Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 98 (Khối băng bất tử)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                      Karbyshev - Khối băng bất tử của Hồng Quân Liên xô


Tướng Karbyshev, khối băng bất tử

Đất Việt

Từ bỏ biệt đãi của Đế chế Nga Sa hoàng, Karbyshev đã về phía những người Bolcách mạng trong những ngày bão táp 1917 và trở thành "cha đẻ" ngành Kỹ thuật Công binh Hồng quân
(ĐVO) Trong tác phẩm “Pháo đài Brest” của tác giả S. Smirnov, có câu chuyện kể về Anh hùng P. M. Gavrilov, từng tham gia bảo vệ Pháo đài trong những ngày đầu Cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Nhân dân Liên Xô trước đây.
Khi ấy, Gavrilov mang quân hàm Thiếu tá, chỉ huy đồn Đông bị bắt làm tù binh và cuối cùng bị đưa đến trại tập trung Hammelburh cho tới khi kết thúc chiến tranh.
Theo thiếu tá Gavrilov, có một lần ông hỏi một tù nhân cấp cao, nhiều tuổi và đáng kính rằng bao giờ thì chiến tranh kết thúc, người đó đã mỉm cười và trả lời đầy tin tưởng rằng: “Bao giờ ta ăn đủ một nghìn lần bữa xúp rau hổ lốn của chúng [ý chỉ người Đức] thì chiến tranh sẽ chấm dứt… Tất nhiên, chiến thắng cuối cùng sẽ thuộc về chúng ta”.
Tháng 5/1945, lời tiên tri của con người đáng kính này đã trở thành sự thật. Trong trại tập trung, mỗi ngày tù binh được ăn một lần, 1.000 lần bữa xúp là khoảng 3 năm, từ năm 1942 đến năm 1945 là vừa đúng với quãng thời gian này. Ông chính là Trung tướng Công binh, Giáo sư D. M. Karbyshev (1880 – 1945), một trong những "báu vật sống" của Liên Xô, người mà không lâu trước chiến tranh đã bị Gestapo đưa vào "hồ sơ mật" cần phải bắt sống hoặc thủ tiêu bằng mọi giá.
Nhân kỉ niệm 94 năm Cách mạng tháng 10 Nga (1917-2011), 70 năm Cuộc duyệt binh lịch sử trên Quảng trường Đỏ và Trận Moscow vĩ đại (1941-2011), xin gửi tới độc giả bài viết nhỏ về ông.
D.M.Karbyshev năm 1914.
Tranh vẽ trung tướng Karbyshev trên đường công tác.
Trung tướng Karbyshev - một trí thức được đào tạo bài bản từ nhỏ, kĩ sư công binh có tài, đồng thời là sĩ quan cao cấp Quân đội Đế chế Nga, hàm Trung tá, Chủ nhiệm Công binh một số sư đoàn, dưới thời Nga Sa hoàng, Karbyshev được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt, như chọn nơi phục vụ, được tặng thưởng nhiều huân, huy chương, và phần thưởng cao quý.
Thời kì này, ông trực tiếp tham gia nhiều trận đánh của Quân đội Nga trong Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905), Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất (1914 – 1918), mà nhiều trận nổi tiếng như Phụng Thiên (20/2 – 10/3/1905), Tổng tấn công Brusilov (4/6 – 20/9/1916). Bản thân ông cũng từng sống, làm việc và phụ trách công binh tại nhiều pháo đài nổi tiếng bao gồm Pháo đài Vladivostock, Pháo đài Sevastopol.
Trước nguy cơ nước Nga bị tấn công khi Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất sắp nổ ra, Karbyshev được cấp trên đề nghị chọn một trong 2 nơi phục vụ thay vì ở lại Savastopol đó là Pháo đài Osovtsi và Pháo đài Brest, và ông đã trọn lời đề nghị thứ hai.
Không biết vô tình hay "cố ý" mà hai trong số các pháo đài mà ông từng phục vụ, Sevastopol và Brest, sau này trong Chiến tranh Vệ quốc của Nhân dân Liên Xô (1941 – 1945) đều đã trở thành những pháo đài anh hùng, nơi diễn ra những trận đánh ác liệt, nổi tiếng.
Pháo đài Brest và tấm gương của những người anh hùng tại đây đã đi vào sử sách, báo chí, thơ ca và phim ảnh, được nhiều người trên Thế giới biết tới, thế nhưng ít ai biết rằng Karbyshev chính là người thiết kế, chỉ huy xây dựng và củng cố các vị trí phòng thủ tại tuyến 2 của Pháo đài, khi mà tuyến 1 còn chưa được xây dựng.
Bỏ qua mọi ưu đãi, danh vọng, chiến công đạt được trong Quân đội Đế chế Nga, khi Cách mạng Tháng Mười nổ ra, ông là một trong số những sĩ quan chế độ cũ gia nhập đội ngũ những người Bonsevik, đứng về phía nhân dân lao động, trở thành một trong những trí thức tiêu biểu của Liên Xô trước Chiến tranh và là cha đẻ của Kỹ thuật Công binh Hồng quân Xô Viết.
Cha đẻ của Ngành Kỹ thuật Công binh Hồng quân
Trong thời kỳ bảo vệ Chính quyền Cách mạng non trẻ (1917-1923) chống lại các lực lượng Bạch vệ cùng sự can thiệp của các nước phương Tây, Karbhyshev tham gia giám sát chỉ đạo xây dựng, củng cố các công trình phòng thủ quan trọng của Hồng quân tại nhiều vùng khác nhau như Simbirskogo, Samarskogo, Saratov, Chelyabinsk, Zlatoust, Troitsky, Kurganskovo, Ukreplennykh; phụ trách công binh trong quá trình bảo vệ vùng đất vừa giành được Kakhovka, đồng thời giữ nhiều vị trí quan trọng trong Bộ Tư lệnh Quân khu Bắc Caucasian.
Năm 1920, ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Kỹ thuật Tập đoàn quân số 5, Phương diện quân Đông, phụ trách Công binh trong cuộc tấn công vào lực lượng Bạch vệ tại Crimia, quá trình củng cố phòng thủ tại lãnh thổ giành được tại Transbaikal.
Mùa Thu năm 1920, ông trở thành Phó Chủ nhiệm Công binh Phương diện quân phía Nam, Chủ nhiệm công binh Phương diện quân trong các cuộc tiến công ở Chongara và Perekop.
Từ năm 1923 đến năm 1926, Karbyshev phụ trách Ủy ban Khoa học Kỹ thuật, Binh chủng Công binh Hồng quân. Tháng 11/1926, ông là giảng viên tại Học viện Quân sự mang tên Frunze và là trưởng Khoa Công binh (2/1934).
Năm 1936, ông chuyển sang giảng dạy tại Học viện Bộ Tổng Tham mưu Hồng quân, Phó Chủ nhiệm Khoa Chiến thuật Thông tin Liên lạc, được phong học hàm Giáo sư (1938) rồi Trung tướng (1940).
Trong Cuộc chiến mùa Đông giữa Hồng quân và Phần Lan (1939-1940), ông ở trong nhóm chuyên gia xây dựng các công trình phòng thủ được cử đến các tuyến mặt trận để tham mưu cho các đơn vị Hồng quân cách phá Phòng tuyến Mannerheim do quân Phần Lan lập lên.
Trung tướng Karbyshev là nhà khoa học Xô Viết đầu tiên nghiên cứu toàn diện và sâu các vấn đề về phá hủy cũng như xây dựng các công trình phòng thủ quân sự, đồng thời phát triển các biện pháp, cách thức đối phó trong quá trình tấn công và phòng ngự của quân đội. Ông cũng có một đóng góp đáng kể đối với các chiến thuật vượt sông và các chướng ngại vật nước trong quá trình chiến đấu của bộ đội.
Cho đến thời gian trước Chiến tranh Vệ quốc, ông đã công bố hơn 100 bài báo khoa học về các lĩnh vực Kĩ thuật Quân sự và Lịch sử Quân sự. Các tác phẩm của ông về những vấn đề thực tế, lý thuyết, về hỗ trợ kĩ thuật trong các trận đánh và chiến dịch, chiến thuật công binh là những tài liệu quan trọng trong quá trình đào tạo các chỉ huy Hồng quân trước chiến tranh và sau này.
Karbyshev bảo vệ luận văn tiến sĩ khoa học quân sự của mình vào năm 1941. Rất nhiều lần, ông là Chủ tịch Hội đồng Bảo vệ Luận văn Tốt nghiệp tại Học viện Công binh mang tên ông. Ông cũng là thành viên của Hội đồng Tác chiến và Hành quân đồng thời là Ủy viên Hội đồng của Học viện.
Ông thường xuyên giới thiệu và thử nghiệm các mô hình mới nhất về kĩ thuật công nghệ quân sự, và tham gia vào Ủy ban Biên soạn sổ tay cá nhân cho Hồng quân nói chung và Binh chủng Công binh nói riêng. Ông đóng vai trò quan trọng nhất trong công cuộc tái xây dựng các công trình phòng thủ ở biên giới phía Tây Liên Xô, tác giả của rất nhiều các công trình xây dựng quân sự Xô Viết.
"Lòng tin của tôi không bao giờ đi cùng những chiếc răng"
Ngay trước thềm chiến tranh, đầu tháng 6/1941 Trung tướng Karbyshev cùng một đoàn gồm nhiều kĩ sư quân sự của Hồng quân được cử đi khảo sát tình hình hệ thống các công trình phòng thủ tại biên giới phía Tây, để nghiên cứu khả năng nâng cấp và mở rộng khi chiến tranh nổ ra.
Khi quân Đức tấn công, ngày 22/6/1941, ông đang trên đường tới Tập đoàn quân số 3 và thành phố Grodno. Sáng sớm ngày 23/6, ông nhận được lệnh phải rút lui ngay lập tức khỏi những vùng nguy hiểm.
Ngày 24/6, do nhiều con đường rút lui của Hồng quân đã bị cắt đứt, ông mới tới được sở chỉ huy của Tập đoàn quân số 10, giống như số phận của phần lớn các đơn vị Hồng quân ở Phương diện quân miền Tây, Tập đoàn quân số 10 bị bao vây và gần như thiệt hại hoàn toàn trong trận đánh Bialystok-Minsk, và bị kẹt tại đây.
Lính Hồng quân bị bắt làm tù binh trong trận Bialystok - Minsk.
Ngày 27/6, toàn bộ sở chỉ huy bị bao vây, ông cùng một nhóm sĩ quan Hồng quân nỗ lực phá vây. Tháng 8/1941, ông bị thương nặng trong một trận đánh gần sông Dnepr tại làng Dobreyka (nhánh sông này mang tên Berezina), vùng Mogilev thuộc Belorussia và bị bắt làm tù binh.
Có một số thông tin trên báo chí cho rằng, ngay sau khi biết tin tướng Karbyshev bị bắt làm tù binh, Liên Xô đã đề nghị với Đức việc trao đổi ông lấy 2 nhà ngoại giao Đức. Tuy nhiên, Berlin đã khước từ lời đề nghị này với lí do là nó quá "khập khiễng".
Quả thật, ông là một món quà trời cho, vì ông là người hiểu và nắm rõ các công trình phòng thủ của Hồng quân Liên Xô. Và từ đó, phía Liên Xô hoàn toàn mất dấu vết của ông. Không biết thông tin này chính xác đến bao nhiêu, tuy nhiên phải sau khi chiến tranh kết thúc, Liên Xô mới biết được số phận cũng như tấm gương anh hùng của ông trong những ngày bị giam cầm bởi quân Đức.
Trại tù binh đầu tiên mà tướng Karbyshev được đưa tới là một trại tù binh nằm ở một thị trấn Ba Lan có tên Ostrov Mazowiecki. Trong liền 7 tháng sau đó, ông bị hành hạ bởi bệnh tật (kiết lị nặng rồi sốt truyền nhiễm) khiến bị kiệt sức và răng rụng nhiều. Tuy nhiên, tinh thần của ông không hề bị giảm sút và lung lay.
Tháng 10/1941, ông tiếp tục được chuyển tới Zamosc, bị giam trong trại số 11 mà ở đó có ghi “tướng” (tức cho các tù binh cấp tướng). Để mua chuộc ông, điều kiện giam giữ cũng như ăn uống ở Zamosc tương đối dễ chịu. Theo nghiên cứu của một số sử gia người Đức, thì thời gian này giới lãnh đạo Đức có vẻ như đã bị làm cho tin về thái độ biết ơn và sự đồng ý hợp tác của ông.
Tháng 3/1942, ông được chuyển đến trại tập trung Hammelburh (Bavaria), nơi chỉ dành cho các tù binh sĩ quan Hồng quân. Trại tập trung này do Đại tá bộ binh Đức Pelita chỉ huy. Viên Đại tá này nói được tiếng Nga, đã tốt nghiệp một trường cao đẳng tại St. Peterburg và từng phục vụ trong Đế chế Nga tại Brest.
Người Đức nghĩ rằng như thế thì có thể thuyết phục lôi kéo được Karbyshev về phía họ, tuy nhiên họ đã nhầm và mọi âm mưu đều thất bại. Không từ bỏ âm mưu, Gestapo đưa ông về Berlin và giam giữ ông trong một xà lim cách biệt, thiếu ánh sáng và không cho đi lại.
Sau khoảng 2 đến 3 tuần, Gestapo cử giáo sư người Đức Heizn, người mà ông đã từng gặp gỡ và quen biết trước chiến tranh, đến gặp ông. Vị giáo sư này đề nghị ông sang phục vụ họ với mọi đặc ân: tự do, sự đảm bảo vật chất sống, các điều kiện nghiên cứu khoa học… như một nhà khoa học Đức được sủng ái.
Ngoài ra, ông còn được tiếp tục mang quân hàm Trung tướng, được phép lựa chọn tùy theo ý mình hướng nghiên cứu, nơi làm việc… tất nhiên ngoại trừ “phía Đông”. Tuy nhiên, mọi kết quả chỉ là con số 0.
Nhận thấy không khuất phục nổi ý chí, cũng như tinh thần của Karbyshev. Người Đức đã bỏ mọi thái độ nhã nhặn trước đây, và chuyển ông lần lượt qua nhiều nhà tủ khổ sai cùng với việc tra tấn dã man, đối xử tàn bạo.
Trại tập trung Mauthausen trong những năm chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Nửa năm sau đó, ông tiếp tục bị giam giữ tại Berlin, bị tra tấn dồn dập nhằm ép buộc ông gia nhập lực lượng "Đội quân phương Đông" của "Ủy ban Giải phóng Nhân dân Nga" do viên Trung tướng phản bội A. A. Vlasov đứng đầu.
Tiếp đó, ông bị đưa tới trại tập trung khổ sai Flossenburg và phải chịu một sự đối xử đặc biệt tàn nhẫn. Tháng 8/1943, ông lại bị đưa đến trại tập trung khổ sai Nyurberh của Gestapo, rồi lần lượt các trại Auschwitz, Sachsenhausen và cuối cùng là Mauthausen, nơi ông hy sinh vào đêm 17, sáng 18/2/1945 – chỉ ít tháng trước khi chiến tranh kết thúc.
Theo những gì kể lại của những tù binh Hồng quân được giải thoát sau chiến tranh thì trong thời gian sống tại các trại tập trung khổ sai khác nhau của quân Đức, bất chấp các thủ đoạn khác nhau, bất chấp bị tra tấn, bất chấp bị bệnh tật và tuổi tác, Karbyshev vẫn không hề nao núng.
Dù bất kì ở trại nào, ông cũng tham gia vào lãnh đạo phong trào đấu tranh của các tù binh, và là một tấm gương sáng về cách cư xử, về biểu tượng của tâm hôn hồn của một người lính Nga, một chiến sĩ Xô Viết. Bằng tất cả mọi cách, ông không ngừng khêu gợi trong họ lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm và kiên cường đấu tranh trong ngục tù cũng như tinh thần lạc quan, tin tưởng vào ngày chiến thắng không xa.
Ông từng nói "Lòng tin của tôi không bao giờ đi cùng những chiếc răng". Karbyshev chính là nguồn cảm hứng cho nhiều tù binh Hồng quân trong những tháng ngày đen tối. Phương châm của ông: "Không mất lòng tự hào cho dù vào cảnh ngộ tồi tệ nhất".
Khối băng bất tử
Trước thất bại không thể tránh khỏi trong một tương lai gần, quân Đức điên cuồng thủ tiêu tù binh.
Ngày 17/2, tướng Karbyshev cùng một nhóm tù binh khoảng 400 người bị lùa ra khỏi nơi giam giữ, rồi được đưa vào nhà tắm và xả nước lạnh trong điều kiện thời tiết mùa Đông băng giá.
Nhiều người cố gắng tránh khỏi dòng nước lạnh đều bị dùng dùi cui đánh vào đầu cho đến chết. Karbyshev đã dũng cảm chịu đựng đến nửa đêm, và anh dũng ra đi vào sáng ngày 18/2/1945 ở tuổi 65 khi những cơn gió lạnh làm ông biết thành một bức tượng đóng băng.
Tượng đài tưởng niệm tướng Karbyshev tại Mauthausen, Áo.
Để ghi nhớ công lao của vị kĩ sư lỗi lạc đã cống hiến cho Tổ quốc, và để ghi nhận sự anh hùng dũng cảm bất khuất của vị tướng trong những ngày ở trong tay quân thù, ngày 16/8/1946, Xô Viết tối cao của Liên Xô đã quyết định truy tặng ông Danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô Viết cùng Huân chương Lenin và Huy hiệu Sao vàng dành cho những người anh hùng. Ngoài ra, ông còn được tặng thưởng 2 Huân chương Cờ đỏ, Huân chương Sao đỏ.
Ngày nay, để tưởng nhớ tới ông, tại lối vào của nơi trước kia là trại tập trung Mauthausen (Áo), nơi ông hi sinh, có một đài tưởng niệm ông. Đài tưởng niệm này lấy cảm hứng từ hình ảnh ông bị đóng băng khi hi sinh với hai tay khoác lên nhau và đặt trước ngực chịu đựng những làn nước lạnh trong thời tiết mùa Đông băng giá.
Tác phẩm do nhà điêu khắc nổi tiếng V. E. Tsigal thực hiện. Nhiều đài tưởng niệm, nơi tưởng nhớ ông đã được dựng lên tại nhiều thành phố như Moscow, Omsk, Kurgan, Kiev, Tallin, Vladivostok. Nhiều tấm bảng tưởng nhớ ông cũng được gắn tại Brest, nơi vị trí căn nhà ông đã sống và làm việc, Moscow, tại tòa nhà Phòng Đào tạo Học viện Kỹ thuật Quân sự nơi ông học tập, và ngôi nhà nơi ông sống, Samara, nơi ngôi nhà ông làm việc, Kharkov, nơi ông từng sống.
Tên ông cũng được đặt cho một đại lộ tại Moscow, một hành tinh nhỏ của Hệ Mặt trời, tàu chở dầu, tàu thủy vận chuyển hành khách, nhiều trường học, công ty, các đường phố của nhiều thành phố, đồn biên phòng…
>> 'Pháo đài Brest', bản hùng ca của Hồng quân Liên Xô
>> Chùm ảnh Hồng quân Liên Xô ở Leningrad
>> Điệp viên giá trị bằng cả một tập đoàn quân
>> Điệp viên siêu đẳng A-201
Trung Kiên

 

Chùm ảnh về chiến tranh vệ quốc



(ĐVO) Dưới đây là một vài hình ảnh tái hiện cuộc chiến của Hồng quân:
Chum anh ve chien tranh ve quoc Xạ thủ chống tăng chuyển vị trí. Pháo tăng của quân Phát xít dội xuống rất ác liệt nên việc liên tục chuyển vị trí là một điều bắt buộc.
Chum anh ve chien tranh ve quoc Đội pháo đang  di chuyển ra chiến trường. Ảnh chụp vào hè năm 1943. Chum anh ve chien tranh ve quoc Tiểu đội pháo cao xạ trên trận địa. Chum anh ve chien tranh ve quoc
 Thiếu tá-phi công lái máy bay ném bom, Lomanchev. Ảnh chụp tháng 5/1943.
Chum anh ve chien tranh ve quoc Bộ binh Liên Xô dưới sự yểm trợ của xe tăng đang tác chiến gần Belgorod. Ngày 5/8/1943, sau trận đánh Kurskaya, 2 thành phố Belgorod và Orel đã được giải phóng khỏi quân phát xít.
Để mừng sự kiện này lần đầu tiên trong suốt cuộc chiến, pháo hoa đã được bắn trên Quảng trường Đỏ.Về sau hai thành phố này được vinh danh là “thành phố pháo hoa đầu tiên”.
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Liên Xô lúc đó đã phong tặng cho những chiến sĩ có chiến công nổi bật trong các trận chiến danh hiệu “những người chiến sĩ của Belgorod và” và “những người chiến sĩ của Orel”.
Chum anh ve chien tranh ve quoc Moscow bắn pháo hoa mừng chiến thắng ở Belgorod và Orel. Chum anh ve chien tranh ve quoc Bộ binh dưới sự yểm trợ của xe tăng KV-1 đang xông lên. Chum anh ve chien tranh ve quoc Dàn pháo Katyusha huyền thoại BM-13 đã sẵn sàng khai hoả. Ảnh chụp tháng 11/1943.Pháo BM-13N được đặt trên khung Studerbaker US6. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh, dàn pháo này được gọi là Raisa Sergeevna, quân đội Phát xít thì gọi là “chiếc đại phong cầm của Stalin".
Tuy nhiên thực ra tên gọi đúng nhất là “pháo của đội cận vệ”. Katyusha về sau cũng được cải tiến: pháo BM-13-16 đặt trên khung Zís-6 và Bm-31-12 đặt trên khung Zis-12.
Chum anh ve chien tranh ve quoc  Pháo thủ Liên Xô đang tác chiến. Ảnh chụp tại  Kursk vào mùa hè năm 1943. Chum anh ve chien tranh ve quoc Xạ thủ chống tăng đang ngắm bắn một chiếc Panzer III Ausf.L của phát xít. Chum anh ve chien tranh ve quoc Xe tăng Liên Xô bên lề trước cuộc tấn công. Ảnh chụp tại Kursk vào tháng 4/1943. Chum anh ve chien tranh ve quoc Chiến dịch “Cá Hồi”, phá vỡ cuộc phong toả của Phát xít tại Leningrad. Chum anh ve chien tranh ve quoc  Chiến dịch “Cá Hồi”, pháo kích dọn đường trước cuộc tấn công. Chum anh ve chien tranh ve quoc Ngày 18/1/1943, quân đội Liên Xô đã đập tan được cuộc phong toả thành phố Leningrad của quân Phát xít. Vào lúc 9 giờ sáng tại khu vực phía Tây của Xóm Công nhân số 1, Sư đoàn 327 của mặt trận Volxov đã gặp lữ đoàn bộ binh 123 thuộc mặt trận Leningrad. Tại đây chỉ huy của 2 đơn vị đã lập biên bản, chứng minh rằng cuộc phong toả ở Leningrad đã hoàn toàn chấm dứt.
Chum anh ve chien tranh ve quoc Cuộc gặp gỡ đầy nước mắt sau bao năm mong đợi của những người chiến thắng­­­­. Ảnh chụp tại thành phố Carachev. Trong trận đánh tại thành phố Kursk, Quân đội Phát xít đã cố gắng đẩy lui cuộc tấn công của quân đội Liên Xô vào vùng Xarkov.
Quân Phát xít đã đánh trả lại rất quyết liệt với sự tham gia của sư đoàn số 3, và một phần của sư đoàn Totenkopf, Das Raix và Viking. Tuy nhiên đến 30/8 thì Xarkov hoàn toàn được giải phóng.
Chum anh ve chien tranh ve quoc Thành phố Xarkov khi được giải phóng. Ảnh chụp tháng 8/1943. Chum anh ve chien tranh ve quoc Người dân thành phố Orel chào mừng các chiến sĩ Hồng Quân. Ảnh chụp ngày 5/8/1943. Chum anh ve chien tranh ve quoc Suất chiếu phim ngày tại tiền tuyến. Chum anh ve chien tranh ve quoc  Trinh sát Hồng quân đang dẫn tù binh. Chum anh ve chien tranh ve quoc  Xạ thủ Hồng quân. Chum anh ve chien tranh ve quoc Trinh sát đội cận vệ, trung sĩ A.G. Flolchenko. Chum anh ve chien tranh ve quoc Máy bay ném bom Pe-2 đang thực thi nhiệm vụ. Chum anh ve chien tranh ve quoc Chỉ huy tàu dò ngư lôi I. Xabarov thuộc hạm đội Hắc Hải năm 1943. Sau khi bị quân đội  Hồng quân đập nát  ý định tiến hành chiến dịch Edelveis tại vùng Kavkaz, quân đội Phát xít quyết định thâu tóm vùng Novorusisko và sau đó tấn công dọc theo bờ biển Hắc Hải theo hướng Batu, cô lập Kavkaz từ hướng biển và phía Bắc.
Chum anh ve chien tranh ve quoc Dòng tù binh Phát xít tại vùng Kursk năm 1943.
VietBao.vn (Theo_Báo Đất Việt )

Chùm ảnh Hồng quân Liên Xô ở Leningrad



 Ảnh màu lễ duyệt binh trên Quảng trường đỏ (1945)Chiến dịch phòng thủ Leningrad bắt đầu từ tháng 9/1941 và kết thúc vào cuối tháng 1/1944 với chiến thắng thuộc về Hồng quân Liên Xô. Đây là một trong những trận đánh đẫm máu nhất trong thế chiến thứ hai với thiệt hại nhân mạng của cả hai bên tới hàng trăm ngàn người. Sau đây là các bức ảnh lính hồng quân ở mặt trận Leningrad:
Chum anh Hong quan Lien Xo o Leningrad
Xe tăng hạng trung T-34-76 cùng lính bộ binh tham gia chiến dịch phòng thủ.
Chum anh Hong quan Lien Xo o Leningrad Những người lính Hồng quân đang vác một khẩu trung liên Maxim thay vì kéo nó.
Chum anh Hong quan Lien Xo o Leningrad
Chiến sĩ trẻ Hồng quân Xô Viết đang thao tác nạp đạn cho khẩu súng cối.
Chum anh Hong quan Lien Xo o Leningrad
Khẩu đội pháo hạng nặng cỡ 203mm đang pháo kích mục tiêu quân Đức để bảo vệ Leningrad.
Chum anh Hong quan Lien Xo o Leningrad
Hai hạ sĩ quan Hồng quân trang bị súng bắn tỉa.
Chum anh Hong quan Lien Xo o Leningrad
Thủy thủ hải quân Xô Viết trong chuyến tuần tra trên biển.
Chum anh Hong quan Lien Xo o Leningrad Bên kia chiến tuyến, lực lượng quân Đức đang điên cuồng trút bom, nã đạn pháo hòng phá vỡ bức tường bảo vệ Leningrad. Trong ảnh là một khẩu đội pháo của quân Đức.
Chum anh Hong quan Lien Xo o Leningrad Những chiếc xe tăng Tiger của quân Đức là nỗi kinh hoàng cho bất kỳ lực lượng nào của quân đồng minh. Nhưng ở nước Nga, Tiger lại hoạt động khá kém trong điều kiện đầm lầy và các cánh rừng rậm.
Chum anh Hong quan Lien Xo o Leningrad Kíp lái máy bay ném bom Tupolev SB-2 của không quân Xô Viết sau khi hoàn thành nhiệm vụ bay tấn công ban đêm. Trong chiến dịch phòng thủ Leningrad, SB-2 tham gia với vai trò không kích đơn vị pháo binh quân Đức.

VietBao.vn (Theo_Báo Đất Việt

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét