Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

VĨ ĐẠI BẰNG BẠO LỰC?

-Phải chăng vô cớ dùng bạo lực chà đạp nước khác, là cách làm cho nước mình trở nên vĩ đại?
-Hiện nay có vẻ như ba nước đang tranh dành nhau quyền thống lĩnh thế giới là Nga, Tàu và Mỹ bằng những chủ trương khác nhau. Trong đó, chúng ta cho rằng: Nga đi trên con đường chính nghĩa nhất nên thông thoáng nhất, Mỹ đi trên con đường phi lý, tàn bạo, thô kệch, nên khúc khuỷu, gập gềnh và chẳng đi tới đâu, còn Tàu thì đi trên con đường đầy thủ đoạn, lừa mị, lợi dụng bẩn thỉu, nên chứa chấp mâu thuẫn không thể dung hòa, do đó con đường mà Tàu đang đi là con đường dẫn tới chỗ chết. Khoảng 150 năm nữa sẽ không còn thấy nước Tàu trên bản đồ thế giới. Ngòi nổ phân rã Tàu chính là Duy Ngô Nhĩ.
-Putin là con người thông minh và tỉnh táo chính trị hiếm có. Ông đã biết chớp thời cơ làm cho nước Nga trở lại hùng mạnh như thời Xô - viết xưa kia. Những hành động ấy của tổng thống Nga không khỏi làm cho tổng thống Mỹ hiện nay là Donald Trump phần nào ngưỡng mộ và..."bắt chước".
-Hành động đột ngột, làm cho cả thế giới bất ngờ của tổng thống Putin trước đây và của tổng thống mới lên Donald Trump vừa rồi rất giống nhau về hình thức, nhưng khác xa về thực chất: tổng thống Nga chững chạc, có cơ sở pháp lý đủ mạnh, xử sự như người quân tử có học, người tỉnh, thì trái lại, tổng thống Mỹ bộp chộp, vô lý, xử sự như kẻ ngụy quân tử vô học, kẻ điên.
-Phải chăng bản chất tốt đẹp của Cộng sản vẫn còn trong Putin và bản chất xấu xa của Tư bản vẫn còn trong Donald Trump!?

--------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

                                      Vụ tấn công bằng khí độc ở Syria bị cả thế giới lên án


Thế giới lên án vụ tấn công ‘bằng khí độc’ làm chết 100 người ở Syria


Một trẻ em được chữa trị tại bệnh viện ở Khan Sheikhoun /// AFP




Một trẻ em được chữa trị tại bệnh viện ở Khan SheikhounAFP
Cộng đồng thế giới ngày 4.4 đã bày tỏ sự phẫn nộ với vụ không kích bị cho là sử dụng vũ khí hóa học làm chết ít nhất 100 người và hơn 400 người bị các vấn đề hô hấp tại thị trấn Khan Sheikhun ở Syria.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Syria (SOHR) nói rằng vụ tấn công đã làm nhiều người bị ngạt thở và có người sùi bọt mép. Trong số những người thiệt mạng có ít nhất 11 trẻ em chưa đến 8 tuổi.
Theo AFP, Ủy ban Điều tra về Syria của Liên Hiệp Quốc cho biết họ đã bắt đầu điều tra về vụ tấn công trên. Trong một tuyên bố, ủy ban này nói rằng vụ tấn công trên là đáng lo ngại và sẽ làm rõ tình hình xung quanh hành động có thể coi là “tội ác chiến tranh”.
Cùng ngày 4.4, Cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại của EU Federica Mogherini tuyên bố chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công. “Đây là một sự nhắc nhở rằng tình hình thực tế sẽ còn tiếp tục bi thảm tại nhiều khu vực ở Syria”, bà nói.
Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng nói rằng Tổng thống Assad phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công mà ông mô tả là “một cuộc thảm sát”
Ngoại trưởng Anh Boris Johnson khẳng định vụ việc “cần phải được điều tra và thủ phạm phải chịu trách nhiệm” về hành động của mình.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer thì tuyên bố vụ tấn công này đáng lên án và không thể bị bỏ qua trong một thế giới văn minh. Ông Spicer cũng chỉ trích diễn biến này là hậu quả từ "sự nhu nhược" của chính quyền Barack Obama.
"Tổng thống Obama nói vào năm 2012 rằng ông ấy sẽ thiết lập lằn ranh đỏ chống lại việc sử dụng vũ khí hóa học rồi sau đó chẳng làm gì cả. Mỹ đoàn kết cùng các đồng minh trên toàn cầu lên án hành động không thể dung thứ này", ông Spicer nói.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết nước ông lên án mạnh mẽ vụ tấn công, coi đó là một tội ác chống nhân loại. Reuters đưa tin Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng đã trao đổi vấn đề này với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố vụ tấn công ở Idlib ngày 4.4 cho thấy thế giới cần phải hành động để buộc Syria phải từ bỏ hẳn vũ khí hóa học.

Về phần mình, Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về Syria Staffan de Mistura cho hay vụ tấn công “đến từ không trung”, và rằng Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ nhóm họp để xác định trách nhiệm thuộc về bên nào. Theo AFP, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ họp khẩn vào ngày 5.4 để bàn về vụ tấn công, theo yêu cầu của Anh và Pháp.
Trong khi đó, quân đội Syria ra tuyên bố dứt khoát bác bỏ sự dính líu đến vụ tấn công và quy trách nhiệm cho "các nhóm khủng bố và những kẻ hậu thuẫn chúng".
Cũng trong ngày 4.4, Bộ Quốc phòng Nga  khẳng định máy bay của quân đội nước này đã không thực hiện vụ tấn công nào gần thị trấn Khan Sheikhun.
Tổ chức đối lập Liên minh Dân tộc Syria đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra vụ việc mà họ cáo buộc do chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad gây ra.
Trùng Quang

Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn về vụ tấn công bằng khí độc tại Syria


VOV.VN - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5/4 tiến hành họp khẩn về vụ tấn công tình nghi sử dụng khí độc tại Syria khiến nhiều người thiệt mạng.


Vụ tấn công đã một lần nữa gây rúng động cộng đồng thế giới và phủ bóng đen lên những nỗ lực đang được triển khai nhằm thúc đẩy một tiến trình hòa bình cho quốc gia Trung Đông này sau hơn 6 năm nội chiến dai dẳng.
hoi dong bao an lhq hop khan ve vu tan cong bang khi doc tai syria hinh 1
Một số nạn nhân trúng khí độc sarin ở Syria. Ảnh: Reuters
100 người, trong đó có cả trẻ em đã thiệt mạng và 400 người khác bị ảnh hưởng trong vụ không kích tình nghi sử dụng chất độc tại thị trấn Khan Sheikhun, Tây Bắc Syria do quân đối lập kiểm soát.

Những con số mới nhất được Liên minh các tổ chức cứu trợ công bố và được cơ quan y tế tỉnh Idlib xác nhận đã gây chấn động khắp thế giới, nhưng cũng giống như những lần trước đó, sự thật về thảm họa này và ai đứng đằng  đó thì vẫn là một câu hỏi và không biết đến bao giờ mới có thể được trả lời.

Một đoạn băng ghi hình do các nhà hoạt động nhân đạo ghi lại được cho thấy, chỉ có duy nhất một máy bay hoạt động tại thị trấn vào thời điểm này và không kích nhằm vào nhiều mục tiêu trước khi những cột khói bốc lên.

Trong khi đó, những hình ảnh phát đi trên mạng xã hội Twitter cho thấy cảnh rất nhiều trẻ em thiệt mạng hoặc bất tỉnh, không phản ứng với ánh sáng. Một bác sĩ có mặt tại khu vực đã xác nhận dường như đây là những nạn nhân của một vụ tấn công bằng khí sarin. Ít nhất 15 người, hầu hết là phụ nữ và trẻ em đã được đưa tới Thổ Nhĩ Kỳ để điều trị sau vụ tấn công.

Nhiều người trong số này vẫn chưa hết bàng hoàng: “Vụ tấn công xảy ra lúc khoảng 6-7h sáng, lúc đó cả gia đình tôi đang ngủ. Chúng tôi đã nghe thấy một tiếng nổ rất lớn. Tôi cảm thấy chóng mặt và buồn nôn. Tôi không còn nhớ mọi chuyện sau đó thế nào”.

Theo yêu cầu của Mỹ, Anh và Pháp, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm nay triệu tập một cuộc họp khẩn nhằm thảo luận về vụ tấn công tình nghi sử dụng vũ khí hóa học. Những nước này cũng đã trình Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc một dự thảo nghị quyết lên án vụ tấn công, cũng như yêu cầu Chính phủ Syria phải hợp tác đầy đủ với các nhà điều tra quốc tế.


Trước đó ngày 4/4, Liên minh dân tộc Syria, tập hợp các lực lượng đối lập chính cũng yêu cầu Hội đồng Bảo an tổ chức họp khẩn và tiến hành một cuộc điều tra. Phe đối lập Syria cáo buộc chính quyền Syria tiến hành không kích thành phố Khan Sheikhun với những đầu đạn chứa chất độc hóa học.

Quân đội Syria đã ngay lập tức phủ nhận các cáo buộc, đồng thời khẳng định không bao giờ sử dụng loại vũ khí độc hại này “vào bất kỳ thời điểm nào, ở bất kỳ khu vực nào và cũng sẽ không hành động như vậy trong tương lai”.

Dù cuộc tranh cãi về việc ai phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công này sẽ còn kéo dài, song theo các nhà phân tích, một điều chắc chắn rằng sự kiện khủng khiếp này đã đẩy cuộc khủng hoảng Syria lên một nấc thang nguy hiểm mới, một lần nữa cho thấy, cộng đồng quốc tế dường như đã hòan toàn bất lực trước lò lửa xung đột này.

Những bế tắc trong cuộc khủng hoảng Syria vẫn như vậy trong suốt hơn 6 năm qua và vụ tấn công bằng vũ khí hóa học này được xem là một biến tướng hết sức nghiêm trọng.

Ông Olivier Money, Giám đốc truyền thông Ủy ban cứu trợ quốc tế cho biết: “Hãy nhớ rằng, chúng ta đang trong năm thứ 7 của cuộc khủng hoảng Syria và đây là một cuộc xung đột đang di căn, nó đang thay đổi về hình thức, với sự trỗi dậy của IS và tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaeda. Chúng ta đang chứng kiến một cuộc chiến tranh ủy nhiệm ngoại giao phức tạp. Vì vậy việc giải quyết vấn đề này sẽ vô cùng khó khăn”.


Chính phủ Syria đã thông qua hiệp ước cấm vũ khí hóa học năm 2013, đồng ý phá hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học của mình, dưới sự giám sát của một phái bộ chung giữa Liên Hợp Quốc và Tổ chức cấm vũ khí hóa học.

Phần lớn kho vũ khí được chính phủ Syria khai báo, tức khoảng 1.300 tấn chất hóa học độc hại đã được đưa ra khỏi nước này để tiêu hủy, sau một thỏa thuận Nga-Mỹ. Văn kiện đã cho phép tránh một cuộc can thiệp quân sự của Mỹ sau khi Chính phủ Syria bị cáo buộc đã sử dụng khí sarin trong một vụ tấn công làm 1.400 người thiệt mạng.

Trong một thông báo, Tổ chức cấm vũ khí hóa học đã bày tỏ lo ngại về vụ tấn công, đồng thời khẳng định đang thu thập và phân tích  thông tin từ mọi nguồn có thể.

Có thể thấy, ngoài việc làm hằn sâu hơn sự thù hận chia rẽ trong quốc gia này, mức độ nguy hiểm còn ở chỗ vũ khí hóa học, một trong những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, gây sát thương lớn cho con người vẫn đang được sử dụng ở phạm vi rộng dù rất nhiều cam kết đã được đưa ra.

Điều nguy hiểm là trong tình trạng hỗn loạn hiện nay, loại vũ khí này hoàn toàn đã có thể lọt vào tay những lực lượng không thể kiểm soát, trong đó có lực lượng cực đoan và khủng bố, một hệ lụy đáng báo động nảy sinh từ cuộc khủng hoảng không lối thoát tại Syria./.


Thu Hoài/VOV-Trung tâm Tin Tổng hợp

                                   Thảm cảnh ơ Syria sau cuôc tấn công bằng vũ khi hoa hoc

Vụ tấn công bằng khí độc ở Syria “vượt qua cả một ranh giới đỏ”
Nguyễn Phương (Theo RT)
06-04-2017 12:58
Kinhtedothi - Tại cuộc họp báo chung với Quốc vương Jordan Abdullah tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảnh báo chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã vượt qua một giới hạn với vụ tấn công được cho là sử dụng vũ khí hóa học tại tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria hôm 4/4.
Trong cuộc họp báo chung với Quốc vương Jordan Abdullah, Tổng thống Trump nêu rõ: "Khi người ta giết hại trẻ em vô tội... điều đó vượt qua rất nhiều ranh giới, vượt qua cả một ranh giới đỏ... Điều đó đã xảy ra, thái độ của tôi đối với Syria và ông Assad đã thay đổi rất nhiều... Nó đang ở một cấp độ rất khác."
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mô tả vụ tấn công bằng khí độc ở Syria là "kinh khủng".
Các nước phương Tây và Mỹ đều lên án mạnh mẽ vụ tấn công được cho là sử dụng vũ khí hóa học tại tỉnh Idlib, khiến ít nhất 70 người thiệt mạng, trong đó có rất nhiều trẻ em. Lực lượng quân đội Syria đã phủ nhận trách nhiệm gây ra vụ tấn công này.
Tổng thống Mỹ không nêu rõ chi tiết về phản ứng của Mỹ về vụ việc, song trước đây nhà lãnh đạo này từng phản đối Mỹ can thiệp quân sự sâu hơn vào cuộc nội chiến Syria.
Trong cuộc họp báo, khi được hỏi liệu ông có đang định hình một chính sách mới về Syria, Tổng thống Trump nói: "Rồi các bạn sẽ biết."
Tổng thống Mỹ đã nhắc lại cam kết tiêu diệt nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và "bảo vệ nền văn minh," đồng thời dự đoán chiến dịch chống IS tại Syria và Iraq sẽ được rút ngắn.

Tổng thống Syria Assad bị buộc tội trong vụ tấn công hóa học ở Idlib

0 Trung Hiếu - Phương Thu (Tổng hợp) 
ANTD.VN - Ngày 5-4, nhiều nước lớn như Mỹ, Anh, Pháp đồng loạt lên tiếng đổ trách nhiệm cho chính phủ Syria trong vụ ném bom hóa học xuống thị trấn Khan Sheikhoun, Idlib làm 72 người chết và hơn 200 người bị thương.
Theo Tổ chức giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) có quan điểm thân phương Tây, một cuộc không kích bằng bom chứa khí độc đã xảy ra vào ngày 4-4, tại khu vực thị trấn Khan Sheikhoun do quân nổi dậy kiểm soát ở tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria.
Hiện số nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công đã lên tới con số 72 người, trong đó có 20 trẻ em. Bên cạnh đó, hơn 200 người đang phải điều trị do gặp các vấn đề về hô hấp hay các triệu chứng như ngất xỉu, nôn mửa và sùi bọt ở miệng.
Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ Recep Akdag khẳng định nước này đã nắm trong tay những bằng chứng chỉ ra rằng vụ không kích trên là một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học.
ảnh 1
Những vụ tấn công bằng vũ khí hóa học luôn bị Liên Hợp Quốc và nhiều quốc gia lên án mạnh mẽ
Mặc dù lúc này chưa thể xác định phía nào đã tiến hành vụ không kích, song hàng loạt nước phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp và cả Israel đều nhanh chóng lên tiếng cáo buộc Tổng thống Syria Bashar al-Assad đứng sau vụ việc.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer đã lên tiếng cáo buộc các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại tỉnh Idlib là do Damascus tiến hành. Bên cạnh đó, Nhà Trắng còn chỉ trích sự yếu kém của chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama trong việc giải quyết vấn đề này.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho rằng ông Assad sẽ phải chịu trách nhiệm vì thực hiện "tội ác chiến tranh" vừa qua ở Idlib. Còn Tổng thống Pháp Francois Hollande lên án người đứng đầu chính quyền Damascus vì đã có "hành động tàn sát" như vậy. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thì cho rằng thế giới cần phải có những hành động thiết thực hơn nữa để loại bỏ vũ khí hóa học khỏi Syria.
Cũng trong ngày 4-4, 3 nước Mỹ, Anh, Pháp đã trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) dự thảo nghị quyết lên án vụ tấn công. Dự thảo nghị quyết của 3 quốc gia này yêu cầu LHQ và Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) thành lập một tổ điều tra chung để xác định bên nào phải chịu trách nhiệm về các vụ tấn công hóa học ở Syria và nhóm này phải làm việc ngay lập tức để xác định thủ phạm.
Còn tại Syria, Liên quân đối lập quốc gia và lực lượng cách mạng Syria (NKORS) cũng cáo buộc Không quân Syria tiến hành cuộc tấn công vũ khí hoá học tại Idlib.
Những động thái này được lý giải là do chính quyền Assad đã từng sở hữu vũ khí hoá học trong quá khứ.
Mặc dù trên lý thuyết, kho vũ khí này đã bị tước bỏ khi Syria chính thức tham gia Công ước vũ khí hóa học và cam kết tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học với Mỹ vào năm 2013. Song sau đó, chính quyền Assad vẫn thường xuyên bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học trong các vụ tấn công tại Syria. Trước đó, Liên Hợp Quốc cũng từng khẳng định quân chính phủ Syria là thủ phạm gây ra ít nhất 3 vụ tấn công bằng khí độc clo vào các năm 2014 và 2015.  

Nga lên tiếng về vụ ’tấn công bằng khí độc’ ở Syria

A- A A+ ‹Đọc›
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
Bộ Quốc phòng Nga ngày 5.4 cho biết vụ nhiễm khí độc ở thị trấn Khan Sheikhun hôm 4.4 là do rò rỉ khí độc từ một nhà kho “của quân khủng bố” bị máy bay của quân đội Syria oanh kích, theo báo.

Cấp cứu những người bị nhiễm độc trong vụ không kích ngày 4.4
Cấp cứu những người bị nhiễm độc trong vụ không kích ngày 4.4
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết có đến 100 người, bao gồm 20 trẻ em, đã thiệt mạng và 400 người bị thương trong vụ tấn công tại Khan Sheikhun. Thị trấn này hiện nằm dưới quyền kiểm soát của quân nổi dậy và các tay súng thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
“Theo dữ liệu khách quan của lực lượng kiểm soát không phận Nga, máy bay Syria đã ném bom trúng một nhà kho lớn của quân khủng bố gần Khan Sheikhun”, Bộ Quốc phòng Nga cho hay trong một thông cáo. Phía Nga khẳng định nhà kho nói trên “là nơi chế tạo bom và có chất độc hóa học”.
Cũng theo Bộ Quốc phòng Nga, kho vũ khí trên được dự định chuyển cho các tay súng tại Iraq. Đài RT dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov nhấn mạnh thông tin của Moscow là “hoàn toàn khách quan và đã được thẩm định”.
Thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ việc các phần tử khủng bố sử dụng vũ khí hóa học đã nhiều lần được các tổ chức quốc tế cũng như giới chức tại Iraq chứng minh. Phía Nga không nói rõ liệu chính quyền Syria biết có vũ khí hóa học ở đó hay không, nhưng chĩa mũi dùi vào “những kẻ khủng bố” mà họ cho là đang nắm giữ vũ khí hóa học.
Trước đó Moscow tuyên bố máy bay của quân đội Nga đã không thực hiện bất kỳ vụ không kích nào tại Khan Sheikhun.
Phe đối lập Syria quy trách nhiệm vụ tấn công cho lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad. Tuy nhiên, quân đội Syria đã cực lực bác bỏ cáo buộc này và đổ lỗi cho “các nhóm khủng bố” sử dụng “chất độc hóa học”.
Các nhóm nổi dậy do tổ chức Mặt trận Fateh al-Sham dẫn đầu đã thề sẽ trả đũa chính quyền Syria về vụ tấn công ngày 4.4.
Cộng đồng quốc tế đã lên án vụ tấn công ở Khan Sheikhun. Mỹ, Pháp và Anh đã chuẩn bị một dự thảo nghị quyết của HĐBA LHQ kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra đầy đủ.
đăng bởi: thanhnien.com.vn

                                    Lý do Donald Trump đột ngột tấn công Syria rất đáng sợ

Ông Trump giải thích lý do không tấn công đường băng ở Syria

(NLĐO) – Thống đốc tỉnh Homs - Syria ngày 8-4 xác nhận căn cứ không quân Shayrat bị Mỹ công kích đã hoạt động trở lại.

Thống đốc tỉnh Homs Talal Barazi xác nhận với Reuters rằng: “Căn cứ không quân đã hoạt động lại. Máy bay đã cất cánh từ đây”.
Ông Barazi không tiết lộ thời điểm máy bay cất cánh từ căn cứ Shayrat.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) khẳng định chiến đấu cơ đã cất cánh từ căn cứ Shayrat vào hôm 7-4 và tiến hành không kích các khu vực bị quân nổi dậy chiếm giữ ở phía Đông tỉnh Homs.Tuy nhiên, một nhà hoạt động khác nói các chuyến bay này diễn ra hôm 8-4.
Một nguồn tin tiết lộ lực lượng tại căn cứ đã được sơ tán gần hết nhờ thông tin cảnh báo của Nga.
Khi được hỏi về thông tin trên, Lầu Năm Góc cho biết câu trả lời nên để cho chính phủ Syria đưa ra.

Thống đốc tỉnh Homs Barazi nói căn cứ không quân Shayrat đã hoạt động trở lại. Ảnh: Sputnik
Thống đốc tỉnh Homs Barazi nói căn cứ không quân Shayrat đã hoạt động trở lại. Ảnh: Sputnik
Sau khi xuất hiện thông tin nói rằng hai chiến đấu cơ Syria đã cất cánh từ căn cứ Shayrat, Tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng bảo vệ quyết định không tấn công đường băng của căn cứ này.
“Thông thường, bạn không nhắm vào đường băng vì chúng sẽ được sửa chữa một cách dễ dàng, không tốn kém và nhanh chóng” – ông Trump giải thích. Tổng thống Trump hôm 8-4 ca ngợi lực lượng quân đội vì đã “đại diện cho Mỹ và thế giới một cách tuyệt vời trong cuộc không kích Syria”.
Trước đó, vào rạng sáng 7-4 (giờ Syria), Mỹ tiến hành công kích căn cứ không quân Shayrat để trả đũa cuộc tấn công hóa học giết chết 90 người, trong đó có 30 trẻ em tại tỉnh Idlib vài ngày trước đó.
Chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad bị Mỹ cáo buộc tiến hành cuộc tấn công hóa học từ căn cứ không quân này. Damascus đã bác lời cáo buộc trên và khẳng định không sử dụng vũ khí hóa học. Quân đội Syria hôm 7-4 cho hay cuộc không kích của Mỹ khiến căn cứ không quân Shayrat thiệt hại nặng nề.
Washington khẳng định 59 tên lửa Tomahawk được phóng đi đều tấn công trúng mục tiêu.
Một quan chức Mỹ khẳng định kết quả đánh giá ban đầu cho thấy cuộc không kích phá hủy 20 máy bay Syria. Tuy nhiên, đường băng và những khu vực bị nghi chứa vũ khí hóa học không thiệt hại.
Trong khi đó, một nguồn tin quân đội ủng hộ Tổng thống Assad nói rằng chỉ có một vài chiếc máy bay Syria bị phá hủy trong cuộc không kích của Mỹ. Nguồn tin ngày khẳng định căn cứ không quân Shayrat đã kịp sơ tán vì được Nga báo tin về cuộc không kích.
Cao Lực (Theo Reuters)

Tập Cận Bình "thờ ơ, lãnh đạm" khi nghe Trump thông báo việc tấn công Syria trong tiệc tối

Thủy Thu |
Tập Cận Bình "thờ ơ, lãnh đạm" khi nghe Trump thông báo việc tấn công Syria trong tiệc tối
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump trong buổi tiệc tối 6/4. Ảnh: Reuters

Sau khi nhận được thông báo từ Tổng thống Mỹ, ông Tập Cận Bình không có phản ứng nào tỏ ra quan tâm, sau đó bình thản ra về.



Theo tờ Sankei Shimbun (Nhật Bản) ngày 8/4, nhằm thể hiện sự coi trọng Washington, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu ngay trong chuyến công du Mỹ: "Chúng ta có hàng nghìn lý do để xây dựng mối quan hệ Trung-Mỹ nhưng không có một lý do để phá hỏng quan hệ này".
Đồng thời, theo báo Nhật, kết quả cụ thể của hội nghị thượng đỉnh Trung-Mỹ lần này thể hiện việc mở rộng cơ chế đối thoại song phương trong tương lai cũng như tích cực nỗ lực loại bỏ mức thâm hụt thương mại hai nước càng sớm càng tốt.
Báo Nhật: Tổng thống Trump báo cho ông Tập về vụ Mỹ tấn công Syria ngay tại tiệc tối - Ảnh 1.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trực tiếp báo cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về thông tin Mỹ tấn công Syria ngay tại bữa tiệc. Ảnh: AP
Tuy nhiên, kỳ vọng khuyến khích Nhà Trắng tham gia sáng kiến kinh tế "Một vành đai, một con đường" của Trung Nam Hải đã không đạt được mục đích.
Theo Sankei, đáng chú ý nhất, trong dạ tiệc hôm 6/4 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump đã trực tiếp thông báo việc Mỹ tấn công Syria cho người đồng cấp Trung Quốc nhưng ông Tập chỉ "lãnh đạm tỏ ý đã hiểu", tiếp tục tham dự tiệc tối, sau đó bình thản trở về khách sạn.
Truyền thông Nhật đặt nghi vấn về thái độ của nhà lãnh đạo Trung Quốc bởi khi căn cứ quân sự của chính phủ Syria bị tấn công bởi 59 tên lửa Tomahawk, là một quốc gia thân cận với Nga - nước đồng minh ủng hộ chính quyền Bashar al-Assad thì ông Tập lại không đưa ra bất cứ phản ứng nào có lợi cho Moscow.
Tờ này sau đó lý giải rằng, có thể khi đó sự xích lại gần nhau trong quan hệ Trung-Mỹ đã phủ bóng lên quan hệ Trung-Nga.
Một luồng ý kiến khác cho rằng, nếu Washington thông báo trước cho Bắc Kinh về kế hoạch tấn công Syria, ông Tập sẽ đưa ra ý kiến phản đối.
Tuy nhiên do lúc này hai chương trình nghị sự chính - vấn đề Triều Tiên và thương mại giao dịch Trung-Mỹ - đang ở thời khắc khó khăn nên để duy trì ưu thế, người đứng đầu Trung Nam Hải không còn lựa chọn khác ngoài việc tập trung vào mối quan hệ Trung-Mỹ.
"Trong quan hệ đối ngoại, Tập Cận Bình đã thể hiện là nhà lãnh đạo quá 'kín đáo", chuyến công du Mỹ lần này là một phản ánh sống động nhất", Sankei kết luận.
Ngày 7/4, Trung Quốc đã đưa ra phản ứng thận trọng trước thông tin Mỹ phóng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ quân sự của chính phủ Syria nhằm trả đũa cho vụ tấn công vũ khí hóa học khiến hàng trăm dân thường thương vong hồi tuần trước - phía Mỹ cáo buộc do quân đội chính phủ Syria gây ra.
Phát biểu tại buổi họp báo thường ngày ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh không lên án các cuộc không kích của Mỹ mà chỉ nói rằng: Trung Quốc luôn phản đối "việc sử dụng vũ lực" đồng thời kêu gọi các bên liên quan cần duy trì tiến trình chính trị ổn định để giải quyết vấn đề Syria.
theo Trí Thức Trẻ

Tấn công Syria, một mũi tên nhiều đích của ông Trump ?



Vụ tấn công bằng tên lửa của Mỹ ẩn chứa nhiều thông điệpAFP
Cuộc tấn công được triển khai khi Tổng thống Mỹ đang tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc gửi đi tín hiệu rằng ông Donald Trump không ngại tiến hành các hành động quân sự đơn phương.
Diễn biến xung quanh vụ Mỹ tấn công Syria bằng tên lửa hành trình diễn ra hết sức dồn dập và kịch tính. Quyết định tấn công được đưa ra chưa đầy 72 giờ đồng hồ kể từ khi xảy ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria mà Washington và các đồng minh quy trách nhiệm cho lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad vào ngày 4.4. Và tin tức về việc Tổng thống Trump cân nhắc hành động quân sự được tiết lộ chỉ vài giờ trước khi các tên lửa được tàu khu trục Mỹ phóng đi vào sáng 7.4.

Nói là làm
Thông điệp trực tiếp từ hành động quân sự bất thình lình của Mỹ trước hết nhằm vào chính quyền của Tổng thống Assad, rằng Mỹ sẽ không dung thứ việc sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến ở Syria. Mục đích đầu tiên của hành động quyết đoán này là răn đe lực lượng của ông Assad tiến hành các vụ tấn công tương tự vụ họ bị cáo buộc là thủ phạm.
Ngoài ra, Mỹ còn thể hiện rằng nước này không ngại sẵn sàng can dự sâu hơn nữa vào cuộc chiến ở Syria nếu cần thiết, như phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson: “Nó thể hiện rõ ràng rằng tổng thống sẵn lòng thực hiện hành động quyết đoán khi cần”.

Sáng 7.4, các khu trục hạm Mỹ ở Địa Trung Hải đã bắn hơn 50 tên lửa hành trình Tomahawk vào một căn cứ không quân của Syria, theo Reuters.

Với mục tiêu răn đe như thế, nhiều khả năng đây là đợt tấn công duy nhất của Mỹ nhằm vào lực lượng Syria, ít nhất trong khoảng thời gian trước mắt. Lý do là tín hiệu đã được gửi đi khi những quả tên lửa Tomahawk phá hủy các căn cứ không quân Syria. Tuy nhiên, hành động của Mỹ cũng tiềm ẩn khả năng nước này phải dấn sâu hơn nữa nếu lực lượng Syria phớt lờ thông điệp cảnh báo và tiếp tục tiến hành các hành động “không thể dung thứ” trong mắt chính quyền Mỹ.
Thông điệp này dĩ nhiên không chỉ đơn thuần gửi đến Syria mà cả các quốc gia và lực lượng được xem là đồng minh của ông Assad như Nga, Iran và Hezbollah. Tín hiệu với Moscow là Mỹ sẽ không ngại ra tay ngay cả khi hành động của họ kéo theo nguy cơ xung đột trực tiếp với một cường quốc hạt nhân. Điều này rõ ràng giúp trấn an các đồng minh ở châu Âu đang lo ngại sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Tương tự, trước thực tế các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông ngày càng mất lòng tin vào Washington dưới thời chính quyền Barack Obama, cuộc tấn công cũng phục vụ như một sự tái cam kết với các nước đồng minh rằng Mỹ sẽ tiếp tục duy trì vai trò “sen đầm” ở khu vực.
Tín hiệu cho châu Á-Thái Bình Dương
Ngoài bối cảnh liên quan đến cuộc chiến Syria, quyết định của Tổng thống Trump nhiều khả năng còn ẩn chứa nhiều thông điệp khác, đặc biệt khi chính quyền non trẻ của ông đang đối mặt với thách thức an ninh ở nhiều nơi trên thế giới.
Cuộc tấn công diễn ra khi ông Trump đang tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại resort Mar-a-Lago, bang Florida. Đây là chuyến thăm nhằm mục đích định hướng quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới, cũng như giải quyết nhiều vấn đề khúc mắc giữa Washington và Bắc Kinh.
Tấn công Syria, một mũi tên nhiều đích của ông Trump ? - ảnh 2
Ông Tập Cận Bình sẽ nhìn nhận như thế nào về quyết định tấn công Syria của ông Donald Trump? AFP
Vấn đề nổi cộm hiện nay là chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Cuộc hội đàm thượng đỉnh Mỹ-Trung diễn ra ngay sau khi Triều Tiên phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung. Phản ứng trước động thái của Bình Nhưỡng, Ngoại trưởng Tillerson chỉ đưa ra một thông điệp không thể ngắn gọn hơn: “Mỹ đã nói quá đủ về vấn đề này. Chúng tôi sẽ không bình luận gì thêm”. Tín hiệu ẩn chứa trong thông điệp của ông Tillerson là không như thời “kiên nhẫn chiến lược” của chính quyền Barack Obama, Mỹ từ lúc này sẽ không nói nữa mà hành động.
Diễn biến kịch tính xảy ra khi các cố vấn an ninh quốc gia Mỹ gấp rút nhóm họp cùng ông Trump để “bật đèn xanh” cho vụ tấn công ngay trước tiệc chiêu đãi ông Tập Cận Bình. Và hành động của Mỹ ở Syria là thông điệp không thể nhầm lẫn gửi đến Bình Nhưỡng rằng Mỹ sẽ không ngại hành động dứt khoát với các phương án quân sự sẵn có nếu lợi ích của mình bị đe dọa. Tương tự Triều Tiên là Iran, một quốc gia mà chính quyền của ông Trump luôn nhìn vào với sự nghi kỵ, liên quan đến nỗ lực phát triển hạt nhân của Tehran trước đây.
Tín hiệu này dĩ nhiên cũng được gửi đến Trung Quốc, quốc gia bị Washington cho là không làm đủ để kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Cũng như Mỹ gây áp lực với Nga về Syria, tín hiệu gửi đến Bắc Kinh là Mỹ không ngại và sẵn sàng hành động đơn phương với bất kỳ vấn đề gì bị cho là đe dọa an ninh và lợi ích Mỹ. Động thái của Mỹ củng cố độ khả tín của tuyên bố cách đây vài ngày của ông Trump rằng nếu Trung Quốc không giải quyết vấn đề Triều Tiên thì Mỹ sẽ ra tay.
Liên quan đến vấn đề Triều Tiên, thông điệp này còn mang tính trấn an đối với các đồng minh của Mỹ trong khu vực như Hàn Quốc và Nhật Bản, các nước nhiều khả năng sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Một tín hiệu quan trọng không kém được gửi đến cho ông Tập Cận Bình là quyết tâm của Mỹ trong vấn đề động chạm đến lợi ích khác là các tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông, rằng Mỹ sẽ không ngồi yên nếu các quyền tự do hàng không và hàng hải ở các vùng biển này bị đe dọa, thậm chí nếu phải hành động trong thời gian rất ngắn.
Trong bối cảnh có nhiều đồn đoán về việc Trung Quốc có ý định tiếp quản vai trò siêu cường số 1 của Mỹ trên trường quốc tế. Các quả Tomahawk được phóng vào Syria còn thể hiện sức mạnh quân sự vượt trội của Mỹ bởi khó có quốc gia nào sở hữu năng lực hoạch định và triển khai cuộc tấn công trong thời gian ngắn như thế.
Với một mũi tên trúng rất nhiều đích như vậy, phản ứng của các quốc gia trên thế giới trước vụ tấn công vào Syria sẽ ẩn chưa cách nhìn nhận của họ với thông điệp bất ngờ của Mỹ.
Tấn công Syria, một mũi tên nhiều đích của ông Trump ? - ảnh 3
Công Chính

Sự thật đằng sau hành động Mỹ tấn công quân sự nhằm vào Syria

authorVietnam+ Thứ Sáu, ngày 07/04/2017 16:00 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Hành động quân sự bất ngờ của Mỹ nhằm vào chế độ Assad đã đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc khủng hoảng ở Syria sau sáu năm quốc gia này chìm trong nội chiến và là một sự thay đổi thái độ đột ngột của ông Trump. Nó đã diễn ra bất chấp sự cảnh báo của Nga về những “hậu quả tiêu cực” nếu Washington tấn công Syria.   

Tàu chiến Mỹ đã bắn hàng chục tên lửa hành trình vào Syria. (Nguồn: NBC)
Theo AFP và Tân Hoa Xã, trong bối cảnh có nhiều giả thiết về khả năng Mỹ sẽ can thiệp quân sự nhằm đáp trả vụ tấn công man rợ bằng vũ khí hóa học vừa xảy ra tại Syria (mà Tổng thống Bashar al-Assad bị cáo buộc là đứng đằng sau), tối 6.4 theo giờ Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh tấn công quân sự một căn cứ không quân của Syria.
Trong một thông điệp được phát trên truyền hình chỉ vài giờ sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không thể nhất trí về việc xác minh vụ tấn công hóa học tại Syria, ông Trump đã xác nhận về việc Mỹ tấn công Syria và kêu gọi “tất cả các dân tộc văn minh” cùng đoàn kết để kết thúc sự giết chóc tại quốc gia này.
“Đêm nay tôi đã ra lệnh tiến hành một cuộc tấn công quân sự nhằm vào một sân bay ở Syria, nơi vụ tấn công hóa học được phát động. Lợi ích an ninh quốc gia của đất nước này chính là mục đích mà Mỹ muốn ngăn chặn việc sử dụng là lan truyền loại vũ khí hóa học chết người đó. Tôi kêu gọi tất cả các quốc gia văn minh hãy cùng tham gia với chúng tôi nhằm chấm dứt sự tàn sát đẫm máu ở Syria, cũng như kết thúc tất cả các loại hình chủ nghĩa khủng bố," ông nói.
Theo giới chức Mỹ, vào lúc 0 giờ 00 giờ GMT, quân đội nước này đã cho bắn hàng chục tên lửa hành trình vào sân bay Shayrat. Một quan chức Nhà Trắng cho biết chính xác là 59 “quả đạn” đã được bắn vào căn cứ này, trong khi theo lời một quan chức quốc phòng, “hàng chục” tên lửa hành trình Tomahawk đã được triển khai.
Hành động quân sự bất ngờ của Mỹ nhằm vào chế độ Assad đã đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc khủng hoảng ở Syria sau sáu năm quốc gia này chìm trong nội chiến và là một sự thay đổi thái độ đột ngột của ông Trump. Nó đã diễn ra bất chấp sự cảnh báo của Nga về những “hậu quả tiêu cực” nếu Washington tấn công Syria.
Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vladimir Safronkov nói: “Nếu một hành động quân sự diễn ra, tất cả mọi trách nhiệm sẽ đổ lên vai những người đã khởi xướng ra hành động bi kịch đầy ngờ vực này."
Có vẻ như vũ khí hóa học luôn là lý do cấp thiết nhất để tiến hành một hành động quân sự chống lại một quốc gia nào đó, và Syria cũng không phải một trường hợp ngoại lệ.
Tại Iraq năm 2003, Mỹ đã xâm lược quốc gia này với cái cớ là Iraq có sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, và thông tin này sau đó được chứng minh là vô căn cứ. Như vậy, một nguồn tin tình báo sai lệch đã đem tai họa đến với Iraq, đất nước đã chìm trong bất ổn kể từ năm 2003, với sự nổi lên của chủ nghĩa cực đoan, bè phái và một nền kinh tế kiệt quệ.
Trước đó, hôm 4.4, các nhóm đối lập tại Syria cáo buộc các máy bay chiến đấu của chính phủ nước này đã thải khí độc vào Khan Sheikhoun, một thị trấn hiện do phe nổi dậy kiểm soát thuộc vùng nông thôn tỉnh Idlib, phía Tây Bắc Syria. Hơn 70 người được cho là đã thiệt mạng trong vụ tấn công này.
Cùng ngày, Mỹ và các nước phương Tây đã cùng lên tiếng tố cáo chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad đứng sau vụ tấn công.
Theo Tân Hoa Xã, giới quan sát lấy làm ngạc nhiên bởi một vụ tấn công nghiêm trọng như vậy lại có thể lập tức kéo theo một cuộc chiến tranh mà không có sự điều tra kỹ lưỡng.
Trước đó, Chính phủ Syria đã thừa nhận tiến hành tấn công vào Khan Sheikhoun, nhưng bác bỏ việc phun khí độc xuống thị trấn này.
Ngày 6.4, Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem tuyên bố các cuộc không kích là nhằm vào một kho vũ khí thuộc sở hữu của Mặt trận Nusra có quan hệ với al-Qaeda. Ông cho biết vào thời điểm mà chính phủ Syria rất lạc quan rằng cộng đồng quốc tế ngày càng nhận thức rõ hơn về âm mưu nhằm vào Syria thì việc sử dụng vũ khí hóa học là điều phi lý. Vị bộ trưởng này lặp lại lời khẳng định rằng “các lực lượng quân đội Syria đã và sẽ không sử dụng vũ khí hóa học” và các lực lượng này hiện đã không còn sở hữu loại vũ khí này nữa.
Ông Al-Moallem cho biết thêm rằng Mặt trận Nusra có quan hệ với al-Qaeda và các nhóm có cùng chí hướng với chúng đã lưu trữ các nguyên liệu hóa học mà chúng mang từ Iraq sang Syria.
Giới phân tích cho rằng thật không hợp lý khi cáo buộc chính phủ tiến hành vụ tấn công hóa học vào thời điểm mà quân đội Syria ở trong tình trạng rất tốt, và không có lý do gì phải dùng đến phương sách cuối cùng là tiến hành một vụ tấn công như vậy để đạt được các mục đích của mình.
Osama Danura, một chuyên gia phân tích chính trị người Syria, nói với Tân Hoa Xã rằng chiến dịch chống Chính phủ Syria dường như đã được các thế lực Mỹ và phương Tây chuẩn bị từ trước.
Trong cuộc họp báo hôm 6.4, ông al-Moallem cho biết có một số mục đích đằng sau các cáo buộc về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học này: Thứ nhất là nhằm kích động ông Trump thay đổi ý kiến, và đúng là sau vụ tấn công này thì quan điểm của ông đối với Chính phủ Syria đã thay đổi so với trước đó, khi chính quyền của ông tuyên bố rằng lật đổ Tổng thống Syria Assad không còn là ưu tiên hàng đầu của họ. Mục tiêu thứ hai, đó là gây áp lực lên Nga, và nó sẽ thất bại bởi Moskva cho biết vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ quân đội Syria trong cuộc chiến chống “các nhóm khủng bố."
Mục tiêu thứ ba là gây áp lực lên Damascus. Tuy nhiên, mục tiêu này cũng không thành công bởi chính phủ Syria cho biết sẽ không thay đổi cách tiếp cận trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và trong cách xử lý vấn đề chính trị.
Các nguồn tin báo chí từ phía Mỹ cho rằng chính quyền nước này đang tính đến việc tiến hành hoạt động quân sự, mà bản chất của nó là gì thì vẫn chưa ai biết.
Mặc dù vậy, chuyên gia phân tích Danura cho rằng việc Mỹ hay các nước phương Tây phát động một cuộc chiến tranh vào Syria nghe có vẻ như là một “hành động tự sát," “tôi nói là họ sẽ tự sát bởi làm như vậy chẳng khác nào việc phát động chiến tranh thế giới lần thứ ba."
Giới phân tích cho rằng tình hình hiện nay gợi nhớ đến những gì đã diễn ra vào năm 2013, khi Tổng thống Mỹ lúc đó là Barack Obama đã đe dọa áp dụng biện pháp quân sự chống Damascus vì đã sử dụng nguyên liệu hóa học trong cuộc chiến ở Syria. Chiến dịch quân sự đó đã không xảy ra do Nga và Mỹ đã đạt được một thỏa thuận vào phút chót, theo đó tiêu hủy hết kho vũ khí của Chính phủ Syria dưới sự giám sát của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học.
Theo thỏa thuận này, vũ khí hóa học của Syria đã bị tiêu hủy hết, và các quan chức Chính phủ Syria, trong đó có ông al-Moallem và Thứ trưởng Ngoại giao Faisal Mekdad, cũng khẳng định chính phủ đã không còn sở hữu loại vũ khí này nữa.
Như vậy, tiêu hủy kho vũ khí của Syria chính là sự trao đổi để Mỹ không tiến hành chiến dịch quân sự vào năm 2013, còn bây giờ, đâu là cái giá, hay mục tiêu, đằng sau sự leo thang này?
 

                              Tổng thống Nga Putin tuyên bố Mỹ không kích Syria là gây hấn

Putin: Mỹ tấn công tên lửa Syria là "gây hấn xâm lược"

Việt Times2 ngày trước
VietTimes -- "Tổng thống Putin cho rằng đòn tấn công tên lửa của Mỹ ở Syria là sự gây hấn xâm lược chống lại một quốc gia chủ quyền, vi phạm luật pháp quốc tế dưới cái cớ ngụy tạo", Thư ký báo chí của tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov nói. Nga yêu cầu triệu tập khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sau vụ tấn công tên lửa Mỹ vào căn cứ không quân Syria.
Putin Mỹ tấn công tên lửa Syria là gây hấn xâm lược
Mỹ ồ ạt phóng tên lửa hành trình tấn công quân đội Syria
Vụ tấn công này phải được coi là một hành động gây hấn chống lại một nước thành viên của Liên Hợp Quốc, người đứng đầu Ủy ban Hội đồng Liên bang về Quốc phòng và An ninh Viktor Ozerov cho biết.
Mỹ tấn công căn cứ của lực lượng chính phủ Syria bằng tên lửa hành trình, kênh truyền hình NBC News đưa tin. Vụ tấn công tên lửa đã được mục tiêu đến căn cứ Homs. Theo dữ liệu tình báo Mỹ căn cứ này có thể là nơi được sử dụng cho các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học gần đây.
"Trước hết Nga sẽ yêu cầu triệu tập khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Điều này có thể được coi là một hành động gây hấn của Mỹ chống lại nước thành viên LHQ", ông Ozerov thông báo.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng đòn tấn công mà Mỹ giáng vào Syria gây tổn hại cho quan hệ với Nga, tạo trở ngại nghiêm trọng đối với việc tạo lập liên minh quốc tế chống chủ nghĩa khủng bố. Đó là thông báo của ông Dmitry Peskov, thư ký báo chí của tổng thống Nga.
"Hành động này của Washington gây phương hại đáng kể cho mối quan hệ Mỹ-Nga, vốn đã ở tình trạng tồi tệ", ông Peskov nói với các nhà báo khi bình luận về đòn không kích của Mỹ.
"Tổng thống Putin cho rằng đòn tấn công tên lửa của Mỹ ở Syria là sự gây hấn xâm lược chống lại một quốc gia chủ quyền, vi phạm luật pháp quốc tế dưới cái cớ ngụy tạo", ông Dmitry Peskov nói với các phóng viên.
"Còn điều chính yếu nhất, như Tổng thống Putin nhận xét, hành động này không giúp đưa chúng ta tới gần mục tiêu cuối cùng trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, trái lại, đang tạo ra trở ngại nghiêm trọng đối với việc thành lập một liên minh quốc tế hiệu quả để chống lại thế lực độc ác toàn cầu là chủ nghĩa khủng bố mà tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố là nhiệm vụ chính ngay trong thời gian tranh cử", ông Peskov nhấn mạnh.
Đêm rạng sáng 7/4, tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đã ra lệnh giáng đòn tấn công tên lửa vào sân bay ở Syria, nơi dường như từ đó đã thực hiện cuộc "tấn công hóa học vào thường dân" như phía Mỹ cáo buộc. Lầu Năm Góc tuyên bố rằng mục đích của cuộc tấn công tên lửa là sân bay Shayrat ở tỉnh Homs. Có thông báo rằng đòn đánh thực hiện bởi loạt tên lửa hành trình phóng từ các tàu chiến của Hải quân M ỹ. Như dữ liệu của Lầu Năm Góc, có 59 tên lửa đã được bắn đi.
Theo số liệu mới nhất, có 5 người thiệt mạng, 7 người bị thương.
AFP dẫn nguồn từ thống đốc tỉnh Homs Talal al-Barraza cho biết đòn tấn công tên lửa của Mỹ vào căn cứ không quân ở Syria đã gây thương vong với các nạn nhân. Theo lời ông Talal Al-Barraza, chính quyền địa phương hiện chưa nắm được thông tin chính xác về số người chết và bị thương.
Ông tuyên bố rằng sau cuộc không kích, từ một bộ phận của căn cứ đã bùng lên đám cháy do đó một số người bị thương.
Thống đốc Talal Al-Barraza tuyên bố với Sputnik trước đó, căn cứ không quân Shayrat mà Mỹ giáng đòn tấn công tên lửa là cơ sở quân sự đóng vai trò quan trọng trong việc dành hỗ trợ cho lực lượng Chính phủ trong cuộc chiến chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
"Quân đội Syria và các lực lượng vũ trang đang chiến đấu chống chủ nghĩa khủng bố, đặc biệt là ở phía đông tỉnh Homs. Và thời gian gần đây đã đạt tiến bộ đáng kể, giải phóng mỏ khí đốt và thành phố Palmyra cùng với vùng ngoại vi xung quanh. Căn cứ quân sự này ở về phía đông Homs đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho chiến dịch chống IS, nhất là là ở phần phía đông của Homs", ông Barazi nhận định qua điện thoại.
Truyền hình Nhà nước Syria gọi đòn tấn công tên lửa ồ ạt của Mỹ vào căn cứ của chính phủ là "hành động hiếu chiến gây hấn".
An Công

           Cuộc đối đầu lịch sử: “Nước Mỹ vĩ đại” của Trump với “Giấc mộng Trung Hoa” của Tập

'Nước Mỹ vĩ đại' gặp 'Giấc mộng Trung Hoa'

Việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý đi hàng nghìn dặm để tới gặp tân Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Miami thay vì đón tiếp ông Trump tại một thành phố của Trung Quốc cho thấy ở một mức độ nào đó Trung Quốc đang chấp nhận thế yếu của mình trong quan hệ với Hoa Kỳ.
Những thảo luận về sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự suy yếu tương đối của Hoa Kỳ đã tồn tại nhiều thập kỷ qua, nhưng chỉ cho tới khi Donald Trump trở thành Tổng thống Hoa Kỳ thì triển vọng Trung Quốc thay thế Hoa Kỳ làm bá chủ thế giới mới trở nên khả tín đối với nhiều nhà phân tích. Cuộc gặp thượng đỉnh ông Trump – ông Tập tuần này có thể càng củng cố thêm nhận thức đó theo nhiều cách khác nhau.
Cuộc gặp được cho chỉ là một dịp để hai nhà lãnh đạo làm quen với nhau nhưng ông Trump chắc chắn sẽ nêu lên ít nhất ba vấn đề lớn khi gặp ông Tập, đó là vấn đề thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ với Trung Quốc, chương trình hạt nhân của Triều Tiên, và tranh chấp Biển Đông. Dễ hiểu là cả hai vị lãnh đạo đều muốn giành được các nhượng bộ từ đối tác của mình và thể hiện hình ảnh “chiến thắng” sau hội nghị.
Tổng thống Donald Trump, Tập Cận Bình, Thượng đỉnh Mỹ - Trung, hạt nhân Bắc Triều Tiên
Xử lí ảnh: Mạnh Quân/Soha
Trong khi ông Trump muốn có một kết quả khả quan để bù đắp cho một loạt những thất bại chính trị gần đây vốn làm hao tổn uy tín chính trị trong nước của ông, thì ông Tập cũng muốn giành được một chiến thắng ngoại giao để củng cố hơn nữa vị thế chính trị của mình trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu tới.
Về vấn đề thâm hụt thương mại, ông Trump muốn hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ bằng cách áp đặt các hàng rào thuế quan cao hơn lên hàng hóa Trung Quốc và thuyết phục các doanh nghiệp Mỹ cũng như quốc tế chuyển các cơ sở sản xuất từ Trung Quốc tới Hoa Kỳ. Nhưng tại cuộc họp, ông Trump ít có khả năng sẽ đạt được mục đích của mình.
Việc đơn phương áp đặt các hàng rào thuế quan không phù hợp lên hàng nhập khẩu Trung Quốc nhiều khả năng sẽ gây nên các tranh chấp thương mại và các biện pháp trả đũa từ Bắc Kinh. Đồng thời, biện pháp đó cũng có thể ảnh hưởng tới các doanh nghiệp Hoa Kỳ vốn đang tạo ra sức mạnh kinh tế cho nước Mỹ cũng như mang lại cho người tiêu dùng Mỹ các hàng hóa hợp túi tiền bằng cách xây dựng các nhà máy ở Trung Quốc.
Một lựa chọn khả dĩ hơn cho ông Trump có lẽ là thuyết phục Trung Quốc nhập khẩu nhiều hơn từ Mỹ. Nhưng biện pháp này không thể được áp đặt tên các công ty, những chủ thể kinh tế vốn đưa ra các lựa chọn của mình dựa trên các điều kiện thị trường hơn là các quyết định chính trị.
Trong khi đó ông Trump đã ngỏ ý rằng ông sẽ gắn vấn đề thương mại song phương với vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, hàm ý rằng ông có thể có một lập trường mềm mỏng hơn về vấn đề thương mại nếu ông Tập có thể giúp kiềm chế một cách hiệu quả tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, nhận thức được vị thế tay trên của mình trong vấn đề thương mại, ông Tập ít có khả năng sẽ cúi mình trước áp lực của Hoa Kỳ. Thay vào đó, ông thậm chí có thể đề nghị ông Trump ngừng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc để đổi lấy sự hợp tác của Trung Quốc, điều ông Trump có thể sẽ bác bỏ.
Hơn nữa, ông Trump có thể đã đánh giá quá cao ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên. Các vụ thử tên lửa và hạt nhân gần đây của Bình Nhưỡng bất chấp các lệnh trừng phạt của Trung Quốc, như việc hạn chế nhập khẩu than từ  Triều Tiên, cho thấy Trung Quốc hầu như không có khả năng kiểm soát những gì xảy ra bên trong quốc gia láng giềng. Vì vậy, ông Trump cũng khó có thể giành được những thắng lợi chiến lược trong cuộc gặp với ông Tập liên quan tới vấn đề gai góc này.
Tương tự, cũng rất khó để ông Trump có thể giành được nhượng bộ từ phía ông Tập về vấn đề Biển Đông. Trung Quốc đã coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của mình, hàm ý họ sẽ sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ các lợi ích đó khi bị đe dọa. Nhiều nhà phân tích chỉ trích chính quyền Obama đã nhẹ tay với Trung Quốc khi cho phép Bắc Kinh bành trướng mạnh mẽ trên Biển Đông suốt 8 năm qua, nhưng chính quyền Obama có thể làm gì hơn để ngăn cản Trung Quốc nếu không muốn xảy ra một cuộc xung đột vũ trang lớn giữa hai cường quốc?
Ông Trump có thể muốn đảo ngược các bước tiến chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng các lựa chọn của ông để đạt được mục tiêu đó đơn giản là rất hạn chế. Cuộc gặp thượng đỉnh song phương sắp tới có thể càng góp phần chứng minh cho điều đó.
Như vậy, nhiều khả năng ông Trump không thể biến cuộc gặp thượng đỉnh thành một chiến thắng ngoại giao cho Hoa Kỳ cũng như cho chính bản thân mình, và ông Tập nhiều khả năng sẽ giữ vững được lập trường của mình, thậm chí còn tỏ ra là bên giành chiến thắng. Một kết quả như vậy sẽ càng củng cố nhận thức rằng Hoa Kỳ đang “dịu giọng” với Trung Quốc, đặc biệt là tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, sau khi ông Trump quyết định rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và chấm dứt chính sách “xoay trục” của chính quyền Obama.
Quan trọng hơn, do lập trường biệt lập và chống tự do của mình cũng như sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Hoa Kỳ, ông Trump có thể không có đủ nguồn vốn và quyết tâm chính trị để trì hoãn chứ chưa nói tới đảo ngược xu thế này.  Sự chuyển giao quyền lực giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vì vậy sẽ tăng tốc trong cũng như sau nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump nếu như Hoa Kỳ không có những thay đổi lớn và kịp thời để duy trì vị thế bá chủ toàn cầu của mình.
Triển vọng đó sẽ tạo ra những tác động to lớn lên các quốc gia châu Á, những người sẽ phải học cách chung sống với thực tế mới. Nhiều quốc gia trong khu vực đã đưa ra lựa chọn của mình. Còn Hoa Kỳ thì sao?
Lê Hồng Hiệp
TS. Lê Hồng Hiệp là nghiên cứu viên chính tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á Singapore.

                                            Đây là lý do chính của Mỹ trong vấn đề Syria                                     


Với vai trò quan trọng của người nhập cư trong nền kinh tế Mỹ, tân tổng thống Trump sẽ không thể làm nước Mỹ vĩ đại trở lại như đã hứa nếu thiếu họ.
10 ngày nước Mỹ chia rẽ vì lệnh cấm nhập cư của Trump Biểu tình phản đối rầm rộ, náo loạn và chia ly ở sân bay, cuộc đối đầu căng thẳng giữa hành pháp và tư pháp... là những hệ lụy từ lệnh cấm nhập cư bất ngờ của Tổng thống Trump.
Trong cuốn ‘Những lá thư từ một nông dân Mỹ’ năm 1782, tác giả người Mỹ gốc Pháp Hector St. John de Crevecoeur viết “Nước Mỹ luôn có chỗ cho mọi người”.
Giống như những thế hệ người Mỹ từng sống ở thời lập quốc, ông tin vào thái độ cởi mở, sẵn sàng đón nhận các công dân mới từ khắp nơi trên thế giới, điều đã biến Mỹ trở thành “nơi tụ cư” đúng nghĩa.
Tinh thần này vẫn tồn tại và được thực hành cho đến ngày nay, bất chấp thái độ chống người nhập cư đôi khi lại bùng phát trong lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ.

‘Liều thuốc tăng lực’ của nước Mỹ

Tuy nhiên, theo Richard V. Reeves, nhà nghiên cứu kinh tế tại Viện Brookings, tinh thần này có thể bị phai nhạt khi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đặt vấn đề nhập cư lên hàng đầu trong chương trình nghị sự nhưng không phải theo cách tốt.
Ông Trump đã tạo nên tiếng vang khi khai thác hình ảnh ‘Bức tường’ ngăn người nhập cư để xoáy vào nỗi thất vọng của tầng lớp trung lưu da trắng Mỹ. Tuy nhiên, nước Mỹ cần người nhập cư và những lao động trẻ tuổi để phát triển.
Thieu nguoi nhap cu, Trump khong the lam My vi dai tro lai hinh anh 1
Ông Donald Trump đội chiếc mũ đỏ với dòng khẩu hiệu "Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" nổi bật trong chiến dịch tranh cử. Ảnh: Reuters.
Việc hoạch định chính sách để thúc đẩy người nhập cư cũng có những cái giá nhất định. Cạnh tranh về tiền lương và việc làm sẽ tác động tiêu cực về kinh tế đối với nhóm người dễ bị tổn thương cho dù điều này tốt cho nền kinh tế nói chung.
Tuy nhiên, ông Reeves cho rằng người nhập cư còn mang lại những giá trị không thể đong đếm. Họ tạo ra “cú hích” cho quốc gia nhờ tinh thần cầu tiến và sự năng động cao.
Người nhập cư có xu hướng thành lập doanh nghiệp mới cao gấp 2 lần người bản địa. Các lãnh đạo là người nhập cư đang tăng lên trong khi tỷ lệ này đang giảm xuống ở người bản xứ.
Trẻ em nhập cư cũng thường thể hiện xu hướng phát triển vượt trội về thu nhập, giáo dục và nghề nghiệp. Ví dụ, trong số trẻ em sinh ra tại Los Angeles ở gia đình nhập cư gốc Trung Quốc ít học, 70% có bằng đại học.
Không ít người Mỹ da trắng cao tuổi coi người nhập cư là “mối đe dọa với truyền thống và giá trị Mỹ” mà không nhận ra rằng người nhập cư cũng góp phần tạo nên giá trị Mỹ nhờ sự năng động và đa dạng.
Giống như con người, xã hội cũng già đi. Người ta sẽ đánh mất tính năng động, cởi mở để đổi lấy sự yên vị và an toàn. Họ sẽ mắc kẹt trong những nếp sống cũ.
Trong khi đó, những người nhập cư lại tràn đầy tính năng lượng và khát vọng vươn lên. Họ thường không chấp nhận yên phận và sẵn sàng chinh phục thử thách. “Nhập cư là cách thức quan trọng để nước Mỹ nhấn nút tái khởi động và tự làm mới mình”, Reeves viết trên Fortune.

Nước Mỹ không có người nhập cư

Theo Juan Cole, giáo sư lịch sử tại Đại học Michigan, các cường quốc của thế kỷ 21 sẽ là những nước có dân số lớn. Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Brazil có cơ hội nâng cao vị thế nhờ lực lượng dân số trẻ với sức sáng tạo lớn, góp phần tạo nên sự thịnh vượng cho đất nước.
Trong khi đó, mức sống và vị thế toàn cầu của các nước có dân số già hóa sẽ bị sụt giảm. Dựa trên tỷ lệ sinh thấp của những người da trắng bản địa, đặc biệt là tầng lớp có mức sống cao ở thành thị, nước Mỹ có khả năng già hóa và thụt lùi nếu không tiếp nhận người nhập cư.
Theo Giáo sư Cole, người nhập cư thường không cạnh tranh việc làm với người bản địa vì họ không có kĩ năng ngôn ngữ và ít được đào tạo để có tay nghề cao. Không những thế, các thị trấn nhỏ ở vùng nông thôn của một số bang tại Mỹ đã được hồi sinh nhờ những nông dân gốc Latin sẵn sàng làm những công việc mà người dân địa phương không muốn làm.
Thieu nguoi nhap cu, Trump khong the lam My vi dai tro lai hinh anh 2
Người biểu tình phản đối sắc lệnh cấm người tị nạn và người nhập cư từ 7 nước Hồi giáo của Tổng thống Trump tại Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ, ngày 4/2. Ảnh: Reuters.
Đồng tình với quan điểm này, Tamar Jacoby, chủ tịch ImmigrationWorks USA, cho rằng lao động nhập cư có vị trí “không thể thay thế” trong nền kinh tế Mỹ. Họ là lực lượng lao động phổ thông sẵn sàng làm những công việc mà người Mỹ bản địa có trình độ không muốn đảm nhận như đốc công, kế toán, bồi bàn, đầu bếp.
Họ cũng là lực lượng lao động quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp mà nếu không có họ, giá thành các sản phẩm nông nghiệp sẽ cao hơn hoặc Mỹ sẽ phải nhập khẩu nhiều nông sản từ nước ngoài hơn.
Ông Cole cho rằng vì chính quyền Trump hầu như không có chính sách nào nhằm khuyến khích tỷ lệ sinh nên nếu giảm nhập cư, Mỹ có thể rơi vào tình trạng như Nhật Bản khi đối mặt với sự sụt giảm nhanh chóng và khủng hoảng già hóa dân số. Đó là lý do Mỹ nên chào đón những người nhập cư trẻ tuổi, bao gồm cả người Hồi giáo.
Tuy nhiên, chính sách không phải là yếu tố duy nhất tác động tới sự phát triển của nước Mỹ. “Trớ trêu thay, chính chủ nghĩa dân tộc da trắng với sự thù ghét người ngoại quốc và tính bài ngoại đang gây nguy hiểm cho sức cạnh tranh của nước Mỹ trong thế kỷ mới”, Juan Cole viết.

Nước mắt đoàn tụ sau khi lệnh cấm nhập cư của Trump bị chặn Anh Fadi Kassar (Syria) vỡ oà trong nước mắt khi đón vợ con ở sân bay. Họ tưởng chừng đã bị chia cắt cho đến khi lệnh cấm nhập cư và tiếp nhận tị nạn của ông Trump bị chặn.


Vụ kiện cấm nhập cư: Tòa nghi ngờ sắc lệnh của Trump



Bộ trưởng Mỹ hối tiếc vì vội vã thực thi lệnh cấm của Trump


Tuyết Mai (tổng hợp)

                                            Syria tuyên bố đã bắn rơi một máy bay Mỹ


Syria bắn rơi máy bay do thám của Mỹ ở tỉnh Hasaka

CAND 3 liên quan

Thông tấn Iran Fars News dẫn các nguồn tin quân sự miền Bắc Syria cho biết, quân đội nước này đã bắn rơi một máy bay do thám của không quân Mỹ ở phía Bắc tỉnh Hasaka vào chiều 9-4.
Các nguồn tin cho biết quân đội Syria đã tập trung hỏa lực bắn rơi một máy bay do thám Không quân Mỹ sau khi tiếp cận các vị trí của Quân đội Syria ở thành phố biên giới Qamishli.
Trong khi đó, thống đốc tỉnh Homs Talal Barazi xác nhận có một số thường dân thiệt mạng và hơn 10 người bị thương trong vụ tấn công bằng tên lửa của Mỹ vào một căn cứ không quân hôm 7-4.
Syria ban roi may bay do tham cua My o tinh Hasaka - Anh 1
Máy bay do thám Mỹ đã bị Quân đội Syria bắn cháy sau khi tiếp cận Qamishli
“Vụ tấn công tên lửa mà Mỹ thực hiện sẽ không thể lật đổ Chính quyền Syria và thay đổi chính sách của Damascus”, Talal Barazi khẳng định sau khi 59 quả tên lửa Tomahawk bất ngờ tấn công căn cứ không quân Shayrat.
“Lãnh đạo và chế độ Chính trị Syria sẽ không thay đổi. Mục tiêu này (máy bay Mỹ) không phải là lần đầu tiên và tôi không tin nó sẽ là mục tiêu cuối cùng”, ông cho biết thêm.
Ông tuyên bố căn cứ không quân Shayrat đang được xây dựng lại và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố.
Toại Khanh

                              Mỹ Dọa Sẽ Tiếp Tục Tấn Công Syria Nếu Nga Không Lùi Bước

Mỹ dọa tấn công tiếp Syria

Dân trí Mỹ ngày 7/4 cảnh báo sẵn sàng tiếp tục tấn công Syria và nói rằng đợt tấn công hôm qua vào căn cứ Shayrat là hoàn toàn chính đáng.
 >> Tàu chiến Nga tiến về phía tàu Mỹ đã dội tên lửa vào Syria
 >> Ông Trump qua mặt quốc hội khi ra lệnh tấn công Syria?
 >> Vì sao Mỹ dùng tên lửa Tomahawk tấn công căn cứ quân sự Syria?



Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley. (Ảnh: Reuters)
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley. (Ảnh: Reuters)

Đó là những cảnh báo mà Đại sứ Mỹ Nikki Haley đưa ra tại phiên họp khẩn cấp hôm qua của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc không lâu sau khi tàu chiến Mỹ dội 59 tên lửa hành trình vào căn cứ Shayrat của Syria.
Bà Nikki nói: “Mỹ đã thực hiện một bước đi được tính toán rất kỹ lưỡng vào hôm qua. Chúng tôi sẵn sàng hành động thêm nữa, nhưng hy vọng rằng chúng tôi sẽ không phải làm điều đó”.
Bà cũng nhấn mạnh thêm rằng, sở dĩ Mỹ tiến hành cuộc tấn công là bởi tin rằng quân đội của chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã tấn công vũ khí hóa học vào dân thường ở thị trấn Khan Sheikhun hôm 4/4. “Chúng tôi làm như vậy là hoàn toàn chính đáng. Mỹ sẽ không còn chờ tới khi Syria dùng vũ khí hóa học. Những ngày tháng đó đã qua rồi”, bà Nikki nói.
Mặc dù cảnh báo sẵn sàng tấn công tiếp Syria, bà Nikki cũng nhấn mạnh sự cần thiết của các nỗ lực ngoại giao nhằm đạt được một giải pháp chính trị nhằm chấm dứt chiến sự leo thang ở Syria. “Hiện giờ chúng ta cần tiến sang một giai đoạn mới, tiến đến một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột này”, bà Nikki nói.
Những bình luận trên được đưa ra sau khi hai tàu chiến Mỹ ở Địa Trung Hải nã 59 tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat ở tỉnh Homs của Syria.
Đợt tấn công đã kéo theo những phản ứng trái chiều của thế giới. Chính phủ Syria gọi đây là hành động “vô trách nhiệm”, trong khi đó Nga cũng công bố hàng loạt bước đi để đáp trả trong đó có kế hoạch tăng cường năng lực phòng không của Syria.
Tại phiên họp của Hội đồng bảo an, Phó Đại sứ Nga Vladimir Safronkov nói, Mỹ đã “tấn công lãnh thổ thuộc chủ quyền của Syria” và đây là hành động “gây hấn”, “vi phạm luật pháp quốc tế”. Ông Safronkov cũng cảnh báo thêm rằng, cuộc tấn công của Mỹ có thể kéo theo những "hậu quả cực kỳ nghiêm trọng".
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres trong khi đó kêu gọi các bên kiềm chế và tiếp tục tìm giải pháp ngoại giao cho vấn đề Syria.
Minh Phương
Theo AFP

Tấn công Syria, Trump đang dùng chiêu "giết gà dọa khỉ" với Triều Tiên

Nam Nguyễn |
Tấn công Syria, Trump đang dùng chiêu "giết gà dọa khỉ" với Triều Tiên

Tiến hành không kích Syria trong lúc tiếp đón Tập Cận Bình, Trump đang phát đi tín hiệu: Mỹ sẽ ra tay nếu Trung Quốc không kiềm chế Triều Tiên.

Các chuyên gia nhận định, việc Washington tiến hành không kích Syria trong lúc tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dùng bữa ở Florida không chỉ phát đi thông điệp cứng rắn với Triều Tiên, mà còn nhằm gia tăng sức ép lên Trung Quốc.
Giới quân sự Mỹ đã ca ngợi việc phóng hơn 50 quả tên lửa Tomahawk vào không phận Syria là một "thông điệp rõ ràng và dứt khoát" tới các đối thủ của Mỹ trên thế giới, bao gồm Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên.
Chuyên gia quân sự Ni Lexiong (Thượng Hải) nhận định, cuộc không kích là một bước đi có tính toán, không chỉ nhắm vào Syria và đồng minh chủ chốt Nga, mà còn cả Trung Quốc.
"Trump muốn nói với Tập rằng, nếu Bắc Kinh không giúp kiềm chế Triều Tiên, Bình Nhưỡng sẽ phải gánh chịu hậu quả tương tự", ông nói.
Tuy nhiên, Hwang Jae-ho, chuyên gia về Đông Bắc Á của đại học Hankuk, Hàn Quốc cho rằng, Bắc Kinh sẽ không ngồi nhìn Mỹ tấn công Bình Nhưỡng.
Theo ông, Triều Tiên có vai trò chiến lược quan trọng với Trung Quốc, trong bối cảnh quan hệ giữa nước này và Hàn Quốc đang trở nên căng thẳng do kế hoạch triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa của Mỹ trên bán đảo Triều tiên.
"Xét đến quan hệ đang xấu đi giữa Bắc Kinh và Seoul, Bắc Kinh sẽ không từ bỏ Bình Nhưỡng. Giá trị chiến lược của Triều Tiên vẫn lớn hơn gánh nặng họ tạo ra cho Trung Quốc", Hwang nói.
Hua Liming, cựu đại sứ Trung Quốc ở Iran nhận định, chưa chắc lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ chùn bước và dừng hoạt động khiêu khích của mình.
"Cuộc không kích là một thông điệp cứng rắn với Triều Tiên. Nó cho thấy Mỹ đủ khả năng phát động tấn công quân sự với Bình Nhưỡng nếu căng thẳng tiếp tục leo thang ở bán đảo Triều Tiên", Hua nói.
Nhưng ông cho biết thêm, thông điệp trên có thể phản tác dụng nếu Bình Nhưỡng vẫn nghĩ Washington không thể cùng lúc tiến hành chiến tranh trên hai mặt trận.
Dưới thời tổng thống tiền nhiệm Barack Obama, Washington đã âm thầm từ bỏ học thuyết quân sự có tuổi đời hàng thập kỷ về việc quân đội Mỹ phải có khả năng tiến hành hai cuộc chiến tranh ở hai nơi khác nhau trên thế giới cùng một lúc.
Động thái này được xem là kết quả của việc cắt giảm ngân sách quốc phòng và suy giảm năng lực của Mỹ.
Bất chấp thông điệp phủ đầu quân sự của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong chuyến thăm Đông Á vào tháng trước, Bình Nhưỡng vẫn phóng thử tên lửa vào hôm 5/4.
Điều này làm dấy lên quan ngại rằng, Triều Tiên có thể hoàn thiện công nghệ cần thiết trong vòng từ 2 đến 3 năm để tấn công New York và Washington, với tên lửa đạn đạo liên lục địa được trang bị đầu đạn hạt nhân.
Zhang Tuosheng, giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách đối ngoại thuộc Quỹ nghiên cứu quốc tế và chiến lược Trung Quốc, nhận định sự kiên nhẫn "chiến lược" của Obama với Triều Tiên đã dẫn đến thất bại trong việc kiềm chế chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Vì thế, bằng việc tấn công Syria, Trump muốn gửi đi một thông điệp mới: Ông sẽ không ngồi đợi Triều Tiên thay đổi.
theo Trí Thức Trẻ

                 Người Dân Mỹ Rầm Rộ Biểu Tình Lên Án Trump Không Kích Tên Lửa Vào Syria

Dân Mỹ rầm rộ biểu tình phản đối tấn công Syria

Hàng trăm người biểu tình đã tập trung tại các thành phố lớn trên khắp nước Mỹ để phản đối vụ nã tên lửa vào một căn cứ không quân Syria. Mặc dù đa số các cuộc biểu tình diễn ra trong hòa bình song đã có một vài người bị bắt.


Các cuộc biểu tình "khẩn cấp" đã diễn ra tại ít nhất 12 thành phố của nước Mỹ vào hôm 7/4. Liên minh Hành động chấm dứt chiến tranh và phân biệt chủng tộc (ANSWER) tổ chức kêu gọi biểu tình rộng rãi trên mạng xã hội.

Tổ chức này gọi việc Mỹ xác nhận chính phủ Syria thực hiện các cuộc tấn công vào người dân của họ là "không có căn cứ", đồng thời yêu cầu một cuộc điều tra độc lập.
nước Mỹ, Syria, nã tên lửa, tấn công, biểu tình, tình hình syria
Người biểu tình vây kín tháp Trump.
Tại khu Manhattan, thành phố New York, những người biểu tình tập trung tại tháp Trump và Quảng trường Thống nhất. Những hình ảnh được chia sẻ trên Twitter cho thấy một người biểu tình đã bị bắt.
nước Mỹ, Syria, nã tên lửa, tấn công, biểu tình, tình hình syria
Tại Quảng trường Thống nhất, New York.
Một số người biểu tình và phản đối biểu tình đã có mặt tại quảng trường Pershing, thành phố Los Angeles.
nước Mỹ, Syria, nã tên lửa, tấn công, biểu tình, tình hình syria
Một cuộc biểu tình phản đối việc Mỹ tấn công tên lửa Syria tại Los Angeles.
6 người đã bị bắt tại Jacksonville, bang Florida sau khi những người biểu tình phản đối vụ tấn công Syria đụng độ với những người chống biểu tình, theo WFOX. Văn phòng cảnh sát trưởng Jacksonville xác nhận 3 người đã bị bắt vì tham gia một cuộc đụng độ, trong khi 3 người khác bị còng tay vì hành hung một người thi hành công vụ.
nước Mỹ, Syria, nã tên lửa, tấn công, biểu tình, tình hình syria
Người biểu tình mang theo biểu ngữ đòi hòa bình cho Syria tại Boston.
Tại Boston, những người biểu tình vừa tuần hành vừa hô vang khẩu hiệu: "Đừng ném bom Trung Đông, chúng tôi đòi hỏi công lý, chúng tôi cần hòa bình".
Những người biểu tình mang theo tấm biển có dòng chữ "Không chiến tranh tại Syria" cũng tập trung bên ngoài Nhà Trắng, thủ đô Washington DC.
nước Mỹ, Syria, nã tên lửa, tấn công, biểu tình, tình hình syria
Tại San Francisco.

Hy vọng và sợ hãi trong lễ nhậm chức của Trump

Lễ nhậm chức của Trump sẽ quy tụ hàng nghìn người ủng hộ cùng hàng chục nhóm tổ chức biểu tình phản đối ông.

hy-vong-va-so-hai-trong-le-nham-chuc-cua-trump
Các khâu chuẩn bị cho lễ nhậm chức của Trump đang hoàn tất. Ảnh: WP
Hàng nghìn người sẽ tới tham dự lễ nhậm chức tổng thống của Donald Trump vào ngày 20/1 để thể hiện sự ủng hộ đối với ông, nhưng cũng không ít người đang quyết tâm tổ chức các cuộc biểu tình phản đối, báo hiệu một cuộc chiến gay gắt giữa niềm hy vọng và nỗi sợ hãi trong ngày trọng đại này, theo Guardian.
Trong ngày tuyên thệ, Trump sẽ phải đưa ra một bài diễn văn nhậm chức có thể khơi dậy cảm hứng giống như những bậc tiền bối Abraham Lincoln, Franklin D Roosevelt hay John F. Kennedy từng làm trước đây, hay gần đây nhất là Tổng thống Barack Obama, người có phong cách gần như đối lập so với tỷ phú.
Trump tuần trước hứa hẹn lễ nhậm chức sẽ là một "ngày rất rất trang nhã" với "những đám đông khổng lồ", giống như những gì ông mô tả về các cuộc tuần hành ủng hộ mình trước kỳ bầu cử. Ủy ban Quốc hội phụ trách các hoạt động nhậm chức ước tính sẽ có 700.000-750.000 người tới dự sự kiện này.
Tom Barrack, người đứng đầu ủy ban quyên góp quỹ cho lễ nhậm chức của Trump, cho biết họ đã nhận được số tiền ủng hộ hơn 90 triệu USD, gần bằng tổng số tiền mà những người ủng hộ Obama quyên được trong hai lần nhậm chức. Với số tiền khổng lồ này, Barrack hy vọng sẽ không tạo ra "bầu không khí như rạp xiếc" trong lễ nhậm chức mà là tâm trạng "bắt tay vào làm việc", với trung tâm là Trump, "vĩ nhân vĩ đại nhất thế giới".
Nhiều người Mỹ không giấu nổi sự hào hứng đối với lễ tuyên thệ của Trump. "Tôi chưa từng dự lễ nhậm chức tổng thống nào trước đây. Chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều trong suốt 15 tháng qua và giờ là lúc chứng kiến công sức mình được đền đáp", Michael Barnett, chủ tịch ủy ban đảng Cộng hòa ở Palm Beach, Florida, bày tỏ. "Tôi chắc là mình sẽ chìm đắm vào sự kiện đó. Đó sẽ là thời khắc tuyệt vời, nhưng mới chỉ là khởi đầu".
Luật sư 39 tuổi gốc Phi này tin rằng lễ nhậm chức của Trump sẽ là thời điểm giúp nước Mỹ hàn gắn và đoàn kết. "Ấn tượng lúc gặp trực tiếp và trò chuyện cùng ông ấy rất khác so với những gì bạn thấy trên tivi. Ông ấy là người rất tốt và tôi rất mến ông. Ông ấy đã làm rất tốt".
Benjamin Marchi, chủ một cơ sở chăm sóc y tế ở Easton, Maryland, khẳng định mình sẽ tham dự lễ nhậm chức của Trump. "Đó sẽ là một ngày tuyệt vời với rất nhiều niềm vui và phấn khích, tương tự như đêm bầu cử. Ông ấy là tổng thống đầu tiên không phải dựa dẫm vào ai, thậm chí cả đảng Cộng hòa", Marchi nói.
Nỗi sợ
hy-vong-va-so-hai-trong-le-nham-chuc-cua-trump-1
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Thế nhưng cùng với những người ủng hộ đầy hân hoan đó, khoảng 30 nhóm hoạt động xã hội đã nhận được giấy phép biểu tình trước, trong và sau sự kiện này. Lễ nhậm chức của Tổng thống Richard Nixon năm 1973 và George W. Bush năm 2001 đều chứng kiến các cuộc biểu tình xảy ra, nhưng chưa có lần nào các cuộc biểu tình lại có quy mô lớn như lễ nhậm chức của Trump.
"Những gì ông Trump thể hiện trong chiến dịch tranh cử đã khiến nhiều người lo lắng, có những người sợ hãi thật sự. Nỗi sợ là cảm xúc còn lớn hơn cả cơn giận dữ trong sự kiện này", Bill Galston, cựu cố vấn chính sách của Bill Clinton, nói.
Một trong những cuộc tuần hành lớn nhất sẽ diễn ra vào ngày 21/1, một ngày sau khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức, với khoảng 200.000 người tham gia. "Cuộc tuần hành sẽ gửi thông điệp đến các nhà hoạch định chính sách ở Washington rằng người dân đã được huy động và sẵn sàng chiến đấu", Ben Wikler, giám đốc nhóm hoạt động MoveOn.org ở Washington, nói.
"Lễ nhậm chức này không giống với những gì chúng ta từng chứng kiến", Wikler nhận định. "Chúng ta chưa bao giờ thấy một phong trào chống nhậm chức lớn như vậy có mặt trong buổi lễ… Đó sẽ là một động thái lớn nhằm thể hiện sự phản đối đối với Trump".
Lễ nhậm chức tổng thống thường là cơ hội để hai đảng lớn nhất của Mỹ thể hiện sự đoàn kết, thế nhưng nhiều nghị sĩ đảng Dân chủ gần đây đã công khai tuyên bố tẩy chay sự kiện, trong đó có John Lewis, một trong những lãnh đạo phong trào quyền công dân có ảnh hưởng nhất. Lewis tuyên bố Trump không phải là "tổng thống hợp pháp của Mỹ", cho rằng Nga đã can thiệp để giúp ông trúng cử.
"Đảng Dân chủ đang đối mặt với tình thế rất khó xử. Họ phải tôn trọng lễ nhậm chức theo cách truyền thống như thế nào, hay không tuân theo các quy tắc cũ ở mức độ ra sao đối với sự kiện bất thường này", Robert Schenkkan, nhà viết kịch đoạt giải Pulitzer, nói.
Nhà soạn kịch 63 tuổi này nói rằng lễ nhậm chức của Trump sẽ rất khác với những gì ông từng chứng kiến. "Đó sẽ là ngày gây chia rẽ sâu sắc. Có những người vui mừng vì họ có cảm giác đã lang thang trên sa mạc suốt 8 năm qua, nhưng phần lớn đất nước lại nghĩ khác", ông nói.
hy-vong-va-so-hai-trong-le-nham-chuc-cua-trump-2
Nhiều nhóm biểu tình sẽ tuần hành rầm rộ trong lễ nhậm chức của Trump. Ảnh: WP
"Chất keo xã hội kết dính nền chính trị Mỹ giờ đây đang bị đe dọa, giống như chúng ta đang bước vào miền đất chưa ai đặt chân tới", Schenkkan nhận định.
Tâm điểm của ngày hôm đó sẽ là diễn văn nhậm chức của Trump. Ông nói với bạn bè rằng phong cách của Reagan và âm hưởng về tham vọng quốc gia của Kennedy là nguồn cảm hứng để ông soạn diễn văn. Trong lễ nhậm chức diễn ra cách đây 56 năm, Kennedy từng tuyên bố: "Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc".
"Diễn văn của Kennedy đã mở rộng, làm sâu sắc thêm định nghĩa về việc trở thành một người Mỹ. Nó thể hiện tài hùng biện hiếm hoi của người phát biểu. Tôi không nghĩ chúng ta có thể kỳ vọng điều đó ở Donald Trump", Bob Shrum, một chuyên gia tư vấn chính trị, nhấn mạnh.

Trump lên tổng thống, dân California đòi độc lập

(PLO)- Người dân California rầm rộ đăng lên Twitter dòng trạng thái: “Sao không tách khỏi Mỹ và tự lập”.
Sau tin ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đánh bại đối thủ Hillary Clinton của đảng Dân chủ, trở thành vị tổng thống tương lai của nước Mỹ, hàng loạt cuộc biểu tình đã nổ ra vào rạng sáng 9-11 tại California, bang đông dân nhất nước này.
Cùng với đó, nhiều người dân tại California đã đồng loạt đăng lên Twitter dòng trạng thái với các hashtag #Calexit hay #Califrexit, ngụ ý muốn một cuộc trưng cầu dân ý tách khỏi nước Mỹ như phong trào Brexit đòi tách Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) mới đây.
Đi đầu trong cuộc kêu gọi tách khỏi nước Mỹ này là một nhóm vận động mang tên Yes California Independence Campaign (YCIC - tạm dịch: Chiến dịch ủng hộ độc lập cho California). YCIC thậm chí đã tổ chức một cuộc vận động tại Sacramento, thủ phủ bang California, với hy vọng nhận được sự ủng hộ cho ý kiến trên.
Trump lên tổng thống, dân California đòi độc lập - ảnh 1
Hàng loạt cuộc biểu tình nổ ra tại bang California sau tin ông Donald Trump thắng cử. Ảnh: LOS ANGELES TIMES
“Theo quan điểm của chúng tôi, nước Mỹ đại diện cho nhiều thứ mà đi ngược lại các giá trị của bang California. Và nếu California vẫn giữ vai trò là một tiểu bang, điều đó đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ tiếp tục trợ cấp cho các bang khác trong khi lại gây hại cho mình và con cháu chúng tôi” - YCIC trong một tuyên bố nói rõ.
Nhóm vận động này khẳng định: “Với nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới, California mạnh hơn cả Pháp về kinh tế và đông hơn cả Ba Lan về dân số. Xét trên từng phương diện, California khi so sánh và tranh đấu là so với các quốc gia chứ không chỉ là 49 bang khác của nước Mỹ”.
Louis Marinelli, lãnh đạo nhóm YCIC, cho biết nhiều người dân đã nhắn tin cho YCIC và muốn tìm cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập trên mạng của nhóm này. Trong khi đó, nhiều người dân tại bang Texas cũng đăng lên Twitter các dòng hashtag #Texit để kêu gọi bang này tách khỏi nước Mỹ.
Như vậy, sau khi giành hơn 270 số phiếu đại cử tri, ông Donald Trump sẽ trở thành vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, với nhiệm kỳ bốn năm bắt đầu từ ngày 20-1-2017. Dù chiến thắng thuộc về ai, kết quả cuộc tổng tuyển cử tổng thống Mỹ này chắc chắn sẽ có tác động lớn đến tương lai nước Mỹ cũng như tình hình thế giới.
BẢO ANH

                                    Putin vừa cứu thế giới khỏi một cuộc chiến tranh hạt nhân?

Báo Mỹ: Ông Trump “cóp” kế hoạch đánh IS của Tổng thống Obama

Thứ tư, 17/08/2016, 11:14 (GMT+7)
(Quốc tế) - Sau khi tuyên bố Tổng thống Barack Obama là người tạo ra tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump cho biết ông đã có một kế hoạch tổng thể để đánh bại tổ chức này.
Báo Mỹ: Ông Trump "cóp" kế hoạch đánh IS của Tổng thống Obama
Theo tờ The Daily Beast, trong một bài phát biểu tại TP Youngstown, bang Ohio hôm 15-8, ông Trump lên án cuộc xung đột mà ông cho là do Tổng thống Obama và nữ cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gây ra tại Libya.
“Sự bành trướng của IS là kết quả chính sách của Tổng thống Obama và cựu Ngoại trưởng Clinton. Chính quyền của tôi sẽ tích cực theo đuổi các hoạt động quân sự chung để đè bẹp cũng như tiêu diệt IS, đồng thời hợp tác quốc tế để cắt đứt nguồn tài trợ, chia sẻ thông tin tình báo, tiến hành chiến tranh mạng nhằm phá vỡ và vô hiệu hóa công tác tuyên truyền, tuyển dụng của bọn chúng” – ông Trump nhấn mạnh.
Tỉ phú New York cũng kêu gọi Mỹ làm việc với các đối tác trong liên minh quốc tế ở Iraq và Syria, sử dụng máy bay không người lái và tấn công các mục tiêu quan trọng. Ngoài ra, ông còn đề xuất rà soát kỹ lưỡng những người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ.
Đáng nói là toàn bộ “kế hoạch đánh bại IS tổng thể” trên đều đã được Tổng thống Obama thực hiện và nhiều khả năng được bà Clinton kế thừa, theo bình luận của tờ The Daily Beast.
Sự khác biệt lớn nhất giữa ông Trump và ông chủ Nhà Trắng là vấn đề hợp tác với Tổng thống Ai Cập Abdel Fatah el Sissi trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo ở bán đảo Sinai cùng biên giới Ai Cập – Libya.
Ứng cử viên đảng Cộng hòa đồng ý làm việc với Tổng thống Sissi – người đã giam giữ hàng ngàn đối thủ chính trị, hạn chế tự do ngôn luận và không thể ngăn chặn sự mở rộng của IS tại quốc gia mình.
Tuy nhiên, trong lúc ông Trump chê trách chiến lược của Tổng thống Obama thì thực tế các chiến trường cho thấy IS đang thất thế.
Tính đến ngày 15-8, ngoài để mất một số thành phố ở Iraq bao gồm Fallujah, Ramadi và Tikrit, IS còn bị đẩy lui khỏi TP Manbij, tỉnh Aleppo – Syria và chuẩn bị đón nhận đợt tấn công của liên minh quốc tế – người Kurd vào thành trì Mosul ở Iraq.
Tại Libya, lực lượng trung thành với chính phủ Libya, được hỗ trợ bởi các cuộc không kích của Mỹ, đã đánh bật IS khỏi TP Sirte.
Một chỉ huy quân sự hàng đầu của Mỹ hôm 11-8 tiết lộ IS đang “rút lui trên tất cả các mặt trận” và số lượng tay súng của tổ chức này bị sụt giảm. Theo trung tướng Sean MacFarland, chiến dịch quân sự do liên quân Mỹ phát động tại Iraq và Syria khiến lực lượng IS giảm xuống còn khoảng 15.000 tên.
(Theo Người Lao Động)

                                Cả thế giới lo lắng Donal Trump được gì sau hành động đó

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét