Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
BỘ MẶT CHIẾN TRANH 95
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
Tình Bạn Quang Trung - Nhạc Lính VNCH Rất Ý Nghĩa Trong Đời Nhà Binh
Khi Người Lính VNCH Giả Từ Vũ Khí
-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía: +Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song +Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu. +Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát. +Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ. ... -Chiến
tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được,
dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao. -Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người. -Chiến
tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy
diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính
nghĩa là chiến tranh nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được
hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?). -Tóm
lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác,
thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí. -Ngày
chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng
sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ
tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói,
đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn. -Lão
Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại
nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang
lễ mà xử". -Giống
như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa
dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh. -Chỉ
khi con người thoát ra khỏi vòng tham muốn danh lợi, thấu hiểu ý nghĩa
thiêng liêng của cuộc sống, thấu hiểu về sự vô nghĩa tột cùng của cái
chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại, mới có thể loại trừ
được gây hấn và chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội! -Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh.
Sabaton - Poltava music video [EN subtitles]
Sabaton - The Price of a Mile
------------------------------------------------ (ĐC sưu tầm trên NET)
Lạnh Gáy 10 Cuộc Chiến Đẫm Máu Nhất Lịch Sử Nhân Loại - Nỗi Khiếp Sợ Hàng Ngàn Năm Của Thế Giới
10 trận " TĂNG CHIẾN " gây chấn động lịch sử thế giới hàng thập kỷ qua
Chỉ một phát minh, quân của Thành Cát Tư Hãn "bất khả chiến bại"
Thứ hai, ngày 20/07/2020 14:32 PM (GMT+7)
AaAa+
Phát minh đơn giản này trở thành vũ khí
“độc nhất vô nhị”, giúp đại quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn thực hiện
hàng loạt cuộc chinh phạt bất bại.
Đại quân Mông Cổ do Thành Cát Tư
Hãn đứng đầu đã lập được chiến tích hiếm có trong lịch sử, đó là chinh
phục tới một nửa thế giới và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều đội quân nhờ
khả năng chiến đấu uy mãnh, có nhiều chiến thuật quân sự độc đáo.
Theo
đó, Thành Cát Tư Hãn thống nhất các bộ lạc Mông Cổ ở khu vực Đông Bắc
châu Á vào năm 1206, cho tới khi ông qua đời vào năm 1227, lãnh thổ của
đế chế Mông Cổ đã ngày càng lớn mạnh, trải rộng tới tận bờ biển Thái
Bình Dương và biển Caspi.
Chỉ trong hơn 20 năm ngắn ngủi, đại quân
Mông Cổ dưới sự lãnh đạo xuất chúng của Thành Cát Tư Hãn đã làm nên một
việc hiếm thấy trong lịch sử thế giới.
Thành Cát Tư Hãn, nhà quân sự xuất chúng trong lịch sử thế giới. Ảnh: Biographics
Sau
đó, đến năm 1241, con cháu của vị khả hãn này đã tiến hành thôn tính
Vienna (Áo) và đồng thời trở thành nỗi ám ảnh của các quốc gia ở Đông Âu
trong suốt thời gian còn lại của thế kỷ 13. Phát minh thay đổi cục diện chiến tranh và sự hùng mạnh của đế chế Mông Cổ
Được
cho là đế chế sở hữu thuộc địa liền kề lớn nhất trong lịch sử, các nhà
sử học tin rằng sức mạnh của đại quân Mông Cổ là bắt nguồn từ một phát
minh, cải tiến kỹ thuật quân sự hết sức đơn giản, đó chính là chiếc bàn
đạp yên ngựa.
Không ai biết chắc về chiếc bàn đạp yên ngựa đầu
tiên được phát minh vào thời gian nào, nhưng vật dụng nhỏ bé này lại
mang lại lợi ích rất lớn cho bất kỳ chiến binh, kỵ binh nào sử dụng
chúng.
Thậm chí, dù chỉ là những chiếc bàn đạp thô sơ nhất như cái
có dạng vòng da thì cũng giúp ích nhiều cho các chiến binh có thể ngồi
trên lưng ngựa vững chắc và chiến đấu trên quãng đường dài hơn.
Minh
chứng là thành công trong quân sự của các chiến binh Cozak, người Goth
và người Hung xưa kia có được là nhờ một phần không nhỏ của việc sử dụng
các bàn đạp làm bằng da khi cưỡi ngựa.
Một số người còn tin rằng
chiếc bàn đạp yên ngựa thậm chí còn làm thay đổi cán cân quyền lực ở khu
vực châu Âu, với sự thay đổi từ bộ binh sang kỵ binh.
Lực lượng kỵ binh này được nhà sử học Roman Johann Jarymowycz ví như là "xe tăng bọc thép" thời trung cổ.
Chiếc bàn đạp yên ngựa giúp người Mông Cổ chiến đấu điệu nghệ và bắn tên chính xác ngay trên lưng ngựa. Ảnh minh họa
Tuy
nhiên, bước đột phá của bàn đạp yên ngựa phải kể tới người Mông Cổ. Họ
đã giúp vật dụng bé nhỏ này phát triển lên một tầm cao mới. Các nhà sử
học tin rằng người Mông Cổ không chỉ sáng tạo ra những chiếc bàn đạp yên
ngựa bằng da mà còn có cả những cái sử dụng vật liệu kim loại.
Theo
đó, vào năm 2016, các nhà khảo cổ tại Trung tâm Di sản Văn hóa Mông Cổ
đã khai quật được một ngôi mộ của người phụ nữ Mông Cổ có niên đại từ
thế kỷ thứ 10. Kết quả thật bất ngờ! Bên cạnh giày da và một số bộ y
phục, người phụ nữ này còn được chôn cùng một chiếc yên ngựa và bàn đạp
yên ngựa bằng kim loại, với chất lượng vẫn còn rất tốt.
Cặp
bàn đạp 1100 năm tuổi được tìm thấy trong một ngôi mộ cổ, cho thấy đây
là một vật dụng tuyệt vời giúp người Mông Cổ có thể ngồi vững và linh
hoạt trong chiến đấu.
Quan sát chiếc bàn đạp yên ngựa tìm thấy
trong ngôi mộ cổ có thể thấy, nó được làm bằng kim loại dày với phần đầu
tròn vồng lên để cho vào dây treo yên ngựa, và phần chân đế tròn, phẳng
để giúp người cưỡi ngựa đặt chân lên.
Bàn đạp rộng phải thoải mái
nhưng cũng cần chắc chắn vì người Mông Cổ đã sử dụng vật liệu nhỏ này
để cưỡi ngựa một cách hết sức điêu luyện, giúp ích rất nhiều trong quá
trình chiến đấu và thực hiện các cuộc chinh phạt.
Một vị tướng của
nhà Tống (960-1279) đã mô tả cách người Mông Cổ đứng trên bàn đạp yên
ngựa, cụ thể là với phần lớn trọng lượng cơ thể được dồn vào bắp chân,
trong khi chỉ dồn một phần nhỏ lực xuống bàn chân và mắt cá chân.
Chiếc
bàn đạp giúp những người lính Mông Cổ có thể ngồi thẳng, vững trọng tâm
trên lưng ngựa ở cả trong các tình huống hỗn loạn nhất. Chúng được treo
vào yên ngựa làm bằng gỗ, cao nổi lên ở phía trước và sau.
Bằng
cách dành nhiều thời gian chăm chỉ luyện tập, người Mông Cổ có khả năng
cưỡi ngựa điệu nghệ và chiến đấu ngay trên lưng ngựa. Họ có thể giữ cân
bằng rất tốt mà không cần phải dùng đến tay ngay cả khi con ngựa xoay
chuyển hay người cưỡi dịch chuyển để tấn công kẻ địch.
Chính vì vậy, binh lính Mông Cổ có thể dùng tay để bắn tên theo bất kỳ hướng nào ngay trên lưng ngựa với độ chính xác rất cao.
Ngay cả khi xoay ngựa rời đi, kỵ binh Mông Cổ cũng có thể dễ dàng bắn tên về phía quân địch.
Bên
cạnh khả năng bắn tên thiện xạ ngay trên lưng ngựa, đại quân Mông Cổ
của Thành Cát Tư Hãn còn sở hữu một chiến thuật chiến đấu đặc biệt, giúp
họ trở nên "bất bại". Đó là chiến thuật "giả vờ" rút lui.
Theo
đó, vào thời điểm mà hầu hết các đội quân giành chiến thắng chỉ bằng
cách cố hết sức tiến lên phía trước thì người Mông Cổ lúc bấy giờ lại
lựa chọn cách vừa tiến vừa "giả vờ" rút lui trong các trận chiến.
Cụ
thể, khi mặt đối mặt với đối thủ, kỵ binh Mông Cổ phi ngựa chạy nhanh
như gió tiến về phía trước và đồng thời bắn tên liên tục để tạo thế trận
tấn công dữ dội và đáng sợ. Sau đó, khi chỉ còn cách đối thủ chừng vài
mét, kỵ binh Mông Cổ bất ngờ quay lưng lại và nhanh chóng rút đi. Sức mạnh của chiến thuật "giả vờ" rút lui: Đại quân Mông Cổ "bách chiến bách thắng"
Nhận
định về chiến thuật đặc biệt này, nhà sử học Thomas Craughwell giải
thích rằng, với khả năng xoay chuyển vô cùng linh hoạt trên yên ngựa,
nên các kỵ binh Mông Cổ vẫn có thể bắn tên về phía kẻ địch ngay cả khi
họ quay lưng rút lui. Chiến thuật tấn công và liên tục rút lui kỳ lạ của
người Mông Cổ khiến thế trận của đối phương trở nên hỗn loạn hơn.
Marco
Polo, nhà thám hiểm gốc Venezia, người từng có cơ hội chứng kiến kỹ
thuật tấn công đặc biệt của người Mông Cổ, mô tả: "Đội quân của họ không
bao giờ để rơi vào tình thế cận chiến hay giáp lá cà thường xuyên, mà
thay vào đó liên tục cưỡi ngựa vòng quanh và bắn tên vào kẻ thù".
Khả
năng chiến đấu điệu nghệ trên lưng ngựa cùng chiến thuật độc đáo đã
giúp đại quân của Thành Cát Tư Hãn trở thành nỗi ám ảnh trên các chiến
trường Âu-Á. Ảnh: Wordpress
Nếu như quân đội
truyền thống được coi như "xe tăng", thì kỵ binh Mông Cổ được ví như
những phi công chiến đấu. Sự chủ động và linh hoạt trong di chuyển giúp
họ trở nên bất khả chiến bại.
Đặc biệt, khi nhận thấy có nguy cơ
thất bại, những binh sĩ Mông Cổ sẽ sử dụng chiến thuật tâm lý đặc biệt.
Những kỵ binh khi đó sẽ quay lưng và giả vờ rút lui. Lúc bấy giờ, đối
thủ thường mất cảnh giác sẽ đuổi theo và tin rằng thế trận đang nghiêng
về phía họ.
Tuy nhiên, ngay khi nhận thấy "con mồi" sập bẫy đang
tưởng mình chiến thắng tiến đến gần, những kỵ binh Mông Cổ sẽ bất ngờ
quay lại, chạy vòng vòng cơ động và tiếp đến đội quân xạ thủ sẽ xông lên
bắn "cơn mưa" mũi tên vào kẻ địch, và những kỵ binh mặc áo giáp nặng
hơn sẽ tấn công bằng những vũ khí sắc nhọn như giáo, thương.
Khi đó, trận chiến như đã được an bài với phần thắng nghiêng về đại quân Mông Cổ.
Sự
vùng lên nổi bật của Đế chế Mông Cổ cho thấy sức mạnh của cải tiến kỹ
thuật, phát minh nhỏ bé nhưng đã tạo bước đệm cho phong cách chiến đấu
mới mà hiếm có đội quân nào có thể chống lại được.
Đế chế hùng
mạnh của người cầm quân xuất chúng Thành Cát Tư Hãn với sự "bành trướng"
về thuộc địa lớn nhất trên thế giới, hình thành không chỉ nhờ có một
vài yếu tố riêng lẻ mà là hàng nghìn yếu tố khác nhau.
Rất nhiều
thứ tương trợ cùng khả năng rèn luyện nghiêm túc với kỷ luật cao đã giúp
Thành Cát Tư Hãn và những hậu duệ của vị khả hãn tài ba này thực hiện
thành công nhiều cuộc chinh phạt với phần lớn lục địa.
Trong đó,
cải tiến nhỏ trên chiếc bàn đạp yên ngựa đóng vai trò rất quan trọng
trong chuỗi thắng trận bất bại của đại quân Mông Cổ.
Phát minh
chiếc bàn đạp yên ngựa với kỹ thuật và thiết kế hoàn hảo đã góp phần
không hề nhỏ giúp kỵ binh Mông Cổ và quân đội của Thành Cát Tư Hãn làm
nên những chiến tích "vô tiền khoáng hậu" và có vai trò, vị thế quan
trọng trong lịch sử.
Nguyễn Hằng (Theo Helino)
Lính dù Mỹ từng chiến đấu cho Liên Xô
Ngày 6/6/1944, Joseph Beyrle cùng 24.000 binh sĩ
khác nhảy dù xuống Normandy, nhưng anh vô tình rơi trúng nóc nhà thờ tại
ngôi làng do Đức kiểm soát.
Beyrle, lính dù sinh năm 1923 tới từ Muskegon, bang
Michigan, Mỹ, từng từ chối học bổng của Đại học Notre Dame để nhập ngũ.
Anh phục vụ trong Trung đoàn Bộ binh dù số 506, thuộc sư đoàn 101, với
chuyên môn về liên lạc vô tuyến và phá hoại hạ tầng của địch.
Trước
cuộc đổ bộ lên bờ biển Normandy, Pháp, Beyrle đồn trú tại Ramsbury,
Anh, và thường thực hiện các nhiệm vụ ở đằng sau chiến tuyến của địch,
như hai lần xâm nhập vào khu vực Đức quốc xã chiếm đóng ở Pháp để cung
cấp đồ viện trợ cho quân kháng chiến.
Sáng
6/6/1944, trước khi hơn 5.000 tàu chiến của quân Đồng minh đưa quân đổ
bộ lên bãi biển Normandy, hàng nghìn lính dù đã nhảy xuống vùng lãnh thổ
Đức kiểm soát và chịu thương vong lớn, nhưng Beyrle may mắn sống sót.
Vận tải cơ Douglas C-47 Skytrain trúng pháo phòng không, buộc anh phải
nhảy ra ngoài từ độ cao 120 m. Beyrle bung dù và đáp xuống mái nhà thờ
St. Come-du-Mont.
John Beyrle, con trai Beyrle và
là đại sứ Mỹ tại Nga nhiệm kỳ 2008-2012, cho biết cha mình đã cố gắng
liên lạc lại với đồng đội xung quanh nhưng bất thành. Beyrle được cho là
còn tranh thủ phá hủy vài công trình của địch, như làm nổ tung một trạm
phát điện. Tuy nhiên, tới ngày thứ ba, trong lúc đang bò qua những bụi
cây rậm rạp, Beyrle bị một nhóm lính Đức phát hiện và bắt giam.
Joseph Beyrle, lính dù người Mỹ từng chiến đấu cho tiểu đoàn xe tăng Liên Xô trong Thế chiến II. Ảnh: War History.
Cùng với những tù binh khác, Beyrle dần được
đưa về phía đông khi quân Đồng minh giành lại ngày càng nhiều lãnh thổ
Pháp từ tay Đức. Trong quá trình này, anh đã tìm cách vượt ngục ba lần.
Lần đào tẩu đầu tiên diễn ra tại Normandy, khi đoàn xe chở tù binh bị Mỹ
tấn công. Beyrle lợi dụng tình thế hỗn loạn để trốn thoát, nhưng bị bắt
lại ngay hôm sau.
Không lâu sau, vào mùa thu năm
1944, Beyrle tiếp tục lên kế hoạch đào thoát khỏi một trại tù binh ở Ba
Lan. "Cha tôi chơi xúc xắc thực sự rất giỏi và không hút thuốc. Hồi ở
trại, ông ấy thắng được 40 bao thuốc và dùng chúng để mua chuộc một lính
gác người Đức", cựu đại sứ John cho biết.
Lính gác
này đã quay lưng lại trong lúc Beyrle và các bạn tù leo qua hàng rào
dây thép gai. Tuy nhiên, trong lúc hối hả chạy trốn, nhóm người đã bắt
nhầm tàu. Thay vì tới thủ đô Warsaw của Ba Lan để bắt liên lạc với quân
kháng chiến, họ xuống tàu ở Berlin và rơi vào tay lực lượng mật vụ
Gestapo của Đức Quốc xã. Beyrle suýt chết vì bị tra tấn, do Gestapo cho
rằng anh là một gián điệp Mỹ nhảy dù xuống Berlin.
Beyrle
thoát khỏi cảnh "thừa sống thiếu chết" khi quân đội Đức Quốc xã
(Wehrmacht) yêu cầu Gestapo giao nộp anh, sau đó đưa anh trở lại khu
trại Stalag-III C ở làng Alt Drewitz, phía tây Ba Lan. Tại đây, Beyrle
lần thứ ba nỗ lực tìm đến tự do vào tháng 1/1945 và đã thành công.
Lần
này, Beyrle trốn trong một thùng xử lý rác, sau đó thoát khỏi sự truy
đuổi bằng cách sử dụng la bàn hướng về phía tiếng pháo của Liên Xô.
Beyrle chạy vào nơi đóng quân của một tiểu đoàn xe tăng Liên Xô, vẫy một
gói thuốc lá, rồi lặp đi lặp lại câu tiếng Nga duy nhất anh biết: "Tôi
là một đồng chí người Mỹ", đồng thời cầu nguyện không bị bắn ngay tại
chỗ.
Người đứng đầu tiểu đoàn mà Beyrle cầu cứu là
Alexandra Samusenko, nữ chỉ huy xe tăng duy nhất trong quân đội Liên Xô,
từng được nhận Huân chương Sao đỏ và khi đó 22 tuổi, bằng tuổi Beyrle.
Cô gia nhập Hồng quân để trả thù Đức quốc xã, những kẻ đã phá nhà và
giết chồng cùng toàn bộ gia đình cô.
Theo lời kể
của Beyrle, lính Hồng quân tỏ ra vô cùng ngạc nhiên, nhưng cuối cùng anh
đã thuyết phục được Samusenko cứu mạng và cho phép anh chiến đấu cùng
tiểu đoàn trước kẻ thù chung tại Berlin. "Họ đưa cho cha tôi một khẩu
tiểu liên PPSH-41 mà ông ấy thường nói rằng tốt hơn nhiều so với khẩu
Thompson của Mỹ", con trai Beyrle hồi tưởng.
Beyrle
đã cùng những người đồng đội mới giải phóng Stalag-III C, khu trại cuối
cùng mà anh bị giam cầm. Ký ức của người lính Mỹ về khoảng thời gian
sát cánh với Hồng quân Liên Xô hầu như vô cùng tươi đẹp, với những lúc
uống vodka cùng bạn bè, cùng nhau chúc sức khỏe Stalin và Roosevelt.
Tuy
nhiên, khoảng thời gian này chỉ kéo dài một tháng. Tới đầu tháng
2/1945, Beyrle bị thương trong cuộc không kích của oanh tạc cơ Đức và
được đưa tới một bệnh viện ở Ba Lan.
Nguyên soái
Georgy Zhukov, phó tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô, đã đến thăm
bệnh viện và chú ý tới người Mỹ duy nhất tại đây. Sau khi lắng nghe câu
chuyện của Beyrle, Zhukov nhanh chóng giúp anh làm giấy tờ, đảm bảo
Beyrle có thể đến được đại sứ quán Mỹ ở Moskva.
Tuy
nhiên, hành trình trở về quê hương của Beyrle tiếp tục gặp trở ngại.
Sau khi tới được thủ đô của Nga, Beyrle bị giam trong đại sứ quán Mỹ vài
ngày, bởi anh được cho là đã chết khi thẻ tên được tìm thấy ở Normandy
ngay sau cuộc đổ bộ. Gia đình anh tại Michigan nhận được giấy báo tử từ
tháng 9/1944.
Đại sứ quán Mỹ tại Moskva không tin
anh là Beyrle, thậm chí nghi ngờ liệu anh có phải điệp viên Đức hay
không. Sau khi kiên quyết khẳng định danh tính bản thân, Beyrle đã
thuyết phục được đại sứ quán lấy vân tay để xác nhận. Ngày 21/4/1945,
Beyrle trở về Michigan. Thế chiến II và hành trình dài của anh cuối cùng
đã kết thúc.
Tại quê nhà, cựu binh từng chiến đấu
cho quân đội hai quốc gia trở về cuộc sống bình thường, làm việc cho một
công ty, kết hôn, xây dựng gia đình và kể những câu chuyện thời chiến
cho các con. Ông sau này đến thăm Moskva thêm 5 lần nữa.
Năm
1994, nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc đổ bộ Normandy, Beyrle đã được tổng
thống Mỹ khi đó là Bill Clinton và tổng thống Nga Boris Yeltsin vinh
danh tại Nhà Trắng. Trong 10 năm tiếp theo, nhận được nhiều sự chú ý cả ở
Mỹ và Nga vì hành trình tuyệt vời của mình, Beyrle trở thành biểu tượng
đoàn kết giữa hai nước. Ông qua đời năm 2004, hưởng thọ 81 tuổi.
Ánh Ngọc (Theo RBTH, War History)
Liên Xô thua đau thế nào trong chiến tranh Mùa đông?
Thứ sáu, ngày 24/07/2020 08:31 AM (GMT+7)
AaAa+
Liên Xô đã chấp nhận chịu thua trong
Chiến tranh Mùa đông, buộc phải đàm phán với Phần Lan để chấm dứt cuộc
chiến tàn khốc này.
Chiến
tranh Mùa đông là cuộc xung đột quân sự quy mô lớn giữa một bên là Phần
Lan và một bên là Liên Xô hùng mạnh. Cuộc chiến xảy ra với lý do ban
đầu là sự tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước.
Cụ
thể, quân đội Liên Xô muốn gây áp lực về mặt ngoại giao để Phần Lan rút
bớt quân khỏi biên giới nước này, đặc biệt là khu vực tiếp giáp
Leningrad - thành phố nằm trong tầm đạn pháo nếu Phần Lan triển khai
pháo ra sát biên giới.
Sau
khi gây áp lực ngoại giao không thành công, Liên Xô tiến hành tấn công
trên toàn tuyến biên giới với Phần Lan vào 30/11/1939.
Do
không có sự chuẩn bị từ trước kèm theo biến động về đội ngũ lãnh đạo
quân sự vừa mới kết thúc vào năm 1938 khiến quân đội nước này thiếu quá
nhiều tướng và chỉ huy tài giỏi, Liên Xô đã mắc phải sai lầm chiến lược
khi dám gây chiến với Phần Lan vào... mùa đông.
Mùa
đông năm 1939 tới năm 1940 cũng được xem là mùa đông khắc nghiệt bậc
nhất ở châu Âu trong thế kỷ 20. Nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận vào mùa
đông năm này là -43 độ C - nguyên do chủ yếu dẫn tới thương vong khủng
khiếp của cả hai bên.
Liên
Xô huy động vào cuộc chiến này quân số khoảng 300.000 lính, trong đó có
tới gần 200.000 lính thương vong chỉ sau 100 ngày chiến đấu. Nhiều
nguồn tin khác còn cho biết, có thể Liên Xô đã tung ra tới 1 triệu quân
và thiệt hại lên tới 300.000 lính thương vong.
Đổi
lại phía Phần Lan tối đa chỉ có 300.000 quân và thiệt hại khoảng 70.000
lính trong đó có khoảng 26.000 lính thiệt mạng sau cuộc chiến khắc
nghiệt này.
Một
trong những lý do đơn giản khiến Liên Xô thiệt hại nặng đó là quân phục
của Hồng quân có màu nâu và họ rất nổi bật trong nền tuyết trắng. Đổi
lại, phía Phần Lan lại tỏ ra cực kỳ khôn ngoan khi trang bị cho binh
lính của mình những bộ quần áo khoác ngoài màu trắng để nguỵ trang.
Những
kinh nghiệm và các bài học đắt giá mà Hồng quân nhận được sau cuộc
chiến này được cho là tiền để để Liên Xô cải tổ quân đội, giúp họ có khả
năng đối đầu được với Đức vào mùa đông hai năm sau đó.
Quân
phục của Hồng quân với màu nâu đen tỏ ra cực kỳ bắt mắt trong điều kiện
khí hậu của mùa đông năm 1939 trên biên giới Phần Lan - Liên Xô.
Tuần lộc - thứ đặc sản chỉ có trong Chiến tranh Mùa đông giữa Phần Lan và Liên Xô năm 1939 - 1940.
Sau
100 ngày chiến đấu, Liên Xô buộc phải ngồi vào bàn đàm phán khi Phần
Lan đã chịu nhượng bộ, cho Liên Xô thuê vùng Karelia để làm vùng đệm
giữa Leningrad và nước này.
Mặc
dù vậy, thiệt hại quá lớn của Liên Xô dù là bên chủ động tấn công trước
đã khiến nhiều sử gia tin rằng, Phần Lan mới thực sự giáng đòn chí mạng
cho Moscow, khiến quân đội nước này phải lập tức được cải tổ lại chỉ
một năm trước khi bị Đức tấn công. Nguồn ảnh:
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét