nhiều
cơ quan tình báo khác, KGB cũng có những kẻ đang tâm bán rẻ Tổ quốc.
Không làm đến nơi đến chốn
Tháng 5/1980, Viktor Shaimov, sỹ quan cơ yếu 33 tuổi của KGB đột
nhiên biến mất cùng vợ và cô con gái 6 tuổi. Theo bố mẹ Shaimov kể lại,
chiều thứ Sáu, anh ta sắm sửa đồ đạc để đi nghỉ cuối tuần, dự kiến sáng
thứ Hai sẽ trở lại cơ quan. Tuy nhiên, tới sáng thứ Hai, anh ta cũng
không xuất hiện.
Hé lộ nguyên nhân không ngờ khiến tình báo Liên Xô chao đảo
Việc một sỹ quan KGB bỗng nhiên mất tích là một chuyện động trời, do
vậy các cơ quan chức năng bắt đầu vào cuộc. Các giả thiết lần lượt được
đưa ra, như bắt cóc tống tiền, tai nạn, án mạng… và cuối cùng là chạy ra
nước ngoài, tức phản bội Tổ quốc.
Không giả thiết nào có cơ sở thích đáng. Tuy nhiên, cơ quan điều tra
chú ý đến thái độ của bố mẹ Shaimov - thay vì hoảng hốt, lo lắng thì họ
chỉ tỏ ra băn khoăn một cách giả tạo. Thứ hai, tủ lạnh đầy ắp thức ăn dự
trữ và dường như cố tình làm thế để đánh lạc hướng điều tra. Thứ ba,
trước khi biến mất, Shaimov đã đưa cho bố mẹ một đồ vật rất có giá trị.
Đúng vào thời gian ấy xảy ra một vụ cướp của, giết người. Trong quá
trình điều tra sau khi bị bắt, ba tên cướp khai nạn nhân của chúng là
một sỹ quan an ninh bị chúng bắt giữ tại một ga xe điện ngầm, đưa ra
ngoại ô Moscow để trấn lột, đánh đập và thủ tiêu.
Nạn nhân cuối cùng của nhóm cướp này là một gia đình gồm 2 vợ chồng
và đứa con gái. Những tình tiết ngẫu nhiên này đưa đến kết luận, gia
đình Shaimov đã bị thủ tiêu.
Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy ba tên cướp đã bịa ra vụ giết
người nói trên. Không thể kết tội chúng giết gia đình Shaimov, nhưng bọn
cướp vẫn bị kết án tử hình vì những tội danh khác.
Thế nhưng, việc một sỹ quan tình báo bị mất tích đã không được làm
sáng tỏ. Một số người khăng khăng gắn vụ việc với án mạng hình sự. Hình
như họ không muốn tin vào một giả thiết nào khác.
Tháng 5/1982, Tổng cục I - KGB từ đầu vốn thiên về giả thiết Shaimov
phản bội, nhận được nguồn tin là Cơ quan Tình báo Mỹ đã đưa được một cán
bộ cơ quan an ninh ra khỏi lãnh thổ Liên Xô.
Ngoài ra, còn có tin là đúng vào thời gian Shaimov mất tích, một gia
đình Liên Xô đã bay ra nước ngoài. Một nhân chứng đã nhận diện được
Shaimov qua ảnh. Những cuộc điều tra tiếp theo về Shaimov cùng với các
tình tiết trên đã có thể cho phép nghi ngờ giả thiết hình sự hoá vụ án.
Nhưng một số cán bộ có trách nhiệm điều tra vẫn giữ lập trường của họ.
Rõ ràng, họ không muốn phức tạp hoá vấn đề để tránh phiền toái.
Đến đầu năm 1985, từ nguồn tin tình báo của cả Liên Xô và nước bạn,
Tổng cục I - KGB chính thức xác định: Shaimov cùng vợ con đã vượt biên
trái phép. Ngay sau đó, các biện pháp nghiệp vụ được tiến hành để hạn
chế hậu quả có thể có.
Thế nhưng không ai ngó đến mặt sau của đồng tiền: Làm thế nào mà
Shaimov lại đi vào con đường phản bội và tại sao cơ quan phản gián lại
bỏ qua một việc rất quan trọng là một cán bộ tình báo lại cùng vợ con bỏ
ra nước ngoài.
Sự thật, dù cay đắng đã không được làm rõ ràng đến nơi, đến chốn. Và
cái giá phải trả là năm 1985, Tình báo Anh lại đưa được viên sỹ quan KGB
phản bội Gordievsky ra khỏi Liên Xô. Đến năm 1993, tại Mỹ ra đời cuốn
sách “Đỉnh tháp của những bí mật”, trong đó cựu thiếu tá KGB Viktor
Shaimov miêu tả tỷ mỉ việc y phản bội Tổ quốc và việc đào tẩu khỏi Liên
Xô. Đến sự phản ứng "quá tay"
Tháng 9/1991, Oleg Lyalin – sĩ quan KGB hoạt động tại London đào tẩu
sang phía Anh. Nước Anh, vốn đã phàn nàn về biên chế sứ quán Liên Xô quá
lớn so với sứ quán Anh tại Moscow và tình nghi nhiều cán bộ trong số đó
hoạt động gián điệp, nhân cớ này liền trục xuất hơn 100 người của các
cơ quan Liên Xô đóng ở London.
Oleg Adolfovich Lyalin. Ảnh: PeopleMaven
Việc thay thế những cán bộ bị trục xuất bằng những cán bộ mới là một
quá trình phức tạp, gây nhiều thiệt hại về phương diện nghiệp vụ do
nhiều mối quan hệ bị cắt, các chuyên án và hàng loạt điệp vụ phải thay
đổi. Hậu quả là hoạt động tình báo ở địa bàn này bị giảm sút…
Nguy hiểm hơn, hành động này còn hướng tới ý đồ làm mất vị thế của Liên Xô trên thế giới, làm vẩn đục bầu không khí quốc tế.
Lyalin hoạt động dưới bình phong cán bộ Cơ quan đại diện Thương mại
Liên Xô tại London, bị bắt giữ vì vi phạm luật giao thông. Thông thường,
những cán bộ sứ quán vi phạm luật giao thông chỉ bị ghi tên và được thả
ngay, nhưng trong trường hợp Lyalin có sự sắp đặt của Cơ quan Phản gián
Anh.
Vốn biết rõ nhiều chi tiết trong đời tư Lyalin, biết một số sai phạm
của Lyalin, kể cả việc anh này có quan hệ với một nữ nhân viên trong cơ
quan mình, phản gián Anh hù doạ Lyalin và dụ dỗ anh ta cộng tác. Lyalin
không chịu, sau đó nói là để suy nghĩ, chủ yếu là để “câu” thời gian.
Sáng hôm sau, cán bộ lãnh sự Liên Xô đến gặp và đón Lyalin về để anh
này báo cáo tình hình với lãnh đạo ngành dọc của mình. Thật không may,
tổ trưởng điệp báo – người mà Lyalin rất kính trọng lúc đó đi vắng. Thay
thế ông tiếp Lyalin là người tổ phó.
Vốn có thành kiến với Lyalin từ trước, ông này bắt đầu la ó Lyalin,
đại ý rằng anh này đã có nhiều khuyết điểm như thế, nay lại xảy ra
chuyện như thế… thì chỉ có cách xách va li về nước. Quá hoảng hốt,
Lyalin quyết định chạy sang phía đối phương.
Như vậy, khi một người rơi vào trường hợp không may bị “dính”- như
ngôn từ của giới tình báo thường nói, nếu không tế nhị, không thông cảm
mà đẩy người ta ra quá xa, có thế mất luôn cán bộ và gây tổn hại cho
công việc chung.
Theo Nguyên Phong (Vietnamnet)
Kẻ phản bội gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử KGB
Hồng Sơn |
12
Ngày 6-12-2019, báo chí Mỹ đồng loạt đưa tin về cái chết của
Victor Sheymov (74 tuổi) – cựu thiếu tá của Cơ quan tình báo Xôviết KGB
từ trước đó đã đào tẩu sang Mỹ.
Vào thời kỳ cuối những năm 1970, một cán bộ an ninh trẻ tuổi
có học vấn và nhiều triển vọng như Sheymov đã có dịp tiếp cận với nhiều
tài liệu mật của Moscow.
Để lôi kéo được Sheymov, Washington
đã hứa hẹn cho anh ta cả triệu USD, kèm theo đó là một chiến dịch mạo
hiểm để đưa hắn và gia đình chạy sang Mỹ. Cùng tìm hiểu về những góc
khuất trong cuộc đời của một trong những kẻ phản bội được coi là gây
thiệt hại lớn nhất trong lịch sử KGB… Những bí mật của Liên Xô
Victor
Sheymov sinh ngày 9-5-1946 tại Moscow trong một gia đình được coi là
đáng nể trong xã hội thời bấy giờ - có cha là kỹ sư, còn mẹ là bác sĩ
tim mạch. Sau khi tốt nghiệp Trường phổ thông số 45 (một trong những
trường tốt nhất tại thủ đô khi đó), Sheymov gia nhập Trường đại học kỹ
thuật quốc gia Bauman, nghiên cứu về chuyên ngành tên lửa và tàu vũ trụ.
Tốt
nghiệp năm 1969, chàng thanh niên mới 23 tuổi đã được nhận vào Viện
nghiên cứu khoa học trung ương số 50 của Bộ Quốc phòng. “Mục tiêu của
viện này chính là những nghiên cứu trong lĩnh vực sử dụng vũ trụ cho các
mục đích quân sự” – Sheymov đã tiết lộ như vậy khi trả lời phỏng vấn
của tờ The Washington Post.
Tại đây, chuyên gia trẻ tuổi này
nghiên cứu việc chế tạo hệ thống dẫn đường bằng hồng ngoại cho tên lửa
loại mới, nhờ đó tàu vũ trụ của Liên Xô có thể bắn rơi các vệ tinh của
đối phương. Tuy nhiên, dự án trên tới giờ vẫn chỉ tồn tại trên giấy.
Victor Sheymov.
Sheymov
vẫn say mê với công việc của mình cho tới khi một bước ngoặt đến với
anh ta vào năm 1971: được đề nghị vào làm việc tại Tổng cục 8 của KGB,
nơi chuyên đảm trách về chuyên ngành liên lạc và mật mã. Một trong những
nhiệm vụ của Sheymov chính là bảo dưỡng các hệ thống kỹ thuật nhằm bảo
vệ thông tin tại các đại sứ quán và cơ sở nước ngoài của KGB.
Năm
1974, viên sĩ quan được đánh giá là đầy triển vọng này được chuyển sang
làm việc tại trụ sở Tổng cục I chuyên điều hành các chiến dịch của tình
báo đối ngoại KGB. Sheymov trở thành nhân viên của bộ phận liên lạc,
chuyên theo dõi thông tin truyền về từ các điệp viên của KGB trên khắp
thế giới.
Một trong những nhiệm vụ chính của Sheymov chính là tổng
hợp báo cáo cho các ủy viên Bộ chính trị, nhờ đó anh ta biết được tất
cả những chiến dịch bí mật của KGB trên khắp thế giới. Đáng chú ý trong
đó có những chiến dịch nhằm vô hiệu hóa những phần tử phản bội, đào
thoát nguy hiểm sang phương Tây. Tự chuyển hóa
Năm
1976, Sheymov (khi đó mới 30 tuổi) được giao nhiệm vụ chuyên về an ninh
thông tin – trong đó có cả việc giải mã và phản gián. Trên cương vị sĩ
quan đảm trách nhiệm vụ đặc biệt của KGB, anh ta tham gia giải quyết
nhiều vấn đề rất tế nhị.
Tòa nhà từng là trụ sở Tổng cục 8 của KGB, nơi Sheymov từng làm việc.
Bước
ngoặt trong cuộc đời Sheymov bắt đầu từ năm 1979, khi anh ta tỏ ra thất
vọng về công việc tại KGB, tiếp đó là những quan điểm bất mãn với chế
độ.
Trước đó một năm, Sheymov biết được thông tin của cơ quan tình
báo Xô Viết tổ chức theo dõi chặt chẽ giáo hoàng John Paul II, vốn là
một công dân của quốc gia thuộc phe XHCN (Ba Lan) lần đầu tiên được bầu
làm giáo hoàng. Anh ta cho rằng, đây là bước đi đầu tiên của KGB để
chuẩn bị cho việc ám sát John Paul II.
Một năm rưỡi sau, giáo
hoàng quả thật đã trở thành nạn nhân của một vụ ám sát. Ngày 13-5-1981,
Giáo hoàng John Paul II bị bắn ngay tại quảng trường thánh Peter ở
Vatican bởi Mehmet Ali Agca, một thành viên của tổ chức cực hữu “Grey
Wolves” của Thổ Nhĩ Kỳ.
Phương Tây ban đầu đã đổ cho Cơ quan tình
báo Bulgaria đứng sau âm mưu này. Mãi về sau vào năm 2005, Ali Agca mới
thừa nhận một vài hồng y giáo chủ của Vatican là chủ mưu của vụ ám sát.
Trong khi từ trước đó, KGB vẫn bị cáo buộc có dính líu tới kế hoạch
trên.
Chuyến đi công tác nước ngoài đầu tiên của Sheymov diễn ra
vào đầu năm 1980. Với cương vị là người nắm được nhiều bí mật quan
trọng, anh ta theo nguyên tắc vẫn có người hộ tống và giám sát.
Tuy
nhiên, Sheymov vẫn tìm cách lẻn được vào đại sứ quán Mỹ, nói trực tiếp
với bảo vệ về việc muốn nói chuyện trực tiếp với đại diện của tình báo
Mỹ. Yêu cầu trên nhanh chóng được chấp thuận.
“Tôi nói với tay đại
diện rằng tôi đang phục vụ tại bộ phận nào của KGB. Tôi có thể giúp đỡ
họ nếu như họ chịu giúp tôi. Tôi cùng gia đình cần rời khỏi Liên Xô để
định cư tại phương Tây” – Sheymov đã kể như vậy trong một bài phỏng vấn.
Để
làm rõ Sheymov là người của KGB, người Mỹ đã yêu cầu anh ta chụp ảnh
một số tài liệu bí mật nhất có thể tiếp cận. Sau khi hoàn thành yêu cầu
trên, Sheymov được nhận mật danh là Sapphire.
Hai
bên cũng thỏa thuận về cuộc gặp gỡ tiếp theo vào giữa tháng 4-1980 tại
một công viên ở Moscow. Phía Mỹ khẳng định sẵn sàng giúp đưa gia đình
Sheymov rời khỏi Liên Xô và định cư tại Mỹ.
Một tháng sau, chính
xác vào ngày 16-5-1980, thiếu tá Sheymov được xác định đã mất tích cùng
với cô vợ và đứa con gái 5 tuổi của mình. Căn hộ của họ không thấy mất
mát gì, còn một số bằng chứng khác tìm được cho thấy viên thiếu tá cùng
gia đình có vẻ như đã chết. Theo dấu vết giả
Người Mỹ
đã suy tính đủ mọi cách để KGB nghĩ rằng, Sheymov đơn giản là đã chết.
Tên phản bội đã từ chối không tiết lộ chi tiết về cách trốn khỏi Liên Xô
cùng với gia đình. Tuy nhiên, có hai giả thuyết cơ bản được đưa ra.
Theo
giả thuyết đầu tiên, gia đình Sheymov được bí mật đưa vào đại sứ quán
Mỹ tại Moscow. Tại đó, viên thiếu tá được hóa trang thành một phi công
và đưa tới sân bay. Tại đây cũng chuyển đến một kiện hàng ngoại giao lớn
không phải kiểm tra, trong đó bố trí nơi ẩn náu của vợ con Sheymov.
Tòa nhà đại sứ quán Mỹ tại Moscow.
Còn
giả thuyết thứ hai, theo như tờ Kommersant, viên thiếu tá cùng người
thân được đưa lên hai chuyến tàu khác nhau để tới một thành phố xa xôi.
Từ
đây, Sheymov trốn trong ngăn để hành lý, còn cô vợ giả làm bạn gái của
tay tài xế. Họ vượt qua biên giới Liên Xô tại khu vực dãy núi
Carpathian, trước khi được đưa tới Mỹ. Một trong không nhiều đồ vật được
Thiếu tá Sheymov mang ra nước ngoài chính là giấy chứng minh sĩ quan
KGB số 04035.
Điều đáng ngạc nhiên là ban lãnh đạo KGB phải 3 năm
sau mới nhận được thông tin về khả năng chạy trốn của Sheymov sang Mỹ,
và điều này chỉ chính thức được xác nhận vào năm 1988. 5 năm đầu tiên
sau khi biến mất, gia đình Sheymov chỉ được coi là bị mất tích, cụ thể
là đã bị giết. Nguyên nhân là do một vài tình huống trùng hợp đáng ngạc
nhiên.
Vấn đề là chỉ nửa năm sau vụ mất tích trên, tại nhà ga tàu
điện ngầm Zdanovskaya, các nhân viên cảnh sát khu vực này đã có vụ xích
mích, đánh đập gần chết thiếu tá Viatreslav Afanasev, phó chánh văn
phòng của KGB.
Đến khi biết nạn nhân là một sĩ quan mật vụ cao cấp, viên chỉ huy nhóm cảnh sát này đã quyết định phải xóa mọi dấu vết.
Ông
ta chỉ đạo mang Afanasev (khi đó đang trong tình trạng thập tử nhất
sinh) đem bỏ tại ngôi làng Pekhorka ở ngoại ô Moscow, là nơi có nhiều
nhà nghỉ của các nhân viên KGB. Nạn nhân đã được những người tình cờ đi
qua bắt gặp, đưa vào viện nhưng đã không tỉnh và qua đời tại đây.
Vụ
việc này đã gây ra nhiều xích mích giữa các quan chức hàng đầu của KGB
và Bộ Nội vụ Liên Xô. Đến năm 1981, chính các nhân viên cảnh sát từng
đánh đập Afanasev không hiểu vì lý do gì lại tự nhận đã thanh toán cả
gia đình của Sheymov. 1 triệu USD để phản bội Tổ quốc
CIA
bắt đầu khai thác Sheymov ngay khi anh ta vừa đặt chân tới Mỹ. Nhờ sự
giúp đỡ của tên phản bội, người Mỹ đã lắp đặt thành công một thiết bị
chặn bắt thông tin qua đường dây liên lạc bí mật ở ngoại ô Moscow. Bằng
cách này, việc liên lạc giữa KGB với các chi nhánh ở nước ngoài trên
thực tế đã nằm dưới khả năng giám sát của CIA trong suốt vài năm liền.
Mãi
tới năm 1985, các chuyên gia an ninh Xôviết mới phát hiện ra được thiết
bị tai hại này. Cũng trong năm này, Victor Sheymov chính thức trở thành
công dân Mỹ, đồng thời vẫn tiếp tục hợp tác với Cơ quan An ninh quốc
gia Mỹ (NSA).
Trong suốt nhiều năm, Sheymov đã giúp người Mỹ xây
dựng các phương pháp giải mã những thông điệp mật của Liên Xô, chia sẻ
với CIA dữ liệu về “mạng lưới mật mã toàn cầu của KGB” và nhiều bí mật
quan trọng khác.
Sheymov còn tiết lộ với phía Mỹ về việc có 2 nhân
viên Bộ Ngoại giao Mỹ và ít nhất một nhân viên CIA đang làm việc cho
Liên Xô, cũng như về chiến dịch nghe trộm đại sứ quán Mỹ tại Moscow của
KGB. Kết quả của quá trình hợp tác hiệu quả này là một tấm huy chương vì
công lao đóng góp cho an ninh quốc gia của CIA.
Tuy
nhiên đến năm 1991, giữa cựu nhân viên tình báo Nga và cơ quan tình báo
Mỹ bất ngờ nảy sinh xung đột, khi CIA từ chối chi trả khoản tiền một
triệu USD cho việc “chữa trị và dịch vụ y tế suốt đời” như đã hứa.
Thay
vào đó, tên phản bội chỉ được nhận gần 200 ngàn. Kết quả là Sheymov
chuyển sang làm kinh doanh riêng, còn việc kiện cáo của ông ta với CIA
sau đó đã kéo dài trong suốt 8 năm.
Có một chi tiết thú vị là
trong lần nộp đơn kiện tiếp theo vào năm 1999, cựu thiếu tá KGB đã thuê
một luật sư đặc biệt là Robert James Woolsey Jr, từng là giám đốc của
CIA trong giai đoạn 1993-1995.
Nhờ đó, hai bên đã đạt được thỏa
thuận tại tòa án và Sheymov cuối cùng cũng nhận được tiền bồi thường. Số
tiền cụ thể không được tiết lộ nhưng Sheymov vẫn tỏ ra không hài lòng.
Dù
vậy, ông ta không còn tiếp tục kiện CIA nữa. Cũng trong năm 1999,
Sheymov cùng hợp tác với Woolsey thành lập ra công ty Invicta Networks,
chuyên về thiết kế các hệ thống bảo mật máy tính. Một vài dự án của công
ty này được các chuyên gia đánh giá là mang tính cách mạng trong lĩnh
vực trên.
Còn người Mỹ vẫn đánh giá trường hợp của Sheymov là
chiến dịch đào thoát thành công đầu tiên, đồng thời cũng là một trong
những phi vụ quan trọng nhất trong chiến tranh lạnh. Ngày 6-12-2019, cựu
thiếu tá của KGB Victor Sheymov đã qua đời ở tuổi 73 tại nhà riêng ở
thành phố Vienna (bang Virginia) vì chứng bệnh phổi.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét